Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12300:2018 về Phụ gia cuốn khí cho bê tông
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12300:2018
PHỤ GIA CUỐN KHÍ CHO BÊ TÔNG
Air-entraining admixtures for concrete
Lời nói đầu
TCVN 12300:2018 được biên soạn dựa trên ASTM C260/C260M (2016), ASTM C233/C233M-14 và ASTM C666/C666M-15
TCVN 12300:2018 do Hội Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
PHỤ GIA CUỐN KHÍ CHO BÊ TÔNG
Air-entraining admixtures for concrete
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho phụ gia cuốn khí dùng trong bê tông.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2682:2009, Xi măng poóc lăng – Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông và bê tông nặng – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.
TCVN 3106:1993, Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp thử độ sụt.
TCVN 3118:1993, Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén.
TCVN 3119:1993, Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ kéo khi uốn.
TCVN 4506:2012, Nước cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 4787:2009, Xi măng – Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.
TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 8826:2011, Phụ gia hóa học cho bê tông.
TCVN 8876:2012, Phương pháp thử – Xác định hàm lượng bọt khí trong vữa xi măng.
TCVN 9338:2012, Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp xác định thời gian đông kết.
TCVN 9339:2012, Bê tông và vữa xây dựng – Phương pháp xác định pH bằng máy đo pH.
ASTM C157/C157M, Standard test method for length change of hardened hydraulic-cement mortar and concrete (Xác định sự thay đổi chiều dài của vữa và bê tông xi măng đã đóng rắn).
ASTM C215, Standard test method for fundamental transverse, longitudinal and torsional resonant frequencies of concrete specimens (Phương pháp xác định tần số truyền sóng ngang cơ bản, chiều dọc và hướng xoắn của các mẫu thử nghiệm bê tông).
ASTM C231/C231M-14, Standard test method for air content of freshly mixed concrete by the pressure method (Xác định hàm lượng bọt khí của hỗn hợp bê tông theo phương pháp áp suất).
ASTM C232/C232M-14, Standard test method for bleeding of concrete (Xác định độ tách nước của bê tông).
ASTM C341/C341M, Standard Practice for Preparation and Conditioning of Cast, Drilled, or Sawed Specimens of Hydraulic-Cement Mortar and Concrete Used for Length Change Measurements (Hướng dẫn thực hành chuẩn bị và ổn định mẫu vữa và bê tông xi măng đúc, khoan hoặc cưa cắt để sử dụng cho các phép đo thay đổi chiều dài).
ASTM C490/C490, Standard practice for use of apparatus for the determination of length change of hardened cement past, mortar and concrete (Hướng dẫn sử dụng thiết bị để xác định sự thay đổi chiều dài của hồ xi măng, vữa và bê tông đã đóng rắn).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1
Phụ gia cuốn khí (Air-entraining admixture)
Loại vật liệu có khả năng làm tăng hàm lượng bọt khí của hỗn hợp bê tông khi được cho vào trước hoặc trong quá trình trộn.
3.2
Mẫu ban đầu (Original sample)
Mẫu thử nghiệm lần đầu để xác nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn này, kết quả được lưu giữ để so sánh với mẫu thử nghiệm tiếp theo.
3.3
Mẫu thử nghiệm tiếp theo (Subsequent sample)
Mẫu lấy để thử nghiệm đối với các lô hàng khác nhau cùng nguồn với lô hàng đã lấy mẫu ban đầu.
3.4
Mẫu đơn (Grab sample)
Mẫu thử lấy một lần ở một vị trí bất kỳ.
3.5
Mẫu hỗn hợp (Composite sample)
Mẫu được tạo thành bằng cách trộn đều từ ít nhất 3 mẫu đơn lấy từ cùng 1 lô.
3.6
Bê tông đối chứng (Reference concrete)
Bê tông có cùng thành phần xi măng, cốt liệu, nước và các vật liệu khác như bê tông thử nghiệm nhưng dùng phụ gia đối chứng.
4 Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Yêu cầu chung
4.1.1 Theo yêu cầu của bên mua, nhà sản xuất phải công bố bằng văn bản bảo đảm rằng phụ gia cuốn khi sử dụng cho bê tông công trình đã được thử nghiệm xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn này về nồng độ, thành phần và tính năng tác dụng.
CHÚ THÍCH: Hiệu quả của phụ gia cuốn khí có thể thay đổi theo tính chất của các vật liệu dùng để chế tạo bê tông. Vì vậy, việc thử nghiệm phụ gia cuốn khí nên được thực hiện với tất cả các thành phần bê tông cho công trình.
4.1.2 Nếu có thỏa thuận trước giữa các bên liên quan, cần thiết lập các yêu cầu của độ đồng nhất về thành phần hóa học hoặc thành phần hỗn hợp của lô tiếp theo so với lô trước đã được thử nghiệm và được xác nhận phù hợp với các yêu cầu nêu trong 4.2.1. Đồng thời nhà sản xuất phải công bố các quy trình thử nghiệm phù hợp, như phân tích phổ hồng ngoại (I.R.), xác định giá trị pH và hàm lượng chất khô để thiết lập sự đồng nhất giữa các lô hoặc giữa các phần khác nhau trong cùng một lô.
CHÚ THÍCH: Có thể áp dụng phổ hấp thụ ánh sáng cực tím (UV) của các dung dịch và phổ hồng ngoại của chất khô cho việc xác định độ đồng nhất giữa các lô. Các quy trình thí nghiệm và các tiêu chí xác nhận sự tương đương phải được chỉ rõ đối với thành phần và tính chất của mẫu thử.
4.1.3 Do ion clo có khả năng thúc đẩy quá trình ăn mòn kim loại trong bê tông, vì vậy, khi có yêu cầu của các bên liên quan, nhà sản xuất phải thông báo bằng văn bản về hàm lượng ion clo có trong phụ gia cuốn khí.
4.2 Yêu cầu tính năng cơ lý của bê tông có phụ gia
4.2.1 Phụ gia cuốn khí phải có tính năng tác dụng đảm bảo hỗn hợp bê tông và bê tông có tính năng cơ lý phù hợp với yêu cầu quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 – Yêu cầu về tính năng cơ lý của bê tông có phụ giaA
Tên chỉ tiêu |
Mức yêu cầu |
1. Thời gian đông kết so với mẫu đối chứng, chênh lệch cho phép, h:min |
|
– Bắt đầu: không lớn hơn |
Không sớm hơn 1:15 nhưng không muộn hơn 1:15 |
– Kết thúc: không lớn hơn |
Không sớm hơn 1:15 nhưng không muộn hơn 1:15 |
2. Cường độ chịu nén, % so với mẫu đối chứng, không nhỏ hơn – 3 ngày – 7 ngày – 28 ngày |
90 |
3. Cường độ chịu uốnB, % so với mẫu đối chứng, không nhỏ hơn – 3 ngày – 7 ngày – 28 ngày |
90 |
4. Thay đổi chiều dài, độ co lớn nhất (tùy chọn)B, C: |
|
– Phần trăm so với mẫu đối chứng, không lớn hơn |
120 |
– Tăng so với mẫu đối chứng, điểm phần trămD, không lớn hơn |
0,006 |
5. Hệ số độ bền băng giá tương đốiB (tính theo 4.2.2), không nhỏ hơn |
80 |
6. Độ tách nước so với lượng nước trộn thựcE, % so với mẫu đối chứng, không lớn hơn |
2 |
CHÚ THÍCH: A Các giá trị trong Bảng gồm sai lệch bình thường cho phép trong các kết quả thử. Mục tiêu 90 % cường độ chịu nén yêu cầu đối với phụ gia cuốn khí là yêu cầu mức chất lượng so với mức chất lượng của mẫu bê tông đối chứng. B Chỉ áp dụng khi có yêu cầu của bên mua. C giới hạn phần trăm so với mẫu đối chứng áp dụng cho trường hợp thay đổi chiều dài (sau 14 ngày co khô, xác định theo ASTM C157) của mẫu đối chứng ≥ 0,030 %. D áp dụng cho trường hợp thay đổi chiều dài (sau 14 ngày co khô, xác định theo ASTM C157) của mẫu đối chứng < 0,030 %. E Tách nước được biểu thị bằng phần trăm so với lượng nước trộn thực trong mỗi loại bê tông. Lượng nước trộn thực là lượng nước kể cả nước bị hấp thụ bởi cốt liệu. Ví dụ, hỗn hợp thử nghiệm có 4,65 kg nước thực, lượng nước tách ra là 0,29 kg, có nghĩa là độ tách nước là 6,24 % so với khối lượng nước thực. Nếu hỗn hợp đối chứng có độ tách nước 7,05 %, độ tách nước của hỗn hợp thử so với hỗn hợp đối chứng là 0,81 điểm phần trăm. |
4.2.2 Tính hệ số độ bền băng giá
Hệ số độ bền băng giá của bê tông có phụ gia thử nghiệm xác định theo Phụ lục A tiêu chuẩn này được tính theo công thức (1).
DF (hoặc DF1) |
= |
(1) |
trong đó:
DF1: hệ số độ bền băng giá của bê tông có phụ gia đối chứng;
P: mô đun đàn hồi động tương đối tính theo phần trăm mô đun đàn hồi động (giá trị của P ≥ 60) khi bắt đầu thử nghiệm độ bền đóng băng – tan băng theo Phụ lục A.;
N: số chu kỳ mà tại đó P = 60 % hoặc bằng 300 nếu P không đạt tới 60 % trước khi kết thúc thử nghiệm (300 chu kỳ) theo Phụ lục A tiêu chuẩn này;
RDF: hệ số độ bền băng giá của bê tông có phụ gia thử nghiệm so với bê tông có phụ gia đối chứng.
RDF được tính theo công thức (2):
(2)
trong đó:
DF: hệ số độ bền băng giá của bê tông có phụ gia thử nghiệm.
4.3 Yêu cầu tùy chọn về độ đồng nhất
4.3.1 Việc gộp các mẫu thử lấy từ lô hàng có thể được coi là đủ độ đồng nhất để tạo thành mẫu đơn dùng cho thử nghiệm tính năng miễn là sự khác biệt giữa chúng không vượt quá các giá trị được nêu trong trong 4.3.4.
4.3.2 Mẫu tiếp theo hoặc mẫu hỗn hợp được xác nhận phù hợp với các yêu cầu này nếu chúng khác với mẫu đối chứng không lớn hơn các giá trị nêu trong 4.3.4. Mẫu đối chứng là mẫu ban đầu đã được thử nghiệm xác nhận thỏa mãn các yêu cầu quy định tại 4.2.1. Các thử nghiệm thích hợp bổ sung được chọn như phân tích phổ hồng ngoại, phổ hấp thụ ánh sáng cực tím theo 4.1.2, cần phải thỏa mãn các yêu cầu đã thỏa thuận trước.
4.3.3 Xác định độ đồng nhất theo 5.6.
4.3.4 Mức sai lệch cho phép của các kết quả xác định độ đồng nhất của mẫu thử nghiệm được quy định tại Bảng 2.
Bảng 2 – Mức sai lệch cho phép của kết quả xác định độ đồng nhất
Chỉ tiêu |
Mức sai lệch cho phép |
1. pH |
Nằm trong phạm vi giới hạn không lớn hơn 3,0. |
2. Hàm lượng bọt khí của vữa1), % |
Chênh lệch giữa các lô không lớn hơn 2,0 |
3. Hàm lượng chất khô2), % |
Không vượt quá ± 12 % điểm giữa các giới hạn cho phép do nhà sản xuất công bố. |
CHÚ THÍCH: 1) Hàm lượng bọt khí của vữa xác định theo TCVN 8876:2012; 2) Ví dụ: Nếu phụ gia được sản xuất với hàm lượng chất khô từ 5,0 % ÷6,5 %. Nhà sản xuất sẽ công bố giới hạn chấp nhận là (5,06 ÷ 6,44) %, thì ± 12 % của điểm giữa các giới hạn là 5,75 %. |
5 Phương pháp thử
5.1 Quy định chung
Trong điều kiện cho phép, nên thực hiện các thử nghiệm với vật liệu sẽ dùng cho công trình cụ thể.
5.2 Lấy mẫu
5.2.1 Lấy mẫu tại nơi sản xuất hoặc tại công trình tùy theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.
5.2.2 Lấy mẫu đơn hoặc hỗn hợp tùy theo quy định của tiêu chuẩn này. Mẫu đơn là mẫu lấy một lần ở một vị trí, mẫu hỗn hợp là mẫu trộn đều từ ba mẫu đơn hoặc nhiều hơn.
5.2.2.1 Mẫu thử tính năng là mẫu hỗn hợp đại diện cho lô. Kết quả thử các mẫu này phải thỏa mãn tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
5.2.2.2 Mẫu thử độ đồng nhất
a) Mẫu thử để đánh giá độ đồng nhất của các lô hàng khác nhau từ cùng một nguồn là mẫu hỗn hợp từ các lô hàng riêng lẻ.
b) Mẫu thử để xác định độ đồng nhất của từng lô hàng riêng lẻ là mẫu đơn.
Thử nghiệm độ đồng nhất chỉ thực hiện có giới hạn theo thỏa thuận giữa các bên liên quan (xem Điều 4.1).
5.2.3 Khối lượng mẫu thử
5.2.3.1 Đối với phụ gia lỏng
a) Lấy ít nhất ba mẫu đơn, mỗi mẫu không nhỏ hơn 1 L đại diện cho khối lượng không lớn hơn 9500 L
b) Mẫu hỗn hợp ít nhất là 4 L từ hỗn hợp trộn đều các mẫu đơn đã lấy.
c) Phụ gia chứa trong các thùng nhỏ, trước khi lấy mẫu phải khuấy đều.
d) Phụ gia chứa trong các thùng lớn, mẫu đơn được lấy với lượng bằng nhau từ các vị trí trên, giữa và dưới thùng chứa bằng dụng cụ lấy mẫu chuyên dùng thích hợp (ví dụ: các van hút ra từ cạnh bên của thùng chứa hoặc chai lấy mẫu có thể điều khiển đóng mở nắp khi ở các độ sâu quy định).
e) Mẫu thử nghiệm phải được bảo quản trong dụng cụ chứa kín, làm bằng vật liệu chống ăn mòn.
5.2.3.2 Đối với phụ gia không lỏng
a) Lấy ít nhất 4 mẫu đơn, khối lượng mỗi mẫu không nhỏ hơn 1 kg đại diện cho khối lượng phụ gia không lớn hơn 2 tấn. Mẫu được lấy từ các vị trí khác nhau phân bố đều trên toàn khối lượng phụ gia cần có mẫu đại diện.
b) Mẫu hỗn hợp ít nhất bằng 2,5 kg lấy từ hỗn hợp các mẫu đơn đã được trộn đều.
c) Đối với phụ gia chứa trong bao gói, dùng ống lấy mẫu như mô tả trong TCVN 4787:2009.
d) Các mẫu thử nghiệm được bảo quản trong các bao kín, không hút ẩm.
e) Các mẫu phụ gia phải được hoà tan trong nước theo hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi thử nghiệm.
5.3 Vật liệu và chuẩn bị vật liệu
5.3.1 Các vật liệu để thử cho những ứng dụng cụ thể
Khi thử phụ gia cuốn khí cho ứng dụng trong công trình cụ thể, xi măng và cốt liệu phải là mẫu đại diện cho loại sẽ được cấp cho công trình và hỗn hợp bê tông được thiết kế với thành phần được quy định sẽ dùng trong công trình.
5.3.2 Các vật liệu cho thử nghiệm ban đầu và thử nghiệm chấp nhận
5.3.2.1 Xi măng
Xi măng sử dụng trong các thử nghiệm là xi măng poóc lăng phù hợp TCVN 2682:2009.
5.3.2.2 Cốt liệu
Thành phần hạt cốt liệu nhỏ và cốt liệu lớn phù hợp với TCVN 7570:2006. Cốt liệu sử dụng cho thí nghiệm phải cùng một loại, từ cùng một nguồn, có thành phần hạt giống nhau, khối lượng cho một lần thí nghiệm phải đủ dùng để chế tạo mẫu thử (gồm mẫu bê tông đối chứng và mẫu bê tông có phụ gia thử nghiệm) và để phân tích thành phần hạt.
5.3.2.3 Phụ gia đối chứng
Trừ khi có quy định khác của các bên liên quan, phụ gia đối chứng là “nhựa vinsol trung tính”*.
5.3.2.4 Nước phù hợp với TCVN 4506:2012.
5.3.3 Chuẩn bị và cân theo TCVN 3105:1993.
5.3.4 Thành phần hỗn hợp bê tông
Trừ khi các phép thử được thực hiện cho ứng dụng cụ thể, cát, đá trong thành phần bê tông để thử nghiệm được lấy theo TCVN 8826:2011, lượng vật liệu cho 1 m3 bê tông như sau:
5.3.4.1 Xi măng: (307 ± 3) kg
5.3.4.2 Cát: (765 ± 5) kg
5.3.4.3 Đá dăm:
– cỡ hạt từ 5 mm đến 10 mm: (400 ± 5) kg
– cỡ hạt từ 10 mm đến 20 mm: (740 ± 5) kg
5.3.4.4 Nước: Lượng nước phải đảm bảo cả cấp phối đối chứng và cấp phối thử nghiệm để có độ sụt ban đầu của hỗn hợp bê tông bằng (90 ± 15) mm. Tính công tác của hỗn hợp bê tông phù hợp với điều kiện lèn chặt bằng thanh chọc và hỗn hợp bê tông phải có lượng nước trộn nhỏ nhất có thể. Để đạt được điều kiện này có thể điều chỉnh tỷ lệ cốt liệu nhỏ so với tổng khối lượng cốt liệu hoặc tổng khối lượng cốt liệu hoặc cả hai, trong khi vẫn giữ nguyên khối lượng bê tông và độ sụt yêu cầu.
5.3.4.5 Hàm lượng bọt khí sử dụng trong tính toán thành phần bê tông là 5,5 %. Trong trường hợp thử nghiệm cho bê tông ứng dụng trong công trình cụ thể, hàm lượng bọt khí được lấy bằng giá trị ở giữa phạm vi quy định trong yêu cầu kỹ thuật của công trình.
5.3.5 Các loại bê tông
Phải chuẩn bị đồng thời các hỗn hợp bê tông với phụ gia thử nghiệm và với phụ gia đối chứng. Sử dụng lượng phụ gia đối chứng và phụ gia thử nghiệm cần thiết để các hỗn hợp bê tông có hàm lượng bọt khí (5,5 ± 0,5) %.
5.3.6 Số mẫu thử
– 6 mẫu thử hoặc nhiều hơn để thử độ bền băng giá;
– 3 mẫu thử hoặc nhiều hơn cho mỗi phép thử và tuổi thử như quy định tại Bảng 3 đối với mỗi loại bê tông (thử nghiệm và đối chứng).
Bảng 3 – Phép thử, loại và số lượng mẫu thử nghiệm
Các chỉ tiêu |
Số loại mẫu thử nghiệmA |
Số tuổi thử |
Số loại mẫu bê tôngB |
Số mẫu thử, không nhỏ hơn |
1. Độ sụt |
1 |
1 |
2 |
C |
2. Hàm lượng bọt khí |
1 |
1 |
2 |
C |
3. Độ tách nước |
1 |
1 |
2 |
6 |
4. Thời gian đông kết |
1 |
D |
2 |
6 |
5. Cường độ chịu nén |
1 |
3 |
2 |
18 |
6. Cường độ chịu uốnE |
1 |
3 |
2 |
18 |
7. Hệ số độ bền băng giáE |
1 |
1 |
2 |
12F |
8. Xác định độ coE |
1 |
1 |
2 |
6 |
CHÚ THÍCH: A – xem Điều 5.4 và Điều 5.3; B – gồm bê tông phụ gia thử nghiệm và bê tông phụ gia đối chứng; C – xác định trên mỗi mẻ bê tông đã trộn; D – thử khi có yêu cầu; E – thử khi có yêu cầu; F – Các mẫu thử kép từ cùng một mẻ trộn. |
5.4 Thử các tính chất của hỗn hợp bê tông
5.4.1 Các mẫu thử hỗn hợp bê tông được chuẩn bị từ ít nhất ba mẻ trộn riêng lẻ cho mỗi loại bê tông phù hợp với các phương pháp thử tương ứng.
5.4.1.1 Độ sụt, theo TCVN 3106:1993.
5.4.1.2 Hàm lượng bọt khí, theo ASTM C231/C231M.
5.4.1.3 Độ tách nước, theo ASTM C232/C232M.
5.4.1.4 Thời gian đông kết, theo TCVN 9338:2012, với nhiệt độ của các thành phần ngay trước khi trộn và nhiệt độ môi trường trong thời gian thử là (27 ± 2) °C.
5.5 Thử các tính chất của bê tông
5.5.1 Chuẩn bị các mẫu thử nghiệm
Chuẩn bị các mẫu thử từ ít nhất ba mẻ trộn riêng lẻ gồm hỗn hợp bê tông có phụ gia đối chứng và có phụ gia cuốn khí thử nghiệm, với số lượng mẫu thử tương ứng với từng phép thử được quy định tại Bảng 3.
5.5.1.1 Cường độ chịu nén
Tạo mẫu thử và dưỡng hộ theo TCVN 3105:1993.
5.5.1.2 Cường độ chịu uốn
Tạo mẫu thử và dưỡng hộ theo TCVN 3105:1993.
5.5.1.3 Hệ số độ bền băng giá
Chế tạo một tổ mẫu từ hỗn hợp bê tông sử dụng phụ gia cuốn khí thử nghiệm và một tổ mẫu từ hỗn hợp bê tông có phụ gia đối chứng, hàm lượng bọt khí của mỗi hỗn hợp là 5,5 % thể tích, sai lệch cho phép ± 0,5 %. Thời gian dưỡng hộ ẩm là 14 ngày kể cả khi còn ở trong khuôn.
5.5.1.4 Xác định sự thay đổi chiều dài của bê tông đã đóng rắn (độ co), theo ASTM C157. Thời gian dưỡng hộ ẩm là 14 ngày kể cả khi còn ở trong khuôn.
5.5.1.5 Trong một ngày ít nhất phải tạo được một mẫu cho mỗi phép thử và tuổi thử từ mỗi loại bê tông, ít nhất hai mẫu từ mỗi loại bê tông đối với phép thử độ bền băng giá. Việc chuẩn bị tất cả các mẫu phải được hoàn thành trong ba ngày.
5.5.1.6 Kiểm tra mẫu thử
Mỗi nhóm mẫu thử nghiệm đại diện cho phép thử hoặc tuổi thử yêu cầu, kể cả các phép thử hỗn hợp bê tông, phải được kiểm tra bằng mắt trước hoặc trong quá trình thử hoặc cả hai, tùy theo trường hợp nào thích hợp, loại bỏ mẫu có khuyết tật. Sau khi thử, kiểm tra bằng mắt tất cả các mẫu thử nghiệm đại diện cho phép thử hoặc tuổi thử, loại bỏ kết quả thử của mẫu có sai sót. Nếu có nhiều hơn một mẫu thử nghiệm đại diện cho phép thử hoặc tuổi thử có khuyết tật trước hoặc sau khi thử thì kết quả phép thử đó bị loại, phải thử lại.
Kết quả thử là giá trị trung bình từ các kết quả thử riêng lẻ của các mẫu thử còn lại.
5.5.2 Cách tiến hành
Thử các mẫu bê tông đã đóng rắn theo các phương pháp sau:
5.5.2.1 Cường độ chịu nén: theo TCVN 3118:1993. Tính cường độ chịu nén của bê tông sử dụng phụ gia cuốn khí thử nghiệm theo phần trăm so với cường độ chịu nén của bê tông sử dụng phụ gia đối chứng như sau: Chia cường độ chịu nén trung bình của các mẫu thử được chế tạo từ hỗn hợp bê tông sử dụng phụ gia cuốn khí thử nghiệm ở tuổi thử cho cường độ chịu nén trung bình của các mẫu thử được chế tạo từ hỗn hợp bê tông sử dụng phụ gia đối chứng ở cùng tuổi rồi nhân với 100.
5.5.2.2 Cường độ chịu uốn: theo TCVN 3119:1993. Tính cường độ chịu uốn của bê tông sử dụng phụ gia cuốn khí thử nghiệm theo phần trăm so với cường độ chịu uốn của bê tông sử dụng phụ gia đối chứng như sau: Chia cường độ chịu uốn trung bình của các mẫu thử được chế tạo từ hỗn hợp bê tông sử dụng phụ gia cuốn khí thử nghiệm ở tuổi thử cho cường độ chịu uốn trung bình của các mẫu thử được chế tạo từ hỗn hợp bê tông sử dụng phụ gia đối chứng ở cùng tuổi rồi nhân với 100.
5.5.2.3 Xác định hệ số độ bền băng giá, thử nghiệm theo Phụ lục A và tính theo 4.2.2.
5.5.2.3 Xác định độ co, theo ASTM C157.
5.6 Xác định độ đồng nhất
5.6.1 Độ pH
pH của phụ gia cuốn khí dạng lỏng được xác định theo TCVN 9339:2012. Đối với các phụ gia cuốn khí không lỏng, hòa tan thành dung dịch trước khi xác định pH. Trừ khi có lý do phải làm khác, việc hòa tan phụ gia cuốn khí trong nước theo các tỷ lệ được quy định trên bao bì hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhiệt độ kiểm tra mẫu thử nghiệm sai lệch so với nhiệt độ đo pH mẫu chấp nhận trong khoảng ± 1 °C, nhiệt độ thích hợp nhất là (21 ÷ 27) °C.
5.6.2 Hàm lượng bọt khí của vữa
Xác định hàm lượng bọt khí của vữa theo TCVN 8876:2012. Vữa được chuẩn bị từ cùng lượng phụ gia cuốn khí của lô thử nghiệm, cùng lượng xi măng. Hòa tan phụ gia cuốn khí vào nước trộn trước khi bắt đầu quá trình trộn. Thực hiện kiểm tra mẫu chấp nhận và mẫu thử nghiệm trong cùng một ngày.
5.6.3 Xác định hàm lượng chất khô
5.6.3.1 Thiết bị, dụng cụ
5.6.3.1.1 Đĩa nhôm (ví dụ loại có đường kính khoảng 57 mm, cao 15 mm, khối lượng 1 g);
5.6.3.1.2 Pipet loại 10 mL;
5.6.3.1.3 Cân phân tích có độ chính xác đến 0,0001 g.
5.6.3.1.4 Tủ sấy có thể điều chỉnh nhiệt độ;
5.6.3.1.5 Bình hút ẩm.
5.6.3.2 Cách tiến hành
a) Xác định khối lượng đĩa nhôm (lấy chính xác đến 0,0001 g). Dùng pipet phân bố 1 mL phụ gia cuốn khí dạng lỏng vào đĩa và cân xác định khối lượng, lấy chính xác đến 0,0001 g. Đặt đĩa có mẫu thử vào lò sấy. Sấy trong vòng (25 ± 2) min ở nhiệt độ (125 ± 1) °C. Sau đó lấy đĩa ra và làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng, cân lại, lấy chính xác đến 0,0001 g.
b) Tủ sấy phải là loại đối lưu cưỡng bức hoặc là loại thoát khí tự do, có thể kiểm soát chính xác nhiệt độ và thời gian sấy sao cho mức độ bay hơi các chất khác nước không thay đổi từ mẫu này sang mẫu khác.
5.6.3.3 Tính kết quả
5.6.3.3.1 Ghi lại các khối lượng sau (tính bằng gam):
– M1 – khối lượng đĩa chứa mẫu thử trước khi sấy;
– M2 – khối lượng đĩa;
– M3 – khối lượng mẫu thử trước khi sấy = M1 – M2;
– M4 – khối lượng đĩa chứa mẫu thử sau khi sấy;
– M5 – Khối lượng chất khô = M4 – M2
5.6.3.3.2 Tính hàm lượng chất khô, Gk, biểu thị bằng phần trăm, theo công thức (3):
(3)
5.7 Báo cáo thử nghiệm
Nội dung báo cáo thử nghiệm bao gồm các thông tin sau:
– Tên và địa chỉ đơn vị thử nghiệm;
– Tên và địa chỉ đơn vị yêu cầu thử nghiệm;
– Tên thương mại của phụ gia cuốn khí cần thử nghiệm;
– Các chỉ tiêu yêu cầu thử nghiệm;
– Ngày giờ tạo mẫu;
– Tên thương mại, tên nhà sản xuất và các dữ liệu khác của phụ gia đối chứng;
– Tên thương mại, tên nhà sản xuất, loại và dữ liệu thử nghiệm của xi măng poóc lăng hoặc các xi măng đã sử dụng;
– Các dữ liệu kiểm tra cốt liệu lớn và cốt liệu nhỏ;
– Các dữ liệu chi tiết về các thành phần bê tông đã dùng (hàm lượng xi măng, tỷ lệ nước/xi măng, tỷ lệ cốt liệu nhỏ/cốt liệu lớn, độ sụt và hàm lượng khí).
– Các kết quả thử nghiệm theo yêu cầu và phương pháp thử;
– Chữ ký của người thử nghiệm;
– Ký xác nhận của đơn vị thử nghiệm.
6 Các tình huống từ chối
6.1 Phụ gia cuốn khí sẽ bị từ chối nếu không thỏa mãn bất kỳ yêu cầu nào của tiêu chuẩn này.
6.2 Phụ gia (đã được thử nghiệm) lưu giữ ở nơi sản xuất hoặc ở đại lý bán hàng quá 6 tháng sẽ phải thử nghiệm lại trước khi sử dụng, nếu bên mua yêu cầu. Nếu kết quả thử nghiệm lại cho thấy không thỏa mãn bất kỳ yêu cầu nào của tiêu chuẩn này thì phụ gia đó sẽ bị từ chối
6.3 Sai lệch khối lượng của các bao gói hoặc thùng chứa lớn hơn 5 % so với khối lượng hoặc thể tích quy định được ghi trên bao bì. Khối lượng hoặc thể tích trung bình của 50 bao hoặc thùng chứa được lấy ngẫu nhiên từ chuyến hàng nhỏ hơn giá trị quy định thì chuyến hàng đó không được chấp nhận.
7 Bao gói, ghi nhãn và bảo quản, vận chuyển
7.1 Bao gói, ghi nhãn
Phụ gia được đóng gói trong các bao, hoặc thùng chứa, có nhãn ghi rõ ràng các thông tin sau:
– Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;
– Tên thương mại của phụ gia cuốn khí;
– Khối lượng tịnh hoặc thể tích thực;
– Ngày tháng năm sản xuất và thời hạn sử dụng.
Khi xuất xưởng phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm cho mỗi lô hàng, trong đó thể hiện kết quả thử các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn này.
7.2 Bảo quản, vận chuyển
– Bảo quản trong điều kiện kín thích hợp để tránh tác động của thời tiết như mưa, nắng, môi trường ẩm ướt, …
– Lưu kho theo cách thích hợp, dễ kiểm tra và nhận dạng đúng từng lô hàng (hoặc chuyến hàng).
– Vận chuyển trên các phương tiện thích hợp, tránh làm biến dạng, thủng, rách bao bì dẫn đến làm thất thoát khối lượng cũng như ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
Phụ lục A
(quy định)
Xác định độ bền băng giá của bê tông dưới tác động đóng băng và tan băng nhanh
A.1 Phạm vi áp dụng
Phụ lục này quy định phương pháp xác định độ bền băng giá của bê tông dưới tác động của các chu kỳ đóng băng và tan băng nhanh trong nước ở phòng thí nghiệm như quy trình A của ASTM C666/C666M.
A.2 Thiết bị, dụng cụ
A.2.1 Thiết bị đóng băng-tan băng
a) Gồm một buồng hoặc các buồng thích hợp để các mẫu thử nghiệm chịu tác động của các chu kỳ đóng băng-tan băng, có trang bị dụng cụ đun nóng và làm đóng băng, có thể tự động kiểm soát quá trình một cách liên tục, điều khiển các chu kỳ lặp đi lặp lại trong khoảng nhiệt độ quy định. Trong trường hợp thiết bị không hoạt động một cách tự động, thì phải bảo đảm hoạt động thủ công liên tục trong 24 h/ngày hoặc các mẫu thử nghiệm phải được bảo quản trong băng.
b) Bố trí thiết bị sao cho nước luôn luôn bao bọc xung quanh mẫu thử với chiều dày (1 ÷ 3) mm trong toàn bộ thời gian thử nghiệm chu kỳ đóng băng-tan băng. Các bình chứa được đặt sao cho không gây hư hại mẫu thí nghiệm.
c) Nhiệt độ của môi trường trong buồng thử nghiệm phải đồng nhất ở bất kỳ thời gian nào và ở bất kỳ vị trí nào trên bề mặt mẫu thử nghiệm.
A.2.2 Dụng cụ đo nhiệt độ có thể là nhiệt kế, nhiệt kế điện trở hoặc cặp nhiệt điện có khả năng đo được nhiệt độ ở các vị trí khác nhau trong buồng thử nghiệm và ở các tâm mẫu thử nghiệm với độ chính xác đến 1 °C.
A.2.3 Thiết bị thử động lực học phù hợp với ASTM C215.
A.2.4 Dụng cụ so sánh sự thay đổi chiều dài phù hợp với các yêu cầu của ASTM C490. Khi sử dụng mẫu thí nghiệm có chiều dài lớn hơn 285 mm thì phải chọn thanh đối chứng có chiều dài thích hợp đáp ứng các yêu cầu của ASTM C490. Đồng hồ micromet có khoảng chia và độ chính xác phù hợp với ASTM C490 và đã được hiệu chuẩn. Trước khi đo phải cố định dụng cụ so sánh ở chiều dài thích hợp với tất cả các mẫu thử nghiệm.
A.2.5 Cân có khả năng cân với lượng lớn hơn khối lượng mẫu thử nghiệm 50 % và có độ chính xác đến 0,5 g.
A.2.6 Thùng nhiệt độ, có kích thước phù hợp để duy trì nhiệt độ của mẫu thử nghiệm trong nước, sao cho khi lấy mẫu thử nghiệm ra khỏi thùng và thử tần suất quay ngang cơ bản và sự thay đổi chiều dài thì vẫn duy trì nhiệt độ mẫu thí nghiệm ở -1 °C và + 2 °C. Đưa bình chứa mẫu thử nghiệm vào thiết bị đóng băng và tan băng bằng cách dừng thiết bị ở cuối chu kỳ tan băng. Cần bảo đảm cùng nhiệt độ tan băng mục đích của mẫu thí nghiệm trong suốt quá trình thử từng mẫu thử nghiệm riêng lẻ vì sự thay đổi nhiệt độ mẫu thử nghiệm tại thời điểm đo chiều dài có thể ảnh hưởng đáng kể đến kết quả.
A.3 Chu kỳ đóng băng-tan băng
A.3.1 Thực hiện đo nhiệt độ của mẫu thử nghiệm giống như khi đo nhiệt độ mẫu đối chứng. Thường xuyên thay đổi vị trí mẫu thử nghiệm trong buồng thử.
A.3.2 Chu kỳ đóng băng và tan băng bình thường gồm: Giảm nhiệt độ của mẫu thử nghiệm từ 4 °C xuống -18 °C và tăng nhiệt độ từ -18 °C lên 4 °C trong thời gian (2 ÷ 5) h. Trong đó, không dưới 25 % thời gian dành cho tan băng. Nhiệt độ ở tâm mẫu thử nghiệm ở cuối giai đoạn làm lạnh là (-18 ± 2) °C, ở cuối giai đoạn làm nóng nhiệt độ ở tâm mẫu thử nghiệm là (4 ± 2) °C, không có mẫu thử nghiệm riêng lẻ nào có nhiệt độ thấp hơn -19 °C hoặc cao hơn 6 °C. Thời gian cần thiết để nhiệt độ ở tâm bất kỳ mẫu thử nghiệm nào giảm từ 3 °C xuống -16 °C phải không nhỏ hơn một nữa thời gian của giai đoạn làm lạnh và thời gian cần thiết để nhiệt độ ở tâm bất kỳ mẫu thử nghiệm nào tăng từ -16 °C lên 3 °C phải không nhỏ hơn một nữa thời gian của giai đoạn làm nóng. Đối với tất cả các mẫu thử nghiệm dùng để so sánh với nhau cần đảm bảo: thời gian cần thiết để thay đổi nhiệt độ ở tâm các mẫu thử nghiệm của bất kỳ mẫu thử nào từ 2 °C xuống -12 °C phải khác nhau không lớn hơn 1/6 thời gian của giai đoạn làm lạnh và thời gian cần thiết để thay đổi nhiệt độ ở tâm của bất kỳ mẫu thử nghiệm nào từ -12 °C lên 2 °C phải khác nhau không lớn hơn 1/3 thời gian của giai đoạn làm nóng.
A.3.3 Chênh lệch giữa nhiệt độ tại tâm và nhiệt độ bề mặt mẫu thử nghiệm không lúc nào lớn hơn 28 °C.
A.3.4 Thời gian chuyển tiếp giữa các giai đoạn đóng băng và tan băng trong chu kỳ phải không lớn hơn 10 min.
A.4 Mẫu thử nghiệm
A.4.1 Mẫu thử nghiệm từ hỗn hợp bê tông có chiều rộng, chiều dày hoặc đường kính không nhỏ hơn 75 mm và không lớn hơn 125 mm, chiều dài không nhỏ hơn 275 mm và không lớn hơn 405 mm.
A.4.3 Đối với bê tông đã đóng rắn, mẫu thử nghiệm được lấy bằng khoan rút lõi hoặc cắt. Các mẫu thử nghiệm phải được lưu giữ ở độ ẩm thấp hơn độ ẩm của kết cấu mà từ đó mẫu thử được lấy. Có thể bọc bằng chất dẻo hoặc bằng phương tiện thích hợp khác để duy trì độ ẩm. Các mẫu thử nghiệm loại này được gia công theo ASTM C341/C341M.
A.5 Cách tiến hành
A.5.1 Tạo mẫu thử nghiệm từ hỗn hợp bê tông và bảo dưỡng theo TCVN 3105:1993 14 ngày trước khi thử, trừ khi có quy định khác. Mẫu thử nghiệm lấy từ bê tông đã đóng rắn được ổn định ẩm bằng cách ngâm trong nước vôi bảo hòa ở nhiệt độ (27 ± 2,0) °C trong 48 h trước khi thử, trừ khi có quy định khác.
A.5.2 Ngay sau khi bảo dưỡng hoặc ngâm ổn định, đưa mẫu thử nghiệm đến nhiệt độ -1 °C và +2 °C của nhiệt độ tan băng mục tiêu được dùng trong chu kỳ đóng băng – tan băng và thử nghiệm tần số quay ngang cơ bản theo chiều ngang, xác định khối lượng và chiều dài trung bình và các kích thước tiết diện của mẫu bê tông với độ chính xác như quy định trong ASTM C215 và xác định số đọc chiều dài ban đầu trên dụng cụ so sánh đối với mẫu có chiều dài khác dụng cụ so sánh, cần bảo vệ các mẫu thử nghiệm khỏi bị mất ẩm trong thời gian từ khi lấy ra khỏi nơi bảo dưỡng đến lúc bắt đầu các chu kỳ đóng băng và tan băng.
A.5.3 Bắt đầu các thử nghiệm đóng băng – tan băng bằng cách đặt các mẫu thử nghiệm trong nước làm tan băng ở phần đầu của giai đoạn tan băng trong chu kỳ. Sau mỗi 36 chu kỳ chịu phơi nhiễm đóng băng và tan băng, chuyển các mẫu thử nghiệm đang ở giai đoạn tan băng ra khỏi thiết bị, thử tần suất quay ngang cơ bản và đo sự thay đổi chiều dài trong phạm vi nhiệt độ được quy định ở A.2.6 đối với thùng nhiệt độ, xác định khối lượng của mỗi mẫu thử nghiệm. Để đảm bảo tất cả các mẫu thử nghiệm đã tan băng hoàn toàn và ở nhiệt độ quy định, đặt chúng vào thùng nhiệt độ hoặc giữ chúng ở cuối giai đoạn tan băng trong thiết bị đóng băng và tan băng với thời gian đủ cho điều kiện này đạt được trên toàn bộ mẫu thử nghiệm. Bảo vệ các mẫu thử nghiệm khỏi bị mất ẩm khi ở ngoài thiết bị và đổi đầu khi cho quay lại thiết bị. Rửa sạch bình chứa mẫu thử nghiệm và bổ sung thêm nước sạch. Cho các mẫu thử nghiệm quay lại thiết bị theo cách sắp xếp ngẫu nhiên hoặc theo sơ đồ luân chuyển đã định trước để đảm bảo mỗi mẫu thử nghiệm tiếp tục được thử trong tất các phần của thiết bị băng giá. Tiếp tục thử mỗi mẫu thử nghiệm cho đến khi đạt 300 chu kỳ hoặc cho đến khi mô đun đàn hồi động tương đối của nó đạt 60 % mô đun ban đầu, tùy theo trường hợp nào xảy ra trước. Đối với thử xác định sự thay đổi chiều dài, giá trị giãn ra 0,10 % có thể được dùng để kết thúc thử nghiệm. Bất cứ khi nào mẫu thử nghiệm bị lấy ra vì hư hỏng, cần thay thế nó bằng một mẫu giả. Mỗi lần mẫu được kiểm tra về tần số cơ bản và sự thay đổi chiều dài, cần ghi chú về ngoại quan của nó và đưa ra nhận xét về các khuyết tật có thể có. Khi dự đoán rằng mẫu thử nghiệm có thể hư hỏng nhanh, nên kiểm tra tần số ngang cơ bản và sự thay đổi chiều dài trong thời gian không quá 10 chu kỳ/một lần kể khi bắt đầu chịu tác động đóng băng và tan băng.
A.5.4 Khi ngừng thử giữa chừng phải bảo quản mẫu thí nghiệm trong điều kiện đóng băng
A.6 Tính kết quả
A.6.1 Mô đun đàn hồi động tương đối được tính theo công thức (A.1):
(A.1)
trong đó:
PC – mô đun đàn hồi động tương đối;
n – tần số quay ngang cơ bản ở 0 chu kỳ đóng – tan băng;
n1 – tần số quay ngang cơ bản ở C chu kỳ đóng tan – băng.
A.6.2 Hệ số độ băng giá tính theo công thức (A.2):
(A.2)
trong đó:
DF – hệ số độ bền băng giá của mẫu thử nghiệm;
P – mô đun đàn hồi động tương đối sau N chu kỳ, %
N – số chu kỳ mà tại đó P đạt tới giá trị nhỏ nhất theo quy định cho kết thúc hoặc số chu kỳ quy định mà ở đó sự phơi nhiễm kết thúc, tùy theo điều kiện nào đến sớm hơn.
M – số chu kỳ quy định mà tại đó sự phơi nhiễm kết thúc.
A.6.3 Sự thay đổi chiều dài do tác động của đóng băng – tan băng, %, tính theo công thức (A.3):
(A.3)
trong đó:
LC – sự thay đổi chiều dài sau C chu kỳ thử đóng băng – tan băng;
L1 – số đo chiều dài trên dụng cụ so sánh ở 0 chu kỳ;
L2 – số đo chiều dài trên dụng cụ so sánh sau C chu kỳ;
Lg – chiều dài hiệu dụng giữa các đầu bên trong đồng hồ đo, như yêu cầu ghi trong ASTM C490/C490.
A.7 Báo cáo thử nghiệm
Nội dung báo cáo thử nghiệm bao gồm các thông tin sau:
– Tên và địa chỉ đơn vị thử nghiệm;
– Tên và địa chỉ đơn vị yêu cầu thử nghiệm;
– Tên thương mại của phụ gia cuốn khí cần thử nghiệm;
– Ngày giờ tạo mẫu;
– Kết quả thử nghiệm;
– Chữ ký của người thử nghiệm;
– Ký xác nhận của đơn vị thử nghiệm.
Thư mục tham khảo
[1] ASTM C260/C260M (2016) Standard specification for air-entraining admixtures for concrete (Phụ gia cuốn khí cho bê tông – Yêu cầu kỹ thuật).
[2] ASTM C233/C233M-14 Standard test method for air-entraining admixtures for concrete (Phụ gia cuốn khí cho bê tông – Phương pháp thử).
[3] ASTM C666/C666M-15 Standard test method for resistance of concrete to rapid freezing and thawing (Phương thử độ bền băng giá của bê tông dưới tác động đóng băng – tan băng nhanh).
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Yêu cầu chung
4.2 Yêu cầu tính năng cơ lý
4.3 Yêu cầu tùy chọn độ đồng nhất
5 Phương pháp thử
5.1 Quy định chung
5.2 Lấy mẫu
5.3 Vật liệu và chuẩn bị vật liệu
5.4 Thử các tính chất của hỗn hợp bê tông
5.5 Thử các tính chất của bê tông
5.6 Xác định độ đồng nhất
5.7 Báo cáo thử nghiệm
6 Các tình huống từ chối
7 Bao gói, ghi nhãn và bảo quản, vận chuyển
7.1 Bao gói, ghi nhãn
7.2 Bảo quản, vận chuyển
Phụ lục A (quy định) Xác định độ bền băng giá dưới tác động đóng băng và tan băng nhanh1
Thư mục tham khảo
* Nhựa vinsol có thể nhập từ Hercules Inc., Wilmington, DE. Nếu muốn biết nhà cung cấp khác có thể liên hệ với đại diện ASTM. Đại diện ASTM sẽ tạo điều kiện tiếp cận với đại diện của ban kỹ thuật của nhà cung cấp. Việc tạo nhựa vinsol trung tính được thực hiện bằng cách xử lý 100 phần khối lượng nhựa vinsol với 9 đến 15 phần khối lượng NaOH. Trong dung dịch, tỷ lệ nước thử (xem ASTM D1193) so với nhựa đã kiềm hóa sẽ không lớn hơn 12:1 theo khối lượng.