Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2:2016) về An toàn của môđun quang điện (PV) – Phần 2: Yêu cầu thử nghiệm
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12232-2:2018
IEC 61730-2:2016
AN TOÀN CỦA MÔĐUN QUANG ĐIỆN (PV) – PHẦN 2: YÊU CẦU THỬ NGHIỆM
Photovoltaic (PV) module safety qualification – Part 2: Requirements for testing
Lời nói đầu
TCVN 12232-2:2018 hoàn toàn tương đương với IEC 61730-2:2016;
TCVN 12232-2:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC/E13 Năng lượng tái tạo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 6781 (IEC 61730), An toàn của môđun quang điện (PV), gồm các phần sau:
1) TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016) – Phần 1: Yêu cầu về kết cấu
2) TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2:2016) – Phần 2: Yêu cầu về thử nghiệm
AN TOÀN CỦA MÔĐUN QUANG ĐIỆN (PV) – PHẦN 2: YÊU CẦU THỬ NGHIỆM
Photovoltaic (PV) module safety qualification – Part 2: Requirements for testing
1 Phạm vi áp dụng
Áp dụng Điều này của TCVN 12232-1 (IEC 61730-1). Tiêu chuẩn này đưa ra các thử nghiệm mà môđun PV được yêu cầu phải đáp ứng để đạt an toàn theo TCVN 12232-1 (IEC 61730-1).
Trình tự thử nghiệm yêu cầu trong tiêu chuẩn này có thể không thử nghiệm tất cả các khía cạnh về an toàn khi sử dụng môđun PV trong các ứng dụng. Tiêu chuẩn này sử dụng trình tự thử nghiệm tốt nhất sẵn có tại thời điểm này. Có một số vấn đề như nguy hiểm tiềm ẩn về điện giật do vỡ môđun PV trong hệ thống điện áp cao mà cần được giải quyết bằng thiết kế hệ thống, vị trí lắp đặt, hạn chế tiếp cận và quy trình bảo trì.
Tiêu chuẩn này nhằm cung cấp trình tự thử nghiệm dự kiến để xác nhận sự an toàn của môđun PV có kết cấu được đánh giá bởi TCVN 12232-1 (IEC 61730-1). Trình tự thử nghiệm và các tiêu chí đạt được thiết kế để phát hiện hỏng hóc tiềm ẩn của các thành phần bên trong và bên ngoài môđun PV có thể gây ra cháy, điện giật, và/hoặc thương tích cho người. Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu về thử nghiệm an toàn cơ bản và các thử nghiệm bổ sung là chức năng của các ứng dụng sử dụng cuối của môđun PV. Phân loại thử nghiệm bao gồm kiểm tra chung, nguy cơ điện giật, nguy cơ cháy, ứng suất cơ và ứng suất môi trường.
Cần xem xét đến các yêu cầu về thử nghiệm bổ sung được nêu trong các tiêu chuẩn hoặc quy định về hệ thống lắp đặt và sử dụng môđun PV ở vị trí lắp đặt dự kiến ngoài các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn này.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu có ghi năm công bố, chỉ áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố, áp dụng bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
TCVN 1592 (ISO 23529), Cao su – Quy trình chung để chuẩn bị và ổn định mẫu thử cho các phương pháp thử vật lý
TCVN 4867 (ISO 813), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định độ bám dính với nền cứng – Phương pháp kéo bóc 90°
TCVN 6099-1 (IEC 60060-1), Kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao – Phần 1: Định nghĩa chung và yêu cầu thử nghiệm
TCVN 6238-1 (ISO 8124-1), An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 1: Các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý
TCVN 6781 (IEC 61215) (tất cả các phần), Môđun quang điện (PV) mặt đất – Chất lượng thiết kế và phê duyệt kiểu
TCVN 6781-2:2017 (IEC 61215-2:2016), Môđun quang điện (PV) mặt đất – Chất lượng thiết kế và phê duyệt kiểu – Phần 2: Quy trình thử nghiệm
TCVN 7699-2-1 (IEC 60068-2-1), Thử nghiệm môi trường – Phần 2-1: Các thử nghiệm – Thử nghiệm A: Lạnh
TCVN 7699-2-2 (IEC 60068-2-2), Thử nghiệm môi trường – Phần 2-2: Các thử nghiệm – Thử nghiệm B: Nóng khô
TCVN 7722-1:2017 (IEC 60598-1:2014 và sửa đổi 1:2017), Đèn điện – Phần 1: Yêu cầu chung và các thử nghiệm
TCVN 10884-1:2015 (IEC 60664-1:2007), Phối hợp cách điện dùng cho thiết bị trong hệ thống điện hạ áp – Phần 1: Nguyên tắc, yêu cầu và thử nghiệm
TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016), Chất lượng an toàn của môđun quang điện (PV) – Phần 1: Yêu cầu về kết cấu
TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025), Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn
IEC 60068-3-5, Environmental testing – Part 3-5: Supporting documentation and guidance; Confirmation of the performance of temperature chambers (Thử nghiệm môi trường – Phần 3-5: Tài liệu hỗ trợ và hướng dẫn; Xác nhận tính năng của buồng nhiệt độ)
IEC 60695-2-10, Fire hazard testing – Part 2-10: Glowing/hot-wire based test methods – Glow-wire apparatus and common test procedure (Thử nghiệm nguy cơ cháy – Phần 2-10: Phương pháp thử nghiệm dựa vào sợi dây nóng đỏ – Sợi dây nóng đỏ và quy trình thử nghiệm chung)
IEC 60904-2, Photovoltaic devices – Part 2: Requirements for photovoltaic reference devices (Thiết bị quang điện – Phần 2: Yêu cầu đối với thiết bị quang điện chuẩn)
4 Phân loại thử nghiệm
4.1 Quy định chung
Các mối nguy hiểm mô tả trong các điều dưới đây có thể ảnh hưởng đến an toàn của các môđun PV. Các quy trình và tiêu chuẩn kiểm tra được quy định tương ứng với các nguy hiểm này. Các thử nghiệm cụ thể mà môđun PV phải chịu phụ thuộc vào ứng dụng sử dụng cuối cùng khi đó các thử nghiệm tối thiểu được quy định ở Điều 5.
CHÚ THÍCH: Thử nghiệm an toàn môđun PV được ghi nhãn theo MST.
Các bảng từ Bảng 1 đến Bảng 5 đưa ra nguồn gốc của các thử nghiệm yêu cầu. Đối với một số thử nghiệm, cột thứ ba liệt kê nguồn gốc chỉ để tham khảo; các yêu cầu thử nghiệm thích hợp được nêu ở các điều từ 10.1 đến 10.32. Các thử nghiệm khác dựa trên hoặc giống với các thử nghiệm chất lượng môđun MQT được xác định trong bộ TCVN 6781 (IEC 61215). Viện dẫn đến các thử nghiệm liên quan được nêu ở cột cuối cùng. Một số thử nghiệm dựa theo bộ TCVN 6781 (IEC 61215) được sửa đổi theo tiêu chuẩn này và được nêu ở các điều từ 10.1 đến 10.32.
4.2 Thử nghiệm ứng suất môi trường
Bảng 1 – Thử nghiệm ứng suất môi trường
Thử nghiệm |
Tên thử nghiệm |
Tiêu chuẩn viện dẫn |
Dựa trên |
TCVN 6781-2 (IEC 61215-2) |
|||
MST 51 |
Chu kỳ nhiệt (TC50 hoặc TC200) |
– |
MQT 11 |
MST 52 |
Đóng băng hơi ẩm (HF10) |
– |
MQT 12 |
MST 53 |
Nhiệt ẩm (DH1000) |
– |
MQT 13 |
MST 54 |
Ổn định trước UV |
– |
MQT 10 |
MST 55 |
Ổn định lạnh |
TCVN 7699-2-1 (IEC 60068-2-1) |
– |
MST 56 |
Ổn định nóng khô |
TCVN 7699-2-2 (IEC 60068-2-2) |
– |
IEC 60904-9, Photovoltaic devices – Part 9: Solar simulator performance requirements (Thiết bị quang điện – Phần 9: Yêu cầu tính năng của bộ mô phỏng mặt trời)
IEC 60950-1:20051, Information technology equipment – Safety – Part 1: General requirements (Thiết bị công nghệ thông tin – An toàn – Phần 1: Yêu cầu chung)
IEC 61010-1, Safety requirements for electrical equipment for measurement, control and laboratory use – Part 1: General requirements (Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện để đo lường, kiểm soát và sử dụng trong phòng thử nghiệm – Phần 1: Yêu cầu chung)
IEC 61032:1997, Protection of persons and equipment by enclosures – Probes for verification (Bảo vệ người và thiết bị bằng vỏ ngoài – Đầu dò dùng để kiểm tra xác nhận)
IEC 61140, Protection against electric shock – Common aspects for installation and equipment (Bảo vệ chống điện giật – Khía cạnh chung đối với hệ thống lắp đặt và thiết bị)
IEC 62790, Junction boxes for photovoltaic modules – Safety requirements and tests (Hộp kết nối dùng cho môđun quang điện – Yêu cầu an toàn và thử nghiệm)
ISO 4046-4, Paper, board, pulps and related terms – Vocabulary – Part 4: Paper and board grades and converted products (Giấy, bìa, bột giấy và các thuật ngữ liên quan – Từ vựng – Phần 4: Các loại giấy và bìa và các sản phẩm chuyển hóa)
ISO 4587:2003, Adhesives – Determination of tensile lap-shear strength of rigid-to-rigid bonded assemblies (Chất kết dính – Xác định độ bền gắn kết của các cụm liên kết cứng-cứng)
ISO 5893, Rubber and plastics test equipment – Tensile, flexural and compression types (constant rate of traverse) – Specification (Thiết bị thử nghiệm cao su và nhựa – Các kiểu kéo, uốn và nén (tốc độ truyền ngang không đổi) – Quy định kỹ thuật)
ISO 11925-2:2010, Reaction to fire tests – Ignitability of products subjected to direct impingement of flame – Part 2: single-flame source test (Phản ứng đối với các thử nghiệm cháy – Khả năng bắt lửa của các sản phẩm chịu ngọn lửa trực tiếp – Phần 2: Thử nghiệm bằng nguồn ngọn lửa duy nhất)
ANSI Z97.1:2009, Standard – Safety Glazing Materials Used in Buildings – Safety Performance Specifications and Methods of Test (Tiêu chuẩn – Vật liệu kính an toàn được sử dụng trong các tòa nhà – Quy định kỹ thuật về an toàn và phương pháp thử nghiệm)
ANSI/UL 1703:2015, Flat-plate photovoltaic modules and panels (Môđun và tấm quang điện phẳng)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Áp dụng điều này của TCVN 12232-1 (IEC 61730-1).
4 Phân loại thử nghiệm
4.1 Quy định chung
Các mối nguy hiểm mô tả trong các điều dưới đây có thể ảnh hưởng đến an toàn của các môđun PV. Các quy trình và tiêu chuẩn kiểm tra được quy định tương ứng với các nguy hiểm này. Các thử nghiệm cụ thể mà môđun PV phải chịu phụ thuộc vào ứng dụng sử dụng cuối cùng khi đó các thử nghiệm tối thiểu được quy định ở Điều 5.
CHÚ THÍCH: Thử nghiệm an toàn môđun PV được ghi nhãn theo MST.
Các bảng từ Bảng 1 đến Bảng 5 đưa ra nguồn gốc của các thử nghiệm yêu cầu. Đối với một số thử nghiệm, cột thứ ba liệt kê nguồn gốc chỉ để tham khảo; các yêu cầu thử nghiệm thích hợp được nêu ở các điều từ 10.1 đến 10.32. Các thử nghiệm khác dựa trên hoặc giống với các thử nghiệm chất lượng môđun MQT được xác định trong bộ TCVN 6781 (IEC 61215). Viện dẫn đến các thử nghiệm liên quan được nêu ở cột cuối cùng. Một số thử nghiệm dựa theo bộ TCVN 6781 (IEC 61215) được sửa đổi theo tiêu chuẩn này và được nêu ở các điều từ 10.1 đến 10.32.
4.2 Thử nghiệm ứng suất môi trường
Bảng 1 – Thử nghiệm ứng suất môi trường
Thử nghiệm |
Tên thử nghiệm |
Tiêu chuẩn viện dẫn |
Dựa trên |
TCVN 6781-2 (IEC 61215-2) |
|||
MST 51 |
Chu kỳ nhiệt (TC50 hoặc TC200) |
– |
MQT 11 |
MST 52 |
Đóng băng hơi ẩm (HF10) |
– |
MQT 12 |
MST 53 |
Nhiệt ẩm (DH1000) |
– |
MQT 13 |
MST 54 |
Ổn định trước UV |
– |
MQT 10 |
MST 55 |
Ổn định lạnh |
TCVN 7699-2-1 (IEC 60068-2-1) |
– |
MST 56 |
Ổn định nóng khô |
TCVN 7699-2-2 (IEC 60068-2-2) |
– |
4.3 Kiểm tra chung
Bảng 2 – Thử nghiệm kiểm tra chung
Thử nghiệm |
Tên thử nghiệm |
Tiêu chuẩn viện dẫn |
Dựa trên |
TCVN 6781-2 (IEC 61215-2) |
|||
MST 01 |
Kiểm tra ngoại quan |
– |
MQT 01 |
MST 02 |
Tính năng ở điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn (STC) |
– |
MQT 6.1 |
MST 03 |
Xác định công suất lớn nhất |
– |
MQT 02 |
MST 04 |
Chiều dày cách điện |
– |
– |
MST 05 |
Độ bền ghi nhãn |
IEC 60950-1 |
– |
MST 06 |
Thử nghiệm cạnh sắc |
ISO 8124-1 |
– |
MST 07 |
Thử nghiệm chức năng của điốt rẽ nhánh |
– |
– |
4.4 Thử nghiệm nguy hiểm điện giật
Các thử nghiệm này được thiết kế để đánh giá rủi ro cho người do điện giật hoặc thương tổn khi tiếp xúc với các bộ phận của môđun PV đã đóng điện, là kết quả của thiết kế, kết cấu hoặc sự cố gây ra bởi môi trường hoặc vận hành.
Bảng 3 – Thử nghiệm nguy hiểm điện giật
Thử nghiệm |
Tên thử nghiệm |
Tiêu chuẩn viện dẫn |
Dựa trên |
TCVN 6781-2 (IEC 61215-2) |
|||
MST 11 |
Thử nghiệm khả năng tiếp cận |
IEC 61032 |
– |
MST 12 |
Thử nghiệm tính dễ cắt |
ANSI/UL 1703:2015 |
– |
MST 13 |
Thử nghiệm tính liên tục của liên kết đẳng thế |
ANSI/UL 1703:2015 |
– |
MST 14 |
Thử nghiệm điện áp xung |
TCVN 10884-1 (IEC 60664-1) |
– |
MST 16 |
Thử nghiệm cách điện |
– |
MQT 03 |
MST 17 |
Thử nghiệm dòng điện rò ướt |
– |
MQT 15 |
MST 42 |
Thử nghiệm độ bền chắc của đầu nối |
IEC 62790 |
MQT 14 |
4.5 Thử nghiệm nguy cơ cháy
Các thử nghiệm này đánh giá nguy cơ cháy tiềm ẩn do sự vận hành của môđun PV hoặc hỏng các thành phần của nó.
Bảng 4 – Thử nghiệm nguy cơ cháy
Thử nghiệm |
Tên thử nghiệm |
Tiêu chuẩn viện dẫn |
Dựa trên |
TCVN 6781-2 (IEC 61215-2) |
|||
MST 21 |
Thử nghiệm nhiệt độ |
ANSI/UL 1703:2015 |
– |
MST 22 |
Thử nghiệm độ bền tại điểm nóng |
– |
MQT 09 |
MST 23* |
Thử nghiệm cháy |
– |
Theo quy định riêng |
MST 24 |
Thử nghiệm khả năng bắt lửa |
ISO 11925-2 |
– |
MST 25 |
Thử nghiệm nhiệt của điốt rẽ nhánh |
– |
MQT 18 |
MST 26 |
Thử nghiệm quá tải dòng điện ngược |
ANSI/UL 1703:2015 |
– |
* Thử nghiệm cháy được quy định riêng và thường chỉ yêu cầu cho các sản phẩm tích hợp tòa nhà hoặc đưa vào tòa nhà, để xác nhận khả năng chịu cháy từ nguồn bên ngoài. |
4.6 Thử nghiệm ứng suất cơ
Các thử nghiệm này nhằm giảm thiểu thương tích tiềm ẩn do hỏng hóc cơ học.
Bảng 5 – Thử nghiệm ứng suất cơ
Thử nghiệm |
Tên thử nghiệm |
Tiêu chuẩn viện dẫn |
Dựa trên |
TCVN 6781-2 (IEC 61215-2) |
|||
MST 32 |
Thử nghiệm vỡ môđun |
ANSI Z97.1 |
– |
MST 33 |
Thử nghiệm đấu nối kiểu vít |
IEC 60598-1 |
– |
MST 34 |
Thử nghiệm tải cơ |
– |
MQT 16 |
MST 35 |
Thử nghiệm bóc tách |
ISO 5893 |
– |
MST 36 |
Thử nghiệm độ bền gắn kết |
ISO 4587:2003 |
– |
MST 37 |
Thử nghiệm rão vật liệu |
– |
– |
MST 42 |
Thử nghiệm độ bền chắc của đầu nối |
|
MQT 14 |
5 Các cấp và quy trình thử nghiệm cần thiết của chúng
Thử nghiệm cụ thể mà một môđun phải chịu phụ thuộc vào cấp được xác định theo TCVN 12232-1 (IEC 61730-1) viện dẫn đến IEC 61140, được mô tả trong Bảng 6. Thứ tự thực hiện các thử nghiệm phải theo Hình 1. Một số thử nghiệm phải được thực hiện như các thử nghiệm ổn định trước.
Bảng 6 – Thử nghiệm yêu cầu, phụ thuộc vào cấp
Cấp theo IEC 61440 |
Thử nghiệm |
||
II |
0 |
III |
|
|
|
|
Thử nghiệm ứng suất môi trường |
X |
X |
X |
MST 51 Chu kỳ nhiệt (TC50 hoặc TC200) |
X |
X |
X |
MST 52 Đóng băng hơi ẩm (HF10) |
X |
X |
X |
MST 53 Nhiệt ẩm (DH1000) |
X |
X |
X |
MST 54 Ổn định trước UV |
X1 |
X1 |
X1 |
MST 55 Ổn định lạnh |
X1 |
X1 |
X1 |
MST 56 Ổn định nóng khô |
|
|
|
Thử nghiệm kiểm tra chung |
X |
X |
X |
MST 01 Kiểm tra bằng mắt |
X |
X |
X |
MST 02 Tính năng ở điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn (STC) |
X |
X |
X |
MST 03 Xác định công suất lớn nhất |
X |
X |
X |
MST 04 Chiều dày cách điện |
X |
X |
– |
MST 05 Độ bền ghi nhãn |
X |
X |
X |
MST 06 Thử nghiệm cạnh sắc |
|
|
|
Thử nghiệm nguy hiểm điện giật |
X |
X |
– |
MST 11 Thử nghiệm khả năng tiếp cận |
X |
X |
– |
MST 12 Thử nghiệm tính dễ cắt |
X |
X |
– |
MST 13 Thử nghiệm tính liên tục của liên kết đẳng thế |
X |
X |
– |
MST 14 Thử nghiệm điện áp xung |
X |
X |
X |
MST 16 Thử nghiệm cách điện |
X |
X |
– |
MST 17 Thử nghiệm dòng điện rò ướt |
X |
X |
X |
MST 42 Thử nghiệm độ bền chắc của đầu nối |
|
|
|
Thử nghiệm nguy cơ cháy |
X |
X |
X |
MST 21 Thử nghiệm nhiệt độ |
X |
X |
X |
MST 22 Thử nghiệm độ bền tại điểm nóng |
X2 |
X2 |
X2 |
MST 23 Thử nghiệm cháy |
X |
X |
X |
MST 24 Thử nghiệm khả năng bắt lửa |
X |
X |
X |
MST 25 Thử nghiệm nhiệt của điốt rẽ nhánh |
X |
X |
– |
MST 26 Thử nghiệm quá tải dòng điện ngược |
|
|
|
Thử nghiệm ứng suất cơ |
X |
X |
X |
MST 32 Thử nghiệm vỡ môđun |
X |
X |
X |
MST 33 Thử nghiệm đấu nối kiểu vít |
X |
X |
X |
MST 34 Thử nghiệm tải cơ |
X3,5 |
X3,5 |
X3,5 |
MST 35 Thử nghiệm bóc tách |
X4,5 |
X4,5 |
X4,5 |
MST 36 Thử nghiệm độ bền gắn kết |
X |
X |
X |
MST 37 Thử nghiệm rão vật liệu |
X Thử nghiệm yêu cầu. – Không cần thực hiện thử nghiệm. 1 Chỉ yêu cầu để chứng minh việc giảm độ nhiễm bẩn PD = 2 xuống PD = 1. 2 Thử nghiệm cháy được quy định theo quốc gia và thường chỉ yêu cầu đối với sản phẩm tích hợp tòa nhà hoặc đưa vào tòa nhà. Do đó, việc áp dụng thử nghiệm cháy không phụ thuộc vào cấp mà phụ thuộc vào vị trí lắp đặt. 3 Thử nghiệm này không áp dụng cho các cụm liên kết cứng-cứng (ví dụ: môđun PV thủy tinh/thủy tinh). 4 Thử nghiệm này không áp dụng đối với các cụm liên kết cứng-mềm hoặc mềm-mềm. 5 Chỉ yêu cầu để kiểm chứng các mối ghép gắn kín xung quanh các cạnh môđun PV. |
6 Lấy mẫu
Chín môđun PV và một môđun PV không có khung được sử dụng để thử nghiệm an toàn (cộng với dự phòng như mong muốn). Để chứng minh giảm độ nhiễm bẩn về PD 1, yêu cầu thêm một môđun PV nữa.
Nếu các mối ghép gắn kín được đánh giá chất lượng thì yêu cầu như sau:
• Một môđun PV không có khung được thử nghiệm theo trình tự B (yêu cầu thêm một môđun PV không có khung) đối với kết cấu thủy tinh/mềm hoặc mềm/mềm.
• Đối với kết cấu thủy tinh/thủy tinh, yêu cầu bổ sung thêm 20 mẫu theo 10.25.2 để thử nghiệm độ bền cắt lớp (MST 36) để kiểm chứng các mối ghép gắn kín.
Tất cả các mẫu thử phải giống hệt nhau về mặt kỹ thuật (cùng thành phần). Đối với các thử nghiệm MST 24, MST 32 và MST 37, các môđun hoàn chỉnh từng chi tiết nhưng chưa hoạt động hoặc mới hoạt động ở công suất thấp, v.v., đều được chấp nhận.
Tất cả các mẫu thử nghiệm ngoại trừ mẫu dùng cho thử nghiệm MST 24, MST 32, MST 35, MST 36 và MST 37 phải được lấy ngẫu nhiên từ một hoặc nhiều lô sản xuất.
Các môđun PV bổ sung cho thử nghiệm MST 23 có thể cần thiết (môđun PV hoàn chỉnh từng chi tiết, nhưng chưa hoạt động hoặc mới hoạt động ở công suất thấp, v.v. đều được chấp nhận).
Môđun PV phải được chế tạo từ các vật liệu và thành phần quy định phù hợp với các bản vẽ và từ quá trình liên quan và phải chịu các quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng và chấp nhận sản xuất thông thường của nhà chế tạo. Môđun PV phải được hoàn chỉnh từng chi tiết và kèm theo hướng dẫn của nhà chế tạo về di chuyển, lắp và đấu nối. Khi các môđun PV được kiểm tra là nguyên mẫu của thiết kế mới mà không phải từ sản xuất, thực tế này phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm (xem Điều 7).
7 Báo cáo thử nghiệm
Kết quả đánh giá theo TCVN 12232-1 (IEC 61730-1) và TCVN 12232-2 (IEC 61730-2) phải được trình bày trong một báo cáo thử nghiệm kết hợp hoặc hai báo cáo thử nghiệm riêng rẽ theo TCVN ISO/IEC 17025. Bình thường, các kết quả phải được ghi vào báo cáo thử nghiệm và bao gồm tất cả các thông tin mà khách hàng yêu cầu và cần thiết cho việc giải thích thử nghiệm và tất cả thông tin theo yêu cầu của phương pháp được sử dụng:
a) tiêu đề;
b) tên và địa chỉ của phòng thử nghiệm và vị trí nơi tiến hành thử nghiệm;
c) nhận dạng duy nhất của báo cáo thử nghiệm và của từng trang;
d) tên và địa chỉ của khách hàng, nếu thích hợp;
e) mô tả và nhận biết mẫu thử nghiệm;
f) đặc trưng và điều kiện của mẫu thử nghiệm;
g) ngày nhận mẫu thử nghiệm và các ngày thực hiện thử nghiệm, nếu có;
h) nhận dạng phương pháp thử nghiệm được sử dụng;
i) viện dẫn đến quy trình lấy mẫu, nếu liên quan;
j) bất kỳ sai khác nào, thêm hoặc bớt so với phương pháp thử nghiệm và bất kỳ thông tin nào khác liên quan đến các thử nghiệm cụ thể, ví dụ như điều kiện môi trường hoặc phương pháp hoặc quy trình thử nghiệm;
k) phép đo, kiểm tra và kết quả thu được được hỗ trợ bằng bảng, đồ thị, bản phác thảo và hình ảnh khi thích hợp bao gồm điện áp cao nhất của hệ thống, cấp theo IEC 61140, kỹ thuật lắp và sự cố bất kỳ quan sát được;
l) công bố thử nghiệm điện áp xung đã được thực hiện trên môđun PV hay tấm nhiều lớp (môđun PV không có khung);
m) công bố độ không đảm bảo đo đã được ước lượng của kết quả đo (nếu liên quan);
n) chữ ký và chức vụ hoặc nhận dạng tương đương của (những) người có trách nhiệm chấp nhận nội dung của báo cáo và ngày cấp;
o) khi thích hợp, công bố về hiệu lực của các kết quả chỉ liên quan đến các mẫu đã được thử nghiệm;
p) công bố rằng báo cáo này không được sao chép lại mà không có sự phê chuẩn bằng văn bản của phòng thử nghiệm, ngoại trừ dưới dạng đầy đủ.
Bản sao của báo cáo này phải được nhà chế tạo giữ để tham khảo.
8 Thử nghiệm
Môđun PV phải được chia thành các nhóm và chịu các thử nghiệm an toàn cho trên Hình 1, được thực hiện theo thứ tự quy định. Môđun PV phải được chọn sao cho các thử nghiệm ứng suất môi trường ở 4.2 được đáp ứng. Mỗi một ô trên Hình 1 đề cập đến một điều nhỏ tương ứng như được mô tả trong Điều 4.
Môđun PV dự phòng có thể được đưa vào chương trình thử nghiệm an toàn với điều kiện là chúng đã được thử nghiệm một cách thích hợp về môi trường để đáp ứng các điều kiện tiên quyết cần thiết.
Các quy trình và tiêu chí thử nghiệm, bao gồm phép đo ban đầu và cuối cùng, khi cần thiết, được mô tả chi tiết ở các điều từ 10.2 đến 10.33. Một số thử nghiệm giống các thử nghiệm trong TCVN 6781-2 (IEC 61215-2) và được viện dẫn ở Điều 4. Khi thực hiện các thử nghiệm này, các hướng dẫn của nhà chế tạo về di chuyển, lắp và đấu nối phải được tuân thủ nghiêm ngặt.
Môđun PV dùng cho trình tự B phải được chiếu bức xạ 60 kWh/m2 trong chu kỳ thứ nhất từ mặt trước của mẫu và 60 kWh/m2 từ mặt sau trong chu kỳ thứ hai (MST 54). Bằng cách đó, mặt trước và mặt sau của môđun PV sẽ phải chịu cùng một liều UV.
Các phép đo kiểm soát trung gian (MST 01, MST 16, MST 17) sau mỗi thử nghiệm ứng suất chỉ để tham khảo và có thể được bỏ qua. Phép đo cuối cùng là bắt buộc.
Thời gian chờ (48 h đến 96 h) khi kết thúc trình tự thử nghiệm phải đảm bảo thời gian tối thiểu giữa kiểm tra kiểm soát ngay sau khi hoàn thành từng thử nghiệm môi trường (bộ đếm thời gian bắt đầu sau khi hoàn thành MST 51, MST 52 và MST 53) và kiểm tra bằng mắt lần thứ hai. Điều này là do sự thay đổi có thể có do các khuyết tật nhìn thấy được biểu hiện một vài giờ khác so với vài ngày sau khi thử nghiệm ứng suất môi trường. Thời gian chờ không áp dụng cho việc kiểm tra kiểm soát bất kỳ nào khác ngoài kiểm tra bằng mắt.
Các thử nghiệm trong trình tự F có thể được thực hiện trên các môđun riêng rẽ. Các thử nghiệm MST 21 và MST 25 có thể được thực hiện trên các mẫu được chuẩn bị đặc biệt (ví dụ như nhiệt ngẫu bên trong tấm nhiều lớp hoặc hộp kết nối). Nếu bất kỳ thử nghiệm riêng rẽ nào của trình tự này tác động đến kết quả của một trong các thử nghiệm sau đó thì phải sử dụng một mẫu riêng rẽ. Tác động lên đầu ra của môđun được xác nhận bằng MST 02.
Số lượng môđun PV yêu cầu cho thử nghiệm cháy MST 23 phụ thuộc vào quy trình thử nghiệm liên quan.
Hình 1 – Trình tự thử nghiệm
9 Tiêu chí đạt
Sản phẩm cần đánh giá phải được công bố là đạt thử nghiệm chất lượng an toàn, nếu các mẫu thử nghiệm đáp ứng tất cả các tiêu chí của từng thử nghiệm riêng rẽ và không mất tính liên tục về điện trong quá trình thử nghiệm ở các trình tự từ A đến F. Sản phẩm được xem là không phù hợp với tiêu chuẩn này nếu mẫu bất kỳ không đạt một hoặc nhiều thử nghiệm.
Trong trường hợp không đạt, nhà chế tạo được khuyến nghị chuẩn bị phân tích lỗi và đề xuất các hành động khắc phục. Tùy thuộc vào (các) sửa đổi được đề xuất, có thể xác định một chương trình đánh giá lại trước khi thử nghiệm (IEC TS 62915), bao gồm rà soát thiết kế theo TCVN 12232-1 (IEC 61730-1).
10 Quy trình thử nghiệm
10.1 Quy định chung
Nếu không có quy định khác, tất cả các lực đặt, tính bằng N, phải có độ chính xác 5 %.
Nếu không có quy định khác, tất cả các mômen, tính bằng Nm, phải có độ chính xác 5 %.
10.2 Kiểm tra bằng mắt MST 01
10.2.1 Mục đích
Để phát hiện và lập tài liệu về tất cả các khuyết tật và sự thay đổi nhìn thấy được của môđun.
10.2.2 Quy trình
Thử nghiệm này giống với MQT 01 của TCVN 6781-2 (IEC 61215-2) có bổ sung các tiêu chí về kiểm tra sau:
• tất cả các điều kiện khác có thể ảnh hưởng đến an toàn;
• trong quá trình kiểm tra cuối cùng, kiểm tra sự phù hợp về ghi nhãn theo 5.2 của TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016), sau khi thử nghiệm độ bền của nhãn (MST 05) như được mô tả trong 10.6.
• trong quá trình kiểm tra cuối cùng, kiểm tra các cạnh sắc như được mô tả trong 10.7 (MST 06).
• trong quá trình kiểm tra cuối cùng, kiểm tra khoảng cách tối thiểu như xác định trong Bảng 3 và Bảng 4 của TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016). Xem Hình 2a và Hình 2b về ví dụ đo chiều dài đường rò. Bọt được xem là dẫn điện đối với đánh giá này. Để đánh giá khe hở không khí và chiều dài đường rò, kiểm tra theo Hình B.2 của TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016).
Nên kiểm tra khoảng cách trong quá trình kiểm tra ban đầu để xác nhận rằng môđun PV đáp ứng các yêu cầu cách điện.
Ghi lại và/hoặc chụp ảnh bản chất và vị trí của vết nứt, bọt hoặc tách lớp bất kỳ, v.v… có thể làm xấu đi và ảnh hưởng bất lợi đến an toàn của môđun PV trong các thử nghiệm tiếp theo. Các tình trạng nhìn thấy được khác với các khuyết tật chính được liệt kê dưới đây được chấp nhận cho mục đích phê chuẩn thử nghiệm an toàn.
10.2.3 Tiêu chí đạt
Với mục đích của thử nghiệm an toàn này, những yếu tố đây được coi là khuyết tật chính:
a) bề mặt bên ngoài bị vỡ, nứt hoặc rách;
b) bề mặt bên ngoài bị cong hoặc lệch, bao gồm cả lớp phía trước, lớp phía sau, khung và hộp kết nối đến mức mà an toàn của môđun PV bị suy giảm;
c) ở các mối ghép gắn kín, bọt hoặc tách lớp với khoảng cách nhau gần nhất ≤ 2 lần khoảng cách tối thiểu yêu cầu qua mối ghép gắn kín (xem Bảng 3 và Bảng 4 của TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016)) phải được đánh giá là dẫn điện và nối điện. Khoảng cách ngắn nhất từ và đến các bọt hoặc tách lớp qua vật liệu cách điện tổng cộng không được ngắn hơn khoảng cách tối thiểu yêu cầu qua mối ghép gắn kín. Xem ví dụ ở Hình 2b;
d) đối với các liên kết kết dính không thuộc điểm c), bọt hoặc tách lớp với khoảng cách nhau gần nhất ≤ 2 lần chiều dài đường rò yêu cầu (xem Bảng 3 và Bảng 4 của TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016)) phải được đánh giá là dẫn điện và nối điện. Khoảng cách ngắn nhất từ và đến các bọt hoặc tách lớp qua vật liệu cách điện tổng cộng không được ngắn hơn chiều dài đường rò tối thiểu yêu cầu. Xem ví dụ ở Hình 2b;
e) mất tính toàn vẹn cơ học làm ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống lắp đặt và vận hành an toàn của môđun PV;
f) nếu tính toàn vẹn cơ học phụ thuộc vào phiến mỏng hoặc các phương tiện kết dính khác, tổng diện tích của tất cả các bọt không được vượt quá 1 % tổng diện tích môđun PV;
g) bằng chứng về thành phần bị nóng chảy hoặc bị cháy;
h) các dấu hiệu không phù hợp với 5.2 của TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016) và thử nghiệm độ bền ghi nhãn (MST 05) khi kiểm tra cuối cùng;
i) Các cạnh không phù hợp với thử nghiệm cạnh sắc MST 06 khi kiểm tra cuối cùng.
Hình 2a – Ví dụ về đánh giá sự tách lớp khi đo chiều dài đường rò hoặc khoảng cách qua cách điện
Hình 2b – Ví dụ về đánh giá khoảng cách tách lớp (x) khí đo chiều dài đường rò hoặc khoảng cách qua cách điện
Hình 2 – Đánh giá bọt trong chất gắn cạnh đối với mối ghép gắn kín
Ví dụ mối ghép gắn kín:
Nếu khoảng cách x giữa các bọt ≤ 2 lần khoảng cách tối thiểu qua mối ghép gắn kín thì tuyến ngắn nhất qua cách điện được đo bằng cách cộng thêm khoảng cách a và d. Nếu khoảng cách x giữa các bọt > 2 lần khoảng cách tối thiểu qua mối ghép gắn kín thì tuyến ngắn nhất qua cách điện được đo bằng cách cộng thêm khoảng cách a và b và tương ứng bằng cách cộng thêm khoảng cách c và d. Khoảng cách ngắn hơn của hai phép tính tổng phải phù hợp với các yêu cầu quy định trong TCVN 12232-1 (IEC 61730-1).
Ví dụ chiều dài đường rò:
Nếu khoảng cách x giữa các bọt ≤ 2 lần chiều dài đường rò tối thiểu thì tuyến ngắn nhất dọc theo giao diện (chiều dài đường rò) qua hệ thống cách điện được đo bằng cách cộng thêm khoảng cách a và d. Nếu khoảng cách x giữa các bọt > 2 lần chiều dài đường rò tối thiểu thì tuyến ngắn nhất dọc theo giao diện (chiều dài đường rò) qua hệ thống cách điện được đo bằng cách cộng thêm khoảng cách a và b và tương ứng bằng cách cộng thêm khoảng cách c và d. Khoảng cách ngắn hơn của hai phép tính tổng phải phù hợp với các yêu cầu quy định trong TCVN 12232-1 (IEC 61730-1).
10.3 Tính năng ở điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn (STC) MST 02
10.3.1 Mục đích
Thử nghiệm này xác nhận dòng điện ngắn mạch danh định (Isc) và điện áp mạch hở (Voc).
10.3.2 Quy trình
Môđun phải được ổn định theo MQT 19.1 của TCVN 6781-2 (IEC 61215-2). Quy trình thử nghiệm tương đương với MQT 06.1 của TCVN 6781-2 (IEC 61215-2).
10.3.3 Tiêu chí đạt
Isc và Voc đo được phải nằm trong phạm vi dung sai mà nhà chế tạo đưa ra.
10.4 Xác định công suất lớn nhất MST 03
10.4.1 Mục đích
Thử nghiệm này xác nhận rằng môđun PV thể hiện các đặc tính điện của một thiết bị quang điện đầy đủ chức năng.
10.4.2 Quy trình
Thử nghiệm này tương đương với MQT 02 của TCVN 6781-2 (IEC 61215-2).
10.4.3 Tiêu chí đạt
Đường cong IV không được có nút thắt bổ sung bất kỳ hoặc các đặc điểm bất thường khác so với đường cong IV ban đầu được thực hiện theo MST 02 (ví dụ: do điốt “đóng”).
CHÚ THÍCH: Sự suy giảm không đồng nhất đặc biệt trong các môđun PV là nguyên nhân gây ra rủi ro mất an toàn và hỏng hóc. Suy giảm của các tế bào đơn lẻ hoặc chuỗi nhỏ có gây ra điểm nóng, nhiệt độ cao ở môđun hoặc điốt dẫn điện lâu dài. Thử nghiệm MST 03 nhằm phát hiện các trường hợp như vậy.
10.5 Thử nghiệm chiều dày cách điện MST 04
10.5.1 Mục đích
Thử nghiệm này xác nhận sự phù hợp với chiều dày tối thiểu của cách điện đối với các lớp mỏng như quy định ở Bảng 3 hoặc Bảng 4 của TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2006) tùy thuộc vào cấp của môđun PV theo IEC 61140.
Thử nghiệm này được thực hiện trên mặt trước và/hoặc mặt sau của các tấm cách điện polyme.
Thử nghiệm này không áp dụng cho các lớp thủy tinh.
10.5.2 Quy trình
Quy trình như sau:
a) Chọn ba vị trí trên từng mặt của môđun PV đại diện cho chiều dày tối thiểu của vật liệu cách điện polyme.
CHÚ THÍCH 1: Thông thường chiều dày tối thiểu có thể ở các mối nối hàn, các cạnh của môđun PV không có khung hoặc chỗ lõm của màng cán mỏng.
b) Áp dụng phương pháp thích hợp, đo chiều dày của từng lớp riêng rẽ phân cách mạch điện và bề mặt ngoài. Phương pháp sử dụng phải có độ không đảm bảo đo không lớn hơn ± 10 % kể cả độ tái lập. Sau đó, xác định chiều dày của một phần của các lớp đại diện cho cách điện an toàn (xem Hình 4 của TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016)).
CHÚ THÍCH 2: Phương pháp thích hợp có thể phá hủy hoặc không phá hủy, ví dụ như phép đo mặt cắt ngang và đo quang; các phép đo siêu âm, v.v… Phương pháp hàn dây đang được xem xét cho phép đo khoảng cách qua cách điện theo bộ IEC 62788.
10.5.3 Tiêu chí đạt
Chiều dày cách điện đo được phải lớn hơn các yêu cầu được liệt kê trong Bảng 3 hoặc Bảng 4 của TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016) tùy thuộc vào cấp của môđun PV theo IEC 61140 và xem xét độ không đảm bảo đo của thử nghiệm và bố trí thử nghiệm.
Chiều dày của lớp trong Bảng 3 và Bảng 4 của TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016) là yêu cầu tối thiểu, do đó độ không đảm bảo đo phải được trừ đi từ giá trị đo được.
Ví dụ: Đối với điện áp hệ thống là 1 000 V và thiết kế môđun PV cấp II thì chiều dày còn lại của cách điện an toàn phải là 150 µm. Nếu độ không đảm bảo đo của thử nghiệm và bố trí thử nghiệm là ± 10 % thì giá trị đo được bằng hoặc lớn hơn 165 µm.
10.6 Độ bền của nhãn MST 05
Nhãn theo yêu cầu của tiêu chuẩn này phải rõ ràng và bền. Khi xem xét độ bền của nhãn, phải tính đến ảnh hưởng khi sử dụng bình thường.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng cách chà xát nhãn bằng tay với lực trung bình trong 15 s bằng giẻ thấm đẫm nước và sau đó trong 15 s nữa bằng giẻ thấm đẫm xăng nhẹ. Sau thử nghiệm, nhãn vẫn phải rõ ràng; không thể dễ dàng bóc được tấm nhãn và nhãn không có biểu hiện bị quăn.
Xăng nhẹ dùng cho thử nghiệm là loại dung môi hexan mạch thẳng có hàm lượng chất thơm lớn nhất là 0,1 % theo thể tích, giá trị kali butenol là 29, điểm sôi ban đầu xấp xỉ 65 °C, điểm khô xấp xỉ 69 °C và khối lượng trên một đơn vị thể tích xấp xỉ 0,7 kg/l.
CHÚ THÍCH: Thử nghiệm này giống với IEC 60335-1:2013, 7.14 và IEC 60950-1:2013, 1.7.11.
10.7 Thử nghiệm cạnh sắc MST 06
Bề mặt tiếp cận được của môđun PV phải nhẵn và không có các cạnh sắc, bavia, v.v…, có thể hư hại cách điện của ruột dẫn hoặc gây rủi ro bị thương. Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
Một cách khác, có thể thực hiện thử nghiệm cạnh sắc theo ISO 8124-1 để xác nhận sự phù hợp.
10.8 Thử nghiệm điốt rẽ nhánh MST 07
Quy trình thử nghiệm và tiêu chí đạt tương đương với MQT 18.2 của TCVN 6781-2 (IEC 61215-2).
10.9 Thử nghiệm khả năng tiếp cận MST 11
10.9.1 Mục đích
Để xác định kết cấu của môđun PV cung cấp đủ bảo vệ chống tiếp cận với bộ phận mang điện nguy hiểm (> 35 V).
10.9.2 Thiết bị
Thiết bị như sau:
a) Cơ cấu thử nghiệm hình trụ Kiểu 11 theo Hình 7 của IEC 61032:1997.
b) Ôm mét hoặc máy thử nghiệm tính liên tục.
10.9.3 Quy trình
Quy trình như sau:
a) Lắp và đi dây môđun PV thử nghiệm theo khuyến cáo của nhà chế tạo.
b) Gắn ôm mét hoặc máy thử nghiệm tính liên tục vào các đầu nối ngắn mạch của môđun PV và đến cơ cấu cố định thử nghiệm.
c) Tháo tất cả các nắp, phích cắm và dây nối từ môđun PV có thể tháo ra mà không cần sử dụng dụng cụ.
d) Dò với cơ cấu thử nghiệm trong và xung quanh tất cả các bộ nối điện, hộp kết nối và vùng bất kỳ khác tại đó có thể tiếp cận các bộ phận mang điện của môđun PV.
e) Cơ cấu thử nghiệm phải được sử dụng với lực đặt 10 N.
f) Theo dõi ôm mét hoặc máy thử nghiệm tính liên tục trong quá trình dò để xác định xem cơ cấu thử nghiệm có tiếp xúc điện với các bộ phận mang điện của môđun PV hay không.
10.9.4 Phép đo cuối cùng
Không áp dụng.
10.9.5 Tiêu chí đạt
Tiêu chí đạt như sau:
a) Trong thời gian thử nghiệm, không được có điện trở nhỏ hơn 1 MΩ giữa cơ cấu thử nghiệm và các bộ phận mang điện của môđun PV.
b) Trong thời gian thử nghiệm, đầu dò không được tiếp xúc với bất kỳ bộ phận mang điện nào.
Thử nghiệm này được thực hiện khi bắt đầu và kết thúc trình tự theo Hình 1 nhưng cũng có thể được sử dụng bất cứ lúc nào trong trình tự thử nghiệm nếu có bất kỳ lý do nào để tin rằng mạch điện hoạt động bị hở do một trong các thử nghiệm khác.
10.10 Thử nghiệm tính dễ cắt MST 12
10.10.1 Mục đích
Để xác định mặt trước và mặt sau của môđun PV bằng vật liệu polyme có khả năng chịu được việc di chuyển thường xuyên trong quá trình lắp đặt và bảo trì mà không gây nguy hiểm điện giật cho người.
Thử nghiệm này không áp dụng cho các cụm kết nối cứng/cứng (ví dụ: môđun PV thủy tinh/thủy tinh).
10.10.2 Thiết bị thử nghiệm
Cơ cấu thử nghiệm như trên Hình 3 được thiết kế để kéo đối tượng có hình dạng xác định trên bề mặt của môđun PV bằng lực đặt 8,9 N ± 0,5 N. Đối tượng có hình dạng xác định phải là một lá thép cứng dày 0,64 mm ± 0,05 mm đủ cứng để không bị cong phía cạnh trong quá trình thử nghiệm. Đỉnh phải có góc trên bằng 90° ± 2° và được lượn tròn với bán kính 0,115 mm ± 0,025 mm.
Thiết bị trên Hình 3 là một ví dụ và các thiết bị khác có cùng thông số thử nghiệm (ví dụ như lực và hình dạng cào) cũng có thể được sử dụng nếu đã được kiểm tra xác nhận là tương đương.
10.10.3 Quy trình
Quy trình như sau:
a) Đặt môđun PV theo chiều ngang với bề mặt thử nghiệm hướng lên trên.
b) Cơ cấu thử nghiệm được đặt trên bề mặt trong 1 min và sau đó được kéo qua bề mặt của môđun PV với tốc độ 150 mm/s ± 30 mm/s. Lặp lại quy trình năm lần theo các hướng khác nhau để xem xét các điểm quan trọng nhất.
c) Lặp lại a) và b) đối với các bề mặt polyme khác của môđun PV, nếu thuộc đối tượng áp dụng.
10.10.4 Phép đo cuối cùng
Lặp lại MST 01, MST 16 và MST 17.
10.10.5 Tiêu chí đạt
Tiêu chí đạt như sau:
a) Không có bằng chứng nhìn thấy được cho thấy lớp phía trước hoặc lớp phía sau bị cắt làm lộ ra mạch hoạt động của môđun PV.
b) MST 16, MST 17 phải đáp ứng các yêu cầu tương tự như đối với các phép đo ban đầu.
Hình 3. Thử nghiệm tính dễ cắt
10.11 Thử nghiệm tính liên tục của liên kết đẳng thế MST 13
10.11.1 Mục đích
Mục đích của thử nghiệm này để kiểm tra xác nhận tuyến liên tục giữa các bộ phận dẫn điện tiếp cận được tiếp xúc trực tiếp với nhau (ví dụ như các bộ phận của khung kim loại).
10.11.2 Thiết bị thử nghiệm
Thiết bị thử nghiệm như sau:
a) Nguồn dòng điện không đổi, có khả năng tạo ra dòng điện gấp 2,5 lần thông số bảo vệ quá dòng lớn nhất của môđun PV cần thử nghiệm.
b) Vôn mét thích hợp.
Theo TCVN 12232-1 (IEC 61730-1), thông số bảo vệ quá dòng lớn nhất phải được cung cấp bởi nhà chế tạo. Thông số bảo vệ quá dòng lớn nhất được kiểm tra xác nhận theo MST 26.
CHÚ THÍCH: Các loại thiết bị bảo vệ quá dòng phổ biến là cầu chảy hoặc áptômát.
10.11.3 Quy trình
Quy trình như sau:
a) Chọn điểm được nhà chế tạo chỉ định cho liên kết đẳng thể và dây nối được khuyến cáo. Gắn vào một đầu nối của nguồn dòng điện không đổi.
b) Chọn thành phần dẫn điện để hở (đã nối) liền kề có dịch pha lớn nhất từ điểm nối đất và gắn vào đầu nối còn lại của nguồn dòng điện không đổi.
c) Gắn vôn mét vào hai bộ phận dẫn điện đã gắn với nguồn dòng điện ở gần các dây dòng điện ra.
d) Đặt dòng điện 250 % ± 10 % thông số bảo vệ quá dòng lớn nhất của môđun PV trong ít nhất 2 min.
e) Đo dòng điện đặt và điện áp rơi thu được.
f) Giảm dòng điện về zero.
g) Lặp lại cho tất cả các bộ phận dẫn điện tiếp cận được.
h) Lặp lại thử nghiệm đối với tất cả các dây nối, (các) đầu nối và/hoặc (các) dây dẫn được bao gồm hoặc được quy định bởi nhà chế tạo để nối đất môđun PV.
10.11.4 Phép đo cuối cùng
Không áp dụng.
10.11.5 Tiêu chí đạt
Điện trở giữa thành phần dẫn điện để hở được chọn và tất cả các thành phần dẫn điện khác của môđun PV phải nhỏ hơn 0,1 Ω. Điện trở này phải được tính từ dòng điện đặt và điện áp rơi đo được tại điểm đấu nối của môđun PV (ví dụ: khung).
10.12 Thử nghiệm điện áp xung MST 14
10.12.1 Mục đích
Mục đích của thử nghiệm để kiểm tra xác nhận khả năng cách điện của môđun PV để chịu được quá điện áp có nguồn gốc khí quyển. Thử nghiệm này cũng bao gồm quá điện áp do đóng cắt của thiết bị hạ áp.
10.12.2 Thiết bị thử nghiệm
Thiết bị và quy trình thử nghiệm phải phù hợp với TCVN 6099-1 (IEC 60060-1), xem Hình 4. Do công suất thay đổi và tương đối cao của nhiều mẫu, có thể áp dụng các biện pháp bù để đáp ứng dung sai dạng sóng yêu cầu.
CHÚ THÍCH: Tham số 01 là điểm bắt đầu của điện áp xung. Trên đồ thị có thang thời gian tuyến tính, đây là điểm giao nhau của trục thời gian và đường được xác định bởi điểm A và B.
Hình 4 – Dạng sóng của điện áp xung theo TCVN 6099-1 (IEC 60060-1)
10.12.3 Quy trình
Thử nghiệm này được thực hiện trên một môđun PV không có khung. Nếu khung là một phần không thể tách rời của cách điện của cạnh thì thử nghiệm có thể được thực hiện với môđun PV có khung. Thử nghiệm điện áp xung được thực hiện theo TCVN 6099-1 (IEC 60060-1).
Để có độ tái lập, thử nghiệm này được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ phòng và độ ẩm tương đối nhỏ hơn 75 %. Quy trình như sau:
a) Làm mất hiệu lực tất cả các cơ cấu hạn chế điện áp được lắp trên môđun PV, nếu có.
b) Che toàn bộ môđun PV bằng một lá kim loại dẫn điện sử dụng chất kết dính dẫn điện để đạt được tiếp xúc tốt nhất có thể và tránh, ví dụ như bọt có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm. Chất kết dính (keo dẫn điện) phải có điện trở < 1 Ω ứng với diện tích 625 mm2. Phải cẩn thận để tránh phần tử hoặc bọt không khí giữa lá kim loại và môđun PV trong chừng mực có thể. Nối lá kim loại với cực âm của máy phát điện áp xung.
c) Nối các đầu nối ra ngắn mạch của môđun PV với cực dương của máy phát điện áp xung.
d) Đặt điện áp sóng xung với dạng sóng như trên Hình 4 bằng máy phát điện áp xung. Theo TCVN 6099-1 (IEC 60060-1), điện áp xung phải nằm trong khoảng ± 3 % giá trị nêu trong Bảng B.1 của TCVN 12232-1 (IEC 61730-1).
Cho phép nội suy tuyến tính các điện áp nêu trong Bảng B.1 của TCVN 12232-1 (IEC 61730-1) đối với các giá trị trung gian của điện áp lớn nhất của hệ thống.
e) Dạng sóng của xung phải được quan sát bằng máy hiện sóng được nối gần nhất có thể với đầu nối môđun PV ngắn mạch hoặc với trở kháng kết thúc thích hợp trên các mối nối cáp đo lường, thời gian tăng và độ rộng xung phải được kiểm tra cho từng thử nghiệm.
Cần lưu ý rằng đầu đo là thích hợp để đảm bảo phép đo tái lập.
CHÚ THÍCH: Trong TCVN 6099-1 (IEC 60060-1), chức năng điện áp thử nghiệm được xác định, thể hiện đáp ứng của cách điện áp dụng để lọc tín hiệu.
f) Phải đặt ba xung liên tiếp.
g) Thay đổi cực tính của các cực máy phát xung và đặt ba xung liên tiếp.
10.12.4 Phép đo cuối cùng
Lặp lại kiểm tra bằng mắt MST 01 và kiểm tra cách điện MST 16.
Nếu xuất hiện đánh thủng, có thể cần loại bỏ lá kim loại dẫn điện để kiểm tra bằng mắt để nhận dạng vị trí đánh thủng để phân tích. Nên loại bỏ lá kim loại sau khi thực hiện kiểm tra cách điện MST 16.
10.12.5 Tiêu chí đạt
Tiêu chí đạt như sau:
a) Không có bằng chứng về đánh thủng điện môi hoặc phóng điện bề mặt tạo vết của môđun PV trong quá trình thử nghiệm.
b) Không có bằng chứng về các khuyết tật chính nhìn thấy được như xác định ở MST 01.
c) MST 16 phải đáp ứng các yêu cầu giống như đối với các phép đo ban đầu.
10.13 Thử nghiệm cách điện MST 16
10.13.1 Mục đích
Mục đích của thử nghiệm này để xác định môđun PV được cách điện đầy đủ giữa các bộ phận mang điện và khung hoặc các thành phần tiếp cận được bên ngoài khác.
10.13.2 Quy trình
Thử nghiệm này giống với MQT 03 của TCVN 6781-2 (IEC 61215-2) với các mức thử nghiệm tùy thuộc vào cấp và điện áp cao nhất của hệ thống. Điện áp thử nghiệm cao nhất Uthử nghiệm phải bằng 2 000 V cộng bốn lần điện cao nhất của áp hệ thống đối với cấp II và bằng 1 000 V cộng với hai lần điện áp cao nhất của hệ thống tối đa đối với cấp 0. Đối với cấp III, điện áp thử nghiệm là 500 V.
Các mối ghép gắn kín trong môđun PV phải được thử nghiệm với điện áp thử nghiệm tăng lên. Áp dụng như sau: Uthử nghiệm (mối ghép gắn kín) = 1,35 Uthử nghiệm theo yêu cầu của TCVN 12232-1 (IEC 61730-1). Tất cả các mối ghép không gắn kín phải được thử nghiệm với Uthử nghiệm bình thường.
10.13.3 Tiêu chí đạt
Xem MQT 03 của TCVN 6781-2 (IEC 61215-2).
10.14 Thử nghiệm dòng điện rò ướt MST 17
Thử nghiệm này tương đương với MQT 15 của TCVN 6781-2 (IEC 61215-2).
Các mối ghép gắn kín trong môđun PV phải được thử nghiệm với điện áp thử nghiệm tăng lên. Áp dụng như sau: Uthử nghiệm (mối ghép gắn kín) = 1,35 Uthử nghiệm theo yêu cầu của TCVN 12232-1 (IEC 61730-1). Tất cả các mối ghép không gắn kín phải được thử nghiệm với Uthử nghiệm bình thường.
10.15 Thử nghiệm nhiệt độ MST 21
10.15.1 Mục đích
Thử nghiệm nhiệt độ này được thiết kế để xác định nhiệt độ chuẩn tối đa cho các thành phần và vật liệu khác nhau được sử dụng cho kết cấu môđun PV, để kiểm tra xác nhận tính thích hợp trong sử dụng chúng.
Thử nghiệm này có thể được thực hiện dưới ánh sáng mặt trời tự nhiên hoặc bằng cách sử dụng bộ mô phỏng mặt trời với bầu trời lạnh.
10.15.2 Phương pháp ngoài trời
10.15.2.1 Thiết bị thử nghiệm
• Bệ sơn màu đen gồm một tấm gỗ thích hợp có đủ độ bền cơ để tránh cong vênh dưới ảnh hưởng của nhiệt độ. Đằng sau bệ này, đặt cách nhiệt có giá trị U nhỏ hơn 0,5 W/(m·K).
• Thiết bị đo bức xạ mặt trời hoặc thiết bị PV chuẩn phù hợp với IEC 60904-2 được lắp trên mặt phẳng kết cấu trong vòng 30 cm của môđun PV thử nghiệm.
• Dụng cụ đo tốc độ gió xuôi chiều đến 0,25 m/s được lắp cách khoảng 0,7 m phía trên phần trên cùng của bệ.
• Cảm biến nhiệt độ môi trường có hằng số thời gian bằng hoặc nhỏ hơn của các môđun PV, được lắp đặt trong một hộp đã che phủ có thông gió tốt. Cảm biến phải được đặt bên trái hoặc bên phải của bệ để không xảy ra ảnh hưởng về nhiệt.
• Hệ thống theo dõi nhiệt độ có khả năng đo nhiệt độ thành phần môđun PV với độ chính xác ± 2 K.
• Hệ thống thu thập dữ liệu có khả năng ghi lại các tham số trong thời gian không quá 5 s.
• Thiết bị theo dõi điểm công suất lớn nhất hoặc tải điện trở có kích thước sao cho ở điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn (STC), môđun PV hoạt động gần điểm công suất tối đa.
10.15.2.2 Quy trình
Môđun PV cần thử nghiệm phải được lắp theo hướng nắng chiếu lên bệ sơn đen phù hợp với hướng dẫn lắp đặt của nhà chế tạo. Nếu hướng dẫn có nhiều hơn một lựa chọn, thì phải chọn cách cho điều kiện nhiệt trường hợp xấu nhất. Nếu không chỉ ra khoảng cách, môđun PV thử nghiệm phải được lắp dẹt theo chiều ngang và trực tiếp trên bệ mà không cách.
Mặt sơn màu đen của bệ gỗ phải hướng về mẫu thử nghiệm và bệ phải được mở rộng ít nhất 60 cm ra ngoài môđun PV ở tất cả các mặt trừ khi môđun PV được lắp đặt ngay cạnh các môđun PV khác có kích thước tương tự.
Môđun PV cần thử nghiệm phải được nối với tải điện trở hoặc thiết bị theo dõi điểm công suất lớn nhất.
Trong quá trình thử nghiệm, phải được theo dõi các thông số sau:
• nhiệt độ của các thành phần và vật liệu của môđun PV, như được liệt kê bên dưới;
• nhiệt độ môi trường;
• bức xạ;
• tốc độ gió.
Nhiệt độ môi trường trong quá trình thử nghiệm có thể nằm trong dải từ 20 °C đến 45 °C. Bức xạ trong quá trình thử nghiệm phải từ 700 W/m2 đến 1 000 W/m2.
Nếu bức xạ không phải là 1 000 W/m2, thực hiện ít nhất hai phép đo tại các mức bức xạ khác (khác nhau ít nhất 80 W/ m2) rồi sau đó thực hiện ngoại suy bậc hai để xác định nhiệt độ môđun hiệu chỉnh ở mức bức xạ 1 000 W/m2.
Cho phép định vị lại (vết) bệ thử nghiệm để duy trì mức bức xạ nhất quán trong quá trình thử nghiệm.
Tất cả dữ liệu phải được lấy ở tốc độ gió nhỏ hơn 1 m/s.
Dữ liệu nhiệt độ ổn định cho từng vị trí thử nghiệm phải được thu thập. Ổn định nhiệt đạt được khi ba giá trị trung bình liên tiếp, được lấy cách nhau 5 min, cho thấy thay đổi nhiệt độ nhỏ hơn ± 2 K. Giá trị trung bình trong ngữ cảnh này được tính từ các số đọc lấy trong khoảng thời gian 1 min.
Nhiệt độ thành phần đo được (TOBS) phải được chuẩn hóa bằng cách cộng mức chênh lệch giữa nhiệt độ môi trường chuẩn 40 °C và nhiệt độ môi trường đo được (TENV) theo công thức:
TCON = TOBS + (40 °C – TENV)
trong đó TCON là nhiệt độ chuẩn hóa.
Nếu xuất hiện một tính năng không chấp nhận được trong quá trình thử nghiệm nhiệt độ và tính năng này là do điều kiện thử nghiệm mặc dù trong giới hạn quy định nhưng có thể nghiêm trọng hơn mức cần thiết – ví dụ nhiệt độ môi trường xung quanh gần giới hạn cho phép – thì thử nghiệm có thể được tiến hành trong các điều kiện gần tiêu chuẩn.
Các điểm đo thành phần điển hình bao gồm:
• Lớp phía trước của môđun PV ở trên tế bào trung tâm, nếu không phải bằng thủy tinh (tế bào có thể bị che phủ bởi cảm biến nhiệt độ phải được tránh trong chừng mực có thể).
• Lớp phía sau của môđun PV ở dưới tế bào trung tâm.
• Bề mặt bên trong hộp đầu nối.
• Đầu nối đi dây tại hiện trường.
• Cách điện của dây nối tại hiện trường.
• Thân của bộ nối bên ngoài (nếu có).
• Thân của điốt rẽ nhánh (nếu có).
Do có thể có nhiều biến thể trong kết cấu, có thể sử dụng nhiều điểm thu thập dữ liệu cho từng vị trí được trích dẫn, theo quyết định của phòng thử nghiệm.
10.15.3 Phương pháp dùng bộ mô mỏng mặt trời
10.15.3.1 Thiết bị thử nghiệm
Bộ mô phỏng nguồn mặt trời liên tục cấp BBC hoặc tốt hơn theo IEC 60904-9 chiếu từ đỉnh xuống bệ thử nghiệm được lắp theo chiều ngang với độ bức xạ trung bình 1 000 W/m2 trong khu vực thử nghiệm (khu vực của môđun PV cộng với 20 cm xung quanh môđun PV).
• Tế bào chuẩn để đo độ bức xạ trong mặt phẳng thử nghiệm.
• Bầu trời lạnh để tránh nhiệt từ nguồn sáng ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.
• Bệ thử nghiệm sơn đen song song với nguồn sáng có đủ độ bền cơ để tránh cong vênh dưới ảnh hưởng của nhiệt độ.
• Phương tiện lắp môđun PV thử nghiệm trực tiếp vào bệ thử nghiệm.
• Thiết bị đo gió cầm tay để đảm bảo tốc độ gió trong quá trình thử < 0,25 m/s; tốc độ gió thường gần đến 0 m/s trong quá trình thử nghiệm.
• Cảm biến nhiệt độ không khí, với hằng số thời gian bằng hoặc nhỏ hơn giá trị của môđun PV, được lắp đặt trong một hộp được che phủ có thông gió tốt. Cảm biến phải được đặt bên trái hoặc bên phải của bệ để không xảy ra ảnh hưởng nhiệt.
• Hệ thống theo dõi nhiệt độ có khả năng đo nhiệt độ thành phần môđun PV với độ chính xác ± 2 K.
• Hệ thống thu thập dữ liệu có khả năng ghi lại các tham số trong thời gian không quá 5 s.
• Thiết bị theo dõi điểm công suất lớn nhất hoặc tải điện trở có kích thước sao cho ở điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn (STC), môđun PV hoạt động gần điểm công suất tối đa.
10.15.3.2 Quy trình
Môđun PV cần thử nghiệm phải được lắp theo hướng nắng chiếu lên bệ sơn đen phù hợp với hướng dẫn lắp đặt của nhà chế tạo. Nếu hướng dẫn có nhiều hơn một lựa chọn, thì phải chọn cách cho điều kiện nhiệt trường hợp xấu nhất. Nếu không chỉ ra khoảng cách, môđun PV thử nghiệm phải được lắp dẹt theo chiều ngang và trực tiếp trên bệ mà không cách.
Mặt sơn màu đen của bệ gỗ phải hướng về mẫu thử nghiệm và bệ phải được mở rộng ít nhất 60 cm ra ngoài môđun PV ở tất cả các mặt trừ khi môđun PV được lắp đặt ngay cạnh các môđun PV khác có kích thước tương tự.
Môđun PV cần thử nghiệm phải được nối với tải điện trở hoặc thiết bị theo dõi điểm công suất lớn nhất.
Trong quá trình thử nghiệm, phải theo dõi các thông số sau:
• nhiệt độ của các thành phần và vật liệu của môđun PV, như được liệt kê bên dưới;
• nhiệt độ không khí;
• bức xạ;
• tốc độ gió, nếu yêu cầu (trong quá trình thử nghiệm, tốc độ gió thường gần đến 0 m/s).
Nhiệt độ không khí trong quá trình thử nghiệm phải duy trì trong phạm vi ± 3 K (bầu trời lạnh có thể đảm bảo rằng không khí trong phòng thử nghiệm đặt bộ mô phỏng không bị nóng lên).
Dữ liệu nhiệt độ ổn định cho từng vị trí thử nghiệm phải được thu thập. Ổn định nhiệt đạt được khi ba giá trị trung bình liên tiếp, được lấy cách nhau 5 min, cho thấy thay đổi nhiệt độ nhỏ hơn ± 2 K. Giá trị trung bình trong ngữ cảnh này được tính từ các số đọc lấy trong khoảng thời gian 5 min.
Nhiệt độ thành phần đo được (TOBS) phải được chuẩn hóa bằng cách cộng mức chênh lệch giữa nhiệt độ môi trường chuẩn 40 °C và nhiệt độ môi trường đo được (TENV) theo công thức:
TCON = TOBS + (40 °C – TAIR)
trong đó TCON là nhiệt độ chuẩn hóa.
Nếu xuất hiện một tính năng không chấp nhận được trong quá trình thử nghiệm nhiệt độ và tính năng này là do điều kiện thử nghiệm mặc dù trong giới hạn quy định nhưng có thể nghiêm trọng hơn mức cần thiết – ví dụ nhiệt độ môi trường xung quanh gần giới hạn cho phép – thì thử nghiệm có thể được tiến hành trong các điều kiện gần tiêu chuẩn.
Các điểm đo thành phần điển hình bao gồm:
• Lớp phía trước của môđun PV ở trên tế bào trung tâm, nếu không phải bằng thủy tinh (tế bào có thể bị che phủ bởi cảm biến nhiệt độ phải được tránh trong chừng mực có thể).
• Lớp phía sau của môđun PV ở dưới tế bào trung tâm.
• Bề mặt bên trong hộp đầu nối.
• Đầu nối đi dây tại hiện trường.
• Cách điện của dây nối tại hiện trường.
• Thân của bộ nối bên ngoài (nếu có).
• Thân của điốt rẽ nhánh (nếu có).
Do có thể có nhiều biến thể trong kết cấu, có thể sử dụng nhiều điểm thu thập dữ liệu cho từng vị trí được trích dẫn, theo quyết định của phòng thử nghiệm.
10.15.4 Tiêu chí đạt
Tiêu chí đạt như sau:
a) Nhiệt độ đo được không vượt quá bất kỳ giới hạn nhiệt độ áp dụng nào (ví dụ: TI/RTE/RTI) của bề mặt, vật liệu hoặc thành phần. Yêu cầu vật liệu nhiệt được nêu trong 5.5 của TCVN 12232-1 (IEC 61730-1).
b) Không có bằng chứng về các khuyết tật chính nhìn thấy được như xác định ở MST 01.
c) MST 16, MST 17 phải đáp ứng các yêu cầu giống như đối với các phép đo ban đầu.
TCVN 12232-1 (IEC 61730-1) yêu cầu báo cáo về nhiệt độ làm việc đo được tối đa như được xác định bằng phương pháp thử nghiệm này.
10.16 Thử nghiệm độ bền tại điểm nóng MST 22
Thử nghiệm này tương đương với MQT 09 của TCVN 6781-2 (IEC 61215-2). Mô tả cụ thể về kỹ thuật thử nghiệm có trong các phần 1-x của bộ TCVN 6781 (IEC 61215).
10.17 Thử nghiệm cháy MST 23
10.17.1 Mục đích
Môđun PV có thể phải chịu các điều kiện cháy bên ngoài và do đó cần được thử nghiệm đặc tính chống cháy khi chịu nguồn cháy có nguồn gốc từ bên ngoài môđun PV, có thể bao gồm tòa nhà mà chúng được lắp đặt hoặc tích hợp, hoặc từ một tòa nhà liền kề. Yêu cầu chống cháy đối với môđun PV dự kiến dùng cho các ứng dụng tòa nhà được xác định theo quy định của quốc gia.
Môđun PV là sản phẩm của tòa nhà – tức là đóng vai trò làm vật liệu lợp mái, phần tử tích hợp tòa nhà hoặc lắp đặt trên tòa nhà – phải tuân thủ các yêu cầu an toàn cụ thể theo quy phạm quốc gia về tòa nhà.
Cần lưu ý rằng các yêu cầu cơ bản về an toàn cháy không hài hòa quốc tế. Do đó, không thể xác định các yêu cầu chung về an toàn cháy của PV môđun vì việc công nhận kết quả thử nghiệm thường không được thực hiện.
Yêu cầu thử nghiệm cháy được đưa vào theo các khác biệt quốc gia trong tiêu chuẩn này. Các quốc gia mà sản phẩm của tòa nhà có khả năng chịu cháy bên ngoài hoặc bức xạ nhiệt không được đề cập trong các quy phạm về tòa nhà có thể tham khảo Phụ lục B.
10.18 Thử nghiệm khả năng bắt lửa MST 24
10.18.1 Mục đích
Thử nghiệm này xác định khả năng bắt lửa của các môđun PV bằng cách tác động trực tiếp của ngọn lửa nhỏ dưới bức xạ được ấn định bằng “0” bởi nguồn nhiệt bên ngoài sử dụng các mẫu thử hướng theo chiều thẳng đứng. Thử nghiệm này không thay cho thử nghiệm cháy: thử nghiệm này đánh giá khả năng bắt lửa mà không phải là tính dễ cháy của bề mặt bên ngoài của một môđun. Phương pháp thử được dựa trên ISO 11925-2.
Thử nghiệm có thể được thực hiện trên các môđun PV kích thước đầy đủ vì có thể không phải lúc nào cũng chuẩn bị được mẫu thử theo ISO 11925-2:2010 (Điều 5). Quy trình thử nghiệm nêu trong ISO 11925-2:2010, từ Điều 4 đến Điều 8, do đó được sửa đổi như mô tả dưới đây.
Nếu có thể chứng minh sự phù hợp với ISO 11925-2 bằng các phê chuẩn có sẵn thì có thể bỏ qua thử nghiệm này.
Nếu mẫu có thể được chuẩn bị theo Điều 5 của ISO 11925-2:2010 và giống với kiểu môđun PV cần thử nghiệm liên quan đến thành phần vật liệu của chúng thì quy trình thử nghiệm nêu trong ISO 11925-2 có thể được sử dụng mà không cần sửa đổi.
CHÚ THÍCH: Việc thực hiện các thử nghiệm bắt lửa có thể có nguy hiểm, ví dụ như giải phóng khí độc. Ngoài ra, cần thận trọng khi xử lý mẫu thử trong khi thử nghiệm.
10.18.2 Thiết bị
10.18.2.1 Quy định chung
Áp dụng Điều 4 của ISO 11925-2:2010 với các sửa đổi dưới đây. Không áp dụng 4.8, 4.11 và 4.12 của ISO 11925-2:2010.
10.18.2.2 Tủ thử nghiệm
Điều này khác với 4.2 của ISO 11925-2:2010.
Tủ thử phải có khả năng cung cấp môi trường có nhiệt độ 23 °C ± 5 °C và độ ẩm tương đối 50 % ± 20 % trong quá trình thử nghiệm. Hệ thống xả thích hợp phải đảm bảo rằng tốc độ không khí, tính từ bề mặt mẫu thử nghiệm 5 cm, không quá 0,2 m/s theo chiều thẳng đứng và 0,1 m/s theo chiều ngang.
10.18.2.3 Mỏ đốt
Điều này khác với 4.3 của ISO 11925-2:2010.
Mỏ đốt khí phù hợp với 4.3 của ISO 11925-2:2010 được sử dụng, có thể sử dụng theo chiều thẳng đứng hoặc nghiêng 45° so với trục thẳng đứng. Ngoài ra, mỏ đốt phải được xoay xung quanh trục thẳng đứng sao cho có thể đặt ngọn lửa thử nghiệm vào các thành phần mẫu bị che khuất (ví dụ như phần khung). Mỏ đốt phải được lắp sao cho nó có thể di chuyển hướng đến và ra xa mẫu mà không bị giật. Trong khi đặt ngọn lửa, mỏ đốt phải duy trì ở vị trí cố định. Các miếng đệm theo 4.9.2 và 4.9.3 của ISO 11925-2:2010 được sử dụng để định vị mỏ đốt.
Mỏ đốt phải được lắp van điều chỉnh tốt để đảm bảo điều khiển chính xác chiều cao ngọn lửa.
10.18.2.4 Giá giữ mẫu
Điều này khác với 4.5 và 4.6 của ISO 11925-2:2010.
Giá giữ mẫu phải có kết cấu sao cho mẫu thử được cố định một cách an toàn ở vị trí thẳng đứng. Mặt đáy của mẫu thử phải có chiều rộng lộ ra ít nhất 30 cm chịu tác động của ngọn lửa. Mẫu thử phải được đặt sao cho tác động của ngọn lửa có thể được xác định một cách tin cậy. Giá giữ mẫu phải có thể đặt mẫu có kích cỡ khác nhau theo hướng mặt cắt dọc và mặt cắt ngang.
10.18.3 Mẫu thử nghiệm
10.18.3.1 Quy định chung
Điều này thay thế Điều 5 của ISO 11925-2:2010.
Không áp dụng 5.1, 5.3 và 5.5 của ISO 11925-2:2010.
10.18.3.2 Kích thước
Điều này khác với 5.2 của ISO 11925-2:2010.
Nếu các môđun PV được thử nghiệm thì thử nghiệm theo kích thước thực. Đối với nhiều họ kiểu môđun, có thể chọn một kiểu môđun PV đại diện để thử nghiệm có cùng chất liệu, thành phần như các môđun PV mà nó đại diện. Thử nghiệm kích cỡ của một môđun PV cho các môđun PV của cùng một họ kiểu.
10.18.3.3 Số lượng mẫu
Điều này khác với 5.4 của ISO 11925-2:2010.
Thông thường một môđun PV là đủ để thực hiện tất cả các thử nghiệm cần thiết. Điểm đặt ngọn lửa được chọn và đánh dấu theo 10.18.5.1.
10.18.4 Ổn định
Điều này thay thế Điều 6 của ISO 11925-2:2010.
Mẫu phải được ổn định ở nhiệt độ 23 °C ± 2 °C và độ ẩm tương đối 50 % ± 5 % trong thời gian tối thiểu 48 h.
Các mẫu phải được bố trí trong môi trường ổn định sao cho không khí có thể lưu thông xung quanh từng mẫu riêng rẽ.
10.18.5 Quy trình
10.18.5.1 Quy định chung
Áp dụng Điều 7 của ISO 11925-2:2010 với các sửa đổi dưới đây.
10.18.5.2 Hoạt động sơ bộ
Điều này khác với 7.2 của ISO 11925-2:2010.
Mẫu thử nghiệm phải được cố định trong giá giữ mẫu và căn chỉnh thẳng đứng bằng cách sử dụng một mức.
Kiểm tra để đảm bảo rằng vận tốc không khí trên bề mặt mẫu thử phù hợp với 10.18.2.1.
Tất cả các vật liệu dễ cháy để hở phải được thử nghiệm. Vật liệu có độ dày khác nhau phải được thử nghiệm tối thiểu là tại điểm dày nhất và mỏng nhất. Điểm đặt ngọn lửa được thiết lập theo 4.9.2 (cạnh chịu ngọn lửa) và 4.9.3 (bề mặt chịu ngọn lửa) theo ISO 11925-2:2010 và phải được đánh dấu. Mỗi thử nghiệm phải được thực hiện trên ba vị trí mẫu tương đương.
Các thành phần như hộp kết nối, cáp và bộ nối không cần thử nghiệm theo phương pháp thử nghiệm này vì các thành phần này có yêu cầu về khả năng bắt lửa riêng được quy định trong TCVN 12232-1 (IEC 61730-1). Tương tự, các vật liệu không bắt lửa như thủy tinh và kim loại không cần phải thử nghiệm theo phương pháp thử nghiệm này.
10.18.5.3 Hoạt động thử nghiệm
Áp dụng 7.3.1 và 7.3.2 của ISO 11925-2:2010. Đối với 7.3.2, thời gian đặt ngọn lửa là 15 s.
Các điều kiện chịu ngọn lửa được mô tả trong 7.3.3 của ISO 11925-2:2010 được sửa đổi như sau.
Bề mặt chịu ngọn lửa
Ngọn lửa phải được đặt phía trên cạnh đáy của mẫu thử ít nhất 40 mm. Phải thử nghiệm từng bề mặt khác nhau, mà có thể phải chịu ngọn lửa trong thực tế.
Cạnh chịu ngọn lửa
Ngọn lửa phải được đặt vào cạnh đáy của mẫu. Điểm đặt ngọn lửa ở sau cạnh phía trước 1,5 mm. Nếu các cạnh của mẫu được làm bằng vật liệu không cháy (ví dụ: khung kim loại) thì có thể bỏ qua việc cho cạnh chịu ngọn lửa. Chỗ có thể tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa, có thể cần thử nghiệm chất kết dính khung.
Đối với sản phẩm nhiều lớp có các cạnh không được bảo vệ, phải thực hiện các thử nghiệm bổ sung. Trong trường hợp này, mỏ đốt phải được xoay 90° quanh trục thẳng đứng của nó để đặt ngọn lửa vào các lớp dễ cháy ở các cạnh bên của mẫu.
Không áp dụng 7.3.4 của ISO 11925-2:2010.
10.18.6 Thời gian thử nghiệm
Áp dụng 7.4.1 của ISO 11925-2:2010 (thời gian đặt ngọn lửa 15 s, tổng thời gian thử nghiệm 20 s).
10.18.7 Quan sát
Phải ghi lại kiểu đặt ngọn lửa (bề mặt chịu ngọn lửa và/hoặc cạnh chịu ngọn lửa).
Đối với từng thử nghiệm, ghi lại các kết quả sau:
a) bắt lửa có xảy ra hay không;
b) đầu ngọn lửa có đạt đến độ cao 150 mm tính từ điểm đặt ngọn lửa hay không, và thời gian xảy ra việc này;
c) chiều cao ngọn lửa tối đa trong quá trình thử nghiệm;
d) quan sát về đáp ứng của mẫu;
e) chiều dài của vùng bị phá hủy.
10.18.8 Tiêu chí đạt
Điều này thay thế Điều 8 của ISO 11925-2:2010.
Không bắt lửa hoặc trong điều kiện ngọn lửa tiếp xúc bề mặt và, trong trường hợp có yêu cầu, ngọn lửa tiếp xúc cạnh, với thời gian chịu ngọn lửa là 15 s, ngọn lửa không được cháy lan quá 150 mm theo chiều thẳng đứng tính từ điểm đặt ngọn lửa thử nghiệm, trong vòng 20 s kể từ thời điểm đặt.
10.19 Thử nghiệm nhiệt của điốt rẽ nhánh MST 25
Thử nghiệm này tương đương với MQT 18 của TCVN 6781-2 (IEC 61215-2). Cả hai MQT 18.1 và MQT 18.2 đều phải được thực hiện.
10.20 Thử nghiệm quá tải dòng điện ngược MST 26
10.20.1 Mục đích
Môđun PV gồm vật liệu dẫn điện chứa trong một hệ thống cách điện. Trong điều kiện sự cố dòng điện ngược, các dây dẫn điện và các tế bào của môđun PV buộc phải tiêu tán năng lượng nhiệt trước khi ngắt mạch điện bởi bộ bảo vệ quá dòng được lắp đặt trong hệ thống. Thử nghiệm này nhằm xác định khả năng chấp nhận rủi ro bắt lửa hoặc cháy do điều kiện này.
10.20.2 Quy trình
Môđun PV cần thử nghiệm được đặt lên giá đỡ với mặt của lớp phía trước hướng xuống để có đủ độ bền cơ tránh cong vênh dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, được phủ bởi một lớp giấy bản trắng. Độ dẫn nhiệt của giá đỡ không được lớn hơn 0,5 W/(m·K). Mặt sau của môđun PV phải được phủ hoàn toàn và tiếp xúc với một lớp giấy bản trắng. Mật độ của cả hai mảnh giấy bản trắng từ 12 g/m2 đến 30 g/m2 (ISO 4046-4).
Điốt chặn (không phải điốt rẽ nhánh) bất kỳ được cung cấp phải được loại bỏ (nối tắt). Thử nghiệm phải được tiến hành trong một khu vực không có gió lùa (xem IEC 60695-2-10 về yêu cầu tương đối).
Bức xạ trên khu vực tế bào của môđun PV phải nhỏ hơn 50 W/m2. Trong trường hợp có sự góp phần vào dòng quang điện của môđun PV (ví dụ như đi qua phía sau trong suốt hoặc tế bào hai mặt) thì phải được đảm bảo bằng cách cho qua một môi trường tối. Tấm che mờ bổ sung ở phía sau không được phép vì nó sẽ ảnh hưởng đến cách nhiệt.
Nguồn cung cấp điện một chiều trong phòng thử nghiệm phải được nối vào môđun PV với đầu ra dương nối với cực dương của môđun PV. Dòng điện ngược đặt vào (ITEST) phải bằng 135 % thông số bảo vệ quá dòng của môđun PV, như được cung cấp bởi nhà chế tạo. Dòng điện cung cấp thử nghiệm cần được giới hạn đến giá trị của ITEST và điện áp cung cấp thử nghiệm phải được tăng lên để tạo ra dòng ngược dòng chạy qua môđun PV. Thử nghiệm phải được tiếp tục trong 2 h hoặc cho đến khi có các kết quả cuối cùng (tức là các sự cố thử nghiệm, ví dụ như vỡ thủy tinh hoặc cháy), chọn điều kiện nào xảy ra trước.
Trong quá trình thử nghiệm dòng điện phải được giữ ổn định trong khoảng ± 2 % (điều này có thể yêu cầu điều chỉnh điện áp).
Thông số bảo vệ quá dòng tối đa của môđun PV có thể được hiểu là thông số của cầu chảy nối tiếp với môđun PV. Cầu chảy nối tiếp có thể được yêu cầu trong hệ thống lắp đặt dàn PV. Theo TCVN 12232-1 (IEC 61730-1), thông số bảo vệ quá dòng tối đa phải được cung cấp bởi nhà chế tạo.
CHÚ THÍCH: Phương pháp xác định khả năng giới hạn dòng điện ngược IR của môđun PV có trong EN 50380:2003.
10.20.3 Tiêu chí đạt
Tiêu chí đạt như sau:
a) Không được cháy môđun PV, cũng không cháy hoặc cháy xém giấy bản tiếp xúc với môđun PV.
b) MST 01 phải đáp ứng các yêu cầu giống như đối với các phép đo ban đầu.
c) MST 16 phải đáp ứng các yêu cầu giống như đối với các phép đo ban đầu.
d) MST 17 phải đáp ứng các yêu cầu giống như đối với các phép đo ban đầu.
10.21 Thử nghiệm vỡ môđun MST 32
10.21.1 Mục đích
Mục đích của thử nghiệm này để cung cấp sự tin cậy rằng có thể giảm thiểu rủi ro bị thương về thể chất nếu môđun PV bị vỡ trong hệ thống lắp đặt quy định.
Đối với các ứng dụng tích hợp tòa nhà hoặc trên không, có thể yêu cầu các thử nghiệm bổ sung theo quy phạm tòa nhà liên quan.
CHÚ THÍCH 1: MST 32 dựa trên ANSI Z97.1
CHÚ THÍCH 2: Thử nghiệm này không bao gồm điện giật, chỉ bao gồm, ví dụ như cắt xuyên và vết thương xuyên qua.
10.21.2 Thiết bị thử nghiệm
Thiết bị thử nghiệm như sau:
a) Thiết bị va đập là một túi được làm từ vật liệu thích hợp và có khả năng điền đầy đến khối lượng yêu cầu bằng cách sử dụng vật liệu điền đầy thích hợp (ví dụ như bi thép hoặc viên thép). Phía ngoài túi được quấn băng như trên Hình 5 để tránh các bề mặt không đồng đều như đường may. Khi được điền đầy, túi va đập phải có kích thước như được mô tả trên Hình 5 với khối lượng 45,5 kg ± 0,5 kg. Tỷ lệ giữa đường kính dài nhất và chiều cao trong khoảng từ 1:1,5 đến 1:1,4.
b) Khung thử nghiệm tương tự như trên Hình 6 và Hình 7 phải được cung cấp để giảm thiểu dịch chuyển và lệch trong quá trình thử nghiệm. Kết cấu khung và giằng bằng máng thép (xấp xỉ 100 mm x 200 mm hoặc lớn hơn) và mô men quán tính tối thiểu xấp xỉ 187 cm4. Khung phải được hàn hoặc được gắn chặt bằng bu lông tại các góc để giảm thiểu xoắn trong quá trình va đập. Khung cũng phải được bắt bu lông vào sàn để ngăn ngừa dịch chuyển trong quá trình thử nghiệm va đập.
10.21.3 Quy trình
Lắp mẫu môđun PV sao cho nó được đặt ở giữa và cứng vững trên khung thử nghiệm, sử dụng phương pháp và các bộ phận được mô tả bởi nhà chế tạo kể cả mô-men xoắn xác định nếu các vít được sử dụng để lắp. Nếu có thể có các tùy chọn lắp khác thì thử nghiệm cũng bao trùm phạm vi kỹ thuật lắp.
Quy trình như sau:
a) Khi dừng, túi va đập phải được cách bề mặt của mẫu môđun PV không quá 13 mm và cách tâm của mẫu môđun PV không quá 50 mm.
b) Nâng thiết bị va đập lên độ cao thả rơi là 300 mm so với bề mặt của mẫu môđun PV, để thiết bị va đập ổn định và sau đó thả rơi đập vào mẫu môđun PV.
10.21.4 Tiêu chí đạt
Môđun PV được đánh giá là đạt thử nghiệm vỡ môđun nếu nó đáp ứng các tiêu chí a) và b) hoặc c) sau:
a) Môđun PV có thể không tách ra khỏi kết cấu lắp đặt hoặc khung.
b) Không xảy ra vỡ.
c) Nếu vỡ môđun PV, không được có mảnh vỡ hoặc lỗ hở đủ lớn mà một hình cầu đường kính 76 mm có thể lọt qua tự do và không có phần tử nào lớn hơn 65 cm2 thoát ra khỏi mẫu. Để đo các phần tử này, phải tránh không để vỡ thành các mảnh nhỏ khi rơi xuống sàn, ví dụ: bằng tấm đệm.
Nếu mẫu thử nghiệm phải được kiểm tra theo 5.4.5 của TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016) (lắp vừa/lắp ép/lắp chặt) thì thử nghiệm tính liên tục của liên kết đẳng thế (MST 13) phải đạt trước và sau MST 32.
Hình 5 – Thiết bị va đập
Kích thước tính bằng milimét
Hình 6 – Khung thử nghiệm va đập 1
Hình 7 – Khung thử nghiệm va đập 2
10.22 Thử nghiệm đấu nối kiểu vít MST 33
10.22.1 Thử nghiệm đối với đấu nối kiểu vít thông dụng MST 33a
10.22.1.1 Quy định chung
Các thành phần như vít và đai ốc truyền áp lực tiếp xúc hoặc các thành phần có nhiều khả năng được làm chặt bởi người sử dụng phải được làm chặt và nới lỏng năm lần. Vít và đai ốc bằng vật liệu cách điện phải được tháo ra hoàn toàn trong từng thao tác nới lỏng vít.
Thử nghiệm được thực hiện bằng tuốc nơ vít hoặc cờ lê thử nghiệm thích hợp đặt mô-men xoắn như cho trong Bảng 7, ngoại trừ các vít bằng vật liệu cách điện được sử dụng trong cơ cấu chặn dây và mang trực tiếp trên cáp hoặc dây, mô-men xoắn là 0,5 Nm.
Nếu nhà chế tạo quy định mô-men xoắn cao hơn trong hướng dẫn lắp đặt, thì mô-men xoắn đó sẽ được sử dụng để thử nghiệm. Điều này sẽ được ghi trong báo cáo thử nghiệm.
Bảng 7 – Thử nghiệm mô men xoắn trên các vít theo IEC 60598-1:2014, Bảng 4.1
Đường kính ren ngoài danh nghĩa của vít mm |
Mômen xoắn Nm |
||
Kiểu 1 |
Kiểu 2 |
Kiểu 3 |
|
Đến và bằng 2,8 |
0,20 |
0,40 |
0,4 |
Lớn hơn 2,8 đến và bằng 3,0 |
0,25 |
0,50 |
0,5 |
Lớn hơn 3,0 đến và bằng 3,2 |
0,30 |
0,60 |
0,5 |
Lớn hơn 3,2 đến và bằng 3,6 |
0,40 |
0,80 |
0,6 |
Lớn hơn 3,6 đến và bằng 4,1 |
0,70 |
1,20 |
0,6 |
Lớn hơn 4,1 đến và bằng 4,7 |
0,80 |
1,80 |
0,9 |
Lớn hơn 4,7 đến và bằng 5,3 |
0,80 |
2,00 |
1,0 |
Lớn hơn 5,3 đến và bằng 6,0 |
– |
2,50 |
1,25 |
Lớn hơn 6,0 đến và bằng 8,0 |
– |
8,00 |
4,00 |
Lớn hơn 8,0 đến và bằng 10,0 |
– |
17,00 |
8,50 |
Lớn hơn 10,0 đến và bằng 12,0 |
– |
29,00 |
14,50 |
Lớn hơn 12,0 đến và bằng 14,0 |
– |
48,00 |
24,00 |
Lớn hơn 14,0 đến và bằng 16,0 |
– |
114,00 |
57,00 |
Hình dạng của lưỡi tuốc nơ vít thử nghiệm phải thích hợp với mũ vít cần thử nghiệm. Vít phải được xiết không giật. Hỏng nắp che được bỏ qua.
Kiểu 1 của Bảng 7 áp dụng cho cả vít kim loại không có mũ nếu vít không nhô ra khỏi lỗ khi đã xiết chặt.
Kiểu 2 áp dụng cho:
• các vít kim loại và các đai ốc khác;
• các vít bằng vật liệu cách điện
– có mũ sáu cạnh, có kích thước giữa các cạnh phẳng lớn hơn đường kính ren ngoài;
– có mũ hình trụ và lỗ dành cho chìa vặn có kích thước giữa các đỉnh đối điện lớn hơn đường kính ren ngoài;
– có mũ có rãnh thẳng hoặc rãnh chữ thập, chiều dài của rãnh lớn hơn 1,5 lần đường kính ren ngoài.
Kiểu 3 áp dụng cho các vít khác bằng vật liệu cách điện.
10.22.1.2 Tiêu chí đạt
Trong quá trình thử nghiệm, không được có hư hại ảnh hưởng đến việc sử dụng tiếp theo của đấu nối cố định hoặc đấu nối kiểu vít. Sau thử nghiệm, vẫn có thể đưa vào vít hoặc đai ốc bằng vật liệu cách điện theo cách dự kiến.
10.22.2 Thử nghiệm vít khóa MST 33b
10.22.2.1 Quy định chung
Khóa kiểu ren làm dịu việc phát nóng chỉ cho khóa thỏa đáng cho các đấu nối kiểu vít không chịu xoắn trong sử dụng bình thường. Các đấu nối như vậy sẽ được kiểm tra bằng cách cố gắng nới lỏng vít đã khóa với mô-men sau:
• 2,5 Nm đối với kích thước ren ≤ M 10 hoặc đường kính tương đương;
• 5,0 Nm cho kích thước ren > M 10 hoặc đường kính tương đương.
Mô-men xoắn thử nghiệm phải được đặt trong 1 min theo chiều kim đồng hồ và sau đó trong 1 min ngược chiều kim đồng hồ ở 25 °C và nhiệt độ chuẩn hóa tối đa được xác định bởi MST 21.
10.22.2.2 Tiêu chí đạt
Không xảy ra nới lỏng.
10.23 Thử nghiệm tải cơ tĩnh MST 34
10.23.1 Quy trình
Thử nghiệm này tương đương với MQT 16 của TCVN 6781-2 (IEC 61215-2).
MQT 15 có thể được bỏ qua.
10.23.2 Tiêu chí đạt
a) Các yêu cầu được áp dụng như trong TCVN 6781-2 (IEC 61215-2), MQT 16;
b) MST 13 phải đáp ứng các yêu cầu giống như vậy.
10.24 Thử nghiệm bóc tách MST 35
10.24.1 Mục đích
Mục đích của thử nghiệm này là đảm bảo chất lượng cách điện là mối ghép gắn kín. Việc này cung cấp sự tin cậy liên quan đến độ bền của chất kết dính giữa các lớp khác nhau có kết cấu cứng-mềm hoặc mềm-mềm của cụm môđun PV. Phương pháp thử nghiệm được lấy theo ISO 813 và xác định độ bền kết dính giữa các vật liệu polyme liên kết trên lớp phía trước hoặc lớp phía sau.
Không yêu cầu thử nghiệm này nếu khe hở không khí và chiều dài đường rò như yêu cầu bởi cấp, độ nhiễm bẩn và nhóm vật liệu phù hợp với một trong các số ở Bảng 3 hoặc Bảng 4 của TCVN 12232-1 (IEC 60730-1), một cách tương ứng.
Thử nghiệm này không áp dụng cho các cụm liên kết cứng-cứng (ví dụ như môđun PV thủy tinh/thủy tinh). Đánh giá bằng MST 36.
10.24.2 Yêu cầu lấy mẫu
Đối với các mối ghép gắn kín có chiều rộng ≤ 10 mm, phải sử dụng quy trình dưới đây để chuẩn bị hai tấm nhiều lớp đặc biệt (1 mẫu tham chiếu (chưa lão hóa) và 1 mẫu dùng cho thử nghiệm trình tự B) trong nhà máy:
Mẫu phải được chuẩn bị như minh họa trên Hình 8 cho tất cả các vị trí như quy định trên Hình 9. Một tấm phân cách (ví dụ như Teflon) được chèn dọc theo đường biên của mối ghép gắn kín cần thử nghiệm giữa lớp bao và tấm phía sau. Việc này là để đảm bảo rằng thử nghiệm bóc tách chỉ được tiến hành trên khu vực mối ghép gắn kín mà không phải trên kết hợp mối ghép gắn kín và lớp bao. Thử nghiệm phải ở sát với mối ghép gắn kín nhưng không xuyên qua khu vực mối ghép gắn kín. Đối với việc chuẩn bị mẫu thử nghiệm bóc tách cuối cùng và quy trình cắt, xem 10.24.4.
Nếu lớp phía trước có kết cấu không cứng và lớp phía sau có kết cấu cứng thì quy trình được áp dụng từ mặt phía trước.
Nếu lớp phía trước và lớp phía sau có kết cấu không cứng thì quy trình được áp dụng từ cả hai phía, giữ bề mặt không bị bóc tách áp dẹt vào một tấm phẳng bằng chất kết dính.
Để đánh giá chất lượng của mối ghép gắn kín > 10 mm, không cần chuẩn bị đặc biệt. Phải sử dụng tấm nhiều lớp điển hình.
CHÚ THÍCH: Vùng màu nhạt (vùng bóc tách) là phần cắt ra dùng cho thử nghiệm bóc tách sau khi ổn định.
Hình 8 – Chuẩn bị mẫu là mối ghép gắn kín ≤ 10 mm sử dụng tấm phân cách
10.24.3 Thiết bị thử nghiệm
Thiết bị thử nghiệm như sau:
a) Máy thử nghiệm kéo, phù hợp với các yêu cầu của ISO 5893, có khả năng đo lực với độ chính xác ứng với cấp 1 và với tốc độ di chuyển ngang của kẹp di chuyển là 50 mm/min ± 5 mm/min.
b) Cơ cấu cố định, để giữ mẫu thử nghiệm vào kẹp di chuyển của máy thử nghiệm ở điểm a) sao cho chiều kéo tạo ra sự phân tách trong thời gian thử nghiệm luôn luôn bằng 90° ± 10° so với mặt phẳng của liên kết giữa vật liệu polyme và lớp phía sau cứng, tức là tạo một góc 90° so với bề mặt của cơ cấu cố định.
10.24.4 Quy trình
Một môđun PV tham chiếu không có khung chưa được ổn định (thường là một môđun mới) và một môđun PV không có khung đã trải qua trình tự thử nghiệm B ở Hình 1 được sử dụng cho thử nghiệm bóc tách. Từng môđun phải được xử lý theo quy trình sau:
a) Ổn định các mẫu trong ít nhất 16 h ở 23 °C ± 2 °C, 50 % RH ± 10 % RH ngay trước thử nghiệm theo các yêu cầu của ISO 23529.
b) Chiều rộng mối ghép gắn kín > 10 mm (tấm nhiều lớp):
Sau khi ổn định, 10 dải (5 dải cho mỗi giao diện) có chiều rộng 10 mm ± 0,5 mm và chiều dài ít nhất 100 mm phải được cắt tại lớp phía trước mềm hoặc lớp phía sau mềm của các mẫu như trên Hình 9.5 dải được cắt cho mỗi giao diện kết dính. Các giao diện kết dính được đánh giá để phân loại như các mối ghép gắn kín có thể bao gồm lớp phía trước mềm hoặc lớp phía sau mềm đến vật liệu của mối ghép gắn kín (5 dải) và vật liệu của mối ghép gắn kín đến lớp phía sau cứng hoặc các lớp phía trước cứng (5 dải). Các dải phải được cắt từ cùng một mặt của môđun, tuy nhiên độ sâu cắt phải đến giao diện kết dính thích hợp.
c) Chiều rộng mối ghép gắn kín ≤ 10 mm (tấm nhiều lớp đặc biệt):
Sau khi ổn định, 10 dải có chiều rộng 10 mm ± 0,5 mm và chiều dài ít nhất 100 mm phải được cắt ra khỏi các mẫu như trên Hình 9. 5 dải được cắt cho mỗi giao diện kết dính. Các giao diện kết dính được đánh giá để phân loại như các mối ghép gắn kín có thể bao gồm lớp phía trước mềm hoặc lớp phía sau mềm đến vật liệu của mối ghép gắn kín (5 dải) và vật liệu của mối ghép gắn kín đến lớp phía sau cứng hoặc các lớp phía trước cứng (5 dải). Các dải phải được cắt từ cùng một mặt của môđun.
Lần cắt thứ nhất (vị trí xem Hình 9, vùng cắt, xem vùng màu nhạt trong Hình 8) dành cho thử nghiệm bóc tách của giao diện giữa lớp phía sau và vật liệu mối ghép gắn kín (tổng cộng 5 dải). Để kiểm tra giao diện giữa lớp phía trước cứng và vật liệu mối ghép gắn kín, lớp bao còn lại phải được cắt đến lớp phía trước cứng (lần cắt thứ hai, bên dưới vùng màu nhạt ở Hình 8 dọc theo tấm phân cách và mối ghép gắn kín) sao cho việc bóc tách này không bị ảnh hưởng bởi lớp bao. Phải cẩn thận để mối ghép gắn kín như vậy không bị ảnh hưởng (tổng cộng 5 dải).
Nếu các vùng khác trong môđun PV được phân loại là mối ghép gắn kín thì các vị trí được thể hiện trên Hình 9 có thể được mở rộng đến các vùng liên quan khác. Việc chèn tấm phân cách đối với mối ghép gắn kín có chiều rộng ≤ 10 mm phải được chấp nhận.
Ghi vào báo cáo các vùng trong đó các dải được cắt (ví dụ, bằng ảnh có kích thước).
Hình 9 – Môđun PV có các vị trí dùng cho các mẫu thử nghiệm bóc tách trên lớp phía trước hoặc lớp phía sau
d) Độ sâu cắt phải đủ để cắt hoàn toàn qua lớp mà chất kết dính được đo nhưng không cắt đáng kể lớp phía dưới. Một phần của dải đủ chiều dài để được kẹp bởi máy phải được tách ra bằng tay tại giao diện cần xem xét. Dải phải được gắn vuông góc với kẹp di chuyển của máy thử. Bắt đầu với thử nghiệm bóc tách và tiếp tục cho đến khi toàn bộ dải cần thử nghiệm bị bong hết. Cường độ bóc tách phải được đo trên chiều dài tối thiểu là 60 mm.
Để cung cấp khả năng so sánh tốt hơn của thử nghiệm bóc tách, nên sử dụng một định dạng để chuẩn bị mẫu.
Chiều dài một mảnh của dải được gắn vào kẹp phụ thuộc vào thiết kế kẹp. Thông thường 10 mm là đủ. Trong trường hợp cần dài hơn, cần tăng chiều dài khi chuẩn bị mẫu.
e) Đặt mẫu thử nghiệm đối xứng trong cơ cấu cố định. Đặt đầu tự do của dải vào kẹp. Di chuyển kẹp của máy thử nghiệm kéo ở 50 mm/min ± 5 mm/min cho đến khi việc tách rời hoàn thành. Ghi lại lực yêu cầu gây tách rời.
f) Vẽ đồ thị lực theo thời gian trên toàn bộ chiều dài của mẫu thử.
g) Ghi vào báo cáo độ bền kết dính, tính bằng newton trên mm, bằng cách chia lực (tính bằng N) được ghi lại cho chiều rộng của mẫu thử (tính bằng mm). Ghi vào báo cáo xem có quan sát thấy sự mất kết dính cho từng dải hay không.
h) Chỉ xem xét các mẫu cho thấy đặc tính bóc tách liên tục cho ít nhất 20 mm. Giá trị trung bình của giai đoạn liên tục đó phải được xem xét khi áp dụng tiêu chí đạt (10.23.4). Ngay cả khi lực tối đa đo được lệch đáng kể so với lực liên tục (hình so sánh như Hình 10 bên trái) thì phần liên tục của phép đo vẫn phải được xem xét.
i) Trong trường hợp kiểm tra bằng mắt (MST 01) cho thấy bọt hoặc tách lớp cách nhau 20 mm hoặc nhỏ hơn trong vùng của dải, thử nghiệm phải được tiến hành sao cho các vùng bị ảnh hưởng được bao trùm trong thử nghiệm bóc tách. Trong trường hợp có một bọt lớn duy nhất, vùng này phải được bao trùm trong thử nghiệm bóc tách.
Hình 10 – Các đường cong điển hình của phép đo bóc tách
10.24.5 Tiêu chí đạt
Môđun PV phải được đánh giá là đạt thử nghiệm bóc tách nếu lực mất kết dính của trung bình số học M đối với giao diện tương ứng trước (M1) và sau (M2) thử nghiệm ứng suất của trình tự B nhỏ hơn 50 %. Chênh lệch được xác định bằng cách so sánh giá trị trung bình của các kết quả của hai mẫu thử nghiệm.
Đối với từng kiểu môđun PV, phải thử nghiệm 5 mẫu tại mỗi giao diện. Giá trị liên quan cho tiêu chí đạt là giá trị trung bình của 5 mẫu. Trong trường hợp các số đo của các mẫu bị loại bỏ theo các tiêu chí dưới đây thì phải đánh giá ít nhất 3 mẫu có lực kết dính thấp nhất. Nếu cần, các mẫu bổ sung phải được chuẩn bị và đánh giá.
Nếu lực kết dính của giao diện cần đánh giá không đạt được (ví dụ, mất kết dính bên trong mối ghép gắn kín) hoặc mất kết dính của các giao diện khác hoặc rách hoặc vỡ mẫu trong khi thử nghiệm thì lực đỉnh đo được trước khi hỏng phải được sử dụng để đánh giá.
Nếu không có vị trí nào đáp ứng các yêu cầu của 10.24.2 và các yêu cầu của Hình 2 có thể được nhận dạng và thử nghiệm thì mẫu không đạt thử nghiệm.
10.25 Thử nghiệm độ bền kết dính MST 36
10.25.1 Mục đích
Mục đích của thử nghiệm này là đảm bảo chất lượng cách điện là mối ghép gắn kín. Việc này cung cấp sự tin cậy liên quan đến độ bền của chất kết dính giữa các lớp khác nhau có kết cấu cứng-cứng của cụm môđun PV. Thử nghiệm được mô tả trong ISO 4587 và xác định độ bền kết dính của các kết cấu nền cứng liên kết bởi vật liệu polyme.
Không yêu cầu thử nghiệm này nếu khe hở không khí và chiều dài đường rò như yêu cầu bởi cấp, độ nhiễm bẩn và nhóm vật liệu phù hợp với một trong các số ở Bảng 3 hoặc Bảng 4 của TCVN 12232-1 (IEC 60730-1), một cách tương ứng.
Thử nghiệm này không áp dụng cho các cụm liên kết cứng-mềm hoặc mềm-mềm (ví dụ như môđun PV thủy tinh/kim loại hoặc kim loại/kim loại). Đối với các cụm liên kết cứng-mềm hoặc mềm-mềm, áp dụng MST 35.
10.25.2 Mẫu thử nghiệm
20 mẫu phù hợp với ISO 4587:2003 làm từ các vật liệu, chiều dày và kết cấu bề mặt thủy tinh dùng cho lớp kính phía trước, sau và kết dính (mối ghép gắn kín) giống như sản phẩm cuối cùng (môđun PV). Kết dính của các mẫu phải đại diện ở mọi khía cạnh của sản phẩm cuối cùng và do đó được chế tạo bằng cách sử dụng các thông số sản xuất tương đương bao gồm các phương pháp loại bỏ và xử lý cạnh, xem Hình 11.
Nếu thủy tinh đã gia cường nhiệt được sử dụng trong sản xuất thì có thể sử dụng loại thủy tinh chưa luyện nhiệt tương đương dễ dàng để cắt mẫu hơn.
CHÚ DẪN:
1 Phần được giữ trong kẹp
2 Mối ghép gắn kín
3 Lớp kính phía trước của môđun PV
4 Lớp kính phía sau của môđun PV
Hình 11 – Mẫu thử nghiệm độ bền kết dính để chứng minh mối ghép gắn kín
10.25.3 Thiết bị thử nghiệm
Thiết bị thử nghiệm (máy thử nghiệm kéo) được quy định trong ISO 4587:2003, Điều 4.
10.25.4 Quy trình
Tổng cộng 20 lá thử nghiệm liên kết phải được chuẩn bị như mô tả ở 10.25.2. 10 lá thử nghiệm liên kết được sử dụng để xác định lực vỡ trước khi chịu thời tiết (M1) và 10 lá thử nghiệm liên kết được sử dụng để xác định lực vỡ sau khi chịu thời tiết (M2). Chu trình thử nghiệm được cho trên Hình 12. Ở thử nghiệm UV đầu tiên, kính phía trước chịu UV và thử nghiệm UV thứ hai, kính phía sau chịu UV.
Hình 12 – Chu trình thử nghiệm độ bền gắn kết
Ổn định mẫu trong ít nhất 16 h ở 23 °C ± 2 °C, 50 % RH ± 10 % RH ngay trước thử nghiệm theo các yêu cầu của ISO 23529.
Vận hành máy như quy định ở ISO 4587:2003.
Ghi lại lực lớn nhất khi vỡ làm lực vỡ đối với mẫu đó.
CHÚ THÍCH: Tốc độ thu được từ các giá trị trong ISO 4587:2003 tương đương với khoảng 0,8 mm/min.
10.25.5 Tiêu chí đạt
Thiết kế môđun PV phải được đánh giá là đạt thử nghiệm độ bền gắn kết nếu tổn hao tính bằng trung bình số học M (cho tất cả 10 mẫu) của lực vỡ đối với giao diện tương ứng trước và sau khi chịu thời tiết nhỏ hơn 50 %. Chênh lệch được xác định bằng cách so sánh các giá trị của hai lô mẫu được thử nghiệm.
CHÚ THÍCH: Độ bền gắn kết, tính bằng MPa, được tính bằng cách lấy lực vỡ, tính bằng Niu tơn, chia cho diện tích bị vỡ, tính bằng milimét vuông.
Trong trường hợp phần cứng bị vỡ cách xa các giao diện kiểm tra thì phải sử dụng kính dày và bền hơn. Sử dụng sự hỗ trợ thích hợp cho kính này được xem là đủ.
10.26 Thử nghiệm rão vật liệu MST 37
10.26.1 Mục đích
Mục đích của thử nghiệm rão vật liệu nhằm xác nhận rằng các vật liệu được sử dụng trong môđun PV không bị rão hoặc mất kết dính khi vận hành ở nhiệt độ cao nhất mà PV các môđun thường phải chịu. Cụ thể là thử nghiệm này xác định độ rão có thể có giữa các giao diện sau:
• lớp phía trước và lớp phía sau;
• lớp phía trước hoặc lớp phía sau gắn trực tiếp vào hệ thống lắp (ví dụ như thanh ray phía sau);
• hộp kết nối đến lớp phía sau tương ứng với lớp phía trước.
Không bắt buộc phải thực hiện thử nghiệm này nếu độ rão ở tất cả các giao diện được ngăn ngừa bằng phương tiện lắp cơ khí mà không chỉ dựa vào chất kết dính.
10.26.2 Thiết bị thử nghiệm
a) Tủ khí hậu có bộ điều khiển nhiệt độ tự động với các phương tiện lưu thông không khí bên trong có khả năng cho một hoặc nhiều môđun PV chịu các điều kiện quy định ở 10.26.3.
b) Phương tiện lắp hoặc đỡ môđun PV trong tủ để cho phép lưu thông tự do của không khí xung quanh.
c) Phương tiện đo và ghi nhiệt độ môđun PV đến độ chính xác ± 1 ° C.
10.26.3 Quy trình
a) Gắn bộ cảm biến nhiệt độ thích hợp vào mặt trước hoặc mặt sau của môđun PV ở gần giữa.
b) Lắp đặt môđun PV ở nhiệt độ phòng trong tủ khí hậu sử dụng phương pháp lắp đặt trong trường hợp xấu nhất được mô tả trong hướng dẫn lắp đặt. Từng môđun PV được lắp ở góc tối đa cho phép theo hướng dẫn lắp đặt; nếu không đưa ra góc tối đa thì môđun PV phải được lắp thẳng đứng trong tủ thử nghiệm.
c) Sau khi đóng tủ thử, cho môđun PV chịu nhiệt độ đến 105 °C ± 5 °C, không đưa thêm độ ẩm vào tủ thử. Nếu kiểu môđun cần đánh giá chỉ được thiết kế để sử dụng trong giá hở thì nhiệt độ là 90 °C ± 3 °C.
d) Trong quá trình thử nghiệm, ghi lại nhiệt độ môđun PV. Duy trì môđun PV tại nhiệt độ quy định trong 200 h.
10.26.4 Phép đo cuối cùng
Sau khi để môđun PV về nhiệt độ phòng, lặp lại các thử nghiệm MST 01, MST 11, MST 13, MST 16 và MST 17.
10.26.5 Tiêu chí đạt
Ngoài các tiêu chí đạt trong các thử nghiệm được liệt kê ở 10.26.4, các tiêu chí dưới đây phải được đáp ứng:
Đáp ứng chiều dài đường rò và khe hở không khí như được quy định trong Bảng 3 hoặc Bảng 4 của TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016) tùy theo cấp môđun PV theo IEC 61140.
10.27 Thử nghiệm độ bền chắc của đầu nối MST 42
Thử nghiệm này tương đương với MQT 14.1 và MQT 14.2 của TCVN 6781-2 (IEC 61215-2) và phải được thực hiện theo trình tự. MQT 14.2 cũng phải được thực hiện cho hộp kết nối phù hợp với IEC 62790 theo yêu cầu ở TCVN 12232-1 (IEC 61730-1).
Có thể bỏ qua MQT 15.
10.28 Thử nghiệm chu kỳ nhiệt MST 51
Thử nghiệm này tương đương với MQT 11 của TCVN 6781-2 (IEC 61215-2). Những thay đổi cụ thể về công nghệ của thử nghiệm có trong IEC 61215-1-x (x từ 1 đến 4). Hình 1 chỉ ra phiên bản được áp dụng cho các mẫu (50 chu kỳ hoặc 200 chu kỳ).
Có thể bỏ qua MQT 15.
10.29 Thử nghiệm độ ẩm-đóng băng MST 52
Thử nghiệm này tương đương với MQT 12 của TCVN 6781-2 (IEC 61215-2).
Có thể bỏ qua MQT 15.
10.30 Thử nghiệm nhiệt ẩm MST 53
Thử nghiệm này tương đương với MQT 13 của TCVN 6781-2 (IEC 61215-2). Trong tiêu chuẩn này, áp dụng hai phiên bản thử nghiệm. Một phiên bản với thời gian tiêu chuẩn như quy định trong TCVN 6781-2 (IEC 61215-2) (1 000 h) và một phiên bản với thời gian giảm xuống còn 200 h. Áp dụng phiên bản thử nghiệm như xác định trên Hình 1.
Có thể bỏ qua MQT 15.
10.31 Thử nghiệm UV MST 54
Thử nghiệm này tương đương với MQT 10 của TCVN 6781-2 (IEC 61215-2) ngoại trừ trong tiêu chuẩn này áp dụng liều chiếu UV khác nhau. Liều UV tiêu chuẩn thứ nhất như quy định ở TCVN 6781-2 (IEC 61215-2) và một liều chiếu bằng bốn lần liều chiếu theo được chiếu hai lần theo trình tự B. Môđun PV cho trình tự B phải được bức xạ trong chu kỳ 60 kWh/m2 thứ nhất từ phía trước của mẫu và từ phía sau của mẫu trong chu kỳ 60 kWh/m2 thứ hai. Bằng cách đó, phía trước và phía sau môđun PV đều chịu cùng một liều UV. Liều UV đặt vào ở MST 54 được áp dụng như xác định ở Hình 1.
Có thể bỏ qua MQT 15.
10.32 Thử nghiệm lạnh MST 55
10.32.1 Mục đích
Mục đích của thử nghiệm này nhằm đánh giá khả năng ứng dụng của môđun PV với độ nhiễm bẩn PD = 1. Thử nghiệm và trình tự thử nghiệm phù hợp với IEC 61010-1 và được điều chỉnh để phù hợp áp dụng cho các môđun PV.
10.32.2 Thiết bị thử nghiệm
Thử nghiệm phải được thực hiện trong tủ khí hậu có khả năng đáp ứng các yêu cầu ở quy trình thử nghiệm. Tủ khí hậu phải đáp ứng các yêu cầu của IEC 60068-3-5.
10.32.3 Quy trình
Ổn định lạnh phải được thực hiện theo quy định trong TCVN 7699-2-1 (IEC 60068-2-1), quy trình Ab.
a) Gắn bộ cảm biến nhiệt độ thích hợp vào mặt trước hoặc mặt sau của môđun PV ở gần giữa.
b) Đặt môđun PV trong tủ khí hậu.
c) Sau khi đóng tủ thử, môđun PV phải chịu nhiệt độ đến – 40 °C ± 3 °C trong 48 h.
CHÚ THÍCH: Dung sai nhiệt độ được lấy theo TCVN 7699-2-1 (IEC 60068-2-1), 6.2.
10.32.4 Tiêu chí đạt
Tiêu chí đạt như sau:
a) Không có bằng chứng về các khuyết tật chính nhìn thấy được như xác định ở MST 01.
b) MST 16 phải đáp ứng các yêu cầu giống như đối với các phép đo ban đầu.
10.33 Thử nghiệm nhiệt khô MST 56
10.33.1 Mục đích
Mục đích của thử nghiệm này nhằm đánh giá khả năng ứng dụng của môđun PV với độ nhiễm bẩn PD = 1. Thử nghiệm và trình tự thử nghiệm phù hợp với IEC 61010-1 và được điều chỉnh để phù hợp áp dụng cho các môđun PV.
10.33.2 Thiết bị thử nghiệm
Thử nghiệm phải được thực hiện trong tủ khí hậu có khả năng đáp ứng các yêu cầu ở quy trình thử nghiệm. Tủ khí hậu phải đáp ứng các yêu cầu của IEC 60068-3-5.
10.33.3 Quy trình
Ổn định nhiệt khô phải được thực hiện theo quy định trong IEC 60068-2-1, quy trình Ab.
a) Gắn bộ cảm biến nhiệt độ thích hợp vào mặt trước hoặc mặt sau của môđun PV ở gần giữa.
b) Đặt môđun PV trong tủ khí hậu.
c) Sau khi đóng tủ thử, môđun PV phải chịu nhiệt độ đến 105 °C ± 5 °C, độ ẩm tương đối nhỏ hơn 50 % trong 200 h. Nếu kiểu môđun cần đánh giá chỉ được thiết kế để sử dụng trong giá hở thì nhiệt độ là 90 °C ± 3 °C.
CHÚ THÍCH: Dung sai nhiệt độ được lấy theo IEC 60068-2-1, 6.2.
10.33.4 Tiêu chí đạt
Tiêu chí đạt như sau:
a) Không có bằng chứng về các khuyết tật chính nhìn thấy được như xác định ở MST 01.
b) MST 16 phải đáp ứng các yêu cầu giống như đối với các phép đo ban đầu.
Phụ lục A
(Tham khảo)
Khuyến cáo đối với thử nghiệm môđun PV của loạt sản xuất
A.1 Quy định chung
Phụ lục này đưa ra hướng dẫn xác nhận rằng các môđun PV của loạt sản xuất tiếp tục đáp ứng các yêu cầu an toàn tối thiểu của tiêu chuẩn này. Trong trường hợp có thể, được phép thực hiện các phép đo trên dây chuyền sản xuất trên cơ sở thời gian. Các thử nghiệm này được hiểu là các khuyến cáo và có thể được thay bằng các quy trình thử nghiệm khác mà có thể cho cùng thông tin.
Phải có các điều khoản để nắm bắt lỗi của cơ cấu chỉ thị do thiết bị hoạt động sai.
Các khuyến cáo này có thể được sử dụng để hài hòa việc giám sát nhà máy liên quan đến phép đo trên dây chuyền sản xuất.
Thông tin từ các thử nghiệm dây chuyền sản xuất có thể được yêu cầu khi giám sát nhà máy của tổ chức chứng nhận.
A.2 Công suất ra của môđun
Công suất điện ra cần được xác nhận trên cấu hình đi dây cuối cùng trên cơ sở 100 %. Kết quả từ phép đo đường cong I-V cũng có thể được sử dụng để xác nhận thông số dòng điện và điện áp nằm trong quy định kỹ thuật. Tất cả các giá trị sản xuất của Isc và Voc phải được bao trùm bởi dung sai của sản phẩm đạt chất lượng theo bộ TCVN 12232 (IEC 61730). Hiệu quả ổn định có thể có phải được xem xét nếu có thể có thay đổi của Isc và Voc khi vận hành dưới ánh sáng mặt trời. Thử nghiệm này cũng xác nhận rằng điốt rẽ nhánh không bị nối tắt.
A.3 Thử nghiệm cách điện ướt
Thử nghiệm này xác nhận rằng các đặc tính cách điện của bề mặt bên ngoài của các môđun PV của loạt sản xuất đáp ứng các yêu cầu về an toàn điện của tiêu chuẩn này.
Thử nghiệm được thực hiện theo MST 17 và được thực hiện với tỷ lệ lấy mẫu ít nhất 1 môđun PV của mỗi tấm nhiều lớp cho mỗi ca làm việc. Các mẫu thử nghiệm phải được đặt sang một bên cho đến khi tất cả các chất gắn kín đã được bố trí (có tính đến thời gian hong khô) và sau đó được thử nghiệm theo lô sau đó.
Tỷ lệ lấy mẫu có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào kết quả đo.
Điện áp thử nghiệm dựa trên định nghĩa ở thử nghiệm MST 17 bao gồm một hệ số Y.
UTHỬ NGHIỆM = USYS × Y
Y = 1 được sử dụng với thời gian thử nghiệm tối thiểu 1 min. Y = 1,2 được sử dụng với thời gian thử nghiệm tối thiểu trong 5 s. Thời gian tăng đối với điện áp thử nghiệm được chọn sao cho không xảy ra phóng điện đánh thủng trong bất kỳ thời gian nào. Trong quá trình thử nghiệm, không xảy ra phóng điện đánh thủng ở điện áp thử nghiệm.
Phạm vi nhiệt độ của nước từ 15 °C đến 45 °C. Dòng điện rò phải được hiệu chỉnh ở 25 °C sử dụng hệ số hiệu chỉnh đã được chứng minh cho môđun PV, được xác định cho từng loại môđun PV.
Đối với thiết kế môđun PV không có khung, nên sử dụng tỷ lệ lấy mẫu 100 % (ví dụ, để lọc hỏng hóc do vỡ trên dây chuyền sản xuất trước khi đóng hộp) như một phần của các thử nghiệm cuối cùng về môđun trước khi dán nhãn.
Đối với các môđun PV có mối ghép gắn kín, nên sử dụng tỷ lệ lấy mẫu 100 %. UTHỬ NGHIỆM phải được tăng 1,35 lần theo yêu cầu của TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016), 5.6.3.4.
A.4 Kiểm tra bằng mắt
Kiểm tra bằng mắt được thực hiện trên cơ sở 100 % nhằm xác nhận rằng khe hở không khí (khoảng cách của các bộ phận mang điện đến các cạnh môđun PV) nằm trong quy định kỹ thuật của sản phẩm. Khuyến nghị thực hiện việc kiểm tra này trước quá trình tạo khung, nếu áp dụng.
Phải đặc biệt cẩn thận nếu mối ghép gắn kín được sử dụng để cách điện. Môđun PV sử dụng các mối ghép gắn kín phải được kiểm tra dọc theo tất cả các cạnh và các khu vực có mối ghép gắn kín trên cơ sở 100 % nhằm xác nhận các tiêu chí kiểm tra bằng mắt khoảng cách giữa các mối ghép gắn kín như xác định ở 10.2.3 c) được đáp ứng.
A.5 Điốt rẽ nhánh
Kiểm tra xác nhận hoạt động đúng của điốt rẽ nhánh được thực hiện trên tỷ lệ lấy mẫu 100 %.
Có thể áp dụng ba phương pháp thử nghiệm thay thế:
a) Thực hiện các phép đo I-V bổ sung liên tiếp cùng với xác định công suất lớn nhất với một tế bào của từng chuỗi trong mạch liên kết được che phủ hoàn toàn. Điốt rẽ nhánh thuộc chuỗi hoạt động đúng nếu đặc tính uốn ở đường cong I-V được tuân thủ.
b) Thử nghiệm độ dẫn điện có thể được thực hiện với các đầu nối của môđun PV được nối ngược cực tính đến nguồn dòng điện. Luồng dòng điện và điện áp rơi trên các đầu nối của môđun PV có thể được sử dụng làm chỉ báo rằng các điốt này hoạt động đúng.
c) Các đặc tính I-V của tất cả các điốt có thể được xác nhận ngay trước khi lắp ráp chúng. Nếu điốt rẽ nhánh nằm trong hộp kết nối thì việc này có thể được thực hiện thông qua phép đo tại các đầu nối tương ứng của hộp kết nối. Điều kiện trước hết cho phương pháp thứ hai là một kế hoạch thích hợp để giảm thiểu ảnh hưởng có thể có của phóng tĩnh điện trên các điốt trong sản xuất.
CHÚ THÍCH: Quy trình kiểm tra xác nhận điốt rẽ nhánh có thể là MQT 18.2 của TCVN 6781-2 (IEC 61215-2) và IEC TS 62916.
A.6 Thử nghiệm tính liên tục của liên kết đẳng thế
Các môđun PV được cung cấp một đấu nối cho liên kết đẳng thế phải chịu thử nghiệm tính liên tục của liên kết đẳng thế (MST 13). Với tỷ lệ lấy mẫu là 1 môđun PV cho một trạm khung trên mỗi ca làm việc chứng minh sự liên tục về điện giữa đấu nối đất và tất cả các bộ phận dẫn điện tiếp cận được. Bất kỳ cơ cấu chỉ thị thích hợp nào cũng có thể được sử dụng (nguồn cung cấp dòng điện kết hợp với phép đo dòng điện và điện áp).
Môđun PV không có khung hoặc vị trí liên kết đẳng thế được xác định không phải thực hiện theo yêu cầu này.
Phụ lục B
(Tham khảo)
Thử nghiệm cháy, thử nghiệm cháy lan và thử nghiệm nung đối với môđun PV
B.1 Quy định chung
Các môđun PV được lắp trong hoặc trên các tòa nhà, nói chung, phải đáp ứng các quy định và yêu cầu quốc gia về tòa nhà và xây dựng. Nếu không có sẵn các yêu cầu này thì có thể sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia dưới đây đưa ra thông tin về thử nghiệm:
TCVN 9311-1 (ISO 834-1), Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng – Phần 1: Yêu cầu chung
TCVN 9311-3 (ISO 834-3), Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng – Phần 3: Chỉ dẫn về phương pháp thử và áp dụng số liệu thử nghiệm
ISO 5657, Reaction to fire tests – Ignitability of building products using a radiant heat source (Phản ứng với thử nghiệm cháy – Khả năng bắt cháy của sản phẩm tòa nhà sử dụng nguồn nhiệt bức xạ)
ISO 13501-5:2005, Fire classification of construction products and building elements – Part 5: Classification using data from external fire exposure to roofs tests (Phân loại cháy của sản phẩm xây dựng và bộ phận của tòa nhà)
ENV 1187-1 through -4, Test methods for roof coverings under the influence of a thermal attack of burning brands and radiant heat (Phương pháp thử nghiệm dùng cho các mái che dưới ảnh hưởng của va đập nhiệt của nhiệt nung và nhiệt bức xạ)
ANSI/UL 790, Standard Test Methods for Fire Tests of Roof Coverings (Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn dùng cho thử nghiệm cháy của các mái che)
ANSI/UL 1703:2015, Flat-plate photovoltaic modules and panels (Môđun và panel quang điện tấm phẳng)
B.2 Thử nghiệm cháy đối với môđun PV dựa trên ENV 1187
B.2.1 Quy định chung
Các phương pháp thử nghiệm cháy ENV 1187, từ phần 1 đến phần 4, khác nhau về nhiệt bức xạ, các vật nung được sử dụng, luồng không khí bổ sung (mô phỏng gió), góc nghiêng, số lượng và kích thước của mẫu thử nghiệm yêu cầu. Tiêu chí đạt cho từng phương pháp thử được mô tả trong ISO 13501-5.
Nói chung, hệ thống PV tích hợp tòa nhà phải được thử nghiệm cùng với hệ thống lắp đặt xác định theo hướng dẫn lắp đặt của nhà chế tạo môđun PV. Khi thử nghiệm môđun PV, vật liệu lắp và các mối nối giữa các môđun PV cũng như vật liệu bịt phải được xem xét và đưa vào trong bố trí thử nghiệm.
Các yêu cầu về mẫu thử nghiệm đối với phương pháp thử nghiệm dựa trên ENV 1187-1 (phân loại BROOF (t1)) được mô tả dưới đây như một ví dụ.
B.2.2 Cháy bên ngoài tiếp xúc với mái
Phần 1: Các phương pháp thử nghiệm mô phỏng việc tiếp xúc với vật nung, không có gió hoặc nhiệt bức xạ bổ sung.
Thử nghiệm có thể được thực hiện cho một hoặc cả hai góc nghiêng của mái từ 0° đến 45° ở 15° và góc nghiêng mái từ 45° đến 90° ở 45°.
Yêu cầu cho độ dốc của mái
• Kết cấu mái thực tế bao gồm dầm ngang và tất cả các bộ phận gắn với môđun PV được lắp đặt giống như trong lắp đặt hệ thống cuối cùng phải được cung cấp bởi nhà chế tạo môđun PV.
• Kích thước tối thiểu đối với sàn thử nghiệm là 0,8 m x 1,8 m. Vì cũng cần thiết để thử nghiệm các khớp nối ngang và thẳng đứng, một số mẫu có thể được yêu cầu để xây dựng sàn thử nghiệm hoàn chỉnh.
Hình B.1 đưa ra một ví dụ về bố trí thử nghiệm dùng cho thử nghiệm cháy theo ENV 1187-1.
Kích thước tính bằng mét.
Hình B.1 – Ví dụ về bố trí thử nghiệm dùng cho thử nghiệm cháy
• Bốn môđun PV được yêu cầu cho mỗi thử nghiệm (nếu phải xem xét các góc nghiêng của mái khác nhau thì số lượng mẫu được tăng lên tương ứng). Một khớp nối thẳng đứng và một khớp nối ngang trên nóc mái và hai thành phần gây cháy được đặt vào giữa trên một môđun PV được thử nghiệm. Theo đó, lửa đi qua và ảnh hưởng của lớp chức năng bên dưới có thể có như cách nhiệt và mối bịt được thử nghiệm.
• Đối với môđun PV tích hợp tòa nhà, quy trình định vị các thành phần gây cháy phải phù hợp với các hướng dẫn được xác định ở trên cho tất cả các phương pháp thử nghiệm ENV 1187.
• Đối với môđun PV đưa vào tòa nhà, thử nghiệm cháy có thể được giới hạn chỉ cho một môđun PV và một vật nung ở giữa, miễn là không sử dụng vật liệu polyme tại các mối liên kết (khớp nối), bộ phận lắp hoặc bộ phận khung.
B.2.3 Phân loại theo ISO 13501-5
Tiêu chí phân loại:
• Cháy bên ngoài và bên trong lan lên trên < 0,7 m.
• Cháy bên ngoài và bên trong lan xuống dưới < 0,6 m.
• Chiều dài bên ngoài và bên trong đã đốt cháy tối đa < 0,8 m.
• Không có vật liệu cháy như giọt lửa rơi xuống và mảnh vụn của khu vực tiếp xúc với lửa.
• Không có các mảnh cháy hoặc nóng đỏ xuyên qua kết cấu mái.
• Không có lỗ hở (do cháy xuyên qua) > 25 mm2.
• Tổng diện tích tất cả các lỗ hở do cháy xuyên qua < 4 500 mm2.
• Cháy lan về một phía không lan tới biên của khu vực thử nghiệm.
• Không nóng đỏ bên trong.
• Bán kính cháy lan tối đa trên các mái “ngang”, bên ngoài và bên trong < 0,2 m.
B.3 Thử nghiệm cháy môđun PV dựa trên ANSI/UL 1703
Khả năng chống cháy của các môđun PV được lắp đặt lên hoặc trên nóc mái tòa nhà đã được chứng minh là phụ thuộc không chỉ vào các đặc tính dễ cháy của môđun PV. Trong thực tế, khả năng chống cháy của môđun PV phụ thuộc nhiều vào sự kết hợp và cấu hình của vật liệu mái, hệ thống lắp giá, và các môđun PV như một hệ thống. Kết quả của những phát hiện này là các thử nghiệm cháy hệ thống PV đã được phát triển để thiết lập phân loại khả năng chống cháy cho các hệ thống PV nhất quán với phân loại cháy của vật liệu mái.
Để giảm số lượng các thử nghiệm yêu cầu để bao trùm tất cả các kết hợp có thể có của môđun PV với hệ thống giá PV và vật liệu mái, hai khái niệm mới được đưa ra:
a) Kiểu môđun PV tùy chọn phân nhóm các môđun PV có kết cấu tương tự, đặc tính cháy lan của ngọn lửa và đặc tính của vật nung. Việc này cho phép thay thế môđun PV của một kiểu cụ thể với môđun PV bất kỳ cùng kiểu mà không ảnh hưởng đến thông số cháy của hệ thống PV.
b) Sử dụng vật liệu mái thông dụng để thử nghiệm, đáp ứng yêu cầu tính năng cụ thể để đại diện cho tất cả các vật liệu mái. Một bộ yêu cầu về kết cấu vật liệu mái và tính năng đã được thiết lập cho các ứng dụng mái dốc đứng và một bộ khác cho các ứng dụng mái thoải.
Các yêu cầu về kết cấu tính năng cháy của hệ thống PV và kiểu môđun PV được nêu chi tiết trong ANSI/UL 1703:2015, Điều 16. Phương pháp thử nghiệm đối với phân loại tính năng cháy của hệ thống PV được quy định trong ANSI/UL 1703:2015, Điều 31.
Các môđun PV dự kiến được tích hợp vào cấu trúc tòa nhà (môđun BIPV) được đánh giá để phân loại cháy như vật liệu mái theo các yêu cầu của UL 790 như được quy định trong ANSI/UL 1703:2015, Điều 16.
Để đánh giá đáp ứng của môđun PV với sự lan truyền cháy cơ bản không xem xét hệ thống lắp của nó, có thể được sử dụng ANSI/UL 1703:2015, 31.1.2 và 31.1.3.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Phân loại thử nghiệm
4.1 Quy định chung
4.2 Thử nghiệm ứng suất môi trường
4.3 Kiểm tra chung
4.4 Thử nghiệm nguy hiểm điện giật
4.5 Thử nghiệm nguy cơ cháy
4.6 Thử nghiệm ứng suất cơ
5 Các cấp và quy trình thử nghiệm cần thiết của chúng
6 Lấy mẫu
7 Báo cáo thử nghiệm
8 Thử nghiệm
9 Tiêu chí đạt
10 Quy trình thử nghiệm
10.1 Quy định chung
10.2 Kiểm tra bằng mắt MST 01
10.3 Tính năng ở điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn (STC) MST 02
10.4 Xác định công suất lớn nhất MST 03
10.5 Thử nghiệm chiều dày cách điện MST 04
10.6 Độ bền của nhãn MST 05
10.7 Thử nghiệm cạnh sắc MST 06
10.8 Thử nghiệm điốt rẽ nhánh MST 07
10.9 Thử nghiệm khả năng tiếp cận MST 11
10.10 Thử nghiệm tính dễ cắt MST 12
10.11 Thử nghiệm tính liên tục của liên kết đẳng thế MST 13
10.12 Thử nghiệm điện áp xung MST 14
10.13 Thử nghiệm cách điện MST 16
10.14 Thử nghiệm dòng điện rò ướt MST 17
10.15 Thử nghiệm nhiệt độ MST 21
10.16 Thử nghiệm độ bền tại điểm nóng MST 22
10.17 Thử nghiệm cháy MST 23
10.18 Thử nghiệm khả năng bắt lửa MST 24
10.19 Thử nghiệm nhiệt của điốt rẽ nhánh MST 25
10.20 Thử nghiệm quá tải dòng điện ngược MST 26
10.21 Thử nghiệm vỡ môđun MST 32
10.22 Thử nghiệm đấu nối kiểu vít MST 33
10.23 Thử nghiệm tải cơ tĩnh MST 34
10.24 Thử nghiệm bóc tách MST 35
10.25 Thử nghiệm độ bền kết dính MST 36
10.26 Thử nghiệm rão vật liệu MST 37
10.27 Thử nghiệm độ bền chắc của đầu nối MST 42
10.28 Thử nghiệm chu kỳ nhiệt MST 51
10.29 Thử nghiệm độ ẩm-đóng băng MST 52
10.30 Thử nghiệm nhiệt ẩm MST 53
10.31 Thử nghiệm UV MST 54
10.32 Thử nghiệm lạnh MST 55
10.33 Thử nghiệm nhiệt khô MST 56
Phụ lục A (tham khảo) – Khuyến cáo đối với thử nghiệm môđun PV của loạt sản xuất
Phụ lục B (tham khảo) – Thử nghiệm cháy, thử nghiệm cháy lan và thử nghiệm nung đối với môđun PV
1 Đã có TCVN 7326-1:2003 (IEC 60950-1:2001).