Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12236:2018 (CIE S 017:2011) về Từ vựng chiếu sáng quốc tế
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12236:2018
CIE S 017:2011
TỪ VỰNG CHIẾU SÁNG QUỐC TẾ
International lighting vocabulary
Lời nói đầu
TCVN 12236:2018 hoàn toàn tương đương với CIE S 017:2011;
TCVN 12236:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E11 Chiếu sáng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TỪ VỰNG CHIẾU SÁNG QUỐC TẾ
International lighting vocabulary
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ liên quan đến tất cả các vấn đề về ánh sáng và chiếu sáng, màu sắc và sự nhìn, quang sinh học và công nghệ hình ảnh.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
A
17-1
Hiện tượng Abney
Sự thay đổi màu được tạo ra bằng cách giảm độ tinh khiết của kích thích màu sắc trong khi vẫn giữ bước sóng trội và độ chói không đổi
17-2
Định luật Abney
Định luật thực nghiệm nói rằng nếu 2 kích thích màu, A và B, được cảm nhận là có độ sáng bằng nhau và 2 kích thích màu khác, C và D, được nhận thấy có độ sáng bằng nhau, khi đó phối trộn cộng thêm của A với C và B với D cũng sẽ được cảm nhận là có độ sáng bằng nhau
CHÚ THÍCH: Hiệu lực của định luật Abney phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện quan sát
17-3
Sụt áp âm cực bất thường
Sụt áp âm cực phụ thuộc vào dòng phóng điện, được phân bố trên toàn bộ bề mặt hoạt động của cực âm
17-4
Đầu đo nhiệt tuyệt đối
Đầu đo nhiệt bức xạ quang học có thể trực tiếp so sánh thông lượng bức xạ với công suất điện Thuật ngữ tương đương: “đầu đo nhiệt tự hiệu chuẩn”
17-5
Hệ số hấp thụ [α]
Tỷ lệ giữa thông lượng bức xạ hấp thụ hoặc quang thông và thông lượng tới trong những điều kiện quy định
Đơn vị: 1
17-6
Sự hấp thụ
Quá trình năng lượng bức xạ được chuyển thành một dạng năng lượng khác bởi sự tương tác với vật chất
17-7
Chiếu sáng nhấn
Chiếu sáng định hướng để nhấn mạnh một vật cụ thể hoặc để thu hút sự chú ý đến một điểm trong trường nhìn
17-8
Vùng tiếp cận (của đường hầm)
Một phần của con đường ngay phía ngoài (trước mặt) cửa vào đường hầm, với khoảng cách từ đó một người lái xe đang đến gần có thể nhìn vào đường hầm
CHÚ THÍCH: Vùng tiếp cận bắt đầu tại khoảng cách dừng phía trước cửa hầm và kết thúc tại cửa hầm.
17-9
Độ chói vùng tiếp cận
Giá trị trung bình của độ chói trong một trường nhìn hình nón, bao một góc 20° tại mắt của người lái xe đang đến gần và tập trung vào một điểm ở độ cao một phần tư của chiều cao của cửa hầm
17-10
Sự điều tiết
Sự điều chỉnh số diop của thủy tinh thể để hình ảnh của vật thể, tại khoảng cách nhất định, hội tụ lên võng mạc
17-11
Màu vô sắc
1. Về nhận thức: màu cảm nhận không có sắc
CHÚ THÍCH: Các tên màu trắng, xám và đen thường được sử dụng để chỉ vật thể hoặc truyền qua đối tượng, không màu và trung tính.
2. Ý nghĩa tâm-vật lý: xem “kích thích vô sắc” (17-12)
17-12
Kích thích vô sắc
Kích thích, trong các điều kiện thích nghi phổ biến, gây ra màu cảm nhận vô sắc
CHÚ THÍCH: Trong phép đo màu sắc vật thể, kích thích màu được tạo ra bởi bộ khuếch tán phản xạ hoặc truyền qua thường được coi là một kích thích vô sắc đối với tất cả các nguồn sáng, ngoại trừ những nguồn sáng màu.
17-13
Quang hóa
1. Áp dụng cho bức xạ: có khả năng tạo ra một hiệu ứng quang hóa; thể hiện tính quang hóa
2. Áp dụng cho các khái niệm hoặc thiết bị khác: đề cập đến tính quang hóa
CHÚ THÍCH 1: Một hiệu ứng quang hóa tự nhiên là một sự thay đổi hóa học gây ra bởi bức xạ tự nhiên. Ví dụ như: sự hình thành ô-dôn trong khí quyển, sự quang hợp, sự nhìn trong ánh sáng ban ngày.
CHÚ THÍCH 2: Một hiệu ứng quang hóa nhân tạo là một sự thay đổi quang hóa gây ra bởi bức xạ quang học hình thành nhân tạo dưới điều kiện có kiểm soát. Ví dụ: điều khiển sự tăng trưởng của thực vật bằng ánh sáng lập trình theo thời gian, chiếu sáng gia cầm để tăng sản lượng trứng, xử lý trị liệu bằng đèn chuyên dụng.
CHÚ THÍCH 3: Hiệu ứng quang hóa trực tiếp là hiệu ứng xảy ra tại địa điểm hấp thụ năng lượng bức xạ gây ra hiệu ứng. Một ví dụ về điều này là chuyển đổi dehydrocholesterol-7 thành tiền vitamin D3. Hiệu ứng quang hóa gián tiếp xảy ra cách xa nơi hấp thụ năng lượng bức xạ gây ra hiệu ứng. Sư khác biệt giữa một hiệu ứng quang hóa trực tiếp và gián tiếp chủ yếu áp dụng đối với sự thay đổi quang sinh học. Sự kích thích quang học các tuyến nội tiết là một ví dụ về hiệu ứng quang hóa gián tiếp, như sự chuyển đổi của tiền vitamin D3 thành vitamin D bằng phản ứng nhiệt không quang hóa
7-14
Liều quang hóa [Hact]
Lượng có được bằng cách đánh giá có trọng số phổ bức xạ phơi nhiễm (liều) theo phổ tác động quang hóa
Hact=∫∫El(t)sact(l)dldt
trong đó El (t) là bức xạ phổ đo bằng W·m-2·nm–1 và sact(l) là phổ tác động quang hóa được chuẩn hóa bằng 1 ở giá trị lớn nhất
Đơn vị: J·m-2
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này hàm ý rằng phổ tác động được áp dụng cho hiệu ứng quang hóa cần xem xét, và giá trị tối đa của nó là 1. Khi đưa ra một số lượng định lượng, cần thiết phải xác định liều lượng có ý nghĩa theo phổ tác động quang hóa nào, bởi vì đơn vị là như nhau
17-15
Hiệu ứng quang hóa gián tiếp
Hiệu ứng quang hóa xảy ra cách xa vị trí hấp thụ năng lượng bức xạ gây ra hiệu ứng này
CHÚ THÍCH: Việc phân biệt giữa hiệu ứng quang hóa trực tiếp và gián tiếp chủ yếu áp dụng cho các thay đổi về sinh học. Sự kích thích quang của các tuyến nội tiết là một ví dụ về hiệu ứng quang hóa gián tiếp
17-16
Tính quang hóa
Thuộc tính của bức xạ quang học cho phép nó gây ra những thay đổi quang hóa trên các vật chất sinh học hoặc phi sinh học nhất định
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này không còn được sử dụng rộng rãi nữa.
17-17
Phổ tác động
Hàm hiệu quả quang phổ tương đối của bức xạ quang đối với một hiệu ứng quang hóa quy định, trong một hệ thống được quy định; còn được gọi là: hiệu suất phổ quang hóa của bức xạ đơn sắc có cùng cường độ để tạo ra hiện tượng đó trong hệ thống này là một hàm của bước sóng
Thuật ngữ tương đương: “hàm trọng số phổ”
CHÚ THÍCH 1: Phổ tác động chuẩn hóa là sự phụ thuộc của bước sóng vào nghịch đảo của liều bức xạ đơn sắc cần thiết để tạo ra một phản ứng (sinh học) nhất định; phổ tác động thường được chuẩn hóa bằng 1 tại bước sóng “tác động tối đa”, nghĩa là, liều nhỏ nhất đủ để tạo ra hiệu ứng cần thiết.
CHÚ THÍCH 2: Cũng được gọi là: phổ quang hóa
17-18
Sự thích nghi
Quá trình mà nhờ đó trạng thái của hệ thống thị giác bị thay đổi do trước đó và hiện tại chịu các kích thích có thể có các giá trị khác nhau về độ chói, phân bố phổ và góc bao.
CHÚ THÍCH: Sự thích nghi với tần số không gian cụ thể, định hướng, kích thước, v.v. được nhận biết khi đưa vào định nghĩa này.
17-19
Sự thích nghi không đầy đủ
Hiện tượng trong đó màu trắng được chấp nhận (tính toán) trong một môi trường quan sát nhất định không thực sự trắng đối với người quan sát
CHÚ THÍCH: Các trường hợp thường gặp bao gồm hình ảnh màu trên báo in hoặc màn hình hiển thị “quá vàng hoặc quá xanh”.
17-20
Trạng thái thích nghi
Trạng thái của hệ thống thị giác sau khi một quá trình thích nghi đã được hoàn thành
CHÚ THÍCH: Các thuật ngữ “thích nghi sáng” và ‘thích nghi tối” cũng được sử dụng, thuật ngữ thích nghi sáng sử dụng khi độ chói kích thích tối thiểu tà 10 cd•m-2 và thuật ngữ thích nghi tối khi độ chói nhỏ hơn một vài phần trăm cd•m-2.
17-21
Màu trắng thích nghi
Xem “màu trắng, được thích nghi” (17-1427)
17-22
Sự chuyển dịch đo màu thích nghi
Điều chỉnh toán học về sắc độ và hệ số độ chói của kích thích màu vật thể để hiệu chỉnh sự thay đổi về thích nghi màu sắc
17-23
Sự chuyển dịch màu thích nghi
Sự thay đổi màu sắc cảm nhận của một vật thể gây ra chỉ bởi sự thay đổi của sự thích nghi màu
17-24
Phối trộn cộng thêm của các kích thích màu
Kích thích trên võng mạc kết hợp tác động của các kích thích màu khác nhau sao cho chúng không thể cảm nhận được riêng lẻ
17-25
Định luật cộng thêm của von Krefeld
Các liều hiệu quả có thể được thêm vào liều hiệu quả tổng, ngay cả khi đáp tuyến liều khác nhau đối với các dải bước sóng khác nhau
CHÚ THÍCH: Điều này nghĩa là đồng thời không xảy ra hiệu ứng dẫn, tức là xúc tác hoặc cản trở, phản kháng.
17-26
Đèn có thể điều chỉnh
Đèn điện mà bộ phận chính có thể xoay hoặc di chuyển được bằng các cơ cấu thích hợp
CHÚ THÍCH: Đèn có thể điều chỉnh có thể cố định hoặc di động.
17-27
Màu trắng được chấp nhận
Xem “màu trắng, được chấp nhận” (17-1428)
17-28
Đèn hiệu sân bay
Đèn hiệu hàng không được sử dụng để chỉ vị trí của sân bay từ trên không
17-29
Đèn mặt đất hàng không
Đèn bất kỳ được cung cấp đặc biệt để hỗ trợ điều hướng không lưu, nhưng không phải đèn hiển thị trên máy bay
17-30
Sự lưu quang
Sự phát quang tiếp diễn suy yếu dần sau khi đã ngừng kích thích vật liệu phát quang, thời lượng có thể từ khoảng 100 ms đến vài phút
17-31
Cốt liệu (của mặt đường)
Toàn bộ vật liệu trơ được kết hợp trong hỗn hợp xây dựng mặt đường
CHÚ THÍCH 1: Có thể phân biệt các điều sau: đá vụn (đá): một phần của cốt liệu được giữ lại bằng rây thử nghiệm kích thước 2 mm,
cát: đó là một phần của cốt liệu đi qua một rây 2 mm nhưng giữ lại bởi sàng có kích thước 0,075 mm;
chất độn: phần của cốt liệu đi qua sàng 0,075 mm.
Những cốt liệu này thường thu được bằng cách nghiền đá hoặc từ phong hóa tự nhiên của đá (sỏi hoặc cát từ hố, nạo vét và cồn cát); chất thải công nghiệp cũng thỉnh thoảng được sử dụng (xỉ lò cao, tro bay).
CHÚ THÍCH 2: Một số quốc gia sử dụng các kích thước lưới giới hạn khác để phân biệt giữa cát và đá (ví dụ 5 mm) và giữa cát và chất độn (ví dụ 0,063 mm hoặc 0,080 mm).
17-32
Bóng đèn không khí nén
Đèn điện được cấp năng lượng bởi một máy phát điện xoay chiều được truyền động bằng không khí nén.
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “đèn điện không khí nén” (17-244)
17-33
Đường đa năng
Đường có thể sử dụng bởi tất cả các loại hình giao thông (kể cả người đi bộ và người đi xe đạp).
CHÚ THÍCH: Được sử dụng để phân biệt các đường khác với đường cao tốc.
17-34
Định luật Allard
Định luật liên quan giữa độ rọi E, được tạo ra trên một bề mặt bởi một nguồn sáng với cường độ sáng, I, theo hướng đến bề mặt, khoảng cách d giữa bề mặt và nguồn sáng, và độ truyền qua của khí quyển T, giả định là đồng nhất; bề mặt vuông góc với hướng tới nguồn và ở khoảng cách đủ xa để nguồn sáng được coi là nguồn điểm
trong đó do là độ dài được xác định trong định nghĩa của T
CHÚ THÍCH 1: Công thức trên đôi khi được viết:
trong đó số mũ δ, trong Tδ là giá trị số của khoảng cách d, được đo bằng đơn vị là d0.
CHÚ THÍCH 2: Xét đến mối quan hệ giữa T và dải quang học khí tượng,, v, được đưa ra trong “dải quang học khí tượng”, định luật này cũng có thể được viết là:
17-35
Ánh sáng thay đổi xen kẽ
Ánh sáng tín hiệu hiển thị các màu khác nhau theo trình tự lặp lại đều đặn
17-37
Mức độ rọi xung quanh (của màn hình)
Mức độ rọi do chiếu sáng trong môi trường quan sát, ngoại trừ ánh sáng từ màn hình, được đo trong mặt phẳng của màn hình
17-38
Điểm trắng xung quanh (của màn hình)
Các tọa độ màu biểu trưng cho ánh sáng trong môi trường quan sát, ngoại trừ ánh sáng từ màn hình, được đo trong mặt phẳng của màn hình
17-39
Biên độ thăng giáng quang thông (của một nguồn sáng dùng điện xoay chiều)
biên độ tương đối của thăng giáng có chu kỳ của quang thông được đo bằng tỷ lệ sự khác biệt giữa quang thông tức thời tối đa và tối thiểu, Fmax và Fmin tương ứng, với tổng của hai giá trị này:
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH 1: Tỷ lệ này thường được biểu thị bằng % và sau đó được biết đến theo biểu thức “Phần trăm nhấp nháy”, tuy nhiên, không được chấp nhận.
CHÚ THÍCH 2: Một phương pháp khác đôi khi được ngành chiếu sáng sử dụng để mô tả đặc tính thăng giáng quang thông là “chỉ số nhấp nháy”, được xác định bởi tỷ lệ của 2 diện tích suy ra từ biểu đồ thể hiện sự biến thiên của quang thông tức thời trên một khoảng thời gian; diện tích của biểu đồ phía trên giá trị trung bình được chia cho tổng diện tích bên trong đường cong (tổng diện tích này là tích của giá trị trung bình và khoảng thời gian đã cho).
17-40
Góc tới [ɛ]
Góc giữa tia sáng với pháp tuyến của mặt phẳng chiếu tới.
Đơn vị: rad, °
17-41
Góc quan sát [α]
Góc giữa hướng nhìn và pháp tuyến của bề mặt nhìn thấy.
Đơn vị: rad, °
17-42
Góc bao [α]
Góc nhìn bao bởi nguồn sáng có đỉnh tại mắt người quan sát hoặc tại điểm đo.
Đơn vị: rad, °
CHÚ THÍCH 1 Các góc bao được biểu thị bằng góc toàn phần, chứ không phải góc nửa.
CHÚ THÍCH 2: Phần bao góc α, thường sẽ được thay đổi bằng cách kết hợp các thấu kính và gương như máy chiếu, trong trường hợp này gốc bao của nguồn sáng biểu kiến sẽ khác với góc bao của nguồn vật lý.
CHÚ THÍCH 3: Góc bao của một nguồn thuôn dài được xác định bằng trung bình số học của kích thước gốc tối đa và tối thiểu của nguồn.
CHÚ THÍCH 4: Trong các ứng dụng về an toàn (IEC 62471 / CIE S 009:2006 An toàn quang sinh học của đèn và hệ thống đèn) thuật ngữ được sử dụng là: gốc được bao bởi một nguồn sáng biểu kiến được nhìn từ một điểm trong không gian.
17-43
Tình trạng ba màu dị thường
Xem CHÚ THÍCH 1 về “sự nhìn màu khiếm khuyết” (17-287).
17-44
Đèn chống va chạm
Đèn tín hiệu trên máy bay để chỉ báo sự hiện diện của máy bay
17-45
Sự phát quang phản Stokes
Quang huỳnh quang có bức xạ nằm trong vùng phổ có bước sóng ngắn hơn bức xạ kích thích
CHÚ THÍCH: Điều này xảy ra, ví dụ, khi năng lượng của các photon phát ra do sự hấp thụ của 2 photon kích thích.
17-46
Khẩu độ
Lỗ mở xác định diện tích đo phát xạ quang trung bình
Thuật ngữ tương đương: “chặn khẩu độ” (17-49)
CHÚ THÍCH: Đối với các phép đo bức xạ phổ, lỗ mở này thường là cửa vào của một quả cầu nhỏ đặt trước lối vào máy đo bức xạ / quang phổ kế.
17-47
Màu khẩu độ
Màu sắc cảm nhận được mà ở đó không xác định được chính xác chiều sâu trong không gian như khi cảm nhận một lỗ hổng trên màn chắn
17-48
Chế độ nhìn qua khẩu độ (biểu thị màu sắc)
Màu sắc nhìn qua khẩu độ ngăn nó liên kết với một vật hoặc nguồn sáng cụ thể
17-49
Chặn khẩu độ
Xem “khẩu độ” (17-46)
17-51
Biểu kiến
1. Khía cạnh cảm nhận thức thị giác mà mọi thứ được nhận biết
2. Trong các nghiên cứu tâm-vật lý học, nhận thức thị giác trong đó các khía cạnh quang phổ và hình học của một kích thích thị giác được tích hợp với môi trường chiếu sáng và trường nhìn
17-52
Mô hình biểu kiến kích thích đơn
Mô hình toán học sử dụng thông tin về điều kiện nhìn để ước lượng biểu kiến chủ quan của một mảng màu từ các phép đo màu của mảng đó và xung quanh nó
CHÚ THÍCH Thông tin về điều kiện nhìn bao gồm điểm trắng được chấp nhận.
17-53
Hệ thống chiếu sáng tiếp đất
Hệ thống đèn mặt đất trong hàng không được bố trí ở phía trước điểm đầu đường băng của sân bay và được thiết kế để hướng dẫn cho máy bay tiếp đất trên đường băng
17-54
Phóng điện hồ quang
Phóng điện đặc trưng bởi sụt áp âm cực nhỏ so với khi phóng điện phát sáng
Thuật ngữ tương đương: “hồ quang điện” (17-364).
CHÚ THÍCH: Sự phát xạ của cực âm do nhiều nguyên nhân khác nhau (phát xạ nhiệt, phát xạ trường, v.v.) tác động đồng thời hoặc riêng biệt, phát xạ thứ cấp chỉ có vai trò nhỏ.
17-56
Ống hồ quang
Vỏ bọc để giới hạn hồ quang của bóng đèn
17-57
Đầu đo dạng mảng
Bố trí vật lý của các thành phần đầu đo có thể cảm nhận đầu ra, ví dụ, của một máy đo đa sắc.
CHÚ THÍCH: Trong một số trường hợp, các thành phần quang học có thể tạo thành một phần của mảng, ví dụ như trong một tấm mặt sợi quang kết hợp với đầu đo mảng.
17-58
Thời gian nắng thiên văn
Tổng các khoảng thời gian trong một chu kỳ nhất định trong đó mặt trời ở phía trên chân trời bằng phẳng, không bị che khuất
17-59
Đèn điện không đối xứng
Đèn có phân bố cường độ sáng không đối xứng
17-60
Khả năng truyền qua khí quyển [T]
Độ truyền sáng đều đặn của bầu khí quyển trên một đoạn đường có chiều dài xác định d0
CHÚ THÍCH: Trong tiếng Đức, các từ “Transmissionsfaktor” và “Sichtwert” đề cập đến độ dài tương ứng của một cây số và một hải lý.
17-61
Độ truyền qua khí quyển [P]
Độ truyền qua khi bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với bầu khí quyển của Trái Đất.
17-63
Độ rọi trung bình (trên bề mặt) [Eav, ]
Độ rọi trung bình trên bề mặt xác định Đơn vị: Ix = Im·m-2
CHÚ THÍCH 1 Trong thực tế, giá trị này có thể xấp xỉ bằng mức trung bình của độ rọi ở một số điểm đại diện trên bề mặt số lượng và vị trí của các điểm cần được quy định trong hướng dẫn ứng dụng liên quan.
CHÚ THÍCH 2: Thông số kỹ thuật phải bao gồm chỉ dẫn rõ ràng về loại độ rọi tại một điểm trên bề mặt, tức là độ rọi ngang, độ rọi đứng, độ rọi cầu, độ rọi trụ hoặc bán trụ.
17-64
Tuổi thọ trung bình
Trung bình của tuổi thọ từng bóng đèn chịu thử nghiệm tuổi thọ, các bóng đèn hoạt động trong các điều kiện cụ thể và kết thúc tuổi thọ được đánh giá theo các tiêu chí cụ thể.
17-65
Độ chói trung bình (của một bề mặt) [Lav, ]
Độ chói lấy trung bình trên bề mặt xác định.
Đơn vị: cd·m-2
CHÚ THÍCH Trong thực tế, giá trị này có thể xấp xỉ bằng trung bình của độ chói ở một số điểm đại diện trên bề mặt. Số lượng và vị trí của các điểm cần được quy định trong hướng dẫn ứng dụng có liên quan.
B
17-66
Tấm chắn hậu
Xem “tấm ốp sau” (17-69)
17-67
Nền (của một biển báo)
Một phần của biển báo ngay phía sau một ký hiệu hoặc một từ, hoặc trên đó ký hiệu hoặc từ chồng lên
17-68
Nền kích thích đơn
Khu vực xung quanh kích thích bao góc khoảng 10°
17-69
Tấm ốp sau (của thiết bị điều khiển giao thông)
Phần bao quanh hoặc mở rộng cho thiết bị điều khiển giao thông được sử dụng vì những lý do được liệt kê dưới đây:
– để tăng sự nhìn rõ của một dấu hiệu bằng cách tăng kích thước của nó và cách ly dấu hiệu với nền xung quanh
– để cải thiện sự nhìn rõ của một dấu hiệu bởi màu sắc của tấm ép phía sau;
– để giảm hiệu ứng chói lóa khi mặt trời ở góc thấp vá phía sau biển báo
Thuật ngữ tương đương: “tấm chắn hậu”
17-70
Đèn lùi
Đèn tín hiệu trên xe để chiếu sáng phía sau xe và cho biết xe dự định lùi hoặc thực tế đang lùi
17-71
Bóng đèn diệt khuẩn
Bóng đèn hơi thủy ngân áp suất thấp với vỏ bóng truyền bức xạ diệt khuẩn UV-C
Thuật ngữ tương đương: “bóng đèn sát trùng”
17-73
Balát
Thiết bị được lắp đặt giữa nguồn điện và một hoặc nhiều bóng đèn phóng điện bằng thiết bị điện cảm, điện dung, hoặc kết hợp điện cảm và điện dung, chủ yếu để giới hạn dòng điện qua (các) bóng đèn tới giá trị yêu cầu
CHÚ THÍCH: Cũng có thể bao gồm thiết bị biến áp cung cấp điện áp khởi động và dòng diện nung nóng trước.
17-74
Hệ số lumen của ba lát
Tỷ số giữa quang thông phát ra bởi một bóng đèn chuẩn khi hoạt động với một ba lát thương mại và quang thông phát ra bởi cùng bóng đèn đó khi hoạt động với một ba lát chuẩn
Đơn vị: 1
Ký hiệu: “BLF”
17-75
Barrette (đèn mặt đất sân bay)
Dãy đèn mặt đất hàng không bố trí gần nhau được thiết kế để nhìn thấy từ xa như một thanh sáng ngắn vuông góc với trục giữa của đường băng
17-76
Đầu đèn (US)
Một phần của bóng đèn cung cấp kết nối với nguồn điện bởi đui đèn hoặc đấu nối và, trong hầu hết các trường hợp, cũng để giữ bóng đèn trong đui
CHÚ THÍCH Xem CHÚ THÍCH về thuật ngữ “cap” không sử dụng ở Mỹ”.
17-78
Định luật cơ bản về đo bức xạ và trắc quang
Xem CHÚ THÍCH 7 về “bức xạ” (17-1012)
17-79
Bức xạ photon cơ bản
Xem CHÚ THÍCH 6 về “bức xạ” (17-1012)
17-80
Bức xạ cơ bản
Xem CHÚ THÍCH 6 về “bức xạ” (17-1012)
17-81
Đầu đèn chân cắm
Đầu đèn với chân cắm trên vỏ để cắm vào các khe cắm trong đui đèn
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài Mỹ: “bayonet cap”
CHÚ THÍCH: Ký hiệu quốc tế là B.
17-82
Đầu đèn chân cắm
Đầu đèn với chân cắm trên vỏ để cắm vào các khe cắm trong đui đèn
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “bayonet base”
CHÚ THÍCH: Ký hiệu quốc tế là B.
17-83
Chân cắm
Miếng kim loại nhỏ nhô ra từ vỏ đầu đèn, đặc biệt là đầu đèn chân cắm, và cắm vào một khe trong đui đèn để cố định đầu đèn
17-85
Độ mờ chùm tia
Xem “phân kỳ nửa đỉnh” hoặc “độ mở nửa đỉnh (Mỹ)”
17-86
Hiện tượng Bezold-Brücke
Sự thay đổi màu được tạo ra bằng cách thay đổi độ chói (trong phạm vi nhìn ban ngày) của kích thích màu trong khi vẫn giữ sắc độ của nó không đổi
CHÚ THÍCH 1: Với một số kích thích đơn sắc nhất định, màu vẫn không đổi trên một dải rộng của độ chói (đối với điều kiện thích nghi nhất định). Các bước sóng của những kích thích này đôi khi được gọi là “bước sóng bất biến”.
CHÚ THÍCH 2: Với cường độ tổng lên, các màu có bước sóng dưới 500 nm chuyển dịch nhiều hơn về phía màu lam và trên 500 nm chuyển dịch nhiều hơn về màu vàng (màu đỏ trở nên vàng hơn khi độ sáng tăng).
17-87
Hàm phân bố phản xạ hai chiều (tại một phần tử bề mặt của môi trường, theo một hướng nhất định, đối với một hướng chiếu xạ nhất định) [p(θi, θr, l)]
Hàm mô tả sự thay đổi theo góc chiếu xạ, θi và góc nhìn, θr, của tỷ số giữa bức xạ từ phần tử bề mặt theo hướng nhìn nhất định tại bước sóng l, dLr(θi, θr, l), và bức xạ đi tới môi trường từ hướng chiếu xạ ở bước sóng đã cho, dEi(θi, l):
Đơn vị: sr–1
Xem thêm “hệ số bức xạ” (17-1013)
Tên viết tắt: “BRDF”
17-88
Màu nhị nguyên
Màu có thể được mô tả là một sự kết hợp của 2 màu đơn nhất
CHÚ THÍCH Ví dụ: màu da cam là kết hợp của màu vàng-đỏ hoặc đỏ-vàng; violet là kết hợp của màu đỏ-xanh dương, v.v.
17-89
Nhịp sinh học
Thay đổi theo chu kỳ đặc trưng trong một sinh vật hoặc quá trình liên quan đến sự sống, ví dụ: nhịp ngày đêm có chu kỳ xấp xỉ 24 h
CHÚ THÍCH: Nhịp sinh học có thể bị ảnh hưởng bởi bức xạ quang học.
17-90
Sự phát quang sinh học
Sự phát quang hóa học xảy ra trong các sinh vật sống
17-91
Hệ số bức xạ huỳnh quang hai phổ [βL,l(µ)]
Tỷ số giữa độ phát xạ trên mỗi đơn vị băng thông phát xạ dl, tại bước sóng l, do sự phát quang từ mẫu vật khi được chiếu xạ ở bước sóng µ, với độ phát xạ của vật khuếch tán phản xạ hoàn toàn được chiếu xạ và quan sát giống nhau
Đơn vị: nm-1
CHÚ THÍCH 1: Các đại lượng bức xạ với chỉ số l trong tên ký hiệu của chúng thể hiện là đại lượng bức xạ lấy vi phân theo phổ.
CHÚ THÍCH 2: Khi lấy tích phân hoặc làm phép cộng trên suốt dải phổ băng thông của thiết bị, đại lượng này trở thành hệ số phát xa huỳnh quang hai phổ tính trọng số theo băng thông, βL,l (µ)Δl.
CHÚ THÍCH 3: Biểu bảng của hệ số phát xạ huỳnh quang hai phổ hoàn chỉnh và dữ liệu hệ số phát xạ phản xạ được biểu diễn theo ma trận Donaldson của hệ số phát xạ hai phổ D(µ,l). Các bước sóng kích thích µ, đưa vào bảng theo cột dọc, các bước sóng phát xạ l, theo hàng ngang, hệ số phát xạ phản xạ βR(l), nằm trên đường chéo nơi các bước sóng kích thích và bước sóng phát xạ (phát hiện) bằng nhau, và ma trận dữ liệu hệ số phát xạ huỳnh quang hai phổ tính trọng số theo băng thông βL,l(µ)Δl, nằm ngoài đường chéo.
17-92
Bóng đèn ánh sáng đen
Bóng đèn được thiết kế để phát bức xạ UV-A và rất ít bức xạ khả kiến
Thuật ngữ tương đương: “bóng đèn thủy tinh Wood” (17-1438)
CHÚ THÍCH Bóng đèn loại này thường là phóng điện thủy ngân hoặc huỳnh quang.
17-93
Vật đen
Xem “vật phát xạ Planckian”
17-94
Bóng đèn hỗn hợp
Bóng đèn trong đó một số thành phần của đèn hơi thủy ngân mắc nối tiếp với dây tóc đèn sợi đốt trong cùng một bóng
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “bóng đèn thủy ngân có ba lát lắp liền”
CHÚ THÍCH: Vỏ bóng đèn có thể khuếch tán hoặc phủ phốt pho.
17-95
BLF (abbreviation)
Xem “hệ số lumen của ba lát” (17-74)
17-96
BLH (abbreviation)
Xem “nguy hiểm ánh sáng xanh” (17-97)
17-97
Nguy hiểm ánh sáng xanh
Khả năng tổn thương võng mạc gây ra bởi quang hóa do tiếp xúc với bức xạ quang ở bước sóng chủ yếu giữa 400 nm và 500 nm
CHÚ THÍCH 1: Cơ chế gây hại này vượt trội cơ chế phá hủy nhiệt với thời gian tiếp xúc vượt quá 10 s.
CHÚ THÍCH 2: Phổ tác động mở rộng tới UV-A đối với những người có thủy tinh thể không hấp thụ tia UV-A bình thường.
Tên viết tắt: “BLH”
17-98
Độ chiếu xạ nguy hiểm ánh sáng xanh [Eb]
Độ chiếu xạ hiệu quả với độ chiếu xạ phổ El, được đánh giá theo hàm trọng số phổ nguy hiểm ánh sáng xanh b(l), trong dải bước sóng l1 đến l2
Đơn vị: W·m-2
CHÚ Thích 1: Đại lượng này thường được quan tâm đối với các nguồn sáng nhỏ góc bao nhỏ hơn 0,011 rad.
CHÚ THÍCH 2: Trong khuyến cáo của ICNIRP quy định: l1 = 300 nm, l2 = 700 nm.
CHÚ THÍCH 3: Định nghĩa này hàm ý rằng phổ tác động được chấp nhận đối với hiệu ứng quang hóa cần xem xét, và giá trị tối đa của nó là 1. Khi đưa ra một số lượng định lượng, cần thiết phải xác định độ chiếu xạ có nghĩa theo phổ tác động quang hóa nào, bởi vì các đơn vị là như nhau.
7-99
Độ phát xạ nguy hiểm ánh sáng xanh [Lb]
Độ phát xạ quang sinh học hiệu quả với độ phát xạ phổ Ll, được đánh giá theo hàm trọng số phổ nguy hiểm ánh sáng xanh b(l), trong dải bước sóng l1 đến l2
Đơn vị: W·m-2.sr-1
CHÚ THÍCH 1: Trong khuyến cáo của ICNIRP quy định: l1 = 300 nm, l2 = 700 nm.
CHÚ THÍCH 2: Định nghĩa này hàm ý rằng phổ tác động được chấp nhận đối với hiệu ứng quang hóa cần xem xét, và giá trị tối đa của nó là 1. Khi đưa ra một số lượng định lượng, cần thiết phải xác định độ phát xạ có nghĩa theo phổ tác động quang hóa nào, bởi vì các đơn vị là như nhau.
17-100
Liều bức xạ ánh sáng xanh nguy hiểm [Lb,t]
Xem “bức xạ ánh sáng xanh nguy hiểm tích hợp (theo thời gian)” (17-103)
17-101
Phơi nhiễm ánh sáng xanh nguy hiểm [Hb]
Phơi nhiễm bức xạ hiệu quả với phơi nhiễm bức xạ Hl, được đánh giá theo hàm trọng số phố nguy hiểm ánh sáng xanh b(l), trong dài bước sóng l1 đến l2
Đơn vị: J·m-2
CHÚ THÍCH 1: Trong khuyến cáo của ICNIRP quy định: l1 = 300 nm, l2 = 700 nm.
CHÚ THÍCH 2: Định nghĩa này hàm ý rằng phổ tác động được chấp nhận đối với hiệu ứng quang hóa cần xem xét, và giá trị tối đa của nó là 1. Khi đưa ra một số lượng định lượng, cần thiết phải xác định phơi nhiễm bức xạ có nghĩa theo phổ tác động quang hóa nào, bởi vì các đơn vị là như nhau.
17-102
Hàm trọng số theo phổ nguy hiểm ánh sáng xanh [b(l)]
Hàm biểu diễn độ nhạy quang phổ tương đối của mắt người đối với các mối nguy hiểm ánh sáng xanh; dựa trên hiệu ứng quang phổ tương đối của bức xạ quang gây tổn thương về quang hóa cho võng mạc (bệnh nhược thị do ánh sáng)
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Chỉ định trong các khuyến nghị của ICNIRP cho l = 300 nm đến 700 nm.
17-103
Bức xạ ánh sáng xanh nguy hiểm tích hợp (theo thời gian) [Lb,t]
Tích phân theo thời gian của bức xạ nguy hiểm ánh sáng xanh Lb, là tích hợp theo thời lượng của mức phơi nhiễm
Đơn vị: J·m-2·sr-1
Thuật ngữ tương đương: “liều bức xạ nguy hiểm ánh sáng xanh”
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này hàm ý rằng phổ tác động được chấp nhận đối với hiệu ứng quang hóa cần xem xét, và giá trị tối đa của nó là 1. Khi cho một số lượng định lượng, cần thiết phải xác định bức xạ tích hợp có nghĩa theo phổ tác động quang hóa nào, vì các đơn vị là như nhau.
Xem thêm “liều bức xạ” (17-1014)
17-104
Cọc tiêu
Cột sử dụng để chắn hoặc điều chỉnh giao thông
CHÚ THÍCH: Cọc tiêu có thể được chiếu sáng bên trong và có thể kết hợp tín hiệu điều khiển giao thông.
17-105
Máy đo năng lượng bức xạ
Máy dò nhiệt của bức xạ quang, trong đó sự gia nhiệt của bộ phận hấp thụ bức xạ làm thay đổi điện trở của nó
17-106
Đường bao (của một dấu hiệu)
Phần mặt trước dấu hiệu vẽ nên hình dạng của nó
17-107
Chao
Bộ phận khuếch tán, khúc xạ hoặc phản xạ có dạng bát để đặt bên dưới đèn
17-108
Đèn phanh
Xem “đèn dừng” (17-1270)
17-109
BRDF (abbreviation)
Xem “hàm phân bố phản xạ hai hướng” (17-87)
17-110
Chói sáng
Tính từ được sử dụng để mô tả mức độ sáng cao
17-111
Độ chói sáng
Thuộc tính của cảm nhận thị giác theo đó một vùng phát ra hoặc phản xạ nhiều hoặc ít ánh sáng hơn
CHÚ THÍCH: việc sử dụng thuật ngữ này không bị giới hạn đối với nguồn sáng sơ cấp.
17-112
Vỏ bóng đèn
Lớp vỏ kín khí trong suốt hoặc mờ bao quanh (các) phần tử phát sáng
17-113
Đèn điện vách ngăn
Đèn bảo vệ thiết kế nhỏ gọn để lắp đặt cố định trực tiếp trên bề mặt đứng hoặc ngang
17-114
Luật Bunsen-Roscoe
1. Tổng lượng phơi nhiễm bức xạ cần thiết để gây ra một phản ứng quang hóa hoặc quang sinh học nhất định không phụ thuộc (độc lập với) thời lượng phơi nhiễm
2. Định nghĩa tương đương: thời gian phơi sáng cần thiết để gây ra một phản ứng quang sinh học hoặc phản ứng quang hóa thay đổi đối nghịch với lượng chiếu xạ
Thuật ngữ tương đương: “luật đối nghịch” (17 – 1045)
CHÚ THÍCH: Mối tương quan này thường chỉ duy trì trong phạm vi giới hạn thời lượng phơi nhiễm nhất định. Sự mất đối nghịch có thể xảy ra do các cơ chế chỉnh sửa, hiệu ứng tái kết hợp trong thời gian dải hoặc độ bão hòa photon trong khoảng thời gian cực ngắn.
17-115
Phao
Dấu mốc hàng hải nhân tạo được thả nổi và neo giữ
C
17-116
Hộ tọa độ C, g
Hệ tọa độ thường được sử dụng trong phép trắc quang đèn điện trong đó các mặt phẳng C là các nửa mặt phẳng xoay quanh trục thẳng đứng qua tâm trắc quang của đèn, và các góc g được đo đến 180° từ hướng vuông góc với trục quay của các mặt phẳng C
CHÚ THÍCH: Cũng tồn tại các hệ thống tọa độ khác (A, α) and (B, β). Xem CIE 121-1996.
17-117
Candela
Đơn vị cơ bản thuộc hệ SI đối với phép trắc quang: cường độ sáng theo một hướng nhất định của một nguồn phát ra bức xạ đơn sắc với tần số 540×1012 Hz và có cường độ bức xạ theo hướng đó là 1/683 W·sr-1
Ký hiệu: cd = lm·sr–1
CHÚ THÍCH: Định nghĩa được thông qua tại Hội nghị toàn thể lên thứ 16 về đo lường, 1979.
17-118
Candela trên mét vuông
Đơn vị đo độ chối thuộc hệ SI
Ký hiệu: cd·m-2
CHÚ Thích 1: Đơn vị này đôi khi được gọi là nít (ký hiệu: nt) (tên không được khuyến khích).
CHÚ THÍCH 2: Các đơn vị độ chói khác:
Hệ mét, không thuộc hệ SI: lambert (ký hiệu: L).
không thuộc hệ mét, không thuộc hệ SI: footlambert (ký hiệu: fL), 1 fL = 3,426 cd·m-2.
17-119
Đầu đèn
Một phần của bóng đèn cung cấp kết nối với nguồn điện bởi đui đèn hoặc đầu nối và, trong hầu hết các trường hợp, cũng để giữ bóng đèn trong đui đèn.
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “đế đèn” (17-76)
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “đế đèn” được sử dụng ở trong và ngoài nước Mỹ để biểu thị một phần không thể tách rời của vỏ bóng đèn đã được định hình để thực hiện chức năng của đầu đèn. Nó có thể cũng khớp với đui dèn hoặc đầu nối, tùy thuộc vào các tính năng thiết kế khác của hệ thống bóng đèn – đui đèn.
CHÚ THÍCH 2: Đầu đèn và đui đèn tương ứng thường được xác định bởi một hoặc nhiều chữ cái tiếp theo là một con số chỉ kích thước chính (thường là đường kính) của đầu đèn tính bằng milimét. Mã tiêu chuẩn được quy định trong công bố IEC 60061.
17-120
Bóng đèn mũ
Đèn cá nhân của thợ mỏ được thiết kế để gắn vào mũ bảo hiểm của thợ mỏ
17-121
Bóng đèn dây tóc cacbon
Đèn sợi đốt có thành phần phát sáng là sợi cacbon
17-122
Đèn chỉ hướng
Đèn tín hiệu được sử dụng để chỉ hướng theo các phương chuẩn của la bàn, có thể tìm thấy ở nơi điều hướng đường thủy
Thuật ngữ tương đương: “dấu hiệu chỉ hướng”
17-123
Dấu hiệu chỉ hướng
Xem “đèn chỉ hướng” (17-122)
17-124
Làn đường
Một phần đường thường được sử dụng bởi giao thông cơ giới
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “mặt đường”
CHÚ THÍCH: Có thể bao gồm các làn đường khẩn cấp.
17-125
Dấu vạch chỉ làn đường
Phương tiện điều khiển giao thông bao gồm đường kẻ, biểu tượng hoặc ký tự trên mặt đường hoặc lề đường bên trong hoặc tiếp giáp với một làn đường lưu thông hoặc bãi đỗ xe để hướng dẫn hoặc kiểm soát giao thông
Thuật ngữ tương đương: “dấu chỉ đường”
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “dấu vạch chỉ mặt đường” (“pavement marking”)
17-126
Giảm âm cực
Xem “sụt áp âm cực” (17-127)
17-127
Sụt áp âm cực
Sự chênh lệch điện thế do phóng điện không gian gần cực âm
Thuật ngữ tương đương: “giảm âm cực”
17-128
Sự phát sáng âm cực
Phát quang gây ra bởi tác động của các điện tử lên một số loại vật liệu phát quang,chẳng hạn như lớp phủ trên màn hình tivi
17-129
CBL (abbreviation)
Xem “chiếu sáng phản chùm tia” (17-261)
17-130
CCT (abbreviation)
Xem “nhiệt độ màu tương quan” (17-258)
17-131
Chỉ số hốc trần
Con số biểu thị dạng hình học của một phần căn phòng giữa trần và mặt phẳng chứa các đèn điện, được sử dụng để tính toán hệ số sử dụng
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Chỉ số hốc trần được xác định bởi công thức
trong đó a và b là kích thước của các cạnh của căn phòng và hc là khoảng cách từ trần đến mặt phẳng qua các đèn điện.
Xem thêm “chỉ số phòng” (17-1121)
Xem thêm thuật ngữ “tỷ lệ hốc trần” (17-132) của Mỹ
17-132
Tỷ lệ hốc trần (US)
Con số thể hiện dạng hình học của một phần căn phòng giữa trần và mặt phẳng chứa các đèn điện, được sử dụng để tính toán hệ số sử dụng
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Tỷ lệ hốc trần được xác định theo công thức
trong đó a và b là kích thước của các cạnh của căn phòng và hc là khoảng cách từ trần đến mặt phẳng qua các đèn điện.
Xem thêm “chỉ số hốc trần” (17-131), thuật ngữ sử dụng ngoài nước Mỹ
17-133
Ký tự (của tín hiệu ánh sáng)
Nhịp điệu và màu sắc phân biệt, hoặc các màu của tín hiệu ánh sáng cung cấp sự nhận dạng hoặc thông điệp
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “đặc trưng (của tín hiệu ánh sáng)”
17-134
Chiều cao ký tự
Chiều cao của ký tự viết hoa
Đơn vị: m
Xem thêm “chiều cao “x”” (17-1445)
17-135
Ma trận ký tự
Số lượng các phần tử được cấu trúc trong một mạng lưới vuông hoặc sự sắp xếp khác từ đó có thể hình thành ký tự
17-136
Sự giãn cách ký tự
Sự tách biệt giữa các thành phần ký tự thể hiện theo số lượng các phần tử đơn vị hoặc khoảng cách giữa tâm của các phần tử của các ký tự liền kề
17-137
Đặc tính (của tín hiệu ánh sáng) (US)
Nhịp điệu và màu sắc phân biệt, hoặc các màu của tín hiệu ánh sáng cung cấp sự nhận dạng hoặc thông điệp
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “ký tự (của tín hiệu ánh sáng)”
17-138
Phát quang hóa học
Phát quang do năng lượng phát sinh bởi phản ứng hóa học
17-139
Sắc độ
Sự đầy đủ màu của một vùng được đánh giá là tỷ lệ với độ chói sáng của vùng được chiếu sáng như nhau có xuất hiện màu trắng hoặc độ truyền qua cao.
CHÚ THÍCH: Đối với các điều kiện quan sát cho trước và tại các mức độ chói trong phạm vi thị giác thích nghi sáng, kích thích màu cảm nhận được như màu liên quan của sắc độ cho trước và từ một bề mặt có hệ số độ chói cho trước, thể hiện độ màu gần như không đổi đối với tất cả các mức độ rọi trừ khi độ chói quá cao.
Trong trường hợp tương tự, ở mức độ rọi cho trước, nếu hệ số độ chói tăng thì độ màu thường tăng.
17-140
Thích nghi màu sắc
Quá trình thị giác qua đó thực hiện sự bù trừ gần đúng đối với những thay đổi về màu sắc của kích thích, đặc biệt trong trường hợp thay đổi nguồn sáng
17-141
Màu có sắc
1. Theo nghĩa cảm nhận: Màu cảm nhận được có sắc.
CHÚ THÍCH: Theo cách nói hàng ngày, từ màu thường được sử dụng theo nghĩa này trái ngược với màu trắng, xám hoặc đen. Tính từ màu thường được xem là màu có sắc.
2. Theo nghĩa tâm-vật lý: xem “kích thích có sắc”.
17-142
Cảm ứng màu sắc
Sự chỉnh sửa phản ứng thị giác xảy ra khi hai kích thích màu (của phân bố phổ bức xạ bất kỳ) được nhìn thấy sát cạnh nhau, trong đó mỗi kích thích làm thay đổi sự hiện diện của kích thích kia.
CHÚ THÍCH 1: Thường được gọi là độ tương phản đồng thời hoặc tương phản không gian vì hiệu ứng là một trong những sự tăng độ khác biệt màu sắc.
CHÚ THÍCH 2: Hiệu ứng này hầu như tức thời, trái ngược với sự thích nghi màu sắc được coi là tiến triển chậm trong hệ thống thị giác.
17-143
Kích thích có sắc
Kích thích làm tăng màu cảm nhận được có sắc trong điều kiện thích nghi là phổ biến
CHÚ THÍCH: Trong phép đo màu sắc vật thể, các kích thích có độ tinh khiết lớn hơn zero thường được xem là kích thích có sắc.
17-144
Độ màu
Tính chất của kích thích màu được xác định bởi tọa độ máu, hoặc bởi bước sóng trội hoặc bước sóng bổ sung cùng với độ tinh khiết
17-145
Tọa độ màu
Tỷ số của mỗi giá trị trong bộ 3 giá trị ba kích thích với tổng của chúng
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH 1: Khi tổng của 3 tọa độ màu bằng 1 thì 2 trong số đó đủ để xác định độ màu.
CHÚ THÍCH 2: Trong các hệ đo màu chuẩn của CIE, các tọa độ màu được biểu thị bằng các ký hiệu x, y, z và x10, y10, z10.
17-146
Tọa độ màu, phổ
Xem “tọa độ màu quang phổ” (17-1211)
17-147
Biểu đồ màu
Biểu đồ mặt phẳng, trong đó các điểm được xác định bởi các tọa độ màu thể hiện độ màu của các kích thích màu
CHÚ THÍCH: Trong các hệ đo màu chuẩn của CIE, y thường là trục tung và x là trục hoành, để có được một biểu đồ màu x, y.
17-148
CIE
Viết tắt của Ủy ban chiếu sáng quốc tế, bắt nguồn từ tên tiếng Pháp: Commission Internationale de I’Eclairage
17-149
Người quan sát đo màu chuẩn theo CIE1931
Người quan sát lý tưởng có thuộc tính phối hợp màu phù hợp với hàm phối hợp màu của CIE (l), (l), (l) được CIE chấp nhận vào năm 1931
17-150
Hệ thống đo màu chuẩn CIE1931 [X, Y, Z]
Hệ thống để xác định các giá trị ba kích thích có phân bố phổ năng lượng bất kỳ bằng cách sử dụng tập hợp các kích thích màu chuẩn [X], [Y], [Z] và ba hàm phối hợp màu CIE (l), (l), (l) được CIE chấp nhận năm 1931
CHÚ THÍCH 1: (l) hoàn toàn tương đương V (l) và do đó giá trị ba kích thích Y tỷ tệ thuận với giá trị độ chói.
CHÚ THÍCH 2: Hệ thống đo màu chuẩn này được áp dụng cho các trường nhìn từ tâm của góc bao đối diện khoảng 1° đến 4° (0,017 rad và 0,07 rad)
CHÚ THÍCH 3: Hệ thống đo màu chuẩn CIE 1931 có thể nhận được từ hệ đo màu RG8 theo CIE 1931 bằng cách sử dụng phép biến đổi dựa trên tập hợp 3 phương trình tuyến tính. Hệ thống RGB theo CIE 1931 dựa trên 3 kích thích chuẩn đơn sắc thực tế.
Xem thêm CIE15 Phép đo màu.
17-151
Quan sát viên đo màu tiêu chuẩn theo CIE1964
Người quan sát lý tưởng có thuộc tính phối hợp màu phù hợp với các hàm phối hợp màu CIE 10(l), 10 (l), 10 (l) được CIE chấp nhận năm 1964
Xem thêm ISO 6664-1: 2007 (E) / CIE S 014-1 / E: 2006 Phép đo màu – Phần 1: Các quan sát viên đo màu tiêu chuẩn theo CIE
17-152
Hệ thống đo màu tiêu chuẩn CIE1964 [X10, Y10, Z10]
Hệ thống đề xác định các giá trị ba kích thích của phổ phân bố năng lượng bất kỳ bằng cách sử dụng tập hợp các kích thích màu chuẩn [X10], [Y10], [Z10] và ba hàm phối màu CIE 10(l), 10 (l), 10 (l) được chấp nhận bởi CIE năm 1964
CHÚ THÍCH 1: Hệ thống đo màu tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các trường nhìn từ tâm của góc bao đối diện lớn hơn 4° (0,07 rad).
CHÚ THÍCH 2: Khi sử dụng hệ thống này, tất cả các ký hiệu thể hiện các giá trị của phép do màu được phân biệt bằng cách sử dụng chỉ số 10.
Xem thêm CIE15 Phép đo màu.
17-153
Không gian màu đồng đều theo CIE1964
Không gian màu ba chiều gần như đồng đều được tạo thành bằng cách vẽ đồ thị trong hệ tọa độ vuông góc của các đại lượng U*, V*, W* được xác định bởi các phương trình:
W* = 25Y1/3 – 17
U* = 13W*(u – un)
V* = 13 W* (v – vn)
CHÚ THÍCH 1:1 Y, u, v mô tả kích thích màu cần xét còn Yn, un, vn mô tả kích thích màu trắng vô sắc quy định, trong đó u = u’, ; u = u’n, .
Xem thêm “biểu đồ sắc độ đồng đều theo CIE 1976” (17-162)
CHÚ THÍCH 2: Sự khác biệt giữa 2 kích thích, ΔE*, được định nghĩa là khoảng cách Ơ-clit giữa các điểm biểu thị cho chúng trong không gian U*V*W* và được tính như sau:
∆E* = [(∆U*)2 + (∆V*)2 + (∆W*)2]1/2
CHÚ THÍCH 3: Không gian màu này đã lỗi thời (ngoại trừ việc nó vẫn được sử dụng để tính toán chỉ số hoàn màu). Các không gian màu vật thể hiện tại được khuyến nghị là CIEIAB và CIELUV.
17-154
Chỉ số hoàn màu chung theo CIE1974 [Ra]
Trung bình của các chỉ số hoàn màu riêng theo CIE 1974 đối với tập hợp 8 mẫu màu thử nghiệm quy định
Xem thêm CIE 13 Phương pháp đo và chỉ định sự hoàn màu của nguồn sáng
17-155
Chỉ số hoàn màu riêng theo CIE1974 [Ri]
Đo mức độ mà màu sắc tâm-vật lý của mẫu thử màu CIE được chiếu sáng bởi nguồn sáng thử nghiệm phù hợp với màu của cùng một mẫu được chiếu sáng bởi nguồn sáng chuẩn, có dung sai phù hợp đối với trạng thái thích nghi về màu sắc.
Xem thêm CIE 13 Phương pháp đo và chỉ định sự hoàn màu của nguồn sáng
17-156
Độ khác biệt màu sắc L*a*b* theo CIE1976
[∆E*ab]
Sự chênh lệch giữa hai kích thích màu, được xác định là khoảng cách ơclit giữa các điểm thể hiện chúng trong không gian L* a* b* và được tính như sau:
∆E*ab = [(∆L*)2 + (∆a*)2 + (∆b*)2]1/2
Thuật ngữ tương đương “sự khác biệt màu theo CIELAB”
Xem thêm CIE15 Phép đo màu
Xem thêm ISO 6664-4:2008 (E) / CIE S 014-4 / E: 2007 Phép đo màu – Phần 4: Không gian màu L*a*b* theo CIE 1976
17-157
Không gian màu L*a*b* theo CIE 1976
Không gian màu 3 chiều gần như đồng đều được tạo ra bảng cách vẽ đồ thị trong hệ tọa độ vuông góc của các đại lượng L*, a*, b* được xác định bởi các phương trình:
L* = 116ƒ(Y/Yn) – 16
a* = 500[ƒ(X/Xn) – ƒ(Y/Yn)]
b* = 200 [ƒ(Y/Yn) – ƒ(Z/Zn)]
trong đó
ƒ(X/Xn) = (X/Xn)1/3 ƒ(X/Xn) = (841/108) (X/Xn) + 4/29 |
if (X/Xn) > (6/29)3 if (X/Xn) ≤ (6/29)3 |
và
ƒ(Y/Yn) = (Y/Yn)1/3 ƒ(Y/Yn) = (841/108) (Y/Yn) + 4/29 |
if(Y/Yn) > (6/29)3 if(Y/Yn) ≤ (6/29)3 |
và
ƒ(Z/Zn) = (Z/Zn)1/3 ƒ(Z/Zn) = (841/108) (Z/Zn) + 4/29 |
if(Z/Zn) > (6/29)3 if(Z/Zn) ≤ (6/29)3 |
và X, Y, Z mô tả kích thích màu được xem xét và Xn, Yn, Zn mô tả kích thích màu trắng được quy định.
Thuật ngữ tương đương: “không gian màu CIELAB”
CHÚ THÍCH: Tương quan gần đúng về độ sáng, độ màu và màu có thể được tính như sau:
Độ sáng theo CIE 1976
L* = 116 ƒ(Y/Yn) – 16
trong đó
ƒ(Y/Yn) = (Y/Yn)1/3 ƒ(Y/Yn) = (841/108) (Y/Yn) + 4/29 |
if(Y/Yn) > (6/29)3 if(Y/Yn) ≤ (6/29)3 |
độ màu a, b theo CIE 1976
góc màu a, b theo CIE 1976
hab = arctan (b*/a*)
Xem thêm CIE 15 Phép đo màu
Xem thêm ISO 116664-4: 2008 (E)/CIE S 014- 4/E: 2007 Phép đo màu – Phần 4: Không gian màu L*a*b* theo CIE 1976
17-158
Sự khác biệt màu sắc L*u*v* theo CIE1976
[∆E*uv]
Sự khác biệt giữa 2 kích thích màu, được xác định là khoảng cách Ơclit giữa các điểm biểu diễn chúng trong không gian L*u*v* và được tính theo phương trình:
Thuật ngữ tương đương: “sự khác biệt màu sắc CIELUV”
Xem thêm CIE15 Phép đo màu
Xem thêm ISO 116664-5:2009 (E) / CIE S 014-5 / E: 2009 Phép đo màu – Phần 5: Không gian màu L*u*v* và Biểu đồ sắc độ đồng nhất u’; v’ theo CIE 1976
17-159
Không gian màu L* u* v* theo CIE1976
Không gian màu ba chiều xấp xỉ đồng nhất, được tạo thành bằng cách vẽ đồ thị trong hệ tọa độ vuông góc của các đại lượng L*, u*, v* được xác định theo công thức sau:
L* = 116 ƒ (Y/Yn) – 16
u* = 13 L* (u’ – u’n)
v* = 13 L* (v’ – v’n)
trong đó
ƒ(Y/Yn) = (Y/Yn)1/3 ƒ(Y/Yn) = (841/108) (Y/Yn) + 4/29 |
if(Y/Yn) > (6/29)3 if(Y/Yn) ≤ (6/29)3 |
và Y, u’, v’ mô tả kích thích màu cần xét còn Yn, u’n, v’n, mô tả kích thích màu trắng vô sắc quy định.
Thuật ngữ tương đương: “không gian màu CIELUV”
CHÚ THÍCH: Tương quan xấp xỉ của độ sáng, độ bão hòa, độ màu và màu có thể được tính như sau:
Độ sáng theo CIE1976:
L* = 116ƒ(Y/Yn) – 16
trong đó
ƒ(Y/Yn) = (Y/Yn)1/3 ƒ(Y/Yn) = (841/108) (Y/Yn) + 4/29 |
if(Y/Yn) > (6/29)3 if(Y/Yn) ≤ (6/29)3 |
mức bão hòa u, v theo CIE 1976:
suv=13 [(u’-u’n)2 + (v’ – v’n)2]1/2
độ màu u, v theo CIE1976:
góc màu u, v theo CIE 1976:
huv = arctan[(v’ – v’n)/(u’ – u’n)] = arctan(v*/u*)
Xem thêm CIE15 Phép đo màu
Xem thêm ISO 116664-5: 2009 (E)/CIE S 014- 5/E: 2009 Phép đo màu – Phần 5: Không gian màu L*u*v* và Biểu đồ màu đồng nhất u’, v’ theo CIE1976
17-160
Sự khác biệt sắc độ u’, v’ theo CIE1976 [∆c]
Sự khác biệt giữa 2 kích thích màu, được xác định là khoảng cách Ơclit giữa các điểm biểu diễn chúng trong biểu đồ màu u’, v’ và tính theo phương trình:
∆c = [(∆u’)2 + (∆v’)2]1/2
17-161
Biểu đồ UCS theo CIE1976
Xem “biểu đồ thang sắc độ đồng nhất theo CIE 1976” (17-162)
17-162
Biểu đồ thang sắc độ đồng nhất theo CIE 1976
Biểu đồ sắc độ đồng nhất được tạo ra bằng cách vẽ đồ thị trong hệ tọa độ vuông góc v’, u’ của các đại lượng được xác định bởi các phương trình:
u’ = 4X/(X + 15Y + 3Z) = 4x / (-2x + 12y + 3)
v’ = 9Y/(X + 15Y + 3Z) = 9y/ (-2x + 12y + 3)
trong đó X, Y, Z là các giá trị ba kích thích trong hệ đo màu tiêu chuẩn CIE 1931 hoặc 1964 và x, y là các tọa độ màu tương ứng của kích thích màu cần xem xét
Thuật ngữ tương đương: “biểu đồ UCS theo CIE 1976”
CHÚ THÍCH: Biểu đồ này được chỉnh sửa và thay thế biểu đồ UCS theo CIE 1960 trong đó các giá trị v, u đặt trên các tọa độ vuông góc. Mối tương quan giữa 2 cặp tọa độ này là:
u’ = u; v’=1.5v.
17-163
Hàm phối hợp màu CIE
Các hàm (l), (l), (l) trong hệ đo màu chuẩn CIE 1931 hoặc 10(l), 10(l), 10 (l) trong hệ đo màu chuẩn CIE 1964
Xem thêm “người quan sát đo màu chuẩn CIE”, “người quan sát đo màu chuẩn CIE 1931” và “người quan sát đo màu chuẩn CIE1964”
Xem thêm CIE 15 Phép đo màu
Xem thêm ISO 6664-1: 2007 (E) / CIE S 014-1 / E: 2006 Phép đo màu – Phần 1: Người quan sát đo màu chuẩn CIE
17-164
Bầu trời quang tiêu chuẩn của CIE
Bầu trời không mây mà phân bố độ sáng tương đối được mô tả trong ISO 15469: 2004/CIE S 011:2003 Phân bố không gian của ánh sáng ban ngày – Bầu trời tổng quát tiêu chuẩn của CIE
17-165
Người quan sát đo màu chuẩn CIE
Người quan sát tiêu chuẩn được xác định bởi các hàm phối hợp màu CIE
Xem thêm “hàm phối hợp màu CIE” (17-163)
17-166
Người quan sát lệch chuẩn CIE
Người quan sát tiêu chuẩn có các hàm phối hợp màu lệch với hàm phối hợp màu của người quan sát đo màu tiêu chuẩn của CIE theo cách xác định
CHÚ THÍCH 1: Độ lệch xác định có thể áp dụng cho người quan sát đo màu chuẩn CIE 1931 hoặc người quan sát đo màu chuẩn CIE 1964.
CHÚ THÍCH 2: Việc sử dụng người quan sát lệch chuẩn để tạo ra sự khác biệt là điển hình của các trường hợp xảy ra khi phối hợp màu sắc được thực hiện bởi những người quan sát có sự nhìn màu được phân loại là bình thường.
Xem thêm CIE 80-1989
17-167
Bầu trời tổng quát tiêu chuẩn của CIE
Tập hợp 15 kiểu phân bố độ chói bầu trời tạo nên mô hình bầu trời từ bầu trời đầy mây đến bầu trời quang mây
CHÚ THÍCH: Các phân bố độ chói tương đối được mô tả trong ISO 15469:2004 / CIE S 011:2003 Phân bố không gian ánh sáng ban ngày – Bầu trời tổng quát tiêu chuẩn của CIE. Bầu trời trong tiêu chuẩn CIE được tích hợp như một trường hợp riêng và bầu trời đầy mây tiêu chuẩn CIE được bổ sung như dạng công thức riêng biệt.
17-168
Nguồn sáng chuẩn CIE
Các nguồn sáng A và D65 được xác định bởi CIE theo phổ phân bố công suất tương đối
CHÚ THÍCH 1: Các nguồn sáng này được dùng để đại diện cho:
A: Bức xạ Plank ở nhiệt độ khoảng 2856 K;
D65: Phổ phân bố công suất tương đối đại diện cho ánh sáng ban ngày với nhiệt độ màu tương quan xấp xỉ 6500 K (được gọi là “nhiệt độ màu tương quan danh nghĩa của ánh sáng ban ngày ”).
Xem thêm CIE 15 Phép đo màu
Xem thêm ISO 6664-2: 2007 (E) / CIE S 014-2 / E: 2006 Phép đo màu – Phần 2: Nguồn sáng chuẩn CIE dùng cho Phép đo màu
CHÚ THÍCH 2: Nguồn sáng B, C và các nguồn sáng D khác, trước đây được biểu thị là “nguồn sáng chuẩn”, giờ đây cần được gọi là “nguồn sáng CIE”.
17-169
Bầu trời đầy mây tiêu chuẩn của CIE
Bầu trời hoàn toàn đầy mây có tỷ lệ độ chói, Lg , theo hướng góc g, phía trên đường chân trời với độ chói Lz, tại thiên đỉnh được cho bởi tương quan:
17-170
Người quan sát trắc quang chuẩn CIE
Người quan sát lý tưởng có đường cong đáp ứng phổ tương đối phù hợp với hàm hiệu quả sáng theo phổ đối với sự nhìn thích nghi sáng V(l) hoặc hàm V’(l), đối với sự nhìn thích nghi tối và tuân thủ luật tổng cộng bao hàm trong định nghĩa quang thông
Xem thêm ISO 23539: 2005 (E)/CIE S 010 / E: 2004 Phép trắc quang – Hệ thống trắc quang vật lý của CIE
17-171
Nguồn chuẩn CIE
Nguồn nhân tạo do CIE quy định có bức xạ gần đúng với nguồn sáng chuẩn CIE
CHÚ THÍCH: Nguồn CIE là nguồn nhân tạo đại diện cho nguồn sáng CIE. Xem “nguồn sáng chuẩn CIE” (17-168).
Xem thêm CIE15 Phép đo màu
Xem thêm ISO 6664-2:2007 (E) / CIE S 014-2 / E: 2006 Phép đo màu – Phần 2: Nguồn sáng chuẩn CIE cho Phép đo màu
17-172
Sự khác biệt màu sắc CIELAB [∆E*ab]
Xem “sự khác biệt màu sắc L*a*b* theo CIE 1976” (17-156)
17-173
Không gian màu CIELAB
Xem “không gian màu L*a*b* theo CIE 1976” (17-157)
17-174
Sự khác biệt màu sắc CIELUV [∆E*uv]
Xem “sự khác biệt màu sắc L*a*b* theo CIE 1976” (17-158)
17-175
Không gian màu CIELUV
Xem “không gian màu L*a*b* theo CIE 1976” (17-159)
17-176
Nhịp ngày đêm
Nhịp sinh học với khoảng thời gian xấp xỉ 24 h
17-177
Bức xạ phân cực xoay tròn
Bức xạ trong đó véc tơ điện trường có biên độ không đổi và quay quanh hướng truyền sóng với tốc độ bằng tần số bức xạ
CHÚ THÍCH: Bức xạ phân cực xoay tròn được mô tả là thuận tay phải (thuận tay trái) nếu chiều quay của véc tơ E theo chiều kim đồng hồ (ngược chiều kim đồng hồ) như nhìn nhận bởi người quan sát tiếp nhận bức xạ.
17-178
Bóng trong
Bóng đèn truyền thấu đều bức xạ khả kiến
17-179
Bóng đèn phủ mờ
Bóng đèn phủ bên trong hoặc bên ngoài với một lớp khuếch tán mỏng
17-180
Hệ số cường độ sáng (của một vật phản xạ ngược chiều) [R]
Thương số của cường độ sáng I, của vật phản xạ ngược chiều với hướng quan sát và độ rọi E┴ tại vật phản xạ trên mặt phẳng vuông góc với hướng của ánh sáng tới
Đơn vị: cd·Ix-1
17-181
Hệ số độ chói phản xạ ngược (của mặt phẳng phản xạ ngược chiều) [RL]
Thương số của độ chói L của bề mặt có tính phản xạ ngược chiều với hướng quan sát và độ rọi, E┴, tại vật phản xạ trên mặt phẳng vuông góc với hướng của ánh sáng tới
Đơn vị: cd·m-2·Ix–1
CHÚ THÍCH: Đại lượng này đặc biệt thích hợp để mô tả các vật liệu dạng tấm.
17-182
Hệ số phản xạ ngược (của mặt phẳng phản xạ ngược) [RA]
Thương số của hệ số cường độ sáng R, của mặt phẳng phản xạ ngược với diện tích A của nó,
Đơn vị: cd·Ix-1·m–2
CHÚ THÍCH 1: Đại lượng này đặc biệt thích hợp để mô tả các vật liệu dạng tấm.
CHÚ THÍCH 2: Trước đây, ký hiệu R’ được sử dụng cho đại lượng này.
17-183
Hệ số sử dụng (của hệ thống lắp đặt, đối với một bề mặt tham chiếu) (US)
Tỷ số của quang thông nhận được bởi bề mặt tham chiếu với tổng quang thông danh định của các bóng đèn lắp đặt trong hệ thống
Đơn vị: 1
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “hệ số sử dụng” (“utilization factor”)
17-184
Ốp trần
Panen lắp chìm hoặc mái vòm trên trần nhà
17-185
Bức xạ cố hữu
Bức xạ đơn sắc có dao động điện từ duy trì độ lệch pha không đổi từ vị trí này sang vị trí khác
17-186
Sợi đốt xoắn kép
Sợi đốt xoắn quấn thành một cuộn xoắn lớn hơn
17-187
Bóng đèn cathode lạnh
Bóng đèn phóng điện trong đó ánh sáng được tạo ra bởi cột dương của sự phóng điện phát sáng
CHÚ THÍCH: Loại đèn này thường được cấp điện từ một thiết bị cung cấp đủ điện áp để khởi động không cần có phương tiện đặc biệt.
17-188
Bóng đèn khởi động nguội
Bóng đèn phóng điện được thiết kế để khởi mà không cần gia nhiệt trước cho các điện cực
Thuật ngữ tương đương sử dụng tại Mỹ: “bóng đèn khởi động tức thời”
17-189
Đường gom
1. Kết nối giữa đường xuyên tâm hoặc đường vành đai và đường tiếp cận khu vực
2. Đường chính trong khu dân cư kết nối tất cả các tuyến đường khu vực với một tuyến đường huyết mạch
17-190
Màu sắc (US)
1. Màu sắc (cảm nhận được): xem “màu sắc (cảm nhận được)” (17-198)
2. Màu sắc (tâm-vật lý): đặc điểm kỹ thuật của kích thích màu sắc về các giá trị được xác định theo toán tử, chẳng hạn như giá trị 3 kích thích
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “màu sắc” (colour)
CHÚ THÍCH 1: Khi ý nghĩa rõ ràng trong ngữ cảnh, thuật ngữ “màu sắc” có thể được sử dụng một mình.
CHÚ THÍCH 2: Trong tiếng Đức “Farbe” thường được sử dụng thay cho “Farbempfindung”. Việc sử dụng “Farbe” theo nghĩa “Farbvalenz” nôn tránh. Chỉ khi ý nghĩa là hiển nhiên từ ngữ cảnh, hoặc khi “Farbempfindung” và “Farbvalenz” đều phù hợp, khi đó “Farbe” có thể được sử dụng theo nghĩa “Farbvalenz”.
17-191
Chất tạo màu
Thuốc nhuộm, sắc tố, hoặc tác nhân khác được sử dụng để tạo màu sắc cho vật liệu
17-192
Máy đo màu
Dụng cụ đo các đại lượng màu sắc, chẳng hạn như các giá trị ba kích thích của một kích thích màu
17-193
Không gian màu
Không gian màu được xác định bởi 3 tọa độ màu
CHÚ THÍCH: Các giá trị ba kích thích CIE XYZ theo CIE là tọa độ màu, cũng như các giá trị RGB có mối quan hệ toán học chính xác và có thể chuyển đổi sang giá trị ba kích thích XYZ theo CIE.
17-194
Trung tính màu
Có sắc độ tương tự như màu trắng được công nhận
CHÚ THÍCH 1: Khi khẳng định một mảng ảnh là màu trung tính, cần thiết phải chỉ rõ màu trắng được chấp nhận. Đối với bản in hình ảnh phản xạ, màu trắng được chấp nhận thường được coi là màu trắng trung tính hoặc bề mặt phản xạ khuếch tán hoàn toàn được chiếu bởi nguồn sáng.
CHÚ THÍCH 2: Màu trắng được chấp nhận của màu trung tính có thể hoặc không tương ứng với màu trắng thích nghi theo một người quan sát.
17-195
Độ tinh khiết màu [pc]
Đại lượng được xác định bởi quan hệ:
trong đó Ld và Ln là độ chói tương ứng của kích thích đơn sắc và kích thích vô sắc xác định trong một hỗn hợp công thêm phù hợp với kích thích màu xem xét
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp kích thích màu tím, xem CHÚ THÍCH 1 “độ tinh khiết”.
CHÚ THÍCH 2: Trong hệ đo màu chuẩn theo CIE 1931, độ tinh khiết màu pc, có tương quan với độ tinh khiết kích thích pe, theo phương trình pc = peyd/y, trong đó yd và y là tọa độ màu y tương ứng của kích thích đơn sắc và kích thích màu xem xét.
CHÚ THÍCH 3: Trong hệ đo màu chuẩn theo CIE 1964, số đo pc,10, được xác định bởi mối quan hệ được cho trong CHÚ THÍCH 2, nhưng sử dụng pe,10, yd,10 và y10 thay vif pe, yd và y tương ứng.
17-196
Phép đo màu
Đo kích thích màu dựa trên tập hợp các quy ước
17-197
Màu sắc
1. Màu sắc (cảm nhận được): xem “màu sắc (cảm nhận được)” (17-198)
2. Màu sắc (tâm-vật lý): đặc điểm kỹ thuật của một kích thích màu sắc về giá trị được xác định theo toán tử, chẳng hạn như 3 giá trị ba kích thích
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “màu sắc” (“color”)
CHÚ THÍCH 1: Khi ý nghĩa là rõ ràng từ ngữ cảnh, thuật ngữ “màu sắc” có thể được sử dụng một mình.
CHÚ THÍCH 2: Trong tiếng Đức “Farbe” thường được sử dụng thay cho “Farbempfindung”. Nên tránh sử dụng “Farbe” trong theo nghĩa “Farbvalenz”. Chỉ khi ý nghĩa là hiển nhiên từ ngữ cảnh, hoặc khi “Farbempfindung” và “Farbvalenz” đều phù hợp, khi đó “Farbe” có thể được sử dụng theo nghĩa “Farbvalenz”
17-198
Màu sắc (cảm nhận được)
Đặc trưng của nhận thức thị giác có thể được mô tả bởi các thuộc tính của màu, độ chói sáng (hoặc độ sáng) và sự no màu (hoặc bão hòa hoặc sắc độ)
CHÚ THÍCH 1: Khi cần thiết, đề tránh nhầm lẫn giữa các ý nghĩa khác của từ này, thuật ngữ “màu sắc cảm nhận được” có thể được sử dụng.
CHÚ THÍCH 2: Màu sắc cảm nhận được phụ thuộc vào phân bố phổ của các kích thích màu, kích cỡ, hình dạng, kết cấu và vùng bao quanh kích thích, trạng thái thích nghi của hệ thống thị giác của người quan sát, và sự trải nghiệm của người quan sát về các tình huống phổ biến và tương tự khi quan sát
CHÚ THÍCH 3: Xem CHÚ THÍCH 1 và CHÚ THÍCH 2 đối với “màu sắc” (17-197).
CHÚ THÍCH 4: Màu sắc cảm nhận được có thể xuất hiện ở một số chế độ biểu hiện màu sắc. Tên gọi của các chế độ biểu hiện màu khác nhau là để phân biệt giữa sự khác nhau về chất lượng và đặc điểm hình học của nhận biết màu sắc. Một số thuật ngữ quan trọng hơn của các chế độ biểu hiện màu sắc được đưa ra trong “màu sắc vật thể”, “màu sắc bề mặt” và “màu sắc khẩu độ”. Các chế độ biểu hiện màu sắc khác gồm có màu sắc phim, màu sắc khối rỗng, màu sắc nguồn sáng, màu sắc vật thể và màu sắc Ganzfeld. Từng chế độ biểu hiện màu sắc này có thể diễn đạt chất lượng hơn bằng các tính từ mô tả sự kết hợp màu sắc hoặc các mối liên quan về không gian thời gian của chúng. Các thuật ngữ khác liên quan đến sự khác biệt về chất giữa các màu sắc cảm nhận được ở các chế độ thể hiện màu khác nhau được đưa ra trong “màu sáng”, “màu không sáng”, “màu liên quan” và “màu không liên quan”.
17-199
Biểu hiện màu sắc
1. Khía cạnh của nhận thức thị giác mà mọi thứ được nhận ra bởi màu sắc của chúng
2. Trong các nghiên cứu tâm-vật lý học: nhận thức thị giác, trong đó các khía cạnh quang phổ của kích thích thị giác được tích hợp với môi trường chiếu sáng và quan sát.
17-200
Mô hình biểu hiện màu sắc
Mô hình mô tả sự biểu hiện màu sắc, được xây dựng từ các ký hiệu diễn tả các kích thích màu sắc
CHÚ THÍCH: Trong xử lý ảnh, định nghĩa sau cũng được sử dụng: phương trình và phương pháp chuyển đổi các đại lượng vật lý có thể đo lường sang và từ các tương quan về thuộc tính nhận thức trong điều kiện nhìn cụ thể.
17-201
Bản đồ màu
Tập hợp các mẫu màu được sắp xếp và xác định theo các quy tắc cụ thể
17-202
Ranh giới màu
Đường viền của một khu vực trong biểu đồ sắc độ được bao bởi các đoạn thẳng
CHÚ THÍCH: Diện tích được cho bởi phương trình của các đường thẳng hoặc tọa độ của các điểm giao nhau giữa chúng hoặc với đường quỹ tích phổ
17-203
Hàm biến đổi thành phần màu
Hàm toán học đơn điệu, đơn biến được áp dụng riêng cho một hoặc nhiều kênh màu
CHÚ THÍCH 1: Hàm biến đổi thành phần màu thường được sử dụng để tính toán đáp ứng phi tuyến của thiết bị tham chiếu và / hoặc cải thiện độ đồng đều trực quan của không gian màu.
CHÚ THÍCH 2: Nói chung, các hàm biến đổi thành phần màu sẽ là phi tuyến, chẳng hạn hàm mũ (tức là “gamma”) hoặc hàm lôgarit Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể sử dụng hàm biến đổi thành phần màu tuyến tính.
CHÚ THÍCH 3: Để biết thêm thông tin về “kênh màu”, xem CHÚ THÍCH 2 đối với “mã hóa không gian màu” (17-227).
17-204
Dữ liệu chứa màu sắc
Dữ liệu bao gồm văn bản, ký họa, đồ họa và hình ảnh, dưới dạng trường quét hoặc véc tơ
17-205
Hệ số hiệu chỉnh màu sắc
Không còn sử dụng: xem “hệ số hiệu chỉnh không phù hợp phổ” (17-1224)
17-206
Sự khác biệt màu sắc (cảm nhận được)
Sự khác biệt nhận thấy giữa 2 phần tử màu
Xem thêm “sự khác biệt màu sắc L*a*b* theo CIE 1976”, (17-17-156) “sự khác biệt màu sắc L*u*v* theo CIE 1976” (17-158), “sự khác biệt màu sắc CIELAB” (17-172), “sự khác biệt màu sắc CIELUV” (17-174)
17-207
Phần tử màu (của mô hình biểu hiện màu)
Khu vực xác định trong đó biểu hiện màu sắc là đồng đều
17-208
Mã hóa màu
Mã hóa số lượng hóa một không gian màu, bao gồm cả mã hóa không gian màu và mã hóa hình ảnh màu
17-209
Phương trình màu
Biểu diễn dưới dạng đại số hoặc véc tơ của sự phối hợp 2 kích thích màu sắc, trong đó, ví dụ, có thể là phối trộn cộng thêm của 3 kích thích màu tham chiếu
Ví dụ: [C] Ξ X[X] = Y[Y] + Z[Z]
CHÚ THÍCH 1: Trong phương trình này, ký hiệu Ξ biểu thị trùng hợp màu và được đọc là “phù hợp”. Các ký hiệu không được đặt trong dấu ngoặc vuông biểu thị số lượng các kích thích được chỉ định bởi ký hiệu có dấu ngoặc vuông: do đó R [R] có nghĩa là R đơn vị kích thích [R], và ký hiệu + có nghĩa là phối trộn cộng thêm của các kích thích màu. Trong một phương trình như vậy, dấu trừ có nghĩa là kích thích được thêm vào đại lượng ở vế bên kia của phương trình khi thực hiện phối hợp màu sắc
CHÚ THÍCH 2: Các kích thích tham chiếu được biểu diễn dưới dạng [R], [G] và [B] trong trường hợp đó dấu ‘Ξ’, đọc là “phù hợp” cần sử dụng. Thay vào đó, phương trình màu có thể được viết bằng chữ La tinh in đậm khi đó cần sử dụng dấu ‘=’, được phát âm “bằng”: C = XX+ YY + ZZ.
17-210
Phin lọc màu
Xem CHÚ THÍCH cho “phin lọc” (17-434)
17-211
Gam màu
Khối rỗng, diện tích hoặc khối đặc trong không gian màu, bao gồm tất cả các màu sắc, hoặc:
(a) có mặt trong một cảnh cụ thể, tác phẩm nghệ thuật, ảnh chụp, nhân bản bằng quang cơ, hoặc hình thức nhân bản khác;
(b) có khả năng được tạo ra bằng cách sử dụng một thiết bị và / hoặc phương tiện đầu ra cụ thể
CHÚ THÍCH: Trong các ứng dụng sao chép và truyền thông, chỉ có khối rỗng hoặc khối đặc trong không gian màu được coi là gam màu. Trong các ứng dụng như chiếu sáng tín hiệu, gam màu là một diện tích.
17-212
Ranh giới gam màu
Bề mặt ngoài của gam màu
17-213
Dữ liệu ảnh màu
Thông tin được mã hóa kỹ thuật số, với các khía cạnh màu được biểu diễn bằng cách sử dụng mã hóa hình ảnh màu
17-214
Dữ liệu ảnh màu, tham chiếu gốc tiêu chuẩn
Dữ liệu hình ảnh màu gốc xác định và được tài liệu hóa thể hiện tọa độ màu của các phần tử màu hình ảnh sao chụp hai chiều do quét tác phẩm nghệ thuật, phim ảnh hoặc bản in, hoặc sao chụp quang cơ hoặc hình thức nhân bản khác
Xem thêm “trạng thái hình ảnh, tham chiếu gốc” (17-17-564)
17-215
Dữ liệu hình ảnh màu, tham chiếu đầu ra tiêu chuẩn
Dữ liệu hình ảnh tham chiếu đầu ra, dựa vào một thiết bị đầu ra thực hoặc ảo và điều kiện nhìn được chuẩn hóa
CHÚ THÍCH 1: Dữ liệu hình ảnh chủ đích để trao đổi mở phổ biến nhất là tham chiếu đầu ra tiêu chuẩn. Bởi với dữ liệu hình ảnh tham chiếu đầu ra tiêu chuẩn, thường đủ để xác định đầu ra tiêu chuẩn mà dữ liệu hình ảnh được viện tới để diễn giải sự hiển thị màu được mô tả bởi dữ liệu hình ảnh.
CHÚ THÍCH 2 Dữ liệu hình ảnh tham chiếu đầu ra tiêu chuẩn có thể trở thành khởi điểm cho quá trình nhân bản tiếp theo. Ví dụ, dữ liệu hình ảnh tham chiếu đầu ra tiêu chuẩn sRGB thường được coi là điểm bắt đầu cho việc tái hiển thị màu sắc được thực hiện bài một máy in được thiết kế để nhận dữ liệu hình ảnh sRGB.
Xem thêm “trạng thái hình ảnh, tham chiếu đầu ra” (17-565)
17-216
Dữ liệu hình ảnh màu, cảnh tham chiếu chuẩn
Dữ liệu hình ảnh màu được xác định và ghi lại thể hiện các ước tính tọa độ màu của các thành tố của một khung cảnh.
Xem thêm “trạng thái hình ảnh, cảnh tham chiếu” (17-567)
17-217
Mã hóa hình ảnh màu
Mã hóa kỹ thuật số các giá trị màu, cùng với bất kỳ thông tin cần thiết nào để diễn giải chính xác các giá trị màu sắc như trạng thái hình ảnh, môi trường quan sát hình ảnh dự kiến và môi trường tham chiếu
CHÚ THÍCH 1: Trong một số trường hợp, môi trường quan sát hình ảnh dự kiến sẽ được xác định rõ ràng cho mã hóa hình ảnh màu. Trong các trường hợp khác, môi trường quan sát hình ảnh dự định, tức là chi tiết của trạng thái hình ảnh có thể được chỉ định trên cơ sở từng hình ảnh bằng cách sử dụng siêu dữ liệu được liên kết với hình ảnh kỹ thuật số.
CHÚ THÍCH 2: Một số mã hóa hình ảnh màu số cho biết các đặc tính của môi trường tham chiếu cụ thể, chẳng hạn như bản in phản xạ với dải mật độ xác định, ở trường hợp khác môi trường tham chiếu sẽ không được áp dụng, chẳng hạn như với mã hóa cảnh tham chiếu hoặc sẽ được quy định sử dụng siêu dữ liệu hình ảnh.
CHÚ THÍCH 3: Mã hóa hình ảnh màu không bị giới hạn đối với hình ảnh đồ họa kỹ thuật số có nguồn gốc từ cảnh gốc, nhưng cũng có thể áp dụng cho hình ảnh kỹ thuật số có nội dung như văn bản, đường nét mỹ thuật, đồ họa véc tơ và các dạng tác phẩm nghệ thuật gốc khác.
17-218
Quản lý màu sắc
Liên kết dữ liệu liên quan cần thiết để diễn giải rõ ràng về dữ liệu nội dung màu sắc và áp dụng chuyển đổi dữ liệu màu theo yêu cầu để thực hiện tái tạo có chủ đích
CHÚ THÍCH 1: Nội dung màu có thể bao gồm văn bản, đường nét, đồ họa và hình ảnh, dạng quét hoặc véc tơ, tất cả đều có thể được quản lý màu.
CHÚ THÍCH 2: Quản lý màu xem xét đặc tính của các thiết bị đầu vào và đầu ra khi xác định chuyển đổi dữ liệu màu cho các thiết bị này.
17-219
Hệ thống thứ tự màu
Sắp xếp các mẫu theo một tập hợp các nguyên tắc để xếp thứ tự và biểu thị màu sắc của chúng, thường theo các thang bậc nhất định
CHÚ THÍCH: Một hệ thống thứ tự màu thường được minh họa bằng một tập hợp các mẫu vật lý, đôi khi được gọi là bản đồ màu. Điều này tạo điều kiện cho kết nối màu sắc nhưng không phải là điều kiện tiên quyết để xác định hệ thống thứ tự màu.
Xem thêm “bản đồ màu” (17-201)
17-220
Mảng màu, khu vực thử nghiệm
Hình ảnh màu từ một thiết bị đầu ra hoặc một bản in phản xạ hoặc trên phim được đo, trong đó các giá trị kiểm soát của thiết bị được giữ không đổi trên diện tích hình ảnh
17-221
Sự hoàn màu (của nguồn sáng)
Ảnh hưởng của một nguồn sáng đối với sự hiển thị màu sắc của các vật thể bằng cách so sánh có ý thức hoặc tiềm thức với màu sắc của chúng dưới nguồn sáng chuẩn
17-222
Chỉ số hoàn màu [R]
Đo mức độ mà màu sắc tâm-vật lý của một vật thể được chiếu sáng bởi nguồn sáng thử nghiệm phù hợp với màu sắc của cùng vật thể đó được chiếu sáng bởi nguồn sáng chuẩn, dung sai thích hợp cần được thực hiện đối với trạng thái thích nghi màu sắc
Xem thêm CIE 13 Phương pháp đo và xác định độ hoàn màu của nguồn sáng
Tên viết tắt: “CRI”
17-223
Phương tiện tái tạo màu
Phương tiện để hiển thị thông tin màu, ví dụ: màn hình hoặc bản in
CHÚ THÍCH: Đối với bản in, phương tiện tái tạo màu không phải là máy in mà là sự kết hợp của máy in, chất màu và chất nền.
17-224
Sự tái hiển thị màu
Phép ánh xạ dữ liệu hình ảnh màu của bức ảnh tham chiếu thích hợp với một phương tiện tạo ảnh thực hoặc ảo và điều kiện nhìn được chỉ định sang dữ liệu hình ảnh màu của ảnh tham chiếu thích hợp với phương tiện tạo ảnh thực hoặc ảo và điều kiện nhìn khác.
CHÚ THÍCH: Tái hiển thị màu thường bao gồm một hoặc nhiều hơn những vấn đề sau: bù trừ cho sự khác biệt về điều kiện nhìn, bù trừ cho sự khác biệt về khoảng linh động và / hoặc gam màu của phương tiện tạo ảnh và điều chỉnh theo sở thích.
17-225
Khối màu
Một phần của không gian màu có chứa màu bề mặt
17-226
Không gian màu
Diễn tả về hình học của màu sắc trong không gian, thường là 3 chiều
17-227
Mã hóa không gian màu
Mã số hóa của không gian màu, bao gồm đặc tính kỹ thuật của phương pháp mã hóa số và dải mã hóa
CHÚ THÍCH 1: Nhiều mã hóa không gian màu có thể được xác định dựa trên một không gian màu duy nhất ở đó các mã hóa không gian màu khác nhau có các phương thức mã hóa kỹ thuật số và / hoặc phạm vi mã hóa khác nhau. (Ví dụ, sRGB 8 bit và e-sRGB 10 bit là những mã hóa không gian màu khác nhau dựa trên không gian màu RGB cụ thể.)
CHÚ THÍCH 2: Mã hóa không gian màu được xác định bằng một số kênh màu, mỗi kênh tương ứng với một chiều không gian màu. Các giá trị dữ liệu kênh màu được mã hóa cho biết vị trí theo chiều tương ứng thể hiện trong không gian màu hình học.
17-228
Không gian màu, phụ thuộc vào thiết bỊ
Không gian màu được xác định bởi các đặc tính của một thiết bị tạo hình ảnh thực hoặc được lý tưởng hóa
CHÚ THÍCH: Không gian màu phụ thuộc vào thiết bị có mối quan hệ chức năng đơn giản với phép đo màu CIE cũng có thể được phân loại là không gian màu sắc ký. Ví dụ, không gian màu RGB tương ứng với màn hình CRT thực tế hoặc lý tưởng có thể là được coi là không gian màu sắc ký.
17-229
Kích thích màu
Bức xạ nhìn thấy đi vào mắt và tạo ra cảm giác về màu sắc, hoặc có sắc hoặc vô sắc
17-230
Hàm kích thích màu [φl (l)
Mô tả một kích thích màu sắc bởi mật độ phổ của một đại lượng đo bức xạ, chẳng hạn như độ phát xạ hoặc công suất bức xạ là một hàm của bước sóng
17-231
Nhiệt độ màu [Tc]
Nhiệt độ của một nguồn bức xạ Plank phát bức xạ có cùng sắc độ như của kích thích đã cho
Đơn vị: K
CHÚ THÍCH: Nhiệt độ màu đối nghịch cũng được sử dụng với đơn vị K-1 hoặc MK-1 (trong đó 1 MK-1 =10-6 K-1) tên gọi trước đó “mired” giờ không còn dùng nữa.
17-232
Bóng đèn màu
Bóng đèn được làm bằng thủy tinh màu, hoặc thủy tinh trong suốt được phủ bên trong hoặc bên ngoài bằng một lớp màu có thể trong suốt hoặc khuếch tán
17-233
Sự no màu
Thuộc tính cảm nhận thị giác theo đó màu sắc cảm nhận được của một vùng xuất hiện sắc độ nhiều hay ít
CHÚ THÍCH: Đối với kích thích màu của một sắc độ đã cho và trong trường hợp các màu liên quan có hệ số độ chói cho trước, thuộc tính này thường tăng lên khi độ chói tăng, trừ khi độ sáng rất cao.
17-234
Phối hợp màu sắc
Hành động làm cho một kích thích màu có cùng màu sắc giống như kích thích màu đã cho
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ tiếng Pháp áp dụng chủ yếu cho việc điều chỉnh sự cân bằng các trường của máy đo màu trực quan, trong khi các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Đức áp dụng như nhau cho việc lựa chọn 2 mẫu vật liệu có cùng màu dưới một nguồn sáng nhất định.
17-235
Hệ số phối hợp màu sắc
Ba giá trị của tập hợp các hàm phối hợp màu sắc ở bước sóng nhất định
Trước đây là: “giá trị phổ ba kích thích”.
17-236
Các hàm phối hợp màu sắc (của hệ thống ba màu)
Giá trị ba kích thích của các kích thích đơn sắc cố công suất bức xạ bằng nhau
CHÚ THÍCH 1:3 giá trị của một tập hợp các hàm phối hợp màu sắc ở bước sóng nhất định được gọi là “Hệ số phối hợp màu” (trước đây là: “giá trị phổ ba kích thích”).
CHÚ THÍCH 2: Có thể sử dụng các hàm phối hợp màu để tính giá trị ba kích thích của kích thích màu sắc từ các hàm kích thích màu của nó φl(l).
Xem thêm CIE 15 Phép đo màu
Xem thêm ISO 11664-1:2007(E)/CIE S 014-1/E:2006 Phép đo màu – phần 1: Standard Colorimetric Observersimetation – Phần 1: Người quan sát đo màu chuẩn CIE
CHÚ THÍCH 3: Trong các hệ thống đo màu chuẩn CIE, các các hàm phối hợp màu sắc được thể hiện bằng các ký hiệu (l), (l), (l) và 10(l), 10(l), 10 (l).
17-237
Phố thương mại
Đường phố có tỷ lệ cao mặt tiền các cửa hàng thương mại (thường không được chiếu sáng về đêm) và có tỷ lệ cao các xe tải nặng chở hàng trong luồng giao thông
17-238
Bóng đèn phóng điện hồ quang nguồn nhỏ gọn
Xem “đèn hồ quang ngắn” (17-1174)
17-239
Bóng đèn so sánh
Nguồn sáng có cường độ sáng, quang thông hoặc độ chói không đổi nhưng không nhất thiết phải biết giá trị, dùng để so sánh liên tiếp với một bóng đèn chuẩn và nguồn ánh sáng thử nghiệm
17-240
Các kích thích màu bổ sung
Tổ hợp 2 kích thích màu sắc để có thể tái tạo các giá trị ba kích thích của một kích thích vô sắc bằng cách phối trộn cộng thêm thích hợp của 2 kích thích này
17-241
Bước sóng bổ sung (của một kích thích màu)
[lc]
Bước sóng của kích thích đơn sắc mà khi phối trộn cộng theo tỷ lệ thích hợp với kích thích màu được xem xét, phù hợp với kích thích vô sắc đã định
17-242
Chỉ số khúc xạ phức hợp (của vật liệu hấp thụ đẳng hướng) [(l)]
Đại lượng được xác định theo công thức:
(l) = n(l) – ik(l)
trong đó n(l) là chỉ số khúc xạ ở bước sóng l, k(l) là chỉ số hấp thụ phổ và
Đơn vị: 1
17-243
Tính dễ hiểu (của một dấu hiệu)
Mức độ một người quan sát có thể dễ dàng hiểu được thông điệp dự định truyền đạt bởi dấu hiệu.
17-244
Đèn điện khí nén (US)
Đèn điện được cấp năng lượng bởi một máy phát điện điều khiển bởi khí nén
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “đèn khí”
17-245
Tế bào hình nón
Tế bào cảm quang trong võng mạc chứa các sắc tố nhạy cảm với ánh sáng có khả năng khởi tạo quá trình thị giác ban ngày
17-246
Hệ số cấu hình (giữa 2 bề mặt S1 và S2) [c21, c12]
Tỷ số giữa độ chiếu bức xạ hoặc độ rọi, E2 (hoặc E1), tại một điểm trên bề mặt S2 (hoặc S1) do thông lượng nhận được từ bề mặt S1 (hoặc S2), với độ trưng bức xạ hoặc độ trưng sáng, M1 (hoặc M2), của bề mặt S1 (hoặc S2)
;
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Mối quan hệ giữa hệ số cấu hình c và hệ số trao đổi (qua lại) g là:
trong đó
F2 (hoặc F1 ) là thông lượng bức xạ hoặc quang thông nhận được trên bề mặt S2 (hoặc S1) từ bề mặt S1 (hoặc S2) and A2 (hoặc A1) là diện tích bề mặt S2 (hoặc S1).
17-247
Đầu nối (bóng đèn)
Thiết bị bao gồm các tiếp điểm điện, với cách điện thích hợp và được nối với dây dẫn mềm, bảo đảm kết nối bóng đèn với nguồn điện nhưng không đỡ bóng đèn
17-248
Độ rõ ràng
1. Chất lượng của một đối tượng hoặc một nguồn sáng xuất hiện nổi bật trong môi trường xung quanh
2. Chất lượng của một dấu hiệu thu hút (dễ gây chú ý) hoặc đạt được (dễ dàng tìm kiếm) sự chú ý của người lái xe
17-249
Tấm tiếp xúc
Mảnh kim loại cách điện với vỏ đầu đèn, kết nối với một trong những dây dẫn trong bóng đèn và cung cấp kết nối với nguồn điện
Thuật ngữ tương đương sử dụng ở Mỹ: “lỗ gắn dây”
17-250
Bóng đèn sóng liên tục
1. Bóng đèn hoạt động với đầu ra liên tục
2. Trong an toàn quang sinh học: bóng đèn hoạt động trong thời gian lớn hơn 0,25 s, tức là bóng đèn không phát xung
CHÚ THÍCH: Trong IEC 62471:2006/CIE S 009:2002 An toàn quang sinh học của bóng đèn và hệ thống bóng đèn, các bóng đèn chiếu sáng thông dụng (GLS) được xác định là bóng đèn sóng liên tục.
17-251
Sự tương phản
1. theo nghĩa cảm nhận: đánh giá sự khác biệt trong sự xuất hiện của 2 hoặc nhiều phần của một trường nhìn thấy đồng thời hoặc liên tiếp (do đó: tương phản độ chói, tương phản độ sáng, tương phản màu sắc, tương phản đồng thời, độ tương phản liên tiếp, v.v…)
2. theo nghĩa vật lý: đại lượng có ý tương quan với độ tương phản độ chói cảm nhận được, thường được xác định bởi một trong số các công thức liên quan đến độ chói của các kích thích xem xét: ví dụ bằng sự thay đổi tỷ lệ về tương phản gần độ chói ngưỡng hoặc bằng tỷ số của các độ chói đối với độ chói cao hơn nhiều
17-252
Hệ thống kiểm soát tương phản
Hệ thống duy trì sự tương phản của chữ khắc trên biển hiệu và nền tiếp giáp để đạt được độ rõ ràng trong giới hạn quy định dưới điều kiện ánh sáng xung quanh thay đổi
17-253
Hệ số tương phản (của hệ thống chiếu sáng đối với một nhiệm vụ)
Tỷ số giữa độ tương phản của một nhiệm vụ trong hệ thống chiếu sáng xem xét, với độ tương phản của cùng nhiệm vụ đó trong chiếu sáng chuẩn
Đơn vị: 1
17-254
Hệ số biểu lộ tương phản (của hệ thống chiếu sáng đường hầm) [qc]
Tỷ số giữa độ chói L mặt đường và độ rọi mặt đứng Ev, tại một vị trí cụ thể trong đường hầm
Đơn vị: sr-1
17-255
Độ nhạy tương phản [Sc]
Nghịch đảo của độ tương phản (vật lý) nhỏ nhất có thể nhận thấy được, thường được biểu diễn bằng L/∆L, trong đó L là độ chói trung bình và ∆L là ngưỡng chênh lệch độ chói
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Giá trị của Sc phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm độ chói, điều kiện nhìn và trạng thái thích nghi.
17-256
Độ rọi võng mạc quy ước
Tích của độ chói theo một hướng xác định và diện tích biểu kiến của đồng tử (tự nhiên hoặc nhân tạo) nhìn thấy từ hướng đó
Đơn vị: cd, cd.m-2.mm2, trotand
17-257
Chiếu sáng gờ
Hệ thống chiếu sáng bao gồm các nguồn sáng được che chắn bởi một tấm phẳng song song với tường và gắn lên trần nhà, và phân phối ánh sáng trên tường
17-258
Nhiệt độ màu tương quan [Tcp]
Nhiệt độ của vật bức xạ Plank có sắc độ gần nhất với sắc độ của phân bố phổ đã cho trên một biểu đồ (theo người quan sát tiêu chuẩn CIE 1931), trong đó mô tả các tọa độ u’, v’ của quỹ tích Plank và kích thích thử nghiệm
Đơn vị: K
CHÚ THÍCH 1: Không nên sử dụng khái niệm nhiệt độ màu tương quan nếu sắc độ của nguồn thử nghiệm khác biệt với của vật bức xạ Plank nhiều hơn
trong đó ut’, vt’ của nguồn thử nghiệm, up’, vp’ của vật bức xạ Plank.
CHÚ THÍCH 2: Nhiệt độ màu tương quan có thể tính được bằng một chương trình máy tính tìm kiếm tối giản để tra cứu nhiệt độ Plank cung cấp sự khác biệt nhỏ nhất giữa sắc độ thử nghiệm và quỹ tích Plank, hoặc ví dụ theo một phương pháp do Robertson A.R. đề xuất “Tính toán nhiệt độ màu tương quan và nhiệt độ phân bố”, J. Opt. Soc. Am. 58,1528-1535,1968.
(Lưu ý rằng các giá trị ở một số bảng trong tài liệu tham chiếu này là không được cập nhật).
Viết tắt: “CCT”
17-259
Mô hình tái tạo màu tương ứng
Mô hình toán học tạo ra các phép biến đổi, được áp dụng cho khung cảnh hoặc dữ liệu hình ảnh tham chiếu gốc để tạo ra dữ liệu hình ảnh mô tả bản sao, hiển thị phù hợp với bản gốc gần nhất có thể
CHÚ THÍCH: Các phép biến đổi được tạo ra bởi các mô hình tái tạo thưởng sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ độ chói và gam màu của cảnh hoặc bản gốc và phương tiện đầu ra.
17-260
Kích thích màu tương ứng
Cặp kích thích màu có cùng hiển thị màu sắc khi một kích thích được nhìn thấy trong một tập hợp điều kiện thích nghi và kích thích kia được nhìn thấy trong tập hợp (điều kiện thích nghi) khác
17-261
Chiếu sáng chùm tia ngược (trong đường hầm)
Chiếu sáng trong đó ánh sáng chiếu tới các vật thể từ hướng ngược lại với luồng giao thông
CHÚ THÍCH: Chiếu sáng chùm tia ngược được đặc trưng bằng cách sử dụng các đèn điện phân bố cường độ sáng không đối xứng qua mặt phẳng vuông góc với hướng lưu thông, khi cường độ sáng tối đa hướng theo chiều ngược lại với dòng giao thông. Thuật ngữ chỉ đề cập đến hướng đi bình thường.
Xem thêm “chiếu sáng chùm tia thuận” (17-986), “chiếu sáng đối xứng” (17-1293)
Viết tắt: “CBL”
17-262
Chiếu sáng vòm
Hệ thống chiếu sáng bao gồm các nguồn sáng được che chắn bởi một gờ hoặc hốc, và phân bố ánh sáng trên trần và phần tường phía trên gờ
17-263
CRI (viết tắt)
Xem “chỉ số hoàn màu” (17-222)
17-264
Tần số nhấp nháy tới hạn
Đối với một tập hợp các điều kiện nhất định, tần số thay đổi các kích thích mà ở mức cao hơn sẽ không thể nhận thấy sự nhấp nháy
Thuật ngữ tương đương: “tần số hợp nhất”
17-265
Thanh ngang (ứng dụng ở sân bay)
Dây đèn trong hệ thống chiếu sáng tiếp cận được bố trí trực giao và đối xứng với tuyến trung tâm của hệ thống và đường băng
17-266
Tỷ lệ quang thông hướng xuống tích lũy (của một nguồn, đối với góc khối)
Tỷ số giữa quang thông tích lũy đối với góc khối xem xét và quang thông hướng xuống của nguồn sáng
Đơn vị: 1
17-267
Quang thông tích lũy (của một nguồn, cho một góc khối)
Quang thông phát ra bởi nguồn trong điều kiện vận hành, trong một hình nón bao quanh góc khối có trục hướng xuống theo chiều đứng
Đơn vị: Im
17-268
Giờ giới nghiêm
Thời gian trong đó sẽ áp dụng yêu cầu nghiêm ngặt hơn (để kiểm soát ánh sáng gây khó chịu)
CHÚ THÍCH: Đây thường là điều kiện sử dụng ánh sáng được áp dụng bởi cơ quan quản lý nhà nước, thường là chính quyền địa phương.
17-269
Cắt
1. kỹ thuật được sử dụng để che chắn bóng đèn và các bề mặt có độ chói cao từ hướng nhìn trực tiếp để giảm chói lóa
2. kỹ thuật được sử dụng để che chắn bóng đèn và bề mặt có độ chói cao để giảm ánh sáng chiếu lên phía trên hướng nằm ngang
CHÚ THÍCH: Trong chiếu sáng bên ngoài, phân loại giới hạn xác định mức hạn chế cường độ sáng ở hai vùng chiếu sáng trong phạm vi từ 80° đến 180° phía trên điểm dưới cùng (đáy). Ánh sáng phát ra ở vùng 80° đến 90° có khả năng cao góp phần gây chói lóa và ánh sáng phát ra phía trên hướng ngang góp phần nhiều làm sáng bầu trời.
17-270
Góc cắt (của đèn điện)
Góc đo tờ điểm thấp nhất trở lên, nằm giữa trục thẳng đứng và đường ngắm đầu tiên mà không nhìn thấy bóng đèn và các bề mặt có độ chói cao
Đơn vị: rad, °
17-271
Bóng đèn CW
Xem “đèn sóng liên tục” (17-250)
17-272
Đường dành cho xe đạp
Đường, hoặc một phần đường, chỉ dành riêng cho xe đạp
17-273
Độ rọi trụ (tại một điểm, theo một hướng chiếu xác định) [Ev,z; Ez]
Xem CHÚ THÍCH đối với “độ chiếu xạ trụ” (17- 274)
Đơn vị: Ix = Im·m-2
17-274
Độ chiếu xạ trụ (tại một điểm, đối với một hướng chiếu nhất định) [Ee,z]
1. độ chiếu xạ trung bình trên bề mặt ngoài của một hình trụ rất nhỏ được đặt thẳng đứng tại một điểm trong không gian, để có được độ chiếu xạ tổng hợp tạo nên bởi bức xạ chiếu tới từ nhiều hướng
2. Định nghĩa tương đương: trung bình số học của độ chiếu xạ thẳng đứng Ee,v tại một điểm
trong đó
Le là độ bức xạ theo hướng (ɛ, φ);
dΩ là phần tử góc khối theo hướng (ɛ, φ);
ɛ là góc tới được đo đối với trục của hình trụ;
Ee,v là độ chiếu xạ thẳng đứng trên một phần tử diện tích có pháp tuyến theo hướng φ;
φ là góc nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục của hình trụ
Đơn vị: W·m-2
CHÚ THÍCH: Các đại lượng tương tự “độ rọi trụ”, Ev,z và “độ chiếu photon hình trụ”, Ev,z, được định nghĩa theo cách tương tự, thay thế độ bức xạ Le bằng độ chói Lv hoặc bức xạ photon Lp
D
17-275
Nguồn sáng D
Xem “nguồn sáng ban ngày” (17-281)
17-276
Tối
Tính từ được sử dụng để mô tả mức độ sáng thấp
17-277
Dòng điện tối
Dòng điện đầu ra của một đầu đo quang điện hoặc của âm cực của nó trong trường hợp không có bức xạ chiếu tới
17-278
Ánh sáng ban ngày
Một phần bức xạ mặt trời có khả năng gây cảm giác thị giác
17-279
Hệ số ánh sáng ban ngày [D]
Tỷ số giữa độ rọi tại một điểm trên mặt phẳng cho trước do ánh sáng nhận trực tiếp và gián tiếp từ bầu trời có phân bố độ chói giả định hoặc đã biết, với độ rọi trên mặt phẳng nằm ngang do bán cầu bầu trời đó không bị che chắn, trong đó đóng góp của ánh sáng mặt trời trực tiếp đối với cả hai giá trị độ rọi được loại trừ.
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH 1: Bao gồm kính, hiệu ứng bụi bẩn, vv
CHÚ THÍCH 2: Khi tính toán chiếu sáng nội thất, sự đóng góp của ánh sáng mặt trời trực tiếp phải được xem xét riêng.
17-280
Màu sắc huỳnh quang do ánh sáng ban ngày sơn, sắc tố hoặc thuốc nhuộm phát sáng huỳnh quang do tiếp xúc với ánh sáng ban ngày
CHÚ THÍCH: Các vật liệu này hấp thụ năng lượng từ ánh sáng ban ngày ở các vùng bước sóng ngắn hơn quang phổ nhìn thấy và/hoặc ở vùng cực tím và tái phát xạ năng lượng ở bước sóng dài hơn, sinh ra bức xạ trong một phạm vi hẹp các bước sóng trong dải nhìn thấy.
Xem thêm “vật liệu phát quang” (17-908), “vật liệu huỳnh quang” (17-458)
17-281
Nguồn sáng ban ngày
Nguồn sáng có phổ phân bố năng lượng tương tự hoặc gần giống như ánh sáng ban ngày
17-282
Bóng đèn ánh sáng ban ngày
Bóng đèn phát ánh sáng có phổ phân bố năng lượng xấp xỉ pha xác định của ánh sáng ban ngày
17-283
Đường quỹ tích ánh sáng ban ngày
Quỹ tích các điểm trong một biểu đồ màu thể hiện sắc độ của các pha ánh sáng ban ngày được CIE đưa ra các công thức cho các nguồn sáng ban ngày (nguồn sáng D) với nhiệt độ màu tương quan khác nhau
17-284
Cửa sáng ban ngày
Diện tích lắp kính hoặc không, có khả năng tiếp nhận ánh sáng ban ngày cho nội thất
17-285
Chiếu sáng ban ngày
Chiếu sáng mà nguồn sáng là ánh sáng ban ngày
CHÚ THÍCH: “Chiếu sáng tự nhiên” trước đây được sử dụng, nhưng “chiếu sáng ban ngày” hiện sử dụng tương ứng với sử dụng “ánh sáng điện”.
17-286
Đèn chạy xe ban ngày
Đèn pha hoặc đèn tín hiệu chuyên dụng gắn trên mặt trước của xe dự định sử dụng lái xe ban ngày để tăng độ nhìn rõ / dễ thấy của xe đối với người tham gia giao thông khác
Tên viết tắt: “DRL”
17-287
Sự nhìn màu khiếm khuyết
Tật dị thường của thị giác, trong đó khả năng phân biệt giữa một số màu hoặc tất cả các màu bị suy giảm
CHÚ THÍCH 1: Dị tật ba màu: Dạng thị giác ba màu trong đó phân biệt màu sắc kém hơn bình thường.
CHÚ THÍCH 2: Mù màu lục: Tính từ biểu thị bệnh mù màu lục hoặc dị tật nhìn màu lục.
CHÚ THÍCH 3: Dị tật nhìn màu lục: Sự nhìn màu khiếm khuyết trong đó sự phân biệt màu có sắc đỏ và xanh lục bị suy giảm, không có bất kỳ biểu hiện màu sắc mờ dị thường.
CHÚ THÍCH 4: Bệnh mù màu lục: sự nhìn màu khiếm khuyết trong đó không phân biệt được màu có sắc đỏ và xanh lục, không có bất kỳ biểu hiện màu sắc mờ dị thường.
CHÚ THÍCH 5: Bệnh thị giác hai màu: Sự nhìn màu khiếm khuyết trong đó tất cả các màu có thể phù hợp sử dụng hỗn hợp cộng thêm chỉ của 2 kích thích.
CHÚ THÍCH 6: Bệnh mù màu hoàn toàn: Sự nhìn màu khiếm khuyết trong đó tất cả các màu có thể được hợp bằng cách sử dụng chỉ một kích thích phù hợp duy nhất.
CHÚ THÍCH 7: Mù màu đỏ: Tính từ biểu thị hội chứng mù màu đỏ hoặc dị tật nhìn màu đỏ.
CHÚ THÍCH 8: Dị tật nhìn màu đỏ: Sự nhìn màu khiếm khuyết trong đó phân biệt màu đỏ và màu xanh lục bị suy giảm, với các màu hơi đỏ hiển thị mờ bất thường.
CHÚ THÍCH 9: Bệnh mù màu đỏ: Sự nhìn màu khiếm khuyết trong đó không thể phân biệt màu đỏ và màu xanh lục, với các màu hơi đỏ hiển thị mờ bất thường.
CHÚ THÍCH 10: Mù màu xanh: Tính từ biểu thị hội chứng mù màu xanh hoặc dị tật nhìn màu xanh.
CHÚ THÍCH 11: Dị tật nhìn màu xanh: Sự nhìn màu màu khiếm khuyết, trong đó phân biệt màu xanh dương nhạt và màu vàng nhạt bị suy giảm.
CHÚ THÍCH 12: Bệnh mù màu xanh: sự nhìn màu khiếm khuyết, trong đó không thể phân biệt màu xanh dương nhạt và màu vàng nhạt
17-288
Phương điều khiển giao thông
Tập hợp các thiết bị điều khiển giao thông trên đường hoặc bên cạnh đường cung cấp hướng dẫn, quy định, hoặc thông tin cảnh báo cho người lái xe, không phải đèn tín hiệu
CHÚ THÍCH: Các thiết bị này giúp người lái xe xác định hướng hành trình dự kiến cho xe cộ trên một đoạn đường.
17-289
Cọc tiêu, cột mốc
1. thiết bị điều khiển giao thông phản xạ ngược thường được gắn trên cột dọc hai bén đường ở độ cao gần ngang tầm mắt người lái xe đối diện luồng giao thông để cung cấp thông tin hướng đi từ một khoảng cách xa
2. cột được dựng lên ở cạnh làn đường để chỉ mối nguy hiểm hoặc mép đường
Thuật ngữ tương đương: “cột mốc”
17-290
Máy đo mật độ
Dụng cụ đo mật độ phản xạ quang hoặc mật độ truyền quang
17-291
Mật độ (quang) [Dﺡ]
Lôgarit cơ số 10 của nghịch đào hệ số truyền qua ﺡ
Dﺡ = -log10 ﺡ
Đơn vị: 1
17-292
Bộ khử phân cực
Thiết bị quang học điều chỉnh chùm tia bức xạ quang học để tạo ra chùm tia bức xạ không phân cực không phân biệt trạng thái phân cực của bức xạ chiếu tới
CHÚ THÍCH Không có cách đơn giản và thỏa mãn hoàn toàn để khử phân cực chùm tia bức xạ đã biết. Các phương pháp được sử dụng thường tạo ra sự thay đổi lớn của trạng thái phân cực về thời gian, bước sóng hoặc khẩu độ của chùm tia. Các thiết bị hoạt động trên nguyên tắc này thường được gọi là giả khử cực.
17-293
Hệ số suy giảm
Không còn sử dụng: xem “hệ số duy trì” (17- 753).
17-294
Vận tốc thiết kế
1. vận tốc sử dụng để thiết kế và xác định các tính năng vật lý của một con đường có ảnh hưởng đến vận hành xe cộ an toàn và hiệu quả
2. vận tốc an toàn tối đa có thể được duy trì trên một đoạn đường nhất định khi điều kiện thuận lợi
17-295
Độ phát hiện (của đầu đo) [D]
Nghịch đảo của công suất tương đương nhiễu, Fm
Đơn vị: W-1
17-296
Đầu đo (bức xạ quang)
Thiết bị trong đó bức xạ quang chiếu tới tạo ra hiệu ứng vật lý có thể đo lường được
17-297
Mù màu lục
Xem CHÚ THÍCH 2 đối với “Sự nhìn màu khiếm khuyết” (17-287)
17-298
Dị tật nhìn màu lục
Xem CHÚ THÍCH 3 đối với “sự nhìn màu khiếm khuyết” (17-287)
17-299
Bệnh mù màu lục
Xem CHÚ THÍCH 4 đối với “sự nhìn màu khiếm khuyết” (17-287)
17-300
Bệnh thị giác hai màu
Xem CHÚ THÍCH 5 đối với “sự nhìn màu khiếm khuyết” (17-287)
17-301
Sự nhiễu xạ
Sự lệch hướng lan truyền bức xạ, được xác định bởi bản chất sóng của bức xạ, và xảy ra khi bức xạ đi qua mép rìa của chướng ngại vật
17-302
Độ rọi ngang khuếch tán (từ bầu trời) [Ev,d]
Độ rọi đo ánh sáng bầu trời tạo ra trên bề mặt nằm ngang trên trái đất
Đơn vị: Ix = Im.m-2
Thuật ngữ tương đương: “độ rọi bầu trời”
17-303
Độ chiếu xạ ngang khuếch tán [Ee,d]
Độ chiếu xạ do bức xạ mặt trời khuếch tán tạo ra trên bề mặt nằm ngang trên trái đất
Đơn vị: W·m-2
17-304
Độ phản xạ khuếch tán [ρd]
Tỷ số giữa phần phản xạ khuếch tán của (toàn bộ) quang thông phản xạ với quang thông tới
Đơn vị: 1
Xem thêm CHÚ THÍCH đối với “độ phản xạ” (17- 1058)
17-305
Phản xạ khuếch tán
Sự khuếch tán bởi phản xạ trong đó hoàn toàn không có phản xạ định hướng
17-306
Bức xạ bầu trời khuếch tán
Phần bức xạ mặt trời đến Trái đất do bị phân tán bởi các phân tử không khí, hạt sol khí, hạt mây hoặc các hạt khác
17-307
Sự truyền qua khuếch tán
Sự khuếch tán bởi truyền qua trong đó, không có sự truyền qua đều đặn ở quy mô rộng
17-308
Độ truyền qua khuếch tán [td]
Tỷ số giữa phần truyền qua khuếch tán của (toàn bộ) quang thông truyền qua với quang thông tới
Đơn vị: 1
Xem thêm CHÚ THÍCH đối với “độ truyền qua” (17-1337)
17-309
Chiếu sáng khuếch tán
Chiếu sáng trong đó ánh sáng tới mặt phẳng làm việc hoặc tới một vật thể không chủ yếu từ một hướng cụ thể
17-310
Bộ khuếch tán
Thiết bị được sử dụng để thay đổi sự phân bố không gian của bức xạ và tùy thuộc chủ yếu vào hiện tượng khuếch tán
CHÚ THÍCH: Nếu toàn bộ bức xạ phản xạ hoặc truyền qua bởi bộ khuếch tán được khuếch tán với sự phản xạ hoặc truyền qua không đều đặn thì bộ khuếch tán được cho là khuếch tán hoàn toàn, không phụ thuộc sự phản xạ hoặc truyền qua có đẳng hướng hay không.
17-311
Sự khuếch tán
Xem “sự phân tán” (17-1139)
17-312
Hệ số khuếch tán (của một bề mặt khuếch tán, bởi phản xạ hoặc truyền qua) [σ]
Tỷ số giữa giá trị độ chói trung bình L, đo ở góc 20° và 70° (0,35 rad và 1,22 rad) với độ chói được đo ở góc 5 ° (0,09 rad) so với pháp tuyến, khi bề mặt xem xét được chiếu sáng vuông góc
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH 1: Hệ số khuếch tán được sử dụng để chỉ sự phân bố không gian của quang thông khuếch tán. Nó có giá bằng 1 cho mỗi bộ khuếch tán đẳng hướng, bất kể giá trị của hệ số phản xạ khuếch tán hoặc hệ số truyền qua khuếch tán.
CHÚ THÍCH 2: Cách xác định hệ số khuếch tán này chỉ có thể được áp dụng cho các vật liệu có đường chỉ báo khuếch tán không khác biệt đáng kể so với kính mờ bình thường.
CHÚ THÍCH 3: Xem CHÚ THÍCH đối với “góc nửa giá trị” (17-515).
17-313
Hệ thống hình ảnh số hóa
Hệ thống ghi và / hoặc tạo hình ảnh bằng cách sử dụng dữ liệu số
17-314
Mờ (tính từ)
Tính từ được sử dụng để mô tả mức độ sáng thấp
17-315
Thiết bị làm mờ
Thiết bị trong mạch điện để thay đổi quang thông từ bóng đèn trong hệ thống chiếu sáng
17-316
Quang thông trực tiếp (trên bề mặt)
Quang thông mà bề mặt trực tiếp nhận được từ một hệ thống chiếu sáng
17-317
Lóa trực tiếp
Sự lóa do các vật tự phát sáng nằm trong trường thị giác, đặc biệt ở gần tuyến nhìn
17-318
Độ rọi trực tiếp
Độ rọi do ánh sáng nhận trực tiếp từ nguồn hoặc đèn điện
Đơn vị: Ix = lm.m-2
17-319
Chiếu sáng trực tiếp
Chiếu sáng bằng các đèn điện có phân bố cường độ sáng sao cho phần quang thông phát ra trực tiếp đi tới mặt phẳng làm việc được giả định là vô hạn, chiếm từ 90 % đến 100 %
17-320
Tỷ lệ trực tiếp (của hệ thống sáng nội thất)
Tỷ lệ của quang thông trực tiếp trên mặt phẳng làm việc với quang thông hướng xuống của hệ thống
Đơn vị: 1
17-321
Độ rọi mặt trời trực tiếp [Ev,s]
Độ rọi được tạo ra bởi ánh sáng mặt trời trực tiếp trên bề mặt nằm ngang trên trái đất
Đơn vị: Ix = Im.m-2
17-322
Độ chiếu bức xạ mặt trời trực tiếp [Ee,s]
Độ chiếu xạ được tạo ra bởi bức xạ mặt trời trực tiếp trên bề mặt nằm ngang trên trái đất
Đơn vị: W.m-2
17-323
Bức xạ mặt trời trực tiếp
Phần bức xạ mặt trời ngoài trái đất, như một chùm tia chuẩn trực đi tới bề mặt trái đất sau khi suy giảm chọn lọc bởi bầu khí quyển
17-324
Truyền qua trực tiếp
Xem “truyền qua đều đặn” (17-1078)
17-325
Đèn chỉ thị hướng
Đèn tín hiệu, một trong dãy đèn trên xe để chỉ hướng xe dự định hoặc thực tế di chuyển xe sang phải hoặc sang trái.
Thuật ngữ tương đương sử dụng ở Mỹ: “Đèn tín hiệu báo rẽ”
17-326
Đèn dẫn hướng
Đèn tín hiệu được thiết kế để chỉ ra tín hiệu bằng một ký tự trên một đường chân trời hẹp và được sử dụng để chỉ ra hướng cụ thể.
CHÚ THÍCH 1: Cũng có thể chỉ ra một đường chân trời cho từng phía bằng các ký tự khác biệt.
CHÚ THÍCH 2: Trong tiếng Pháp, thuật ngữ “feu de guidage” dùng để chỉ đèn dẫn hướng trong đó đường chân trời rất hẹp được sử dụng để chỉ một hướng cụ thể và phải chỉ rõ đường chân trời mỗi phía.
17-327
Hiệu ứng định hướng
Xem “Hiệu ứng Stiles-Crawford (loại đầu tiên)” (17-1268)
17-328
Phát xạ định hướng (của nguồn bức xạ nhiệt, theo một hướng nhất định) [ɛ;ɛ(θ,φ)]
Tỷ số giữa độ bức xạ của nguồn bức xạ theo hướng đã định với độ bức xạ của nguồn bức xạ Plank ở cùng nhiệt độ
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Các ký hiệu được chọn ở đây làm ví dụ về các tọa độ góc xác định hướng đã cho.
17-329
Chiếu sáng định hướng
Chiếu sáng trong đó ánh sáng tới mặt phẳng làm việc hoặc vật thể chủ yếu từ một hướng cụ thể
17-330
Sự lóa mờ
Sự lóa làm giảm sự nhìn rõ vật thể mà không nhất thiết gây khó chịu
17-331
Sự phóng điện (trong chất khí)
Dòng điện qua chất khí và hơi do các phần tử mang điện tích phát sinh và chuyển động dưới ảnh hưởng của điện trường
CHÚ THÍCH: Hiện tượng này dẫn đến sự phát bức xạ điện từ có vai trò quan trọng trong tất cả các ứng dụng chiếu sáng.
17-332
Đèn phóng điện
Bóng đèn trong đó ánh sáng được tạo ra, trực tiếp hoặc gián tiếp bởi sự phóng điện qua khí, hơi kim loại hoặc hỗn hợp của một số khí và hơi
CHÚ THÍCH: Tùy theo ánh sáng được tạo ra chủ yếu trong khí hoặc trong hơi kim loại, phân biệt giữa bóng đèn phóng điện trong chất khí, ví dụ các bóng đèn xenon, neon, helium, nitơ, carbon dioxide và bóng đèn hơi kim loại, chẳng hạn như bóng đèn hơi thủy ngân và bóng đèn hơi natri
17-333
Lóa khó chịu
Lóa gây khó chịu mà không nhất thiết làm giảm sự nhìn rõ vật thể
17-334
Sự phân tán
1. Hiện tượng thay đổi vận tốc lan truyền của bức xạ đơn sắc trong môi trường là một hàm phụ thuộc tần số của bức xạ này
2. Tính chất của môi trường làm phát sinh hiện tượng này
3. Tính chất của hệ thống quang học dẫn đến việc phân tách các thành phần đơn sắc của bức xạ nhận được, ví dụ bằng lăng kính hoặc con cách
17-335
Đặc tính đầu vào / đầu ra hiển thị
Đặc tính truyền liên quan đến giá trị mã số chuẩn hóa và độ chói đầu ra được chuẩn hóa như được biểu diễn bằng một hàm toán học
CHÚ THÍCH: Hàm toán học thường là hàm mũ nhưng có thể không nhất thiết phải như vậy.
17-336
Bề mặt hiển thị
Một phần của màn hình chứa các phần tử có thể được kích hoạt để hiển thị thông tin hình ảnh
CHÚ THÍCH: Bề mặt hiển thị phải được coi là bao gồm các vật liệu bất kỳ bổ sung mặt trước màn hình.
17-337
Xung quanh hiển thị (trong công nghệ hình ảnh)
Khu vực bên ngoài nền trường nhìn
17-338
Màn hình phẳng
Màn hình hiển thị tích hợp bề mặt hầu như phẳng và thường mỏng hơn nhiều so với đường chéo của nó, để trình diễn thông tin thị giác và bề mặt có vùng hoạt động gồm một ma trận đều theo hàng và cột của các phần tử hình ảnh rời rạc (điểm ảnh) có thể thay đổi bằng điện
17-339
Màn hình hiển thị LCD
Thiết bị đa phương tiện sử dụng màn hình tinh thể lỏng loại truyền qua hoặc phản xạ để trình bày thông tin thị giác từ đầu vào tương tự và số hóa
17-340
Đường cong phân bố (cường độ sáng)
Đường cong biểu diễn các giá trị cường độ sáng của một nguồn như một hàm phụ thuộc hướng trong không gian và thường được thể hiện ở tọa độ cực, tức là với điểm gốc tại tâm trắc quang
17-341
Nhiệt độ phân phối (của một nguồn trong một dải bước sóng đã cho, l1 to l2) [TD]
Nhiệt độ của nguồn bức xạ Plank có phân bố phổ tương đối S (l) giống hoặc gần giống như bức xạ được xem xét trong dải phổ quan tâm mà tích phân sau được giảm thiểu bởi a và T:
trong đó l là bước sóng, St(l) là phân bố phổ tương đối của bức xạ xem xét, Sb(l,T) là phân bố phổ tương đối của nguồn bức xạ Plank tại nhiệt độ T, và a là hệ số chia thang
Đơn vị: K
CHÚ THÍCH 1: Công thức bức xạ của Planck:
trong đó
c2 là hằng số bức xạ thứ hai.
CHÚ THÍCH 2: Nhiệt độ phân phối là một đặc tính có ý nghĩa đối với bộ tản nhiệt có phân bố phổ tương đối tương tự như nguồn bức xạ Plank, nhưng chỉ khi tính cho dải bước sóng mở rộng và cho bức xạ có phân bố công suất phổ là hàm liên tục của bước sóng trong dải đó.
CHÚ THÍCH 3: Trong phép đo quang và đo màu dải tần số này, l1, l2, là vùng phổ có thể nhìn thấy và trong những trường hợp này, phạm vi từ l1 = 400 nm đến l2 = 750 nm được khuyến nghị.
CHÚ THÍCH 4: Trong thực tế, tích phân được thay thế bằng một phép tổng. Đối với các bóng đèn sợi đốt, khoảng bước sóng cách đều nhau là 10 nm thường sẽ đủ. Tất cả các giá trị trong phép tổng được xử lý với trọng số bằng nhau.
Xem thêm CIE 114-1994 Bộ sưu tập CIE về Phép đo quang và Phép đo bức xạ – 114/4 Nhiệt độ phân bố và Nhiệt độ tỷ lệ
17-342
Đường phân nhánh
Xem “đường gom” (17-189)
17-343
Tính đa dạng [Ud]
Tỷ lệ độ rọi tối thiểu (độ chói) và độ rọi tối đa (độ chói) trên (của) bề mặt
Đơn vị: 1
17-344
DLOR (viết tắt)
Xem “tỷ lệ quang thông hướng xuống” (17-352)
17-345
Bước sóng trội (của kích thích màu) [ld]
Bước sóng của kích thích đơn sắc khi pha trộn với kích thích không màu xác định theo tỷ lệ thích hợp, phù hợp với kích thích màu xem xét trong CIE Biểu đồ màu x,y năm 1931
Đơn vị: nm
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp kích thích màu tím, bước sóng trội được thay thế bằng bước sóng bổ sung.
17-346
Liều (bức xạ quang của phân bố quang phổ xác định)
Thuật ngữ được sử dụng trong quang hóa, quang trị liệu và quang sinh học đối với lượng phơi nhiễm bức xạ
Đơn vị: J.m-2
Xem thêm “liều hiệu quả” (17-359)
17-347
Suất liều
Thuật ngữ được sử dụng trong quang hóa, quang trị liệu và quang sinh học đối với lượng chiếu xạ
Đơn vị: W.m-2
CHÚ THÍCH 1: Phân bố phổ của bức xạ phải được xác định.
CHÚ THÍCH 2: Khái niệm về tỷ lệ được áp dụng tương tự như liều quang hóa và liều hiệu quả.
17-348
Đường cong đáp ứng liều
Đáp ứng tương đối với sự tăng phơi nhiễm bức xạ (ví dụ: liều quang sinh học, liều quang hóa)
17-349
Đèn chiếu xuống
Đèn nhỏ tập trung ánh sáng, thường lắp chìm trong trần nhà
17-350
Quang thông hướng xuống (của nguồn)
Quang thống tích lũy của một nguồn đối với gốc khối 2p sr, dưới mặt phẳng nằm ngang đi qua qua nguồn
Đơn vị: Im
17-351
Phần quang thông hướng xuống (của đèn điện)
Tỷ số giữa quang thông hướng xuống với tổng quang thông của đèn điện
Đơn vị: 1
17-352
Tỷ số quang thông hướng xuống (của đèn điện)
Tỷ số giữa quang thông hướng xuống của đèn điện, được đo trong điều kiện thực tế quy định cùng với các bóng đèn và thiết bị của nó, với tổng lượng quang thông của cùng các bóng đèn đó khi hoạt động bên ngoài đèn điện với cùng một thiết bị, trong điều kiện quy định
Đơn vị: 1
Xem thêm CHÚ THÍCH đối với “tỷ lệ đầu ra ánh sáng” (17-847)
Viết tắt: “DLOR”
17-353
Đèn điện chống nhỏ giọt
Xem CHÚ THÍCH đối với “đèn điện có bảo vệ” (17-995)
17-354
DRL (viết tắt)
Xem “đèn chạy xe ban ngày” (17-286)
17-355
Thời gian phơi sáng [texp]
Xem “thời lượng phơi sáng” (17-415)
17-356
Đèn chống bụi
Xem CHÚ THÍCH đối với “đèn điện có bảo vệ” (17-995)
17-357
Đèn kín bụi
Xem CHÚ THÍCH đối với “đèn điện có bảo vệ” (17-995)
17-358
Nơi ở
Tòa nhà nơi mọi người thường cư trú, đặc biệt trong các giờ tối, ví dụ: nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, bệnh viện
E
17-359
Liều hiệu quả [Heff]
Một phần của liều thực sự tạo ra hiệu ứng quang hóa
Đơn vị: J·m-2
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này hàm ý rằng phổ tác động được chấp nhận đối với hiệu ứng quang hóa được xem xét, và giá trị cực đại của nó là 1. Khi đưa ra một định lượng, điều cần thiết là xác định theo phổ tác động nào vì đơn vị là giống nhau.
17-360
Cường độ hiệu dụng (của đèn nhấp nháy)
Cường độ sáng của một đèn cố định, có cùng phân bố phổ tương đối như ánh sáng nhấp nháy, sẽ có cùng phạm vi phát sáng (hoặc tầm nhìn trong thuật ngữ hàng không) như ánh sáng nhấp nháy trong điều kiện quan sát giống hệt nhau
Đơn vị: cd
CHÚ THÍCH: Với mục đích thực tế, cường độ hiệu dụng thông thường có thể được đánh giá cho ánh sáng nhấp nháy từ dữ liệu trắc quang theo phương pháp được thỏa thuận.
17-361
Đèn chiếu hiệu ứng
Thiết bị chiếu với phần quang học được thiết kế để cung cấp trường chiếu sáng đồng đều của các slide và, chiếu chi tiết xác định với một vật kính phù hợp
CHÚ THÍCH: Các slide có thể là loại tĩnh hoặc hiệu ứng động.
17-362
Cấu hình đầu ra
Sự phân bố góc của đáp ứng đầu thu đối với tâm của lỗ khoét lấy mẫu trên mẫu được đo
CHÚ THÍCH: cấu hình đầu vào và đầu ra cùng xác định bản chất hình học của đo lường đối với các phép đo phản xạ và truyền qua.
17-363
Cấu hình tám độ
Sự chiếu xạ hoặc đo vật liệu phản xạ ở 8° với đường vuông góc tại một góc phương vị
CHÚ THÍCH 1: Cấu hình này được sử dụng để thay thế cấu hình định hướng 0 ° trong nhiều ứng dụng thực tế của các phép đo phản xạ, vì nó cho phép phân biệt giữa các phép đo thành phần phản xạ gương cộng gộp và loại trừ.
CHÚ THÍCH 2: Cấu hình này bị giới hạn đối với các phép đo sử dụng quả cầu tích phân như được mô tả trong CIE 15 Phép đo màu
Xem thêm CIE 15 Phép đo màu (phần 5)
17-364
Hồ quang điện (trong khí hoặc hơi)
Xem “phóng điện hồ quang” (17-54)
17-365
Chiếu sáng điện
Chiếu sáng bằng nguồn sáng điện
CHÚ THÍCH: “Chiếu sáng nhân tạo” trước đây được sử dụng, nhưng “nhân tạo” không được sử dụng trong tiếng Anh
17-366
Sự phát quang điện
Sự phát quang gây ra bởi tác động của điện trường trong chất khí hoặc trong chất rắn (hiệu ứng Destriau, hoặc tái kết hợp có tính bức xạ như trong điốt phát sáng)
17-367
Bóng đèn huỳnh quang điện
Bóng đèn trong đó ánh sáng được tạo ra bởi sự phát quang điện
17-368
Bảng phát quang điện
Bảng phát sáng trong đó ánh sáng được tạo ra bởi sự phát quang điện
17-369
Nguồn huỳnh quang điện
Nguồn sáng trong đó ánh sáng được tạo ra bởi sự phát quang điện
17-370
Bức xạ điện từ
Phát xạ hoặc truyền năng lượng dưới dạng sóng điện từ với các photon liên kết
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “bức xạ” tiếng Pháp áp dụng tốt nhất cho một thành tố đơn lẻ của bức xạ bất kỳ đặc trưng bài một bước sáng hoặc một tần số (xem “bức xạ đơn sắc” (17-788)).
17-371
Biển hiệu thông báo biến đổi dạng ma trận cơ điện
Biển hiệu với các phần tử được cấu trúc như cánh lật, trục quay hoặc các cơ cấu bị tương tự khác để hiển thị một trong số các thông báo chuyên dụng hoặc một thông báo hình thành trên ma trận ký tự phi định dạng
17-372
Bóng đèn chớp sáng điện từ
Xem “Ống đèn chớp sáng” (17-439)
17-373
Hàm chuyển đổi quang điện
Quan hệ giữa các giá trị mã hóa số cung cấp cho thiết bị đầu ra và độ trung tính tương đương do thiết bị tạo ra
Viết tắt: “EOCP”
17-374
Phần tử (mặt biển hiệu)
Thành phần phát sáng hoặc phản xạ hoặc truyền qua tạo thành phần hoạt động nhỏ nhất của mặt biển hiệu
CHÚ THÍCH: Một phần tử có thể chứa nhiều hơn 1 bộ phát sáng.
Xem thêm “điểm ảnh” (17-956)
17-375
Kích thước phần tử (mặt biển hiệu)
Đường kính của một phần tử
Đơn vị: mm
17-376
Bức xạ phân cực elip
Bức xạ trong đó véc tơ điện trường quay ở tần số bức xạ nhưng thay đổi về cường độ với tốc độ bằng hai lần tần số bức xạ; điểm đầu cuối của véc tơ điện tạo nên một hình elip
CHÚ THÍCH: Bức xạ phân cực elip được mô tả là thuận tay phải (thuận tay trái) nếu vòng quay của véc tơ E là theo chiều kim đồng hồ (ngược chiều kim đồng hồ) như nhìn thấy bởi một đầu thu nhận bức xạ.
17-377
Chiếu sáng khẩn cấp
1. Chiếu sáng được cung cấp để sử dụng khi bị mất nguồn điện cho chiếu sáng bình thường
2. Phần chiếu sáng được duy trì trong điều kiện khẩn cấp, ví dụ: mất nguồn điện chính
17-378
Hệ số quang thông của ba lát chế độ khẩn cấp
Tỷ số giữa quang thông khẩn cấp của bóng đèn cấp điện bởi ba lát khẩn cấp và quang thông của cùng bóng đèn hoạt động với ba lát chuẩn thích hợp ở điện áp và tần số danh định
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Hệ số quang thông của ba lát khẩn cấp là giá trị tối thiểu đo được tại thời gian thích hợp sau khi mất nguồn điện bình thường và liên tục đến cuối thời gian định mức.
17-379
Sự phát (bức xạ)
Sự giải phóng năng lượng bức xạ
17-380
Phổ phát xạ (của vật liệu phát quang)
Phân bố phổ của bức xạ phát ra bởi vật liệu phát quang đối với một kích thích xác định
17-381
Vật liệu phát xạ
Vật liệu phù trên điện cực kim loại để thúc đẩy sự phát xạ điện tử
17-382
Tính phát xạ (bán cầu) [ɛ,ɛh]
Tỷ số giữa độ phát xạ của một nguồn bức xạ và của nguồn bức xạ Rank ở cùng nhiệt độ
Đơn vị: 1
17-383
Bộ phát xạ
Thành phần phát sáng.
CHÚ THÍCH: Một số bộ phát xạ có thể được kết hợp để tạo thành một phần tử đơn lẻ.
17-384
Vỏ bóng đèn phủ men
Vỏ bóng đèn phủ một lớp men mờ
17-385
Mức năng lượng
Trạng thái năng lượng dạng lượng tử rời rạc của một nguyên tử, một phân tử hoặc một ion
17-386
Góc tới (vật phản xạ ngược chiều) [β]
Góc giữa trục chiếu sáng và trục của vật phản xạ ngược chiều
Đơn vị: rad, °
17-387
Cửa vào (đường hầm)
Phần cấu trúc đường hàm tương ứng với phần bắt đầu được bao phủ của đường hầm hoặc phần bắt đầu của màn che nắng khi sử dụng màn che nắng hở (màn che ánh sáng ban ngày)
17-388
Vùng môi trường
Khu vực diễn ra các hoạt động cụ thể hoặc dự kiến và các yêu cầu cụ thể cho hạn chế ánh sáng khó chịu được khuyến khích
CHÚ THÍCH: Các vùng được chỉ định theo xếp hạng vùng (E1… E4).
17-389
EOCF (viết tắt)
Xem “hàm chuyển đổi quang điện” (17-373)
17-390
Phổ năng lượng bằng nhau (Mỹ)
Phổ bức xạ có mật độ phổ của đại lượng bức xạ là hàm của bước sóng không đổi trong suốt dải nhìn thấy φl(l) = không đổi)
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “phổ đồng đều năng lượng”
CHÚ THÍCH: Bức xạ của phổ năng lượng bằng nhau đôi khi được coi là một nguồn sáng, trong trường hợp này nó được biểu thị bằng ký hiệu E.
17-391
Quang kế cân bằng độ sáng
Quang kế thị giác trong đó các phần của trường thử nghiệm và so sánh được quan sát đồng thời và được điều chỉnh cho cân bằng độ sáng
17-392
Quang kế cân bằng tương phản
Quang kế thị giác trong đó các phần của trường thử nghiệm và so sánh được quan sát đồng thời và được điều chỉnh cho cân bằng tương phản
17-393
Phổ đồng đều năng lượng
Phổ bức xạ có mật độ phổ của một đại lượng bức xạ là một hàm của bước sóng không đổi trong suốt dải nhìn thấy (φl(l) = hằng số)
Thuật ngữ tương đương sử dụng ở Mỹ: “phổ năng lượng bằng nhau”.
CHÚ THÍCH: Bức xạ của phổ đồng đều năng lượng đôi đôi khi được coi là một nguồn phát sáng, trong trường hợp này nó được biểu thị bằng ký hiệu E.
17-394
Chương trình bảo dưỡng đẳng chu kỳ
Chương trình theo đó các hoạt động bảo dưỡng làm sạch đèn, bề mặt phòng và thay thế đèn được lập kế hoạch thực hiện theo các khoảng thời gian bằng nhau
CHÚ THÍCH: Thông thường khoảng thời gian để làm sạch bề mặt phòng là bội số của khoảng thời gian thay thế đèn; thời gian thay đèn lại là bội số của khoảng thời gian làm sạch đèn.
17-395
Chương trình bảo dưỡng đồng mức độ rọi
Chương trình theo đó các hoạt động bảo dưỡng làm sạch đèn, bề mặt phòng và thay thế đèn được lập kế hoạch thực hiện khi độ rọi giảm đến giá trị duy trì
17-396
Độ tương phản tương đương (của nhiệm vụ)
Tương phản độ chói của nhiệm vụ chuẩn nhìn rõ có độ nhìn rõ tương đương với nhiệm vụ được xem xét có cùng độ chói.
Xem thêm “độ tương phản” (17-251)
17-397
Độ chói tương đương (của một trường có kích thước và hình dạng nhất định, đối với bức xạ phân bố quang phổ tương đối tùy ý) [Leq]
Độ chói của trường so sánh trong đó bức xạ tần số 540×1012 Hz có cùng độ sáng như trường xem xét trong điều kiện trắc quang quy định của phép đo; trường so sánh phải có kích thước và hình dạng quy định có thể khác với trường được xem xét
Đơn vị: cd·m-2
CHÚ THÍCH 1: Bức xạ tần số 540×1012 Hz có bước sóng trong không khí tiêu chuẩn là 555,016 nm.
CHÚ THÍCH 2: Một trường so sánh cũng có thể được sử dụng trong đó bức xạ có phân bố quang phổ tương đối bất kỳ, nếu biết độ chói tương đương của trường này trong cùng điều kiện đo.
17-398
Độ chói màng mờ tương đương (đối với chói lóa hoặc phản xạ màn mờ)
Độ sáng, khi được thêm vào bởi sự chồng chất với độ sáng của cả nền thích nghi và vật thể, làm cho ngưỡng sáng hoặc độ chênh lệch độ chói giống nhau theo hai điều kiện sau: (1) có chói lóa, nhưng không có độ chói bổ sung; (2) có độ chói bổ sung, nhưng không chói lóa
17-399
Ban đỏ, quang hóa
Đỏ da do hiệu ứng quang hóa actinic của bức xạ mặt trời hoặc bức xạ quang nhân tạo
CHÚ THÍCH: Ban đỏ không do quang hóa g có thể do các tác nhân hóa học hoặc vật lý khác nhau gây ra.
17-400
Phổ tác động ban đỏ [ser(l)]
Xem “hàm trọng số phổ ban đỏ” (17-401)
17-401
Hàm trọng số phổ ban đỏ [ser(l)]
Hàm đại diện cho sự phụ thuộc phổ của khả năng bức xạ cực tím gây ra ban đỏ chỉ có thể nhận biết ở da người
Thuật ngữ tương đương: “phổ tác động ban đỏ”
17-402
Liều ban đỏ [Her]
Tích phân theo thời gian của độ chiếu xạ gây ban đỏ được xác định bởi phương trình:
H er = ʃʃEl(t)ser(l)dldt
Trong đó
E (t) là độ chiếu xạ theo phổ W.m-2.nm–1 và
ser(l) là phổ tác động ban đỏ được chuẩn hóa bằng 1 ở mức tối đa
Đơn vị: J.m-2
Thuật ngữ tương đương: “phơi nhiễm bức xạ gây ban đỏ”
Xem thêm “liều ban đỏ tối thiểu (MED)” (17-782), “liều ban đỏ chuẩn (SED)” (17-1255)
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này hàm ý rằng phổ tác động được chấp nhận đối với hiệu ứng quang hóa được xem xét, và giá trị cực đại của nó là 1. Khi đưa ra một số lượng định lượng, điều cần thiết là xác định xem liều có nghĩa theo phổ tác động nào bởi vì đơn vị là như nhau.
17-403
Độ chiếu xạ ban đỏ [Eer]
Độ chiếu xạ hiệu quả với bức xạ phổ, El, có trọng số trung bình với hàm trọng số ban đỏ, ser(l), được chuẩn hóa tới 1 ở giá trị tối đa
Đơn vị: W.m-2
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này hàm ý rằng phổ tác động được chấp nhận đối với hiệu ứng quang hóa được xem xét, và giá trị cực đại của nó là 1.
Khi đưa ra một số lượng định lượng, cần thiết phải xác định theo phổ tác động quang hóa nào độ chiếu xạ có nghĩa bởi đơn vị là như nhau.
17-404
Phơi nhiễm bức xạ ban đỏ [Her]
Xem “liều ban đỏ” (17-402)
17-405
Bức xạ ban đỏ
Bức xạ quang học có hiệu quả gây ban đỏ quang hóa
CHÚ THÍCH: Bức xạ tia cực tím thông thường.
Xem thêm “hàm trọng số phổ ban đỏ” (17-401), “liều ban đỏ chuẩn (SED)” (17-1255)
17-406
Chiếu sáng thoát hiểm
Một phần của ánh sáng khẩn cấp cung cấp chiếu sáng các tuyến đường thoát hiểm, ánh sáng khu vực mở và ánh sáng khu vực có nguy cơ cao khi ánh sáng bình thường thất bại, cũng như các dấu hiệu hướng dẫn bất cứ khi nào các lối thoát hiểm bị chiếm đóng
17-407
Sự kích thích
Sự tăng mức năng lượng của các nguyên tử, phân tử hoặc ion lên mức năng lượng cao hơn
17-408
Độ tinh khiết kích thích [pe]
Số lượng được xác định bằng tỷ lệ NC/ND của 2 khoảng cách trên cùng đường thẳng trong biểu đồ màu của các hệ màu chuẩn 1931 hoặc 1964 CIE, khoảng cách đầu tiên giữa điểm C biểu diễn kích thích màu được xem xét và điểm N biểu diễn kích thích vô sắc xác định, khoảng cách thứ hai là giữa điểm N và điểm D trên quỹ tích phổ phổ tại bước sóng trội của kích thích màu được xem xét, dẫn đến các biểu thức sau:
hoặc
trong đó (x, y), (xn, yn), (xd, yd) là các tọa độ x, y của các điểm C, N và D tương ứng
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp kích thích màu tím, xem CHÚ THÍCH 1 đối với “độ tinh khiết” (17-1002).
CHÚ THÍCH 2: Các công thức trong x và y là tương đương, nhưng độ chính xác càng cao khi công thức có giá trị ở từ số lớn hơn.
CHÚ THÍCH 3: Độ tinh khiết kích thích pe có liên quan đến độ tinh khiết màu pc tính theo phương trình:
17-409
Phổ kích thích (cho một thành phần đơn sắc có Bước sóng xác định của bức xạ phát ra)
Mật độ phổ tại bước sóng phát xạ xác định của thông lượng bức xạ hoặc thông lượng photon phát ra bởi vật liệu phát sáng huỳnh quang là hàm của bước sóng bức xạ đơn sắc kích thích chiếu tới có công suất bằng nhau
17-410
Cửa ra (của đường hầm)
Một phần của công trình xây dựng đường hầm tương ứng với điểm cuối phần đường hầm được bao phủ hoặc đến cuối màn che nắng khi màn che nắng hở (màn che ánh sáng ban ngày) được sử dụng
17-411
Vùng lối ra (của đường hầm)
Một phần của đường hầm, vào ban ngày, tầm nhìn của người lái xe đến gần lối ra chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi độ sống bên ngoài đường hầm
CHÚ THÍCH: Vùng lối ra bắt đầu ở cuối khu vực bên trong. Nó kết thúc tại cổng ra của đường hầm.
17-412
Chiếu sáng vùng lối ra
Chiếu sáng cung cấp tương phản thị giác cho người lái xe còn ở trong đường hầm với con đường thoáng ngoài đường hầm
17-413
Đèn chống nổ (Mỹ)
Đèn điện thỏa mãn các quy chuẩn thích hợp áp dụng cho thiết bị có vỏ bọc chống nổ, để sử dụng trong trường hợp có nguy cơ nổ
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “đèn chịu lửa”
17-414
Khoảng cách tiếp xúc
Khoảng cách tiếp xúc (với người) từ bóng đèn hoặc hệ thống đèn
Đơn vị: m
CHÚ THÍCH: Để đánh giá độ an toàn của bóng đèn, đây là khoảng cách gần nhất phù hợp với ứng dụng của bóng đèn hoặc hệ thống đèn. Đối với các bóng đèn phát sáng theo mọi hướng, khoảng cách được đo từ tâm của dây tóc hoặc nguồn hồ quang. Đối với các bóng đèn loại phản xạ khoảng cách được đo từ mép ngoài của thấu kính hoặc mặt phẳng xác định điểm kết thúc của bộ phản xạ ở bộ phản xạ không có thấu kính.
17-415
Thời lượng phơi sáng [texp]
Chênh lệch thời gian giữa thời gian kết thúc te, thời gian bắt đầu ts của phơi nhiễm bức xạ
Đơn vị: s
Thuật ngữ tương đương: “thời gian phơi nhiễm”
17-416
Giới hạn phơi nhiễm [HL]
Mức độ tiếp xúc tối đa của một bề mặt, thường là mắt hoặc da, đó là điều không mong muốn dẫn đến các hiệu ứng quang hóa bất lợi
CHÚ THÍCH 1: Giới hạn phơi nhiễm cho sự an toàn của con người đối với bức xạ quang học EL, thường được ICNIRP khuyến cáo.
CHÚ THÍCH 2: Giới hạn phơi nhiễm thường dựa trên các biện pháp chiếu xạ (ví dụ: đối với da), song nơi có liên quan cũng có thể dựa trên bức xạ (ví dụ: mối nguy hiểm ánh sáng màu xanh của các nguồn rộng)
17-417
Máy đo độ phơi sáng
Công cụ để xác định các thiết lập chính xác khẩu độ ống kính, tốc độ cửa trập, v.v. của một máy quay
17-418
Đường cao tốc
Đường tương tự xa lộ nhưng thiếu một số tính năng của xa lộ, ví dụ:
– không phải đường hai chiều riêng biệt (PIARC)
– không được kiểm soát lối vào hoàn toàn (Mỹ)
– không phải tất cả các điểm nút giao tách biệt (Mỹ)
17-419
Gam màu mở rộng
Gam màu mở rộng bên ngoài gam màu hiển thị tiêu chuẩn sRGB CRT
CHÚ THÍCH Theo định nghĩa cửa IEC 61966-2-1 Hệ thống và thiết bị đa phương tiện – Đo lường và quản lý màu – Phần 2-1: Quản lý màu – Không gian màu RGB mặc định – sRGB.
17-420
Năng suất lượng tử phát huỳnh quang ngoài
Xem CHÚ THÍCH đối với “năng suất lượng tử phát huỳnh quang” (17-906)
17-421
Hiệu suất lượng tử ngoài (của đầu đo) [ηe; η]
Tỷ số giữa số lượng các sự kiện cơ bản (như giải phóng điện tử) góp phần vào đầu ra của đầu đo với số lượng photon tới bao gồm cả các photon phần xạ bởi đầu đo
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Việc sử dụng thuật ngữ không chuẩn “hiệu suất lượng tử” (n) luôn hàm ý hiệu suất lượng tử ngoài.
17-422
Thành phần phản xạ ngoài của hệ số ánh sáng ban ngày [De]
Tỷ số giữa phần độ rọi tại một điểm trên mặt phẳng đã cho trong nội thất nhận trực tiếp từ các bề mặt phản xạ bên ngoài được chiếu sáng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi bầu trời có phân bố độ chói giả định hoặc đã biết, và độ rọi trên mặt phẳng nằm ngang tạo bởi bán cầu không bị che khuất của bầu trời này, trong đó loại bỏ sự đóng góp của ánh sáng mặt trời trực tiếp chữ cả hai độ rọi
Đơn vị: 1
Xem thêm CHÚ THÍCH 2: “hệ số ánh sáng ban ngày” (17-279)
17-423
Độ rọi mặt trời ngoài trái đất [Ev]
Độ rọi mặt trời chiếu tới giới hạn ngoài của khí quyển Trái Đất
Đơn vị: Ix = Im.m-2
17-424
Bức xạ mặt trời ngoài trái đất [Ee]
Độ chiếu xạ mặt trời trên giới hạn ngoài của khí quyển của Trái đất, xét tới toàn bộ quang phổ mặt trời
Đơn vị: W.m-2
17-425
Chân cắm (Mỹ)
mảnh kim loại cách điện với vỏ đầu đèn, được kết nối với một trong những dây dẫn vào và cung cấp kết nối với nguồn điện
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “tấm tiếp xúc”
F
17-426
Đèn điện trước
Đèn mỏ, di động hoặc kiểu khác, cung cấp chiếu sáng khu vực làm việc trước mặt
17-427
Thời gian suy giảm (của đầu đo)
Thời gian cần thiết để đầu ra của đầu đo giảm từ tỷ lệ phần trăm cao đã công bố đến tỷ lệ phần trăm công bố thấp hơn của giá trị tối đa khi đầu vào ổn định được ngắt tức thì
CHÚ THÍCH: Thông thường, tỷ lệ phần trăm cao là 90% và tỷ lệ phần trăm thấp là 10%.
17-428
Màu nền
Màu sắc cảm nhận được không thuộc về bất kỳ đối tượng nào
17-429
Trường bao quát (của đầu đo)
Góc đặc “nhìn thấy” bởi đầu đo (góc nhận), ví dụ: của máy đo bức xạ hoặc máy đo quang phổ, mà đầu đo nhận được bức xạ từ bên ngoài
Đơn vị: sr
CHÚ THÍCH 1: Không được nhầm lẫn trường bao quát với góc bao của nguồn nhìn thấy, α.
CHÚ THÍCH 2: Góc phẳng đôi khi được sử dụng để mô tả trường góc đặc đối xứng tròn của trường bao quát.
17-430
Trường nhìn
Phạm vi của không gian trong đó các đối tượng được mắt nhìn thấy đối với mắt ở một vị trí nhất định
Thuật ngữ tương đương: “trường nhìn”
CHÚ THÍCH 1: Trong mặt phẳng kinh tuyến ngang, trường nhìn mở rộng đến gần 190 ° với cả hai mắt mở, vùng nhìn thấy hai mắt là khoảng 120 °, và vùng nhìn thấy bằng một mắt chỉ khoảng 154 °.
CHÚ THÍCH 2: Phạm vi của trường nhìn có xu hướng giảm dần theo độ tuổi.
17-431
Dây tóc
Dây dẫn xoắn, thường là vonfram, được nung đến nóng sáng bởi dòng điện chạy qua
17-432
Biến đổi hiển thị ảnh phim
Ánh xạ dữ liệu hình ảnh thể hiện các số đo của ảnh âm bản tới dữ liệu hình ảnh đầu ra thể hiện tọa độ không gian màu của các phần tử bản sao
17-433
Biến đổi không hiển thị ảnh phim
Ánh xạ dữ liệu hình ảnh thể hiện các số đo của ảnh âm bản tới dữ liệu hình ảnh cảnh thể hiện ước tính tọa độ không gian màu của các phần tử cảnh gốc
17-434
Bộ lọc
Thiết bị truyền qua đều đặn được sử dụng để sửa đổi thông lượng bức xạ hoặc quang thông, phân bố phổ tương đối hoặc cả hai của bức xạ đi qua
CHÚ THÍCH: Sự phân biệt giữa các bộ lọc chọn lọc và bộ lọc không chọn lọc hoặc bộ lọc trung tính tùy thuộc việc chúng có làm thay đổi phân bố phổ tương đối của bức xạ hay không. Bộ lọc chọn lọc làm thay đổi đáng kể sắc độ của bức xạ được gọi là bộ lọc màu; Bộ lọc làm thay đổi sự phân bố quang phổ nhưng do hiện tượng metame, truyền bức xạ gần như có cùng màu sắc như của bức xạ tới, có thể được gọi là bộ lọc màu xám.
17-435
Chiếu sáng chỉ dẫn thoát cháy khẩn cấp
Chiếu sáng cung cấp chỉ dẫn thị giác trong trường hợp có cháy và khói
17-436
Trục đầu tiên (của đèn điện khi được đo trong hệ tọa độ C)
Trục thẳng đứng đi qua tâm trắc quang của đèn khi ở độ nghiêng của nó trong khi đo
CHÚ THÍCH 1: Các cực của hệ tọa độ C, nằm trong trục này.
CHÚ THÍCH 2: Trục này nghiêng khi đèn nghiêng khỏi độ nghiêng của nó trong khi đo.
CHÚ THÍCH 3: Xem CIE 121-1996 để biết thêm thông tin về trục đầu tiên của đèn điện.
17-437
Thông điệp cố định (của một biển hiệu thông báo thay đổi)
Tập hợp các ghi chú thể hiện trên một biển hiệu thực hiện bởi cấu hình cứng của biển hiệu
17-438
Đèn chống nổ
Đèn điện thỏa mãn các quy chuẩn thích hợp áp dụng cho thiết bị có vỏ chống nổ, để sử dụng trong trường hợp có nguy cơ nổ
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “đèn chống nổ”
17-439
Đèn ống chớp sáng
Bóng đèn phóng điện hoạt động với một thiết bị điện tử để tạo ra lượng quang thông cao trong một thời gian rất ngắn có tính lặp lại
Thuật ngữ tương đương: “bóng đèn chớp sáng điện tử”
CHÚ THÍCH: Loại bóng đèn này có thể được sử dụng cho các đối tượng chiếu sáng để chụp ảnh, để quan sát hoạt nghiệm, hoặc phát tín hiệu.
17-440
Đèn hiệu chớp sáng dễ thấy
Thiết bị phát sáng, thường gắn sát 4 góc mặt biển báo để thu hút sự chú ý
17-441
Ánh sáng nhấp nháy
Ánh sáng theo nhịp trong đó mỗi lần xuất hiện của ánh sáng (chớp sáng) có cùng thời lượng và có thể loại trừ đối với nhịp điệu chớp sáng nhanh, tổng thời gian sáng trong một chu kỳ ngắn hơn hẳn tổng thời gian tối
CHÚ THÍCH Thuật ngữ “pha tối” được sử dụng cho khoảng thời gian tối giữa 2 lần xuất hiện khác biệt luân phiên của ánh sáng.
17-442
Đèn chớp sáng (Mỹ)
Đèn xách tay được cấp điện bởi nguồn lắp sẵn, thường là pin khô hoặc ắc quy, đôi khi là máy phát thủ công
Thuật ngữ tương đương sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “đèn pin”
CHÚ THÍCH: Trong tiếng Pháp, thuật ngữ “lampe torche” dùng để chỉ một đèn pin với thân đèn hình trụ.
17-443
Sự nhấp nháy
Ấn tượng về sự không ổn định của cảm nhận thị giác được gây ra bởi một kích thích ánh sáng có độ chói hoặc phân bố phổ thăng giáng theo thời gian
17-444
Chỉ số nhấp nháy
Xem CHÚ THÍCH 2 đối với “biên độ thăng giáng quang thông” (17-39)
17-445
Quang kế nhấp nháy
Quang kế thị giác, trong đó người quan sát nhìn thấy một trường không bị phân chia được chiếu sáng liên tiếp, hoặc 2 trường liền kề được chiếu sáng luân phiên, bằng 2 nguồn để so sánh, tần số thay đổi được thuận tiện lựa chọn sao cho nó ở trên tần số hợp nhất đối với màu sắc nhưng dưới tần số hợp nhất đối với độ sáng
17-446
Phao
Phao dạng thuyền
CHÚ THÍCH: Một phao sáng là phao mang đèn tín hiệu
17-447
Đèn nổi
Xem “phao” (17-446)
17-448
Đèn pha
Đèn chiếu được thiết kế cho chiếu sáng pha, thường có khả năng được chĩa về bất kỳ hướng nào
17-449
Chiếu sáng pha
Chiếu sáng một khung cảnh hoặc đối tượng, thường là bởi đèn chiếu, để tăng đáng kể độ chói so với xung quanh
17-450
Lắp đặt chiếu sáng pha
Lắp đặt chiếu sáng sử dụng đèn pha để chiếu sáng khung cảnh hoặc đối tượng (chẳng hạn như sân thể thao, khu vực làm việc ngoài nhà, tượng dài, bức tượng và tòa nhà)
17-451
Chỉ số khoang sàn
Chữ số biểu diễn hình học của một phần căn phòng giữa sàn và mặt phẳng sử dụng, được sử dụng để tính toán hệ số sử dụng hoặc độ sử dụng
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH Chỉ số khoang sàn được đưa ra bởi công thức
trong đó a và b là kích thước các cạnh của phòng và hf là khoảng cách từ sàn đến mặt phẳng sử dụng.
Xem thêm “chỉ số phòng” (17-1121)
Xem thêm thuật ngữ “tỷ số khoang sàn” của Mỹ
17-452
Tỷ số khoang sàn (Mỹ)
Chữ số biểu diễn hình học của một phần căn phòng giữa sàn và mặt phẳng sử dụng, được sử dụng để tính toán hệ số sử dụng hoặc độ sử dụng
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Tỷ số khoang sàn được đưa ra theo công thức
trong đó a và b là kích thước các cạnh của phòng và hf là khoảng cách từ sàn đến mặt phẳng sử dụng.
Xem thêm “chỉ số khoang sàn”, thuật ngữ được sử dụng bên ngoài nước Mỹ
17-453
Đèn sàn (Mỹ)
Đèn điện di động lắp trên một chân giá cao thích hợp để đứng trên sàn
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ngoài nước Mỹ: “bóng đèn tiêu chuẩn”
17-454
Lượng phơi nhiễm (tại một điểm, trong một thời gian phơi sáng nhất định) [He,o; Ho]
Xem “phơi nhiễm bức xạ cầu” (17-1028)
17-455
Tỷ lệ lượng phơi nhiễm (tại một điểm) [Ee,o; Eo]
Xem “độ chiếu xạ cầu” (17-1245)
17-456
Sự phát huỳnh quang
Sự phát bức xạ quang (ánh sáng) khi một chất bị phơi nhiễm với loại bức xạ điện từ bất kỳ, trong đó bức xạ phát ra thường xuất hiện trong vòng 10 ns sau khi kích thích
CHÚ THÍCH: Hiệu ứng này là do quá trình chuyển dịch “cho phép” thường từ trạng thái kích thích đơn lẻ tới trạng thái nền đơn lẻ.
17-457
Bóng đèn huỳnh quang
Bóng đèn phóng điện thủy ngân áp suất tháp, trong đó hầu hết ánh sáng được phát ra bởi một hoặc nhiều lớp phốt pho bị kích thích bởi bức xạ tử ngoại từ sự phóng điện
CHÚ THÍCH: Các bóng đèn này thường có hình ống và trong trường hợp này thường được gọi là “ống huỳnh quang”.
17-458
Vật liệu huỳnh quang
Vật liệu biểu lộ sự huỳnh quang do tiếp xúc với bức xạ quang
CHÚ THÍCH: Các vật liệu này hấp thụ năng lượng từ bức xạ quang ở các vùng bước sóng ngắn hơn của phổ khả kiến và / hoặc trong vùng tử ngoại và tái phát xạ một số năng lượng ở các bước sóng dài hơn, tạo ra các dải phát xạ hẹp trong vùng nhìn thấy được.
Xem thêm “vật liệu phát quang” (17-908), “màu huỳnh quang ban ngày” (17-280)
17-459
Bóng đèn phóng điện thủy ngân huỳnh quang
Bóng đèn phóng điện cường độ cao trong đó phần ánh sáng chính được tạo ra, trực tiếp hoặc gián tiếp, do bức xạ từ thủy ngân hoạt động ở áp suất từng phần vượt quá 100 kPa
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này bao gồm lớp phủ phốt pho trong (đèn huỳnh quang thủy ngân) và bóng đèn pha trộn. Trong bóng đèn phóng điện thủy ngân huỳnh quang, ánh sáng phát ra một phần do hơi thủy ngân và một phần do lớp phốt pho bị kích thích bởi bức xạ cực tím của sự phóng điện.
17-460
Biển hiệu huỳnh quang
Biển hiệu có các phần tử và / hoặc nền chứa các thành phần huỳnh quang có thể nhìn thấy được bằng cách sử dụng vật liệu phát sáng ở bước sóng dài hơn so với bước sóng hấp thụ
17-461
Đèn ống huỳnh quang
Xem CHÚ THÍCH đối với “bóng đèn huỳnh quang” (17-451)
17-462
Chất huỳnh quang
Vật liệu phát quang
Các thuật ngữ tương đương: “chất phốt pho”, “chất phát quang”
17-463
Mã quang thông (của đèn điện)
Bộ giá trị của bộ ba quang thông, phần quang thông hướng xuống và tỷ số quang thông, biểu diễn sự phân bố quang thông tương đối của đèn điện, được sử dụng trong việc tính toán hệ số sử dụng và/hoặc sử dụng
7-464
Bộ ba thông lượng (của nguồn)
Bộ giá trị tỷ lệ thông lượng hướng xuống tích lũy của nguồn đối với góc khối p/2 sr, p sr, and 3p/2 sr, thể hiện sự phân bố quang thông hướng xuống tương đối của nguồn, được sử dụng để tính tỷ số trực tiếp của các hệ thống lắp đặt nguồn sáng đó
17-465
Footcandela (Mỹ)
Xem CHÚ THÍCH đối với “lux” (17-744)
17-466
Footlambe (Mỹ)
Xem CHÚ THÍCH 2 đối với “candela trên mét vuông” (17-118)
17-467
Lối đi bộ
Một phần đường dành riêng cho người đi bộ
Thuật ngữ tương đương: “vỉa hè (không phải ở Mỹ)”
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “vỉa hè”
17-468
Hệ số hình dạng (giữa hai mặt S1 và S2) [f12; f21]
Tỷ số giữa thông lượng bức xạ hoặc mật độ quang thông trung bình, F2 / A2 (hoặc F1 / A1), nhận được trên bề mặt S2 (hoặc S1) từ bề mặt S1 (hoặc S2) với độ trưng bức xạ hoặc độ trưng sáng, M1 (hoặc M2), của bề mặt S1 (hoặc S2)
trong đó F2 (hoặc F1) là thông lượng bức xạ hoặc quang thông nhận được trên bề mặt S2 (hoặc S1) từ mặt S1 (hoặc S2), A2 (hoặc A1) là diện tích bề mặt S2 (hoặc S1) và g là hệ số trao đổi (qua lại)
Đơn vị: 1
17-469
Cấu hình vành khuyên bốn mươi lăm độ (45°a)
Sự chiếu xạ các vật liệu phản xạ ở góc 45° với pháp tuyến, đồng thời từ tất cả các hướng phương vị
CHÚ THÍCH: Để đo màu của các mẫu phản xạ bằng cách chiếu xạ với cấu hình này, ảnh hưởng của kết cấu và hướng được giảm thiểu, cấu hình chiếu xạ (thông lượng vào) này có thể đạt được bằng cách sử dụng một nguồn nhỏ và bộ phản xạ vòng hình elip hoặc linh kiện quang học phi cầu khác, cấu hình này đôi khi được thực hiện gần đúng bằng cách sử dụng một số nguồn sáng trong một vòng hoặc một số bó sợi quang được chiếu sáng bởi một nguồn duy nhất và đầu cuối kết thành một vòng. Thực hiện gần đúng đối với cấu hình vành khuyên như vậy được gọi là cấu hình đường tròn, ký hiệu “45°a”.
Xem thêm CIE15 Phép đo màu (phần 5)
17-470
Cấu hình bốn mươi lăm độ (45° x)
Sự chiếu xạ vật liệu phản xạ ở góc 45° so với pháp tuyến, tại một gốc phương vị
CHÚ THÍCH 1: Cấu hình này nhấn mạnh kết cấu và hướng.
CHÚ THÍCH 2: “x” trong ký hiệu cho biết hướng phương vị của chùm tia tới theo hướng x trên mặt phẳng tham chiếu.
Xem thêm CIE 15 Phép đo màu (phần 5)
17-471
Hố võng mạc
Phần trung tâm của võng mạc, mỏng và lõm xuống, chứa hầu hết các tế bào hình nón và hình thành vị trí nhìn rõ nhất
Thuật ngữ tương đương: “hố trung tâm”
CHÚ THÍCH: Fovea đối diện một góc khoảng 0,087 rad (5°) trong trường nhìn.
17-472
Hố trung tâm
Xem “hố võng mạc” (17-471)
17-473
Foveola
Vùng trung tâm của hố võng mạc không chứa mạch máu
CHÚ THÍCH 1: Foveola đối diện một góc khoảng 0,017 rad (1°) trong trường thị giác.
CHÚ THÍCH 2: Khu vực trung tâm của foveola, đối diện một góc khoảng 0,003 rad (0,2°), không chứa tế bào hình nón xanh dương.
17-474
Độ che phủ mây gián đoạn (Mỹ)
Tỷ số giữa tổng các góc khối đối diện bởi các đám mây với góc khối 2p sr của toàn bộ bầu trời
Đơn vị: 1
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “lượng mây tổng cộng”
CHÚ THÍCH: Quan sát độ che phủ mây gián đoạn thường được ghi lại bằng ốc ta hoặc phần mười.
17-475
Đường cao tốc (Mỹ)
Xem CHÚ THÍCH đối với “xa lộ” (17-792)
17-476
Đèn chiếu điểm Fresnel
Đèn chiếu điểm có thấu kính với thấu kính bước
17–477
Đèn sương mù phía trước
Đèn điện lắp trên xe cộ để chiếu sáng con đường phía trước có tầm nhìn kém, và thường được định vị để giảm bớt lượng ánh sáng ngược lại do sự phân tán tới người lái xe
17–478
Đèn vị trí phía trước
Đèn tín hiệu lắp trên xe để chỉ báo phía trước về sự hiện diện của chiếc xe, cũng có thể, đặc biệt nếu ghép đối với một đèn giống hệt sẽ cung cấp dấu hiệu về chiều rộng của chiếc xe
CHÚ THÍCH: Các thuật ngữ “đèn bên” (bên ngoài nước Mỹ) và “đèn đánh dấu bên” (Mỹ) thường được sử dụng cho một trong cặp đèn vị trí phía trước.
17-479
Bóng mờ
Bóng đèn được làm khuếch tán bằng cách làm nhám bề mặt trong hoặc mặt ngoài
17-480
Tần số hợp nhất
Xem “tần số nhấp nháy tới hạn” (17-264)
G
17-481
Bóng đèn phóng điện trong khí
Bóng đèn trong đó ánh sáng được tạo ra, trực tiếp hoặc gián tiếp bởi sự phóng điện qua chất khí, hơi kim loại, hoặc hỗn hợp của một số khí và hơi
Thuật ngữ tương đương: “bóng đèn phóng điện khí”
CHÚ THÍCH: Tùy theo ánh sáng chủ yếu được tạo ra trong chất khí hoặc trong hơi kim loại, người ta phân biệt giữa các bóng đèn phóng điện khí, ví dụ bóng đèn xenon, neon, helium, nitơ, carbon dioxide và bóng đèn hơi kim loại, ví dụ đèn hơi thủy ngân và đèn hơi natri.
17-482
Bóng đèn phóng điện khí
Xem “đèn phóng điện trong khí” (17-481)
17-483
Bóng đèn nạp khí (sợi đốt)
Bóng đèn sợi dốt trong đó phần tử phát sáng hoạt động trong bóng đèn chứa đầy khí trơ
17-484
Chiếu sáng chung khuếch tán
Chiếu sáng bằng các đèn điện có phân bố cường độ sáng sao cho phần quang thông phát ra trực tiếp đi tới mặt phẳng làm việc, giả định là rộng vô hạn, bằng 40 % đến 60 %
17-485
Chiếu sáng chung
Chiếu sáng cơ bản là đồng đều cho một khu vực không có yêu cầu chiếu cục bộ đặc biệt
17-486
Bóng đèn phục vụ chiếu sáng chung
Bóng đèn dành cho không gian chiếu sáng thường có người hoặc vùng quan sát
CHÚ THÍCH Ví dụ như bóng đèn cho chiếu sáng văn phòng chiếu sáng, trường học, nhà ở, nhà máy, đường xá hoặc ô tô. Không bao gồm đèn để sử dụng chuyên biệt như chiếu phim, quy trình sao chụp, “làm rám nắng”, quy trình công nghiệp, trị liệu y tế, và các ứng dụng đèn chiếu quét.
17-487
Phạm vi địa lý (Mỹ)
Khoảng cách lớn nhất mà một vật thể hoặc nguồn sáng có thể nhìn thấy trong điều kiện tầm nhìn hoàn hảo, chỉ giới hạn bởi độ cong của Trái đất, bởi khúc xạ trong khí quyển, và do chiều cao của người quan sát và vật thể hoặc nguồn sáng
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoái nước Mỹ: “phạm vi địa lý”
17-488
Phạm vi địa lý
Khoảng cách lớn nhất mà một vật thể hoặc nguồn sáng có thể nhìn thấy trong điều kiện tầm nhìn hoàn hảo, chỉ giới hạn bởi độ cong của Trái đất, bởi khúc xạ trong khí quyển, và do chiều cao của người quan sát và vật thể hoặc nguồn sáng
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “phạm vi địa lý”
17-489
Phạm vi hình học (của một chùm tia) [G]
Tích phân lấy trên toàn bộ chùm tia của lượng cơ bản dG, được xác định bởi công thức tương đương:
trong đó dA và dA’ là diện tích của 2 phần của một yếu tố chùm tia được phân cách bởi khoảng cách I; θ và θ’ là các góc giữa hướng của chùm tia cơ bản và các đường vuông góc đến dA và dA’; là góc khối đối diện bởi dA’ từ một điểm trên dA
Đơn vị: m2.sr
CHÚ THÍCH: Đối với chùm tia truyền qua môi trường không khuếch tán liên tiếp, lượng Gn2, trong đó n là chỉ số khúc xạ, là bất biến. Lượng đó được gọi là “phạm vi quang học”.
17-490
Đèn diệt khuẩn
Xem “đèn diệt vi khuẩn” (17-71)
17-491
Bức xạ diệt khuẩn
Bức xạ quang học có khả năng làm bất hoạt hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh
Thuật ngữ tương đương: “bức xạ diệt vi sinh”
17-492
Chói lóa
Điều kiện nhìn trong đó có sự khó chịu hoặc giảm khả năng nhìn chi tiết hoặc đối tượng, gây ra bởi sự phân bố không phù hợp hoặc phạm vi độ chói hoặc tương phản cực lớn
Xem thêm “chói lóa mờ” (17-330), “chói lóa mất tiện nghi” (17-333)
17-493
Chói lóa do phản xạ
Chói lóa do phản xạ gây ra, đặc biệt khi hình ảnh phản chiếu xuất hiện trong cùng hoặc gần như cùng một hướng với đối tượng quan sát
CHÚ THÍCH: Trước đây: “chói lóa phản xạ”.
17-494
Giới hạn hệ số chói lóa [RG,L]
Giá trị tối đa cho phép được đưa ra bởi hệ thống đánh giá chói lóa của CIE
Đơn vị: 1
Xem thêm CIE 112-1994 Hệ thống đánh giá chói lóa để sử dụng trong lĩnh vực chiếu sáng thể thao ngoài trời và khu vực ngoài nhà
Viết tắt: “GRL”
17-495
Độ rọi ngang tổng cộng [Ev,g]
Độ rọi do ánh sáng ban ngày tạo ra trên bề mặt nằm ngang trên trái đất
Đơn vị: Ix = Im.m-2
17-496
Độ chiếu xạ ngang tổng cộng [Ee,g]
Độ chiếu bức xạ do bức xạ mặt trời tổng tạo ra trên bề mặt nằm ngang trên trái đất
Đơn vị: W•m-2
17-497
Bức xạ mặt trời tổng cộng
Kết hợp bức xạ mặt trời trực tiếp và bức xạ bầu trời khuếch tán
17-498
Chỉ số UV tổng cộng
Lượng được khai thác cho lĩnh vực công cộng, cho dự báo thời tiết và khí hậu học, định lượng khả năng gây ban đỏ (hoặc khả năng gây nám da) của bức xạ cực tím mặt trời ở xung quanh (hoặc ánh sáng mặt trời), nhưng cũng có thể được áp dụng cho các nguồn khác
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH Chỉ số UV toàn phần quốc tế, Iuv, được xác định theo công thức:
trong đó El là bức xa phổ mặt trời biểu diễn bằng W.m–2.m-1 ở bước sóng l, ser(l) là phổ tác động gây ban đỏ được phát triển bởi CIE và ker là hằng số bằng 40 m2.W-1
17-499
Chao đèn hình cầu
Vỏ bọc bằng vật liệu trong suốt hoặc khuếch tán, đề bảo vệ bóng đèn, khuếch tán ánh sáng, hoặc thay đổi màu sắc của ánh sáng
17-500
Độ bóng (của bề mặt)
Kiểu hiển thị phản chiếu nét nổi bật của các đối tượng cảm nhận như được đặt trên bề mặt do tính chất chọn lọc có hướng của bề mặt đó
17-501
Máy đo độ bóng
Dụng cụ đo các đặc tính trắc quang khác nhau của bề mặt tạo nên độ bóng
17-502
Sự phóng điện phát sáng
Sự phóng điện trong đó phát xạ thứ cấp từ catốt lớn hơn nhiều so với phát xạ nhiệt
CHÚ THÍCH: Sự phóng điện này được đặc trưng bởi sụt áp catốt đáng kể (thường là 70 V hoặc lớn hơn) và mật độ dòng điện thấp tại catốt (khoảng 10 A.m-2).
17-503
Bóng đèn GLS
Xem “bóng đèn phục vụ chiếu sáng chung” (17- 486)
17-504
Quang kế góc
Quang kế để đo các đặc tính phân bố ánh sáng theo hướng của nguồn sáng, đèn điện, phương tiện hoặc bề mặt
17-505
Bức xạ kế góc
Bức xạ kế để đo các đặc tính phân bố bức xạ theo hướng của các nguồn, đèn điện, phương tiện hoặc bề mặt
17-506
Định luật Grassmann
Ba định luật thực nghiệm mô tả tính chất phù hợp màu của hỗn hợp màu cộng thêm của kích thích màu:
– để xác định sự phù hợp màu, 3 biến độc lập là điều kiện cần và đủ,
– đối với hỗn hợp cộng thêm của các kích thích màu, chỉ các giá trị ba kích thích của chúng có liên quan mà không phải thành phần quang phổ,
– trong hỗn hợp cộng thêm của các kích thích màu, nếu một hoặc nhiều thành phần của hỗn hợp thay đổi từ từ thì các giá trị ba kích thích kết quả cũng thay đổi từ từ
CHÚ THÍCH: Định luật Grassman không áp dụng cho tất cả các điều kiện quan sát
17-507
Vật xám (Mỹ)
Vật bức xạ nhiệt không chọn lọc có độ phát xạ nhỏ hơn 1
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “vật xám”
17-507
Vật xám
Vật bức xạ nhiệt không chọn lọc có độ phát xạ nhỏ hơn 1
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “vật xám”
17-509
Bộ lọc xám
Xem CHÚ THÍCH đối với “bộ lọc” (17-434)
17-510
GRL (viết tắt)
Xem “giới hạn hệ số chói lóa” (17-494)
17-511
Dấu hiệu nhóm A
Dấu hiệu cảnh báo, dấu hiệu quy định, dấu hiệu chuyển tải giới hạn tốc độ bắt buộc hoặc cấm hoặc dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm sắp xảy ra
17-512
Dấu hiệu nhóm B
Biển báo tư vấn trên xa lộ
17-513
Dấu hiệu nhóm C
Dấu hiệu chỉ hướng, các dấu hiệu thông báo khác, thông báo hết dấu hiệu nhóm A hoặc nhóm B, hoặc biển báo bãi đỗ xe
H
17-514
Phân kỳ bán đỉnh (của đèn chiếu, trong mặt phẳng xác định)
Độ mờ góc của tất cả các vector bán kính trong mặt phẳng xác định có độ dài lớn hơn 50 % giá trị cực đại của đường cong cường độ sáng trong tọa độ cực
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “độ rộng nửa đình”
CHÚ THÍCH: Bên ngoài nước Mỹ “độ rộng chùm tia” liên quan đến góc toàn phần trong đó độ rọi trên mặt phẳng vuông góc với trục của chùm tia lớn hơn 10 % giá trị cực đại.
17-515
Góc nửa giá trị (đối với bề mặt khuếch tán do phản xạ hoặc truyền qua) [g]
Góc quan sát tại đó độ chói bằng nửa giá trị độ chói của ánh sáng khuếch tán tại góc 0°, với ánh sáng tới vuông góc
Đơn vị: rad, °
CHÚ THÍCH: Để chỉ ra hình dạng của đường đặc tính khuếch tán, nên sử dụng hệ số khuếch tán đối với vật liệu khuếch tán mạnh và gốc nửa giá trị g đối với vật liệu khuếch tán kém.
17-516
Đèn cầm tay
Đèn điện di động có tay cầm và dây dẫn mềm để cấp điện
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “đèn di động”
17-517
Bản cứng
Hình ảnh tự duy trì trên chất nền rắn
17-518
Bóng thủy tinh cứng
Bóng thủy tinh với nhiệt độ mềm hóa cao và chịu sốc nhiệt
17-519
Đèn đường vận chuyển trong hầm mỏ
Đèn mỏ được thiết kế để chiếu sáng các tuyến vận tải trong mỏ và hoạt động từ mạng điện chính
17-520
Tín hiệu cảnh báo nguy hiểm (trên xe)
Tín hiệu ánh sáng được cung cấp bởi hoạt động đồng thời của tất cả đèn chỉ báo hướng trên xe, và được sử dụng để chỉ ra rằng chiếc xe là mối nguy hiểm đặc biệt cho các xe đang di chuyển khác
17-521
Đèn pha
Đèn lắp trên xe để chiếu sáng con đường hoặc khung cảnh phía trước xe
Thuật ngữ tương đương: “đèn pha”
17-522
Đèn pha
Xem “đèn pha” (17-521)
17-523
Đèn pha, chùm sáng thấp xuống
Đèn pha được thiết kế để chiếu sáng mà không gây chói lóa quá mức cho người phía trước xe có đèn này, đặc biệt là các lái xe đang tiến đến gần
Các thuật ngữ tương đương: “đèn pha, chùm sáng thấp”, “đèn pha, chùm sáng lướt qua”
CHÚ THÍCH: Các đèn pha như được định nghĩa trong “đèn pha, chùm sáng chính” và “đèn pha, chùm sáng nghiêng” có thể được cung cấp bởi một thiết bị chiếu sáng duy nhất
17-524
Đèn pha, chùm sáng chạy xe
Xem “đèn pha, chùm sáng chính” (17-527)
17-525
Đèn pha, chùm sáng cao
Xem “đèn pha, chùm sáng chính” (17-527)
17-526
Đèn pha, chùm sáng thấp
Xem “đèn pha, chùm sáng thấp xuống” (17-523)
17-527
Đèn pha, chùm sáng chính
Đèn pha được thiết kế để chiếu sáng cho một khoảng cách đáng kể phía trước của chiếc xe mang nó
Các thuật ngữ tương đương: “đèn pha, chùm sáng cao”, “đèn pha, chùm sáng chạy xe”
CHÚ THÍCH: Các đèn pha như được định nghĩa trong “đèn pha, chùm tia chính” và “đèn pha, chùm tia nghiêng” có thể được cung cấp bởi một thiết bị chiếu sáng duy nhất.
17-528
Đèn pha, chùm sáng lướt qua
Xem “đèn pha, chùm sáng thấp xuống” (17-523)
17-529
Đèn gắn mũ
Một phần của đèn gắn trên mũ, chứa nguồn sáng hoặc nguồn, được thiết kế để gắn vào mũ bảo hiểm của thợ mỏ
17-530
Phép trị liệu bằng ánh sáng
Điều trị bệnh bằng sử dụng bức xạ mặt trời
17-531
Hiện tượng Helmholtz-Kohlrausch
Sự thay đổi độ sáng của màu sắc cảm nhận được tạo ra bằng cách tăng độ tinh khiết của màu sắc kích thích trong khi vẫn giữ độ chói không đổi trong phạm vi sự nhìn ban ngày
CHÚ THÍCH: Đối với các màu sắc cảm nhận có liên quan, sự thay đổi về độ sáng cũng có thể xảy ra khi độ tinh khiết được tăng lên trong khi vẫn giữ hệ số độ chói không đổi của kích thích màu.
17-532
Bệnh quáng gà
Dị tật thị giác trong đó thiếu rõ hoặc hoàn toàn không có sự nhìn ban ngày
Thuật ngữ tương đương: “bệnh mù về đêm”
17-533
Bóng đèn HID
Xem “bóng đèn phóng điện cường độ cao” (17- 534)
17-534
Bóng đòn phóng điện cường độ cao
Bóng đèn phóng điện trong đó hồ quang phát sáng được ổn định bởi nhiệt độ thành bóng và hồ quang có tải lên thành bóng vượt quá 3 W.cm-2
CHÚ THÍCH: Bóng đèn phóng điện cường độ cao bao gồm các nhóm bóng đèn đã biết như bóng đèn thủy ngân áp suất cao, bóng đèn halogen kim loại và bóng đèn natri cao áp.
17-535
Bóng đèn (hơi) thủy ngân cao áp
Bóng đèn phóng điện cường độ cao trong đó phần ánh sáng chính được tạo ra, trực tiếp hoặc gián tiếp, do bức xạ từ thủy ngân hoạt động ở áp suất riêng vượt quá 100 kPa
CHÚ THÍCH: Các thuật ngữ này bao gồm bóng đèn trong, bóng đèn có phủ phốt pho (huỳnh quang thủy ngân) và bóng đèn pha trộn.
Trong bóng đèn phóng điện thủy ngân huỳnh quang, ánh sáng được tạo ra một phần bởi hơi thủy ngân và một phần do lớp phốt pho bị kích thích bởi bức xạ tử ngoại của sự phóng điện.
17-536
Bóng đèn (hơi) Natri áp suất cao
Bóng đèn phóng điện cường độ cao trong đó ánh sáng được tạo ra chủ yếu bằng bức xạ từ hơi natri hoạt động ở áp suất riêng khoảng 10 kPa
17-537
Đui
Xem CHÚ THÍCH 1 đối với “đui đèn” (17-639)
17-538
Dây dẫn sáng rỗng
Cấu trúc phân bố ánh sáng rỗng có hình dạng tùy ý, trong đó ánh sáng lan truyền chủ yếu trong không khí, và tia sáng trung bình bị phản xạ và/hoặc khúc xạ trước khi thoát ra
17-539
Độ rọi ngang [Ev,h; Eh]
Độ rọi trên mặt phẳng nằm ngang
Đơn vị: Ix = Im.m-2
17-540
Bóng đèn catốt nóng
Bóng đèn phóng điện trong đó ánh sáng được tạo ra bởi cột dương của phóng điện hồ quang
CHÚ THÍCH Bóng đèn như vậy thường cần một thiết bị hoặc mạch khởi động đặc biệt
17-541
Bóng đèn khởi động nóng
Bóng đèn catốt nóng cần phải gia nhiệt trước các điện cực để khởi động
Thuật ngữ tương đương: “bóng đèn nung nóng trước”
17-542
Sắc
thuộc tính của cảm nhận thị giác theo đó một vùng nhìn thấy giống như một trong số các màu: đỏ, vàng, lục và lam, hoặc kết hợp các cặp liền kề của các màu này được xem xét trong một vòng khép kín
CHÚ THÍCH: Trước đây trong tiếng Đức là “Fartrton”. Thuật ngữ mới là “Buntton”.
17-543
Phép cầu phương sắc màu
Tương quan của màu sắc biểu thị theo tỷ lệ của các sắc duy nhất được cảm nhận là tồn tại
I
17-544
Định dạng tệp ICC
Định dạng tệp và mã hóa được sử dụng để lưu trữ các biến đổi liên quan đến một mã hóa màu với mã hóa khác, dưới dạng được định nghĩa bởi Liên minh màu quốc tế
CHÚ THÍCH: Ví dụ, định dạng tệp ICC có thể được sử dụng để lưu trữ các biến đổi được sử dụng để chuyển đổi dữ liệu hình ảnh màu của thiết bị sang dữ liệu hình ảnh màu tương đương về đo màu, được mã hóa trong một không gian màu kết nối hồ sơ ICC, như một phần của hệ thống quản lý màu. Định dạng tệp ICC định rõ một số biến đổi nằm trong mỗi tệp hồ sơ ICC.
Thuật ngữ tương đương: “Định dạng hồ sơ ICC”
17-545
ICC PCS (viết tắt)
Xem “Không gian kết nối hồ sơ ICC” (17-546)
17-546
Không gian kết nối hồ sơ ICC
Mã hóa không gian màu được sử dụng để kết nối các biến đổi nguồn và đích (từ các hồ sơ nguồn và đích) trong kiến trúc quản lý màu ICC
CHÚ THÍCH: Đặc tả ICC.1: 2001 định nghĩa 2 biến thể của PCS: PCS chung đối với biến đổi cho mục đích đo màu, và PCS tham chiếu đầu ra đối với các biến đổi cho mục đích cảm nhận.
Viết tắt: “ICC PCS”
17-547
Định dạng hồ sơ ICC
Xem “Định dạng tệp ICC” (17-544)
17-548
ICNIRP
Chữ viết tắt của Ủy ban quốc tế về bảo vệ bức xạ không ion hóa
17-549
Bộ mồi
Thiết bị dự kiến, hoặc bởi chính nó hoặc kết hợp với các thành phần khác, để tạo xung điện áp khởi động một bóng đèn phóng điện mà không cung cấp gia nhiệt trước cho các điện cực
CHÚ THÍCH: Phần tử tạo xung điện áp khởi động có thể được kích hoạt hoặc không kích hoạt.
17-550
Độ rọi (tại một điểm của bề mặt) [Ev; E]
1. Thương của quang thông tới một phần tử bề mặt chứa điểm, với diện tích dA của phần tử đó
2. Định nghĩa tương đương: tích phân lấy trên bán cầu nhìn thấy được từ điểm đã cho của biểu thức Lv cosθ dΩ, trong đó Lv là độ chói ở điểm đã cho theo các hướng khác nhau của chùm tia cơ bản có góc khối dΩ, và θ là góc giữa chùm tia bất kỳ và đường vuông góc với bề mặt tại điểm đã cho
Đơn vị: Ix = Im·m-2
17-551
Máy đo độ rọi
Dụng cụ để đo độ rọi
17-552
Độ đồng đều độ rọi [Uo]
Tỷ số giữa độ rọi tối thiểu với độ rọi trung bình trên bề mặt
Đơn vị: 1
Thuật ngữ tương đương; “tỷ số đồng đều độ rọi”
17-553
Véc tơ độ rọi (tại một điểm)
Đại lượng vectơ bằng độ rọi định hướng được biểu diễn bằng sự chênh lệch tối đa giữa độ rọi trên các mặt đối diện của một phần tử bề mặt qua điểm được xem xét, vectơ đó vuông góc với mặt và đi ra từ mặt có độ rọi lớn hơn
17-554
Vật chiếu sáng
Bức xạ với phân bố năng lượng phổ tương đối được xác định trên dải bước sóng ảnh hưởng đến cảm nhận màu sắc của vật thể
CHÚ THÍCH Trong tiếng Anh thông dụng, thuật ngữ này không bị hạn chế theo nghĩa này, mà còn được sử dụng cho bất kỳ loại ánh sáng chiếu lên vật thể hoặc khung cảnh.
17-555
Sự thay đổi đo màu của nguồn sáng
Sự thay đổi sắc độ và hệ số độ chói của kích thích màu sắc vật thể do sự thay đổi ở nguồn sáng
17-556
Sự thay đổi màu của nguồn sáng
Sự thay đổi màu sắc cảm nhận của vật thể chỉ gây ra bởi sự thay đổi của nguồn chiếu sáng mà không có bất kỳ thay đổi nào trong trạng thái thích nghi màu của người quan sát
17-557
Chế độ (hiển thị màu sắc) của nguồn chiếu sáng
Màu sắc nhìn thấy như được quy cho một nguồn chiếu sáng
17-558
Kỹ thuật chiếu sáng
Nghệ thuật, khoa học và thiết kế chiếu sáng nói chung và phát triển hệ thống tạo ra, định hướng, điều khiển hoặc sử dụng ánh sáng nói riêng
17-559
Sự chiếu sáng
Ứng dụng ánh sáng cho một khung cảnh, các vật thể hoặc môi trường xung quanh
Thuật ngữ tương đương: “chiếu sáng”
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này cũng được sử dụng thông dụng với ý nghĩa “hệ thống chiếu sáng” hoặc “lắp đặt ánh sáng”.
17-560
Màu sắc chiếu sáng
Màu sắc cảm nhận được là thuộc về ánh sáng chiếu tới vật thể
17-561
Chụp ảnh, đa phổ
Xem “chụp ảnh đa phổ” (17-795)
17-562
Mô hình xuất hiện màu sắc hình ảnh
Các phương trình và phương pháp để chuyển đổi các số đo vật lý của các phần tử hình ảnh đến và từ điều kiện quan sát các tương quan thuộc tính cảm giác cụ thể đánh giá sự xuất hiện chủ quan của các phần tử hình ảnh (xem thêm sự hoàn màu, các mô hình tái tạo khác nhau, mô hình xuất hiện màu kích thích đơn lẻ)
CHÚ THÍCH 1: Một mô hình xuất hiện màu sắc hình ảnh có thể được áp dụng cho các phần tử của một cảnh, bản gốc hoặc bản sao. Nó xác định tương quan thuộc tính cảm quan cho các phần tử này mà không xem xét các đặc tính của môi trường tiềm năng bất kỳ cho việc tái tạo sau này. Tuy nhiên, một mô hình màu sắc hình ảnh tiếp theo bởi sự đảo chiều của nó có thể thích hợp để sử dụng như một mô hình tái tạo màu sắc, đặc biệt nếu môi trường tái tạo không áp đặt bất kỳ hạn chế nào về màu sắc được sao chép trong hình ảnh.
CHÚ THÍCH 2: Không có sự đồng thuận chung về hình thức thích hợp cho một mô hình xuất hiện màu sắc hình ảnh. Một mô hình xuất hiện màu sắc kích thích đơn lẻ không thể kỳ vọng xử lý hoàn toàn với hiệu ứng thay đổi điều kiện nhìn trong ảnh vì hiệu ứng kết hợp của điều kiện nhìn toàn cảnh và các màu khác trong ảnh có thể dẫn đến sự xuất hiện của bất kỳ màu nào trong ảnh thay đổi một cách không thể dự đoán được bởi mô hình kích thích đơn lẻ, do không theo dõi các màu khác.
17-563
Trạng thái hình ảnh
Thuộc tính của mã hóa hình ảnh màu cho biết loại điều kiện hình ảnh vốn có trong các giá trị dữ liệu hình ảnh màu được chuẩn bị và thể hiện bằng mã hóa đó.
CHÚ THÍCH 1: Dữ liệu hình ảnh màu được “tham khảo” một điều kiện hình ảnh có thể thông qua chụp ảnh, số hóa, sự hoàn màu và các quá trình tái hiện màu.
CHÚ THÍCH 2: Trạng thái hình ảnh điển hình là cảnh tham chiếu, gốc tham chiếu, đầu ra tham chiếu và ảnh tham chiếu.
17-564
Trạng thái hình ảnh, tham chiếu gốc
Trạng thái hình ảnh kết hợp với dữ liệu hình ảnh biểu diễn tọa độ không gian màu của các phần tử hình ảnh sao bản cứng hoặc bản mềm 2 chiều, thường được tạo ra bằng cách quét tác phẩm nghệ thuật, phim ảnh hoặc bản in, hoặc các bản sao cơ quang hoặc các bản sao khác
CHÚ THÍCH 1: Khi cụm từ “gốc tham chiếu” được sử dụng như chứng nhận cho một đối tượng, nó hàm ý rằng đối tượng ở trạng thái hình ảnh gốc. Ví dụ: dữ liệu hình ảnh được gốc tham chiếu là dữ liệu hình ảnh ở trạng thái hình ảnh tham chiếu ban đầu.
CHÚ THÍCH 2: Dữ liệu hình ảnh tham chiếu ban đầu liên quan đến tọa độ không gian màu của bản gốc, thường được đo theo công nghệ đồ họa ISO 13655 – Phép đo quang phổ và tính toán màu cho hình ảnh nghệ thuật đồ họa, và không bao gồm bất kỳ sự lóa màng mờ bổ sung hoặc lóe sáng nào khác.
CHÚ THÍCH 3: Đặc điểm của dữ liệu hình ảnh gốc tham chiếu thường phân biệt nhất giữa chúng với dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu là chúng liên quan tới bề mặt 2 chiều và độ chiếu sáng lên bề mặt 2 chiều được cho là đồng đều (hoặc dữ liệu hình ảnh được hiệu chỉnh đối với độ không đồng đều bất kỳ về chiếu sáng).
CHÚ THÍCH 4: Có các phân loại bản gốc tạo dữ liệu hình ảnh gốc tham chiếu với các đặc điểm khác nhau.
Các ví dụ bao gồm nhiều loại tác phẩm nghệ thuật, bản in ảnh, phim ảnh, hiển thị phát sáng, v.v. Khi chọn thuật toán tái hiện màu, thường cần phải biết loại bản gốc để xác định tái hiện màu phù hợp cần được áp dụng. Ví dụ, mục đích do màu thường được áp dụng cho tác phẩm nghệ thuật, trong khi các thuật toán cảm giác khác nhau được áp dụng để tạo các bản in ảnh từ phim hoặc tái tạo trên báo in từ các bản in ảnh. Trong một số trường hợp, các điều kiện nhìn giả định cũng khác nhau giữa các loại bản gốc, chẳng hạn như giữa các bản in ảnh và phim, và thường sẽ được xem xét trong các hệ thống được thiết kế tốt.
CHÚ THÍCH 5: Trong một vài trường hợp, có thể mong muốn đưa ra các sai số màu nhỏ trong việc tạo dữ liệu hình ảnh gốc, ví dụ để làm cho gam màu của bản gốc phù hợp hơn với không gian màu hoặc do cách lấy dữ liệu hình ảnh (chẳng hạn như máy quét đo mật độ trạng thái A).
17-565
Trạng thái hình ảnh, đầu ra tham chiếu
Trạng thái hình ảnh kết hợp với dữ liệu hình ảnh biểu diễn tọa độ không gian màu của các phần tử hình ảnh có hiển thị màu phù hợp với thiết bị đầu ra thực hoặc ảo xác định và điều kiện nhìn
CHÚ THÍCH 1: Khi cụm từ “đầu ra tham chiếu” được sử dụng như chứng nhận cho một đối tượng, nó hàm ý rằng đối tượng ở trạng thái hình ảnh đầu ra tham chiếu.
Ví dụ: dữ liệu hình ảnh đầu ra tham chiếu là dữ liệu hình ảnh ở trạng thái hình ảnh đầu ra tham chiếu.
CHÚ THÍCH 2 Dữ liệu hình ảnh tham chiếu đầu ra cứ liên quan đến thiết bị đầu ra xác định và các điều kiện nhìn. Một cảnh duy nhất có thể được hiện màu cho nhiều loại trình diễn đầu ra tham chiếu tùy thuộc vào các điều kiện xem đầu ra dự kiến, giới hạn truyền thông và / hoặc các mục đích nghệ thuật.
CHÚ THÍCH 3 Dữ liệu hình ảnh đầu ra tham chiếu có thể trở thành điểm khởi đầu cho quá trình sao chép tiếp theo. Ví dụ: dữ liệu hình ảnh đầu ra tham chiếu sRGB thường được coi là điểm bắt đầu để tái hiện màu thực hiện bởi máy in được thiết kế để nhận dữ liệu hình ảnh sRGB.
17-566
Trạng thái hình ảnh, ảnh tham chiếu
Trạng thái hình ảnh liên kết với dữ liệu hình ảnh biểu diễn tọa độ không gian màu của các phần tử hình ảnh sao bản cứng hoặc bản mềm, bao gồm cả dữ liệu hình ảnh tham chiếu gốc và dữ liệu hình ảnh tham chiếu đầu ra
CHÚ THÍCH 1: Khi cụm từ “ảnh tham chiếu” được sử dụng làm chứng nhận cho một đối tượng, hàm ý rằng đối tượng ở trạng thái hình ảnh của ảnh tham chiếu. Ví dụ: dữ liệu hình ảnh của ảnh tham chiếu là dữ liệu hình ảnh ở trạng thái hình ảnh của ảnh tham chiếu.
CHÚ THÍCH 2: Dữ liệu hình ảnh của ảnh tham chiếu nói chung sẽ được hiển thị màu cho một phương tiện ghi hình thực hoặc ảo cụ thể và điều kiện nhìn.
CHÚ THÍCH 3: Dữ liệu hình ảnh của ảnh tham chiếu có thể bao gồm dữ liệu hình ảnh không có nguồn gốc từ một cảnh ban đầu, chẳng hạn như văn bản, nghệ thuật đường nét, đồ họa véc tơ và các dạng khác của tác phẩm nghệ thuật gốc.
17-567
Trạng thái hình ảnh, cảnh tham chiếu
Trạng thái hình ảnh kết hợp với dữ liệu hình ảnh biểu thị các ước tính về tọa độ không gian màu các phần tử của một cảnh
CHÚ THÍCH 1: Khi cụm từ “cảnh tham chiếu” được sử dụng như chứng nhận cho một đối tượng, hàm ý rằng đối tượng ở trạng thái hình ảnh cảnh tham chiếu. Ví dụ: dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu là dữ liệu hình ảnh ở trạng thái hình ảnh cảnh tham chiếu.
CHÚ THÍCH 2 Dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu có thể được xác định từ dữ liệu hình ảnh số hóa thô của của máy ghi hình tĩnh (DSC) trước khi hiển thị màu. Nói chung, DSC không ghi dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu trong tệp hình ảnh, nhưng một số máy có thể làm như vậy ở chế độ đặc biệt dành cho mục đích này. Thông thường, DSC ghi dữ liệu hình ảnh tham chiếu tiêu chuẩn đầu ra đã hiển thị màu.
CHÚ THÍCH 3 Dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu thường thể hiện các ước lượng đo màu tương đối của cảnh. Các ước lượng đo màu tuyệt đối của cảnh có thể được tính toán bằng cách sử dụng hệ số chia thang. Hệ số chia thang có thể nhận được từ thông tin bổ sung như hàm chuyển đổi quang điện tử (OECF), Số F hoặc Độ mở khẩu độ, Thời gian phơi sáng hoặc tốc độ chụp hình.
CHÚ THÍCH 4: Dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu có thể có độ không chính xác do giới hạn phạm vi động cửa máy ảnh, nhiễu từ nhiều nguồn khác nhau, lượng từ hóa, ống kính bị mờ và lóe sáng không được chỉnh sửa và lỗi phân tích màu do hiện tượng metame của máy ảnh. Trong một số trường hợp, những nguồn không chính xác này có thể có ý nghĩa.
CHÚ THÍCH 5: Việc chuyển đổi từ dữ liệu hình ảnh DSC thô sang dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu phụ thuộc vào màu trắng được chấp nhận tương đối được chọn cho cảnh và không gian màu được sử dụng để mã hóa dữ liệu hình ảnh. Nếu chọn màu trắng chấp nhận của cảnh không phù hợp, sẽ thêm các lỗi vào dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu. Các lỗi này có thể khắc phục được nếu sử dụng phép biến đổi để tạo dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu đã biết và sử dụng mã hóa màu có đủ dải chính xác và phạm vi động đối với dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu không chính xác.
CHÚ THÍCH 6: Cảnh có thể tương ứng với quang cảnh thực tế của thế giới tự nhiên, hoặc có thể là một cảnh ảo được máy tính tạo ra mô phỏng một quang cảnh như vậy. Nó cũng có thể tương ứng với một cảnh chỉnh sửa được xác định bằng cách sửa đổi một cảnh ban đầu để tạo ra một số cảnh mong muốn khác. Bất kỳ sửa đổi cảnh nào như vậy cần để hình ảnh ở trạng thái hình ảnh cảnh tham chiếu và phải được thực hiện trong bối cảnh của biến đổi hiển thị màu dự kiến
17-568
Hình ảnh đa phổ
Xem “chụp ảnh đa phổ” (17-795)
17-569
Sự nung sáng
Sự phát bức xạ quang học bởi quá trình bức xạ nhiệt
CHÚ THÍCH: Tại Mỹ, sự nung sáng giới hạn đối với bức xạ khả kiến.
17-570
Bóng đèn (điện) nung sáng
Bóng đèn trong đó ánh sáng được tạo ra bởi một phần tử được đốt nóng đến sự nung sáng bởi điện chạy qua
17-571
Cấu hình tia tới
Xem “cấu hình quang thông tới” (17-577)
17-572
Chỉ thị khuếch tán (đối với chùm tia tới xác định)
Thể hiện trong không gian, dưới dạng bề mặt được biểu diễn trong tọa độ cực, phân bố góc của cường độ bức xạ (tương đối) hoặc cường độ sáng hoặc độ chói (tương đối) hoặc độ chói của một phần tử bề mặt của môi trường khuếch tán do phản xạ hoặc truyền qua
Thuật ngữ tương đương: “chỉ thị tán xạ”
CHÚ THÍCH 1: Đối với chùm tia bức xạ tới hẹp thường biểu biểu diễn chỉ thị khuếch tán theo tọa độ Đề các. Nếu phân bố góc có đối xứng tròn xoay, một phần kinh tuyến của bề mặt là đủ.
CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ “chỉ thị” thường được sử dụng để biểu thị đường cong thay vì bề mặt, nhận được theo cách tương tự trong mặt phẳng vuông góc với phần tử liên quan.
17-573
Quang thông gián tiếp (tới bề mặt)
Quang thông một bề mặt nhận được từ hệ thống lắp đặt chiếu sáng sau khi phản xạ từ các bề mặt khác
Đơn vị: Im
17-574
Độ rọi gián tiếp
Độ rọi được tạo ra bởi phản xạ nhiều lần từ các bề mặt bên trong và / hoặc bên ngoài
Đơn vị: Ix = Im.m-2
17-575
Chiếu sáng gián tiếp
Chiếu sáng bằng các đèn điện có phân bố cường độ sáng sao cho phần nhỏ từ 0 % đến 10 % quang thông phát ra trực tiếp đi tới mặt phẳng làm việc được giả định là vô hạn
17-576
Đèn điện cảm ứng
Đèn điện kết nối với mạng điện bằng mạch từ hở của máy biến áp là bộ phận không thể tách rời của đèn điện
17-577
Hình học quang thông tới
Sự phân bố góc của bức xạ tới mẫu được đo đối với tâm của lỗ khoét lấy mẫu.
Thuật ngữ tương đương: “hình học chiếu xạ”, “hình học tia tới”
CHÚ THÍCH: Hình học quang thông tới và quang thông đi ra cùng xác định bản chất hình học của phép đo đối với các phép đo phản xạ và truyền qua.
17-578
Nguy hại đục thủy tinh thể do “nhiệt” hồng ngoại
Sự đục (sự mờ đục) thủy tinh thể do tiếp xúc lâu dài với năng lượng bức xạ hồng ngoại gần làm tăng nhiệt độ của thủy tinh thể
17-579
Bóng đèn hồng ngoại
Bóng đèn phát bức xạ hồng ngoại đặc biệt mạnh, bức xạ nhìn thấy được tạo ra nếu có, không được quan tâm trực tiếp
17-580
Bức xạ hồng ngoại
Bức xạ quang học có bước sóng dài hơn bước sóng bức xạ nhìn thấy được, từ 780 nm đến 1 mm
CHÚ THÍCH 1: Đối với bức xạ hồng ngoại, phạm vi giữa 780 nm và 1 mm thường được chia thành:
IR-A: 780 nm đến 1400 nm, hoặc 0,78 đến 1,4 µm;
IR-B: 1,4 µm đến 3,0 µm;
IR-C: 3 µm đến 1 mm.
CHÚ THÍCH 2: Không thể xác định ranh giới chính xác giữa “nhìn thấy” và “hồng ngoại”, bởi vì cảm giác thị giác ở bước sóng lớn hơn 780 nm được ghi nhận đối với các nguồn rất sáng ở các bước sóng dài hơn.
CHÚ THÍCH 3: Trong một số ứng dụng phổ hồng ngoại cũng được chia thành hồng ngoại “gần”, “trung” và “xa”; tuy nhiên, các đường biên nhất thiết phải thay đổi theo ứng dụng (ví dụ: trong khí tượng học, quang hóa học, thiết kế quang học, vật lý nhiệt, vv).
17-581
Màu sắc vốn có
Màu sắc được coi là thuộc về một vật thể không phụ thuộc vào độ chiếu sáng và điều kiện nhìn
17-582
Độ rọi trung bình ban đầu (trên bề mặt của hệ thống chiếu sáng) [Eav,i, ]
Độ rọi trung bình trên bề mặt quy định khi lắp đặt mới
Đơn vị: Ix = Im.m-2
17-583
Độ chói trung bình ban đầu (của bề mặt, của hệ thống chiếu sáng) [Lav,i; ]
Độ chói trung bình của bề mặt quy định khi lắp đặt mới
Đơn vị: cd.m-2
17-584
Đầu vào (đối với máy đo bức xạ quang)
Lượng đo bức xạ hoặc trắc quang mà máy đo bức xạ quang phản ứng với
17-585
Phương vị lắp đặt (đối với một điểm nhất định trên mặt đường và đèn điện đã cho ở độ nghiêng của nó trong khi đo) [φ]
Góc do một hướng tham chiếu được chọn tạo với mặt phẳng thẳng đứng đi qua điểm đã cho và trục đầu tiên của đèn điện, khi đèn ở độ nghiêng của nó trong khi đo
Đơn vị: rad, °
CHÚ THÍCH: Theo quy ước hướng tham chiếu đối với tuyến đường thẳng là hướng dọc.
17-586
Mật độ quang thông lắp đặt (đối với chiếu sáng nội thất)
Thương giữa tổng quang thông ra riêng lẻ của các đèn điện lắp đặt, với diện tích sàn
Đơn vị: Im.m-2
17-587
Chỉ số lắp đặt [K]
Xem “chỉ số phòng” (17-1121)
17-588
Mật độ quang thông bóng đèn được lắp đặt (đối với chiếu sáng nội thất)
Thương giữa tổng quang thông danh định riêng của các bóng đèn lắp đặt, với diện tích sàn
Đơn vị: Im.m-2
17-589
Bóng đèn khởi động tức thời (Mỹ)
Bóng đèn phóng điện được thiết kế để khởi động không cần gia nhiệt trước cho các điện cực
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “bóng đèn khởi động nguội”
17-590
Quang kế tích phân
Quang kế để do quang thông, thường kết hợp một quả cầu tích phân
17-591
Quả cầu tích phân
Quả cầu rỗng, bên trong được tạo thành từ hoặc được phủ vật liệu phản xạ khuếch tán không chọn lọc về phổ và đồng nhất về không gian tới mức có thể
Các thuật ngữ tương đương: “quả cầu đo quang”, “Quả cầu Ulbricht”
CHÚ THÍCH 1: Do phản xạ bên trong quả cầu, độ rọi trên phần bất kỳ của bề mặt bên trong quả cầu mà quang thông trực tiếp được che đi tỷ lệ thuận với lượng quang thông đi vào quả cầu, hoặc được tạo ra bên trong quả cầu bởi bóng đèn. Độ rọi của thành trong quả cầu có thể được đo qua một cửa sổ nhỏ
CHÚ THÍCH 2: Cửa sổ của một quả cầu tích phân thường được sử dụng trong các hệ thống đo bức xạ để cung cấp nguồn có độ đồng đều không gian tốt và phân bố góc của bức xạ hoặc độ chói gần với định luật cô-sin của Lambe.
17-592
Nút giao
Nơi giao cắt không đồng mức giữa 2 hoặc nhiều đường chính với một hoặc nhiều đường rẽ kết nối cho phép tiếp cận giữa các đường chính
17-593
Sự giao thoa
Sự chồng chập các sóng kết hợp có khả năng làm giảm hoặc tăng cường cục bộ biên độ dao động điện từ của bức xạ
17-594
Vùng bên trong (đường hầm)
Phần đường hầm ngay sau vùng chuyển tiếp kéo dài từ cuối vùng chuyển tiếp đến đầu vùng cửa ra
17-595
Độ chói vùng bên trong (tại vị trí bất kỳ ở vùng bên trong đường hầm) [Lin]
Độ chói mặt đường trung bình tại vị trí đó
Đơn vị: cd.m-2
17-596
Bầu trời trung gian
Điều kiện bầu trời giữa bầu trời đầy mây và bầu trời quang mây
17-597
Hiệu suất lượng tử trong (của đầu đo) [ηi]
Tỷ số giữa số lượng các sự kiện cơ bản (như giải phóng điện tử) góp phần vào đầu ra của đầu đo với số photon hấp thụ
Đơn vị: 1
17-598
Thành phần phản xạ bên trong của hệ số ánh sáng ban ngày [Di]
Tỷ số giữa phần độ rọi tại một điểm trên mặt phẳng đã cho trong nội thất nhận trực tiếp từ các bề mặt phản xạ bên trong được chiếu trực tiếp hoặc gián tiếp bởi bầu trời có phân bố độ chói giả định hoặc đã biết, với độ rọi trên mặt phẳng ngang do bán cầu không bị che của bầu trời này, trong đó loại trừ sự đóng góp của ánh sáng mặt trời trực tiếp đối với cả hai độ rọi
Đơn vị: 1
Xem thêm CHÚ THÍCH 2 đối với “hệ số ánh sáng ban ngày” (17-279)
17-599
Sự phản xạ qua lại
Hiệu quả chung của phản xạ bức xạ giữa một số bề mặt phản xạ
17-600
Hệ số phản xạ qua lại
Tỷ lệ giữa thông lượng bức xạ hoặc quang thông Fi gián tiếp đi tới bề mặt trong một khoang với thông lượng ban đầu Fo trực tiếp nhận được bởi bề mặt khác, thông lượng Fi nhận được do sự phản xạ qua lại của thông lượng Fo
Đơn vị: 1
17-601
Giao lộ
Khu vực chung nơi có 2 hoặc nhiều đường chính nhập vào hoặc cắt ngang qua, trong đó có đường và các phương tiện bên đường cho giao thông và người đi bộ trong khu vực đó
17-602
Đèn điện an toàn thực chất
Đèn mỏ có an toàn do sử dụng các mạch điện an toàn nội tại
17-603
Các bước sóng bất biến
Xem CHÚ THÍCH 1 đối với “Hiện tượng Bezold-Brücke” (17-86)
17-604
Bóng đèn iốt
Bóng đèn nạp khí chứa halogen hoặc hợp chất halogen, sợi đốt là volfram
17-605
IR-A
Xem CHÚ THÍCH 1 đối với “bức xạ hồng ngoại” (17-580)
17-606
IR-B
Xem CHÚ THÍCH 1 đối với “bức xạ hồng ngoại”
17-607
IR-C
Xem CHÚ THÍCH 1 đối với “bức xạ hồng ngoại”
17-608
Độ chiếu xạ (tại một điểm của bề mặt) [Ee]
1. thương của thông lượng bức xạ dFe tới một phần tử bề mặt chứa điểm, chia cho diện tích dA của phần tử đó
2. Định nghĩa tương đương: tích phân, lấy trên bán cầu nhìn thấy từ điểm đã cho, của biểu thức Le cosθ dΩ, trong đó Le là bức xạ tại điểm đã cho theo các hướng khác nhau của chùm tia cơ bản có góc khối dΩ và θ là góc giữa chùm tia bất kỳ và đường vuông góc với bề mặt tại điểm đã cho
Đơn vị: W·m-2
17-609
Sự chiếu xạ
Ứng dụng bức xạ quang học đối với vật liệu hoặc vật thể hoặc môi trường xung quanh
17-610
Bức xạ IR
Xem “bức xạ hồng ngoại” (17-580)
17-611
Hình học chiếu xạ
Xem “hình học thông lượng vào” (17-577)
17-612
Dải linh hoạt của camera số ảnh tĩnh theo ISO
Tỷ số giữa mức độ chói tối đa chưa cắt với mức độ chối tối thiểu có thể tái tạo với tín hiệu tăng đến tỷ số nhiễu tạm thời ít nhất bằng 1
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Được xác định theo ISO 15739 Nhiếp ảnh – Ghi hình ảnh tĩnh điện tử – Đo nhiễu.
17-613
Đường cong đẳng candela
Không còn sử dụng: xem “đường cong đẳng cường độ” (17-618)
17-614
Biểu đồ đẳng candela
Không còn sử dụng: xem “biểu đồ đẳng cường độ” (17-619)
17-615
Đường đẳng candela
Không còn sử dụng: xem “đường đẳng cường độ (Mỹ)” (17-620)
17-616
Đường cong đẳng độ rọi
Quỹ tích của các điểm trên bề mặt có độ rọi cùng giá trị
Thuật ngữ tương đương sử dụng ở Mỹ: “đường đẳng độ rọi”
17-616
Đường đẳng độ rọi (Mỹ)
Quỹ tích của các điểm trên bề mặt có độ rọi cùng giá trị
Thuật ngữ tương đương sử dụng ngoài nước Mỹ: “đường cong đẳng độ rọi”
17-618
Đường cong đẳng cường độ
Đường cong được vẽ trên quả cầu có tâm tại tâm sáng của nguồn, nối tất cả các điểm tương ứng với các hướng có cường độ sáng như nhau, hoặc hình chiếu phẳng của đường cong đó
Thuật ngữ tương đương sử dụng ở Mỹ: “đường đẳng cường độ”
7-619
Biểu đồ đẳng cường độ
Tập hợp các đường đẳng cường độ
17-620
Đường đẳng cường độ (Mỹ)
Đường cong được vẽ trên quả cầu có tâm tại tâm sáng của nguồn, nối tất cả các điểm tương ứng với các hướng có cường độ sáng như nhau, hoặc hình chiếu phẳng của đường cong đó
Thuật ngữ tương đương sử dụng ngoài nước Mỹ: “đường cong đẳng cường độ”
17-621
Đường cong đẳng độ chói
Quỹ tích các điểm trên bề mặt có độ chói như nhau đối với các vị trí nhất định của người quan sát và của nguồn hoặc các nguồn trong mối tương quan với bề mặt
17-622
Đường cong đẳng lux
Không còn sử dụng: xem “đường cong đẳng độ rọi” (17-616)
17-623
Đường đẳng lux
Không còn sử dụng: xem “đường đẳng độ rọi” (Mỹ) (17-617)
17-624
Ánh sáng đẳng pha
Ánh sáng theo nhịp trong đó tất cả các khoảng thời gian sáng và tối để được cảm nhận là bằng nhau
CHÚ THÍCH: Trong tiếng Pháp và trong thuật ngữ giao thông đường bộ, ánh sáng đồng pha còn được gọi là “feu clignotant”.
17-625
Phản xạ khuếch tán đẳng hướng
Sự phản xạ khuếch tán trong đó phân bố không gian của bức xạ phản xạ sao cho độ bức xạ hoặc độ chói như nhau ở tất cả các hướng trong bán cầu mà bức xạ được phản xạ
17-625
Sự truyền qua khuếch tán đẳng hướng
Truyền qua khuếch tán trong đó sự phân bố không gian của bức xạ truyền qua sao cho độ bức xạ hoặc độ chói như nhau ở tất cả các hướng trong bán cầu mà bức xạ truyền qua
17-627
Nguồn điểm đẳng hướng
Xem CHÚ THÍCH đối với “nguồn điểm” (17-964)
J
17-628
Đèn điện chống nước phun
Xem CHÚ THÍCH đối với “đèn điện được bảo vệ” (17-995)
K
17-629
Định luật Koschmieder
Định luật liên quan đến độ tương phản nhìn rõ Cd của một vật thể trên nền trời, tại một khoảng cách quan sát nhất định d với độ tương phản vốn có Co, và độ truyền qua khí quyển T được cho là đồng nhất
Cd = CoTd/do
trong đó do là độ dài xác định cho định nghĩa của T.
CHÚ THÍCH 1: Công thức đôi khi được viết
Cd = C0Td
trong đó số mũ d trong Td là giá trị số d được đo với do là “đơn vị”.
CHÚ THÍCH 2: Xét đến mối quan hệ được đưa ra trong “phạm vi quang học khí tượng” giữa T và phạm vi quang học khí tượng v, luật này cũng có thể được viết như
Cd = C0(0,05d/v)
CHÚ THÍCH 3: Độ tương phản được lấy là tỷ số giữa chênh lệch độ chói của vật thể và độ chói của nền với độ chói của nền.
L
17.630
Nhãn
Bộ nhận dạng có thể là từ, ký hiệu hoặc nhóm ký tự khác được sử dụng để nhận dạng tệp, phương tiện lưu trữ, phần tử được xác định trong chương trình máy tính hoặc một mục cụ thể trong tài liệu, chẳng hạn như bảng tính hoặc biểu đồ
17-631
Lambe
Xem CHÚ THÍCH 2 đối với “candela trên mét vuông” (17-118)
17-632
ĐỊnh luật Lambert (cosin)
Đối với phần tử bề mặt có độ bức xạ hoặc độ chói như nhau ở mọi hướng của bán cầu trên bề mặt:
I(θ) = Incosθ
trong đó l(θ) và In là cường độ bức xạ hoặc cường độ sáng tương ứng của phần tử bề mặt theo một hướng ở góc θ với đường vuông góc với bề mặt và theo hướng vuông góc đó.
17-633
Bề mặt lambe
Bề mặt lý tưởng mà bức xạ phát ra từ bề mặt đó phân bố gốc theo định luật cosin Lambe
CHÚ THÍCH: Đối với bề mặt lambe, M = p L trong đó M là độ trưng bức xạ hoặc độ trưng sáng, và L là độ bức xạ hoặc độ chói.
17-634
Bóng đèn
Nguồn được chế tạo để phát ra bức xạ quang, thường là nhìn thấy
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng cho một số loại đèn điện.
17-635
Hệ số duy trì lumen của bóng đèn
Xem “hệ số duy trì quang thông bóng đèn” (17- 636)
17-636
Hệ số duy trì quang thông bóng đèn
Tỷ số giữa quang thông của bóng đèn tại một thời điểm nhất định trong suốt tuổi thọ với quang thông ban đầu
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Quang thông ban đầu của các bóng đèn thường được công bố ở 1 h đối với đèn sợi đốt và 100 h cho đèn phóng điện.
Viết tắt: “[ƒLLM”]
17-637
Hệ số sống sót của bóng đèn [ƒLS]
Phần nhỏ trong tổng số bóng đèn tiếp tục hoạt động tại một thời điểm nhất định trong điều kiện xác định và tần số tắt bật
Đơn vị: 1
Viết tắt: “[ƒLS]”
17-638
Điện áp trên bóng đèn (của bóng đèn phóng điện)
Điện áp giữa các điện cực của bóng đèn trong điều kiện hoạt động ổn định (giá trị hiệu dụng trong trường hợp dòng điện xoay chiều)
Đơn vị: V
17-639
Đui đèn
Thiết bị giữ bóng đèn ở vị trí, thường do đưa đầu đèn vào, trong trường hợp đó nó cũng cung cấp kết nối bóng đèn với nguồn điện
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “socket” hoặc, khi bối cảnh rõ ràng, chữ viết tắt “holder” thường được sử dụng thay cho “đui đèn”.
CHÚ THÍCH 2: Xem CHÚ THÍCH 2 đối với “đầu đèn” (17-119)
17-640
Đèn hạ cánh
Đèn chiếu trên máy bay để chiếu sáng mặt đất phía trước máy bay trong khi hạ cánh hoặc cất cánh
CHÚ THÍCH: Đèn chiếu cũng có thể được sử dụng để cung cấp ánh sáng dễ nhận thấy trong khi máy bay đang tiếp cận để hạ cánh.
17-641
Nguồn lớn (trong quang sinh học)
Nguồn có kích thước ảnh trên võng mạc lớn đến mức luồng nhiệt tỏa tròn từ tâm của ảnh nguồn đến các mô sinh học xung quanh nhỏ không đáng kể so với luồng nhiệt theo hướng trục
17-642
Laze
nguồn phát ra bức xạ quang nhất quán được tạo ra bởi sự phát xạ kích thích
CHÚ Thích: Đây là từ viết tắt của “khuếch đại ánh sáng bằng phát bức xạ kích thích”.
17-643
Đèn phía bên
Đèn tín hiệu sử dụng để chỉ luồng của đường thủy có thể điều hướng
CHÚ THÍCH Đèn kênh ưu tiên là đèn bên sử dụng để chỉ luồng ưu tiên tại một điểm có tồn tại lựa chọn các luồng.
17-644
Dấu hiệu phía bên
Dấu hiệu nhân tạo được sử dụng để chỉ luồng đường thủy có thể điều hướng
CHÚ THÍCH Một dấu hiệu kênh ưu tiên là dấu hiệu bên sử dụng để chỉ luồng ưu tiên tại một điểm có tồn tại lựa chọn các luồng.
17-645
LCD (viết tắt)
Xem “màn hình tinh thể lỏng” (17-685)
17-646
Đèn dẫn
Hai hoặc nhiều đèn tín hiệu được định vị để chỉ một đường dẫn hoặc luồng điều hướng, ở hướng mà chúng có thể được nhìn thấy thẳng hàng theo chiều đứng
17-646
Dấu hiệu dẫn
Hai hoặc nhiều dấu hiệu được định vị để chỉ một đường dẫn hoặc luồng điều hướng, ở hướng mà chúng có thể được nhìn thấy thẳng hàng theo chiều đứng
17-648
LED (viết tắt)
Xem “điốt phát sáng” (17-662)
17-649
Chữ khắc
Cấu hình các yếu tố hình ảnh, biểu tượng, văn bản và các hình dạng khác, được tạo ra để truyền đạt một thông điệp
17-650
Tính rõ ràng (của một dấu hiệu)
Đo lường mức độ dễ dàng mà người quan sát có thể nhận ra các biểu tượng hoặc từ
CHÚ THÍCH: Thường được đo theo khoảng cách ngưỡng tại đó dấu hiệu trở nên rõ ràng.
17-651
Khoảng cách rõ ràng (của một dấu hiệu)
Khoảng cách mà tại đó dấu hiệu có thể đọc được với thời gian không giới hạn
17-652
Khoảng cách rõ ràng trong điều kiện lướt nhanh (của một dấu hiệu)
Khoảng cách mà tại đó dấu hiệu có thể đọc được trong điều kiện lướt nhanh
17-653
Ống dẫn sáng bằng thấu kính
Dẫn sáng rỗng trong đó ánh sáng bị giới hạn bởi khúc xạ do các thấu kính bố trí tuần tự dọc theo ống dẫn
17-654
Đèn chiếu điểm
Đèn chiếu với thấu kính đơn, có hoặc không có bộ phản xạ, đôi khi có khả năng điều chỉnh độ phân kỳ bởi chuyển động tương đối của bóng đèn và thấu kính
17-655
Đèn chiếu biển đăng ký (Mỹ)
Thiết bị chiếu sáng trên xe để chiếu sáng biển số, hoặc biển đăng ký, hoặc biển cấp phép ở phía sau xe
Các thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “đèn biển số”, “đèn biển đăng ký phía sau”
17-656
Tuổi thọ (của bóng đèn)
Tổng thời gian một bóng đèn đã hoạt động trước khi trở thành vô dụng, hoặc được coi là như vậy theo tiêu chí quy định
CHÚ THÍCH: Tuổi thọ của bóng đèn thường được biểu thị bằng giờ
17-657
Thử nghiệm tuổi thọ (của bóng đèn)
Thử nghiệm trong đó các bóng đèn hoạt động trong các điều kiện quy định trong một thời gian xác định hoặc đến hết tuổi thọ và tiến hành đo quang và đo điện ở những khoảng thời gian nhất định trong quá trình thử nghiệm
17-658
Tuổi thọ đến khi hỏng X% (của bóng đèn)
Khoảng thời gian mà trong đó X% các bóng đèn được thử nghiệm tuổi thọ đạt đến kết thúc, các đèn được hoạt động trong điều kiện quy định và kết thúc tuổi thọ được đánh giá theo tiêu chí đã xác định
17-659
Ánh sáng
1. tính chất của tất cả các cảm giác và nhận thức đặc thù đối với thị giác
2. bức xạ được xem xét từ quan điểm về khả năng kích thích hệ thống thị giác của con người
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này có 2 ý nghĩa cần được phân biệt rõ ràng. Khi cần thiết để tránh nhầm lẫn giữa hai nghĩa này, thuật ngữ “ánh sáng cảm nhận” có thể được sử dụng theo nghĩa đầu tiên.
CHÚ THÍCH 2: Ánh sáng thường, nhưng không phải lúc nào cũng được cảm nhận là kết quả tác động của kích thích ánh sáng lên hệ thống thị giác.
17-660
Sáng (tính từ)
Tính từ được sử dụng để mô tả mức độ sáng cao
17-661
Tâm sáng (của nguồn)
Điểm được sử dụng làm gốc cho phép đo và tính toán trắc quang
17-662
Điốt phát sáng
Thiết bị trạng thái rắn bao gồm tiếp giáp p-n, phát ra bức xạ quang không cố hữu khi bị kích thích bởi dòng điện
Viết tắt: “LED”
17-663
Dấu hiệu thông báo thay đổi phát sáng
Dấu hiệu sử dụng kỹ thuật phát sáng để hiển thị hoặc một trong số các thông báo chuyên biệt hoặc thông báo được hình thành trên một ma trận ký tự không định dạng
17-664
Tiếp xúc với ánh sáng (tại một điểm của bề mặt, trong thời gian nhất định) [Hv; H]
Không còn sử dụng: xem “phơi sáng” (17-736)
17-665
Bộ chiết sáng (của ống dẫn sáng rỗng)
Cấu trúc trong một ống dẫn sáng rỗng tạo cho ánh sáng thoát khỏi ống dẫn theo cách có kiểm soát
17-666
Vòi phun sáng (của ống dẫn sáng rỗng)
Đèn điện có chứa một nguồn sáng và một hệ thống quang học để hướng ánh sáng có phân bố góc chính xác tới miệng vào của một ống dẫn sáng rỗng
17-667
Hệ số tổn hao ánh sáng
Không còn sử dụng: xem “hệ số duy trì” (17-753)
17-668
Tỷ số đầu ra ánh sáng (của một bộ đèn) [RLO]
Tỷ số giữa tổng quang thông của đèn, được đo trong các điều kiện thực tế xác định với (các) bóng đèn và thiết bị riêng của nó, với tổng quang thông riêng lẻ của cùng (các) bóng đèn khi hoạt động bên ngoài đèn với cùng một thiết bị, trong các điều kiện quy định
Đơn vị: 1
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “hiệu suất đèn điện”
Xem thêm CHÚ THÍCH với “Tỷ số đầu ra ánh sáng” (17-847)
Viết tắt: “LOR“
17-669
Ô nhiễm ánh sáng
Thuật ngữ chung chỉ tổng số tất cả các tác động bất lợi của ánh sáng nhân tạo
17-670
Liệu pháp ánh sáng
Tiếp xúc mắt người với bức xạ nhìn thấy để điều trị rối loạn tâm trạng (ví dụ: Rối loạn tâm trạng theo mùa hoặc trầm cảm mùa đông) hoặc rối loạn do gián đoạn nhịp ngày đêm (ví dụ: Rối loạn giấc ngủ giai đoạn nâng cao, mất đồng bộ nhịp ngày đêm liên quan đến làm việc theo ca hoặc di chuyển bằng máy bay)
17-671
Tàu có đèn
Xem “tàu có đèn hiệu” (17-681)
17-672
Phao chiếu sáng
Phao mang đèn tín hiệu
17-673
Hải đăng
Tháp hoặc tòa nhà hoặc cấu trúc đáng kể được dựng lên tại một vị trí địa lý được chỉ định để đặt đèn tín hiệu và hỗ trợ điều hướng hàng hải
17-674
Chiếu sáng
Xem” sự chiếu sáng” (17-559)
17-675
Chuỗi ánh sáng
Dãy bóng đèn được bố trí dọc theo cấp và được kết nối nối tiếp hoặc song song
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “chuỗi ánh sáng”
17-676
Đèn chiếu sáng
Không còn sử dụng: xem “đèn điện” (17-707)
17-677
Lắp đặt chiếu sáng
Một phần của hệ thống chiếu sáng bao gồm các đèn điện và cấu trúc hỗ trợ lắp đặt tại vị trí hoặc công trình liên quan
17-678
Chuỗi ánh sáng (US)
Dãy bóng đèn được bố trí dọc theo cấp và được kết nối nối tiếp hoặc song song
Thuật ngữ tương đương sử dụng ở ngoài nước Mỹ: “chuỗi ánh sáng”
17-679
Công nghệ chiếu sáng
Thiết bị chiếu sáng hoặc điều khiển chiếu sáng
Xem thêm “kỹ thuật chiếu sáng” (17-558)
17-680
Độ sáng (của màu liên quan)
Độ sáng của một diện tích được đánh giá tương ứng với độ sáng của một diện tích được chiếu sáng tương tự có độ trắng hoặc truyền qua cao
CHÚ THÍCH Chỉ các màu liên quan mới thể hiện độ sáng.
17-681
Tàu có đèn hiệu
Tàu được thiết kế để mang đèn tín hiệu có cường độ sáng cao, và được cột hoặc neo tại một vị trí địa lý được chỉ định để hỗ trợ điều hướng hàng hải
Thuật ngữ tương đương: “tàu có đèn”
17-682
Sự tách dòng
Sự phân tách giữa các dòng ký tự được biểu thị theo số lượng các phần tử không hoạt động hoặc khoảng cách giữa tâm của các phần tử ký tự liền kề của các dòng ký tự liên tiếp
17-683
Đầu đo tuyến tính
Đầu đo có đầu ra tỷ lệ thuận với đầu vào trên một dải đầu vào xác định, sao cho đáp ứng của đầu đo không đổi trên dải đó
CHÚ THÍCH 1: Đầu đo thường chỉ tuyến tính trong dải giới hạn nhất định của các mức đầu vào. Các dải phải được xác định.
CHÚ THÍCH 2: Dải tuyến tính của đầu đo có thể bị ảnh hưởng do sử dụng mạch điện tử không phù hợp.
17-684
Bức xạ phân cực tuyến tính
Bức xạ trong đó véc tơ điện ở một phương vị cố định, nghĩa là bị giới hạn trong một mặt phẳng chứa hướng truyền của bức xạ
17-685
Màn hình tinh thể lỏng
Công nghệ hiển thị điều biến ánh sáng từ đèn chiếu nền để tạo ra hình ảnh có chia thang màu xám và sử dụng các bộ lọc màu đỏ, xanh lục và xanh dương để tạo ra hình ảnh màu; bộ điều biến bao gồm một lớp tinh thể lỏng có thể thay đổi sự phân cực của ánh sáng và hai (trong hầu hết các trường hợp xuyên qua) bộ phân cực chặn ánh sáng từ đèn chiếu nền ở trạng thái tắt
Tên viết tắt: “LCD”
17-686
LLMF (viết tắt)
Xem “hệ số duy trì quang thông bóng đèn” (17- 636)
17-687
LMF (viết tắt)
Xem “hệ số duy trì của đèn điện” (17-710)
17-688
Điều khiển cục bộ
Thao tác một dấu hiệu hoặc đèn điện từ bên trong thiết bị hoặc ở gần bằng các phương tiện khác với thao tác thủ công
17-689
Chiếu sáng cục bộ
Chiếu sáng cho một nhiệm vụ thị giác cụ thể, bổ sung và điều khiển riêng biệt với chiếu sáng chung
17-690
Đường nội bộ
Đường phố cho phép tiếp cận trực tiếp các tòa nhà và khu đất có lưu lượng giao thông tối thiểu
17-691
Chiếu sáng cục bộ
Sự chiếu sáng được thiết kế để chiếu sáng khu vực xác định về chức năng với độ rọi cao hơn tại một số vị trí được chỉ định, ví dụ các vị trí tại đó công việc được thực hiện
17-692
Bóng đèn hồ quang dàl
Bóng đèn hồ quang, thông thường có áp suất cao, trong đó khoảng cách giữa các điện cực lớn, hồ quang choán hết ống phóng điện và do đó được ổn định
17-693
Hướng theo chiều dọc
Hướng song song với trục đường
17-694
Độ đồng đều theo chiều dọc của độ chói mặt đường [Ui]
Tỷ số giữa độ chói tối thiểu và độ chói tối đa dọc theo đường tâm của mỗi làn đường
Đơn vị: 1
17-695
Bóng mờ (của ánh sáng)
Vùng sáng khuếch tán có thể nhìn thấy từ bên ngoài một chùm sáng do hiệu ứng phân tán ánh sáng của khí quyển
17-696
LOR (viết tắt)
Xem “tỷ số ánh sáng ra” (17-668)
17-697
Tấm che sáng (Mỹ)
Màn chắn làm bằng các thành phần vật liệu mờ hoặc mờ đục và được xử lý về hình học để tránh trực tiếp nhìn thấy bóng đèn qua một góc đã cho
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “tấm chắn sáng”
17-698
Trần che sáng (Mỹ)
Hệ thống chiếu sáng bao gồm các nguồn sáng bố trí bên trên các tấm chắn gắn phủ kín trần nhà
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “trần che sáng”
17-699
Tấm che sáng
Màn chắn làm bằng các thành phần vật liệu mờ hoặc mờ đục và được xử lý về hình học để tránh trực tiếp nhìn thấy bóng đèn qua một góc đã cho
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “tấm che sáng”
17-700
Trần che sáng
Hệ thống chiếu sáng bao gồm các nguồn sáng bố trí bên trên các tấm chắn gắn phủ trần nhà
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “trần che sáng”
17-701
Bóng đèn (hơi) thủy ngân áp suất thấp
Bóng đèn phóng điện loại hơi thủy ngân có hoặc không có lớp phủ phốt pho, khi hoạt động áp suất riêng của hơi trong đèn không vượt quá 100 Pa
17-702
Bóng đèn (hơi) natri áp suất thấp
Bóng đèn phóng điện trong đó ánh sáng được tạo ra bởi bức xạ từ hơi natri hoạt động ở áp suất riêng từ 0,1 Pa đến 1,5 Pa
17-703
LSF (viết tắt)
Xem “hệ số sống sót của bóng đèn” (17-637)
17-704
Lumen
Đơn vị hệ SI của quang thông
Ký hiệu: Im
1. quang thông phát ra trong góc khối đơn vị (steradian) bởi một nguồn điểm đồng nhất có cường độ sáng là 1 cd (được định nghĩa bởi Hội nghị Toàn thể về Cân Đo lần thứ 9,1948)
2. Định nghĩa tương đương: quang thông của chùm tia bức xạ đơn sắc có tần số 540×1012 Hz và có thông lượng bức xạ là 1/683 W
17-705
Phương pháp lumen
Phương pháp tính toán để dự đoán mối quan hệ giữa số lượng và hình dạng của các nguồn sáng hoặc đèn điện, đặc điểm của căn phòng với độ rọi trung bình trên mặt phẳng làm việc
17-706
Lumen trên phút vuông (US)
Xem CHÚ THÍCH đối với “lux” (17-744)
17-707
Đèn điện
Thiết bị phân phối, lọc hoặc biến đổi ánh sáng truyền qua từ một hoặc nhiều bóng đèn và bao gồm, ngoại trừ bản thân bóng đèn, tất cả các bộ phận cần thiết để cố định và bảo vệ bóng đèn và các mạch phụ trợ khi cần thiết cùng với các phương tiện kết nối với nguồn điện
17-708
Hiệu suất đèn điện (Mỹ)
Tỷ số giữa tổng quang thông của đèn điện đo được trong điều kiện thực tế quy định với (các) bóng đèn và thiết bị, và tổng lượng quang thông riêng lẻ của cùng (các) bóng đèn khi hoạt động bên ngoài đèn điện có cùng thiết bị, trong điều kiện quy định
Đơn vị: 1
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “tỷ số đầu ra ánh sáng”
Xem thêm CHÚ THÍCH đối với “tỷ số đầu ra ánh sáng” (17-847)
17-709
Cơ cấu bảo vệ đèn điện
Cơ cấu dạng lưới sử dụng để che chắn kính bảo vệ của đèn điện chống va chạm cơ học
17-710
Hệ số duy trì của đèn điện [ƒLM]
Tỷ số giữa hiệu suất của đèn điện tại một thời điểm nhất định với giá trị hiệu suất ban đầu
Đơn vị: 1
Viết tắt: “ƒLM”
17-711
Độ chói (theo một hướng cho trước, tại một điểm nhất định của một bề mặt thực hoặc tưởng tượng) [Lv; L]
Định lượng được xác định theo công thức:
trong đó
dFv là quang thông truyền đi bởi một chùm sơ cấp qua điểm đã cho và lan truyền trong góc khối dW chứa hướng đã cho;
dA là diện tích mặt cắt của chùm tia chứa điểm đã cho;
q là góc giữa pháp tuyến tới mặt cắt đó và hướng của chùm tia
Đơn vị: cd.m-2 = Im.m-2.sr-1
CHÚ THÍCH 1: Phương trình trên không biểu diễn đạo hàm (tức là tốc độ thay đổi quang thông với góc khối hoặc diện tích) mà là thương của một yếu tố quang thông chia cho một yếu tố góc khối và một yếu tố diện tích. Trong các thuật ngữ toán học nghiêm ngặt, định nghĩa có thể được viết:
Trong các phép đo thực tế, A và W phải đủ nhỏ để các biến thiên của Fv không ảnh hưởng đến kết quả.
Nếu không, tỷ số cho độ chói trung bình và các điều kiện đo chính xác phải được quy định.
CHÚ THÍCH 2: Xem CHÚ THÍCH 2 đến 7 đối với “độ bức xạ” (17-1012).
17-712
Hệ số độ chói (tại phần tử bề mặt của môi trường, theo một hướng đã cho, trong điều kiện chiếu sáng xác định) [qv; q]
Thương của độ chói phần tử bề mặt theo hướng đã cho chia cho độ rọi trên bề mặt đó
trong đó
L là độ chói đo bằng cd m-2;
E là độ rọi đo bằng Ix
Đơn vị: sr-1
CHÚ THÍCH Xem CHÚ THÍCH đối với “hệ số bức xạ” (17-1013).
17-713
Hệ số độ chói trong chiếu sáng khuếch tán
Tỷ số giữa độ chói của một trường với độ rọi trên mặt phẳng của trường đó, đối với chiếu sáng khuếch tán và hướng quan sát tạo thành một góc với mặt đường
Đơn vị: cd·m–2·Ix–1
17-714
Tỷ số tương phản độ chói (của màn hình)
Tỷ số giữa độ chói của 2 phần hoạt động của bề mặt hiển thị có cùng hoặc khác màu sắc
Đơn vị: 1
17-715
Ngưỡng chênh lệch độ sáng [ΔL]
Sự khác biệt nhỏ nhất có thể nhận thấy về độ chói của 2 trường liền kề
Đơn vị: cd·m–2 = Im·m-2·sr–1
CHÚ THÍCH: Giá trị phụ thuộc vào phương pháp luận, độ chói và các điều kiện nhìn, bao gồm trạng thái thích nghi.
17-716
Liều độ chói (theo một hướng đã cho, tại một điểm nhất định của bề mặt thực hoặc tưởng tượng) [Lt,v]
Định lượng được xác định bởi phương trình
Trong đó
dQv là năng lượng ánh sáng truyền đi bởi một chùm sơ cấp qua điểm đã cho và lan truyền trong góc khối dW chứa hướng đã cho;
dA là diện tích mặt cắt của chùm tia chứa điểm đã cho;
s là góc giữa pháp tuyến tới mặt cắt đó và hướng của chùm tia
Đơn vị: cd.s.m-2
CHÚ THÍCH 1: Phương trình trên không biểu diễn đạo hàm (tức là tốc độ thay đổi năng lượng ánh sáng với góc khối hoặc diện tích) mà là thương của một yếu tố năng lượng ánh sáng chia cho yếu tố góc khối và yếu tố diện tích. Trong các thuật ngữ toán học nghiêm ngặt, định nghĩa có thể được viết:
Trong các phép đo thực tế, A và W phải đủ nhỏ để các biến thiên của Fv không ảnh hưởng đến kết quả.
Nếu không, tỷ số cho liều độ chói trung bình và các điều kiện đo chính xác phải được quy định.
CHÚ THÍCH 2: Xem CHÚ THÍCH 2 đến 6 đối với “liều bức xạ” (17-1014).
17-717
Hệ số độ chói (tại bề mặt của môi trường không tự phát xạ theo một hướng cho trước, trong điều kiện chiếu sáng xác định) [βv]
Tỷ số giữa độ chói của phần tử bề mặt, theo hướng đã cho, với độ chói của bộ khuếch tán phản xạ hoặc truyền qua hoàn toàn được chiếu sáng và quan sát giống hệt nhau
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Đối với môi trường quang phát quang, hệ số độ chói bao gồm 2 thành phần: hệ số độ chói phản xạ βv,R và hệ số độ chói phát quang βv,L. Tổng các hệ số độ chói phản xạ và phát quang là hệ số độ chói tổng βv,T: βv,T = βv,R + βv,L. Chỉ số R được sử dụng ở đây đối với hệ số độ chói phản xạ bởi vì nó trực quan hơn S truyền thống và tránh nhầm lẫn với việc sử dụng S để biểu thị trạng thái phân cực.
17-718
Máy đo độ chót
Dụng cụ để đo độ chói
17-719
Tỷ số độ chói (của một cảnh hoặc hình ảnh)
Tỷ số giữa độ chói tối đa với độ sáng tối thiểu hoặc: hiện diện trong một cảnh, tác phẩm nghệ thuật, ảnh chụp, bản sao cơ quang, hoặc bản sao khác; hoặc có khả năng được tạo bằng thiết bị đầu ra và phương tiện đặc biệt
Đơn vị: 1
17-720
Ngưỡng độ chói
Độ chói nhỏ nhất của một kích thích cho phép cảm nhận được
Đơn vị: cd·m-2
CHÚ THÍCH: Giá trị phụ thuộc vào kích thước trường, xung quanh, trạng thái thích nghi, phương pháp luận và các điều kiện nhìn khác.
17-721
Độ đồng đều độ chói [Uo]
Tỷ số giữa độ chói tối thiểu với độ chói trung bình của bề mặt
Đơn vị: 1
17-722
Sự phát quang
Sự phát xạ bức xạ quang do quá trình không nhiệt bất kỳ
17-723
Hệ số độ chói phát quang (tại bề mặt của mỗi trường phát quang theo hướng đã cho, trong điều kiện chiếu sáng xác định) [βv,L]
Xem CHÚ THÍCH đối với “hệ số độ chói” (17- 717)
Đơn vị: 1
17-724
Hệ số bức xạ phát quang (tại bề mặt của môi trường phát quang theo một hướng đã cho, trong điều kiện chiếu sáng xác định) [βL]
Xem CHÚ THÍCH đối với “hệ số bức xạ” (17- 1015)
Đơn vị: 1
17-725
Chất phát quang
Xem “chất huỳnh quang” (17-462)
17-726
Trần phát sáng
Hệ thống chiếu sáng bao gồm các nguồn sáng được sắp xếp bên trên lăng kính trong suốt hoặc vật liệu truyền qua khuếch tán phủ lên trần
17-727
Màu phát sáng
Màu sắc cảm nhận được thuộc một diện tích có vẻ phát ra ánh sáng như một nguồn sáng sơ cấp, hoặc có vẻ phản chiếu ánh sáng đó như gương
CHÚ THÍCH: Các nguồn sáng sơ cấp nhìn thấy trong môi trường tự nhiên xung quanh thường thể hiện sự hiển thị các màu phát sáng theo nghĩa này.
17-728
Sự phơi sáng trụ (tại một điểm, theo một hướng và thời gian nhất định) [Hv,z; Hv]
Xem CHÚ THÍCH đối với “sự phơi nhiễm bức xạ trụ” (17-1017)
Đơn vị: Ix·s = lm·s·m–2
17-729
Hiệu suất sáng (của nguồn) [ηv; η]
Thương của quang thông phát ra và công suất tiêu thụ bởi nguồn
Đơn vị: lm·W-1
Xem thêm CHÚ THÍCH đối với “hiệu suất bức xạ” (17-1018)
17-730
Hiệu suất sáng (của bức xạ) [K]
Thương của quang thông Fv, và thông lượng bức xạ tương ứng Fe
Đơn vị: Im·W–1
CHÚ THÍCH 1: Hiệu sáng sáng phụ thuộc vào một số yếu tố, đặc biệt là trạng thái thích nghi thị giác và kích thước và vị trí của nguồn trong trường nhìn. Vì lý do này, có thể xác định một số hàm hiệu suất sáng theo phổ, đối với các điều kiện thị giác đặc thù. Trừ khi có chỉ định khác, quang thông được đề cập trong định nghĩa trên được xác định bằng cách sử dụng máy quan sát trắc quang chuẩn CIE, tức là sử dụng các hàm V(l) và V'(l) đối với sự nhìn ban ngày và ban đêm tương ứng.
CHÚ THÍCH 2: Đối với hàm hiệu suất sáng theo phổ bất kỳ K(l), hiệu suất sáng đối với bức xạ đơn sắc ở tần số 540 x 1012 Hz, tương ứng với bước sóng l = 555,6016 nm trong không khí chuẩn, được xác định bằng 683 lm·W-1.
CHÚ THÍCH 3: Giá trị lớn nhất của K(l) được biểu thị bằng ký hiệu Km. Đối với sự nhìn ban ngày Km = 683 V (555 nm) / V (555,016 nm) Im·W-1 = 683,002 Im·W-1 ≈ 683 Im·W-1 và cho sự nhìn ban đêm Km = 683 V'(507 nm) / V'(555,016 nm) lm·W-1 = 1 700,05 Im·W-1 ≈ 1 700 lm·W-1
Đối với các bước sóng khác: K(l) = KmV(l)và K'(l) = Km V'(l).
Xem thêm “hiệu suất sáng theo phổ” (17-1222)
17-731
Hiệu suất sáng (của bức xạ) [V]
Tỷ số giữa thông lượng bức xạ tính trọng số theo V(l) với thông lượng bức xạ tương ứng
Trong đó
Fe,l là phổ bức xạ và là bước sóng
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH 1: Đối với hiệu suất sáng theo phổ, xem “hiệu suất sáng theo phổ” (17-1222).
CHÚ THÍCH 2: Đối với sự nhìn ban đêm, các ký hiệu trong các công thức được thay thế bằng V’, F’, K‘ và K’m tương ứng.
17-732
Phần tử phát sáng
Một phần của bóng đèn phát ra ánh sáng
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ tiếng Đức “Leuchtkörper” chỉ áp dụng cho các bóng đèn sợi đốt.
17-733
Năng lượng ánh sáng [Qv; Q]
Tích phân theo thời gian của quang thông Fv trong một khoảng thời gian Δt nhất định
Đơn vị: Im·s, Im·h
17-734
Môi trường sáng
Tổng toàn bộ các điều kiện vật lý của ánh sáng trong một khung cảnh có khả năng ảnh hưởng đến sự nhìn của con người
17-735
Độ trưng sáng (tại một điểm trên bề mặt)
1. thương của quang thông dFv từ một phần tử bề mặt chứa điểm với diện tích dA của phần tử đó
2. Định nghĩa tương đương: tích phân lấy trên bán cầu nhìn thấy được từ điểm đã cho của biểu thức Lv cosθ dΩ, trong đó Lv là độ chói tại điểm đã cho theo các hướng khác nhau của các chùm tia cơ bản của góc khối dΩ và θ là góc giữa chùm tia bất kỳ và pháp tuyến với bề mặt tại điểm đã cho
Đơn vị: Im·m-2
17-736
Phơi sáng (tại một điểm trên bề mặt, trong một thời gian nhất định) [Hv; H]
Xem CHÚ THÍCH 2 đối với “phơi nhiễm bức xạ” (17-1021)
Đơn vị: Ix·s = Im·s·m–2
17-737
Hệ số tắt sáng (của khí quyển) [av]
Thước đo biểu thị sự suy giảm của độ rọi trực tiếp khi các tia mặt trời chiếu thẳng đứng xuyên qua khí quyển trong sạch và khô (khí quyển Rayleigh)
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: trong đó m là khối lượng không khí quang học tương đối có trọng số để tính các đặc tính truyền quang phổ tương đối của khí quyển.
17-738
Quang thông [Fv; F]
Lượng nhận được từ thông lượng bức xạ Fe bằng cách đánh giá bức xạ theo tác động lên người quan sát trắc quang chuẩn của CIE
Đơn vị: Im
CHÚ THÍCH: Đối với sự nhìn ban ngày trong đó là phân bố phổ phổ của thông lượng bức xạ và V(l) là hiệu suất sáng theo phổ
17-739
Cường độ sáng (của nguồn, theo một hướng nhất định) [lv; l]
Thương của quang thông dFv từ nguồn và truyền đi trong phần tử góc khối dΩ chứa hướng đã cho, chia cho phần tử góc khối
Đơn vị: cd = lm·sr–1
CHÚ Thích: Định nghĩa chỉ đúng với nguồn điểm
17-740
Phạm vi phát sáng
Khoảng cách lớn nhất mà ánh sáng tín hiệu đã cho có thể nhận ra trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào, chỉ bị giới hạn bởi sự truyền qua khí quyển và ngưỡng độ rọi tại mắt của người quan sát
17-741
Hằng số mặt trời phát sáng [Evo]
Độ rọi được tạo ra bởi bức xạ mặt trời ngoài trái đất trên bề mặt vuông góc với tia sáng mặt trời ở khoảng cách trung bình giữa Mặt trời-Trái đất
Đơn vị:: Ix = lm·m-2
17-742
Sự phơi sáng cầu (tại một điểm, trong một thời gian phơi sáng nhất định) [Hv,o; Ho]
Xem CHÚ THÍCH 2 đối với “phơi bức xạ cầu” (17-1028)
Đơn vị: Unit: Ix.s = Im·s·m–2
17-743
Hệ số độ sáng đục [Tv]
Tỷ số giữa độ dày quang học theo phương thẳng đứng của bầu khí quyển đục thực tế và độ dày quang học theo phương thẳng đứng của khí quyển trong sạch và khô (khí quyển Rayleigh), liên quan đến phần nhìn thấy của phổ mặt trời
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH
Trong đó
Evs là độ rọi của chùm tia trực tiếp trên bề mặt nằm ngang (tại mặt đất);
Ev là độ rọi ngang ngoài trái đất;
av là hệ số dập tắt sáng;
m là khối lượng không khí quang học tương đối.
17-744
Lux
Đơn vị hệ SI của độ rọi
Độ rọi được tạo ra trên bề mặt diện tích 1 m2 bởi quang thông 1 Im phân bố đồng đều trên bề mặt đó
Ký hiệu: Ix = Im·m–2
CHÚ THÍCH: Các đơn vị không hệ mét, không hệ SI: lumen / foot vuông (ký hiệu: Im·ft-2), footcandle (ký hiệu: fc) (US)
1 Im·ft -2 = 1 fc = 10,764 Ix.
M
17-745
Độ gồ ghề
Xem “macrotexture” (17-746).
17-746
Macrotexture
Bề mặt cứu trợ của bề mặt đường (nhô ra có thể nhìn thấy bằng mắt thường)
Thuật ngữ tương đương: “macroroughness”
17-747
Macula lutea
Lớp sắc tố photostable bao phủ các bộ phận của võng mạc trong vùng foveat
Thuật ngữ tương đương: “điểm vàng”
17-748
Tỷ số phóng đại (của đèn điện)
Tỷ lệ cường độ phát sáng tối đa của đèn, thường là máy chiếu, với giá trị trung bình cường độ sáng hình cầu của đèn
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Ở một số quốc gia, định nghĩa về tỷ số phóng đại thay đổi tùy theo loại đèn hoặc đèn.
17-749
Điện cực chính
Điện cực mà qua đó dòng phóng điện đi qua sau khi sự phóng điện đã ổn định
Đơn vị: 1
17-750
Độ rọi trung bình duy trì (trên bề mặt) [Eav,m; m]
Giá trị dưới mức đó độ rọi trung bình trên bề mặt quy định không được phép giảm
Đơn vị: Ix = Im·m-2
CHÚ THÍCH: Độ rọi trung bình trên bề mặt quy định tại thời điểm bảo trì cần được bảo đảm.
17-751
Độ chói trung bình (của bề mặt) [Lav,m; ]
Giá trị dưới mức đó độ chói trung bình của bề mặt quy định không được phép giảm
Đơn vị: cd·m-2
CHÚ THÍCH: Độ chói trung bình của bề mặt quy định tại thời điểm bảo trì phải được bảo đảm.
17-752
Các giá trị ánh sáng duy trì
Các giá trị được sử dụng trong phép tính dựa trên (a) sự suy giảm quang thông của đèn theo kế hoạch thời gian thay thế, (b) sự suy giảm do độ bẩn của đèn điện, và (c) sự suy giảm do bụi bẩn bề mặt phòng (trong nội thất) hoặc suy giảm do bụi bẩn bề mặt đối với các bề mặt liên quan khác (trong nội thất, khi thích hợp)
17-753
Hệ số bảo trì (của hệ thống lắp đặt chiếu sáng)
[fm]
Tỷ số giữa độ rọi được tạo ra bởi việc lắp đặt chiếu sáng sau một khoảng thời gian nhất định với độ rọi tạo ra khi mới lắp đặt.
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “hệ số khấu hao” trước đây được sử dụng để chỉ định nghịch đảo của tỷ lệ trên.
CHÚ THÍCH 2: Hệ số bảo trì tính đến tổn thất ánh sáng do tích tụ bụi bẩn trên các bộ đèn và bề mặt phòng (trong nội thất) hoặc các bề mặt có liên quan khác (ở bên ngoài, khi thích hợp) và giảm lượng phát quang của đèn.
Viết tắt: “MF”
17-754
Đường chính
Tuyến đường chính trong hệ thống giao thông của một quốc gia, khu vực hoặc đô thị
Xem thêm “đường trục” (17-1351)
17-755
Sự sáng bầu trời nhân tạo
Một phần độ sáng bầu trời do các nguồn bức xạ nhân tạo có thể góp phần vào (ví dụ: chiếu sáng nhân tạo ngoài trời)
CHÚ THÍCH: Sự sáng bầu trời do con người tạo ra bao gồm bức xạ được phát trực tiếp hướng lên và bức xạ phản xạ từ bề mặt Trái đất.
17-756
Cột mốc
Xem “cột giao thông” (17-289)
17-757
Đèn đầu cột
Đèn điều hướng được đặt bên trên trục dọc của con tàu, và được thiết kế để hướng ánh sáng trắng cố định về phía trước và các phía bên của tàu
17-758
Cường độ sáng cầu trung bình (của một nguồn) [Is]
Giá trị trung bình cường độ sáng của nguồn theo mọi hướng, bằng thương của quang thông chia cho góc khối 4p sr
Đơn vị: cd
17-759
MED (viết tắt)
Xem “liều ban đỏ tối thiểu” (17-782)
17-760
Điểm đen trung tính
Màu trung tính với độ chói thấp nhất có thể được tạo ra bởi phương tiện ghi hình trong sử dụng bình thường, được đo bằng cách sử dụng cấu hình đo xác định
CHÚ THÍCH: Điều thường đáng mong muốn là xác định một điểm đen trung tính có cùng sắc độ như điểm trắng trung tính.
17-761
Điểm trắng trung tính
Màu trung tính với độ chói cao nhất có thể được tạo ra bởi phương tiện ghi hình trong sử dụng bình thường, được đo bằng cách sử dụng cấu hình đo xác định
17-762
Hooc môn melatonin
Hormone tiết ra từ tuyến tùng
CHÚ THÍCH: Mức melatonin trong tuyến tùng, máu, nước bọt và nước tiểu thăng giáng theo nhịp ngày đêm, cao hơn vào ban đêm và thấp hơn vào ban ngày, theo đồng hồ sinh học tự thiết lập một cách tự nhiên bởi quang chu kỳ ngày/đêm. Ánh sáng vào ban đêm làm giảm melatonin, trong khi phá vỡ sự đồng bộ các quang chu kỳ sinh học và tự nhiên (hoặc nhân tạo) gây ra sự gián đoạn của các chu kỳ ngủ/thức (ví dụ sự lệch giờ sau chuyến bay dài).
17-763
Sự nhìn giữa ngày và đêm
Sự nhìn bằng mắt bình thường giữa sự nhìn ban ngày và sự nhìn ban đêm
CHÚ THÍCH: Trong sự nhìn giữa ngày và đêm, cả hai tế bào nón và tế bào gậy đều hoạt động.
Xem thêm CIE 191: 2010 Hệ thống khuyến nghị cho Phép trắc quang giữa ngày và đêm dựa trên hoạt động thị giác
17-764
Bóng đèn dây tóc kim loại
Bóng đèn sợi đốt có phần tỏ phát sáng là dây tóc kim loại
17-765
Bóng đèn halogen kim loại
Bóng đèn phóng điện cường độ cao, trong đó phần chính của ánh sáng được tạo ra từ hỗn hợp của hơi kim loại và các sản phẩm phân ly của các halogen kim loại
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này bao gồm các bóng đèn có vỏ trong và phủ chất huỳnh quang.
17-766
Ống dẫn sáng kim loại
Ống dẫn sáng rỗng trong đó ánh sáng bị giới hạn bởi sự phản xạ ở bề mặt kim loại của thành ống dẫn
17-767
Bóng đèn hơi kim loại
Xem CHÚ THÍCH đối với “bóng đèn phóng điện” (17-332)
17-767
Kích thích màu metame
Các kích thích màu sắc khác nhau về phổ có các giá trị ba kích thích giáng nhau trong một hệ thống đo màu xác định
Thuật ngữ tương đương: “các chất metame”
CHÚ THÍCH 1: Thuộc tính tương ứng được gọi là “hiện tượng metame”.
CHÚ THÍCH 2: Trong tiếng Đức. màu sắc (“Farbvaienzen”) bao gồm các kích thích màu giống hệt nhau được mô tả là “unbedingt-gleich”.
17-769
Hiện tượng metame
Xem CHÚ THÍCH đối với “kích thích màu metame” (17-767)
17-770
Chỉ số hiện tượng metame
Mức độ không phù hợp màu, được tính dưới dạng chênh lệch màu sắc, gây ra bằng cách thay thế một nguồn phát sáng thử nghiệm (người quan sát) có thành phần phổ tương đối (độ nhạy) khác nguồn sáng (người quan sát) chuẩn
CHÚ THÍCH: Sự chênh lệch màu sắc được đánh giá bằng cách sử dụng công thức chênh lệch màu của CIE và phải nêu rõ công thức nào đã được sử dụng.
17-771
Các chất metame
Xem “kích thích màu metame” (17-767)
17-772
Phạm vi quang học khí tượng [v]
Độ dài đường đi trong khí quyển cần để giảm 95% quang thông trong chùm tia chuẩn trực từ một nguồn sáng có nhiệt độ màu là 2 700 K
CHÚ THÍCH 1: Giá trị suy giảm đã được chọn sao cho thuật ngữ đảm bảo thước đo gần đúng của khái niệm độ nhìn rõ (khí tượng) thường được sử dụng, là khoảng cách lớn nhất mà tại đó vật thể màu đen có kích thước phù hợp có thể được nhận biết về ban ngày trên nền chân trời.
CHÚ THÍCH 2: Phạm vi quang học khí tượng, v, có liên quan đến độ truyền qua khí quyển, T, được cho là đồng nhất, theo công thức
hoặc
trong đó d0 là độ dài được xác định trong định nghĩa của T.
Các công thức này đôi khi được viết
hoặc T = 0,051/v
Với do đặt là đơn vị
17-773
Độ nhìn rõ khí tượng
Xem CHÚ THÍCH đối với “phạm vi quang học khí tượng” (17-772)
17-774
MF (viết tắt)
Xem “hệ số duy trì” (17-753)
17-775
Bức xạ diệt vi sinh
Xem “bức xạ diệt khuẩn” (17-491)
17-776
Độ vi nhám
Đặc tính cho biết mức độ bóng bề mặt lát đường hoặc của cốt liệu
17-777
Vi kết cấu
Xem “độ vi nhám” (17-94)
17-778
Đèn điện mỏ
Đèn điện bao gồm vỏ và đôi khi một bộ acquy, cung cấp chiếu sáng trong tất cả các khu vực của hầm mỏ
17-779
Đèn cứu hộ trong mỏ
Đèn điện mỏ di động với nguồn điện tích hợp được thiết kế cho các hoạt động cứu hộ
17-780
Đèn an toàn mỏ
Đèn ngọn lửa được sử dụng để phát hiện khí mê-tan và thiếu oxy trong không khí ở mỏ
17-781
Đèn thợ mỏ (cá nhân)
Đèn điện mỏ với nguồn điện tích hợp, cần thiết cho mỗi người đi vào hầm mỏ
17-782
Liều ban đỏ tối thiểu
Liều quang hóa sử dụng phổ tác động ban đỏ gây ra ban đỏ dễ nhận thấy trên da chưa từng bị phơi sáng trước đây của một cá nhân
Đơn vị: J·m-2
CHÚ THÍCH Đây là thước đo chủ quan dựa trên sự đỏ da; phụ thuộc nhiều biến, ví dụ: độ nhạy của cá thể với UVR, đặc tính bức xạ của nguồn, sắc tố da, vị trí giải phẫu, thời gian trôi qua giữa chiếu xạ và quan sát thấy ửng đỏ (thường là: 24 h), v.v. Vì nó thay đổi theo từng cá thể, nên chỉ dành riêng cho nghiên cứu quan sát ở người và động vật khác.
Xem thêm “liều ban đỏ chuẩn (SED)” (17-1255)
Tên viết tắt: “MED”
17-783
Đường nhỏ
đường có hoặc được án định lưu lượng giao thông thấp hơn so với đường chính
17-784
Phản xạ hỗn hợp
Phản xạ có một phần thông thường và một phần khuyếch tán
17-785
Truyền qua hỗn hợp
Truyền qua có một phần thông thường và một phần khuyếch tán
17-786
Hiệu ứng mô hình
Hiệu ứng chiếu sáng định hướng làm rõ độ sâu, hình dạng và kết cấu của vật thể hoặc người
17-787
Chế độ đơn sắc (phép đo quang phổ)
Phương pháp đo quang phổ, trong đó một phương pháp tách sóng (lọc đơn sắc, bộ lọc/nêm băng thông) đặt trước mẫu và tổng thông lượng bức xạ (phản xạ hoặc truyền qua cộng với huỳnh quang) phát ra từ mẫu được đo bằng đầu đo tại bước sóng đơn sắc đã công bố
17-788
Bức xạ đơn sắc
Bức xạ đặc trưng bởi một tần số duy nhất
CHÚ THÍCH 1: Trong thực tế, bức xạ của một dải tần số rất nhỏ có thể được diễn đạt bằng một tần số đơn nhất.
CHÚ THÍCH 2: Bước sóng trong không khí hoặc trong chân không cũng được sử dụng để mô tả một bức xạ đơn sắc. Phải nói rõ môi trường.
CHÚ THÍCH 3: Bước sóng trong không khí tiêu chuẩn thường được sử dụng trong trắc quang và phép đo bức xạ. Xem thêm “bước sóng” (17-1426).
17-789
Kích thích đơn sắc
Kích thích bao gồm bức xạ đơn sắc
Thuật ngữ tương đương: “kích thích quang phổ”
17-790
Bệnh mù màu đơn sắc
Xem thêm CHÚ THÍCH 6 đối với “sự nhìn màu khiếm khuyết” (17-287)
17-791
Bộ tách sóng đơn sắc
Thiết bị quang học phân tách một dải quang phổ hẹp duy nhất của bức xạ quang từ một phổ đầu vào rộng hơn và có thể thay đổi bước sóng trung tâm của bức xạ truyền
17-792
Xa lộ
1. đường dành riêng cho giao thông cơ giới, chỉ có thể nhập vào từ nút giao và đặc biệt trong đó dừng và đỗ xe đều bị cấm; các đường thuộc loại này phải có 2 hoặc một số tuyến đường một chiều và tách biệt
2. đường chia tách chủ yếu thông qua giao thông, thường là trên một tuyến đường liên tục, với kiểm soát lỗi vào chỉ giới hạn ở các nút giao hoàn toàn không đồng mức với các đường ngang
CHÚ THÍCH: Ở Bắc Mỹ, thuật ngữ “đường cao tốc” được sử dụng để áp dụng cho loại đường này.
17-793
Độ cao lắp đặt
1. trong chiếu sáng nội thất: khoảng cách giữa mặt phẳng làm việc và mặt phẳng của các đèn điện
2. trong chiếu sáng bên ngoài: khoảng cách giữa tâm của đèn điện và mặt đất
Đơn vị: m
17-794
Dẫn ánh sáng nhiều lớp
Ống dẫn sáng rỗng trong đó ánh sáng bị giới hạn bởi phản xạ nhiều tầng bởi nhiều lớp cấu trúc điện môi tại thành ống dẫn
17-795
Chụp ảnh đa phổ
Chụp ảnh với 6 cảm biến băng thông rộng hoặc nhiều hơn
Thuật ngữ tương đương: “ghi ảnh đa phổ”
17-796
Ghi ảnh đa phổ
Thuật ngữ tương đương: “Chụp ảnh đa phổ”
17-797
Hệ số trao đổi (qua lại) (giữa 2 bề mặt S1 và S2, khi độ bức xạ hoặc độ chói của S1 (hoặc S2) là như nhau ở tất cả các điểm và với tất cả các hướng) [g]
Thương của thông lượng bức xạ hoặc quang thông F2 (hoặc F1) mà bề mặt S1 (hoặc S2) gửi tới bề mặt S2 (hoặc S1), bởi độ trưng bức xạ hoặc độ trưng sáng M1 (hoặc M2)
Đơn vị: m2
CHÚ THÍCH 1: Do M = pL và trong trường hợp cụ thể, tất cả các điểm trên S1 được nhìn thấy từ tất cả các điểm trên S2
trong đó I là khoảng cách giữa các phần tử diện tích dA1 và dA2 trên các bề mặt S1 và S2, G là độ mở hình học của chùm tia phân định ranh giới bởi các đường biên của S1 và S2, và θ1 và θ2 là các góc giữa các pháp tuyến bề mặt của 2 phần tử diện tích dA1 và dA2 tương ứng và đường nối 2 phần tử diện tích đó.
CHÚ THÍCH 2: Với 2 phần tử diện tích dA1 và dA2
trong đó d1 (hoặc d2) là góc rắn mà khu vực dA2 (hoặc dA1) phụ thuộc từ tâm của dA1 (hoặc dA2).
CHÚ THÍCH 3: Độ chói hoặc độ sáng L của chùm được giới hạn bởi các ranh giới của dA1 và dA2 là
N
17-798
Độ hấp thụ phổ Napierian (của lớp không khuếch tán đồng nhất) [An(l); B(l)]
Logarit tự nhiên (Napierian) của nghịch đảo độ truyền qua nội phổ ti(l)
An(l) = B(l) = -In ti(l)
Đơn vị: 1
Thuật ngữ tương đương: “Mật độ truyền qua nội phổ Napierian”
17-799
Hệ số hấp thụ phổ Napierian (của một lớp không khuếch tán đồng nhất) [an(l)]
Thương của logarit tự nhiên (Napierian) của nghịch đảo độ truyền qua nội phổ ti(l) của lớp môi trường theo chiều dài I đường đi của một chùm bức xạ đi qua lớp đó
Đơn vị: m-1
Xem “Độ hấp thụ phổ Napierian” (17-798) cho định nghĩa của An(l)
17-800
Mật độ truyền qua nội phổ Napierian (của một lớp không khuếch tán đồng nhất) [An(l); B(l)]
Xem “Độ hấp thụ phổ Napierian” (17-798)
17-801
Đèn điện góc hẹp
Xem “đèn chiếu” (17-990) và CHÚ THÍCH đối với “đèn điện góc rộng” (17-1434)
17-802
Độ chói đồng tử tự nhiên
Độ chói của nguồn sáng (sơ cấp hoặc thứ cấp), khi nhìn với đồng tử tự nhiên, tạo ra cùng độ rọi võng mạc thông thường, đo bằng troland, như khi nguồn đó được nhìn với một đồng tử nhân tạo xác định
Đơn vị: cd, cd·m–2·mm2, troland
17-803
Sự phát sáng bầu trời tự nhiên
Một phần sự sáng bầu trời có thể do bức xạ từ các nguồn thiên thể và các quá trình phát huỳnh quang trong khí quyển của Trái đất
17-804
Đèn điều hướng (trên máy bay)
Đèn tín hiệu, một trong số loạt đèn trên máy bay để chỉ báo sự hiện diện và hướng của máy bay
17-804
Đèn điều hướng (trên tàu thủy)
Đèn tín hiệu, một trong số loạt đèn trên máy bay để chỉ báo sự hiện diện và hướng của máy bay và đôi khi là sự chiếm lĩnh và khả năng diễn tập cụ thể của tàu
17-806
Mốc điều hướng
Vật thể tự nhiên hoặc nhân tạo cung cấp thông tin điều hướng bởi cả tình huống và hình dạng đặc biệt của nó
17-807
Bóng đèn phát sáng âm
Bóng đèn phóng điện trong đó ánh sáng được tạo ra trực tiếp hoặc gián tiếp (bằng phát huỳnh quang) từ bức xạ phát sáng âm ở vùng phía trước cực âm
17-808
NEP (viết tắt)
Xem “công suất nhiễu tương đương” (17-816)
17-809
Bộ lọc trung tính
Xem CHÚ THÍCH đối với “bộ lọc” (17-434)
17-810
Nêm bước trung tính
Bộ lọc không chọn lọc mà sự truyền qua thay đổi theo các bước dọc theo một đường thẳng hoặc đường cong trên bề mặt của nó
17-811
Nêm trung tính
Bộ lọc không chọn lọc mà sự truyền qua thay đổi liên tục dọc theo một đường thẳng hoặc đường cong trên bề mặt của nó
17-812
Sự mù ban đêm
Xem “bệnh quáng gà” (17-532)
17-813
nit
Không còn sử dụng: xem CHÚ THÍCH đối với “candela trên mét vuông” (17-118)
17-814
Đầu vào tương đương nhiễu (của đầu đo)
Giá trị đầu vào của đầu đo tạo đầu ra bằng đầu ra nhiễu hiệu dụng (r.m.s.) đối với tần số và băng thông công bố của thiết bị đo
CHÚ THÍCH: Thông thường phải xem xét băng thông 1 Hz và giá trị này được áp dụng trừ khi có quy định khác.
17-815
Độ chiếu xạ tương đương nhiễu (của đầu đo)
[Em]
Đầu vào tương đương nhiễu khi lượng mà đầu đo đang sử dụng để đo hoặc phát hiện là độ chiếu xạ đồng đều
Đơn vị: W·m-2
17-816
Công suất tương đương nhiễu (của máy dò)
[Fm]
Đầu vào tương đương nhiễu khi lượng mà đầu đo đang sử dụng để đo hoặc phát hiện là thông lượng bức xạ
Đơn vị: W
Viết tắt: “NEP”
17-817
Dải danh nghĩa (của đèn tín hiệu hàng hải)
Dải phát sáng của đèn tín hiệu hàng hải trong khí quyển đồng nhất có dải quang học khí tượng 10 hải lý
17-818
Màu không phát sáng
Màu sắc cảm nhận thuộc một diện tích có vẻ đang truyền qua hoặc phản xạ khuyếch tán ánh sáng như một nguồn ánh sáng thứ cấp
CHÚ THÍCH Nguồn sáng thứ cấp nhìn thấy trong môi trường xung quanh tự nhiên của chúng thường thể hiện sự hiển thị các màu không phát sáng theo nghĩa này.
17-819
Đầu đo (bức xạ quang) không chọn lọc
Đầu đo của bức xạ quang có đáp ứng phổ độc không phụ thuộc bước sóng trên dải quang phổ được xem xét
17-820
Sự khuếch tán không chọn lọc
Xem CHÚ THÍCH đối với “sự tán xạ” (xem 17-1139)
17-821
Bộ lọc không chọn lọc
Xem CHÚ THÍCH đối với “bộ lọc” (17-434)
17-822
Đầu đo lượng tử không chọn lọc
Đầu đo bức xạ quang có hiệu suất lượng tử không phụ thuộc bước sóng trên dải quang phổ được xem xét
CHÚ THÍCH 1 Cần nêu rõ liệu hiệu suất lượng tử ngoại hay nội đang được xem xét. Nếu không được công bố rõ ràng, sẽ được coi là hiệu suất lượng tử ngoại.
CHÚ THÍCH 2: Vật liệu huỳnh sáng quang có hiệu suất phát quang không phụ thuộc bước sóng của bức xạ kích thích trên dải phổ rộng đôi khi được gọi là “bộ đếm lượng tử”.
17-823
Nguồn bức xạ không chọn lọc
Nguồn bức xạ nhiệt có phổ phát xạ không đổi theo bước sóng trên dải phổ xem xét
17-824
Sự giảm catốt bình thường
Sự giảm catốt không phụ thuộc dòng phóng điện, mật độ dòng điện không đổi trên bề mặt hoạt động của catốt
17-825
Độ rọi mặt trời vuông góc [En]
Độ rọi được tạo bởi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp trên bề mặt trên Trái Đất vuông góc với hướng chiếu sáng của Mặt Trời
Đơn vị: Ix = lm·m-2
CHÚ THÍCH: Độ rọi này không giống như độ rọi mặt trời trực tiếp đo được trên bề mặt nằm ngang trên Trái Đất, không nhất thiết vuông góc với hướng chiếu sáng của Mặt trời.
17-826
Độ chiếu xạ mặt trời vuông góc
Độ chiếu xạ được tạo bởi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp trên bề mặt trên Trái Đất vuông góc với hướng chiếu xạ của Mặt Trời
Đơn vị: W·m-2
CHÚ THÍCH: Không giống như độ chiếu xạ mặt trời trực tiếp đo được trên bề mặt nằm ngang trên Trái Đất, không nhất thiết vuông góc với hướng chiếu xạ của Mặt trời.
17-827
Độ phát hiện chuẩn hóa (của đầu đo) [D*]
Độ phát hiện D chuẩn hóa để tính đến 2 thông số quan trọng của hệ thống phát hiện, diện tích nhạy cảm A của đầu đo và băng thông đo Δf
trong đó Fm là công suất nhiễu tương đương
Đơn vị: m·Hz1/2·W–1
CHÚ THÍCH: Khái niệm này chỉ thực tế nếu nhiễu đầu ra và đáp ứng của đầu đo không phụ thuộc tần số trong dải tần đang xem xét và nếu đầu vào tương đương nhiễu thay đổi như căn bậc hai của diện tích đầu đo; đây không phải là trường hợp thường gặp.
17-828
Tín hiệu (hình ảnh) chuẩn hóa
Tín hiệu đầu vào chia cho giá trị toàn bộ của nó
17-829
Số lượng photon [Np; Qp; Q]
Tích phân theo thời gian của thông lượng photon Fp, trong khoảng thời gian nhất định Δt
Đơn vị: 1
Thuật ngữ tương đương: “số photon”
17-830
Đèn chiếu biển số
Thiết bị chiếu sáng trên xe để chiếu sáng biển số, hoặc biển đăng ký, hoặc biển cấp phép ở phía sau xe
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “đèn chiếu biển cấp phép”
Thuật ngữ tương đương: “đèn chiếu biển đăng ký sau xe”
O
17-831
Màu sắc vật thể
Màu sắc cảm nhận thuộc về một vật thể
17-832
Chế độ (hiển thị màu sắc) vật thể
Màu sắc nhìn thấy được quy cho vật thể
17-833
Đèn báo trở ngại
Đèn mặt đất hàng không được sử dụng để chỉ có mối nguy hiểm cố định hoặc di động đối với sự di chuyển được phép của máy bay trên mặt đất hoặc trên không
17-834
Sự cản trở
Bất cứ thứ gì bên ngoài một tòa nhà cản trở tầm nhìn trực tiếp của một phần bầu trời
17-835
Đèn cản trở
Không còn sử dụng: xem “đèn báo trở ngại: (17- 833)
17-836
Ánh sáng khó chịu
Ánh sáng quá mức, do các thuộc tính về định lượng hoặc định hướng, gây sự khó chịu, khó chịu, mất tập trung hoặc giảm khả năng nhìn thấy thông tin cần thiết như tín hiệu giao thông
17-837
Ánh sáng bí ẩn
Ánh sáng theo nhịp trong đó mỗi khoảng thời gian tối (bí ẩn) có cùng thời lượng và tổng thời gian sáng trong một chu kỳ dài hơn hẳn tổng thời gian tối
17-838
Khoảng cách nguy hiểm mắt
Khoảng cách từ nguồn trong đó bức xạ hoặc độ chiếu xạ trong khoảng thời gian phơi sáng nhất định vượt quá giới hạn phơi nhiễm cho phép
Đơn vị: m
17-839
OECF (viết tắt)
Xem “hàm chuyển đổi quang điện tử” (17-852)
17-840
Độ rộng bán đỉnh (của đèn chiếu, trong mặt phẳng quy định) (Mỹ)
Độ rộng góc của tất cả các véc tơ bán kính của đường cong cường độ sáng theo tọa độ cực trong mặt phẳng quy định có độ dài lớn hơn 50% giá trị tối đa
Thuật ngữ tương đương sử dụng ngoài nước Mỹ: “độ phân kỳ bán đỉnh”
17-841
Bóng đèn mờ
Bóng đèn trong đó tất cả hoặc một lớp vật liệu khuếch tán ánh sáng
17-842
Môi trường mờ đục
Môi trường không truyền qua bức xạ trong dải phổ quan tâm
17-843
Mặt độ quang học [Dt]
Xem “mật độ (quang)” (17-291)
17-844
Độ sâu quang học
Xem “độ dày quang học” (17-850)
17-845
Quy mô quang học
Xem CHÚ THÍCH đối với “độ lớn về hình học” (17-489)
17-846
Bộ lọc quang
Xem “bộ lọc” (17-434)
17-847
Tỷ số đầu ra ánh sáng quang học (của đèn điện)
Tỷ số giữa tổng quang thông của đèn điện, được đo trong điều kiện quy định với tổng quang thông của các bóng đèn lắp trong đèn điện
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Đối với các đèn điện chỉ sử dụng đèn sợi đốt, tỷ số đầu ra ánh sáng quang và tỷ số đầu ra ánh sáng trong thực tế là giống nhau.
17-848
Bức xạ quang học
Bức xạ điện từ các bước sóng giữa vùng chuyển tiếp sang tia X (l ≈ 1 nm) và vùng chuyển tiếp sang sóng vô tuyến (l ≈ 1 mm)
17-849
Hệ thống quang học (của biển hiệu phát sáng)
Bố trí các thành phần quang học hoặc các thành phần khác tạo thành các phần tử của một biển hiệu phát sáng
CHÚ THÍCH: Hệ thống quang học được coi là bao gồm nguồn sáng, các thành phần quang học bao gồm màn hình phía trước, bộ lọc hoặc thấu kính, nơi các thành phần này thích hợp.
17-850
Độ dày quang học (của khí quyển) [d(ɛ)]
Lượng được xác định theo công thức
Trong đó
Fe là thông lượng bức xạ của một chùm tia chuẩn trực đi vào các tầng giới hạn trên của khí quyển ở góc ɛ theo phương thẳng đứng và F’e là thông lượng bức xạ của chùm tia đó chạm tới bề mặt Trái Đất.
Đơn vị: 1
Thuật ngữ tương đương: “độ sâu quang học”
Xem thêm “độ sâu quang phổ” (17-1225)
17-851
Kích thích màu tối ưu
Kích thích màu sắc vật thể tương ứng với các vật thể có hệ số độ chói có giá trị tối đa có thể đối với mỗi sắc độ khi các hệ số độ chói theo phổ của họ không vượt quá 1 đối với bước sóng bất kỳ
CHÚ THÍCH 1: Các kích thích này tương ứng với các vật thể có các hệ số độ độ chói theo phổ có giá trị là một hoặc 0 với không quá 2 lần chuyển tiếp giữa chúng.
CHÚ THÍCH 2: Các hệ số độ chói và tọa độ màu của các kích thích này xác định ranh giới của một khối màu tương ứng với các vật thể không phát huỳnh quang.
CHÚ THÍCH 3: Đối với hệ số độ chói cho trước, các kích thích màu này xác định độ tinh khiết tối đa có thể cho các vật thể không phát huỳnh quang.
17-852
Hàm chuyển đổi quang điện tử
Tương quan giữa các mức đầu vào và các mức đầu ra số tương ứng đối với một hệ thống chụp ảnh kỹ thuật số quang điện tử
CHÚ THÍCH: Nếu các điểm phơi sáng đầu vào rất sát nhau và nhiễu đầu ra nhỏ so với khoảng thời gian lượng tử hóa, thì OECF có thể có một ký tự dạng bước. Biểu hiện như vậy là sản phẩm của quá trình lượng tử hóa và cần được loại bỏ bằng cách sử dụng một thuật toán làm mịn thích hợp hoặc bằng cách vẽ đường cong trơn theo dữ liệu.
Tên viết tắt: “OECF”
17-853
Đèn điện thông thường
Đèn điện không có bảo vệ đặc biệt chống bụi hoặc hơi ẩm
17-854
Chiếu sáng ngoài trời
Hình thức bất kỳ của hệ thống chiếu sáng lắp đặt cố định bên ngoài phát ánh sáng tác động đến môi trường ngoài trời
17-855
Đèn đánh dấu kích thước
Đèn tín hiệu được đặt trên xe để chỉ báo độ cồng kềnh hoặc siêu trường của xe
17-856
Đầu ra (của đầu đo bức xạ quang)
Lượng vật lý nhận được bởi một đầu đo đáp ứng với đầu vào quang học
CHÚ THÍCH: lượng này thường là điện, ví dụ dòng điện, điện áp hoặc sự thay đổi điện trở; đầu ra cũng có thể là hóa chất như trong phim chụp ảnh hoặc một máy đo quang hóa, hoặc cơ khí như trong đầu đo Golay.
17-857
Độ đồng đều chung của độ chói mặt đường [Uo]
Tỷ số giữa độ chói tối thiểu tại một điểm với độ chói mặt đường trung bình trên một khu vực đánh giá
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Khi giá trị độ chói chỉ đề cập đến phần làn đường của đường có thể được gọi là “độ chói làn đường”.
P
17-858
Đèn báo tàu chạy
Đèn điện mỏ di động chạy bằng pin phát ánh sáng đỏ, được thiết kế để lắp ở phía sau xe lửa
Thuật ngữ tương đương sử dụng ở Mỹ: “đèn hành trình”
17-859
PAR (viết tắt)
Xem “bức xạ tác động quang hợp” (17-943)
CHÚ THÍCH: “PAR” cũng là viết tắt của “bộ phản xạ parabôn mạ nhôm”
17-860
Sự gia nhiệt catốt song song (của bóng đèn phóng điện)
Dạng nung nóng các điện cực của bóng đèn phóng điện trong đó các điện cực được cấp điện bởi các mạch riêng biệt
CHÚ THÍCH: Mỗi điện cực thường được kết nối qua một cuộn dây điện áp thấp có thể là một phần của chấn lưu và cung cấp dòng điện gia nhiệt. Trong các mạch nhất định, điện áp thấp này sẽ tự động giảm sau khi đã xảy ra phóng điện hồ quang.
17-861
Sự nung nóng trước catốt song song (của bóng đèn phóng điện)
Dạng nung nóng trước các điện cực của bóng đèn phóng điện trong đó các điện cực được cấp điện bởi các mạch riêng biệt
CHÚ THÍCH: Mỗi điện cực thường được kết nối qua một cuộn dây điện áp thấp có thể là một phần của chấn lưu và cung cấp dòng điện nung nóng trước. Trong các mạch nhất định, điện áp thấp này sẽ tự động giảm sau khi đã xảy ra phóng điện hồ quang.
17-862
Đèn đỗ xe
Đèn tín hiệu trên xe để chỉ sự hiện diện của xe khi đỗ
CHÚ THÍCH: Đôi khi đèn vị trí phía trước hoặc đèn sau có thể được sử dụng làm đèn đỗ xe phía trước hoặc đèn đỗ xe phía sau.
17-863
Vùng rời đi (của đường hầm)
Phần đầu tiên của con đường thoáng ngay sau cửa ra của đường hầm
CHÚ THÍCH: Vùng rời đi không phải là một phần của đường hầm, nhưng nó liên quan chặt chẽ đến chiếu sáng đường hầm. Vùng rời đi bắt đầu tại cửa ra. Khuyến cáo rằng chiều dài của khu vực rời đi bằng 2 lần khoảng cách dừng. Độ dài hơn 200 m là không cần thiết.
17-864
Vỉa hè (ngoài nước Mỹ)
Xem “đường đi bộ” (17-467)
17-865
Làn chạy xe (Mỹ)
Một phần của đường thường được sử dụng bởi giao thông xe cơ giới
Thuật ngữ tương đương sử dụng ngoài nước Mỹ: “đường xe chạy”
CHÚ THÍCH: Có thể bao gồm các làn đường khẩn cấp.
17-866
Dấu hiệu mặt đường (Mỹ)
Thiết bị điều khiển giao thông bao gồm các đường kẻ, mẫu hình hoặc từ trên mặt đường hoặc lề đường trong hoặc liền kề với một làn đường lưu thông hoặc làn đỗ xe có nghĩa là để hướng dẫn hoặc kiểm soát giao thông
Các thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “dấu hiệu đường xe chạy”, “dấu hiệu trên đường”
17-867
PBL (viết tắt)
Xem “chiếu sáng thuận chùm tia” (17-986)
17-868
PCS (viết tắt)
Xem “không gian kết nối hồ sơ” (17-987)
17-869
PDP (viết tắt)
Xem “bảng hiển thị plasma” (17-961)
17-870
Chiếu sáng rèm
Hệ thống chiếu sáng bao gồm các nguồn sáng được che chắn bởi một bảng song song với tường ở phía trên cửa sổ
Thuật ngữ tương đương: “chiếu sáng rèm”
17-871
Đèn treo
Đèn được cung cấp với một dây, dây xích, ống, vv, cho phép treo từ trần nhà hoặc một giá gắn tường
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “đèn treo”
17-872
Độ nhấp nháy theo phần trăm
Xem CHÚ THÍCH 1 đối với “biên độ thăng giáng quang thông” (17-39)
17-873
Tương quan thuộc tính cảm quan
Mô tả hoặc chỉ số màu không biến đổi cơ bản
17-874
Bộ khuếch tán phản xạ hoàn toàn
Bộ khuếch tán thể hiện phản xạ khuếch tán đẳng hướng với hệ số phản xạ bằng 1
17-875
Bộ khuếch tán truyền qua hoàn toàn
Bộ khuếch tán thể hiện sự truyền qua khuếch tán đẳng hướng với hệ số truyền qua bằng 1
17-876
Đèn điện cho phép
Đèn mỏ được thiết kế và thử nghiệm để sử dụng ở những khu vực có thể có khí mêtan hoặc bụi than dễ cháy nổ
17-877
Định luật bảo tồn von Kries’
Xem “định luật bảo tồn của von Kries” (17-1422)
17-878
Tín hiệu ảo
Sự hiển thị ký tự tín hiệu có ý nghĩa do sự phản xạ ánh sáng bên trong xuất phát từ một nguồn bên ngoài, từ các phần tử hình thành tín hiệu
17-879
Chất phát quang
Xem “chất huỳnh quang” (17-462)
17-880
Lân quang
Sự phát xạ chậm bất kỳ của bức xạ quang xuất hiện ở 10 ns hoặc lâu hơn sau khi kích thích
CHÚ THÍCH: Về mặt kỹ thuật, thuật ngữ “lân quang” chỉ nên được sử dụng cho phát xạ chậm do “chuyển tiếp cấm” từ trạng thái ba trạng thái kích thích đến trạng thái đơn cực nền.
17-881
Bệnh võng mạc do ánh sáng
Tổn thương võng mạc do nhìn thẳng vào nguồn sáng cực kỳ chói
Thuật ngữ tương đương: “viêm võng mạc do ánh sáng”
17-882
Liều quang sinh học [Heff]
Liều tác dụng với phơi nhiễm bức xạ phổ tính trọng số theo phổ với phổ tác động quang hóa đã công bố
Đơn vị: J·m-2
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này hàm ý rằng phổ tác động được chấp nhận đối với hiệu ứng quang hóa được xem xét với giá trị cực đại là 1. Khi đưa ra một số định lượng cần phải xác định liều đó có nghĩa theo phổ tác động quang hóa nào vì đơn vị là như nhau.
17-883
Lượng phơi nhiễm quang sinh học (tại một điểm, trong thời gian phơi sáng nhất định) [Heff,o]
Phơi nhiễm bức xạ cầu tính trọng số theo phổ tác động quang sinh học đã công bố
Đơn vị: J·m-2
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này hàm ý rằng phổ tác động được chấp nhận đối với hiệu ứng quang hóa được xem xét với giá trị cực đại là 1. Khi đưa ra một số định lượng cần phải xác định lượng phơi nhiễm đó có nghĩa theo phổ tác động quang hóa nào vì đơn vị là như nhau
17-884
Mức phơi nhiễm quang sinh học (tại một điểm) [Eeff,o]
Độ chiếu xạ cầu tính trọng số theo phổ với phổ tác động quang sinh học đã công bố
Đơn vị: W·m-2
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này hàm ý rằng phổ tác động được chấp nhận đối với hiệu ứng quang hóa được xem xét với giá trị cực đại là 1. Khi đưa ra một số định lượng cần phải xác định mức phơi nhiễm đó có nghĩa theo phổ tác động quang hóa nào vì đơn vị là như nhau
17-885
Quang sinh học
Nhánh sinh học liên quan đến tác động của bức xạ quang trên hệ sống
17-886
Tác nhân gây ung thư do ánh sáng
Tác nhân gây ung thư do phơi nhiễm với photon (của bức xạ cực tím)
17-887
Tính gây ung thư do ánh sáng
(Sinh ung thư quang hóa) trực tiếp hoặc làm tăng gián tiếp tác nhân gây ung thư da liên quan đến tia cực tím (ví dụ, ung thư liên quan đến ánh sáng mặt trời) bởi một loại thuốc hoặc hóa chất
17-888
Tác nhân gây đục thủy tinh thể do ánh sáng
Sự mờ đục (tính mờ đục) của thủy tinh thể gây ra trong hầu hết các trường hợp từ phơi nhiễm mãn tính lâu dài đến sự chiếu năng lượng bức xạ tử ngoại quá mức lên thủy tinh thể
CHÚ THÍCH: Đục thủy tinh thể cũng có thể do tiếp xúc quá mức với laze kích thích.
17-889
Catốt quang
Lớp kim loại hoặc bán dẫn được thiết kế để phát quang điện tử hiệu quả và được sử dụng trong đầu thu quang điện
17-890
Tác nhân gây ung thư quang hóa
Tác nhân gây ung thư do phản ứng với thuốc hoặc hóa chất được kích hoạt bằng ánh sáng
17-891
Tế bào quang dẫn
Đầu thu quang điện lợi dụng sự thay đổi độ dẫn điện được tạo ra bởi sự hấp thụ bức xạ quang học
Thuật ngữ tương đương: “điện trở quang”
17-892
Xử lý quang
Hiệu ứng của po-li-me trạng thái lỏng chuyển thành trạng thái rắn, trở nên không hòa tan với dung môi hoặc tăng tính bền vững với hóa chất ăn mòn bằng chiếu xạ quang học
17-893
Dòng quang điện [Iph]
Một phần dòng điện đầu ra của đầu đo quang điện do bức xạ chiếu tới
Đơn vị: A
CHÚ THÍCH: Trong các bộ nhân quang cần phân biệt giữa dòng quang điện catốt và dòng quang điện a- nốt.
17-894
Sự phóng xạ quang
Quá trình mà một chất hoặc một hệ thống trở nên ít nhạy cảm với hiệu ứng quang do tác động của một chất hoặc hệ thống khác
17-895
Photodiode
Đầu đo quang điện trong đó dòng quang điện phát sinh do hấp thụ bức xạ quang trong vùng lân cận của tiếp giáp p-n giữa 2 chất bán dẫn hoặc tiếp giáp giữa một chất bán dẫn với kim loại
17-896
Liệu pháp quang linh hoạt
Xem CHÚ THÍCH đối với “quang trị liệu” (17-945)
17-897
Hiệu ứng quang
Sự thay đổi về vật lý, hóa học hoặc sinh học do sự tương tác của bức xạ quang với vật chất, đặc trưng bởi một photon tương tác với một nguyên tử hoặc một phân tử
CHÚ THÍCH: Những thay đổi này bao gồm các hiệu ứng quang điện, quang quang, quang hóa và quang sinh học nhưng sự sinh nhiệt do bức xạ thường không được coi là hiệu ứng quang.
17-898
Đầu thu quang điện
Đầu thu bức xạ quang học lợi dụng sự tương tác giữa bức xạ và vật chất dẫn đến sự hấp thụ photon và giải phóng điện tử khỏi trạng thái cân bằng, do đó tạo ra điện thế hoặc dòng điện, hoặc gây ra sự thay đổi điện trở, nhưng không bao gồm hiện tượng điện do thay đổi nhiệt độ gây ra
17-899
Tế bào quang diện
Xem “pin quang điện” (17-949)
17-900
Tế bào phát quang
Đầu thu quang điện lợi dụng sự phát xạ điện tử do bức xạ quang
Thuật ngữ tương đương: “ống phát quang”
17-901
Bóng đèn chớp sáng
Bóng đèn phát ra một lượng lớn ánh sáng trong một lần chớp có thời lượng rất ngắn để chiếu sáng các vật thể được chụp ảnh
17-902
Bóng đèn chiếu pha
Bóng đèn sợi đốt có nhiệt độ màu đặc biệt cao, thường là loại phản quang để chiếu sáng các vật thể được chụp ảnh
17-903
Quang miễn dịch học
Nghiên cứu hiệu ứng của bức xạ quang học đối với hệ miễn dịch
CHÚ THÍCH: Các hiệu ứng có thể được khu chú hoặc có hệ thống và gián tiếp qua da.
17-904
Bệnh viêm kết mạc do ánh sáng
Phản ứng viêm giác mạc và kết mạc sau khi phơi nhiễm bức xạ cực tím
CHÚ THÍCH 1: Các bước sóng ngắn hơn 320 nm tác động mạnh nhất trong việc gây ra tình trạng này. Đỉnh phổ tác động ở khoảng 270 nm. Từ đồng nghĩa phổ biến là “bệnh mù tuyết trắng”, “mắt hồ quang” và “chớp sáng thợ hàn”.
CHÚ THÍCH 2: Các phổ tác động khác nhau đã được công bố đối với bệnh quang viêm giác mạc và quang viêm kết mạc (CIE 106 / 2-1993 và CIE 106 / 3-1993); tuy nhiên, các nghiên cứu mới nhất khuyến khích sử dụng một phổ tác động duy nhất cho cả hai hiệu ứng mắt (CIE 106 / 1-1993).
17-905
Quang huỳnh quang
Sự phát quang gây ra bởi sự hấp thụ bức xạ quang học
17-906
Năng suất lượng tử quang huỳnh quang
Tỷ số giữa thông lượng photon của bức xạ phát ra bởi vật liệu quang huỳnh quang với thông lượng photon của bức xạ kích thích hấp thụ bởi vật liệu đó
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Năng suất lượng tử quang huỳnh quang ngoài là tỉ số giữa thông lượng photon phát ra và thông lượng photon tới.
17-907
Năng suất bức xạ quang huỳnh quang
Tỷ số giữa thông lượng bức xạ phát ra bởi vật liệu quang huỳnh quang với thông lượng bức xạ hấp thụ bởi vật liệu đó
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này cũng được sử dụng đối với quá trình cơ bản với nghĩa tương tự đó là tỉ số giữa năng lượng photon phát ra và năng lượng lượng của photon hấp thụ gây ra nó.
17-908
Vật liệu quang huỳnh quang
Vật liệu phát quang huỳnh quang do tiếp xúc với bức xạ quang
CHÚ THÍCH: Các vật liệu này hấp thụ năng lượng từ bức xa quang ở các vùng bước sóng ngắn hơn của phổ khả kiến và / hoặc trong vùng tử ngoại và tái phát xạ một số năng lượng bức xạ ở các bước sóng dài hơn, tạo ra các dải phát xạ hẹp trong vùng nhìn thấy được.
Xem thêm “vật liệu huỳnh quang” (17-458), “màu huỳnh quang ban ngày” (17-280)
17-909
Máy đo quang
Thiết bị để đo các đại lượng trắc quang
17-910
Quả cầu đo quang
Xem “quả cầu tích phân” (17-591)
17-911
Tâm trắc quang
Điểm trong bóng đèn hoặc đèn điện mà từ đó quy luật khoảng cách trắc quang theo hướng cường độ tối đa được áp dụng gần sát nhất
17-912
Định luật khoảng cách trắc quang
Định luật tương quan giữa độ rọi E trên bề mặt với cường độ sáng I của một nguồn chiếu sáng điểm, theo đó:
Trong đó θ là gốc giữa pháp tuyến tới bề mặt và hướng chiếu sáng và d là khoảng cách giữa nguồn và bề mặt
CHÚ THÍCH 1: Nếu bề mặt vuông gốc với hướng chiếu sáng thì mối quan hệ trở thành , thường được gọi là định luật bình phương nghịch đảo khoảng cách trắc quang.
CHÚ THÍCH 2: Định luật này chỉ áp dụng cho một nguồn điểm. Tuy nhiên cũng có thể áp dụng cho nguồn không phải là nguồn điểm ở khoảng cách đủ lớn; trong trường hợp này mức độ gần đúng tại khoảng cách áp dụng phải được xác nhận bằng phép đo
17-913
Định luật bình phương nghịch đảo trắc quang
Xem CHÚ THÍCH 1 đối với “định luật khoảng cách trắc quang” (17-912)
17-914
Phép trắc quang
Đo lường các đại lượng có liên quan đến bức xạ được đánh giá theo một hàm hiệu suất sáng của quang phổ đã cho, ví dụ: V((l) hoặc V'((l)
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “trắc quang” đôi khi được sử dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm khoa học về phép đo bức xạ quang học (phép đo phóng xạ), nhưng không nên sử dụng theo nghĩa này.
17-915
Quang hình thái
Đặc tính của thực vật cho phép chúng tận dụng năng lượng bức xạ để kiểm soát sự tăng trưởng và phát triển tế bào, mô và các cơ quan của chúng
17-916
Máy quang điện
Đầu đo quang điện bao gồm catốt quang, anốt và một thiết bị nhân điện tử sử dụng phát xạ thứ cấp của các đinốt hoặc kênh giữa catốt quang và anốt
17-917
Đột biến do quang
sự phát sinh đột biến do phơi nhiễm bức xạ quang
17-918
Photon
Lượng tử của bức xạ điện tử được coi là hạt mang năng lượng hv, trong đó h là hằng số Plank và v là tần số bức xạ
CHÚ THÍCH: Photon là hạt cơ bản của spin 1 và có khối lượng nghỉ bằng không.
17-919
Bộ đếm photon
Dụng cụ bao gồm một đầu đo quang điện và các thiết bị điện tử phụ trợ mà các điện tử do catốt quang phát ra có thể được tính đến
17-920
Phơi nhiễm hình trụ photon (tại một điểm, đối với một hướng và thời gian nhất định) [Hp,z]
Xem CHÚ THÍCH đối với “phơi nhiễm bức xạ trụ” (17-1017)
Đơn vị: m-2
17-921
Độ chiếu xạ photon hình trụ (tại một điểm, đối với một hướng chiếu nhất định) [[Ep,z]
Xem CHÚ THÍCH đối với “độ chiếu xạ trụ” (17- 274)
Đơn vị: s–1·m–2
17-922
Đầu đo photon
Đầu đo bức xạ quang lợi dụng tương tác giữa bức xạ và vật chất dẫn đến sự hấp thụ photon với sự khởi đầu tiếp theo của sự kiện sơ cấp đối với mỗi photon hấp thụ, từ đó tạo đầu ra tỷ lệ thuận với số lượng photon thu nhận
17-923
Độ phát xạ photon (tại một điểm bề mặt) [Mp]
1. Thương giữa thông lượng photon dFp, rời khỏi phần tử bề mặt chứa điểm với diện tích dA của phần tử đó
2. Định nghĩa tương đương: tích phân lấy trên bán cầu nhìn thấy từ điểm đã cho của biểu thức LpcosθdΩ, trong đó Lp là bức xạ photon tại điểm đã cho theo các hướng khác nhau của các chùm tia cơ bản phát ra trong góc khối dΩ và θ là góc giữa chùm tia bất kỳ của các chùm tia này và pháp tuyến với bề mặt tại điểm đã cho
Đơn vị: s-1·m-2
17-924
Độ nhiễm photon (tại một điểm của bề mặt, trong một thời gian nhất định) [Hp]
Xem CHÚ THÍCH 2 đối với “phơi nhiễm bức xạ” (17-1021)
Đơn vị: m-2
17-925
Lượng phơi sáng photon (tại một điểm, trong một thời gian phơi sáng nhất định) [Hp,o]
Xem CHÚ THÍCH 2 với “phơi nhiễm bức xạ cầu” (17-1028)
Đơn vị: m-2
17-926
Mức phơi sáng photon (tại một điểm) [Ep,o]
Xem CHÚ THÍCH 2 đối với “độ chiếu xạ cầu” (17-1245)
Đơn vị: s–1·m–2
17-927
Thông lượng photon [Fp]
Thương giữa photon dNp phát ra, truyền qua, hoặc nhận trong một vi phân thời gian dt với vi phân thời gian đó
Đơn vị: s-1
CHÚ THÍCH: Đối với chùm tia bức xạ có phân bố quang phổ hoặc thông lượng photon Fp bằng:
Trong đó
h là hằng số Plank
c0 là vận tốc ánh sáng trong chân không
17-928
Cường độ photon (của một nguồn, theo một hướng nhất định) [Ip]
Thương của thông lượng photon dFp rời khỏi nguồn và truyền đi trong phần tử góc khối dΩ bao hướng đã cho chia cho phần tử góc khối
Đơn vị: s–1·sr–1
17-929
Độ chiếu xạ photon (tại một điểm của một bề mặt) [Ep]
1. thương của thông lượng photon dFp tới một phần tử bề mặt chứa điểm, chia cho diện tích dA của phần tử đó
2. Định nghĩa tương đương: tích phân, lấy trên bán cầu nhìn thấy được từ điểm đã cho, của biểu thức LpcosθdΩ trong đó Lp là bức xạ photon tại điểm đã cho theo các hướng khác nhau của chùm tia cơ bản góc khối dΩ và θ là góc giữa chùm tia bất kỳ của các chùm tia này và pháp tuyến với bề mặt tại điểm đã cho
Đơn vị: s–1·m–2
17-930
Số photon [Np; Qp]
Xem “số lượng photon” (17-829)
17-931
Bức xạ photon (theo một hướng nhất định, tại một điểm nhất định của bề mặt thực hoặc ảo) [Lp]
Đại lượng được xác định bởi phương trình
trong đó
dFp là thông lượng photon truyền qua điểm đã cho bởi một chùm sơ cấp và lan truyền trong góc khối dΩ chứa hướng đã cho;
dA là diện tích tiết diện của chùm tia có chứa điểm đã cho;
θ là góc giữa pháp tuyến tới tiết diện đó và hướng của chùm tia
Đơn vị: s-1·m-2·sr-1
CHÚ THÍCH 1: Phương trình trên không đại diện cho đạo hàm (tức là tốc độ thay đổi của thông lượng với góc khối hoặc diện tích) mà là thương của một yếu tố thông lượng chia cho một phần tử góc rắn và một phần tử diện tích. Trong các thuật ngữ toán học nghiêm ngặt, định nghĩa có thể được viết:
Trong các phép đo thực tế, A và Ω phải đủ nhỏ để những biến thiên của không ảnh hưởng đến kết quả. Nếu không, tỷ số cho bức xạ photon trung bình và các điều kiện đo chính xác phải được quy định.
CHÚ THÍCH 2: Xem CHÚ THÍCH 2 đến 7 cho “độ bức xạ” (17-1012).
17-932
Liều bức xạ photon (theo một hướng đã cho, tại một điểm của bề mặt thực hoặc ảo) [Lt,p]
Đại lượng được xác định bởi phương trình
trong đó
dQe,p là thông lượng photon truyền qua điểm đã cho bởi một chùm sơ cấp và lan truyền trong góc khối dΩ chứa hướng đã cho;
dA là diện tích tiết diện của chùm tia có chứa điểm đã cho;
θ là góc giữa pháp tuyến tới tiết diện đó và hướng của chùm tia
Đơn vị: s-1·m-2·sr-1
CHÚ THÍCH 1: Phương trình trên không đại diện cho đạo hàm (tức là tốc độ thay đổi của thông lượng với góc khối hoặc diện tích) mà là thương của một yếu tố thông lượng chia cho một phần tử góc rắn và một phần tử diện tích. Trong các thuật ngữ toán học nghiêm ngặt, định nghĩa có thể được viết:
Trong các phép đo thực tế, A và Ω phải đủ nhỏ để những biến thiên của Qe,p không ảnh hưởng đến kết quả. Nếu không, tỷ số cho bức xạ photon trung bình và các điều kiện đo chính xác phải được quy định.
CHÚ THÍCH 2: Xem CHÚ THÍCH 2 đến 7 cho “liều bức xạ” (17-1014).
17-933
Phơi sáng photon cầu (tại một điểm, trong một Thời gian phơi sáng nhất định) [Hp,o]
Xem CHÚ THÍCH 2 với “phơi bức xạ cầu” (17- 1028)
Đơn vị: m-2
17-934
Độ chiếu xạ photon (tại một điểm) [Ep,o]
Xem CHÚ THÍCH 2 với “độ chiếu xạ cầu” (17- 1245)
Đơn vị: s–1·m–2
17-935
Quang bệnh học
Chi nhánh của sinh học và y học có liên quan đến các hiệu ứng bệnh lý liên quan đến bức xạ quang học
17-936
Quang chu kỳ
Chu kỳ sáng và tối tự nhiên hoặc nhân tạo mà sinh vật sống có thể tiếp xúc
17-937
Hiện tượng quang chu kỳ
Phản ứng của sinh vật với độ dài chu kỳ đêm và ngày, và thay đổi trong những chu kỳ này với sự tiến triển tự nhiên của các mùa hoặc điều chỉnh độ dài ngày với ánh sáng nhân tạo
17-938
Sự nhìn ban ngày
Sự nhìn bằng mắt thường, trong đó tế bào hình nón là các tế bào cảm quang hoạt động chủ yếu
CHÚ THÍCH 1: Sự nhìn ban ngày thường xảy ra khi mắt thích nghi với mức độ chói tối thiểu là 5 cd·m-2.
CHÚ THÍCH 2: Cảm nhận màu sắc là đặc trưng của sự nhìn ban ngày.
17-939
Quang trở
Xem “tế bào quang dẫn” (17-891)
17-940
Bệnh võng mạc do ánh sáng
Xem “bệnh lý võng mạc do ánh sáng” (17-881)
17-941
Sự nhạy cảm quang
Quá trình mà một chất hoặc một hệ thống trở nên dễ nhạy cảm với hiệu ứng quang bởi tác động của một chất hoặc hệ thống khác
17-942
Sự quang hợp
Sự chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết hóa học
CHÚ THÍCH Sự quang hợp ở thực vật được biết rõ và liên quan đến sự đồng hóa carbon dioxide thành đường đơn giản. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo (chủ yếu ở dải bước sóng từ 400 nm đến 700 nm), được chuyển thành năng lượng liên kết hóa học trong đường. Sự quang hợp trong da xảy ra khi 7-dehydrocholesterol trong da hấp thụ bức xạ mặt trời UV-B và chuyển thành tiền vitamin D3.
17-943
Bức xạ tác động quang hợp
Tổng lượng photon tiếp xúc trong dải sóng từ 400 nm đến 700 nm
Đơn vị: mol·m–2·s–1 hoặc mol·m–2·d-1
Viết tắt: “PAR”
17-944
Tính hướng quang
Đặc tính của các sinh vật di động chuyển động theo ánh sáng
CHÚ THÍCH: Ví dụ, hướng quang dương liên quan đến chuyển động (chẳng hạn như bơi) về phía nguồn sáng và hướng quang âm rời khỏi nguồn sáng.
17-945
Quang trị liệu
Sự chiếu xạ da hoặc các mô khác, thường là với bức xạ tử ngoại, trong điều trị các bệnh (ví dụ: bệnh vẩy nến)
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “liệu pháp quang động học” đã được sử dụng khi các tác nhân nhạy cảm quang đặc biệt được thêm vào như là một phần của quá trình điều trị.
17-946
Quang bán dẫn
Đầu đo quang điện sử dụng các chất bán dẫn trong đó hiệu ứng quang điện được tạo ra trong vùng lân cận của tiếp giáp ép p-n (p-n-p hoặc n-p-n) có các thuộc tính khuếch đại
17-947
Tính quang hướng
Sự thay đổi hướng phát triển của các bộ phận thực vật (tế bào, mô và / hoặc cơ quan) để đáp ứng với một nguồn bức xạ định hướng.
CHÚ THÍCH: Ví dụ, thân cây thường sẽ uốn cong về phía nguồn ánh sáng và lá sẽ thay đổi hướng sao cho bề mặt trên của chúng có khuynh hướng vuông góc với nguồn sáng.
17-948
Ống quang điện
Xem “tế bào phát quang” (17-900)
17-949
Tế bào quang điện
Đầu đo quang điện sử dụng sức điện động được tạo ra bởi hấp thụ bức xạ quang học
Thuật ngữ tương đương: “tế bào quang điện”
17-950
Phép đo màu vật lý
Phép đo màu trong đó các đầu đo vật lý được sử dụng để thực hiện phép đo
17-951
Phép đo quang vật lý
Phép đo quang trong đó các đầu đo vật lý được sử dụng để thực hiện phép đo
17-952
PIARC
Chữ viết tắt của Hiệp hội đường bộ thế giới, có nguồn gốc từ tên gọi: Hiệp hội quốc tế thường trực của Đại hội đường bộ
17-953
Chân cắm
Mảnh kim loại, thường có dạng hình trụ, cố định ở cuối đầu đèn để cắm vào lỗ tương ứng trong đui đèn để cố định đầu đèn và / hoặc tạo tiếp xúc
Thuật ngữ tương đương: “chốt cắm”
CHÚ THÍCH: Các thuật ngữ “chân cắm” và “chốt cắm” thường chỉ sự khác biệt về kích thước, chân cắm nhỏ hơn chốt cắm.
17-954
Đầu đèn chân cắm (Mỹ)
Đầu đèn có một hoặc nhiều chân cắm
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “đầu đèn chân cắm”
CHÚ THÍCH: Quy ước quốc tế là F cho một chân cắm, G cho 2 hoặc nhiều chân cắm.
17-954
Đầu đèn chân cắm
Đầu đèn có một hoặc nhiều chân cắm
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “đầu đèn chân cắm”
CHÚ THÍCH: Quy ước quốc tế là F cho một chân cắm, G cho 2 hoặc nhiều chân cắm.
17-956
Điểm ảnh
Phần tử nhỏ nhất có khả năng tạo đầy đủ chức năng của màn hình
Xem thêm “phần tử” (17-374)
17-957
Hằng số Plank [h]
Hằng số với kích thước của năng lượng nhân với thời gian
CHÚ THÍCH: Đối với giá trị của hằng số Plank, xem CODATA
17-958
Định luật Planck
Định luật cho mật độ phổ của độ chói bức xạ của một nguồn bức xạ Plank là một hàm của bước sóng và nhiệt độ
trong đó
Le là độ chói bức xạ
l là bước sóng trong chân không
T nhiệt độ nhiệt động học
c1 = 2 p h ;
c2 = h c0/k;
h là hằng số Plank
c0 là vận tốc ánh sáng trong chân không
k là hằng số Boltzman
CHÚ THÍCH 1: Công thức đôi khi được viết bằng thay vì trong đó Ω0 là góc khối có độ lớn 1 sr.
CHÚ THÍCH 2: Đối với đầu đo trong môi trường có chiết suất n, độ chói bức xạ đo được là:
n-2Le,l(l,T)
CHÚ THÍCH 3: Định luật Plank cũng có thể được biểu thị cho nồng độ phổ của độ trưng bức xạ Me,l(l, T); hệ số đầu tiên trong công thức là c1 thay vì
CHÚ THÍCH 4: Cả hai đại lượng (độ chói bức xạ và độ trưng bức xạ) đều áp dụng cho bức xạ không phân cực được phát ra.
17-959
Đường quỹ tích Plank
Quỹ tích của các điểm trong một biểu đồ màu sắc thể hiện sắc độ của bức xạ của nguồn bức xạ Plank ở các nhiệt độ khác nhau
17-960
Nguồn xức xạ Plank
Nguồn bức xạ nhiệt lý tưởng hấp thụ hoàn toàn mọi bức xạ tới, bất kể bước sóng, hướng tới hay sự phân cực
Thuật ngữ tương đương: “vật đen”
CHÚ THÍCH: Nguồn bức xạ nhiệt này với bất kỳ bước sóng và hướng nào, có nồng độ phổ tối đa của độ chói bức xạ đối với nguồn bức xạ nhiệt ở trạng thái cân bằng nhiệt tại nhiệt độ cho trước.
17-961
Màn hình plasma
Loại màn hình phẳng phổ biến cho TV màn hình rộng (32 in hoặc lớn hơn) bao gồm một ma trận các tế bào nhỏ (điểm ảnh) giữa hai tấm kính chứa một hỗn hợp trơ của các khí hiếm có thể chuyển thành plasma bằng cách đặt một điện áp lên tế bào sao cho plasma bắt đầu phát ra các điện tử, sau đó kích thích các chất huỳnh quang phát ánh sáng và tạo ra hình ảnh màu
Viết tắt: “PDP”
17-962
Độ sáng điểm [Ev; E]
Đại lượng liên quan đến quan sát bằng mắt một nguồn sáng khi nhìn trực tiếp từ khoảng cách mà đường kính biểu kiến là không đáng kể
Đơn vị: Ix = lm·m-2
CHÚ THÍCH: Độ sáng điểm được đo bằng độ rọi được tạo ra bởi nguồn trên mặt phẳng tại mắt người quan sát vuông góc với hướng từ nguồn sáng.
17-963
Phương pháp điểm (tính toán chiếu sáng)
Phương pháp tính toán để dự đoán độ rọi trực tiếp tại mỗi điểm trên mặt phẳng tính toán, sử dụng dữ liệu đo phân bố cường độ sáng của nguồn hoặc đèn điện
17-964
Nguồn điểm
Nguồn bức xạ không kết hợp, kích thước của nó đủ nhỏ so với khoảng cách giữa nguồn và bề mặt chiếu có thể bỏ qua trong tính toán và các phép đo
CHÚ THÍCH: Nguồn điểm phát ra đồng đều theo mọi hướng được gọi là nguồn điểm đẳng hướng hoặc nguồn điểm đồng nhất
17-965
Sự nhìn điểm
Sự nhìn một nguồn sáng nhỏ, trong đó cảm giác sáng chỉ được xác định bởi độ rọi được tạo ra bởi nguồn ở mắt người quan sát
17-966
Bức xạ phân cực
Bức xạ có trường điện từ theo trục hoành định hướng theo các hướng xác định
CHÚ THÍCH: Sự phân cực có thể là tuyến tính, elip hoặc hình tròn.
17-967
Bộ phân cực
Thiết bị quang học điều chỉnh chùm tia bức xạ quang học để tạo ra một chùm tia với một trạng thái phân cực duy nhất bất kể trạng thái phân cực của bức xạ tới
CHÚ THÍCH 1: Bộ phân cực được gọi là bộ phân cực tuyến tính, tròn hoặc elip tùy thuộc vào trạng thái phân cực được tạo ra.
CHÚ THÍCH 2: “bộ phân cực” không đủ tiêu chuẩn thường được sử dụng để mô tả một bộ phân cực tuyến tính.
CHÚ THÍCH 3: Sự phân biệt được tạo ra giữa một bộ phân cực hoàn toàn chỉ truyền trạng thái phân cực duy nhất và một bộ phân cực không hoàn toàn ngoài việc truyền một trạng thái phân cực duy nhất, không loại trừ hoàn toàn tất cả các trạng thái phân cực khác.
17-968
Chế độ đa sắc
Chế độ đo quang phổ trong đó mẫu đo được chiếu sáng bởi ánh sáng không bị tán xạ và tổng lượng bức xạ (phản xạ hoặc truyền qua cộng với huỳnh quang) rời khỏi mẫu được phân tích theo từng bước sóng bằng đầu đo
17-969
Máy phát đa sắc tố
Thiết bị quang học đồng thời tạo ra nhiều kênh phổ dải hẹp các bước sóng khác nhau
17-970
Đèn điện di động
Đèn điện có thể dễ dàng di chuyển từ nơi này sang nơi khác ngay cả trong khi kết nối với nguồn điện
17-971
Đèn mỏ di động
đèn điện mỏi với nguồn điện tích hợp hoặc nguồn điện lưới có thể cung cấp ánh sáng khi đang di chuyển
17-972
Thời gian nắng có thể (tại một địa điểm cụ thể)
Tổng thời gian trong một khoảng thời gian nhất định trong đó mặt trời ở phía trên chân trời thực tế, có thể bị che khuất bởi núi, tòa nhà, cây cối, v.v.
17-973
Chốt cắm
Xem “chân cắm” (17-953)
17-974
Mô hình tái bản ưu tiên
Mô hình toán học tạo ra các phép biến đổi được áp dụng cho dữ liệu hình ảnh cảnh hoặc ảnh gốc tham chiếu để tạo dữ liệu hình ảnh mô tả một bản sao ưa thích
CHÚ THÍCH: Các mô hình tái bản ưu tiên khác với các mô hình tái bản khác trong đó bản sao ưa thích không cần phải nỗ lực tái tạo lại sự hiển thị của bản gốc. Trong thực tế, những gì được coi là ưa thích có thể phụ thuộc vào sở thích của người xem. Các biến đổi được tạo ra bởi một mô hình tái bản ưu tiên thường phụ thuộc vào các đặc tính của cảnh hoặc bản gốc và phương tiện đầu ra.
17-975
Đèn kênh ưu tiên
Xem CHÚ THÍCH đối với “đèn bên cạnh” (17- 643)
17-976
Dấu hiệu kênh ưu tiên
Xem “dấu hiệu bên cạnh” (17-644)
17-977
Đầu đèn chính tiêu điểm trước (Mỹ)
Đầu đèn cho phép phần tử phát sáng được đưa vào một vị trí xác định tương ứng với đầu đèn trong quá trình sản xuất bóng đèn sao cho có thể bảo đảm vị trí tái lặp được khi lắp bóng đèn vào một đui đèn thích hợp
Thuật ngữ tương đương sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “đầu đèn chính tiêu điểm trước”
CHÚ THÍCH: Chỉ định quốc tế là P.
17-978
Đầu đèn chính tiêu điểm trước
Đầu đèn cho phép phần tử phát sáng được đưa vào một vị trí xác định tương ứng với đầu đèn trong quá trình sản xuất bóng đèn sao cho có thể bảo đảm vị trí tái lặp được khi lắp bóng đèn vào một đui đèn thích hợp
Thuật ngữ tương đương sử ở Mỹ: “đầu đèn chính tiêu điểm trước”
CHÚ THÍCH: Chỉ định quốc tế là P.
17-979
Bóng đèn chỉnh tiêu cự trước
Bóng đèn sợi đốt trong đó phần tử sáng được điều chỉnh chính xác trong quá trình sản xuất đến một vị trí xác định đối với các thiết bị định vị tạo thành một phần của đầu đèn
17-980
Bóng đèn nung nóng trước
Xem “bóng đèn khởi động nóng” (17-541)
17-981
Bóng đèn thủy tinh ép
Bóng đèn phản xạ có vỏ bóng bao gồm 2 phần thủy tinh hợp nhất với nhau, cụ thể là một bát phản xạ được mạ kim loại và một vỏ có hoa văn tạo thành một hệ thống quang học
17-982
Nguồn sáng chính
Bề mặt hoặc vật thể phát sáng bằng cách biến đổi năng lượng
17-983
Chuẩn đo quang sơ cấp
Thiết bị được thiết kế để thiết lập đơn vị đo quang cơ bản
17-984
Mặt phẳng chính (phân bố ánh sáng của đèn điện)
Mặt phẳng thẳng đứng qua đèn chứa hướng tham chiếu
17-985
Dẫn sáng lăng kính
Ống dẫn sáng trong đó ánh sáng bị giới hạn bởi sự phản xạ toàn phần của bề mặt lăng kính trong vật liệu trong suốt bao gồm tường dẫn hướng
17-986
Chiếu sáng chùm tia thuận (trong đường hàm)
Chiếu sáng trong đó ánh sáng đi tới vật thể theo cùng hướng với chiều giao thông
CHÚ THÍCH: Chiếu sáng chùm tia thuận được đặc trưng bằng cách sử dụng đèn điện có phân bố cường độ sáng không đối xứng qua mặt phẳng C90-C270 (mặt phẳng vuông góc với hướng giao thông), trong đó cường độ sáng tối đa được chiếu theo cùng hướng với chiều giao thông.
Xem thêm “chiếu sáng đối xứng” (17-1293), “chiếu sáng chùm tia ngược” (17-261)
Viết tắt: “PBL”
17-987
Không gian kết nối dữ liệu
Không gian màu được sử dụng để kết nối các dữ liệu nguồn và đích trong một cấu trúc quản lý màu sắc
Xem thêm “không gian kết nối dữ liệu ICC” (17- 546)
Viết tắt: “PCS”
17-988
Đèn chiếu nhấn mặt nghiêng
Đèn chiếu tạo ra một chùm sáng sắc nét có thể điều chỉnh đường viền bằng các màn chắn, cửa chớp hoặc mặt nạ chặn bóng mờ
17-989
Bóng đèn chiếu
Bóng đèn trong đó phần tử phát sáng có dạng tương đối tập trung và được bố trí sao cho bóng đèn có thể sử dụng với hệ thống chiếu hình ảnh tĩnh hoặc động trên màn hình
17-990
Máy chiếu, đèn chiếu
1. thiết bị chiếu hình ảnh lên một bề mặt
CHÚ THÍCH: Bao gồm cả chiếu mặt trước và sau và kỹ thuật phù hợp bất kỳ được sử dụng để cung cấp ánh sáng màu, như các ống tia catốt (CRT), màn hình tinh thể lỏng (LCD) hoặc các thiết bị vi phản quang kỹ thuật số (DMD).
2. đèn điện sử dụng sự phản xạ và / hoặc khúc xạ để tăng cường độ sáng trong một góc khối giới hạn
17-991
Bóng đèn chiếu
Bóng đèn trong đó phần tử phát sáng được bố trí sao cho bóng đèn có thể sử dụng với hệ thống chiếu ánh sáng theo một hướng được chọn
CHÚ THÍCH: thuật ngữ này bao gồm các loại bóng đèn khác nhau như bóng đèn pha, bóng đèn chiếu điểm, bóng đèn trường quay, v.v.
17-992
Mù màu đỏ
Xem CHÚ THÍCH 7 đối với “sự nhìn màu khiếm khuyết” (17-287)
17-993
Dị tật nhìn màu đỏ
Xem “CHÚ THÍCH 8 đối với “sự nhìn màu khiếm khuyết” (17-287)
17-992
Bệnh mù màu đỏ
Xem CHÚ THÍCH 9 đối với “sự nhìn màu khiếm khuyết” (17-287)
17-995
Đèn điện có bảo vệ
Đèn điện với bảo vệ đặc biệt chống xâm nhập của bụi, độ ẩm hoặc nước
CHÚ THÍCH: Theo tiêu chuẩn IEC 598-1 Các đèn điện trong số các loại khác có tính tới các loại đèn điện có bảo vệ sau: đèn chống bụi, đèn kín bụi, đèn chống nhỏ rọt, đèn chống nước bắn, đèn chống mưa, đèn chống nước phun, đèn kín nước.
17-996
Kính bảo vệ
Phần trong suốt hoặc mờ của đèn điện hở hoặc đèn điện kín được thiết kế để bảo vệ (các) bóng đèn khỏi bụi bẩn hoặc để tránh tiếp xúc với chất lỏng, hơi hoặc khí và khiến chúng không thể tiếp cận được
17-997
Trường gần
Môi trường ngay sát kích thích màu xem xét, thường rộng khoảng 2° từ cạnh rìa kích thích màu xét theo mọi hướng, hoặc hướng chủ yếu
17-998
Khoảng cách gần (lắp đặt trong nội thất)
Khoảng cách giữa một bức tường và tâm sáng của các đèn điện trong hàng gần nhất
17-999
Màu sắc vật lý tâm lý
Đặc tính kỹ thuật của một kích thích màu về các giá trị xác định theo toán tử, chẳng hạn như các giá trị ba kích thích
CHÚ THÍCH 1: Khi ý nghĩa là rõ ràng từ ngữ cảnh, thuật ngữ “màu” có thể được sử dụng một mình.
CHÚ THÍCH 2: Trong tiếng Đức, “Farbe” thường được sử dụng thay cho “Farbempfindung”. Việc sử dụng “Farbe” theo nghĩa “Farbvalenz” nên tránh. Chỉ khi ý nghĩa là hiển nhiên trong ngữ cảnh, hoặc khi “Farbempfindung” và “Farbvalenz” đều phù hợp, “Farbe” có thể được sử dụng theo nghĩa “Farbvalenz”.
Xem thêm “màu” (17-197)
17-1000
Chiếu sáng công cộng
Chiếu sáng bảo đảm an ninh và an toàn suốt đêm trên các tuyến đường công cộng, đường đi xe đạp, vỉa hè và khu vực dành cho người đi bộ trong các công viên và vườn hoa công cộng
CHÚ THÍCH: Cũng có thể qua các chiến lược như “Làm đẹp thành phố” giúp tăng cường các ngành công nghiệp thương mại và du lịch.
17-1001
Bóng đèn xung
1. bóng đèn phát năng lượng dạng xung duy nhất hoặc một chuỗi xung, trong đói mỗi xung giả định có thời lượng ngắn hơn 0,25 s
2. bóng đèn với một chuỗi xung liên tục hoặc năng lượng bức xạ điều biến trong đó công suất bức xạ đỉnh bằng ít nhất 10 lần năng lượng bức xạ trung bình
CHÚ THÍCH 1: Thời lượng cửa xung bóng đèn là khoảng thời gian giữa các điểm công suất nửa đỉnh trên cạnh trước và cạnh sau của xung
CHÚ THÍCH 2: Trong IEC 62471: 2006 / CIE S 009: 2002 An toàn quang học của bóng đèn và hệ thống đèn, các bóng đèn chiếu sáng thông dụng được định nghĩa là đèn sóng liên tục. Ví dụ về các loại đèn xung bao gồm bóng đèn chớp nhiếp ảnh, đèn chớp trong máy photocopy, đèn LED xung điều biến và đèn nhấp nháy.
17-1002
Độ tinh khiết (của kích thích màu)
Thước đo tỷ lệ của lượng kích thích đơn sắc và kích thích vô sắc xác định, khi pha trộn cộng thêm hợp với kích thích màu được xem xét
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp kích thích màu tím, kích thích đơn sắc được thay thế bằng một kích thích có sắc độ được biểu diễn bằng một điểm trên ranh giới màu tím.
CHÚ THÍCH 2: Tỷ lệ có thể được đo theo nhiều cách khác nhau (xem “độ tinh khiết đo màu” và “độ tinh khiết kích thích”).
17-1003
Hiện tượng Purkin
Sự giảm độ sáng của kích thích màu bước sóng dài chủ yếu so với độ sáng của kích thích màu bước sóng ngắn chủ yếu khi các độ chói giảm theo cùng tỷ lệ từ mức ban ngày đến mức hoàng hôn hoặc mức ban đêm mà không thay đổi phân bố phổ tương đối của các kích thích tương ứng
CHÚ THÍCH: Khi chuyển từ sự nhìn ban ngày sang sự nhìn hoàng hôn hoặc ban đêm, hiệu suất sáng quang phổ thay đổi, bước sóng của hiệu suất tối đa chuyển dịch về phía các bước sóng ngắn hơn.
17-1004
Ranh giới màu tím
Đoạn thẳng trong biểu đồ màu, hoặc mặt phẳng trong một không gian ba kích thích, thể hiện các hỗn hợp cộng thêm của các kích thích đơn sắc bước sóng xấp xỉ 380 nm và 780 nm
17-1005
Kích thích màu tím
Kích thích được thể hiện trên biểu đồ màu bằng một điểm nằm trong tam giác được xác định bởi điểm biểu diễn kích thích vô sắc xác định và 2 đầu của quỹ tích phổ tương ứng xấp xỉ với bước sóng 380 nm và 780 nm
CHÚ THÍCH: Màu tím là màu không được thể hiện trong sắc màu của quang phổ.
17-1006
Đầu đo nhiệt điện
Đầu đo nhiệt của bức xạ quang lợi dụng tốc độ thay đổi của sự phân cực điện tự phát, hoặc sự phân cực vĩnh viễn của một số vật liệu điện môi do sự thay đổi nhiệt độ gây ra
Q
17-1007
Lượng ánh sáng [Qv; Q]
Không còn sử dụng: xem “năng lượng sáng” (17- 733)
17-1008
Bộ đếm lượng tử
Xem CHÚ THÍCH 2 đối với “đầu đo lượng tử không chọn lọc” (17-822)
17-1009
Đầu đo lượng tử (không chọn lọc)
Xem “đầu đo lượng tử không chọn lọc” (17-822)
17-1010
Hiệu suất lượng tử (của đầu đo) [η]
Tỷ số giữa số lượng các sự kiện cơ bản (như giải phóng điện tử) góp phần vào đầu ra của đầu đo với số lượng photon tới
Đơn vị: 1
Xem thêm “hiệu suất lượng tử ngoại” (17-421), “hiệu suất lượng tử nội” (17-597)
R
17-1011
Đường xuyên tâm
đường giao thông trực tiếp giữa trung tâm đô thị và các quận ngoại thành
17-931
Độ chói bức xạ (theo một hướng nhất định, tại một điểm nhất định của bề mặt thực hoặc ảo) [Lp]
Đại lượng được xác định bởi phương trình
trong đó
dFe là thông lượng bức xạ truyền qua điểm đã cho bởi một chùm sơ cấp và lan truyền trong góc khối dW bao hướng đã cho;
dA là diện tích tiết diện của chùm tia có chứa điểm đã cho;
q là góc giữa pháp tuyến tới tiết diện đó và hướng của chùm tia
Đơn vị: W·m-2·sr-1
CHÚ THÍCH 1: Phương trình trên không đại diện cho đạo hàm (tức là tốc độ thay đổi của thông lượng với góc khối hoặc diện tích) mà là thương của một yếu tố thông lượng chia cho một phần tử góc khối và một phần tử diện tích. Trong các thuật ngữ toán học nghiêm ngặt, định nghĩa có thể được viết:
Trong các phép đo thực tế, A và W phải đủ nhỏ để những biến thiên của Fe không ảnh hưởng đến kết quả. Nếu không, tỷ số
cho độ chói bức xạ trung bình và các điều kiện đo chính xác phải được quy định
CHÚ THÍCH 2: Trong các lưu ý sau, ký hiệu cho các đại lượng không có các chỉ số vì các công thức cũng hợp lệ đối với các thuật ngữ “độ chói” và “ bức xạ photon”.
CHÚ THÍCH 3: Đối với diện tích dA của bề mặt nguồn do cường độ dl, của dA theo hướng đã cho là do đó công thức tương đương là một dạng phổ biến được sử dụng trong kỹ thuật chiếu sáng.
CHÚ THÍCH 4: Đối với diện tích dA của bề mặt nhận chùm tia do độ chiếu xạ hoặc độ rọi dE được tạo nên bởi chùm tia trên dA nên công thức tương đương là một dạng hữu ích khi nguồn không có bề mặt (ví dụ bầu trời, plasma của sự phóng điện).
CHÚ THÍCH 5: Sử dụng độ rộng hình học dG của chùm sơ cấp, do dG = dAcosqdW nên công thức tương đương là .
CHÚ THÍCH 6 Vì độ rộng quang học Gn2, (xem CHÚ THÍCH với “độ rộng hình học”) là bất biến do đó lượng Ln-2 cũng bất biến dọc theo đường đi của chùm tia nếu tổn thất do hấp thụ, phản xạ và khuếch tán được lấy bằng 0. Lượng đó được gọi là “độ chói bức xạ cơ bản”.
CHÚ THÍCH 7: Mối tương quan giữa dF và L được đưa ra trong các công thức trên đôi khi được gọi là “định luật cơ bản của phép đo bức xạ và trắc quang”: với ký hiệu được đưa ra ở đây và ở “độ rộng hình học”.
17-1013
Hệ số bức xạ (tại phần tử bề mặt của môi trường, theo một hướng nhất định, trong điều kiện chiếu xạ xác định) [qe]
Thương giữa độ chói bức xạ của phần tử bề mặt theo hướng đã cho và độ chiếu xạ trên môi trường
Đơn vị: sr-1
CHÚ THÍCH: Hàm phân bố phản xạ hai hướng (BRDF) tương tự như hệ số trên, ngoại trừ nó được xác định cho bức xạ tới định hướng.
17-931
Liều bức xạ (theo một hướng nhất định, tại một điểm nhất định của bề mặt thực hoặc ảo) [Lt]
Đại lượng được xác định bởi phương trình
trong đó
dQe là năng lượng bức xạ truyền qua điểm đã cho bởi một chùm sơ cấp và lan truyền trong góc khối dW bao hướng đã cho;
dA là diện tích tiết diện của chùm tia có chứa điểm đã cho;
q là góc giữa pháp tuyến tới tiết diện đó và hướng của chùm tia
Đơn vị: J·m-2·sr-1
Thuật ngữ tương đương “tích phân độ chói bức xạ theo thời gian”
CHÚ THÍCH 1: Phương trình trên không biểu diễn đạo hàm (tức là tốc độ thay đổi của năng lượng bức xạ với góc khối hoặc diện tích) mà là thương của một yếu tố năng lượng chia cho một phần tử gốc khối và một phần tử diện tích. Trong các thuật ngữ toán học nghiêm ngặt, định nghĩa có thể được viết:
Trong các phép đo thực tế, A và W phải đủ nhỏ để những biến thiên của không ảnh hưởng đến kết quả. Nếu không, tỷ số
cho độ chói bức xạ trung bình và các điều kiện đo chính xác phải được quy định
CHÚ THÍCH 2: Trong các lưu ý sau, ký hiệu cho các đại lượng không có các chỉ số vì các công thức cũng hợp lệ đối với các thuật ngữ “ liều độ chói” và “liều bức xạ photon”.
CHÚ THÍCH 3: Đối với diện tích dA của bề mặt nguồn do độ phơi bức xạ hoặc phơi sáng dH tạo nên bởi chùm tia trên dA là do đó công thức tương đương là một dạng hữu ích khi nguồn không có bề mặt (ví dụ bầu trời, plasma của sự phóng điện).
CHÚ THÍCH 4: Sử dụng độ rộng hình học dG của chùm sơ cấp, do dG = dAcosqdW nên công thức tương đương là .
CHÚ THÍCH 5 Vì độ rộng quang học Gn2, (xem CHÚ THÍCH với “độ rộng hình học”) là bất biến do đó lượng Ln-2 cũng bất biến dọc theo đường đi của chùm tia nếu tổn thất do hấp thụ, phản xạ và khuếch tán được lấy bằng 0. Lượng đó được gọi là “độ chói bức xạ cơ bản”.
CHÚ THÍCH 6: Mối tương quan giữa dQ và L được đưa ra trong các công thức trên đôi khi được gọi là hệ quả của định luật cơ bản của phép đo bức xạ và trắc quang.
17-1015
Hệ số bức xạ (tại phần tử bề mặt của môi trường không tự phát xạ, theo một hướng đã cho, trong điều kiện chiếu xạ xác định) [β]
Tỷ số giữa độ chói bức xạ của phần tử bề mặt theo hướng đã cho và độ chói bức xạ của bộ khuếch tán phản xạ hoặc truyền qua hoàn hảo được chiếu xạ và quan sát giống hệt nhau
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Đối với môi trường quang huỳnh quang, hệ số bức xạ gồm 2 thành phần, hệ số bức xạ phản xạ βR và hệ số bức xạ huỳnh quang βL. Tổng các hệ số bức xạ phản xạ và huỳnh quang là hệ số bức xạ tổng cộng βT:
βT = βR + βL
Chỉ số R được sử dụng ở đây cho hệ số độ chói bức xạ phản xạ vì nó trực quan hơn S truyền thống và tránh nhầm lẫn với việc sử dụng S để biểu thị trạng thái phân cực.
17-1016
Nhiệt độ bức xạ (của một nguồn bức xạ nhiệt, đối với bước sóng xác định)
Nhiệt độ của nguồn bức xạ nhiệt Plank mà độ chói bức xạ ở bước sóng xác định có cùng mật độ phổ như đối với nguồn bức xạ nhiệt xem xét
Đơn vị: K
17-1017
Phơi nhiễm bức xạ trụ (tại một điểm, cho một hướng và thời lượng nhất định) [He,z]
Tích phân theo thời gian của độ chiếu xạ trụ Ee,z tại điểm đã cho đối với một hướng nhất định, trong khoảng thời gian Δt đã cho
Đơn vị: J·m–2 = W·s·m–2
CHÚ THÍCH: Các đại lượng tương tự phơi sáng trụ Hv,z và tiếp xúc photon trụ Hp,z được xác định theo cách tương tự bằng cách thay độ chiếu xạ trụ Ee,z bằng độ rọi trụ Ev,z hoặc độ chiếu xạ photon trụ Ep,z.
17-1018
Hiệu suất bức xạ (của nguồn bức xạ) [ηe]
Tỷ số giữa thông lượng bức xạ phát ra với công suất tiêu thụ của nguồn
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Phải xác định có hay không năng lượng tiêu hao bởi các thiết bị phụ trợ như balát, vv, nếu có phải đưa vào công suất tiêu thụ của nguồn.
17-1019
Năng lượng bức xạ [Qe]
Tích phân theo thời gian của thông lượng bức xạ Fe trong một khoảng thời gian Δt nhất định
Đơn vị: J = W·s
17-1020
Độ trưng bức xạ (tại một điểm của bề mặt) [Me]
1. Thương của thông lượng bức xạ dFe phát ra từ một phần tử bề mặt chứa điểm, chia cho diện tích dA của phần tử đó
2. Định nghĩa tương đương: tích phân lấy trên bán cầu có thể nhìn thấy từ điểm đã cho, của biểu thức Le cosθ dΩ, trong đó Le là độ chói bức xạ tại điểm đã cho theo các hướng khác nhau của các chùm tia cơ bản phát ra trong góc khối dΩ và θ là góc giữa chùm tia bất kỳ và pháp tuyến với bề mặt tại điểm đã cho
Đơn vị: w • m-2
17-1021
Phơi nhiễm bức xạ (tại một điểm của một bề mặt, trong một thời gian nhất định) [He]
1. Thương của năng lượng bức xạ dQe tới một phần tử bề mặt chứa điểm trong khoảng thời gian đã cho chia cho diện tích dA của phần tử đó
2. Định nghĩa tương đương: tích phân theo thời gian của độ chiếu xạ Ee tại điểm đã cho trong khoảng thời gian Δt
Đơn vị: J·m–2 = W·s·m–2
CHÚ THÍCH: Lượng “phơi sáng” ở đây được xác định không được nhầm lẫn với lượng cũng được đặt tên là “phơi sáng” được sử dụng trong trường tia X và tia g, đơn vị là cu-lông trên kilôgam (C·kg-1).
17-1023
Máy đo phơi nhiễm bức xạ
Dụng cụ để đo độ phơi bức xạ
17-1023
Lượng phơi nhiễm bức xạ (tại một điểm, trong một thời gian phơi sáng nhất định) [He,o]
Xem “phơi nhiễm bức xạ cầu” (17-1028)
17-1024
Tỷ suất lượng phơi bức xạ (tại một điểm) [Ee,o]
Xem “độ chiếu xạ cầu” (17-1245)
17-1025
Thông lượng bức xạ [Fe; P]
Xem “công suất bức xạ” (17-1027)
17-1026
Cường độ bức xạ (của nguồn, theo một hướng nhất định) [Ie]
Thương của thông lượng bức xạ Fe phát ra từ nguồn và truyền đi trong phần tử góc khối dΩ chứa hướng đã cho chia cho phần tử góc khối
Đơn vị: W·sr-1
CHÚ THÍCH: Định nghĩa chỉ đúng với một nguồn điểm.
17-1027
Công suất bức xạ [Fe; P]
Công suất phát ra, truyền qua hoặc nhận được dưới dạng bức xạ
Đơn vị: W
Thuật ngữ tương đương; “thông lượng bức xạ”
17-1028
Phơi nhiễm bức xạ cầu (tại một điểm, trong một thời gian nhất định) [He,o]
Tích phân theo thời gian của độ chiếu xạ cầu, Ee,o tại điểm đã cho trong thời gian Δt đã cho
Đơn vị: J·m–2 = W·s·m–2
Các thuật ngữ tương đương: “lượng phơi sáng”, “lượng phơi bức xạ”
CHÚ THÍCH 1: Lượng này là thương của năng lượng bức xạ của toàn bộ bức xạ tới bề mặt ngoài của một quả cầu nhỏ vô hạn có tâm tại điểm đỗ cho chia cho diện tích mặt cắt ngang qua đường kính quả cầu đó.
CHÚ THÍCH 2: Các đại lượng tương tự “phơi sáng cầu” Hv,o và “phơi sáng photon cầu” (còn gọi là “lượng phơi photon”) Hp,o được định nghĩa theo cách tương tự bằng cách thay độ chiếu xạ cầu Ee,o bằng độ rọi cầu Ev,o hoặc độ chiếu xạ cầu photon Ep,o.
CHÚ THÍCH 3: Đây là lượng đo bức xạ thích hợp để mô tả một liều cho hiệu ứng quang hóa hoặc quang hóa trong môi trường tán xạ (ví dụ, ánh sáng trong da). Đây cũng là lượng phóng xạ thích hợp để mô tả sự chiếu xạ vi sinh vật. Thường được sử dụng không chính xác như là một thay thế cho phơi bức xạ trong một số ấn phẩm.
17-1029
Bức xạ, điện từ
Xem “bức xạ điện từ” (17-370)
17-1030
Bức xạ huỳnh quang
Sự huỳnh quang do bức xạ tia X hoặc sự phóng xạ gây nên
17-1031
Máy đo bức xạ
Thiết bị để đo các đại lượng bức xạ
17-1032
Phép đo bức xạ
Đo lường các đại lượng liên quan đến bức xạ quang
Xem CHÚ THÍCH với “phép đo quang” (17-914)
17-1033
Đèn điện chống mưa
Xem CHÚ THÍCH đối với “đèn điện có bảo vệ” (17-995)
17-1034
Mốc dấu mặt đường nhô lên (Mỹ)
Thiết bị nhỏ gắn chắc vào và hơi nhô lên trên mặt đường như là dấu mốc đường
Thuật ngữ tương đương sử dụng ngoài nước Mỹ: “đinh mốc đường”
CHÚ THÍCH: Mốc dấu mặt đường nhô lên có thể tích hợp bộ phản xạ ngược lại hoặc nguồn sáng.
17-1035
Quang thông định mức (của loại bóng đèn)
Giá trị quang thông ban đầu của một loại đèn nhất định được công bố bởi nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp được ủy quyền, bóng đèn được vận hành trong điều kiện quy định
Đơn vị: Im
CHÚ THÍCH 1: Quang thông ban đầu là quang thông của bóng đèn sau một thời gian ngắn lão hóa được quy định trong tiêu chuẩn bóng đèn liên quan.
CHÚ THÍCH 2: Quang thông định mức đôi khi được đánh dấu trên bóng đèn.
CHÚ THÍCH 3: Trong tiếng Pháp, trước đây là “flux lumineux nominal”.
17-1036
Công suất định mức (của loại bóng đèn)
Giá trị công suất điện của một loại bóng đèn nhất định do nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp được ủy quyền công bố, bóng đèn được hoạt động trong điều kiện quy định
Đơn vị: W
CHÚ THÍCH T. Công suất định mức thường được đánh dấu trên đèn.
CHÚ THÍCH 2 Trong tiếng Pháp, trước đây là “puissance nominale”
17-1037
Phân loại (bóng đèn)
Tập hợp các giá trị định mức và điều kiện hoạt động của một bóng đèn để mô tả đặc tính và đặt tên cho nó
17-1038
Tính dễ đọc
Thước đo để mô tả tính dễ đọc
17-1039
Đèn sương mù sau xe
Đèn tín hiệu trên xe để chi về phía sau sự hiện diện của chiếc xe trong tầm nhìn kém, đặc biệt trong điều kiện sương mù và bổ sung cho đèn hậu
17-1040
Đèn sau xe
Đèn tín hiệu trên xe để chỉ về phía sau sự hiện diện của chiếc xe
Thuật ngữ tương đương: “đèn hậu”
CHÚ THÍCH: Đèn sau xe có thể còn cung cấp chỉ dẫn về độ rộng của xe, đặc biệt nếu có cặp đèn giống hệt nhau
17-1041
Đèn chiếu biển đăng ký sau xe
Xem “đèn chiếu biển số xe” (17-830)
17-1042
Đèn điện lắp chìm
Đèn điện thích hợp để lắp chìm một phần hoặc hoàn toàn vào bề mặt treo đèn
17-1043
Nhiệt độ màu tương hỗ
Xem CHÚ THÍCH đối với “nhiệt độ màu” (17-231)
17-1044
Các đèn tương hỗ
Cặp đèn đẳng pha được bố trí để trình diễn ánh sáng luân phiên
17-1045
Định luật thuận nghịch
Xem “định luật Bunsen-Rosco” (17-114)
17-1046
Hệ số độ chói suy giảm (đối với một điểm trên bề mặt) [r]
Hệ số độ chói nhân với cosin mũ 3 của góc ánh sáng tới một điểm
Đơn vị: sr-1
CHÚ THÍCH 1: Định nghĩa này có thể được biểu diễn bằng phương trình
r = q(cosɛ)3
trong đó
q là hệ số độ chói, sr-1;
ɛ là góc tới, °.
CHÚ THÍCH 2: Góc quan sát α ảnh hưởng đến giá trị của r. Theo quy ước, góc này được cố định ở 1° để tính toán chiếu sáng đường.
17-1047
Balát chuẩn
Balát loại điện từ chuyên biệt được thiết kế cung cấp các chuẩn so sánh cho sử dụng trong thử nghiệm balát, cho việc lựa chọn các bóng đèn chuẩn và để thử nghiệm các bóng đèn sản xuất thường xuyên trong điều kiện tiêu chuẩn hóa
CHÚ THÍCH: Về cơ bản, nó được đặc trưng bởi tỷ số điện áp trên dòng điện ổn định, không bị ảnh hưởng bởi các biển đổi về dòng điện, nhiệt độ và tử trường xung quanh.
17-1048
Các kích thích màu chuẩn
Bộ 3 kích thích màu sắc là cơ sở cho hệ thống ba màu
CHÚ THÍCH 1: Các kích thích này là các kích thích màu thực hoặc các kích thích màu lý thuyết được xác định bởi các tổ hợp tuyến tính của các kích thích màu thực; độ lớn của mỗi trong 3 kích thích màu chuẩn này được biểu thị bằng đơn vị đo quang hoặc đơn vị đo bức xạ hoặc phổ biến hơn bằng cách xác định tỷ số giữa các độ lớn của chúng hoặc bằng cách khẳng định rằng hỗn hợp cộng thêm xác định của các kích thích này phù hợp với kích thích vô sắc nhất định.
CHÚ THÍCH 2: Trong các hệ thống đo màu chuẩn của CIE, các kích thích màu chuẩn được biểu diễn bằng các ký hiệu [R], [G], [B]; [X], [Y], [Z], [R10], [G10], [B10] và [X10], [Y10], [Z10].
17-1049
Hướng chiếu chuẩn (của đèn pha)
Hướng của cường độ sáng tối đa từ đèn pha hoặc, khi không có giá trị cực đại duy nhất thì hướng gốc mà phân bố cường độ sáng của đèn pha dựa vào
17-1050
Nguồn phát sáng chuẩn
Nguồn sáng để so với các nguồn sáng khác
17-1051
Bóng đèn chuẩn (để thử nghiệm balát)
Bóng đèn được chọn để thử nghiệm balát, khi kết hợp với balát chuẩn trong điều kiện quy định có các trị số điện gần với giá trị danh nghĩa như đã công bố trong tiêu chuẩn bóng đèn liên quan
17-1052
Chiếu sáng chuẩn
Chiếu sáng hoàn toàn khuếch tán và không phân cực bằng nguồn sáng A chuẩn của CIE của một nhiệm vụ trong môi trường xung quanh
17-1053
Vị trí tham chiếu
Vị trí (trong một vùng được chỉ định của việc phân vùng nhất định) mà ô nhiễm ánh sáng (sáng bầu trời) được đánh giá
Thuật ngữ tương đương: “điểm tham chiếu”
17-1054
Phương tiện tham chiếu
Phương tiện chụp ảnh được kết hợp với một thiết bị đầu ra thực hoặc ảo quy định, các đặc tính của nó được xác định như một phần đặc tính kỹ thuật của mã hóa hình ảnh màu đầu ra tham chiếu chuẩn
17-1055
Mặt phẳng chuẩn
Mặt phẳng trong đó bề mặt mẫu hoặc tiêu chuẩn được đặt trong các phép đo
CHÚ THÍCH 1: Đối với phép đo phản xạ, cấu hình đo được xác định đối với mặt phẳng chuẩn. Đối với các phép đo truyền qua, có một mặt phẳng tham chiếu cho ánh sáng tới và mặt phẳng tham chiếu thứ hai cho ánh sáng truyền qua được xê dịch đi bởi độ dày của mẫu.
CHÚ THÍCH 2: Trong các ứng dụng trong nhà và ngoài trời, thuật ngữ này được sử dụng tương đương với “bề mặt tham chiếu”.
17-1056
Điểm tham chiếu
Xem “vị trí tham chiếu” (17-1053)
17-1057
Bề mặt chuẩn
Bề mặt mà các đại lượng quang được đo hoặc quy định
17-1058
Độ phản xạ (đối với bức xạ tới của thành phần quang phổ, sự phân cực và phân bố hình học đã cho) [ρ]
Tỷ số giữa thông lượng bức xạ phản xạ hoặc quang thông phản xạ với thông lượng chiếu tới trong các điều kiện đã cho
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Hệ số phản xạ ρ là tổng của hệ số phản xạ thông thường ρr, và hệ số phản xạ khuếch tán ρd: ρ = ρr + ρd.
17-1059
Hệ số phản xạ (tại phần tử bề mặt, đối với phần bức xạ phản xạ chứa trong một hình nón đã cho với đỉnh tại phần tử bề mặt, và đối với bức xạ tới của thành phần quang phổ, sự phân cực và phân bố hình học đã cho) [R]
Tỷ số giữa thông lượng bức xạ hoặc quang thông phản xạ theo các hướng giới hạn bởi hình nón đã cho với thông lượng bức xạ hoặc quang thông phản xạ theo cùng các hướng bởi bộ khuếch tán phản xạ hoàn toàn được chiếu xạ hoặc chiếu sáng một cách giống hệt nhau
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH 1: Đối với các bề mặt phản xạ thông thường được chiếu xạ hoặc chiếu sáng bằng một chùm có góc khối nhỏ, hệ số phản xạ có thể lớn hơn 1 nếu hình nón bao gồm hình ảnh phản chiếu của nguồn.
CHÚ THÍCH 2: Nếu góc khối của hình nón gần 2p sr thì hệ số phản xạ tiến gần hệ số phản xạ đối với các điều kiện chiếu xạ tương tự.
CHÚ THÍCH 3: Nếu góc rắn của hình nón tiến gần đến 0 thì Hệ số phản xạ tiến gần đến hệ số bức xạ hoặc hệ số độ chói đối với cùng điều kiện chiếu xạ.
17-1060
Mật độ (quang) của hệ số phản xạ [DR]
Logarit cơ số 10 của nghịch đảo hệ số phản xạ R
DR = -log10 R
Đơn vị: 1
17-1061
Mật độ (quang) của hệ số phản xạ [Dp]
Logarit cơ số 10 của nghịch đảo hệ số phản xạ ρ
DR = -log10 R
Đơn vị: 1
17-1062
Bức xạ mặt trời phản xạ (tổng)
Bức xạ nhận được do sự phản xạ của bức xạ mặt trời toàn phần bởi bề mặt Trái đất và bởi bề mặt bất kỳ chắn bức xạ đó
17-1063
Hệ số độ chói phản xạ (tại bề mặt của môi trường không tự phát xạ theo một hướng đã cho, trong điều kiện chiếu sáng quy định) [βv,R]
Xem CHÚ THÍCH đối với “hệ số độ chói” (17-717)
Đơn vị: 1
17-1063
Hệ số bức xạ phản xạ (tại bề mặt của môi trường không tự phát xạ theo một hướng đã cho, trong điều kiện chiếu sáng quy định) [βR]
Xem CHÚ THÍCH đối với “hệ số bức xạ” (17- 1015)
Đơn vị: 1
17-1065
Sự phản xạ
Quá trình mà bức xạ trả lại từ một bề mặt hoặc môi trường, mà không thay đổi tần số các thành phần đơn sắc của nó
CHÚ THÍCH 1: Một phần của bức xạ chiếu tới môi trường được phản xạ tại bề mặt môi trường (“phản xạ bề mặt”); một phần khác có thể tán xạ trở lại từ bên trong của môi trường (“phản xạ khối”).
CHÚ THÍCH 2: Tần số không thay đổi chỉ khi không có hiệu ứng Dople do chuyển động của vật liệu mà từ đó bức xạ được trả về.
17-1066
Biển hiệu phản xạ
Biển hiệu có các phần tử nhìn thấy được bởi ánh sáng phản xạ từ mặt trời hoặc các nguồn khác
17-1067
Độ phản xạ (của vật liệu) [ρ°c]
Độ phản xạ của một lớp vật liệu đủ dày để không có sự thay đổi độ phản xạ khi tăng độ dày
Đơn vị: 1
17-1068
Máy đo phản xạ
Dụng cụ để đo các đại lượng liên quan đến phản xạ
17-1069
Bộ phản xạ
Thiết bị được sử dụng để thay đổi sự phân bố không gian của quang thông từ một nguồn và phụ thuộc chủ yếu vào hiện tượng phản xạ
17-1070
Bóng đèn phản xạ
Bóng đèn trong đó một phần của vỏ bóng có hình dạng phù hợp được phủ vật liệu phản xạ để điều khiển ánh sáng
17-1071
Đèn chiếu điểm có bộ phản xạ
Đèn chiếu có bộ phản xạ đơn giản và đôi khi có khả năng điều chỉnh sự phân kỳ bằng chuyển động tương đối của bóng đèn và gương
17-1072
Bóng phản xạ
Bóng đèn có một phần bề mặt bên trong hoặc bên ngoài được tráng phủ tạo thành bề mặt phản xạ để tăng cường ánh sáng theo các hướng cụ thể
CHÚ THÍCH: Các bề mặt này có thể vẫn trong suốt đối với bức xạ nhất định, đặc biệt với tia hồng ngoại.
17-1073
Sự khúc xạ
Quá trình theo đó hướng cửa bức xạ thay đổi là kết quả của những thay đổi vận tốc lan truyền của nó khi đi qua một môi trường quang học không đồng nhất hoặc qua một bề mặt phân cách các môi trường khác nhau
17-1074
Chỉ số chiết suất (của môi trường, đối với bức xạ đơn sắc bước sóng l trong chân không) (n(l)]
Tỷ số giữa vận tốc sóng điện từ trong chân không với vận tốc pha của sóng bức xạ đơn sắc trong môi trường
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Đối với môi trường đẳng hướng, chỉ số này bằng Tỷ số giữa sin gốc tới θ1 và sin góc khúc xạ θ2 của tia sáng đi qua bề mặt phân cách chân không và môi trường: n (l) = sinθ1 / sinθ2.
17-1075
Bộ khúc xạ
Thiết bị được sử dụng để thay đổi sự phân bố không gian của quang thông từ một nguồn và phụ thuộc vào hiện tượng khúc xạ
17-1076
Hệ số phản xạ thông thường [ρr]
Tỷ số giữa phần phản xạ thông thường của toàn bộ thông lượng (phản xạ) với thông lượng tới
Đơn vị: 1
Xem thêm CHÚ THÍCH đối với “hệ số phản xạ” (17-1058)
17-1077
Sự phản xạ thông thường
Sự phản xạ tuân theo các định luật quang hình không có sự khuếch tán
Thuật ngữ tương đương: “phản xạ gương” (17- 1242)
17-1078
Sự truyền qua bình thường
Sự truyền qua tuân theo các định luật quang hình không có sự khuếch tán
Thuật ngữ tương đương: “sự truyền qua trực tiếp”
17-1079
Hệ số truyền qua thông thường [tr]
Tỷ số giữa phần truyền qua thông thường của toàn bộ thông lượng (truyền qua) với thông lượng tới
Đơn vị: 1
Xem thêm CHÚ THÍCH đối với “hệ số truyền qua” (17-1337)
17-1080
Màu liên quan
Màu sắc cảm nhận được thuộc về một diện tích nhìn thấy có liên quan đến các màu khác
17-1081
Hàm kích thích màu tương đối [φ(l)]
Sự phân bố công suất phổ tương đối của hàm kích thích màu
17-1082
Khối lượng không khí quang học tương đối [m]
Tỷ số giữa độ dày quang học của khí quyển tại góc ɛ theo phương thẳng đứng d(ɛ) với độ dày quang thẳng đứng d(0°) của khí quyển
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH 1: Xem thêm “độ dày quang học của khí quyển” và CHÚ THÍCH 1 với “độ sâu học quang phổ”.
CHÚ THÍCH 2: Có một số phương trình thường sử dụng công thức Kasten-Young:
Trong đó
gs là độ cao mặt trời, °.
CHÚ THÍCH 3: Khi độ cong của khí quyển và khúc xạ khí quyển không đáng kể:
CHÚ THÍCH 4: Thông tin thêm về việc sử dụng thuật ngữ này trong lĩnh vực sử dụng năng lượng mặt trời trên mặt đất được đưa ra trong IEC 60904-3:2008.
17-1083
Độ nhạy tương đối (của đầu đo) [sr]
Tỷ số giữa độ nhạy s(Z), khi đầu đo được chiếu bức xạ Z với độ nhạy s(N) khi nó được chiếu xạ với một bức xạ chuẩn N
Đơn vị: 1
17-1084
Phân bố phổ tương đối (của đại lượng bức xạ, ánh sáng hoặc photon X(l)) (S(l)]
Tỷ số giữa phân bố phổ Xl(l) của đại lượng X(l) với giá trị tham chiếu cố định R có thể là giá trị trung bình, giá trị lớn nhất hoặc giá trị được chọn tùy ý của phân bố này
Đơn vị: 1
Xem thêm CHÚ THÍCH 2 đối với “phổ” (17-1206)
17-1085
Đáp ứng phổ tương đối (của đầu đo) [sr(l)]
Tỷ số giữa đáp ứng phổ s(l) của đầu đo tại bước sóng l với giá trị tham chiếu đã cho sm
Bài 1
CHÚ THÍCH Giá trị tham chiếu đã cho sm có thể là giá trị trung bình, giá trị lớn nhất hoặc giá trị được chọn tùy ý của s(l).
17-1086
Thời gian nắng tương đối
Tỷ số giữa thời gian nắng với thời gian nắng có thể trong cùng khoảng thời gian
Đơn vị: 1
17-1087
Ranh giới có liên quan (của khu đất ở)
Ranh giới bất kỳ của một thổ cư thực tế trên đó có thể cho ánh sáng chiếu tới từ một lắp đặt chiếu sáng chính vượt qua và trực tiếp tác động đến hoặc là:
(a) nhà ở nằm trên mảnh đất của chủ sở hữu; hoặc
(b) vị trí tiềm năng của một n nhà ở nếu không có sự mở rộng mảnh đất của chủ sở hữu
CHÚ THÍCH: Ranh giới được che chắn bởi một hàng rào cao mờ đục hoặc hàng rào thực tế liên tục đáng kể khác ngăn cản ánh sáng trực tiếp chiếu tới nhà ở, không bao gồm ranh giới có liên quan. Rào cản thực tế có thể đặt mọi nơi giữa hệ thống lắp đặt chiếu sáng chính và khu đất ở.
17-1088
Mục đích hiển thị
Kiểu ánh xạ các giá trị màu sắc từ một mô tả hình ảnh đến một mô tả hình ảnh khác
CHÚ THÍCH: Trong hồ sơ ICC, mục đích hiển thị xác định tập hợp con của hồ sơ để sử dụng cho ánh xạ các giá trị màu sắc trong một trường hợp cụ thể.
Xem thêm “Định dạng tệp ICC” (17-544)
17-1089
Khu dân cư
Khu vực của một ngôi làng, thị trấn hoặc thành phố thích hợp cho các nhà ở tư nhân
17-1090
Khu đất ở
Khu đất trên đó có tồn tại nhà ở hoặc có thể được mở rộng, ví dụ: vùng đất để mở rộng dân cư
17-1091
Đường phố dân cư
Đường phố với phần lớn mặt tiền bao gồm nhà ở tư nhân
17-1092
Vạch cộng hưởng
Vạch phổ là kết quả của sự chuyển trực tiếp từ mức năng lượng kích thích đến mức nền hoặc ngược lại không đi qua các mức trung gian (ví dụ: l = 253,7 nm đối với thủy ngân và l = 589,6 nm đối với natri)
17-1093
Thời gian đáp ứng (của đầu đo)
Thời gian cần thiết để thay đổi đầu ra của đầu đo sau một biến đổi bước của đầu vào ổn định để đạt được tỷ lệ phần trăm đã cho của giá trị cuối cùng
17-1094
Đáp ứng (của đầu đo) [s]
Thương giữa đầu ra Y của đầu đo với bởi đầu vào X của đầu đo
CHÚ THÍCH: Nếu tín hiệu đầu dò là Y0 khi không có đầu vào, và là Yt khi có đầu vào máy dò X, thì độ nhạy là
17-1095
Sự dịch chuyển về đo màu kết quả
Sự thay đổi về đo màu của nguồn phát sáng kết hợp và sự thay đổi về đo màu thích nghi
17-1096
Sự dịch chuyển màu kết quả
Sự thay đổi màu của nguồn phát sáng kết hợp và sự thay đổi màu thích nghi
17-1097
Võng mạc
Màng nằm bên trong đáy mắt nhạy cảm với kích thích ánh sáng
CHÚ THÍCH: Võng mạc chứa các tế bào cảm quang và các tế bào thần kinh kết nối và truyền dẫn tới thần kinh thị giác các tín hiệu phát sinh từ sự kích thích của các tế bào cảm quang. Các tế bào cảm quang trong võng mạc của con người có 3 loại: tế bào gậy và tế bào nón, chịu trách nhiệm cho thị giác, và tế bào hạch võng mạc nhạy cảm quang (ipRGCs), đóng vai trò trong việc kiểm soát các hệ thống sinh học và thần kinh nội tiết.
17-1098
Bỏng võng mạc
Tổn thương võng mạc do phơi nhiễm bức xạ nhìn thấy hoặc IR-A cường độ cao
CHÚ THÍCH: Thường được sử dụng để mô tả tổn thương võng mạc do nhiệt (xem “chấn thương nhiệt võng mạc”): tuy nhiên, đôi khi áp dụng cho tổn thương võng mạc do quang hóa. Các thuật ngữ cụ thể hơn cũng được sử dụng với “bỏng” quang hóa, tức là “bệnh võng mạc do ánh sáng” hoặc “viêm võng mạc do ánh sáng xanh” (từ chấn thương do ánh sáng xanh gây ra) hoặc chấn thương nhiệt võng mạc, “chấn thương nhiệt màng võng mạc”.
17-1099
Vùng phổ nguy hiểm võng mạc
Vùng phổ giới hạn từ 380 nm đến 1400 nm mà môi trường trong mắt bình thường truyền bức xạ quang tới võng mạc
17-1100
Hàm trọng số phổ nguy hiểm nhiệt võng mạc [r(l)]
hàm biểu diễn độ nhạy phổ chuẩn hóa của mắt người do các mối nguy hiểm nhiệt võng mạc
CHÚ THÍCH: Được quy định trong khuyến cáo của ICMIRP đối với l = 380 nm đến 1400 nm.
17-1101
Chấn thương nhiệt võng mạc
Chấn thương võng mạc do phơi nhiễm bức xạ cường độ cao từ các bước sóng trong giới hạn vùng phổ nguy hiểm võng mạc (380 nm đến 1400 nm) mà môi trường mắt bình thường truyền bức xạ quang đến võng mạc
CHÚ THÍCH 1: Trong IEC 62471: 2006 / CIE S 009: 2002 An toàn quang sinh học của bóng đèn và hệ thống bóng đèn, thời gian đánh giá tối đa là 10 s.
CHÚ THÍCH 2: Trong một số trường hợp viêm võng mạc do ánh sáng xanh cũng được gọi là “bỏng võng mạc”.
17-1102
Bức xạ nhiệt võng mạc [Lr]
Bức xạ hiệu dụng với độ chói bức xạ theo phổ Ll lấy trọng số với hàm trọng số phổ nguy hiểm nhiệt võng mạc r(l) trong dải bước sóng từ l1 đến l2
Đơn vị: W • m-2 • sr-1
CHÚ THÍCH 1: Chỉ định trong các khuyến nghị của ICNIRP: l1 = 380 nm, l2 = 1400 nm.
CHÚ THÍCH 2: Định nghĩa này hàm ý rằng phổ tác động được chấp nhận đối với hiệu ứng quang hóa được xem xét và có giá trị cực đại là 1. Khi đưa ra một số lượng định lượng, cần phải xác định theo phổ tác động quang hóa nào đội chói bức xạ có nghĩa, vì đơn vị là giống nhau.
17-1103
Hệ số phản xạ ngược lại
Tỷ số giữa thông lượng bức xạ phản xạ hoặc thông lượng quang với thông lượng tới, trong giới hạn hẹp của các sự cố và điều kiện phản xạ
Đơn vị: 1
17-1104
Sự phản xạ ngược lại
Sự phản xạ trong đó tia phản xạ được ưu tiên trở lại theo các hướng gần với hướng ngược lại của tia tới, thuộc tính này được duy trì trên dải biến thiên rộng theo hướng của tia tới
17-1105
Phần tử phản xạ ngược lại
Đơn vị quang học nhỏ nhất của bề mặt hoặc thiết bị phản xạ ngược lại do sự khúc xạ hoặc phản xạ hoặc cả hai tạo ra phản xạ ngược lại
17-1106
Vật liệu phản xạ ngược lại
Vật liệu có một lớp mỏng liên tục của các phần tử nhỏ phản xạ ngược trên bề mặt hoặc rất gần với bề mặt ngoài của nó
17-1107
Bộ phản xạ ngược lại
Bề mặt hoặc thiết bị thể hiện sự phản xạ ngược
17-1108
Đèn chiếu hậu
Đèn tín hiệu trên xe để chiếu sáng con đường phía sau xe và chỉ về phía sau sự di chuyển lùi dự định hoặc thực tế của xe
Thuật ngữ tương đương sử dụng ở Mỹ. “đèn lùi xe”
17-1109
Ánh sáng nhịp điệu
Tín hiệu ánh sáng phát không liên tục, theo một hướng nhất định, với chu kỳ đều đặn
17-1110
Đường vành đai
Đường vòng quanh một khu vực đô thị cho phép giao thông tránh qua trung tâm đô thị
17-1111
Đèn treo nâng hạ
Đèn điện treo có thể điều chỉnh độ cao bằng các giải pháp treo với ròng rọc, đối trọng, vv
17-1112
Thời gian tăng (của đầu đo)
Thời gian cần thiết để đầu ra của đầu đo tăng từ tỷ lệ phần trăm thấp lên tỷ lệ phần trăm cao được công bố của giá trị tối đa khi đầu vào ổn định được áp dụng tức thời
CHÚ THÍCH: Thông thường tỷ lệ phần trăm thấp là 10% và tỷ lệ phần trăm cao là 90%.
17-1113
Đường
Đường bất kỳ cho giao thông bao gồm người đi bộ
CHÚ THÍCH: Các phần đường hoặc loại đường nhất định có thể dự định hoặc hạn chế sử dụng với loại phương tiện sử dụng đường cụ thể.
17-1114
Đánh dấu đường
Xem “đánh dấu mặt đường” (17-125)
17-1034
Đinh mốc đường
Thiết bị nhỏ gắn chắc vào và hơi nhô lên trên mặt đường như là dấu mốc đường
Thuật ngữ tương đương sử dụng ở Mỹ: “dấu mốc mặt đường nhô lên”
CHÚ THÍCH: Đinh mốc đường có thể tích hợp bộ phản xạ ngược lại hoặc nguồn sáng.
17-1116
Mặt đường
Lớp trên cùng của cấu trúc mặt đường được thiết kế cho tải trọng giao thông, chống trượt, độ bám đường và tác động của các điều kiện môi trường bất lợi
17-1117
Tế bào que
Tế bảo cảm quang trong võng mạc có chứa sắc tố nhạy cảm với ánh sáng có khả năng khởi động quá hình thị giác ban đêm
17-1118
Tiếng ồn lăn bánh
Tiếng ồn do xe gây ra và bởi tác động của lốp xe lên lớp nhựa mặt đường
17-1119
Cửa mái (cửa lấy sáng trên mái)
Lỗ mở lấy ánh sáng ban ngày trên mái nhà hoặc trên bề mặt ngang của tòa nhà
Xem thêm “cửa trời” (17-1194)
17-1120
Tỷ số khoang phòng [K] (Mỹ)
Chữ số thể hiện về mặt hình học của một phần căn phòng giữa mặt phẳng làm việc và mặt phẳng của các đèn điện sử dụng để tính toán hệ số sử dụng
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Tỷ lệ khoang phòng được đưa ra theo công thức
trong đó a và b là kích thước các cạnh của căn phòng và h là độ cao lắp đặt, đó là khoảng cách giữa mặt phẳng làm việc và mặt phẳng của các đèn điện.
Xem thêm “chỉ số phòng” (17-1121), thuật ngữ sử dụng bên ngoài nước Mỹ
17-1121
Chỉ số phòng [K]
Chữ số thể hiện về mặt hình học của một phần căn phòng giữa mặt phẳng làm việc và mặt phẳng của các đèn điện sử dụng để tính toán hệ số sử dụng
Đơn vị: 1
Thuật ngữ tương đương: “chỉ số lắp đặt”
CHÚ Thích: Tỷ lệ khoang phòng được đưa ra theo công thức
trong đó a và b là kích thước các cạnh của căn phòng và h là độ cao lắp đặt, đó là khoảng cách giữa mặt phẳng làm việc và mặt phẳng của các đèn điện.
Xem thêm thuật ngữ sử dụng ở Mỹ “hệ số khoang phòng” (17-1120)
17-1122
Hệ số bảo trì bề mặt phòng [fRSM]
Tỷ số giữa ánh sáng phản xạ bởi các bề mặt căn phòng sau một thời gian nhất định sử dụng hệ thống chiếu sáng với ánh sáng phản xạ khi lắp đặt thông thường được coi là mới
Đơn vị: 1
Viết tắt: “RSMF”
17-1123
Góc xoay (đèn điện) [ψ]
góc tạo bởi trục đầu tiên của đèn với điểm thấp nhất của đèn, khi độ nghiêng trong quá trình đo là 0
Đơn vị: rad, °
17-1124
Sự phân bố cường độ sáng đối xứng xoay tròn (của một nguồn)
Phân bố cường độ sáng có thể được biểu diễn bằng cách quay xung quanh trục một đường cong phân bố cường độ sáng theo tọa độ cực trong mặt phẳng chứa trục đó
17-1125
RSMF (viết tắt)
Xem “hệ số duy trì bề mặt phòng” (17-1122)
17-1126
Đèn tuyến giữa đường băng
Xem CHÚ THÍCH với “đèn đường băng” (17-1129)
17-1127
Đèn cạnh đường băng
Xem CHÚ THÍCH với “đèn đường băng” (17- 1129)
17-1128
Đèn cuối đường băng
Xem CHÚ THÍCH “đèn đường băng” (17-1129)
17-1129
Đèn đường băng
Đèn mặt đất hàng không được định vị trên, hoặc rất gần với đường băng của sân bay để chỉ ra một phần của đường băng dành cho hạ cánh hoặc cất cánh của máy bay
CHÚ THÍCH: Các đèn tuyến trung tâm đường băng và đèn cạnh đường băng cho biết đường trung tâm và các cạnh cửa đường băng tương ứng. Đèn ngưỡng đường băng và đèn cuối đường băng cho biết phần đầu và phần cuối của đường băng dành cho hạ cánh của máy bay tương ứng. Đèn vùng tiếp đất đường băng được sắp xếp theo cặp đối xứng qua đường trung tâm của đường băng và giữa 2 hàng đèn đường băng để chỉ rõ phần đường băng nơi máy bay tiếp đất đầu tiên khi hạ cánh.
17-1130
Đèn ngưỡng đường băng
Xem CHÚ THÍCH đối với “đèn đường băng” (17-1129)
17-1131
Đèn vùng chạm đất đường băng
Xem CHÚ THÍCH đối với “đèn đường băng” (17- 1129)
17-1132
Phạm vi nhìn đường băng
Phạm vi mà phi công của máy bay trên tuyến trung tâm của đường băng có thể thấy các dấu mốc bề mặt đường băng hoặc đèn mốc đường băng hoặc xác định đường trung tâm của đường băng
CHÚ THÍCH: Xem thêm “phạm vi nhìn” (17-1414)
17-1133
Vết lún
Biến dạng vĩnh viễn mặt đường theo mặt cắt ngang do tác động của bánh xe dọc chiều dài của đoạn đường
S
17-1134
Chiếu sáng an toàn
Một phần của chiếu sáng khẩn cấp để đảm bảo sự an toàn của những người tham gia vào một quá trình nguy hiểm tiềm ẩn
17-1135
Phạm vi lấy mẫu
Diện tích mặt phẳng chuẩn trên đó phép đo được thực hiện
CHÚ THÍCH: Phạm vi lấy mẫu giới hạn bởi khu vực được chiếu sáng, hoặc bởi diện tích trên đó người nhận cảm nhận thông lượng, tùy theo diện tích nào nhỏ hơn. Nếu diện tích chiếu sáng lớn hơn, diện tích đo được cho là “vượt quá”; nếu nhỏ hơn, diện tích đo được cho là “chưa đủ”.
17-1136
Độ bão hòa
Sự đầy đủ màu sắc của một diện tích được đánh giá theo tỷ lệ với độ sáng của nó
CHÚ THÍCH: Đối với các điều kiện quan sát đã cho và ở mức độ chói trang phạm vi sự nhìn ban ngày, một kích thích màu có sắc độ nhất định thể hiện độ bão hòa không đối với tất cả các mức độ chói, ngoại trừ khi độ chói rất cao.
17-1137
Độ rọi vô hướng
Một lượng bằng độ chói tích hợp trên bề mặt bất kỳ từ nửa không gian hoặc tại điểm bất kỳ từ toàn bộ không gian
Đơn vị: Ix
17-1138
Độ chiếu xạ vô hướng
Một lượng bằng độ chói bức xạ tích hợp trên bề mặt bất kỳ từ nửa không gian hoặc tại điểm bất kỳ từ toàn bộ không gian
Đơn vị: W·m-2
17-1139
Sự tán xạ
Quá trình theo đó phân bố không gian của chùm tia bức xạ bị thay đổi khi nó bị lệch theo nhiều hướng bởi một bề mặt hoặc bởi môi trường mà không thay đổi tần số của các thành phần đơn sắc
Thuật ngữ tương đương: “sự khuếch tán”
CHÚ THÍCH 1: Sự phân biệt giữa tán xạ chọn lọc và tán xạ không chọn lọc tùy thuộc vào việc các đặc tính tán xạ có thay đổi theo bước sóng của bức xạ tới hay không.
CHÚ THÍCH 2: Xem CHÚ THÍCH 2 với “sự phản xạ” (17-1065).
17-1140
Chỉ số tán xạ (đối với chùm tia tới xác định)
Xem “chỉ số khuếch tán” (17-572)
17-1141
Chất phát quang nhấp nháy
Vật liệu phát quang, thường là chất lỏng hoặc chất rắn phát phóng xạ huỳnh quang với hào quang ngắn
17-1142
Sự nhìn ban đêm
Sự nhìn bằng mắt bình thường trong đó các tế bào gậy là tế bào cảm quang hoạt động chính
CHÚ THÍCH 1: Sự nhìn ban đêm thường xảy ra khi mắt được thích nghi theo mức độ chói dưới ~10-3 cd•m-2.
CHÚ THÍCH 2: So với sự nhìn ban ngày, sự nhìn ban đêm đặc trưng bởi không nhận biết màu sắc và độ nhạy thị giác dịch chuyển về phía các bước sóng ngắn hơn.
17-1143
Đầu đèn ren xoáy (Mỹ)
Đầu đèn có vỏ dạng ren xoáy để lắp vào đui đèn
Thuật ngữ tương đương sử dụng ngoài nước Mỹ: “đầu đèn xoáy”
CHÚ THÍCH: Tên quốc tế là E.
17-1144
Đầu đèn ren xoáy
Đầu đèn có vỏ dạng ren xoáy để lắp vào đui đèn
Thuật ngữ tương đương sử dụng ở Mỹ: “đầu đèn xoáy”
CHÚ THÍCH: Tên quốc tế là E.
17-1145
Bóng đèn chùm tia kín
Bóng đèn thủy tinh ép được thiết kế để phát ra chùm sáng được kiểm soát chặt chẽ
17-1146
Đèn chiếu quét
Đèn chiếu cường độ cao có góc mở thường lớn hơn 0,2 m và cho chùm sáng gần như song song
17-1147
Nguồn sáng thứ cấp
Bề mặt hoặc vật thể không tự phát sáng nhưng nhận ánh sáng và định hướng lại, ít nhất là một phần do phản xạ hoặc truyền qua
17-1148
Chuẩn trắc quang thứ cấp
Nguồn sáng hoặc quang kế được hiệu chuẩn bằng tham chiếu tới chuẩn trắc quang cấp 1
17-1149
Bóng đèn chuẩn thứ cấp
Bóng đèn để sử dụng làm chuẩn trắc quang thứ cấp
17-1150
Ánh sáng khu vực
Đèn tín hiệu được thiết kế đề chỉ rõ cung vạch đường chân trời bằng các ký tự không giống nhau
17-1151
SED (viết tắt)
Xem “liều ban đỏ tiêu chuẩn” (17-1255)
17-1152
Đầu đo (bức xạ quang) chọn lọc
Đầu đo bức xạ quang có đáp ứng quang phổ thay đổi theo bước sóng trên dải quang phổ xem xét
17-1153
Sự khuếch tán chọn lọc
Xem CHÚ THÍCH đối với “sự tán xạ” (17-1139)
17-1154
Bộ lọc chọn lọc
Xem CHÚ THÍCH đối với “bộ lọc” (17-434)
17-1155
Nguồn bức xạ chọn lọc
Nguồn bức xạ nhiệt có độ phát quang phổ thay đổi theo bước sóng trên dải phổ xem xét
17-1156
Bóng đèn thủy ngân có balát lắp liền (Mỹ)
Bóng đèn hơi thủy ngân và dây tóc bóng đèn sợi đốt nối tiếp với nhau trong cùng một vỏ bóng
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ “bóng đèn pha trộn”
CHÚ THÍCH: Bóng đèn có thể khuếch tán hoặc phủ chất huỳnh quang.
17-1157
Đầu đo nhiệt tự hiệu chuẩn
Xem “đầu đo nhiệt tuyệt đối” (17-4)
17-1158
Hệ số tự trao đổi (của bề mặt khi có bức xạ hoặc độ chói giống nhau ở tất cả các điểm và đối với tất cả các hướng) [gs]
Thương của phần thông lượng bức xạ hoặc quang thông từ bề mặt rơi trên bề mặt, chia cho độ trưng bức xạ hoặc độ trung sáng của bề mặt
Đơn vị: m2
CHÚ THÍCH: Hệ số tự trao đổi của bề mặt S giới hạn bởi một đường cong phẳng C và nằm trên một bên của mặt phẳng của đường cong này bằng diện tích bề mặt S trừ đi diện tích bề mặt phẳng giới hạn bởi C.
17-1159
Balát bán dẫn
Bộ phận bao gồm các thiết bị bán dẫn và các phần tử ổn định để một hoặc nhiều (các) bóng đèn phóng điện hoạt động với nguồn a.c. và được cấp điện bởi một nguồn d.c. hoặc a.c.
17-1160
Độ rọi bán trụ (tại một điểm) [Esc]
Trung bình số học của độ rọi mặt đứng Ev tại một điểm trong phạm vi góc phương vị
Đơn vị: Ix = lm·m-2
17-1161
Chiếu sáng bán trực tiếp
Chiếu sáng bằng các đèn điện có phân bố cường độ sáng sao cho phần quang thống phát ra trực tiếp tới mặt phẳng làm việc, giả định là vô hạn, là 60% đến 90%
17-1162
Chiếu sáng bán gián tiếp
Chiếu sáng bằng các đèn điện có phân bố cường độ sáng sao cho phần quang thông phát ra trực tiếp tới mặt phẳng làm việc, giả định là vô hạn, là 10% đến 40%
17-1163
Độ nhạy
Không còn sử dụng theo nghĩa đáp ứng: xem “đáp ứng” (17-1094)
17-1164
Nung nóng catốt nối tiếp
Nung nóng các điện cực của bóng đèn phóng điện trong đó dòng điện gia nhiệt chạy qua các điện cực nối tiếp
17-1165
Nung nóng trước catốt nối tiếp
Dạng nung nóng trước các điện cực của bóng đèn phóng điện, trong đó dòng diện tiền gia nhiệt chạy qua các điện cực nối tiếp
17-1166
Độ rọi làm việc (trên một diện tích)
Độ rọi trung bình trong một chu kỳ duy trì của hệ thống lắp đặt lấy trung bình trên diện tích tiên quan
CHÚ THÍCH: Diện tích có thể là toàn bộ diện tích mặt phẳng làm việc trong nhà hoặc khu vực làm việc.
17-1167
Đường phục vụ
Đường nhánh, thường song song với đường chính và cấp quyền sử dụng mặt bằng
17-1168
Chao đèn
Màn che có thể được làm bằng vật liệu mờ hoặc khuếch tán và được thiết kế để ngăn không cho bóng đèn nhìn thấy trực tiếp
17-1169
Che nắng
Thiết bị được thiết kế để ngăn cản, giảm hoặc khuếch tán bức xạ mặt trời
17-1170
Đầu đèn có vỏ (Mỹ)
Đui đèn có một vỏ hình trụ trơn tru
Thuật ngữ tương đương sử dụng ngoài nước Mỹ: “đầu đèn có vỏ”
CHÚ THÍCH: Tên quốc tế là S.
17-1170
Đầu đèn có vỏ
Đui đèn có một vỏ hình trụ trơn tru
Thuật ngữ tương đương sử dụng ở Mỹ: “đầu đèn có vỏ”
CHÚ THÍCH: Tên quốc tế là S.
17-1172
Góc bảo vệ
Góc bù của góc chặn sáng
Đơn vị: rad, °
CHÚ THÍCH: Đây là góc được đo từ phương ngang xuống tới hướng mà (các) bóng đèn được che chắn bởi đèn điện.
17-1173
Phố mua sắm
Đường phố với mặt tiền bao gồm tỷ lệ cao các cửa hàng hoặc các cơ sở khác chiếm tỷ lệ cao có thể được chiếu sáng vào ban đêm và với lưu lượng người đi bộ cao (và có thể đi xe đạp)
17-1174
Đèn hồ quang ngắn
Đèn hồ quang, thường là áp suất rất cao, trong đó khoảng cách giữa các điện cực là từ 1 mm đến 10 mm
Thuật ngữ tương đương: “đèn phóng điện hồ quang nguồn nhỏ gọn”
CHÚ THÍCH: Một số loại đèn thủy ngân hoặc đèn xenon thuộc loại này.
17-1175
Đèn bên cạnh (xe)
Đèn tín hiệu trên xe để chỉ sự hiện diện của xe nhìn từ phía bên
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “đèn đánh dấu bên”
Xem thêm CHÚ THÍCH với “đèn phía trước” (17- 478)
17-1176
Đèn bên cạnh (tàu)
Đèn sáng điều hướng thường được đặt ở mặt bên của con tàu và được thiết kế để chiếu ánh sáng xanh cố định lên mạn phải hoặc ánh sáng đỏ cố định về phía cảng theo trục dọc của tàu nhưng không được hướng về phía sau
17-1177
Đèn đánh dấu bên (US)
Đèn tín hiệu trên xe để chỉ sự hiện diện của xe từ phía bên
Thuật ngữ tương đương sử dụng ngoài nước Mỹ: “đèn bên cạnh”
Xem thêm CHÚ THÍCH với “đèn phía trước” (17- 478)
17-1178
Vỉa hè (Mỹ)
Một phần của con đường dành riêng cho người đi bộ
Các thuật ngữ tương đương sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “lối đi bộ”, “vỉa hè (không phải Mỹ)”
17-1179
Biển hiệu
Thiết bị cung cấp tín hiệu hình ảnh nhờ vào tình huống, hình dạng, màu sắc hoặc hình dạng của nó và đôi khi sử dụng ký hiệu hoặc ký tự chữ và số
CHÚ THÍCH 1: Một biển hiệu có thể được chiếu sáng bên trong.
CHÚ THÍCH 2: Trong tiếng Pháp, thuật ngữ “tín hiệu panneau de” đề cập cụ thể hơn đến một bảng có chứa tín hiệu thị giác.
17-1180
Biển hiệu, giao thông
Xem “biển hiệu giao thông” (17-1329)
17-1181
Cấu hình biển hiệu
Sắp xếp thực tế các phần tử, ký tự và văn bản, có thể bao gồm các ký hiệu trên mặt biển hiệu
17-1182
Ma trận biển hiệu
Biển hiệu được thiết kế để hiển thị thông tin biến đổi bằng một mảng các đơn vị cơ bản, mỗi đơn vị có thể được chiếu sáng đơn lẻ hoặc được thay đổi hiển thị theo cách khác
17-1183
Bảng hiệu (US)
Biển hiệu cho phép truyền đạt tới các phương tiện giao thông xe cộ và người đi bộ việc cấm, hạn chế, yêu cầu hoặc cảnh báo hoặc thông tin
Thuật ngữ tương đương sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “biển hiệu”
CHÚ THÍCH: Trong tiếng Pháp, thuật ngữ “tín hiệu panneau de (routière)” chỉ đề cập đến một bảng có chứa một biển hiệu, và trong một số trường hợp có thể tương đương với thuật ngữ “bảng hiệu” tiếng Anh hoặc “bảng hiệu” (Mỹ).
17-1184
Bảng hiệu
Biển hiệu cho phép truyền đạt tới các phương tiện giao thông xe cộ và người đi bộ việc cấm, hạn chế, yêu cầu hoặc cảnh báo hoặc thông tin
Thuật ngữ tương đương sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “biển hiệu”
CHÚ Thích: Trong tiếng Pháp, thuật ngữ “tín hiệu panneau de (routière)” chỉ đề cập đến một bảng có chứa một biển hiệu, và trong một số trường hợp có thể tương đương với thuật ngữ “bảng hiệu” tiếng Anh hoặc “bảng hiệu” (Mỹ).
17-1185
Đèn tín hiệu
Thiết bị được thiết kế để phát tín hiệu ánh sáng
17-1186
Sợi đốt xoắn đơn
Cuộn dây tóc dạng xoắn
17-1187
Độ chống trượt
Sức cản của con đường đối với sự trượt của xe (tùy thuộc vào kết cấu vĩ mô và kết cấu vi mô của mặt đường)
17-1188
Khoảng cách nguy hiểm cho da
Khoảng cách từ một nguồn trong đó độ chiếu xạ vượt quá giới hạn phơi nhiễm áp dụng cho da trong thời gian phơi sáng
Đơn vị: m
CHÚ THÍCH: Khi không biết thời gian phơi nhiễm, IEC 62471: 2006 / CIE S 009: 2002. An toàn quang học của bóng đèn và hệ thống đèn áp dụng thời gian là 8 h.
17-1189
Thành phần bầu trời của hệ số ánh sáng ban ngày [Ds]
Tỷ lệ giữa phần độ rọi tại một điểm trên mặt phẳng cho trước nhận trực tiếp (hoặc qua kính trong) từ bầu trời có phân bố độ chói giả định hoặc với độ rọi trên mặt phẳng nằm ngang do bán cầu bầu trời này không bị cản trở, trong đó loại trừ sự đóng góp của ánh sáng mặt trời trực tiếp cho cả hai độ rọi.
Đơn vị: 1
Xem thêm CHÚ THÍCH 2: “hệ số ánh sáng ban ngày” (17-279)
17-1190
Hệ số bầu trời
Tỷ số giữa độ rọi trên mặt phẳng ngang tại một điểm nhất định bên trong tòa nhà do ánh sáng nhận trực tiếp từ bầu trời với độ rọi do một bán cầu không bị che khuất của bầu trời có độ chói đồng nhất bằng độ chói bầu trời nhìn thấy được
Đơn vị: 1
17-1191
Sự phát sáng bầu trời
Sự sáng bầu trời đêm do phản xạ của bức xạ (nhìn thấy và không nhìn thấy được), tán xạ từ các thành phần của khí quyển (các phân tử khí, hạt sol khí và hạt vật chất), theo hướng quan sát
CHÚ THÍCH: Sự phát sáng bầu trời bao gồm 2 thành phần riêng biệt như sau:
1. Sự phát sáng bầu trời tự nhiên: Phần phát sáng bầu trời được quy cho bức xạ từ các nguồn thiên thể và các quá trình phát quang trong tầng khí quyển trên của Trái Đất.
2. Sự phát sáng bầu trời do con người tạo ra: Phần phát sáng bầu trời do các nguồn bức xạ nhân tạo (ví dụ như ánh sáng điện ngoài trời), bao gồm bức xạ phát trực tiếp hướng lên trên và bức xạ phản xạ từ bề mặt Trái đất.
17-1192
Độ rọi bầu trời [Evd]
Xem “độ rọi ngang khuếch tán” (17-302)
17-1193
Độ chói bầu trời [Lv]
Độ chói của một yếu tố bầu trời
Đơn vị: cd·m-2
CHÚ THÍCH: Độ chói tại thiên đỉnh được gọi đặc biệt là “độ chói thiên đỉnh”
17-1194
Ánh sáng bầu trời
1. một phần của bức xạ bầu trời có khả năng gây ra một cảm giác thị giác
2. Xem “cửa mái lấy ánh sáng” (17-1119)
17-1195
Ổ cắm
Xem CHÚ THÍCH 1 để “đui đèn” (17-639)
17-1196
Bản sao mềm
Hình ảnh không cố định được tạo ra trên một thiết bị có khả năng biểu diễn trực tiếp các hình ảnh tương tự hoặc số hóa khác nhau liên tiếp
17-1197
Ánh sáng dịu
Thiết bị chiếu sáng đủ kích thước để tạo chiếu sáng khuếch tán với ranh giới bóng đổ không rõ ràng
17-1198
Hằng số mặt trời [Eeo]
Độ chiếu xạ do bức xạ mặt trời ngoài trái đất tạo ra trên bề mặt vuông góc với tia sáng Mặt trời ở khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời-Trái đất
Đơn vị: W·m–2
17-1199
Hệ số mặt trời (của vật liệu lớp kính) [g]
Tỷ số giữa lượng nhiệt thâm nhập qua kính vào trong phòng, với năng lượng bức xạ mặt trời tới lớp kính đó
Đơn vị: 1
Thuật ngữ tương đương: “tổng (năng lượng) truyền qua”
CHÚ THÍCH: Tỷ số này là tổng của 2 đại lượng: độ truyền qua bức xạ ﺡe của kính và số lượng bằng tỷ số giữa nhiệt đối lưu và nhiệt bức xạ nhận được từ kính vào trong phòng Q2 với năng lượng bức xạ mặt trời Q1 tới lớp kính:
g = ﺡe + Q2 / Q1.
17-1200
Bức xạ mặt trời
Bức xạ điện từ từ mặt trời
17-1201
Góc khối (của diện tích đối diện một điểm)
Diện tích chắn trên quả cầu đơn vị có tâm tại một điểm bởi một hình nón có diện tích đáy đã cho và đỉnh tại điểm đó
Đơn vị: sr
17-1202
Nguồn
Vật tạo ra ánh sáng hoặc thông lượng bức xạ khác
17-1203
Khoảng cách (lắp đặt)
Khoảng cách giữa các tâm sáng của các đèn điện liền kề trong hệ thống lắp đặt
Đơn vị: m
17-1204
Phân bố (không gian) cường độ sáng (của một nguồn)
Biểu diễn bằng các đường cong hoặc bảng biểu các giá trị cường độ sáng của nguồn như một hàm phụ thuộc hướng trong không gian
17-1205
Đèn pha đặc biệt
Thiết bị chiếu sáng với độ mờ bán đỉnh xác định nhỏ hơn 1,74 rad (100°), và độ phân kỳ tổng xác định
17-1206
Phổ
Tính từ khi áp dụng cho một đại lượng X liên quan đến bức xạ điện từ, cho biết:
hoặc X là hàm của bước sóng l ký hiệu: X(l), hoặc số lượng được gọi là mật độ phổ của X, ký hiệu:
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp thứ hai, trong tiếng Pháp “spectrique” được ưu tiên hơn “spectral”.
CHÚ THÍCH 2: Xl cũng là một hàm của X và để nhìn mạnh điều này, có thể được viết Xl(l) mà không có bất kỳ thay đổi ý nghĩa nào.
CHÚ THÍCH 3: Lượng X cũng có thể được biểu diễn dưới dạng hàm số của tần số u, số sóng σ, vv; các ký hiệu tương ứng là X (u), X (σ), v.v và Xu, Xσ, v.v.
17-1207
Phổ hấp thụ (của một lớp không khuếch tán đồng nhất) [Ai(l)]
Logarit cơ số 10 của nghịch đảo của phổ truyền qua nội tại ti(l)
Ai(l) = -log10 ti(l)
Đơn vị: 1
Thuật ngữ tương đương: “mật độ phổ truyền qua nội tại”
CHÚ THÍCH 1: Xem CHÚ THÍCH đối với “phổ truyền qua nội tại” (17-1215).
CHÚ THÍCH 2: Ký hiệu E(l) vẫn được sử dụng.
17-1208
Chỉ số phổ hấp thụ (của vật liệu hấp thụ mạnh) [K(l)]
Lượng được xác định theo công thức:
trong đó a(l) là hệ số phổ hấp thụ tuyến tính
Đơn vị: 1
17-1209
Phổ hấp thụ (của vật liệu hấp thụ) [αi,o(l)]
Phổ hấp thụ nội tại của lớp vật liệu sao cho đường đi của bức xạ có chiều dài đơn vị, và trong các điều kiện mà ranh giới của vật liệu không có ảnh hưởng
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Chiều dài đơn vị phải được xác định. Nếu chiều dài đơn vị mới được sử dụng gấp k lần độ lớn ban đầu, thì giá trị αi,o(l) = 1- ti,o(l) sẽ thay đổi thành α’i,o(l)=1-[ti,o(l)]k
17-1210
Các hàm phổ cơ bản
Tập hợp các hàm không tương quan về toán học (không có hàm nào là kết hợp tuyến tính của bất kỳ hàm nào khác) có thể kết hợp để mô tả các phổ bức xạ tìm thấy trong một cảnh hoặc được tạo ra bằng thiết bị đầu ra xác định và nguồn chiếu sáng hoặc các hàm tương tự mô tả đáp ứng kênh phân tích màu của thiết bị chụp ảnh
17-1211
Các tọa độ màu phổ [r(l), g(l), b(l); x(l), y(l), z(l); r10(l), g10(l), b10(l); x10(l), y10(l), z10(l)]
Tọa độ màu của các kích thích đơn sắc
17-1212
Mật độ phổ (của đại lượng bức xạ, ánh sáng hoặc photon) [Xl(l); (Xl)]
Xem “sự phân bố phổ” (17-1213).
17-1213
Phân bố phổ [Xl(l); (Xl)]
Thương của lượng bức xạ hoặc ánh sáng hoặc photon dX(l) có trong dải vi phần dl tại bước sóng X, chia cho dải đó
Đơn vị: W·nm-1, Im·nm-1, nm–1
Thuật ngữ tương đương: “mật độ phổ”
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “phân bố phổ” được ưu tiên hơn thuật ngữ tương đương “mật độ phổ” khi đề cập tới hàm Xl(l) trên một dải bước sóng, không phải ở một bước sóng cụ thể.
CHÚ THÍCH 2: Xem CHÚ THÍCH đối với “quang phổ” (17-1206).
17-1214
Phổ hấp thụ nội tại (của một lớp không khuếch tán đồng nhất) [αi(l)]
Tỷ số giữa thông lượng bức xạ phổ bị hấp thụ giữa các bề mặt vào và ra của lớp với thông lượng phổ đi vào lớp sau khi băng qua bề mặt đi vào
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Đối với một lớp cho trước, phổ hấp thụ nội tại phụ thuộc vào chiều dải đường đi của bức xạ trong lớp và do đó đặc biệt phụ thuộc vào góc tới.
17-1215
Phổ truyền qua nội tại (của một lớp không khuếch tán đồng nhất) [αi(l)]
Tỷ số giữa thông lượng bức xạ phổ đạt tới bề mặt đi ra của lớp với thông lượng phổ đi vào lớp sau khi băng qua bề mặt đi vào
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Đối với một lớp cho trước, phổ truyền qua nội tại phụ thuộc vào chiều dài đường đi của bức xạ trong lớp và do đó đặc biệt phụ thuộc vào góc tới.
17-1216
Mật độ phổ truyền qua nội tại (của một lớp không khuếch tán đồng nhất) [Ai(l)]
Xem “phổ hấp thụ” (17-1207)
17-1217
Phổ chiếu xạ [El]
Thương của công suất bức xạ dF(l) trong khoảng bước sóng dl tới một phần tử bề mặt chia cho diện tích dA của phần tử đó và khoảng bước sóng dl.
Đơn vị: W·m-2·nm-1
17-1218
Phổ vạch
Bức xạ đơn sắc phát ra hoặc hấp thụ trong quá trình chuyển giữa 2 mức năng lượng
CHÚ THÍCH: Phổ vạch biểu hiện rõ trong quang phổ
17-1219
Hệ số hấp thụ phổ tuyến tính (tại một điểm trong môi trường hấp thụ, đối với chùm tia bức xạ chuẩn trực) [a(l)]
Thương của sự suy giảm tương đối gây ra bởi sự hấp thụ mật độ phổ của thông lượng bức xạ dFe,l của một chùm chuẩn trực trong quá trình truyền qua dọc theo vi phân độ dài dl tại điểm xem xét chia cho độ dài dl
Đơn vị: m-1
17-1220
Hệ số suy giảm phổ tuyến tính (tại một điểm trong môi trường hấp thụ và tán xạ, đối với chùm tia bức xạ chuẩn trực) [µ(l)]
Thương của sự suy giảm tương đối gây ra bởi sự hấp thụ và tán xạ của mật độ phổ của thông lương bức xạ Fe,l của một chùm chuẩn trực trong quá trình truyền qua dọc theo vi phân độ dài dl tại điểm xem xét, chia cho độ dài, dl
Đơn vị: m-1
17-1221
Hệ số tán xạ phổ tuyến tính (tại một điểm trong môi trường khuếch tán, đối với chùm tia phóng xạ đã chuẩn trực) [s(l)]
Thương của sự suy giảm tương đối gây ra bởi sự tán xạ mật độ phổ của thông lượng bức xạ Fe,l của một chùm chuẩn trực trong quá trình truyền qua dọc theo vi phân độ dài dl tại điểm xem xét, chia cho độ dài dl
Đơn vị: m–1
17-1222
Hiệu suất sáng phổ (của bức xạ đơn sắc bước sóng l) [V(l) đối với sự nhìn ban ngày; V’(l) đối với sự nhìn ban đêm]
Tỷ số giữa thông lượng bức xạ ở bước sóng lm với thông lượng bức xạ ở bước sóng l sao cho cả hai tạo ra cảm giác sáng mạnh như nhau trong điều kiện trắc quang xác định và lm được chọn sao cho giá trị lớn nhất của tỷ số này bằng 1
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH 1: Hiệu suất sáng phổ của mắt người phụ thuộc vào một số yếu tố, đặc biệt là trạng thái thích nghi thị giác và kích thước và vị trí của nguồn sáng trong trường thị giác. Vì vậy có thể xác định một số hàm hiệu suất sáng phổ đối với các điều kiện thị giác cụ thể.
Trừ khi có chỉ định khác, các giá trị được sử dụng đối với hiệu suất sáng phổ trong “sự nhìn ban ngày” là các giá trị được CIE công nhận vào năm 1924 (Compte Rendu 6e phiên, p.67), hoàn thành bằng phép nội suy và ngoại suy (ISO 23539:2005 (E))/ CIE S 010/E: 2004), và được khuyến nghị bởi Ủy ban quốc tế về Cân và Đo (CIPM) vào năm 1972.
Đối với “sự nhìn ban đêm”, được CIE chấp nhận vào năm 1951 đối với những người quan sát trẻ, các giá trị được công bố trong Compte Rendu 12e, Vol. 3, tr. 37 và trong ISO 23539: 2005 (E)/CIE S 010/E: 2004, và được CIPM phê chuẩn vào năm 1976.
Các giá trị này xác định các hàm V(l) và V’(l) đối với sự nhìn ban ngày và ban đêm tương ứng.
CHÚ THÍCH 2: CIE xem xét sự khác biệt giữa hiệu suất sáng phổ trung bình của con người và hàm V(l) được thông qua vào năm 1990 (xem CIE 86-1990) “Hàm hiệu suất sáng 2° được sửa đổi cho Sự nhìn Ban ngày CIE 1988”, VM(l) và khuyến nghị cho các ứng dụng trong khoa học thị giác.
CHÚ THÍCH 3: CIE xem xét hàm hiệu suất sáng phổ của mắt người thay đổi theo góc nhìn được thông qua vào năm 2005 (xem CIE 165: 2005) là “Người quan sát trắc quang ban ngày CIE 10”, V10(l) và khuyến nghị cho các ứng dụng trong khoa học thị giác trong đó mắt được thích nghi sáng hoàn toàn và mục tiêu nhìn có góc đối diện lớn hơn 4 ° hoặc nhìn thấy lệch trục.
CHÚ THÍCH 4: Các hàm hiệu suất sáng phổ khác có thể dược sử dụng để mô tả hoạt động thị giác dưới các điều kiện trắc quang khác, chẳng hạn như đối với các điều kiện thích nghi xác định trong khoảng hoàng hôn (xem CIE191:2010).
CHÚ THÍCH 5: Các đại lượng trắc quang được tính bằng cách tích hợp tích của đại lượng bức xạ với hàm hiệu suất sáng phổ và sau đó nhân với giá trị cực đại của hàm hiệu suất sáng phổ đã công bố với tích phân lấy trên toàn bộ quang phổ. Ví dụ, đối với người quan sát tiêu chuẩn của CIE cho sự nhìn ban ngày, quang thông của một nguồn với thông lượng bức xạ phổ được cho bởi công thức
trong đó Km = 683,002 1 lm·W–1 = 683 Im·W–1.
Xem thêm “hiệu suất sáng” (17-729)
17-1223
Hệ số suy giảm khối lượng theo phổ
Thương của hệ số suy giảm tuyến tính phổ µ(l) chia cho mật độ (khối lượng) ρ của môi trường
Đơn vị: m2·kg-1
17-1224
Hệ số hiệu chỉnh không hợp phổ (đối với quang kế) [F*]
Hệ số mà các số đo của quang kế vật lý có thể được nhân với để hiệu chỉnh sai số gây ra bởi sự khác biệt giữa đáp ứng phổ tương đối của quang kế và hàm quan sát trắc quang mà đáp ứng phổ tương đối của quang kế nhằm mô phỏng theo, khi quang kế được sử dụng để đo nguồn sáng có phân bố công suất phổ tương đối khác với phân bố công suất phổ tương đối của nguồn mà quang kế được hiệu chuẩn
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH 1: Hầu hết các quang kế được thiết kế để mô phỏng hàm V(l) và được hiệu chuẩn bằng nguồn tương ứng với nguồn phát sáng chuẩn A của CIE. Đối với quang kể như vậy, hệ số hiệu chỉnh có thể được tính bằng phương trình:
trong đó Srel(l) là đáp ứng phổ tương đối của quang kế và S(l) và SA(l) là các phân bố công suất phổ tương đối tương ứng của nguồn sáng được đo và nguồn phát sáng chuẩn A của CIE.
CHÚ THÍCH 2: Hệ số hiệu chỉnh này trước đây được gọi là “hệ số hiệu chỉnh màu sắc”
CHÚ THÍCH 3: Thuật ngữ này cũng có thể được áp dụng cho các máy đo bức xạ khác có đáp ứng nhằm mô phỏng một hàm quan sát cụ thể, chẳng hạn như các máy đo bức xạ quang hóa
17-1225
Độ sâu quang phổ (của môi trường, với độ dài đã cho) [d(l)]
Đại lượng được sử dụng trong vật lý khí quyển và hải dương học vật lý: đối với một thành phần bước sóng đơn sắc l của bức xạ do một chùm tia chuẩn trực truyền đi dọc theo độ dài đã cho từ điểm x1 đến điểm x2 trên đường đi qua một môi trường khuếch tán đồng nhất hoặc không đồng nhất, độ sâu quang phổ d(l) của môi trường giữa x1 và x2 được xác định theo công thức:
trong đó µ(x,l) là hệ số suy giảm tuyến tính theo phổ tại vị trí của dx
Đơn vị: 1
Thuật ngữ tương đương: “độ dày quang phổ”
CHÚ THÍCH 1: Thông lượng bức xạ phổ Fel(x1, l) của chùm tia tại điểm x1 được giảm đến giá trị Fel(x2, l) tại điểm x2 theo công thức:
do vậy
CHÚ THÍCH 2: Đối với một lớp không khuếch tán không đồng nhất d(l) là mật độ truyền qua nội tại theo phổ Napierian.
17-1226
Độ dày quang phổ (của môi trường đối với độ dài đã cho) (d(l)]
Xem “độ sâu quang phổ” (17-1225)
17-1227
Hiệu suất lượng tử phổ của quá trình huỳnh quang [ηµ(µ)]
Tỷ số giữa tổng số photon của tất cả các bước sóng phát ra từ mẫu vật bởi quá trình huỳnh quang đối với kích thích ở bước sóng µ với số lượng photon bước sóng µ phản xạ từ bộ khuếch tán phản xạ hoàn toàn được chiếu xạ và quan sát giống hệt nhau
Đơn vị: 1
17-1228
Phổ bức xạ (cho một khoảng bước sóng dl theo một hướng đã cho tại một điểm đã cho) [Ll]
Thương của công suất bức xạ phổ dFl(l) đi qua một diện tích vô cùng nhỏ bao quanh điểm đó và truyền đi trong góc khối dΩ theo hướng đã cho, chia cho tích của khoảng bước sóng dl và diện tích tiết diện của chùm tia đó trên mặt phẳng vuông góc với hướng này (dAcosθ) chứa điểm đã cho và góc khối dΩ
Đơn vị: W·m-2·nm–1·sr–1
17-1229
Đáp ứng phổ (của đầu đo) [s (l)]
Thương giữa đầu ra của đầu đo dY(l) với đầu vào đơn sắc dXe(l) = Xe,l(l)dl trong khoảng bước sóng, dl là hàm của bước sóng l
17-1230
Kích thích phổ
Xem “kích thích đơn sắc” (17-789)
17-1231
Phổ truyền qua (của vật liệu hấp thụ) [ti,o(l)]
Độ truyền qua nội tại theo phổ của một lớp vật liệu sao cho đường đi của bức xạ có độ dài đơn vị, và trong các điều kiện mà ranh giới của vật liệu không có ảnh hưởng
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Độ dài đơn vị phải được xác định. Nếu chiều dài đơn vị mới được sử dụng gấp k lần độ lớn ban đầu, thì giá trị của ti,o(l) sẽ thay đổi thành
t’i,o(l) = [ti,o(l)]k
17-1232
Hàm trọng số phổ
Xem “phổ tác động” (17-17)
17-1233
Trung tính
Thể hiện các đặc tính phản xạ hoặc truyền qua, không đổi trên dải bước sóng quan tâm
Thuật ngữ tương đương: “tính không chọn lọc theo phổ”
17-1234
Tính không chọn lọc theo phổ
Xem “trung tính theo phổ” (17-1233)
17-1235
Quang phổ kế
Dụng cụ để đo tỷ số giữa 2 giá trị của một đại lượng bức xạ ở cùng bước sóng
17-1236
Phổ kế bức xạ
Dụng cụ để đo các đại lượng bức xạ trong dải bước sóng hẹp trên một vùng phổ nhất định
17-1237
Bóng đèn quang phổ
Bóng đèn phóng điện cho quang phổ vạch rõ ràng và có thể sử dụng kết hợp với các bộ lọc để nhận được bức xạ đơn sắc
17-1238
Quang phổ
Sự hiển thị hoặc đặc điểm kỹ thuật của các thành phần đơn sắc của bức xạ xem xét
CHÚ THÍCH 1: Có phổ vạch, phổ liên tục và quang phổ thể hiện cả hai đặc tính này.
CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ này cũng được sử dụng đối với hiệu suất quang phổ (phổ kích thích, phổ tác động).
17-1239
Quỹ tích phổ
Quỹ tích các điểm biểu diễn các kích thích đơn sắc trong biểu đồ màu hoặc trong không gian ba kích thích
CHÚ THÍCH: Trong không gian ba kích thích, quỹ thích phổ là một hình nón, trong tiếng Đức được gọi là “Spektralkegel” (“hình nón phổ”) hoặc “Farbtüte” khi bao gồm các vectơ biểu diễn ranh giới màu tím.
17-1240
Tính phản chiếu (gương)
Liên quan đến thông lượng phản xạ từ bề mặt vật thể không có tán xạ, ở góc phản xạ bằng và đối diện với góc tới
17-1241
Góc phản chiếu
Góc phản xạ bằng và đối diện với góc tới
17-1242
Sự phản xạ gương
Xem “sự phản xạ thông thường” (17-1077)
17-1243
SPF (viết tắt)
Xem “hệ số chống nắng” (17-1278)
17-1244
Độ rọi cầu (tại một điểm) [Ev,o; Eo]
Xem CHÚ THÍCH 2 đối với “độ chiếu xạ cầu” (17-1245)
Đơn vị: Ix
17-1245
Độ chiếu xạ cầu (tại một điểm) [Ee,o]
Đại lượng được xác định theo công thức:
trong đó dΩ là góc khối của mỗi chùm tia sơ cấp đi qua điểm đã cho và Le là độ bức xạ tại điểm đó
Đơn vị: W·m-2
Thuật ngữ tương đương: “tỷ suất phơi nhiễm”, “tỷ suất phơi nhiễm bức xạ”
CHÚ THÍCH 1: Đại lượng này là thương số của thông lượng bức xạ của tất cả các bức xạ tới bề mặt ngoài của một quả cầu nhỏ vô hạn có tâm tại điểm đã cho, chia cho diện tích mặt cắt ngang theo đường kính của quả cầu đó.
CHÚ THÍCH 2: Các đại lượng tương tự “độ rọi cầu” Ev,o và “độ chiếu photon cầu” (còn gọi là “tỷ suất thông lượng photon”), Ep, o, được định nghĩa theo cách tương tự, thay thế rạng rỡ, Le, bởi độ sáng, L□, hoặc photon rạng rỡ, Lp.
CHÚ THÍCH 3: Đây là số lượng phóng xạ thích hợp để mô tả tốc độ liều cho hiệu ứng quang hóa hoặc quang hóa trong môi trường tán xạ (ví dụ, ánh sáng trong da). Nó cũng là số lượng thích hợp để mô tả sự chiếu xạ của vi sinh vật. Nó thường được sử dụng không chính xác như là một thay thế cho chiếu xạ trong một số ấn phẩm.
17-1246
Ánh sáng vượt ra ngoài
Ánh sáng phát ra từ một hệ thống chiếu sáng vượt ra ngoài ranh giới của khu đất mà hệ thống lắp đặt chiếu sáng được thiết kế
Thuật ngữ tương đương: “ánh sáng tạp tán”
17-1247
Che chắn
Màn chắn làm bằng các thành phần mờ hoặc mờ đục và sẵn sàng về mặt hình học để tránh trực tiếp nhìn thấy bóng đèn qua một góc nhất định
17-1248
Đèn chống nước tóe
Xem CHÚ THÍCH với “đèn điện có bảo vệ” (17- 995)
17-1249
Màu sắc
Chất nhuộm màu duy nhất nhận biết theo tên gọi và được xác định độc lập với các giá trị màu được quy định trong hệ thống ba màu (tọa độ màu)
17-1250
Đèn chiếu điểm
Đèn chiếu thường có lỗ mở nhỏ và tạo ra chùm sáng tập trung có gốc phân kỳ thường không quá 0,35 rad (20 °)
17-1251
Chiếu sáng điểm (chiếu sáng nhấn)
Chiếu sáng được thiết kế để tăng đáng kể độ rọi của một diện tích giới hạn hoặc một vật thể so với xung quanh được chiếu sáng khuếch tán ở mức tối thiểu
17-1252
Độ mở rộng
Khoảng xa nhất dọc theo tuyến đường của các đèn bên đường có chùm sáng bị chặn lại
17-1253
SR (viết tắt)
Xem “tỷ số mép đường” (17-1286)
17-1254
Không gian màu sRGB
Không gian màu được định nghĩa bởi IEC
Xem thêm IEC 61966-2-1
17-1255
Liều ban đỏ chuẩn
Đơn vị đo lường chuẩn hóa của bức xạ UV gây ban đỏ
CHÚ THÍCH 1: Liều ban đỏ chuẩn (SED) tương đương lượng phơi nhiễm bức xạ gây ban đỏ bằng 100 J·m-2.
Xem thêm “liều ban đỏ tối thiểu (MED)” (17-782)
Xem thêm ISO 17166:1999 (E) / CIE S 007 / E- 1998 Phổ tác động chuẩn Ban đỏ và Liều ban đỏ chuẩn
Viết tắt: “SED”
17-1256
Bóng đèn chuẩn
Bóng đèn được sử dụng để tham chiếu trong các phép trắc quang hoặc đo phổ bức xạ mà việc hiệu chuẩn có thể truy xuất theo chuẩn trắc quang phổ hoặc chuẩn đo phổ bức xạ
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này đôi khi cũng dược sử dụng cho đèn điện di động trên giá cao thích hợp để đặt đứng trên sàn nhà.
Thuật ngữ tương đương sử dụng ở Mỹ cho ứng dụng này: “bóng đèn sàn”
17-1257
Chiếu sáng dự phòng
Một phần của chiếu sáng khẩn cấp bảo đảm cho các hoạt động bình thường tiếp tục không thay đổi đáng kể
17-1258
Tắc-te
Thiết bị thường dùng cho các bóng đèn huỳnh quang, được sử dụng khởi động bóng đèn bằng cách cung cấp sự gia nhiệt trước cần thiết cho các điện cực và kết hợp với trở kháng nối tiếp của balát gây ra một xung điện áp cấp cho bóng đèn
17-1259
Bóng đèn huỳnh quang không tắc-te
Bóng đèn huỳnh quang loại khởi động lạnh hoặc khởi động nóng được thiết kế để hoạt động với một thiết bị phụ trợ khi bật lên cho phép khởi động khá nhanh mà không cần sự can thiệp của tắc-te
17-1260
Thiết bị khởi động
Thiết bị tự thân hoặc kết hợp với các thành phần khác trong mạch cung cấp các điều kiện điện thích hợp cần thiết để khởi động một bóng đèn phóng điện
17-1261
Điện cực khởi động
Điện cực phụ để khởi động sự phóng điện trong bóng đèn
17-1262
Dải khởi động
Dải dẫn hẹp được đặt theo chiều dọc trên thành bên trong hoặc bên ngoài của bóng đèn phóng điện hình ống để hỗ trợ khởi động
CHÚ THÍCH: Dải có thể được nối với một hoặc cả hai vỏ của dầu đèn hoặc có thể với một điện cực.
17-1263
Thời gian khởi động
Thời gian cần thiết cho một bóng đèn phóng điện hồ quang để phát triển sự phóng điện hồ quang ổn định về điện, bóng đèn hoạt động trong điều kiện xác định và thời gian được đo từ thời điểm cấp điện cho mạch
CHÚ THÍCH Có thời gian trễ trong thiết bị khởi động giữa thời điểm khi cấp điện cho thiết bị này và thời điểm điện được cấp cho các điện cục của bóng đèn. Thời gian khởi động được đo từ thời điểm cuối.
17-1264
Điện áp khởi động
Điện áp giữa các điện cực cần thiết để bắt đầu sự phóng điện trong bóng đèn
Đơn vị: V
17-1265
Định luật Stefan-Boltzmann
Mối quan hệ giữa độ trưng bức xạ Me của một nguồn bức xạ Plank và nhiệt độ T của nó được cho bởi
Me = σT4
trong đó
CHÚ THÍCH: Đối với giá trị của hằng số Stefan- Boltzmann, xem CODATA.
Xem “Định luật Plank” (17-958) đối với nghĩa của các ký hiệu
17-1266
Steradian
Đơn vị SI của góc khối
Góc khối có đỉnh tại tâm của hình cầu cắt rời một diện tích bề mặt hình cầu bằng diện tích hình vuông với các cạnh có chiều dài bằng bán kính của hình cầu
Ký hiệu: sr
Xem thêm ISO 80000-2 Các đại lượng và đơn vị – Phần 2: Các dấu hiệu và ký hiệu toán học được sử dụng trong khoa học tự nhiên và công nghệ
17-1267
Đèn đuôi tàu
Đèn điều hướng được đặt ở đuôi tàu và được thiết kế để phát ánh sáng trắng cố định về phía sau
17-1268
Hiệu ứng Stiles-Crawford (loại thứ nhất)
Sự giảm độ sáng của kích thích ánh sáng với độ lệch xa tâm của vị trí chùm sáng đi vào qua đồng tử
Thuật ngữ tương đương: “hiệu ứng định hướng”
CHÚ THÍCH: Nếu sự biến thiên về sắc và độ bão hòa thay vì độ sáng, hiệu ứng được gọi là “hiệu ứng Stiles-Crawford loại thứ hai”.
17-1269
Phát xạ kích thích
Quá trình phát xạ bởi sự chuyển dịch lượng từ từ mức năng lượng kích thích đến mức thấp hơn được kích hoạt bởi bức xạ tới có tần số của quá trình chuyển dịch đó
17-1270
Đèn dừng
Đèn tín hiệu trên một chiếc xe để chỉ về phía sau rằng đang phanh xe
Thuật ngữ tương đương: “đèn phanh”
17-1271
Khoảng cách dừng
Khoảng cách cần thiết để dừng xe di chuyển với vận tốc theo yêu cầu an toàn tổng thể
Đơn vị: m
CHÚ THÍCH Khoảng cách dừng bao gồm quãng đường vượt qua trong lúc phản xạ xử lý và khoảng cách trượt khi phanh.
17-1272
Sợi đốt thẳng
Sợi đốt không xoắn và thẳng hoặc bao gồm các đoạn thẳng không xoắn
17-1273
Ánh sáng tạp tán (ngoại lai)
1. xem “ánh sáng lọt ra”
2. ánh sáng tới đầu thu trong hệ thống đo từ các hướng khác với đường trực tiếp từ nguồn sáng tới đầu đo, ví dụ: ánh sáng tán xạ từ tường, trần nhà hoặc các thành phần quang học trong hệ thống đo lường
3. trong một hệ thống đo phổ: ánh sáng đạt đến đầu đo ở một bước sóng khác với bước sóng định được đo
17-1274
Đường phố
1. đường đã trở thành một phần hoặc toàn bộ được xác định bởi các tòa nhà dọc theo một hoặc cả hai mặt tiền
2. toàn bộ khu vực giữa tòa nhà hoặc các dãy tài sản kết hợp với vỉa hè và khu vực trải nhựa cho giao thông bằng xe
17-1275
Bóng đèn dải (Mỹ)
Bóng đèn sợi đốt trong đó phần tử phát sáng là sợi vonfram
Thuật ngữ tương đương sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “đèn băng vonfram”
CHÚ THÍCH: Loại đèn này đặc biệt được sử dụng là một chuẩn trong phép đo nhiệt độ cao và phép do phổ bức xạ.
17-1276
Đèn pha trường quay
Thiết bị chiếu sáng có độ mở bán đỉnh vượt quá 1,74 rad (100°) và tổng góc phân kỳ không nhỏ hơn 3,14 rad (180°)
17-1277
Ảo ảnh mặt trời
Tín hiệu ánh sáng giả tạo ra bởi bức xạ từ mặt trời chiếu vào một đèn tín hiệu
17-1278
Hệ số chống nắng [FSP]
Hệ số mô tả chất lượng bảo vệ che nắng chống bức xạ cực tím của mặt trời, thường được xác định bằng thử nghiệm cấy mô
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH 1: Hệ số chống nắng được xác định bằng cách so sánh liều bức xạ cực tím mô phỏng mặt trời cần thiết để tạo ban đỏ bắt đầu cảm nhận được khoảng 24 giờ sau phơi nhiễm người tình nguyện chiếu xạ cực tím, có và không có một lượng chuẩn che nắng (FMED,f and FMED,i, tương ứng) và được tính như sau:
FSP = FMED,f/ FMED,i
CHÚ THÍCH 2: Hệ số chống nắng cũng có thể được xác định bằng các phương pháp cấy mô tương đương.
Viết tắt: “SPF”
17-1279
Sự cháy nắng
Tổn thương da kèm theo ban đ, do phơi nhiễm quá mức với bức xạ cực tím của mặt trời
17-1280
Bóng đèn mặt trời
Nguồn bức xạ quang nhân tạo được thiết kế để tăng độ nâu của da người; thường được thiết kế để phát chủ yếu là bức xạ cực tím
17-1281
Ánh sáng mặt trời
Một phần bức xạ mặt trời trực tiếp có khả năng gây cảm nhận thị giác
17-1282
Thời gian nắng [S]
Tổng các khoảng thời gian trong một chu kỳ thời gian nhất định (giờ, ngày, tháng, năm) trong đó độ chiếu xạ từ bức xạ mặt trời trực tiếp trên mặt phẳng vuông góc với hướng mặt trời bằng hoặc lớn hơn 120·W·m-2
17-1283
Sự rám nắng
Sự sẫm màu da do bức xạ cực tím (thông qua sự hình thành sắc tố)
17-1284
Mái che nắng
Mái che có cấu trúc theo cách sao cho ánh sáng mặt trời trực tiếp không thể tới mặt đường hoặc mặt tường dưới mái che
17-1285
Màu sắc bề mặt
Màu sắc cảm nhận thuộc về một bề mặt mà ánh sáng chiếu ra là được phản xạ hoặc phát xạ khuếch tán từ đó
17-1286
Tỷ số lề đường [Rs]
Giữa độ rọi trung bình trên các dải, liền kề với các cạnh hai bên đường với độ rọi trung bình trên các dải liền kề trên mặt đường
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH Các yêu cầu cụ thể về chiều rộng của các dải được xác định trong CIE140.
Tên viết tắt: “SR”
17-1287
Khu vực xung quanh
Dải xung quanh khu vực thực hiện nhiệm vụ trong trường thị giác
CHÚ THÍCH: Trong các ứng dụng ngoài nhà dải này phải có chiều rộng tối thiểu tà 2 m.
17-1288
Đèn treo (Mỹ)
Đèn điện được cấp một dây, dây xích, ống, vv, cho phép treo đèn từ trần nhà hoặc một giá gắn tường
Thuật ngữ tương đương sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “đèn treo”
17-1289
Hệ số treo (trong lắp đặt chiếu sáng nội thất)
Tỷ số giữa độ dài treo lắp đèn điện với khoảng cách giữa trần và mặt phẳng làm việc
Đơn vị: 1
17-1290
Độ dài treo (đèn điện trong nội thất)
Khoảng cách giữa trần và tâm sáng của đèn điện
Đơn vị: m
17-1291
Bóng đèn huỳnh quang khởi động công tắc
Bóng đèn huỳnh quang được thiết kế để hoạt động trong một mạch cần tawcste để gia nhiệt trước các điện cực
17-1292
Ký hiệu
Hình vẽ dễ nhận biết nhằm truyền đạt một ý nghĩa cụ thể
17-1293
Chiếu sáng đối xứng (trong đường hầm)
Chiếu sáng trong đó ánh sáng chiếu đồng đều lên đối tượng theo các hướng cùng chiều và ngược chiều giao thông
CHÚ THÍCH: Ánh sáng đối xứng được đặc trưng bằng cách sử dụng các bộ đèn chiếu sáng phân bố cường độ sáng đối xứng tương ứng với mặt phẳng so với hướng của giao thông.
Xem thêm “chiếu sáng chùm tia thuận chiều” (17-986), “chiếu sáng chùm tia ngược chiều” (17- 261)
17-1294
Đèn điện đối xứng
Đèn điện có phân bố cường độ sáng đối xứng
17-1295
Phân bố cường độ sáng đối xứng (của nguồn)
Sự phân bố cường độ sáng có trục đối xứng hoặc ít nhất 1 mặt phẳng đối xứng
CHÚ THÍCH: Đôi khi thuật ngữ này được sử dụng theo nghĩa “phân bố cường độ sáng đối xứng xoay tròn”. Việc sử dụng này không được khuyến khích.
17-1296
Bức xạ xincrôtron
Phát thải từ các hạt tự do được tăng tốc điện cao, ví dụ: trong quỹ đạo tròn
T
17-1297
Đèn bàn
Đèn điện di động nhằm để đặt đứng trên đồ nội thất
17-1298
Đèn hậu (sau xe)
Xem “đèn sau xe” (17-1040)
17-1299
Định luật Talbot
Nếu một điểm trên võng mạc bị kích thích bởi kích thích ánh sáng biến thiên theo chu kỳ ở tần số vượt quá tần số chập sẽ gây ra cảm nhận thị giác giống hệt với cảm nhận tạo ra bởi một kích thích không thay đổi có độ lớn bằng độ lớn trung bình của kích thích biến thiên lấy trên 1 chu kỳ
17-1300
Khu vực thực hiện nhiệm vụ
Một phần diện tích tại nơi làm việc trong đó nhiệm vụ thị giác được thực hiện
CHÚ THÍCH: Đối với những nơi có kích thước và / hoặc vị trí của khu vực làm nhiệm vụ không xác định, khu vực nơi nhiệm vụ có thể xảy ra là khu vực nhiệm vụ.
17-1301
Đèn chạy mặt đất
Đèn chiếu trên máy bay để chiếu sáng mặt đất phía bước máy bay trong khi đang di chuyển thận trọng trên mặt đất
17-1302
Khoảng cách thử nghiệm (đối với phép đo trắc quang)
Khoảng cách từ tâm sáng đến lỗ mở giới hạn của đầu đo
17-1303
Đầu đo bức xạ nhiệt
Đầu đo bức xạ quang học trong đó một hiệu ứng vật lý có thể đo lường được tạo ra bởi sự nung nóng phần hấp thụ bức xạ
Thuật ngữ tương đương: “đầu đo nhiệt (bức xạ)”
17-1304
Bức xạ nhiệt
1. quá trình phát xạ trong đó năng lượng bức xạ phát sinh do kích thích nhiệt của các hạt vật chất như nguyên tử, phân tử, ion
2. bức xạ phát ra bởi quá trình đó
17-1305
Đầu đo nhiệt (bức xạ)
Xem “đầu đo bức xạ nhiệt” (17-1303)
17-1306
Nguồn bức xạ nhiệt
Nguồn phát bức xạ nhiệt
17-1307
Huỳnh quang nhiệt kích hoạt
Xem “phát quang nhiệt” (17-1310)
17-1308
Hiện tượng cromit nhiệt
Quá trình mà một vật thể thay đổi phổ phản xạ tương đối do sự thay đổi nhiệt độ của nó
17-1309
Cặp nhiệt (bức xạ)
Đầu đo nhiệt bức xạ quang tại đó sức điện động sinh ra tại tiếp giáp nhiệt điện duy nhất được sử dụng để đo hiệu ứng nung nóng gây ra bởi bức xạ hấp thụ
17-1310
Nhiệt huỳnh quang
Huỳnh quang xảy ra khi vật liệu phát quang kích thích trước đó được làm nóng
Thuật ngữ tương đương: “huỳnh quang nhiệt kích hoạt”
17-1311
Pin nhiệt điện (bức xạ)
Đầu đo nhiệt bức xạ quang tại đố sức điện động sinh ra tại một số tiếp giáp nhiệt điện được sử dụng để đo hiệu ứng nung nóng gây ra bởi bức xạ hấp thụ
17-1312
Sự tăng ngưỡng (chói lóa mờ)
Thước đo độ chói lóa mờ biểu diễn tỷ lệ phần trăm tăng độ tương phản cần thiết giữa vật và nền để nhìn thấy rõ vật ngang bằng như trước với sự hiện diện của nguồn chói lóa
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Sự tăng giá trị tăng ngưỡng tương ứng với sự tăng độ chói lóa mờ.
17-1313
Ngưỡng độ rọi
Độ rọi nhỏ nhất (độ sáng điểm) được tạo ra tại mắt người quan sát bởi nguồn sáng nhìn thấy ở điểm nhìn để có thể nhận thấy nguồn sáng trên nền có độ chói nhất định, trong đó độ rọi được quan tâm trên một phần tử bề mặt tại mắt vuông gốc với tia sáng tới
Thuật ngữ tương đương: “ngưỡng thị giác”
CHÚ THÍCH: Đối với tín hiệu thị giác, nguồn sáng phải được nhận biết và do đó số có ngưỡng độ rọi cao hơn.
17-1314
Vùng ngưỡng
Phần đầu tiên của đường hầm, ngay sau cửa
CHÚ THÍCH: Vùng ngưỡng bắt đầu tại đầu đường hầm hoặc điểm đầu của tấm che nắng ban ngày khi có che nắng. Độ dài của vùng ngưỡng tái thiểu bằng khoảng cách dừng.
17-1315
Độ chói vùng ngưỡng (tại vị trí cụ thể trong vùng ngưỡng) [Lth]
Độ chói mặt đường trung bình tại một vị trí cụ thể trong vùng ngưỡng
Đơn vị: cd·m-2.
17-1316
Độ nghiêng trong khí đo (của đèn điện) [θm]
Góc giữa một trục đo xác định của đèn điện và phương ngang khi đèn được lắp đặt để đo quang
Đơn vị: rad, °
CHÚ THÍCH: Trục đo xác định có thể là trục bất kỳ của đèn điện, nhưng nói chung đối với một đèn điện lắp đặt bên trục này nằm ở miệng chụp đèn, trùng với trục khớp nối. Một trục khác thường được sử dụng khác là trục đầu vào khớp nối
17-1317
Độ nghiêng ứng dụng (của đèn điện) [θr]
Góc giữa trục chính xác định trên đèn và phương ngang khi đèn được lắp đặt để sử dụng tại hiện trường
Đơn vị: rad, °
CHÚ THÍCH 1: Trục đo xác định có thể là trục bất kỳ của đèn điện, nhưng nói chung đối với một đèn điện lắp đặt bên trục này nằm ở miệng chụp đèn, trùng với trục khớp nối. Một trục khác thường được sử dụng khác là trục đầu vào khớp nối
CHÚ THÍCH 2: Đây là độ nghiêng thực tế của đèn khi nó được lắp đặt để sử dụng tại hiện trường và không nên nhầm lẫn với “độ nghiêng bình thường trong ứng dụng” hoặc “quan điểm thiết kế” (xem CIE121-1996).
17-1318
Hằng số thời gian (của đầu đo có đầu ra thay đổi theo hàm mũ thời gian)
Thời gian cần thiết để đầu ra của đầu đo thay đổi sau khi biến đổi theo bước từ đầu vào ổn định sang một đầu vào ổn định khác bởi phân lượng bằng (1 – 1/e) của sự thay đổi tổng thể về giá trị, trong đó thay đổi tổng thể về giá trị là sự chênh lệch giữa giá trị ban đầu và giá trị (tiệm cận) cuối cùng
17-1319
Bức xạ tích hợp (theo thời gian) (theo một hướng nhất định, tại một điểm nhất định của bề mặt thực hoặc tưởng tượng) [Lt]
Xem “liều bức xạ” (17-1014)
17-1320
Đèn pin
Đèn điện cầm tay được cấp điện bởi nguồn tích hợp, thường là pin khô hoặc ắc quy, đôi khi là máy phát thủ công (dynamo bóp tay)
Thuật ngữ tương đương sử dụng ở Mỹ: đèn pin
CHÚ THÍCH: Trong tiếng Pháp, thuật ngữ này “lampe torche” d để chỉ đèn pin có hộp hình trụ.
17-1321
Lượng mây tổng
Tỷ số giữa tổng các gốc khối đối diện các đám mây với góc khối 2p sr của toàn bộ bầu trời
Đơn vị: 1
Thuật ngữ tương đương sử dụng ở Mỹ: “Mây phủ gián đoạn”
CHÚ THÍCH: Quan sát lượng mây thường được ghi lại theo ốc-ta hoặc phần mười.
17-1322
Độ truyền qua (năng lượng) tổng (của vật liệu kính) [g]
Xem “hệ số mặt trời” (17-1199)
17-1323
Quang thông tổng (của nguồn)
Quang thông tích lũy của nguồn trong góc khối
4p sr
Đơn vị: Im
17-1324
Hệ số vẩn đục tổng cộng (theo Linke) [TL]
Tỷ số giữa độ dày quang học thẳng đứng của khí quyển vẩn đục với độ dày quang dọc của khí quyển sạch và khô (khí quyển Rayleigh), đối với toàn bộ phổ mặt trời
TL = (dR + dA + dL + dW)/dR
trong đó dR là độ dày quang học đối với sự tán xạ Rayleigh tại các phân tử không khí, dA, dZ, dW là độ dày quang học đối với sự tán xạ và hấp thụ Mie ở các hạt sol khí, với sự hấp thụ khí ô zôn và hấp thụ hơi nước tương ứng.
Đơn vị: 1
17-1325
Cọc giao thông
Cột trụ được sử dụng để chỉ sự tắc nghẽn hoặc để điều tiết giao thông có thể được chiếu sáng bên trong và có thể tích hợp tín hiệu điều khiển giao thông.
17-1326
Thiết bị điều khiển giao thông
Dấu hiệu, tín hiệu, dấu mốc bất kỳ hoặc hệ thống được đặt hoặc dựng lên thuộc sự quản lý của cơ quan công quyền để điều tiết, cảnh báo hoặc hướng dẫn giao thông.
17-1327
Làn đường giao thông
Một phần của con đường dành cho sự di chuyển của một dòng phương tiện giao thông
17-1328
Đèn giao thông
Xem “tín hiệu giao thông” (17-1330)
17-1329
Biển báo giao thông
Biển hiệu cho phép truyền đạt tới phương tiện giao thông và người đi bộ việc cấm, hạn chế, yêu cầu hoặc cảnh báo hoặc thông báo
CHÚ THÍCH: Trong tiếng Pháp thuật ngữ “panneau de signalisation (routiốre)” chỉ đề cập đến một bảng có chứa một dấu hiệu, và trong một số trường hợp có thể tương đương với thuật ngữ tiếng Anh “biển hiệu” hoặc “bảng hiệu” (Mỹ).
17-1330
Tín hiệu giao thông
Đèn tín hiệu dùng để điều tiết giao thông
Thuật ngữ tương đương: “đèn giao thông”
CHÚ THÍCH: Tổ hợp 3 màu với các đèn đỏ, vàng/hổ phách và xanh lục là sự bố trí phổ biến để điều khiển giao thông. Trong tiếng Pháp thuật ngữ “feu tricolore” được sử dụng cho tổ hợp 3 màu như vậy.
17-1331
Màn hình hiển thị chiếu sáng truyền qua
Màn hình hoạt động với sự bố trí chiếu sáng bên trong
17-1332
Vùng chuyển tiếp (của đường hầm)
Một phần của đường hầm ngay sau vùng ngưỡng và kết thúc ở đầu khu vực bên trong
CHÚ THÍCH: Trong vùng chuyển tiếp, mức độ chiếu sáng đang giảm từ mức ở cuối vùng ngưỡng xuống mức của vùng bên trong.
17-1333
Độ chói vùng chuyển tiếp (tại một vị trí cụ thể)
[Ltr]
Độ chói mặt đường trung bình trong một đoạn cắt ngang tại vị trí cụ thể đó trong vùng chuyển tiếp của đường hầm
Đơn vị: cd·m–2
17-1334
Độ trong mờ
đặc tính của mẫu vật truyền qua khuếch tán ánh sáng không cho nhìn rõ qua mẫu vật và không tiếp xúc với nó
17-1335
Môi trường mờ
môi trường truyền bức xạ khả kiến phần lớn bằng cách truyền khuếch tán, đề các vật thể không được nhìn thấy rõ qua nó
17-1336
Sự truyền qua
Sự truyền bức xạ qua một môi trường mà không thay đổi tần số của các thành phần đơn sắc của nó
17-1337
Độ truyền qua (đối với bức xạ tới của thành phần quang phổ, phân cực và phân bố hình học)
[t]
Tỷ lệ của thông lượng bức xạ truyền hoặc thông lượng phát sáng với thông lượng sự cố trong các điều kiện nhất định
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Độ truyền qua t là tổng độ truyền qua thông thường tr và độ truyền qua khuếch tán td: t = tr + td.
17-1338
Hệ số truyền qua (của mẫu vật trong hệ thống quang học) [T]
Tỷ số giữa thông lượng truyền qua bởi một mẫu trong hệ thống quang nhất định với từ thông lượng truyền qua khi mẫu được lấy ra khỏi lỗ mở lấy mẫu
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Đây là trường hợp khi ví dụ: bức xạ xuyên qua một slide trong máy chiếu và tới màn hình được so sánh với bức xạ khi slide được lấy ra khỏi máy chiếu và chỉ có một cửa trống trong máy chiếu.
17-139
Mật độ truyền qua (quang) [Dt]
Xem “mật độ (quang)” (17-291)
17-1340
Môi trường trong suốt
Môi trường trong đó sự truyền qua chủ yếu là thông thường và thường có độ truyền qua thông thường cao trong dải phổ quan tâm
CHÚ THÍCH Các đối tượng có thể được nhìn thấy rõ qua môi trường trong suốt ở vùng khả kiến, nếu dạng hình học của môi trường là phù hợp.
17-1341
Hướng ngang
Hướng đúng góc với trục đường
CHÚ THÍCH Trên đường cong, hướng ngang là bán kính cong tại điểm quan tâm trên đường.
17-1342
Sự phát quang do ma sát
Sự phát quang do tác động của lực cơ học
17-1343
Hệ thống ba màu
Hệ thống xác định kích thích màu theo các giá trị ba kích thích dựa trên các màu phối hợp bằng hỗn hợp công thêm của 3 kích thích màu chuẩn được lựa chọn phù hợp
17-1344
Bóng đèn hành trình (Mỹ)
Đèn mỏ di động dùng bằng pin phát ánh sáng đỏ, được thiết kế để lắp đặt ở phía sau các toa xe
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ: đèn ngoài hiện trường
17-1345
Giá trị ba kích thích (của kích thích màu)
Số lượng 3 kích thích màu tham chiếu trong hệ thống ba màu xác định, cần thiết để phù hợp với màu của kích thích xem xét
CHÚ THÍCH Trong các hệ thống so màu tiêu chuẩn CIE, các giá trị tristimulus được biểu thị bằng các ký hiệu R, G, B; X,Y,Z; R10, G10, B10 and X10, Y10, Z10
17-1346
Dị tật nhìn màu xanh
Xem CHÚ THÍCH 11 với “sự nhìn màu khiếm khuyết” (17-287)
17-1347
Bệnh mù màu xanh
Xem CHÚ THÍCH 12 với “sự nhìn màu khiếm khuyết” (17-287)
17-1348
Đèn troffer
Đèn điện lắp chim dài thường được lắp đặt với lỗ mở phẳng mặt với trần
17-1349
Troland
Đơn vị được sử dụng để biểu thị một lượng tỷ lệ thuận với độ rọi võng mạc được tạo ra bởi một kích thích ánh sáng
Ký hiệu: Td
CHÚ THÍCH 1: Khi mắt nhìn một bề mặt có độ chói đồng đều, số lượng troland bằng với tích của diện tích tính bằng milimét vuông của đồng tử giới hạn tự nhiên hoặc nhân tạo với độ chói của bề mặt tính bằng cd·m-2
CHÚ THÍCH 2 Trong tính toán độ rọi võng mạc hiệu quả , tổn thất do hấp thụ, tán xạ và phản xạ và kích thước của mắt cụ thể được xem xét cũng phải được tính đến cũng như hiệu ứng Stiles-Crawford.
CHÚ THÍCH 3: Trong tiếng Đức, Cameron “Pupillenlichtslärke” chỉ độ rọi võng mạc.
CHÚ THÍCH 4″ “troland ở mức ban đêm” được sử dụng khi độ chói được đánh giá cho sự nhìn ban đêm.
17-1350
Đèn sự cố (Mỹ)
Đèn di động có tay cầm và dây mềm để cấp điện
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “đèn cầm tay”
17-1351
Đường trục
Tuyến đường chính trong hệ thống giao thông của một quốc gia
Xem thêm “đường lớn” (17-754)
17-1352
Bóng đèn sợi đốt vonfram
Bóng đèn nung sáng có phần từ phát sáng là dây tóc vonfram
17-1353
Bóng đèn sợi đốt halogen
Bóng đèn nạp khí có chứa halogen hoặc hợp chất halogen, dây tóc là vonfram
CHÚ THÍCH: Bóng đèn Iốt thuộc loại này.
17-1354
Bóng đèn vonfram
Bóng đèn nung sáng trong đó phần tử phát sáng là một sợi vonfram
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “bóng đèn dải”
CHÚ THÍCH: Loại đèn này được sử dụng đặc biệt như một tiêu chuẩn trong phép đo quang phổ và phép đo quang phổ.
17-1355
Đường hầm
Cấu trúc trên một con đường hạn chế chiếu sáng ban ngày bình thường của một đoạn đường làm cho khả năng nhìn thấy của người lái xe bị giảm đáng kể.
17-1356
Đèn báo rẽ (US)
Đền tín hiệu, một trong một bộ đèn trên một chiếc xe để cho biết sự chuyển động dự định hoặc thực tế của chiếc xe sang bên trái hoặc bên phải.
Thuật ngữ tương đương sử dụng ngoài nước Mỹ: “đèn chỉ báo chỉ hướng”
U
17-1357
Biểu đồ UCS
Xem “biểu đồ thang màu đồng nhất” (17-1368)
17-1358
Quả cầu Ulbrich
Xem “quả cầu tích phân” (17-591)
17-1359
ULOR (viết tắt)
Xem “tỷ số đầu ra ánh sáng hướng lên” (17- 1380)
17-1360
ULR (viết tắt)
Xem “Tỷ số ánh sáng hướng lên” (17-1381)
17-1361
Độ chiếu xạ tử ngoại nguy hiểm [Es]
Độ chiếu xạ hiệu quả với bức xạ phổ El lấy trọng số phổ với hàm trọng số phổ nguy hiểm tử ngoại s(l) trong phạm vi bước sóng l1 đến l2
Đơn vị: W·m-2
CHÚ THÍCH: Được quy định trong các khuyến cáo ICNIRP: l1 = 180 nm, l2 = 400 nm.
17-1362
Phơi nhiễm bức xạ tử ngoại nguy hiểm [Hs]
Phơi nhiễm bức xạ hiệu quả với độ phơi nhiễm bức xạ Hl lấy trọng số phổ với hàm trọng số phổ nguy hiểm tử ngoại s(l) trong dải bước sóng l1 đến l2
Đơn vị: J·m-2
CHÚ Thích: Được quy định trong các khuyến cáo ICNIRP: l1 = 180 nm, l2 = 400 nm.
17-1363
hàm trọng số phổ nguy hiểm tử ngoại [s(l)]
hàm trọng số kết hợp độ nhạy quang phổ chuẩn hóa của mắt và da người với bức xạ tử ngoại để chống bức xạ
CHÚ THÍCH: Được quy định trong các khuyến cáo ICNIRP: l1 = 180 nm, l2 = 400 nm.
17-1364
Bóng đèn tử ngoại
Bóng đèn phát bức xạ đặc biệt mạnh tia cực tím, bức xạ nhìn thấy được tạo ra nếu có, không được quan tâm trực tiếp.
CHÚ THÍCH: Có một số loại bóng đèn như vậy được sử dụng cho mục đích quang sinh học, quang hóa và y sinh.
17-1365
Bệnh đục thủy tinh thể do ánh sáng tử ngoại
Xem “bệnh đục thủy tinh thể do ánh sáng” (17- 888)
17-1366
Hệ số bảo vệ chống tia tử ngoại [FUVP]
Phép đo chất lượng bảo vệ của mẫu vải chống lại tia tử ngoại từ mặt trời được xác định bằng thử nghiệm cấy mô trong ống nghiệm.
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH 1: Đối với thử nghiệm trong ống nghiệm, sự chiếu xạ gây ban đỏ được đo bằng máy dò với mẫu thử nghiệm dưới vải được so sánh với sự chiếu xạ hồng cầu được đo không có vải, trong đó nguồn sáng thường là mô phỏng mặt trời. Điều này được thể hiện trong phương trình sau:
trong đó
ser (l) là hàm trọng số phổ gây ban đỏ;
El là phổ chiếu xạ;
t(l) là phổ truyền qua của mẫu đo được;
Δl là độ rộng băng sóng;
l là bước sóng.
CHÚ THÍCH 2 Hàm trọng số phổ nguy hiểm tử ngoại, s(l), đã được thay thế cho ser(l) trong các trường hợp đặc biệt. Nếu sử dụng như vậy, hệ số bảo vệ chống tia tử ngoại FUVP phải được ghi chú là FUVP [s(l) lấy trọng số].
Viết tắt: “UPF”
17-1367
Tia cực tím
Bức xạ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của bức xạ khả kiến
CHÚ THÍCH 1: Dải bước sóng giữa 100 nm và 400nm thường được chia thành:
UV-A: 315nm đến 400nm;
UV-B: 280nm đến 315nm;
UV-C: 100 nm đến 280 nm.
CHÚ THÍCH 2: Không thể xác định được ranh giới chính xác giữa “tử ngoại” và “nhìn thấy” bởi vì cảm giác thị giác ở bước sóng ngắn hơn 400nm được ghi nhận đối với các nguồn rất sáng.
CHÚ THÍCH 3: Trong một số ứng dụng, phổ tử ngoại cũng đã được chia thành tử ngoại “xa”, tử ngoại “chân không” và tử ngoại “gần”; tuy nhiên các ranh giới nhất thiết phải thay đổi tùy theo ứng dụng (ví dụ: trong khí tượng học, thiết kế quang học, quang hóa, vật lý nhiệt, v.v.).
Viết tắt: “UVR”
17-1368
Biểu đồ thang màu đồng nhất
Biểu đồ 2 chiều trong đó các tọa độ được xác định với mục đích tạo khoảng cách bằng nhau thể hiện các bước phân biệt màu gần như bằng nhau của các kích thích màu có cùng độ chói trong toàn biểu đồ
Thuật ngữ tương đương: “Biểu đồ UCS”
17-1369
Không gian màu đồng nhất
Không gian màu trong đó khoảng cách bằng nhau được dự định để biểu thị ngưỡng hoặc ngưỡng tối đa cảm nhận sự khác biệt màu có kích thước bằng nhau
17-1370
Nguồn điểm đồng nhất
Xem CHÚ THÍCH đối với “nguồn điểm” (17-964)
17-1371
Bầu trời đồng đều
Bầu trời có phân bố độ chói đồng đều trên toàn bán cầu
17-1372
Tỷ số đồng đều độ rọi (trên một mặt phẳng cho trước)
Xem “độ đồng đều độ rọi” (17-552)
17-1373
Sắc màu duy nhất
Sắc màu không thể mô tả thêm bằng cách sử dụng tên màu khác với tên chính nó
Thuật ngữ tương đương: “sắc màu đơn nhất”
CHÚ THÍCH: Có 4 sắc màu duy nhất: đỏ, xanh lục, vàng và xanh dương tạo thành 2 cặp màu sắc đối lập: đỏ và xanh lục, vàng và xanh dương.
17-1374
Sắc màu đơn nhất
Xem “sắc màu duy nhất” (17-1373)
17-1375
Bức xạ không phân cực
Bức xạ thể hiện không có tính chất định hướng ưu tiên trong mặt phẳng vuông góc với hướng truyền của bức xạ, hướng và pha của vectơ điện phân bổ ngẫu nhiên
CHÚ THÍCH: Một chùm bức xạ không phân cực có thể được coi là bao gồm 2 thành phần có biên độ bằng nhau nhưng với các trạng thái phân cực trực giao, hai thành phần này không liên quan đến nhau
17-1376
Màu sắc không liên quan
Màu sắc cảm nhận được thuộc về một diện tích nhìn thấy tách biệt với các màu khác
17-1377
UPF (viết tắt)
Xem “hệ số bảo vệ chống tia tử ngoại” (17-1366)
17-1378
Thông lượng hướng lên (của một nguồn)
Thông lượng tích lũy của một nguồn trong góc khối 2psr phía trên mặt phẳng ngang đi qua nguồn
Đơn vị: Im
17-1379
Phần quang thông hướng lên (của đèn điện)
Tỷ số giữa quang thông hướng lên với tổng quang thông của đèn điện
Đơn vị: 1
17-1380
Tỷ số đầu ra ánh sáng hướng lên (của đèn điện)
Tỷ số giữa quang thông hướng lên của đèn điện, được đo trong các điều kiện quy định cùng (các) bóng đèn và thiết bị riêng của nó với tổng quang thông riêng lẻ của cùng (các) bóng đèn đó khi hoạt động bên ngoài đèn với cùng thiết bị trong dưới điều kiện thực tế xác
Đơn vị: 1
Xem thêm CHÚ THÍCH với “tỷ số đầu ra ánh sáng” (17-847)
Tên viết tắt: “ULOR”
17-1381
Tỷ số ánh sáng hướng lên
Tỷ lệ quang thông của đèn điện hoặc hệ thống phát ra từ hướng ngang trở lên khi (các) bộ đèn được treo ở vị trí lắp đặt (của chúng)
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: ULR hoàn toàn giống với ULORinst như được sử dụng trong CIE 126-1997.
Viết tắt: “ULR”
17-1382
Hệ số sử dụng (của hệ thống lắp đặt, cho một bề mặt tham chiếu) [U]
Tỷ số giữa quang thông mà bề mặt tham chiếu nhận được với tổng quang thông riêng lẻ của các đèn điện của hệ thống lắp đặt
Đơn vị: 1
17-1383
Hệ số sử dụng (của hệ thống lắp đặt, cho một bề mặt tham chiếu)
Tỷ số giữa quang thông mà bề mặt tham chiếu nhận được với tổng quang thông riêng lẻ của các đèn điện của hệ thống lắp đặt
Đơn vị: 1
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “Hệ số sử dụng”
17-1384
Mặt phẳng sử dụng
Xem “mặt phẳng làm việc” (17-1443)
17-1385
UV-A
Xem CHÚ THÍCH 1 với “bức xạ tử ngoại” (17- 1367)
17-1386
UV-B
Xem CHÚ THÍCH 1 với “bức xạ tử ngoại” (17- 1367)
17-1387
UV-C
Xem CHÚ THÍCH 1 với “bức xạ tử ngoại” (17- 1367)
17-1388
UVR (viết tắt)
Xem “bức xạ tử ngoại” (17-1367)
17-1389
Bức xạ của tia cực tím
Xem “bức xạ tử ngoại” (17-1367)
V
17-1390
Bóng đèn (sợi đốt) chân không
Bóng đèn sợi đốt trong đó phần tử phát sáng hoạt động trong bóng đèn hút chân không
17-1391
Chiếu sáng rèm
Xem “chiếu sáng rèm” (17-870)
17-1392
Bộ thông báo biến đổi
Tập hợp các ký tự được hiển thị bởi biển hiệu thông báo biến đổi
17-1393
Dấu thông tin biến đổi
Dấu hiệu dùng cho mục đích hiển thị một trong số một số ký tự bao gồm các chữ cái và con số có thể được sử dụng cùng với các ký hiệu hoặc có thể chỉ bao gồm các ký hiệu
17-1394
Chói lóa màng mờ (hình ảnh)
Ánh sáng phản chiếu từ một phương tiện hình ảnh không được điều biến bằng các phương tiện sử dụng để tạo ra hình ảnh
CHÚ THÍCH 1: Chói lóa làm sáng và giảm độ tương phản của các phần hình ảnh tối hơn.
CHÚ THÍCH 2: Sự chói lóa màng mờ đôi khi được gọi là “ sự lóe sáng xung quanh”
17-1395
Độ chói màng mờ (đối với chói lóa mờ)
Độ chói chồng lên hình ảnh ở võng mạc và làm giảm độ tương phản bởi ánh sáng tạp tán trong mắt
Đơn vị: cd·m-2
17-1396
Phản xạ màng mờ
Phản xạ gương xuất hiện trên đối tượng được quan sát che khuất một phần hoặc toàn bộ các chi tiết bởi sự giảm độ tương phản
17-1397
Độ rọi đứng [Ev,v; Ev]
Độ rọi trên mặt phẳng thẳng đứng
Đơn vị: Ix = lm·m-2
17-1398
Góc trắc quang đứng (của một dải sáng) [g]
Góc giữa dải ánh sáng và trục đầu tiên của đèn điện
Đơn vị: rad, °
17-1399
Xem ngọn lửa
Chói lóa màng mờ nhận thấy trong môi trường quan sát nhưng không được tính trong các phép đo được thực hiện bằng cấu hình đo lường quy định
CHÚ THÍCH: Sự lóe sáng nhìn thấy được biểu thị bằng phần trăm độ chói của màu trắng thích nghi
17-1400
Độ nhìn rõ (của một dấu hiệu)
Phạm vi cảm nhận thị giác, thường được đo theo khoảng cách ngưỡng mà tại đó một dấu hiệu trở nên rõ ràng
17-1401
Mức độ nhìn rỗ [FVL]
Tỷ số cho biết mức độ tương phản của mục tiêu trên độ tương phản ngưỡng bao nhiêu, dựa trên công thức
FVL = ΔLactual / ΔLthreshold
Trong đó
ΔLactual là sự chênh lệch độ chói thực tế giữa mục tiêu và nền của nó
ΔLthreshold là chênh lệch độ chói cần thiết giữa một mục tiêu có kích thước góc nhất định và nền để mục tiêu thoạt nhìn thấy được, đó là ở ngưỡng
Đơn vị: 1
17-1402
Bức xạ nhìn thấy
Bức xạ quang học bất kỳ có khả năng trực tiếp gây ra cảm giác thị giác
CHÚ THÍCH: Không có giới hạn chính xác cho dải phổ của bức xạ nhìn thấy vì chúng phụ thuộc vào lượng công suất bức xạ đạt tới võng mạc và đáp ứng của người quan sát Giới hạn dưới thường được lấy giữa 360 nm và 400nm và giới hạn bên nằm trong khoảng từ 760 nm đến 830 nm.
17-1403
Độ nhìn tinh (thị lực)
1. về định tính: khả năng nhìn phân biệt rõ các chi tiết nhỏ có góc phân ly rất nhỏ
2. về định lượng: số đo phân biệt không gian bất kỳ sao như là nghịch đảo của giá trị góc phân ly tính bằng phút dây cung giữa 2 đối tượng liền kề (các điểm hoặc các vạch hoặc các kích thích xác định khác) mà người quan sát thoạt nhận thấy có sự tách biệt
Thuật ngữ tương đương: “độ phân giải hình ảnh”
17-1404
Góc nhìn
Góc đối diện đối tượng hoặc chi tiết tại điểm quan sát
CHÚ THÍCH: Đơn vị SI đối với góc này là rad mặc dù cũng có thể được đo bằng milliradian, độ hoặc phút của dây cung
Xem thêm “góc đối diện” (17-42)
17-1405
Đèn chỉ báo độ dốc quan sát khi tiếp đất
Đèn mặt đất hàng không hoặc hệ thống đèn được thiết kế để chỉ ra góc hạ cánh chính xác cho máy bay khi tiếp đất
17-1406
Phép đo màu bằng mắt
Phép đo màu trong đó mắt được sử dụng để so sánh định lượng giữa các kích thích màu
17-1407
Ngưỡng tương phản thị giác
Độ tương phản nhỏ nhất được tạo ra tại mắt người quan sát bởi một đối tượng đã cho để có thể cảm nhận được đối tượng đó trên một nền nhất định
CHÚ THÍCH: Đối với các quan sát khi tượng, đối tượng phải được hiển thị để nhận biết được và do đó sẽ có ngưỡng cao hơn. Giá trị 0,05 đã được chấp nhận làm cơ sở cho việc đo phạm vi quang học khí tượng.
17-1408
Trường thị giác
Xem “trường nhìn” (17-430)
17-1409
Chỉ dẫn thị giác
Các biện pháp đảm bảo rằng người lái xe được cung cấp thông tin đầy đủ về chiều hướng của con đường
17-1410
Mật độ (phát sáng) hiệu quả thị giác [Dv]
Logarit cơ số 10 của tỷ số giữa độ chói của màu trắng được chấp nhận của cảnh hoặc bản gốc, Yadopted white với độ chói của một khu vực đo được của cảnh hoặc bản gốc Ymeasured area
Đơn vị: 1
17-1411
Nhận thức thị giác
Giải thích cảm giác thị giác
17-1412
Hiệu suất thị giác
Chất lượng hoạt động của hệ thống thị giác của người quan sát liên quan đến sự nhìn trung tâm và ngoại vi
17-1413
Phép trắc quang thị giác
Phép trắc quang trong đó mắt được sử dụng để so sánh định lượng giữa các kích thích ánh sáng
17-1414
Phạm vi nhìn
Khoảng cách lớn nhất mà tại đó một vật thể nhất định có thể được nhận ra trong bát kỳ trường hợp cụ thể nào, chỉ bị giới hạn bởi độ truyền qua khí quyển và bởi ngưỡng tương phản thị giác
CHÚ THÍCH: Trong thuật ngữ hàng không, thuật ngữ này cũng được sử dụng cho phạm vi phát sáng của đèn tín hiệu.
17-1415
Độ phân giải hình ảnh
Xem “độ nhìn tinh” (17-1403)
17-1416
Cảm giác thị giác
Phản ứng của hệ thống thị giác đối với kích thích
17-1417
Tín hiệu thị giác
Hiện tượng có thể nhìn thấy nhằm truyền đạt thông tin
17-1418
Nhiệm vụ thị giác
Yếu tố thị giác của công việc được thực hiện.
CHÚ THÍCH:Các yếu tố thị giác chính là kích thước của cấu trúc, độ chói, độ tương phản của nó so với nền và thời gian thực hiện nhiệm vụ
17-1419
Ngưỡng thị giác (trong sự nhìn điểm)
Xem “ngưỡng độ rọi” (17-1313)
17-1420
Tổng hợp vitamin D
Quá trình 7-dehydrochotesterol, tiền chất của vitamin D3, tạo ra vitamin D3 bằng cách hấp thụ bức xạ tử ngoại 240nm đến 315nm và ngoài ra chuyển đổi nó thành vitamin D3 thông qua quá trình đồng phân hóa nhiệt.
CHÚ THÍCH: Vitamin D là một thuật ngữ chung cho vitamin 02 và / hoặc vitamin D3. Quá trình trên ở da động vật có vú tạo ra vitamin D3. Vitamin 02 được hình thành trong thực vật trong một quá trình tương tự khi bức xạ UV kích hoạt ergosterol.
17-1421
Màu sắc khối
Màu sắc cảm nhận được thuộc về khối vật chất
17-1422
Định luật duy trì von Kries
Định luật thực nghiệm phát biểu rằng các kích thích màu phù hợp trong một tập hợp các điều kiện thích nghi sẽ tiếp tục phù hợp như vậy trong bất kỳ tập hợp nào khác
CHÚ THÍCH: Định luật duy trì von Kries không áp dụng cho tất cả các điều kiện.
W
17-1423
Nhòe
Sự giảm độ tương phản gây ra bởi sự phản xạ gương hoặc không gương của ánh sáng phát ra từ mặt biển hiệu khi ánh sáng tới từ một nguồn hoặc các nguồn bên ngoài.
CHÚ THÍCH: Nhòe có thể làm cho tỷ lệ tương phản của biển hiệu giảm xuống dưới mức giới hạn cho phép.
17-1424
Đèn kín nước
Xem CHÚ THÍCH với “đèn điện có bảo vệ” (17- 995)
17-1425
Số sóng [σ]
Nghịch đảo của bước sóng
Đơn vị: m-1
17-1426
Bước sóng [l]
Khoảng cách theo hướng lan truyền của sóng tuần hoàn giữa 2 vị trí liên tiếp mà sóng đồng pha tại đó
Đơn vị: m
CHÚ THÍCH 1 Bước sóng trong môi trường bằng bước sóng trong chân không chia cho chỉ số khúc xạ của môi trường. Trừ khi có quy định khác, các giá trị của bước sóng thường là giá trị trong không khí. Chỉ số khúc xạ của không khí tiêu chuẩn (đối với quang phổ: T = 15 °C, p = 101 325 Pa) nằm trong khoảng từ 1.000 27 đến 1.000 29 đối với bức xạ nhìn thấy.
CHÚ THÍCH 2: l = v / u, trong đó l là bước sóng trong môi trường, v là vận tốc pha trong môi trường đó và u là tần số.
CHÚ THÍCH 3 Trong bức xạ quang, các đơn vị thường sử dụng “nm” và “µm”
17-1427
Màu trắng, thích nghi
Kích thích màu sắc mà một người quan sát thích nghi với môi trường quan sát sẽ đánh giá là vô sắc hoàn toàn và có hệ số độ chói bằng 1
CHÚ THÍCH: Kích thích màu được coi là màu trắng thích nghi có thể khác nhau tại các vị trí khác nhau trong một cảnh.
17-1428
Màu trắng được chấp nhận (chụp ảnh)
Sự phân bố phổ bức xạ được nhìn thấy bởi một thiết bị đo hoặc chụp ảnh và được chuyển đổi thành tín hiệu màu sắc được coi là hoàn hảo và có hệ số độ chói thích nghi cảm nhận bởi người quan sát bằng 1; tức là, tín hiệu màu sắc được coi là tương ứng với bộ khuếch tán màu trắng hoàn hảo
CHÚ THÍCH 1: Màu trắng được chấp nhận có thể thay đổi trong một cảnh.
CHÚ THÍCH 2: Không nên đặt ra các giả định liên quan đến tương quan giữa màu trắng thích nghi hoặc được chấp nhận và các số đo của bộ khuếch tán phản xạ gần hoàn hảo trong một cảnh, do các số đo của bộ khuếch tán đó sẽ phụ thuộc vào sự chiếu sáng góc quan sát và các thành tố khác trong cảnh có thể ảnh hưởng đến sự cảm nhận. Thật dễ dàng để bố trí các điều kiện mà một bộ khuếch tán phản xạ gần hoàn hảo số hiển thị màu xám hoặc có màu.
17-1429
Cân bằng trắng
Sự điều chỉnh kênh màu của hình ảnh điện tử hoặc xử lý hình ảnh sao cho bức xạ có phân bố công suất phổ tương đối tương tự như phân bố công suất phổ tương đối của màu trắng được chấp nhận ở cảnh hiển thị như trung tính thị giác
17-1430
Điểm trắng
Kích thích tham chiếu vô sắc trong biểu đồ màu tương ứng với kích thích tạo ra một vùng hình ảnh có cảm nhận là màu trắng
17-1431
Điểm trắng được chấp nhận (mô hình hiển thị màu)
Điểm trắng tham chiếu tính toán (điểm trắng được sử dụng trong tính toán, ví dụ: điểm trắng được chấp nhận hoặc điểm trắng phát sáng màn hình hiển thị) sử dụng bởi mô hình hiển thị màu sắc.
CHÚ THÍCH 1: Điểm trắng sử dụng bởi mô hình hiển thị màu sắc là điểm trắng được chấp nhận.
CHÚ THÍCH 2 Điểm trắng được chấp nhận có thể hoặc không thể là điểm trắng thích nghi và một trong những ứng dụng phổ biến nhất của điểm trắng được chấp nhận là đạt được màu trắng của thiết bị tái tạo tối ưu. Ví dụ, điểm trắng được chấp nhận tương ứng với môi trường đã cho có thể được sử dụng thay cho điểm trắng thích nghi để không có chất màu nào được sử dụng để tạo ra màu trắng.
CHÚ THÍCH 3: Khái niệm điểm trắng được áp dụng cho cả mô hình hiển thị màu sắc và mô hình tái tạo.
17-1432
Điểm trắng của không gian màu
Kích thích màu sắc mà các giá trị không gian màu được chuẩn hóa theo.
CHÚ THÍCH: Điểm trắng của không gian màu có thể hoặc không tương ứng với điểm trắng thích nghi và / hoặc điểm trắng của môi trường tham chiếu để mã hóa hình ảnh màu sắc.
17-1433
Điểm trắng của nguồn phát sáng màn hình
Điểm trong biểu đồ màu thể hiện màu sắc của phối hợp cộng thêm bằng 100% của 3 màu cơ bản của màn hình hiển thị được đo theo hướng vuông góc với mặt màn hình
17-1434
Đèn điện góc rộng
Đèn điện phân bổ ánh sáng trong một góc khối tương đối rộng.
CHÚ THÍCH: Ngược lại với các đèn điện góc rộng, các đèn điện góc hẹp không được định nghĩa vì trong thực tế đây là các đèn chiếu (xem “đèn chiếu”)
17-1435
Định luật Wien (của bức xạ)
Dạng gần đúng của định luật Plank hợp lệ với mức xấp xỉ hơn 1 phần 1000 khi tích lT nhỏ hơn 0,002 m.K
Xem “định luật Plank” (17-958) về ý nghĩa của các biểu tượng
Xem thêm CHÚ THÍCH 1, 2, 3 và 4 đối với “định luật Plank” (17-958)
17-1436
Cửa sổ
Lỗ mở lấy ánh sáng ban ngày trên một diện tích thẳng đứng hoặc gần đứng của tường bao căn phòng
17-1437
Dãy đèn chỉ báo độ dốc tiếp cận trực quan
Dãy đèn được đặt ở bên cạnh đường băng trong sân bay, phía ngoài dãy đèn mép đường băng.
CHÚ THÍCH: Một dãy đèn chỉ báo độ dốc tiếp cận trực quan có thể được ghép đôi đối xứng với dãy đèn tương tự ở phía đối diện của đường băng.
17-1438
Bóng đèn thủy tinh Wood
Xem “bóng đèn ánh sáng đen” (17-92)
17-1439
Nơi làm việc
Nơi dự định bố trí chỗ làm việc trong các tòa nhà kinh doanh và/hoặc cơ sở sản xuất và bất kỳ nơi nào khác trong khu vực kinh doanh và/hoặc cơ sở sản xuất mà người lao động có quyền đi vào trong quá trình làm việc của mình
17-1440
Mặt phẳng làm việc
Xem “mặt phẳng công tác” (17-1443)
17-1441
Vị trí làm việc
Sự kết hợp và bố trí không gian của các thiết bị làm việc bao quanh bởi môi trường làm việc trong các điều kiện áp đặt bởi các nhiệm vụ công việc
17-1442
Chuẩn trắc quang công tác
Nguồn sáng hoặc quang kế được sử dụng hàng ngày cho các phép đo trắc quang và được hiệu chuẩn bằng cách tham chiếu đến một chuẩn trắc quang thứ cấp
17-1443
Mặt phẳng công tác
Bề mặt tham chiếu được xác định là mặt phẳng mà tại đó công việc thường được thực hiện.
Thuật ngữ tương đương: “mặt phẳng làm việc”, “mặt phẳng sử dụng”.
CHÚ THÍCH: Trong chiếu sáng nội thất và trừ khi có chỉ định khác, mặt phẳng này được giả định là mặt phẳng nằm ngang cao 0,85 m bên trên sàn và giới hạn bởi các bức tường của căn phòng, ở Mỹ, mặt phẳng làm việc thường được giả định là cao hơn 0,76 m so với mặt sàn, ở Nga là 0,8 m so với mặt sàn.
17-1444
Bóng đèn chuẩn công tác
Bóng đèn dự định được sử dụng làm chuẩn trắc quang công tác
X
17-1445
Độ cao “x”
Độ cao của chữ viết thường “X” trong một bộ ký tự cho trước
Đơn vị: mm
Xem thêm “độ cao ký tự” (17-134)
Y
17-1446
Điểm vàng
Xem “hoàng điểm” (17-747)
Z
17-1447
Định hướng không độ
Độ chiếu xạ vật liệu phản xạ theo hướng vuông góc.
Xem thêm CIE15 Phép đo màu (Mục 5)
17-1448
Quang thông vùng (của nguồn cho một vùng)
Sự khác biệt của quang thông tích lũy của nguồn đối với các góc khối đối diện bởi đường biên trên và dưới của vùng đó
Đơn vị: Im
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Thuật ngữ và định nghĩa
A
17-1 Hiện tượng Abney
17-2 Định luật Abney
17-3 Sụt áp âm cực bất thường
17-4 Đầu đo nhiệt tuyệt đối
17-5 Hệ số hấp thụ [α]
17-6 Sự hấp thụ
17-7 Chiếu sáng nhấn
17-8 Vùng tiếp cận (của đường hầm)
17-9 Độ chói vùng tiếp cận
17-10 Sự điều tiết
17-11 Màu vô sắc
17-12 Kích thích vô sắc
17-13 Quang hóa
7-14 Liều quang hóa [Hact]
17-15 Hiệu ứng quang hóa gián tiếp
17-17 Phổ tác động
17-18 Sự thích nghi
17-19 Sự thích nghi không đầy đủ
17-20 Trạng thái thích nghi
17-21 Màu trắng thích nghi
17-22 Sự chuyển dịch đo màu thích nghi
17-23 Sự chuyển dịch màu thích nghi
17-24 Phối trộn cộng thêm của các kích thích màu
17-25 Định luật cộng thêm của von Krefeld
17-26 Đèn có thể điều chỉnh
17-27 Màu trắng được chấp nhận
17-28 Đèn hiệu sân bay
17-29 Đèn mặt đất hàng không
17-30 Sự lưu quang
17-31 Cốt liệu (của mặt đường)
17-32 Bóng đèn không khí nén
17-33 Đường đa năng
17-34 Định luật Allard
17-35 Ánh sáng thay đổi xen kẽ
17-37 Mức độ rọi xung quanh (của màn hình)
17-38 Điểm trắng xung quanh (của màn hình)
17-39 Biên độ thăng giáng quang thông (của một nguồn sáng dùng điện xoay chiều)
17-40 Góc tới [ɛ]
17-41 Góc quan sát [α]
17-42 Góc bao [α]
17-43 Tình trạng ba màu dị thường
17-44 Đèn chống va chạm
17-45 Sự phát quang phản Stokes
17-46 Khẩu độ
17-47 Màu khẩu độ
17-48 Chế độ nhìn qua khẩu độ (biểu thị màu sắc)
17-49 Chặn khẩu độ
17-51 Biểu kiến
17-52 Mô hình biểu kiến kích thích đơn
17-53 Hệ thống chiếu sáng tiếp đất
17-54 Phóng điện hồ quang
17-56 Ống hồ quang
17-57 Đầu đo dạng mảng
17-58 Thời gian nắng thiên văn
17-59 Đèn điện không đối xứng
17-60 Khả năng truyền qua khí quyển [T]
17-61 Độ truyền qua khí quyển [P]
17-63 Độ rọi trung bình (trên bề mặt) [Eav, ]
17-64 Tuổi thọ trung bình
17-65 Độ chói trung bình (của một bề mặt) [Lav, ]
B
17-66 Tấm chắn hậu
17-67 Nền (của một biển báo)
17-68 Nền kích thích đơn
17-69 Tấm ốp sau (của thiết bị điều khiển giao thông)
17-70 Đèn lùi
17-71 Bóng đèn diệt khuẩn
17-73 Balát
17-74 Hệ số lumen của ba lát
17-75 Barrette (đèn mặt đất sân bay)
17-76 Đầu đèn (US)
17-78 Định luật cơ bản về đo bức xạ và trắc quang
17-79 Bức xạ photon cơ bản
17-80 Bức xạ cơ bản
17-81 Đầu đèn chân cắm
17-82 Đầu đèn chân cắm
17-83 Chân cắm
17-85 Độ mở chùm tia
17-86 Hiện tượng Bezold-Brücke
17-87 Hàm phân bố phản xạ hai chiều (tại một phần tử bề mặt của môi trường, theo một hướng nhất định, đối với một hướng chiếu xạ nhất định) [p(θi, θr, λ)]
17-88 Màu nhị nguyên
17-89 Nhịp sinh học
17-90 Sự phát quang sinh học
17-91 Hệ số bức xạ huỳnh quang hai phổ [βL, λ(µ)]
17-92 Bóng đèn ánh sáng đen
17-93 Vật đen
17-94 Bóng đèn hỗn hợp
17-95 BLF (abbreviation)
17-96 BLH (abbreviation)
17-97 Nguy hiểm ánh sáng xanh
17-99 Độ phát xạ nguy hiểm ánh sáng xanh [Lb]
17-100 Liều bức xạ ánh sáng xanh nguy hiểm [Lb,t]
17-101 Phơi nhiễm ánh sáng xanh nguy hiểm [Hb]
17-102 Hàm trọng số theo phổ nguy hiểm ánh sáng xanh [b(λ)]
17-103 Bức xạ ánh sáng xanh nguy hiểm tích hợp (theo thời gian) [Lb,t]
17-104 Cọc tiêu
17-105 Máy đo năng lượng bức xạ
17-106 Đường bao (của một dấu hiệu)
17-107 Chao
17-108 Đèn phanh
17-109 BRDF (abbreviation)
17-110 Chói sáng
17-111 Độ chói sáng
17-112 Vỏ bóng đèn
17-113 Đèn điện vách ngăn
17-114 Luật Bunsen-Roscoe
17-115 Phao
C
17-116 Hệ tọa độ C, γ
17-117 Candela
17-118 Candela trên mét vuông
17-119 Đầu đèn
17-120 Bóng đèn mũ
17-121 Đóng đèn dây tóc cacbon
17-122 Đèn chỉ hướng
17-123 Dấu hiệu chỉ hướng
17-124 Làn đường
17-125 Dấu vạch chỉ làn đường
17-126 Giảm âm cực
17-127 Sụt áp âm cực
17-128 Sự phát sáng âm cực
17-129 CBL (abbreviation)
17-130 CCT (abbreviation)
17-131 Chỉ số hốc trần
17-132 Tỷ lệ hốc trần (US)
17-133 Ký tự (của tín hiệu ánh sáng)
17-134 Chiều cao ký tự
17-135 Ma trận ký tự
17-136 Sự giãn cách ký tự
17-137 Đặc tính (của tín hiệu ánh sáng) (US)
17-138 Phát quang hóa học
17-139 Sắc độ
17-140 Thích nghi màu sắc
17-141 Màu có sắc
17-142 Cảm ứng màu sắc
17-143 Kích thích có sắc
17-144 Độ màu
17-145 Tọa độ màu
17-146 Tọa độ màu, phổ
17-147 Biểu đồ màu
17-148 CIE
17-149 Người quan sát đo màu chuẩn theo CIE 1931
17-150 Hệ thống đo màu chuẩn CIE 1931 [X, Y, Z]
17-151 Quan sát viên đo màu tiêu chuẩn theo CIE1964
17-152 Hệ thống đo màu tiêu chuẩn CIE 1964 [X10, Y10, Z10]
17-153 Không gian màu đồng đều theo CIE 1964
17-154 Chỉ số hoàn màu chung theo CIE 1974 [Ra]
17-155 Chỉ số hoàn màu riêng theo CIE 1974 [Ri]
17-156 Độ khác biệt màu sắc L*a*b* theo CIE1976 [ΔE*ab]
17-157 Không gian màu L*a*b* theo CIE1976
17-158 Sự khác biệt màu sắc L*u*v* theo CIE 1976 [ΔE*uv]
17-159 Không gian màu L* u* v* theo ClE 1976
17-160 Sự khác biệt sắc độ u’ v’ theo CIE 1976 [Δc]
17-161 Biểu đồ UCS theo CIE 1976
17-162 Biểu đồ thang sắc độ đồng nhất theo CIE 1976
17-163 Hàm phối hợp màu CIE
17-164 Bầu trời quang tiêu chuẩn của CIE
17-165 Người quan sát đo màu chuẩn CIE
17-166 Người quan sát lệch chuẩn CIE
17-167 Bầu trời tổng quát tiêu chuẩn của CIE
17-168 Nguồn sáng chuẩn CIE
17-169 Bầu trời đầy mây tiêu chuẩn của CIE
17-170 Người quan sát trắc quang chuẩn CIE
17-171 Nguồn chuẩn CIE
17-172 Sự khác biệt màu sắc CIELAB [ΔE*ab]
17-173 Không gian màu CIELAB
17-174 Sự khác biệt màu sắc CIELUV [ΔE*uv]
17-175 Không gian màu CIELUV
17-176 Nhịp ngày đêm
17-177 Bức xạ phân cực xoay tròn
17-178 Bóng trong
17-179 Bóng đèn phủ mờ
17-180 Hệ số cường độ sáng (của một vật phản xạ ngược chiều) [R]
17-181 Hệ số độ chói phản xạ ngược (của mặt phẳng phản xạ ngược chiều) [RL]
17-182 Hệ số phản xạ ngược (của mặt phẳng phản xạ ngược) [RA]
17-184 Ốp trần
17-185 Bức xạ cố hữu
17-186 Sợi đốt xoắn kép
17-187 Bóng đèn cathode lạnh
17-188 Bóng đèn khởi động nguội
17-189 Đường gom
17-190 Màu sắc (US)
17-191 Chất tạo màu
17-192 Máy đo màu
17-193 Không gian màu
17-194 Trung tính màu
17-195 Độ tinh khiết màu [pc]
17-196 Phép đo màu
17-197 Màu sắc
17-198 Màu sắc (cảm nhận được)
17-200 Mô hình biểu hiện màu sắc
17-202 Ranh giới màu
17-203 Hàm biến đổi thành phần màu
17-204 Dữ liệu chứa màu sắc
17-205 Hệ số hiệu chỉnh màu sắc
17-206 Sự khác biệt màu sắc (cảm nhận được)
17-207 Phần tử màu (của mô hình biểu hiện màu)
17-208 Mã hóa màu
17-209 Phương trình màu
17-210 Phin lọc màu
17-211 Gam màu
17-212 Ranh giới gam màu
17-213 Dữ liệu ảnh màu
17-214 Dữ liệu ảnh màu, tham chiếu gốc tiêu chuẩn
17-215 Dữ liệu hình ảnh màu, tham chiếu đầu ra tiêu chuẩn
17-216 Dữ liệu hình ảnh màu, cảnh tham chiếu chuẩn
17-217 Mã hóa hình ảnh màu
17-218 Quản lý màu sắc
17-219 Hệ thống thứ tự màu
17-220 Mảng màu, khu vực thử nghiệm
17-221 Sự hoàn màu (của nguồn sáng)
17-222 Chỉ số hoàn màu [R]
17-223 Phương tiện tái tạo màu
17-224 Sự tái hiển thị màu
17-225 Khối màu
17-226 Không gian màu
17-227 Mã hóa không gian màu
17-228 Không gian màu, phụ thuộc vào thiết bị
17-229 Kích thích màu
17-230 Hàm kích thích màu [φλ(λ)]
17-231 Nhiệt độ màu [Tc]
17-232 Bóng đèn màu
17-233 Sự no màu
17-234 Phối hợp màu sắc
17-235 Hệ số phối hợp màu sắc
17-236 Các hàm phối hợp màu sắc (của hệ thống ba màu)
17-237 Phố thương mại
17-238 Bóng đèn phóng điện hồ quang nguồn nhỏ gọn
17-239 Bóng đèn so sánh
17-240 Các kích thích màu bổ sung
17-241 Bước sóng bổ sung (của một kích thích màu) [λc]
17-242 Chỉ số khúc xạ phức hợp (của vật liệu hấp thụ đẳng hướng) [(λ)]
17-243 Tính dễ hiểu (của một dấu hiệu)
17-244 Đèn điện khí nén (US)
17-245 Tế bào hình nón
17-246 Hệ số cấu hình (giữa 2 bề mặt S1 và S2) (c21, c12]
17-247 Đầu nối (bóng đèn)
17-248 Độ rõ ràng
17-249 Tấm tiếp xúc
17-250 Bóng đèn sóng liên tục
17-251 Sự tương phản
17-252 Hệ thống kiểm soát tương phản
17-253 Hệ số tương phản (của hệ tháng chiếu sáng đối với một nhiệm vụ)
17-254 Hệ số biểu lộ tương phần (của hệ thống chiếu sáng đường hầm) [qc]
17-255 Độ nhạy tương phản [Sc]
17-256 Độ rọi võng mạc quy ước
17-257 Chiếu sáng gờ
17-258 Nhiệt độ màu tương quan [Tcp]
17-259 Mô hình tái tạo màu tương ứng
17-260 Kích thích màu tương ứng
17-261 Chiếu sáng chùm tia ngược (trong đường hầm)
17-262 Chiếu sáng vòm
17-263 CRI (viết tắt)
17-264 Tần số nhấp nháy tới hạn
17-265 Thanh ngang (ứng dụng ở sân bay)
17-266 Tỷ lệ quang thông hướng xuống tích lũy (của một nguồn, đối với góc khối)
17-267 Quang thông tích lũy (của một nguồn, cho một góc khối)
17-268 Giờ giới nghiêm
17-269 Cắt
17-270 Góc cắt (của đèn điện)
17-271 Bóng đèn CW
17-272 Đường dành cho xe đạp
17-273 Độ rọi trụ (tại một điểm, theo một hướng chiếu xác định) [Ev,z; Ez]
D
17-275 Nguồn sáng D
17-276 Tối
17-277 Dòng điện tối
17-278 Ánh sáng ban ngày
17-279 Hệ số ánh sáng ban ngày [D]
17-280 Màu sắc huỳnh quang do ánh sáng ban ngày
17-282 Bóng đèn ánh sáng ban ngày
17-283 Đường quỹ tích ánh sáng ban ngày
17-284 Cửa sáng ban ngày
17-285 Chiếu sáng ban ngày
17-286 Đèn chạy xe ban ngày
17-287 Sự nhìn màu khiếm khuyết
17-288 Phương điều khiển giao thông
17-289 Cọc tiêu, cột mốc
17-290 Máy đo mật độ
17-291 Mật độ (quang) [Dﺡ]
17-292 Bộ khử phân cực
17-293 Hệ số suy giảm
17-294 Vận tốc thiết kế
17-295 Độ phát hiện (của đầu đo) [D]
17-296 Đầu đo (bức xạ quang)
17-297 Mù màu lục
17-298 Dị tật nhìn màu lục
17-299 Bệnh mù màu lục
17-300 Bệnh thị giác hai màu
17-301 Sự nhiễu xạ
17-302 Độ rọi ngang khuếch tán (từ bầu trời) [Ev,d]
17-303 Độ chiếu xạ ngang khuếch tán [Ee,d]
17-304 Độ phản xạ khuếch tán [ρd]
17-305 Phản xạ khuếch tán
17-306 Bức xạ bầu trời khuếch tán
17-307 Sự truyền qua khuếch tán
17-309 Chiếu sáng khuếch tán
17-310 Bộ khuếch tán
17-311 Sự khuếch tán
17-312 Hệ số khuếch tán (của một bề mặt khuếch tán, bởi phản xạ hoặc truyền qua) [σ]
17-313 Hệ thống hình ảnh số hóa
17-314 Mờ (tính từ)
17-315 Thiết bị làm mờ
17-316 Quang thông trực tiếp (trên bề mặt)
17-317 Lóa trực tiếp
17-320 Tỷ lệ trực tiếp (của hệ thống sáng nội thất)
17-322 Độ chiếu bức xạ mặt trời trực tiếp [Ee,s]
17-323 Bức xạ mặt trời trực tiếp
17-325 Đèn chỉ thị hướng
17-326 Đèn dẫn hướng
17-327 Hiệu ứng định hướng
17-328 Phát xạ định hướng (của nguồn bức xạ nhiệt, theo một hướng nhất định) [ɛ;ɛ(θ,φ)]
17-329 Chiếu sáng định hướng
17-332 Đèn phóng điện
17-333 Lóa khó chịu
17-334 Sự phân tán
17-335 Đặc tính đầu vào / đầu ra hiển thị
17-336 Bề mặt hiển thị
17-338 Màn hình phẳng
17-339 Màn hình hiển thị LCD
17-340 Đường cong phân bố (cường độ sáng)
17-341 Nhiệt độ phân phối (của một nguồn trong một dải bước sóng đã cho, λ1 to λ2) [TD]
17-342 Đường phân nhánh
17-343 Tính đa dạng [Ud]
17-344 DLOR (viết tắt)
17-345 Bước sóng trội (của kích thích màu) [λd]
17-346 Liều (bức xạ quang của phân bố quang phổ xác định)
17-347 Suất liều
17-348 Đường cong đáp ứng liều
17-349 Đèn chiếu xuống
17-350 Quang thông hướng xuống (của nguồn)
17-351 Phần quang thông hướng xuống (của đèn điện)
17-352 Tỷ số quang thông hướng xuống (của đèn điện)
17-354 DRL (viết tắt)
17-355 Thời gian phơi sáng [texp]
17-356 Đèn chống bụi
17-357 Đèn kín bụi
17-358 Nơi ở
E
17-359 Liều hiệu quả [Heff]
17-360 Cường độ hiệu dụng (của đèn nhấp nháy)
17-361 Đèn chiếu hiệu ứng
17-362 Cấu hình đầu ra
17-363 Cấu hình tám độ
17-364 Hồ quang điện (trong khí hoặc hơi)
17-365 Chiếu sáng điện
17-366 Sự phát quang điện
17-367 Bóng đèn huỳnh quang điện
17-368 Bảng phát quang điện
17-369 Nguồn huỳnh quang điện
17-370 Bức xạ điện từ
17-371 Biển hiệu thông báo biến đổi dạng ma trận cơ điện
17-372 Bóng đèn chớp sáng điện tử
17-373 Hàm chuyển đổi quang điện
17-374 Phần tử (mặt biển hiệu)
17-375 Kích thước phần tử (mặt biển hiệu)
17-376 Bức xạ phân cực elip
17-377 Chiếu sáng khẩn cấp
17-378 Hệ số quang thông của ba lát chế độ khẩn cấp
17-379 Sự phát (bức xạ)
17-380 Phổ phát xạ (của vật liệu phát quang)
17-381 Vật liệu phát xạ
17-382 Tính phát xạ (bán cầu) [ɛ,ɛh]
17-383 Bộ phát xạ
17-385 Mức năng lượng
17-386 Góc tới (vật phản xạ ngược chiều) [β]
17-387 Cửa vào (đường hầm)
17-388 Vùng môi trường
17-389 EOCF (viết tắt)
17-390 Phổ năng lượng bằng nhau (Mỹ)
17-391 Quang kế cân bằng độ sáng
17-393 Phổ đồng đều năng lượng
17-394 Chương trình bảo dưỡng đẳng chu kỳ
17-395 Chương trình bảo dưỡng đồng mức độ rọi
17-396 Độ tương phản tương đương (của nhiệm vụ)
17-397 Độ chói tương đương (của một trường có kích thước và hình dạng nhất định, đối với bức xạ phân bố quang phổ tương đối tùy ý) [Leq]
17-398 Độ chói màng mờ tương đương (đối với chói lóa hoặc phản xạ màn mờ)
17-399 Ban đỏ, quang hóa
17-400 Phổ tác động ban đỏ [Ser(λ)]
17-401 Hàm trọng số phổ ban đỏ [Ser(λ)]
17-402 Liều ban đỏ [Her]
17-403 Độ chiếu xạ ban đỏ [Eer]
17-404 Phơi nhiễm bức xạ ban đỏ [Her]
17-405 Bức xạ ban đỏ
17-406 Chiếu sáng thoát hiểm
17-407 Sự kích thích
17-408 Độ tinh khiết kích thích [pe]
17-409 Phổ kích thích (cho một thành phần đơn sắc có Bước sóng xác định của bức xạ phát ra)
17-410 Cửa ra (của đường hầm)
17-411 Vùng lối ra (của đường hầm)
17-412 Chiếu sáng vùng lối ra
17-413 Đèn chống nổ (Mỹ)
17-414 Khoảng cách tiếp xúc
17-415 Thời lượng phơi sáng [texp]
17-416 Giới hạn phơi nhiễm [HL]
17-417 Máy đo độ phơi sáng
17-418 Đường cao tốc
17-419 Gam màu mở rộng
17-420 Năng suất lượng tử phát huỳnh quang ngoài
17-421 Hiệu suất lượng tử ngoài (của đầu đo) [ηe; η]
17-422 Thành phần phản xạ ngoài của hệ số ánh sáng ban ngày [De]
17-423 Độ rọi mặt trời ngoài trái đất [Ev]
17-424 Bức xạ mặt trời ngoài trái đất [Ee]
17-425 Chân cắm (Mỹ)
F
17-426 Đèn điện trước
17-427 Thời gian suy giảm (của đầu đo)
17-428 Màu nền
17-429 Trường bao quát (của đầu đo)
17-430 Trường nhìn
17-431 Dây tóc
17-432 Biến đổi hiển thị ảnh phim
17-433 Biến đổi không hiển thị ảnh phim
17-434 Bộ lọc
17-435 Chiếu sáng chỉ dẫn thoát cháy khẩn cấp
17-436 Trục đầu tiên (của đèn điện khi được đo trong hệ tọa độ C)
17-437 Thông điệp cố định (của một biển hiệu thông báo thay đổi)
17-438 Đèn chống nổ
17-440 Đèn hiệu chớp sáng dễ thấy
17-441 Ánh sáng nhấp nháy
17-442 Đèn chớp sáng (Mỹ)
17-443 Sự nhấp nháy
17-444 Chỉ số nhấp nháy
17-445 Quang kế nhấp nháy
17-446 Phao
17-447 Đèn nổi
17-448 Đèn pha
17-449 Chiếu sáng pha
17-450 Lắp đặt chiếu sáng pha
17-451 Chỉ số khoang sàn
17-452 Tỷ số khoang sàn (Mỹ)
17-453 Đèn sàn (Mỹ)
17-454 Lượng phơi nhiễm (tại một điểm, trong một thời gian phơi sáng nhất định) [He,o; Ho]
17-455 Tỷ lệ lượng phơi nhiễm (tại một điểm) [Ee,o; Eo]
17-456 Sự phát huỳnh quang
17-457 Bóng đèn huỳnh quang
17-458 Vật liệu huỳnh quang
17-459 Bóng đèn phóng điện thủy ngân huỳnh quang
17-460 Biển hiệu huỳnh quang
17-461 Đèn ống huỳnh quang
17-462 Chất huỳnh quang
17-463 Mã quang thông (của đèn điện)
17-464 Bộ ba thông lượng (của nguồn)
17-465 Footcandela (Mỹ)
17-466 Footlambe (Mỹ)
17-467 Lối đi bộ
17-468 Hệ số hình dạng (giữa hai mặt S1 và S2) [f12; f21]
17-469 Cấu hình vành khuyên bốn mươi lăm độ (45°a)
17-470 Cấu hình bốn mươi lăm độ (45° x)
17-471 Hố võng mạc
17-472 Hố trung tâm
17-473 Foveola
17-474 Độ che phủ mây gián đoạn (Mỹ)
17-475 Đường cao tốc (Mỹ)
17-476 Đèn chiếu điểm Fresnel
17-477 Đèn sương mù phía trước
17-478 Đèn vị trí phía trước
17-479 Bóng mờ
17-480 Tần số hợp nhất
G
17-481 Bóng đèn phóng điện trong khí
17-482 Bóng đèn phóng điện khí
17-483 Bóng đèn nạp khí (sợi đốt)
17-484 Chiếu sáng chung khuếch tán
17-485 Chiếu sáng chung
17-486 Bóng đèn phục vụ chiếu sáng chung
17487 Phạm vi địa lý (Mỹ)
17488 Phạm vi địa lý
17489 Phạm vi hình học (của một chùm tia) [G]
17490 Đèn diệt khuẩn
17491 Bức xạ diệt khuẩn
17492 Chói lóa
17493 Chói lóa do phản xạ
17494 Giới hạn hệ số chói lóa [RG,L]
17495 Độ rọi ngang tổng cộng [Ev,g]
17496 Độ chiếu xạ ngang tổng cộng [Ee,g]
17497 Bức xạ mặt trời tổng cộng
17498 Chỉ số UV tổng cộng
17499 Chao đèn hình cầu
17-500 Độ bóng (của bề mặt)
17-501 Máy đo độ bóng
17-502 Sự phóng điện phát sáng
17-503 Bóng đèn GLS
17-504 Quang kế góc
17-505 Bức xạ kế góc
17-506 Định luật Grassmann
17-507 Vật xám (Mỹ)
17-507 Vật xám
17-509 Bộ lọc xám
17-510 GRL (viết tắt)
17-511 Dấu hiệu nhóm A
17-512 Dấu hiệu nhóm B
17-513 Dấu hiệu nhóm C
H
17-514 Phân kỳ bán đỉnh (của đèn chiếu, trong mặt phẳng xác định)
17-515 Góc nửa giá trị (đối với bề mặt khuếch tán do phản xạ hoặc truyền qua) [γ]
17-516 Đèn cầm tay
17-517 Bản cứng
17-518 Bóng thủy tinh cứng
17-519 Đèn đường vận chuyển trong hầm mỏ
17-520 Tín hiệu cảnh báo nguy hiểm (trên xe)
17-521 Đèn pha
17-522 Đèn pha
17-523 Đèn pha, chùm sáng thấp xuống
17-524 Đèn pha, chùm sáng chạy xe
17-525 Đèn pha, chùm sáng cao
17-526 Đèn pha, chùm sáng thấp
17-527 Đèn pha, chùm sáng chính
17-528 Đèn pha, chùm sáng lướt qua
17-529 Đèn gắn mũ
17-530 Phép trị liệu bằng ánh sáng
17-531 Hiện tượng Helmholtz-Kohlrausch
17-532 Bệnh quáng gà
17-534 Bóng đèn phóng điện cường độ cao
17-535 Bóng đèn (hơi) thủy ngân cao áp
17-536 Bóng đèn (hơi) Natri áp suất cao
17-537 Đui
17-538 Dây dẫn sáng rỗng
17-539 Độ rọi ngang [Ev,h; Eh]
17-540 Bóng đèn catốt nóng
17-541 Bóng đèn khởi động nóng
17-542 Sắc
17-543 Phép cầu phương sắc màu
I
17-544 Định dạng tệp ICC
17-545 ICC PCS (viết tắt)
17-546 Không gian kết nối hồ sơ ICC
17-547 Định dạng hồ sơ ICC
17-548 ICNIRP
17-549 Bộ mồi
17-550 Độ rọi (tại một điểm của bề mặt) [Ev; E]
17-551 Máy đo độ rọi
17-552 Độ đồng đều độ rọi [Uo]
17-553 Véc tơ độ rọi (tại một điểm)
17-554 Vật chiếu sáng
17-555 Sự thay đổi đo màu của nguồn sáng
17-556 Sự thay đổi màu của nguồn sáng
17-557 Chế độ (hiển thị màu sắc) của nguồn chiếu sáng
17-558 Kỹ thuật chiếu sáng
17-559 Sự chiếu sáng
17-560 Màu sắc chiếu sáng
17-561 Chụp ảnh, đa phổ
17-562 Mô hình xuất hiện màu sắc hình ảnh
17-563 Trạng thái hình ảnh
17-565 Trạng thái hình ảnh, đầu ra tham chiếu
17-566 Trạng thái hình ảnh, ảnh tham chiếu
17-567 Trạng thái hình ảnh, cảnh tham chiếu
17-568 Hình ảnh đa phổ
17-569 Sự nung sáng
17-570 Bóng đèn (điện) nung sáng
17-571 Cấu hình tia tới
17-572 Chỉ thị khuếch tán (đối với chùm tia tới xác định)
17-573 Quang thông gián tiếp (tới bề mặt)
17-574 Độ rọi gián tiếp
17-575 Chiếu sáng gián tiếp
17-576 Đèn điện cảm ứng
17-577 Hình học quang thông tới
17-578 Nguy hại đục thủy tinh thể do “nhiệt” hồng ngoại
17-579 Bóng đèn hồng ngoại
17-580 Bức xạ hồng ngoại
17-581 Màu sắc vốn có
1-7-582 Độ rọi trung bình ban đầu (trên bề mặt, của hệ thống chiếu sáng) [Eav,i; ]
17-583 Độ chói trung bình ban đầu (của bề mặt, của hệ thống chiếu sáng) [ Lav,i; ]
17-584 Đầu vào (đối với máy đo bức xạ quang)
17-585 Phương vị lắp đặt (đối với một điểm nhất định trên mặt đường và đèn điện đã cho ở độ nghiêng của nổ trong khi đo) [φ]
17-586 Mật độ quang thông lắp đặt (đối với chiếu sáng nội thất)
17-587 Chỉ số lắp đặt [K]
17-588 Mật độ quang thông bóng đèn được lắp đặt (đối với chiếu sáng nội thất)
17-589 Bóng đèn khỏi động tức thời (Mỹ)
17-590 Quang kế tích phân
17-591 Quả cầu tích phân
17-592 Nút giao
17-593 Sự giao thoa
17-594 Vùng bên trong (đường hầm)
17-595 Độ chói vùng bên trong (tại vị trí bắt kỳ ở vùng bên trong đường hầm) [Lin]
17-596 Bầu trời trung gian
17-597 Hiệu suất lượng từ trong (của đầu đo) [[ηi]
17-598 Thành phần phản xạ bên trong của hệ số ánh sáng ban ngày [Di]
17-599 Sự phản xạ qua lại
17-600 Hệ số phản xạ qua lại
17-601 Giao lộ
17-602 Đèn điện an toàn thực chất
17-603 Các bước sóng bất biến
17-604 Bóng đèn iốt
17-605 IR-A
17-606 IR-B
17-607 IR-C
17-608 Độ chiếu xạ (tại một điểm của bề mặt) [Ee]
17-609 Sự chiếu xạ
17-610 Bức xạ lR
17-611 Hình học chiếu xạ
17-612 Dải linh hoạt của camera số ành tĩnh theo ISO
17-613 Đường cong đẳng candela
17-614 Biểu đồ đẳng candela
17-615 Đường đẳng candela
17-616 Đường cong đẳng độ rọi
17-616 Đường đẳng độ rọi (Mỹ)
17-618 Đường cong đẳng cường độ
17-619 Biểu đồ đẳng cường độ
17-621 Đường cong đẳng độ chói
17-622 Đường cong đẳng lux
17-623 Đường đẳng lux
17-624 Ánh sáng đẳng pha
17-625 Phản xạ khuếch tán đẳng hướng
17-625 Sự truyền qua khuếch tán đẳng hướng
17-627 Nguồn điểm đẳng hướng
J
17-628 Đèn điện chống nước phun
K
17-629 Định luật Koschmieder
L
17-630 Nhãn
17-631 Lambe
17-632 Định luật Lambert (cosin)
17-633 Bề mặt lambe
17-634 Bóng đèn
17-635 Hệ số duy trì lumen của bóng đèn
17-636 Hệ số duy trì quang thông bóng đèn “[fLLM”]
17-637 Hệ số sống sót của bóng đèn [fLS]
17-638 Điện áp trên bóng đèn (của bóng đèn phóng điện)
17-639 Đui đèn
17-640 Đèn hạ cánh
17-641 Nguồn lớn (trong quang sinh học)
17-642 Laze
17-643 Đèn phía bên
17-644 Dấu hiệu phía bên
17-645 LCD (viết tắt)
17-646 Đèn dẫn
17-646 Dấu hiệu dẫn
17-648 LED (viết tắt)
17-649 Chữ khắc
17-650 Tính rõ ràng (của một dấu hiệu)
17-651 Khoảng cách rõ ràng (của một dấu hiệu)
17-652 Khoảng cách rõ ràng trong điều kiện lướt nhanh (của một dấu hiệu)
17-653 Ống dẫn sáng bằng thấu kính
17-654 Đèn chiếu điểm
17-655 Đèn chiếu biển đăng ký (Mỹ)
17-656 Tuổi thọ (của bóng đèn)
17-657 Thử nghiệm tuổi thọ (của bóng đèn)
17-658 Tuổi thọ đến khi hỏng X% (của bóng đèn)
17-659 Ánh sáng
17-660 Sáng (tính từ)
17-661 Tâm sáng (của nguồn)
17-662 Điốt phát sáng
17-663 Dấu hiệu thông báo thay đổi phát sáng
17-664 Tiếp xúc với ánh sáng (tại một điềm của bề mặt, trong thời gian nhất định) [Hv; H]
17-665 Bộ chiết sáng (của ống dẫn sáng rỗng)
17-666 Vòi phun sáng (của ống dẫn sáng rỗng)
17-667 Hệ số tổn hao ánh sáng
17-668 Tỷ số đầu ra ánh sáng (của một bộ đèn) [RLO]
17-669 Ô nhiễm ánh sáng
17-670 Liệu pháp ánh sáng
17-671 Tàu có đèn
17-672 Phao chiếu sáng
17-673 Hải đăng
17-674 Chiếu sáng
17-675 Chuỗi ánh sáng
17-676 Đèn chiếu sáng
17-677 Lắp đặt chiếu sáng
17-678 Chuỗi ánh sáng (US)
17-679 Công nghệ chiếu sáng
17-680 Độ sáng (của màu liên quan)
17-681 Tàu có đèn hiệu
17-682 Sự tách dòng
17-683 Đầu đo tuyến tính
17-684 Bức xạ phân cực tuyến tính
17-685 Màn hình tinh thể lỏng
17-686 LLMF (viết tắt)
17-687 LMF (viết tắt)
17-688 Điều khiển cục bộ
17-689 Chiếu sáng cục bộ
17-691 Chiếu sáng cục bộ
17-692 Bóng đèn hồ quang dài
17-693 Hướng theo chiều dọc
17-694 Độ đồng đều theo chiều dọc của độ chói mặt đường [UI]
17-695 Bóng mờ (của ánh sáng)
17-696 LOR (viết tắt)
17-697 Tấm che sáng (Mỹ)
17-698 Trần che sáng (Mỹ)
17-699 Tấm che sáng
17-700 Trần che sáng
17-701 Bóng đèn (hơi) thủy ngân áp suất thấp
17-702 Bóng đèn (hơi) natri áp suất thấp
17-703 LSF (viết tắt)
17-704 Lumen
17-705 Phương pháp lumen
17-706 Lumen trên phút vuông (US)
17-707 Đèn điện
17-708 Hiệu suất đèn điện (Mỹ)
17-709 Cơ cấu bảo vệ đèn điện
17-710 Hệ số duy trì của đèn điện [fLM]
17-711 Độ chói (theo một hướng cho trước, tại một điểm nhất định của một bề mặt thực hoặc tưởng tượng) [Lv; L]
17-712 Hệ số độ chói (tại phần tử bề mặt của môi trường, theo một hướng đã cho, trong điều kiện chiếu sáng xác định) [qv; q]
17-713 Hệ số độ chói trong chiếu sáng khuếch tán
17-714 Tỷ số tương phản độ chói (của màn hình)
17-716 Liều độ chói (theo một hướng đã cho, tại một điểm nhất định của bề mặt thực hoặc tưởng tượng) [Lt,v]
17-717 Hệ số độ chói (tại bề mặt của môi trường không tự phát xạ theo một hướng cho trước, trong điều kiện chiếu sáng xác định) [βv]
17-718 Máy đo độ chói
17-719 Tỷ số độ chói (của một cảnh hoặc hình ảnh)
17-720 Ngưỡng độ chói
17-722 Sự phát quang
17-723 Hệ số độ chói phát quang (tại bề mặt của môi trường phát quang theo hướng đã cho, trong điều kiện chiếu sáng xác định) [βv,L]
17-729 Hiệu suất sáng (của nguồn) [ηv; η]
17-730 Hiệu suất sáng (của bức xạ) [K]
17-731 Hiệu suất sáng (của bức xạ) [V]
17-732 Phần tử phát sáng
17-733 Nâng lượng ánh sáng [Qv; Q]
17-734 Môi trường sáng
17-735 Độ trưng sáng (tại một điểm trên bề mặt) [Mv; M]
17-736 Phơi sáng (tại một điểm trên bề mặt, trong một thời gian nhất định) [Hv; H]
17-737 Hệ số tắt sáng (của khí quyển) [av]
17-738 Quang thông [Фv; Ф]
17-739 Cường độ sáng (của nguồn, theo một hướng nhất định) [Iv; I]
17-740 Phạm vi phát sáng
17-741 Hằng số mặt trời phát sáng [Evo]
17-742 Sự phơi sáng cầu (tại một điểm, trong một thời gian phơi sáng nhất định) [Hv,o; Ho]
17-743 Hệ số độ sáng đục [Tv]
17-744 Lux
M
17-745 Độ gồ ghề
17-746 Macrotexture
17-747 Macula lutea
17-748 Tỷ số phóng đại (của đèn điện)
17-749 Điện cực chính
17-750 Độ rọi trung bình duy trì (trên bề mặt) [Eav,m; ]
17-751 Độ chói trung bình (của bề mặt) [Lav,m; ]
17-752 Các giá trị ánh sáng duy trì
17-753 Hệ số bảo trì (của hệ thống lắp đặt chiếu sáng) [fm]
17-754 Đường chính
17-755 Sự sáng bầu trời nhân tạo
17-756 Cột mốc
17-757 Đèn đầu cột
17-759 MED (viết tắt)
17-760 Điểm đen trung tính
17-761 Điểm trắng trung tính
17-762 Hooc môn melatonin
17-763 Sự nhìn giữa ngày và đêm
17-764 Bóng đèn dây tóc kim loại
17-765 Bóng đèn halogen kim loại
17-766 Ống dẫn sáng kim loại
17-767 Bóng đèn hơi kim loại
17-767 Kích thích màu metame
17-769 Hiện tượng metame
17-770 Chỉ số hiện tượng metame
17-771 Các chất metame
17-772 Phạm vi quang học khí tượng [v]
17-773 Độ nhìn rõ khí tượng
17-774 MF (viết tắt)
17-775 Bức xạ diệt vi sinh
17-776 Độ vi nhám
17-777 Vi kết cấu
17-778 Đèn điện mỏ
17-779 Đèn cứu hộ trong mỏ
17-780 Đèn an toàn mỏ
17-781 Đèn thợ mỏ (cá nhân)
17-782 Liều ban đỏ tối thiểu
17-783 Đường nhỏ
17-784 Phản xạ hỗn hợp
17-785 Truyền qua hỗn hợp
17-786 Hiệu ứng mô hình
17-787 Chế độ đơn sắc (phép đo quang phổ)
17-788 Bức xạ đơn sắc
17-789 Kích thích đơn sắc
17-790 Bệnh mù màu đơn sắc
17-791 Bộ tách sóng đơn sắc
17-792 Xa lộ
17-794 Dẫn ánh sáng nhiều lớp
17-796 Ghi ảnh đa phổ
17-797 Hệ số trao đổi (qua lại) (giữa 2 bề mặt S1 và S2, khi độ bức xạ hoặc độ chói của S1 (hoặc S2) là như nhau ở tất cả các điểm và với tất cả các hướng) [g]
N
17-798 Độ hấp thụ phổ Napierian (của lớp không khuếch tán đồng nhất) [An(λ); B(λ)]
17-799 Hệ số hấp thụ phổ Napierian (của một lớp không khuếch tán đồng nhất) [an(λ)]
17-800 Mật độ truyền qua nội phổ Napierian (của một lớp không khuếch tán đồng nhất) [An(λ); B(λ)]
17-801 Đèn điện góc hẹp
17-802 Độ chói đồng tử tự nhiên
17-803 Sự phát sáng bầu trời tự nhiên
17-804 Đèn điều hướng (trên máy bay)
17-804 Đèn điều hướng (trên tàu thủy)
17-806 Mốc điều hướng
17-807 Bóng đèn phát sáng âm
17-808 NEP (viết tắt)
17-809 Bộ lọc trung tính
17-810 Nêm bước trung tính
17-811 Nêm trung tính
17-812 Sự mù ban đêm
17-813 nit
17-814 Đầu vào tương đương nhiễu (của đầu đo)
17-815 Độ chiếu xạ tương đương nhiễu (của đầu đo) [Em]
17-816 Công suất tương đương nhiễu (của máy dò) [Фm]
17-817 Dải danh nghĩa (của đèn tín hiệu hàng hải)
17-818 Màu không phát sáng
17-819 Đầu đo (bức xạ quang) không chọn lọc
17-820 Sự khuếch tán không chọn lọc
17-821 Bộ lọc không chọn lọc
17-822 Đầu đo lượng tử không chọn lọc
17-823 Nguồn bức xạ không chọn lọc
17-824 Sự giảm catốt bình thường
17-825 Độ rọi mặt trời vuông góc [En]
17-826 Độ chiếu xạ mặt trời vuông góc
17-827 Độ phát hiện chuẩn hóa (của đầu đo) [D*]
17-828 Tín hiệu (hình ảnh) chuẩn hóa
17-829 Số lượng photon [Np; Qp; Q]
17-830 Đèn chiếu biển số
O
17-831 Màu sắc vật thể
17-832 Chế độ (hiển thị màu sắc) vật thể
17-833 Đèn báo trở ngại
17-834 Sự cản trở
17-835 Đèn cản trở
17-836 Ánh sáng khó chịu
17-837 Ánh sáng bí ẩn
17-838 Khoảng cách nguy hiểm mắt
17-839 OECF (viết tắt)
17-840 Độ rộng bán đỉnh (của đèn chiếu, trong mặt phẳng quy định) (Mỹ)
17-841 Bóng đèn mờ
17-842 Môi trường mờ đục
17-843 Mật độ quang học [Dt]
17-844 Độ sâu quang học
17-845 Quy mô quang học
17-846 Bộ lọc quang
17-847 Tỷ số đầu ra ánh sáng quang học (của đèn điện)
17-848 Bức xạ quang học
17-849 Hệ thống quang học (của biển hiệu phát sáng)
17-850 Độ dày quang học (của khí quyển) [d(ɛ)]
17-851 Kích thích màu tối ưu
17-852 Hàm chuyển đổi quang điện tử
17-853 Đèn điện thông thường
17-854 Chiếu sáng ngoài trời
17-855 Đèn đánh dấu kích thước
17-856 Đầu ra (của đầu đo bức xạ quang)
17-857 Độ đồng đều chung của độ chói mặt đường [Uo]
P
17-858 Đèn báo tàu chạy
17-859 PAR (viết tắt)
17-860 Sự gia nhiệt catốt song song (của bóng đèn phóng điện)
17-860 Sự nung nóng trước catốt song song (của bóng đèn phóng điện)
17-862 Đèn đỗ xe
17-863 Vùng rời đi (của đường hầm)
17-864 Vỉa hè (ngoài nước Mỹ)
17-865 Làn chạy xe (Mỹ)
17-866 Dấu hiệu mặt đường (Mỹ)
17-867 PBL (viết tắt)
17-868 PCS (viết tắt)
17-869 PDP (viết tắt)
17-870 Chiếu sáng rèm
17-871 Đèn treo
17-872 Độ nhấp nháy theo phần trăm
17-873 Tương quan thuộc tính cảm quan
17-874 Bộ khuếch tán phản xạ hoàn toàn
17-875 Bộ khuếch tán truyền qua hoàn toàn
17-876 Đèn điện cho phép
17-877 Định luật bảo tồn von Kries’
17-878 Tín hiệu ảo
17-879 Chất phát quang
17-880 Lân quang
17-881 Bệnh võng mạc do ánh sáng
17-882 Liều quang sinh học [Heff]
17-883 Lượng phơi nhiễm quang sinh học (tại một điểm, trong thời gian phơi sáng nhất định) [Heff,o]
17-884 Mức phơi nhiễm quang sinh học (tại một điểm) (Eeff,o]
17-885 Quang sinh học
17-886 Tác nhân gây ung thư do ánh sáng
17-887 Tính gây ung thư do ánh sáng
17-888 Tác nhân gây đục thủy tinh thể do ánh sáng
17-889 Catốt quang
17-890 Tác nhân gây ung thư quang hóa
17-891 Tế bào quang dẫn
17-892 Xử lý quang
17-893 Dòng quang điện [Iph]
17-894 Sự phóng xạ quang
17-895 Photodiode
17-896 Liệu pháp quang linh hoạt
17-897 Hiệu ứng quang
17-898 Đầu thu quang điện
17-899 Tế bào quang điện
17-900 Tế bào phát quang
17-901 Bóng đèn chớp sáng
17-902 Bóng đèn chiếu pha
17-903 Quang miễn dịch học
17-904 Bệnh viêm kết mạc do ánh sáng
17-905 Quang huỳnh quang
17-906 Năng suất lượng tử quang huỳnh quang
17-907 Năng suất bức xạ quang huỳnh quang
17-908 Vật liệu quang huỳnh quang
17-909 Máy đo quang
17-910 Quả cầu đo quang
17-911 Tâm trắc quang
17-912 Định luật khoảng cách trắc quang
17-913 Định luật bình phương nghịch đảo trắc quang
17-914 Phép trắc quang
17-915 Quang hình thái
17-916 Máy quang điện
17-917 Đột biến do quang
17-918 Photon
17-919 Bộ đếm photon
17-920 Phơi nhiễm hình trụ photon (tại một điểm, đối với một hướng và thời gian nhất định) [Hp,z]
17-921 Độ chiếu xạ photon hình trụ (tại một điểm, đối với một hướng chiếu nhất định) [[Ep,z]
17-922 Đầu đo photon
17-923 Độ phát xạ photon (tại một điểm bề mặt) [Mp]
17-924 Độ nhiễm photon (tại một điểm của bề mặt, trong một thời gian nhất định) [Hp]
17-925 Lượng phơi sáng photon (tại một điểm, trong một thời gian phơi sáng nhất định) [Hp,o]
17-926 Mức phơi sáng photon (tại một điểm) [Ep,o]
17-927 Thông lượng photon [Fp]
17-928 Cường độ photon (của một nguồn, theo một hướng nhất định) [Ip]
17-929 Độ chiếu xạ photon (tại một điểm của một bề mặt) [Ep]
17-930 Số photon [Np; Qp]
17-931 Bức xạ photon (theo một hướng nhất định, tại một điểm nhất định của bề mặt thực hoặc ảo) [Lp]
17-932 Liều bức xạ photon (theo một hướng đã cho, tại một điểm của bề mặt thực hoặc ảo) [Lt,p]
17-933 Phơi sáng photon cầu (tại một điểm, trong một Thời gian phơi sáng nhất định) [Hp,o]
17-934 Độ chiếu xạ photon (tại một điểm) [Ep,o]
17-935 Quang bệnh học
17-936 Quang chu kỳ
17-937 Hiện tượng quang chu kỳ
17-938 Sự nhìn ban ngày
17-939 Quang trở
17-940 Bệnh võng mạc do ánh sáng
17-941 Sự nhạy cảm quang
17-942 Sự quang hợp
17-943 Bức xạ tác động quang hợp
17-944 Tính hướng quang
17-945 Quang trị liệu
17-946 Quang bán dẫn
17-947 Tính quang hướng
17-948 Ống quang điện
17-949 Tế bào quang điện
17-950 Phép đo màu vật lý
17-951 Phép đo quang vật lý
17-952 PIARC
17-953 Chân cắm
17-954 Đầu đèn chân cắm (Mỹ)
17-954 Đầu đèn chân cắm
17-956 Điểm ảnh
17-957 Hằng số Plank [h]
17-958 Định luật Planck
17-959 Đường quỹ tích Plank
17-960 Nguồn xức xạ Plank
17-961 Màn hình plasma
17-962 Độ sáng điểm [Ev; E]
17-963 Phương pháp điểm (tính toán chiếu sáng)
17-964 Nguồn điểm
17-965 Sự nhìn điểm
17-966 Bức xạ phân cực
17-967 Bộ phân cực
17-968 Chế độ đa sắc
17-969 Máy phát đa sắc tố
17-970 Đèn điện di động
17-971 Đèn mỏ di động
17-972 Thời gian nắng có thể (tại một địa điểm cụ thể)
17-973 Chốt cắm
17-974 Mô hình tái bản ưu tiên
17-975 Đèn kênh ưu tiên
17-976 Dấu hiệu kênh ưu tiên
17-977 Đầu đèn chỉnh tiêu điểm trước (Mỹ)
17-978 Đầu đèn chỉnh tiêu điểm trước
17-979 Bóng đèn chỉnh tiêu cự trước
17-980 Bóng đèn nung nóng trước
17-981 Bóng đèn thủy tinh ép
17-982 Nguồn sáng chính
17-983 Chuẩn đo quang sơ cấp
17-984 Mặt phẳng chính (phân bố ánh sáng của đèn điện)
17-985 Dẫn sáng lăng kính
17-986 Chiếu sáng chùm tia thuận (trong đường hầm)
17-987 Không gian kết nối dữ liệu
17-988 Đèn chiếu nhấn mặt nghiêng
17-989 Bóng đèn chiếu
17-990 Máy chiếu, đèn chiếu
17-991 Bóng đèn chiếu
17-992 Mù màu đỏ
17-993 Dị tật nhìn màu đỏ
17-992 Bệnh mù màu đỏ
17-995 Đèn điện có bảo vệ
17-996 Kính bảo vệ
17-997 Trường gần
17-998 Khoảng cách gần (lắp đặt trong nội thất)
17-999 Màu sắc vật lý tâm lý
17-1000 Chiếu sáng công cộng
17-1001 Bóng đèn xung
17-1002 Độ tinh khiết (của kích thích màu)
17-1003 Hiện tượng Purkin
17-1004 Ranh giới màu tím
17-1005 Kích thích màu tím
17-1006 Đầu đo nhiệt điện
Q
17-1007 Lượng ánh sáng [Qv; Q]
17-1008 Bộ đếm lượng tử
17-1009 Đầu đo lượng tử (không chọn lọc)
17-1010 Hiệu suất lượng tử (của đầu đo) [h]
R
17-1011 Đường xuyên tâm
17-931 Độ chói bức xạ (theo một hướng nhất định, tại một điểm nhất định của bề mặt thực hoặc ảo) [Lp]
17-1013 Hệ số bức xạ (tại phần tử bề mặt của môi trường, theo một hướng nhất định, trong điều kiện chiếu xạ xác định) [qe]
17-931 Liều bức xạ (theo một hướng nhất định, tại một điểm nhất định của bề mặt thực hoặc ảo) [Lt]
17-1015 Hệ số bức xạ (tại phần tử bề mặt của môi trường không tự phát xạ, theo một hướng đã cho, trong điều kiện chiếu xạ xác định) [β]
17-1016 Nhiệt độ bức xạ (của một nguồn bức xạ nhiệt, đối với bước sóng xác định)
17-1017 Phơi nhiễm bức xạ trụ (tại một điểm, cho một hướng và thời lượng nhất định) [He,z]
17-1018 Hiệu suất bức xạ (của nguồn bức xạ) [ηe]
17-1019 Năng lượng bức xạ [Qe]
17-1020 Độ trưng bức xạ (tại một điểm của bề mặt) [Me]
17-1021 Phơi nhiễm bức xạ (tại một điểm của một bề mặt, trong một thời gian nhất định) [He]
17-1022 Máy đo phơi nhiễm bức xạ
17-1023 Lượng phơi nhiễm bức xạ (tại một điểm, trong một thời gian phơi sáng nhất định) [He,o]
17-1024 Tỷ suất lượng phơi bức xạ (tại một điểm) [Ee,o]
17-1025 Thông lượng bức xạ [Fe; P]
17-1026 Cường độ bức xạ (của nguồn, theo một hướng nhất định) [Ie]
17-1027 Công suất bức xạ [Fe; P]
17-1028 Phơi nhiễm bức xạ cầu (tại một điểm, trong một thời gian nhất định) [He,o]
17-1029 Bức xạ, điện từ
17-1030 Bức xạ huỳnh quang
17-1031 Máy đo bức xạ
17-1032 Phép đo bức xạ
17-1033 Đèn điện chống mưa
17-1034 Mốc dấu mặt đường nhô lên (Mỹ)
17-1035 Quang thông định mức (của loại bóng đèn)
17-1036 Công suất định mức (của loại bóng đèn)
17-1037 Phân loại (bóng đèn)
17-1038 Tính dễ đọc
17-1039 Đèn sương mù sau xe
17-1040 Đèn sau xe
17-1041 Đèn chiếu biển đăng ký sau xe
17-1042 Đèn điện lắp chìm
17-1043 Nhiệt độ màu tương hỗ
17-1044 Các đèn tương hỗ
17-1045 Định luật thuận nghịch
17-1046 Hệ số độ chói suy giảm (đối với một điểm trên bề mặt) [r]
17-1047 Balát chuẩn
17-1048 Các kích thích màu chuẩn
17-1049 Hướng chiếu chuẩn (của đèn pha)
17-1050 Nguồn phát sáng chuẩn
17-1051 Bóng đèn chuẩn (để thử nghiệm balát)
17-1052 Chiếu sáng chuẩn
17-1053 Vị trí tham chiếu
17-1054 Phương tiện tham chiếu
17-1055 Mặt phẳng chuẩn
17-1056 Điểm tham chiếu
17-1057 Bề mặt chuẩn
17-1058 Độ phản xạ (đối với bức xạ tới của thành phần quang phổ, sự phân cực và phân bố hình học đã cho) [ρ]
17-1059 Hệ số phản xạ (tại phần tử bề mặt, đối với phần bức xạ phần xạ chứa trong một hình nón đã cho với đỉnh tại phần tử bề mặt và đối với bức xạ tới của thành phần quang phổ, sự phân cực và phân bố hình học đã cho) [R]
17-1060 Mật độ (quang) của hệ số phản xạ [DR]
17-1061 Mật độ (quang) của hệ số phản xạ [Dp]
17-1062 Bức xạ mặt trời phản xạ (tổng)
17-1063 Hệ số độ chói phản xạ (tại bề mặt của môi trường không tự phát xạ theo một hướng đã cho, trong điều kiện chiếu sáng quy định) [βv,R]
17-1063 Hệ số bức xạ phản xạ (tại bề mặt của môi trường không tự phát xạ theo một hướng đã cho, trong điều kiện chiếu sáng quy định) [βR]
17-1065 Sự phản xạ
17-1066 Biển hiệu phản xạ
17-1067 Độ phản xạ (của vật liệu) [ρx]
17-1068 Máy đo phản xạ
17-1069 Bộ phản xạ
17-1070 Bóng đèn phản xạ
17-1071 Đèn chiếu điểm có bộ phản xạ
17-1072 Bóng phản xạ
17-1073 Sự khúc xạ
17-1074 Chỉ số chiết suất (của môi trường, đối với bức xạ đơn sắc bước sóng l trong chân không) [n(l)]
17-1075 Bộ khúc xạ
17-1076 Hệ số phân xạ thông thường [ρr]
17-1077 Sự phản xạ thông thường
17-1078 Sự truyền qua bình thường
17-1079 Hệ số truyền qua thông thường [tr]
17-1080 Màu liên quan
17-1081 Hàm kích thích màu tương đổi [φ(l)]
17-1082 Khối lượng không khí quang học tương đối [m]
17-1083 Độ nhạy tương đối (của đầu đo) [Sr]
17-1084 Phân bố phổ tương đối (của đại lượng bức xạ, ánh sáng hoặc photon X(l)) [S(l)]
17-1085 Đáp ứng phổ tương đối (của đầu đo) [sr(l)]
17-1086 Thời gian nắng tương đối
17-1087 Ranh giới có liên quan (của khu đất ở)
17-1088 Mục đích hiển thị
17-1089 Khu dân cư
17-1090 Khu đất ở
17-1091 Đường phố dân cư
17-1092 Vạch cộng hưởng
17-1093 Thời gian đáp ứng (của đầu đo)
17-1094 Đáp ứng (của đầu đo) [s]
17-1095 Sự dịch chuyển về đo màu kết quả
17-1096 Sự dịch chuyển màu kết quả
17-1097 Võng mạc
17-1098 Bỏng võng mạc
17-1099 Vùng phổ nguy hiểm võng mạc
17-1100 Hàm trọng số phổ nguy hiểm nhiệt võng mạc [r(l)]
17-1101 Chấn thương nhiệt võng mạc
17-1102 Bức xạ nhiệt võng mạc [Lr]
17-1103 Hệ số phản xạ ngược lại
17-1104 Sự phản xạ ngược lại
17-1105 Phân tử phản xạ ngược lại
17-1106 Vật liệu phản xạ ngược lại
17-1107 Bộ phản xạ ngược lại
17-1108 Đèn chiếu hậu
17-1109 Ánh sáng nhịp điệu
17-1110 Đường vành đai
17-1111 Đèn treo nâng hạ
17-1113 Đường
17-1114 Đánh dấu đường
17-1034 Đinh mốc đường
17-1116 Mặt đường
17-1117 Tế bào que
17-1118 Tiếng ồn lăn bánh
17-1119 Cửa mái (cửa lấy sáng trên mái)
17-1120 Tỷ số khoang phòng [K] (Mỹ)
17-1121 Chỉ số phòng [K]
17-1122 Hệ số bảo trì bề mặt phòng [fRSM]
17-1123 Góc xoay (đèn điện) (y)
17-1124 Sự phân bố cường độ sáng đối xứng xoay tròn (của một nguồn)
17-1125 RSMF (viết tắt)
17-1126 Đèn tuyến giữa đường băng
17-1127 Đèn cạnh đường băng
17-1128 Đèn cuối đường băng
17-1129 Đèn đường băng
17-1130 Đèn ngưỡng đường băng
17-1131 Đèn vùng chạm đất đường băng
17-1132 Phạm vi nhìn đường băng
17-1133 Vết lún
S
17-1134 Chiếu sáng an toàn
17-1135 Phạm vi lấy mẫu
17-1136 Độ bão hòa
17-1137 Độ rọi vô hướng
17-1137 Độ chiếu xạ vô hướng
17-1139 Sự tán xạ
17-1140 Chỉ số tán xạ (đối với chùm tia tới xác định)
17-1141 Chất phát quang nhấp nháy
17-1142 Sự nhìn ban đêm
17-1143 Đầu đèn ren xoáy (Mỹ)
17-1144 Đầu đèn ren xoáy
17-1145 Bóng đèn chùm tia kín
17-1146 Đèn chiếu quét
17-1147 Nguồn sáng thứ cấp
17-1148 Chuẩn trắc quang thứ cấp
17-1149 Bóng đèn chuẩn thứ cấp
17-1150 Ánh sáng khu vực
17-1151 SED (viết tắt)
17-1152 Đầu đo (bức xạ quang) chọn lọc
17-1153 Sự khuyếch tán chọn lọc
17-1154 Bộ lọc chọn lọc
17-1155 Nguồn bức xạ chọn lọc
17-1156 Bóng đèn thủy ngân có balát lắp liền (Mỹ)
17-1157 Đầu đo nhiệt tự hiệu chuẩn
17-1158 Hệ số tự trao đổi (của bề mặt khi có bức xạ hoặc độ chói giống nhau ở tất cả các điểm và đối với tất cả các hướng) [gs]
17-1159 Balát bán dẫn
17-1160 Độ rọi bán trụ (tại một điểm) [Esc]
17-1161 Chiếu sáng bán trực tiếp
17-1162 Chiếu sáng bán gián tiếp
17-1163 Độ nhạy
17-1164 Nung nóng catốt nối tiếp
17-1165 Nung nóng trước catốt nối tiếp
17-1166 Độ rọi làm việc (trên một diện tích)
17-1167 Đường phục vụ
17-1168 Chao đèn
17-1169 Che nắng
17-1170 Đầu đèn có vỏ (Mỹ)
17-1170 Đầu đèn có vỏ
17-1173 Phố mua sắm
17-1174 Đèn hồ quang ngắn
17-1175 Đèn bên cạnh (xe)
17-1176 Đèn bên cạnh (tàu)
17-1177 Đèn đánh dấu bên (US)
17-1178 Vỉa hè (Mỹ)
17-1179 Biển hiệu
17-1180 Biển hiệu, giao thông
17-1181 Cấu hình biển hiệu
17-1182 Ma trận biển hiệu
17-1183 Bảng hiệu (US)
17-1184 Bảng hiệu
17-1185 Đèn tín hiệu
17-1186 Sợi đốt xoắn đơn
17-1187 Độ chống trượt
17-1188 Khoảng cách nguy hiểm cho da
17-1189 Thành phần bầu trời của hệ số ánh sáng ban ngày [Ds]
17-1190 Hệ số bầu trời
17-1191 Sự phát sáng bầu trời
17-1192 Độ rọi bầu trời [Evd]
17-1193 Độ chói bầu trời [Lv]
17-1194 Ánh sáng bầu trời
17-1195 Ổ cắm
17-1196 Bản sao mềm
17-1197 Ánh sáng dịu
17-1198 Hằng số mặt trời [Eeo]
17-1199 Hệ số mặt trời (của vật liệu lớp kính) [g]
17-1200 Bức xạ mặt trời
17-1201 Góc khối (của diện tích đối diện một điểm)
17-1202 Nguồn
17-1203 Khoảng cách (lắp đặt)
17-1204 Phân bố (không gian) cường độ sáng (của một nguồn)
17-1205 Đèn pha đặc biệt
17-1206 Phổ
17-1207 Phổ hấp thụ (của một lớp không khuếch tán đồng nhất) [Ai(l)]
17-1208 Chỉ số phổ hấp thụ (của vật liệu hấp thụ mạnh) [K(l)]
17-1209 Phổ hấp thụ (của vật liệu hấp thụ)
17-1210 Các hàm phổ cơ bản
17-1211 Các tọa độ màu phổ (r(l), g(l), b(l); x(l), y(l), z(l); r10(l), g10(l), b10(l); x10(l), y10(l), z10(l)]
17-1212 Mật độ phổ (của đại lượng bức xạ, ánh sáng hoặc photon) [Xl(l); (Xl)]
17-1213 Phân bố phổ [Xl(l); (Xl)]
17-1214 Phổ hấp thụ nội tại (của một lớp không khuếch tán đồng nhất) [αi(l)]
17-1215 Phổ truyền qua nội tại (của một lớp không khuếch tán đồng nhất) [αi(l)]
17-1216 Mật độ phổ truyền qua nội tại (của một lớp không khuếch tán đồng nhất) [Ai(l)]
17-1217 Phổ chiếu xạ [El]
17-1218 Phổ vạch
17-1219 Hệ số hấp thụ phổ tuyến tính (tại một điểm trong môi trường hấp thụ, đối với chùm tia bức xạ chuẩn trực) [a(l)]
17-1220 Hệ số suy giảm phổ tuyến tính (tại một điểm trong môi trường hấp thụ và tán xạ, đối với chùm tia bức xạ chuẩn trực) [(µ(l)]
17-1221 Hệ số tán xạ phổ tuyến tính (tại một điểm trong Môi trường khuếch tán, đối với chùm tia phóng xạ đã chuẩn trực) [s(l)]
17-1222 Hiệu suất sáng phổ (của bức xạ đơn sắc bước sóng l) [V(l) đối với sự nhìn ban ngày, V'(l) đối với sự nhìn ban đêm]
17-1223 Hệ số suy giảm khối lượng theo phổ
17-1224 Hệ số hiệu chỉnh không hợp phổ (đối với quang kế) [F*]
17-1225 Độ sâu quang phổ (của môi trường, với độ dài đã cho) [d(l)]
17-1226 Độ dày quang phổ (của môi trường đối với độ dài đã cho) [d(l)]
17-1227 Hiệu suất lượng tử phổ của quá trình huỳnh quang [hµ(µ)]
17-1228 Phổ bức xạ (cho một khoảng bước sóng dl theo một hướng đã cho tại một điểm đã cho) [Ll]
17-1229 Đáp ứng phổ (của đầu đo) [s (l)]
17-1230 Kích thích phổ
17-1231 Phổ truyền qua (của vật liệu hấp thụ) [ti,o(l)]
17-1232 Hàm trọng số phổ
17-1233 Trung tính
17-1234 Tính không chọn lọc theo phổ
17-1235 Quang phổ kế
17-1236 Phổ kế bức xạ
17-1237 Bóng đèn quang phổ
17-1238 Quang phổ
17-1239 Quỹ tích phổ
17-1240 Tính phản chiếu (gương)
17-1241 Góc phản chiếu
17-1242 Sự phản xạ gương
17-1243 SPF (viết tắt)
17-1244 Độ rọi cầu (tại một điểm) [Ev,o; Eo]
17-1245 Độ chiếu xạ cầu (tại một điểm) [Ee,o]
17-1246 Ánh sáng vượt ra ngoài
17-1247 Che chắn
17-1248 Đèn chống nước tóe
17-1249 Màu sắc
17-1250 Đèn chiếu điểm
17-1251 Chiếu sáng điểm (chiếu sáng nhấn)
17-1252 Độ mở rộng
17-1253 SR (viết tắt)
17-1254 Không gian màu sRGB
17-1255 Liều ban đỏ chuẩn
17-1256 Bóng đèn chuẩn
17-1257 Chiếu sáng dự phòng
17-1258 Tắc-te
17-1259 Bóng đèn huỳnh quang không tắc-te
17-1260 Thiết bị khởi động
17-1261 Điện cực khởi động
17-1262 Dải khởi động
17-1263 Thời gian khởi động
17-1264 Điện áp khởi động
17-1265 Định luật Stefan-Boltzmann
17-1266 Steradian
17-1267 Đèn đuôi tàu
17-1268 Hiệu ứng Stiles-Crawford (loại thứ nhất)
17-1269 Phát xạ kích thích
17-1270 Đèn dừng
17-1271 Khoảng cách dừng
17-1272 Sợi đốt thẳng
17-1273 Ánh sáng tạp tán (ngoại lai)
17-1274 Đường phố
17-1275 Bóng đèn dải (Mỹ)
17-1276 Đèn pha trường quay
17-1277 Ảo ảnh mặt trời
17-1279 Sự cháy nắng
17-1280 Bóng đèn mặt trời
17-1281 Ánh sáng mặt trời
17-1282 Thời gian nắng [S]
17-1283 Sự rám nắng
17-1284 Mái che nắng
17-1285 Màu sắc bề mặt
17-1286 Tỷ số lề đường [Rs]
17-1287 Khu vực xung quanh
17-1288 Đèn treo (Mỹ)
17-1289 Hệ số treo (trong lắp đặt chiếu sáng nội thất)
17-1290 Độ dài treo (đèn điện trong nội thất)
17-1291 Bóng đèn huỳnh quang khởi động công tắc
17-1292 Ký hiệu
17-1293 Chiếu sáng đối xứng (trong đường hầm)
17-1294 Đèn điện đối xứng
17-1295 Phân bố cường độ sáng đối xứng (của nguồn)
17-1296 Bức xạ xincrôtron
T
17-1297 Đèn bàn
17-1298 Đèn hậu (sau xe)
17-1299 Định luật Talbot
17-1300 Khu vực thực hiện nhiệm vụ
17-1301 Đèn chạy mặt đất
17-1302 Khoảng cách thử nghiệm (đối với phép đo trắc quang)
17-1303 Đầu đo bức xạ nhiệt
17-1304 Bức xạ nhiệt
17-1305 Đầu đo nhiệt (bức xạ)
17-1306 Nguồn bức xạ nhiệt
17-1307 Huỳnh quang nhiệt kích hoạt
17-1308 Hiện tượng cromit nhiệt
17-1309 Cặp nhiệt (bức xạ)
17-1310 Nhiệt huỳnh quang
17-1311 Pin nhiệt điện (bức xạ)
17-1312 Sự tăng ngưỡng (chói lóa mờ)
17-1313 Ngưỡng độ rọi
17-1314 Vùng ngưỡng
17-1315 Độ chói vùng ngưỡng (tại vị trí cụ thể trong vùng ngưỡng) [Lth]
17-1316 Độ nghiêng trong khi đo (của đèn điện) [θm]
17-1317 Độ nghiêng ứng dụng (của đèn điện)
17-1318 Hằng số thời gian (của đầu đo có đầu ra thay đổi theo hàm mũ thời gian)
17-1319 Bức xạ tích hợp (theo thời gian) (theo một hướng nhất định, tại một điểm nhất định của bề mặt thực hoặc tưởng tượng) [Lt]
17-1320 Đèn pin
17-1321 Lượng mây tổng
17-1322 Độ truyền qua (năng lượng) tổng (của vật liệu kính) [g]
17-1323 Quang thông tổng (của nguồn)
17-1324 Hệ số vẩn đục tổng cộng (theo Linke) [TL]
17-1325 Cọc giao thông
17-1326 Thiết bị điều khiển giao thông
17-1327 Làn đường giao thông
17-1328 Đèn giao thông
17-1329 Biển báo giao thông
17-1330 Tín hiệu giao thông
17-1331 Màn hình hiển thị chiếu sáng truyền qua
17-1332 Vùng chuyển tiếp (của đường hầm)
17-1333 Độ chói vùng chuyển tiếp (tại một vị trí cụ thể) [Ltr]
17-1334 Độ trong mờ
17-1335 Môi trường mờ
17-1336 Sự truyền qua
17-1337 Độ truyền qua (đối với bức xạ tới của thành phần quang phổ, phân cực và phân bố hình học) [t]
17-1338 Hệ số truyền qua (của mẫu vật trong hệ thống quang học) [T]
17-139 Mật độ truyền qua (quang) [Dt]
17-1340 Môi trường trong suốt
17-1341 Hướng ngang
17-1342 Sự phát quang do ma sát
17-1343 Hệ thống ba màu
17-1344 Bóng đèn hành trình (Mỹ)
17-1345 Giá trị ba kích thích (của kích thích màu)
17-1346 Dị tật nhìn màu xanh
17-1347 Bệnh mù màu xanh
17-1348 Đèn troffer
17-1349 Troland
17-1350 Đèn sự cố (Mỹ)
17-1351 Đường trục
17-1352 Bóng đèn sợi đốt vonfram
17-1353 Bóng đèn sợi đốt halogen
17-1354 Bóng đèn vonfram
17-1355 Đường hầm
17-1356 Đèn báo rẽ (US)
U
17-1357 Biểu đồ UCS
17-1358 Quả cầu Ulbrich
17-1359 ULOR (viết tắt)
17-1360 ULR (viết tắt)
17-1361 Độ chiếu xạ tử ngoại nguy hiểm [Es]
17-1362 Phơi nhiễm bức xạ tử ngoại nguy hiểm [Hs]
17-1364 Bóng đèn tử ngoại
17-1365 Bệnh đục thủy tinh thể do ánh sáng tử ngoại
17-1366 Hệ số bảo vệ chống tia tử ngoại [FUVP]
17-1367 Tia cực tím
17-1368 Biểu đồ thang màu đồng nhất
17-1369 Không gian màu đồng nhất
17-1370 Nguồn điểm đồng nhất
17-1371 Bầu trời đồng đều
17-1372 Tỷ số đồng đều độ rọi (trên một mặt phẳng cho trước)
17-1373 Sắc màu duy nhất
17-1374 Sắc màu đơn nhất
17-1375 Bức xạ không phân cực
17-1376 Màu sắc không liên quan
17-1377 UPF (viết tắt)
17-1378 Thông lượng hướng lên (của một nguồn)
17-1379 Phần quang thông hướng lên (của đèn điện)
17-1380 Tỷ số đầu ra ánh sáng hướng lên (của đèn điện)
17-1381 Tỷ số ánh sáng hướng lên
17-1382 Hệ số sử dụng (của hệ thống lắp đặt, cho một bề mặt tham chiếu) [U]
17-1383 Hệ số sử dụng (của hệ thống lắp đặt, cho một bề mặt tham chiếu)
17-1384 Mặt phẳng sử dụng
17-1385 UV-A
17-1386 UV-B
17-1387 UV-C
17-1388 UVR (viết tắt)
17-1389 Bức xạ của tia cực tím
V
17-1390 Bóng đèn (sợi đốt) chân không
17-1391 Chiếu sáng rèm
17-1392 Bộ thông báo biến đổi
17-1393 Dấu thông tin biến đổi
17-1394 Chói lóa màng mờ (hình ảnh)
17-1395 Độ chói màng mờ (đối với chói lóa mờ”
17-1396 Phản xạ màng mờ
17-1397 Độ rọi đứng [Ev,v; Ev]
17-1398 Góc trắc quang đứng (của một dải sáng)[g]
17-1399 Xem ngọn lửa
17-1400 Độ nhìn rõ (của một dấu hiệu)
17-1401 Mức độ nhìn rõ [FVL]
17-1402 Bức xạ nhìn thấy
17-1403 Độ nhìn tinh (thị lực)
17-1404 Góc nhìn
17-1405 Đèn chỉ báo độ dốc quan sát khi tiếp đất
17-1406 Phép đo màu bằng mắt
17-1407 Ngưỡng tương phản thị giác
17-1408 Trường thị giác
17-1409 Chỉ dẫn thị giác
17-1410 Mật độ (phát sáng) hiệu quả thị giác [Dv]
17-1411 Nhận thức thị giác
17-1412 Hiệu suất thị giác
17-1413 Phép trắc quang thị giác
17-1414 Phạm vi nhìn
17-1415 Độ phân giải hình ảnh
17-1416 Cảm giác thị giác
17-1417 Tín hiệu thị giác
17-1418 Nhiệm vụ thị giác
17-1419 Ngưỡng thị giác (trong sự nhìn điểm)
17-1420 Tổng hợp vitamin D
17-1421 Màu sắc khối
17-1422 Định luật duy trì von Kries
W
17-1423 Nhòe
17-1424 Đèn kín nước
17-1425 Số sóng [σ]
17-1426 Bước sóng [l]
17-1427 Màu trắng, thích nghi
17-1428 Màu trắng được chấp nhận (chụp ảnh)
17-1429 Cân bằng trắng
17-1430 Điểm trắng
17-1431 Điểm trắng được chấp nhận (mô hình hiển thị màu)
17-1432 Điểm trắng của không gian màu
17-1433 Điểm trắng của nguồn phát sáng màn hình
17-1434 Đèn điện góc rộng
17-1435 Định luật Wien (của bức xạ)
17-1436 Cửa sổ
17-1437 Dãy đèn chỉ báo độ dốc tiếp cận trực quan
17-1438 Bóng đèn thủy tinh Wood
17-1439 Nơi làm việc
17-1440 Mặt phẳng làm việc
17-1441 Vị trí làm việc
17-1442 Chuẩn trắc quang công tác
17-1443 Mặt phẳng công tác
17-1444 Bóng đèn chuẩn công tác
X
17-1445 Độ cao “x”
Y
17-1446 Điểm vàng
Z
17-1447 Định hướng không độ
17-1448 Quang thông vùng (của nguồn cho một vùng)