Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12318:2018 về Công trình thủy lợi – Yêu cầu kỹ thuật thiết kế, thi công và nghiệm thu cống lắp ghép
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12318: 2018
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – YÊU CẦU KỸ THUẬT THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CỐNG LẮP GHÉP
Hydraulic Structures Design construction and acceptance technical requirements of Assembled sluice
Lời nói đầu
TCVN 12318: 2018 do Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – YÊU CẦU KỸ THUẬT THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CỐNG LẮP GHÉP
Hydraulic Structures – Design construction and acceptance technical requirements of Assembled sluice
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu trong thiết kế, thi công, nghiệm thu cống lắp ghép bằng cừ bê tông cốt thép hoặc bê tông cốt thép dự ứng lực trên nền đất yếu, vùng có cột nước thấp (độ sâu nước ≤ 5 m; chênh lệch cột nước thiết kế ≤ 1,5 m).
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2737 Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4055 Tổ chức thi công.
TCVN 4116 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4253 Công trình thủy lợi – Nền các công trình thủy công – Yêu cầu thiết kế.
TCVN 4447 Công tác đất – Thi công và nghiệm thu.
TCVN 4453 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu.
TCVN 4516 Hoàn thiện mặt bằng xây dựng – Quy phạm thi công và nghiệm thu.
TCVN 5664 Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa.
TCVN 8215 Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế bố trí thiết bị quan trắc cụm công trình đầu mối.
TCVN 8298 Công trình thủy lợi – Yêu cầu kỹ thuật trong chế tạo và lắp ráp thiết bị cơ khí, kết cấu thép.
TCVN 8299 Công trình thủy lợi – Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế cửa van, khe van bằng thép.
TCVN 8300 Công trình thủy lợi – Máy đóng mở kiểu xi lanh thủy lực – Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, lắp đặt, nghiệm thu, bàn giao.
TCVN 8301 Công trình thủy lợi – Máy đóng mở kiểu vít – Yêu cầu thiết kế, kỹ thuật trong chế tạo, lắp đặt, nghiệm thu.
TCVN 8304 Công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi.
TCVN 8305 Công trình thủy lợi – Kênh đất – Yêu cầu kỹ thuật trong thi công và nghiệm thu.
TCVN 8421 Công trình thủy lợi – Tải trọng và lực tác dụng lên công trình do sóng và tàu.
TCVN 8477 Công trình thủy lợi – Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế.
TCVN 8478 Công trình thủy lợi – Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế.
TCVN 8640 Công trình thủy lợi – Máy đóng mở kiểu cáp – Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu.
TCVN 9115 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép – Thi công và nghiệm thu.
TCVN 9143 Công trình thủy lợi – Tính toán đường viền thấm dưới đất của cống trên nền không phải là đá.
TCVN 9144 Công trình thủy lợi – Yêu cầu thiết kế âu tàu.
TCVN 9394 Đóng và ép cọc – Thi công và nghiệm thu.
TCVN 9844 Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu.
TCVN 10304 Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 10400 Công trình Thủy lợi – cống trụ đỡ – Yêu cầu thiết kế.
TCVN 11823 Tiêu chuẩn thiết kế cầu.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Cống lắp ghép (Assembled sluice)
Công trình điều tiết nước bao gồm các hạng mục: trụ pin, mang cống, dầm đỡ cửa van, kết cấu chống thấm và cửa van được xây dựng bằng việc lắp ghép các cấu kiện chế tạo sẵn (cọc, cừ bản, dầm, cửa van) ngay trên sông, kênh mà không phải đắp đê quây và dẫn dòng thi công (xem Phụ lục A).
3.2
Trụ pin (Pillar)
Kết cấu chịu lực chính của cống lắp ghép, kiểu trụ đài cao, gồm các cọc và cừ bê tông cốt thép hoặc bê tông cốt thép dự ứng lực đóng vào đất nền, trụ pin liên kết chịu lực với mang cống và liên kết kín nước với tường cừ chống thấm.
3.3
Mang cống (Riverbank connection)
Gồm một đến hai hàng cừ bê tông cốt thép hoặc bê tông cốt thép dự ứng lực đóng vào đất nền theo nguyên lý “ngàm trong đất” được ghép nối liên tục và liên kết với nhau bởi khớp nối âm – dương tại me cừ tạo thành kết cấu tường đứng để chịu lực và chống thấm. Mang cống liên kết kín nước với trụ pin và cừ chống thấm ở phía dưới dầm đỡ cửa van.
3.4
Dầm đỡ cửa van (Bottom beam)
Dầm đơn bằng bê tông cốt thép được đặt lên hàng cừ chống thấm để cho đáy cửa van tựa vào, hai đầu dầm được liên kết với trụ pin đảm bảo kín nước với cừ chống thấm.
3.5
Kết cấu chống thấm (Anti seepage structure)
Kết cấu được tạo nên bởi các cừ bản bê tông cốt thép hoặc bê tông cốt thép dự ứng lực ghép nối liên tục và liên kết kín nước với nhau, trên đầu cừ được liên kết kín nước với dầm đỡ cửa van bằng đệm cao su.
4 Các tài liệu cần thiết cho thiết kế cống lắp ghép
4.1 Tài liệu quy hoạch
Gồm bản đồ, các tài liệu về quy hoạch thủy lợi, quy hoạch giao thông và các quy hoạch khác trong vùng.
4.2 Tài liệu địa hình
Thành phần và khối lượng khảo sát địa hình phục vụ thiết kế theo quy định trong TCVN 8478, áp dụng đối với “cống đồng bằng” tương ứng với từng giai đoạn thiết kế.
4.3 Tài liệu địa chất
4.3.1 Thành phần và khối lượng khảo sát địa chất phục vụ thiết kế theo quy định trong TCVN 8477, áp dụng đối với “cống đồng bằng” tương ứng với từng giai đoạn thiết kế.
4.3.2 Đối với các kết cấu đặt trên hệ cọc, yêu cầu đối với khảo sát địa chất nền áp dụng TCVN 8477 và TCVN 10304
4.3.3 Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, tại mỗi vị trí trụ pin cần bố trí ít nhất một hố khoan, chiều sâu khoan tuân theo TCVN 8477, áp dụng đối với “cống đồng bằng”.
4.4 Tài liệu khí tượng thủy văn
Yêu cầu về tài liệu khí tượng thủy văn áp dụng TCVN 8304. Trường hợp khu vực công trình không có tài liệu quan trắc, khi khảo sát xây dựng phải kết hợp thu thập tài liệu và đo đạc thực tế tại vị trí công trình.
4.5 Tài liệu về điều kiện thi công
Tài liệu thu thập gồm các thông tin về điều kiện vận chuyển máy móc thiết bị thi công; điều kiện cung ứng vật liệu xây dựng, năng lượng trong khu vực công trình.
5 Yêu cầu kỹ thuật thiết kế cống lắp ghép
5.1 Lựa chọn tuyến công trình
Cống lắp ghép được xây dựng ngay trên lòng sông, kênh rạch. Việc lựa chọn tuyến công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Đoạn sông thẳng, địa hình lòng sông và hai bờ ổn định;
b) Tuyến công trình phải vuông góc với dòng chảy;
c) Thuận lợi kết nối giao thông bộ và các công trình khác như đê bao, bến bãi trong khu vực.
5.2 Yêu cầu bố trí tổng thể, kết cấu công trình
5.2.1 Bố trí tổng thể công trình
5.2.1.1 Toàn bộ công trình phải được bố trí ngay tại lòng sông theo tuyến xây dựng đã chọn, đảm bảo hài hòa với cảnh quan khu vực. Các khoang cống phải được bố trí đối xứng qua tim dọc dòng chảy để hạn chế hiện tượng lệch dòng chảy sau cống.
5.2.1.2 Mặt bằng công trình phải được bố trí hợp lý với điều kiện xây dựng, đảm bảo khối lượng giải phóng mặt bằng và đào đắp là thấp nhất.
5.2.1.3 Khoang thoát nước kết hợp thông thuyền được bố trí ngay tại tuyến luồng giao thông thủy hiện hữu hoặc theo quy hoạch.
5.2.1.4 Cao trình đáy dầm cầu xác định theo công thức (2) chỉ yêu cầu áp dụng đối với khoang cống kết hợp là khoang thông thuyền.
5.2.2 Bố trí kết cấu công trình
5.2.2.1 Kích thước của trụ pin được xác định dựa vào: loại cửa van, khẩu độ khoang cống và yêu cầu bố trí trụ cầu, dàn công tác, thiết bị vận hành. Trong tất cả các trường hợp, chiều dày của trụ pin tại chỗ có khe van không được nhỏ hơn 0,3 m.
5.2.2.2 Hình dạng trên mặt bằng của trụ pin phải bảo đảm cho dòng chảy vào khoang cống được thuận và sự co hẹp dòng chảy nhỏ nhất.
5.2.2.3 Dầm đỡ cửa van được gác lên hàng cừ chống thấm dưới khoang cống và ngàm vào các cọc cừ chịu lực ở trụ pin; giữa dầm đỡ cửa van, cừ chống thấm và cừ trụ pin có khớp nối kín nước.
5.2.2.4 Xác định kích thước dầm đỡ cửa van cần dựa vào: loại cửa van, loại phai sửa chữa, khâu độ khoang thoát nước và năng lực thiết bị cẩu lắp thi công.
5.2.2.5 Gia cố trong khoang cống, lòng kênh thượng hạ lưu cống bằng kết cấu mềm như: rọ đá, thảm đá hay thảm bê tông lắp ghép. Phạm vi gia cố, kích thước kết cấu gia cố xác định thông qua tính toán thủy lực hoặc thí nghiệm mô hình vật lý.
5.2.2.6 Phân đoạn thi công, phương án dẫn dòng phù hợp với yêu cầu tiêu thoát nước và giao thông thủy trên kênh trong thời gian xây dựng công trình.
5.3 Lựa chọn quy mô và các thông số kỹ thuật cơ bản
5.3.1 Xác định khẩu độ thoát nước của cống
5.3.1.1 Phương án khẩu độ thoát nước tối ưu được lựa chọn từ kết quả tính toán thủy văn, thủy lực và xem xét các nhiệm vụ kết hợp khác của công trình. Trong thiết kế cơ sở cần xem xét một số phương án về khẩu độ cống để phân tích, lựa chọn phương án phù hợp cả về điều kiện kỹ thuật và kinh tế.
5.3.1.2 Khẩu độ thoát nước được chọn một cách hợp lý để giảm lưu lượng đơn vị qua cống và giảm tối đa việc gia cố chống xói trong thân cống và đoạn kênh nối tiếp thượng hạ lưu.
5.3.1.3 Trong thiết kế sơ bộ có thể chọn tỷ số giữa khẩu độ thoát nước của cống với chiều rộng lòng sông từ 0,60 đến 0,80.
5.3.1.4 Khẩu độ khoang cống được lựa chọn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Khi có yêu cầu về giao thông thủy, khẩu độ khoang cống xác định theo TCVN 5664 tương ứng với cấp đường thủy nội địa. Trường hợp công trình có nhiều khoang thoát nước thì cần có ít nhất một khoang đảm bảo yêu cầu cho giao thông thủy, được ưu tiên bố trí tại vị trí luồng chạy tàu hiện hữu hoặc theo quy hoạch;
b) Phù hợp với khả năng chế tạo, lắp ráp cửa van và các thiết bị cơ khí;
c) Thuận lợi cho quá trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa cửa van.
5.3.1.5 Trường hợp công trình có kết hợp cầu giao thông bộ thì khẩu độ khoang cống nên chọn phù hợp với chiều dài nhịp dầm cầu định hình.
5.3.2 Cao trình ngưỡng cống
5.3.2.1 Cao trình ngưỡng cống bằng hoặc cao hơn đáy kênh và phải đảm bảo điều kiện tiêu thoát nước theo tính toán thủy văn, thủy lực.
5.3.2.2 Trong trường hợp có yêu cầu giao thông thủy qua cống, cao trình ngưỡng cống xác định theo công thức sau:
Zng = ZMNT-TK – [h] (1)
trong đó:
Zng là cao trình ngưỡng cống, tính bằng mét (m);
ZMNT-TK là mực nước thấp thiết kế, tính bằng mét (m);
[h] là độ sâu cho phép tại ngưỡng, tính bằng mét (m) xác định theo TCVN 9144 nhưng chọn không thấp hơn giá trị quy định trong TCVN 5664.
5.3.3 Xác định cao trình đáy dầm cầu công tác hoặc cầu giao thông trên cống
5.3.3.1 Cao trình đáy dầm cầu trên cống phải cao hơn mực nước lũ thiết kế.
5.3.3.2 Trường hợp có yêu cầu giao thông thủy, cao trình đáy dầm cầu trên cống được xác định theo TCVN 5664.
Cao trình đáy dầm cầu chọn không thấp hơn giá trị xác định theo công thức sau:
Zđáydc = ZMNC-TK + [H] (2)
trong đó:
Zđáydc là cao trình đáy dầm cầu giao thông (cầu công tác), tính bằng mét (m);
ZMNC-TK là mực nước cao thiết kế có xét đến các yếu tố như: biến đổi khí hậu và nước biển dâng, sụt lún nền, tính bằng mét (m);
[H] là chiều cao tĩnh không đối với cầu xác định theo TCVN 5664, tính bằng mét (m).
5.3.4 Xác định cao trình đỉnh cửa van, đỉnh trụ pin
5.3.4.1 Cao trình đỉnh cửa van được chọn theo hai điều kiện sau:
a) Theo điều kiện ngăn triều (hoặc ngăn mặn)
Zcv1 = ZtrP% + hnbd + ao (3)
trong đó:
ZtrP% là mực nước triều ứng với tần suất thiết kế P%, theo kết quả tính toán thủy văn, thủy lực, phụ thuộc cấp công trình theo quy định hiện hành, tính bằng mét (m);
hnbd là độ cao tăng thêm khi xét đến ảnh hưởng của nước biển dâng, tính bằng mét (m);
ao là độ vượt cao an toàn, tính bằng mét (m).
b) Theo yêu cầu về giữ nước (giữ nước môi trường, cấp nước)
Zcv2 = ZgnP% + ao (4)
trong đó:
ZgnP% là mực nước yêu cầu giữ ứng với tần suất thiết kế P%, tính bằng mét (m)
Bảng 1: Độ vượt cao an toàn (ao)
Độ vượt cao tính bằng mét
Mực nước tính toán |
Cấp công trình |
||||
Đặc biệt |
I |
II |
III |
IV |
|
1. Mực nước thiết kế |
0,5 |
0,4 |
0,4 |
0,3 |
0,3 |
2. Mực nước kiểm tra |
0,3 |
0,2 |
0,2 |
0,1 |
0,1 |
Cao trình đỉnh cửa van được chọn là giá trị lớn nhất trong hai giá trị tính toán nêu trên.
5.3.4.2 Cao trình đỉnh trụ pin được chọn cao hơn đỉnh cửa van từ 0 đến 0,5 m tùy thuộc vào loại cửa van, yêu cầu bố trí kết cấu cầu giao thông, cầu công tác, dàn van và thiết bị trên đỉnh trụ.
5.3.5 Cao trình đỉnh mang cống được lấy bằng cao trình đỉnh trụ pin. Khi cần hạ thấp chiều cao đắp đất mang cống có thể chọn cao trình đắp mang cống thấp hơn cao trình trụ pin và kết hợp với tường chắn sóng, lúc đó cao trình đỉnh mang cống được tính là cao trình đỉnh tường chắn sóng.
5.3.6 Quy mô cầu giao thông trên cống (nếu có) theo cấp đường bộ và yêu cầu giao thông thủy theo quy định hiện hành.
5.4 Thiết kế kết cấu công trình
5.4.1 Tải trọng, tác động và tổ hợp các tải trọng lên công trình
5.4.1.1 Cống lắp ghép có thể được thiết kế để chịu lực một chiều (ngăn nước hoặc giữ nước) hay chịu lực cả hai chiều (ngăn nước và giữ nước):
a) Trường hợp giữ nước (giữ ngọt, giữ nước môi trường, cấp nước);
b) Trường hợp ngăn nước (ngăn mặn, ngăn triều, ngăn lũ).
5.4.1.2 Các tải trọng tác dụng lên công trình bao gồm các tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời và tải trọng đặc biệt xác định theo TCVN 2737.
a) Tải trọng thường xuyên:
– Tải trọng bản thân của các bộ phận kết cấu công trình và thiết bị phụ phi kết cấu, tải trọng bản thân của lớp phủ mặt và các tiện ích công cộng;
– Tải trọng đất bao gồm: áp lực đất ngang chủ động và bị động; áp lực đất thẳng đứng;
– Tải trọng nước bao gồm: áp lực nước ngang, trọng lượng nước, áp lực thấm, áp lực đẩy nổi tác dụng trực tiếp lên bề mặt công trình;
– Tải trọng gây ra do kết cấu chịu ứng suất trước.
b) Tải trọng tạm thời bao gồm tải trọng tạm thời dài hạn và tải trọng tạm thời ngắn hạn: áp lực do sóng; tải trọng gió; hoạt tải; tải trọng người đi; lực hãm xe; lực ly tâm do xe; lực ma sát; lực động của xe và các tải trọng thi công.
c) Tải trọng đặc biệt: lực va tầu trong trường hợp mở cửa van; lực va xe trên cầu giao thông; tải trọng động đất; áp lực nước tương ứng mực nước kiểm tra.
5.4.1.3 Trong mỗi trường hợp làm việc của cống, khi thiết kế phải tính toán theo tổ hợp tải trọng cơ bản và kiểm tra theo tổ hợp tải trọng đặc biệt.
5.4.1.4 Tổ hợp tải trọng cơ bản bao gồm các tải trọng và tác động: tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời dài hạn và tải trọng tạm thời ngắn hạn mà công trình có thể phải tiếp nhận cùng một lúc.
5.4.1.5 Tổ hợp tải trọng đặc biệt bao gồm các tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời và tải trọng đặc biệt mà công trình có thể phải tiếp nhận cùng một lúc.
5.4.1.6 Chỉ dẫn về áp dụng các loại tải trọng như sau:
a) Tùy từng công trình cụ thể, các tải trọng tác dụng lên công trình là khác nhau;
b) Tải trọng và lực tác dụng lên công trình do sóng và tàu xác định theo TCVN 8421;
c) Trường hợp có cầu giao thông trên cống thì hoạt tải xe, gió, va tàu, va xe tác dụng lên công trình xác định theo TCVN 11823.
5.4.2 Yêu cầu thiết kế kết cấu chống thấm dưới nền
5.4.2.1 Kết cấu chống thấm cống lắp ghép được thiết kế theo nguyên lý kéo dài đường viền thấm đứng bằng tường cừ cắm sâu xuống nền.
5.4.2.2 Các trường hợp tính toán như sau:
a) Với công trình chịu lực hai chiều cần tính toán, kiểm tra độ bền thấm của nền cho cả hai trường hợp làm việc là trường hợp giữ nước và trường hợp ngăn nước;
b) Với công trình chịu lực một chiều thì chỉ cần tính toán kiểm tra độ bền thấm của nền cho một trong hai trường hợp giữ nước hoặc trường hợp ngăn nước tùy theo nhiệm vụ của công trình cụ thể;
c) Với trường hợp giữ nước cần tính toán với tổ hợp mực nước thượng lưu giữ lớn nhất và mực nước hạ lưu nhỏ nhất;
d) Với trường hợp ngăn nước cần tính toán với tổ hợp cơ bản và kiểm tra với tổ hợp kiểm tra (với mỗi tổ hợp đều chọn cặp mực nước thượng lưu nhỏ nhất và mực nước hạ lưu lớn nhất).
5.4.2.3 Điều kiện ổn định thấm
Nền công trình đảm bảo ổn định thấm khi:
trong đó:
Jtt là gradien thấm tính toán trong nền công trình;
Jra là gradien thấm tính toán tại vị trí thoát ra của dòng thấm;
JKtb, JK là gradien thấm tới hạn trung bình của đất nền và gradien thấm cho phép của đất nền ở vị trí thoát ra của dòng thấm xác định theo TCVN 4253;
Kn là hệ số tin cậy phụ thuộc cấp công trình.
5.4.2.4 Những vị trí cần kiểm tra điều kiện ổn định thấm là đáy hàng cừ chống thấm, vị trí dòng thấm thoát ra khỏi nền ở thượng và hạ lưu cống.
5.4.2.5 Chiều dài của tường cừ chống thấm (chiều sâu đóng cừ) được xác định thông qua tính toán kiểm tra độ bền thấm nêu ở điều 5.4.2.3. Phương pháp tính toán thấm sử dụng nguyên lý chiều dài đường viền thấm dưới công trình áp dụng TCVN 9143 hoặc theo phương pháp số thông qua các phần mềm phù hợp.
5.4.2.6 Khi có nghi ngờ về kết quả chiều dài tường cừ được xác định ở một trong hai phương pháp nêu ở điều 5.4.2.5 thì cần phải sử dụng phương pháp kia để kiểm tra lại và hiệu chỉnh chiều dài tường cừ khi có luận cứ xác đáng.
5.4.3 Yêu cầu thiết kế kết cấu chống thấm hai bên mang cống
5.4.3.1 Kết cấu chống thấm hai bên mang cống có nhiệm vụ giảm gradient thấm, đề phòng biến dạng thấm của đất nền hai bên mang cống.
5.4.3.2 Kết cấu và chiều dài tường cừ chống thấm hai bên mang cống phải đảm bảo ổn định thấm theo 5.4.2.3, hợp lý về kinh tế – kỹ thuật (tham khảo Phụ lục B).
5.4.3.3 Chiều dài đường viền thấm hai bên mang cống được xác định dựa vào cột nước thấm và loại đất nền mang cống. Phương pháp tính toán thấm áp dụng TCVN 9143 hoặc theo phương pháp số thông qua các phần mềm phù hợp.
5.4.4 Yêu cầu thiết kế kết cấu trụ pin cống
5.4.4.1 Trình tự thiết kế
Bước 1: Chọn các tổ hợp tải trọng
Bước 2:
– Sơ bộ lựa chọn loại cọc;
– Sức chịu tải của cọc;
– Số lượng cọc và cừ;
Bước 3: Bố trí móng cọc và cừ
– Mặt bằng bố trí móng;
– Sơ đồ bố trí móng cọc tối ưu;
Bước 4: Tính toán ổn định trụ pin
– Mô hình hóa tương tác cọc nền;
– Tính toán mô đun phản lực nền theo phương ngang và phương đứng;
– Tính toán lún và biến dạng của khối móng quy ước.
Bước 5: Kiểm tra đánh giá an toàn.
– Kiểm tra nội lực trong cọc và cừ;
– Lựa chọn lại tối ưu hóa móng cọc và cừ, trong trường hợp hệ móng chưa đảm bảo cần tính toán lại theo Bước 2.
Tối ưu móng cọc theo các tiêu chí sau:
– Khối lượng cọc nhỏ nhất;
– Cọc chủ yếu chịu nén, lực nén lên đầu cọc tương đối đồng đều;
– Mô men và lực cắt trong các cọc không quá lớn.
5.4.4.2 Tổ hợp lực tác dụng lên trụ pin từ các lực đã trình bày trong mục 5.4.1 và cần xét đến trường hợp thi công. Mỗi loại cửa van có sơ đồ truyền tải trọng từ cửa van vào trụ pin khác nhau và cần lưu ý phân tích lực tại các vị trí tiếp xúc như khe van, gờ tựa và tại các vị trí nối giữa các cấu kiện lắp ghép.
Trên cơ sở sơ đồ lực tác dụng, sử dụng các phương pháp tính toán kết cấu để xác định nội lực và biểu đồ phân bố ứng suất trong các cọc cừ thân trụ pin theo các phương từ đó tính toán và bố trí cốt thép áp dụng TCVN 4116.
Các phương pháp phân tích kết cấu có thể được áp dụng bao gồm: phương pháp sức bền vật liệu, phương pháp số, hoặc bất cứ phương pháp nào thỏa mãn các yêu cầu về điều kiện cân bằng, tính tương hợp và sử dụng được mối liên kết ứng suất, biến dạng.
Khi sử dụng phần mềm để tính toán thì trong báo cáo cần nêu rõ tên phần mềm và phiên bản.
5.4.4.3 Các nhóm trạng thái giới hạn cần tính toán
a) Trạng thái giới hạn thứ nhất: công trình, kết cấu và nền của chúng làm việc trong điều kiện khai thác bất lợi nhất gồm các tính toán về độ bền và độ ổn định chung của hệ công trình – nền, độ bền thấm của nền; độ bền của các bộ phận mà sự hư hỏng của chúng sẽ làm cho việc khai thác công trình bị ngưng trệ; các tính toán về ứng suất, chuyển vị của kết cấu bộ phận mà độ bền hoặc độ ổn định công trình chung phụ thuộc vào chúng.
b) Trạng thái giới hạn thứ hai: công trình, kết cấu và nền của chúng làm việc bất lợi trong điều kiện khai thác bình thường gồm các tính toán độ bền cục bộ của nền; các tính toán về hạn chế chuyển vị và biến dạng, về sự tạo thành hoặc mở rộng vết nứt và mối nối thi công; về sự phá hoại độ bền thấm cục bộ hoặc độ bền của kết cấu bộ phận mà chúng chưa được xem xét ở trạng thái giới hạn thứ nhất.
5.4.4.4 Điều kiện ổn định chung của công trình và nền
Công thức kiểm tra ổn định chung như sau:
trong đó:
Ntt là tải trọng tính toán tổng quát (lực, mô men, ứng suất), biến dạng hoặc thông số khác mà nó là căn cứ để đánh giá trạng thái giới hạn;
R là sức chịu tải tính toán tổng quát, biến dạng hoặc thông số khác được xác lập theo các tài liệu tiêu chuẩn thiết kế;
m là hệ số điều kiện làm việc. Hệ số m xét tới loại hình công trình, kết cấu hoặc nền, dạng vật liệu, tính gần đúng của sơ đồ tính, nhóm trạng thái giới hạn và các yếu tố khác được quy định trong các tài liệu tiêu chuẩn thiết kế hiện hành cho mỗi loại công trình, kết cấu và nền khác nhau;
nc là hệ số tổ hợp tải trọng;
Kn là hệ số bảo đảm được xét theo quy mô, nhiệm vụ của công trình;
K là hệ số an toàn chung của công trình.
5.4.4.5 Tính toán sức chịu tải của nền áp dụng TCVN 4253.
5.4.4.6 Tính toán sức chịu tải của cọc áp dụng TCVN 10304.
5.4.4.7 Kiểm tra biến dạng giới hạn của hệ móng cọc áp dụng TCVN 10400.
5.4.5 Yêu cầu thiết kế kết cấu dầm đỡ cửa van:
a) Dầm đỡ cửa van phải được kiểm tra ổn định kết cấu theo các trạng thái giới hạn thứ nhất và thứ hai;
b) Các phương pháp phân tích kết cấu có thể được áp dụng bao gồm: phương pháp sức bền vật liệu, phương pháp số hoặc bất cứ phương pháp nào thỏa mãn các yêu cầu về điều kiện cân bằng, tính tương hợp và sử dụng được mối liên kết ứng suất, biến dạng. Khi sử dụng phần mềm để tính toán thì trong báo cáo cần nêu rõ tên phần mềm và phiên bản;
c) Trên cơ sở sơ đồ lực tác dụng, sử dụng các phương pháp tính toán kết cấu để xác định nội lực và biểu đồ phân bố ứng suất trong dầm đỡ cửa van theo các phương từ đó tính toán và bố trí cốt thép áp dụng TCVN 4116;
d) Tùy theo khẩu độ, kiểu cửa van và chênh lệch áp lực nước để chọn hình dạng và kích thước dầm đỡ cửa van cho hợp lý. Dầm đỡ cửa van thường có mặt cắt ngang hình chữ U (tham khảo Phụ lục C).
5.4.6 Yêu cầu thiết kế kết cấu mang cống, nối tiếp bờ
Kết cấu mang cống được cấu tạo bởi một đến hai hàng cừ. Hệ dầm giằng, bản sàn liên kết đầu cừ với nhau tạo thành khung không gian chịu lực. Các yêu cầu tính toán như sau:
a) Tính ổn định thấm;
b) Tính ổn định của hệ kết cấu tường cừ liên kết với dầm giằng, bản sàn khi làm nhiệm vụ ngăn nước, sửa chữa. Trong quá trình tính toán phải giả thiết nhiều cao độ mũi cọc khác nhau để tìm ra chiều sâu mũi cọc đảm bảo ổn định, kết quả tính toán sẽ lựa chọn kích thước và số lượng cừ, dầm giằng mang cống;
c) Tính toán ổn định tường biên khi chịu áp lực đất mang cống và giải pháp dầm chống trên tường biên được thi công trước khi đắp đất mang cống;
d) Tính toán thiết kế các giải pháp giảm áp lực đất lên tường cừ mang cống nhờ đất có cốt hoặc dùng vật liệu giảm áp lực ngang.
5.4.7 Yêu cầu thiết kế kết cấu gia cố lòng dẫn, kè bảo vệ mái thượng, hạ lưu như sau:
a) Kết cấu gia cố lòng dẫn và kè bảo vệ mái thượng, hạ lưu phụ thuộc vào lưu tốc dòng chảy lớn nhất qua cống và địa chất bờ kênh, lòng kênh;
b) Kết cấu gia cố lòng dẫn là các dạng kết cấu mềm như thảm đá, rọ đá, thảm cát, thảm bê tông thì chiều dày và chiều dài gia cố phụ thuộc vào tính toán thủy lực.
5.4.8 Yêu cầu thiết kế kết cấu phần trên cống
5.4.8.1 Cầu giao thông trên cống được thiết kế áp dụng TCVN 11823.
5.4.8.2 Giàn van, tháp van: dựa trên các tổ hợp tải trọng tác dụng lên từng hạng mục, tính toán ổn định và kết cấu các hạng mục này theo trạng thái giới hạn thứ nhất và trạng thái giới hạn thứ hai.
5.4.9 Yêu cầu thiết kế kết cấu cửa van cống áp dụng TCVN 8299.
5.5 Yêu cầu thiết kế tổ chức và biện pháp thi công
5.5.1 Yêu cầu chung
5.5.1.1 Sơ đồ dẫn dòng thi công là nội dung chủ yếu của thiết kế tổ chức xây dựng. Khi thi công các kết cấu nằm ngập trong nước phải đảm bảo công tác dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp, vận tốc dòng chảy qua đoạn thu hẹp không gây xói lở bờ và lòng dẫn khu vực.
5.5.1.2 Phân đoạn thi công phải nghiên cứu các phương án khác nhau, dựa trên điều kiện về dòng chảy (mùa lũ, mùa kiệt) và trên cơ sở so sánh kinh tế kỹ thuật để chọn phương án hợp lý nhất.
5.5.1.3 Mặt bằng công trường phải được bố trí hợp lý, khối lượng đền bù và đào đắp thấp nhất.
5.5.1.4 Các trụ pin, dầm đỡ cửa van có thể được thi công độc lập hoặc đồng thời căn cứ vào yêu cầu về tiến độ, điều kiện mặt bằng và khả năng cung cấp vật tư, thiết bị nhưng phải đảm bảo không làm co hẹp dòng chảy quá lớn gây xói lở và ảnh hưởng đến giao thông thủy trên tuyến kênh.
5.5.1.5 Trong trường hợp phân đoạn thi công làm co hẹp dòng chảy quá lớn gây xói lở lòng dẫn, cần có các phương án gia cố đảm bảo ổn định lòng dẫn.
5.5.1.6 Các kết cấu gia cố lòng dẫn được thi công dưới nước bằng xà lan hoặc phao thép.
5.5.2 Biện pháp thi công trụ pin
5.5.2.1 Trụ pin được thi công dưới nước, không phải làm khô hố móng. Các bước thi công như sau: Bước 1: Định vị tim tuyến công trình và vị trí các trụ pin;
Bước 2: Thi công hệ cọc chịu lực của trụ pin, đóng hàng cừ chống thấm;
Bước 3: Lắp đặt ván khuôn và cốt thép dầm trụ pin;
Bước 4: Thi công bê tông dầm trụ pin, dầm đầu cừ;
Bước 5: Tháo dỡ ván khuôn, chuẩn bị thi công lắp đặt dầm đỡ cửa van và cửa van.
5.5.2.2 Trình tự đóng cọc và cừ bê tông cốt thép tại trụ pin được chỉ dẫn cụ thể trong bản vẽ thiết kế thi công, đảm bảo ghép nối liên tục các cây cừ dưới đáy dầm đỡ cửa van và cừ ở mang cống.
5.5.3 Biện pháp thi công dầm đỡ cửa van
5.5.3.1 Dầm đỡ cửa van được thiết kế đúc sẵn tại công trường hoặc trong nhà xưởng, lắp đặt vào khoang cống bằng cần cẩu.
5.5.3.2 Phương án lắp đặt dầm phụ thuộc vào điều kiện mặt bằng công trường và khả năng đưa các thiết bị phục vụ thi công (xà lan, cần cẩu) đến công trình.
5.5.3.3 Đệm cao su kín nước giữa dầm đỡ cửa van và đỉnh cừ chống thấm phải được liên kết vào dầm trước khi lắp đặt dầm vào khoang cống.
5.5.3.4 Trường hợp sử dụng giải pháp bơm vữa vào trong dầm hoặc xuống dưới đáy dầm thì khi đúc dầm cần phải đặt sẵn các lỗ hoặc ống để phục vụ cho việc bơm vữa sau này.
5.6 Yêu cầu thiết kế quan trắc
5.6.1 Yêu cầu chung
5.6.1.1 Khi thiết kế cống lắp ghép cần phải dự kiến bố trí các thiết bị kiểm tra đo lường để tiến hành các quan trắc, nghiên cứu hiện trạng công trình và nền cả trong quá trình thi công cũng như trong thời kỳ khai thác nhằm mục đích đánh giá độ tin cậy của tổ hợp công trình nền, tình hình biến dạng để phát hiện kịp thời các hư hỏng, phòng ngừa sự cố và cải thiện điều kiện khai thác.
5.6.1.2 Cống lắp ghép là công trình bê tông cốt thép trên nền đất nên yêu cầu bố trí thiết bị quan trắc áp dụng TCVN 8215.
5.6.1.3 Nội dung quan trắc bắt buộc gồm quan trắc chuyển vị và quan trắc mực nước.
5.6.1.4 Quan trắc ổn định lòng dẫn và gia cố mái sông thượng hạ lưu.
5.6.1.5 Quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn: thu thập, cập nhật và lưu trữ tài liệu mưa, gió mực nước áp dụng TCVN 8304.
5.6.2 Thiết kế bố trí thiết bị quan trắc chuyển vị
5.6.2.1 Nội dung quan trắc chuyển vị như sau:
a) Quan trắc lún;
b) Quan trắc chuyển vị ngang, nghiêng, lệch;
c) Quan trắc ổn định, biến dạng các kết cấu gia cố mái kênh, lòng dẫn bằng sào và dây rọi vào đầu và cuối mùa lũ hàng năm. Sau 2 đến 3 năm đo bình đồ kênh nối tiếp thượng hạ lưu tỷ lệ 1: 500.
5.6.2.2 Bố trí hệ thống mốc mặt trên đỉnh các trụ pin, mang cống và trên bờ để quan trắc chuyển vị. Sử dụng phương pháp trắc đạc để quan trắc.
5.6.2.3 Sau 12 tháng đo 1 lần tại các vị trí có mốc quan trắc.
5.6.2.4 Nếu kết quả quan trắc lớn hơn các giá trị cho phép của cơ quan tư vấn cấp thì phải báo cáo lên cơ quan cấp trên để có kế hoạch xử lý.
5.6.3 Thiết kế bố trí thiết bị quan trắc mực nước
5.6.3.1 Nội dung quan trắc mực nước bao gồm quan trắc độ cao mực nước trước và sau cửa van.
5.6.3.2 Quan trắc mực nước phục vụ cho công tác vận hành công trình, việc quán trắc có thể sử dụng theo phương pháp trắc đạc hoặc phương pháp tự động hoặc cả hai tùy thuộc vào yêu cầu vận hành công trình. Với những công trình không có yêu cầu vận hành tự động hóa thì chỉ sử dụng phương pháp trắc đạc bằng các cột thủy chí được gắn trên mặt bên ở thượng lưu và hạ lưu của các trụ pin.
6 Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu
6.1 Công tác chuẩn bị thi công
6.1.1 Công tác chuẩn bị thi công áp dụng TCVN 4055, ngoài ra cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật dưới đây;
6.1.2 Phần thi công trên cạn
6.1.2.1 Trước khi thi công phải tiến hành xác định phạm vi mặt bằng xây dựng, nhận bàn giao mốc, định vị tim tuyến công trình theo hồ sơ thiết kế.
6.1.2.2 Các công trình tạm (kho xưởng, lán trại, bãi vật liệu) phải được bố trí ngoài phạm vi công trình chính tối thiểu là 5 m. Trong trường hợp mặt bằng thi công chật hẹp có thể sử dụng tạm thời diện tích công trình chính nhưng phải đảm bảo kết thúc sử dụng công trình tạm trước khi xây dựng phần hạng mục công trình tại vị trí đó. Cao độ nền công trình tạm phải đảm bảo không bị ngập nước trong suốt thời gian thi công.
6.1.3 Phần thi công dưới nước
6.1.3.1 Trước khi thi công phải tiến hành rà phá vật cản, chướng ngại vật, xác định phạm vi đảm bảo an toàn thi công.
6.1.3.2 Phạm vi thi công dưới lòng sông phải được bố trí hệ thống cáp bảo vệ an toàn, có biển báo, chỉ dẫn và phân luồng cho thuyền qua lại (nếu có) trong suốt quá trình thi công.
6.1.3.3 Mặt bằng tập kết máy móc, thiết bị dưới nước được bố trí gần khu vực thi công và phải đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến luồng giao thông thủy trong quá trình thi công.
6.2 Công tác trắc địa, khống chế mặt bằng, cao độ và định vị công trình
6.2.1 Mạng lưới đo đạc phải được xem xét thích hợp với hiện trạng khu vực thi công. Mỗi công trình phải đặt ít nhất 3 mốc chuẩn bằng bê tông trên bờ, tại vị trí ổn định, dễ quan sát, ít ảnh hưởng bởi các hoạt động xung quanh, từ các điểm đó có thể xác định được tim trụ, kiểm tra vị trí kết cấu trong suốt quá trình thi công. Mọi mạng lưới đo đạc đều phải căn cứ vào các mốc chuẩn đó.
6.2.2 Dùng phương pháp trắc đạc tiến hành đo khi nghiệm thu, kiểm tra đối với từng cọc mốc.
6.2.3 Trong quá trình xây dựng phải thường xuyên kiểm tra vị trí của các tim trụ.
6.3 Thi công và nghiệm thu cừ chống thấm
6.3.1 Công tác kiểm tra thiết bị, trình tự thi công cừ chống thấm phải áp dụng TCVN 9394 và những yêu cầu dưới đây;
6.3.2 Kiểm tra và nghiệm thu cừ chống thấm trước khi đóng:
Đối với cừ là sản phẩm, hàng hóa do các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp, cấu kiện trước khi thi công lắp đặt phải có nhãn hàng hóa và phải được ghi nhãn hàng hóa theo quy định.
Đối với cừ do đơn vị thi công tự chế tạo, phải đảm bảo các yêu cầu như sau:
6.3.2.1 Kiểm tra vật liệu chế tạo cừ:
a) Chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép, cáp dự ứng lực, xi măng; kết quả thí nghiệm kiểm tra mẫu thép, mẫu cáp và cốt liệu cát, đá (sỏi), xi măng, nước;
b) Cấp phối bê tông;
c) Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông;
d) Đường kính cốt thép chịu lực và cốt đai;
e) Lưới thép tăng cường và vành thép bó đầu cừ.
6.3.2.2 Kiểm tra kích thước hình học:
a) Kích thước tiết diện cừ;
b) Độ phẳng của mặt bê tông;
c) Góc lệch của mũi vát so với phương trục cừ;
d) Khớp nối phải liên tục, thẳng song song với phương trục cừ.
6.3.2.3 Công tác nghiệm thu tại nơi sản xuất cừ bê tông cốt thép: không dùng các đoạn cừ có độ sai lệch về kích thước vượt quá quy định trong Bảng 2, và các đoạn cừ có vết nứt rộng hơn 0,2 mm. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10 mm, tổng diện tích do lẹm, sứt góc và rỗ tổ ong không quá 5 % tổng diện tích bề mặt cừ và không được tập trung.
Bảng 2: Độ sai lệch cho phép về kích thước cừ bê tông
Kích thước cấu tạo |
Độ sai lệch cho phép |
1. Chiều dài cừ L |
± 30 mm |
2. Chiều ngang cừ L |
-2 mm đến +7 mm |
3. Chiều dày cừ |
± 2 mm |
4. Độ vát của mũi cừ |
10 mm |
5. Độ võng của cừ |
1/100 chiều dài cừ |
6. Khoảng cách từ tâm móc treo đến đầu cừ |
± 50 mm |
7. Độ lệch của móc treo so với trục cừ |
20 mm |
8. Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ |
± 5 mm |
9. Bước cốt thép xoắn hoặc cốt thép đai |
± 10 mm |
10. Khoảng cách giữa các thanh cốt thép chủ hoặc cáp dự ứng lực |
± 10 mm |
11. Độ sai lệch của me cừ |
± 5 mm |
6.3.3 Thi công và nghiệm thu cừ chống thấm tại hiện trường
6.3.3.1 Khi thi công cừ chống thấm phải định vị tim tuyến bằng máy kinh vĩ hoặc máy toàn đạc.
6.3.3.2 Công tác thi công cừ chống thấm phải có hệ khung định vị dẫn hướng. Cao độ đỉnh cừ đã đóng trước đó phải được kiểm tra liên tục và đảm bảo không bị dịch chuyển trong quá trình thi công.
6.3.3.3 Hướng thi công cừ phải lựa chọn hợp lý để giảm số điểm hợp long cừ. Trường hợp không có yêu cầu cụ thể, tuyến cừ chống thấm có thể thi công thành từng phần nhưng phải đảm bảo các cây cừ khớp nối liên tục với nhau.
6.3.3.4 Quá trình thi công phải khảo sát công trình lân cận tránh hư hỏng do dao động đóng cọc.
6.3.3.5 Các yêu cầu thi công và nghiệm thu cừ chống thấm ngoài hiện trường cần phải đáp ứng các quy định theo Bảng 3 như sau:
Bảng 3: Yêu cầu thi công và nghiệm thu cừ chống thấm
Yêu cầu kỹ thuật |
Sai số cho phép |
Đối tượng kiểm tra |
Cách thức kiểm tra |
1. Sai số cho phép về mặt bằng tuyến cừ chống thấm: |
± 2 cm |
Cây cừ đầu tiên và cây cừ cuối cùng của một lần luân chuyển hệ sàn đạo dẫn hướng thi công |
Đo bằng máy kinh vĩ, đối chiếu mốc tuyến và dao độ |
2. Sai số cho phép về cao độ đỉnh cừ đối với dầm đỡ cửa van: |
± 1 cm |
Tất cả các cây cừ sau khi thi công |
Đo bằng máy kinh vĩ, kết hợp thước thép, kết hợp thợ lặn, đối chiếu mốc cao độ |
6.4 Thi công và nghiệm thu móng cọc
6.4.1 Trong những điều kiện khu vực tập trung dân cư, quá trình thi công phải khảo sát công trình lân cận tránh hư hỏng do dao động đóng cọc đến việc sử dụng bình thường các công trình xung quanh.
6.4.2 Công tác thi công và nghiệm thu móng cọc áp dụng TCVN 9394.
6.4.3 Đối với cọc bê tông cốt thép
6.4.3.1 Đối với các thiết bị hạ cọc không phải là giàn đóng cọc có hệ thống dẫn hướng chuyên dụng thì khi đóng cọc phải có sàn đạo và khung dẫn hướng. Cao độ của khung dẫn hướng trên hệ sàn đạo phải cao hơn mực nước thi công tối thiểu 0,3 m.
a) Khung dẫn hướng thi công cọc xiên yêu cầu số tầng khung dẫn hướng đóng cọc là 2 tầng.
b) Khi thi công cọc xiên với độ xiên không nhỏ hơn 1: 5 nếu không có yêu cầu cụ thể trong hồ sơ thiết kế thì bắt buộc khi đóng phải dùng thiết bị có hệ dẫn hướng cho búa kết hợp khung dẫn hướng, tuyệt đối không được dùng búa treo làm ảnh hưởng đến kết cấu cọc.
6.4.3.2 Trường hợp thi công sử dụng các thiết bị hạ cọc khác với thông số trong hồ sơ thiết kế thì độ chối kết thúc đóng cọc phải được tính toán lại và có sự chấp thuận của các bên liên quan.
6.4.3.3 Trong trường hợp phải khoan mồi, độ sâu khoan mồi cọc bằng 0,9 lần chiều sâu hạ cọc trong đất, đường kính lỗ khoan mồi bằng 0,9 lần đường kính cọc tròn hoặc 0,8 lần đường chéo cọc vuông cũng như cọc đa giác, và được điều chỉnh theo kết quả hạ thử cọc.
6.4.3.4 Đối với cọc bê tông cốt thép là sản phẩm, hàng hóa do các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp, cấu kiện trước khi thi công lắp đặt phải có nhãn hàng hóa và phải được ghi nhãn hàng hóa theo quy định; Đối với cọc bê tông cốt thép do đơn vị thi công tự chế tạo, công tác kiểm tra, nghiệm thu tại nơi sản xuất theo quy định tại TCVN 9394.
6.4.3.5 Đối với cọc thép hình là sản phẩm, hàng hóa do các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp, cấu kiện trước khi thi công lắp đặt phải có nhãn hàng hóa và phải được ghi nhãn hàng hóa theo quy định; Đối với cọc thép hình do đơn vị thi công tự chế tạo, công tác kiểm tra, nghiệm thu tại nơi sản xuất theo quy định tại TCVN 9394 và đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Cọc thép hoàn toàn là cọc mới, đảm bảo yêu cầu trong hồ sơ thiết kế;
b) Kiểm tra xuất xứ, kích thước hình học, dung sai, khối lượng đơn vị, chỉ tiêu cơ lý, các tiêu chí chấp nhận hình dạng của cọc theo yêu cầu thiết kế.
6.4.4 Đối với cừ bê tông cốt thép dự ứng lực
6.4.4.1 Trước khi thi công đóng cừ hàng loạt, phải tiến hành thí nghiệm đóng cọc thử tại hiện trường theo hồ sơ thiết kế được duyệt.
6.4.4.2 Cường độ búa rung và áp lực xói nước phụ thuộc vào điều kiện địa chất nền công trình, tùy thuộc địa chất từng loại đất nền để điều chỉnh cường độ búa và áp lực xói nước phù hợp sao cho hạ đóng cọc thuận lợi nhưng áp lực nước không phá vỡ kết cấu của nền. Tốc độ hạ cừ thường 15 cm/phút đến 20 cm/phút.
6.4.4.3 Trong quá trình hạ cọc, khi phát hiện cọc cừ đóng sai lệch với tuyến thiết kế phải điều chỉnh bằng cách giảm áp lực rung, tăng áp lực xói nền để nâng cừ lên và điều chỉnh lại theo vị trí thiết kế.
6.4.4.4 Cặp cừ đôi là bộ phận chịu lực quan trọng của cống lắp ghép, việc thi công cừ phải tiến hành cẩn trọng và chính xác, khi đóng cừ phải thi công sàn đạo theo yêu cầu thiết kế, sau khi đóng cây cừ đầu tiên lắp đặt cây cừ thứ hai ốp sát cây cừ trước trong khung định vị, trường hợp cây cừ đã đóng tiếp tục dịch chuyển theo cây cừ đang đóng cần thông báo cho các bên liên quan để xử lý kịp thời. Sau khi đóng trụ cừ đến cao trình thiết kế, trước khi tháo dỡ sàn đạo dùng pa lăng ép hai đầu cừ sát vào nhau và hàn định vị liên kết đầu cừ sao cho khoảng cách hở giữa của cặp cừ đôi không quá 2 cm để tránh chuyển vị đầu trụ cừ khi chưa kịp đổ bê tông dầm mũ đầu cừ.
Hình 1: Cặp cừ đôi chịu lực
6.4.4.5 Khi đóng cừ, trường hợp gioăng cao su kín nước bị hư hỏng thì cho phép xử lý chống thấm bằng tấm ốp cao su (dày 6 mm đến 8 mm) và nẹp thép không rỉ trong phạm vi từ mặt đất tự nhiên lên đến mực nước thiết kế, phía trong hai hàng cừ đắp đất sét tới cao trình mực nước thiết kế.
6.4.4.6 Công tác đóng cừ được thi công liên tục theo sơ đồ trong hồ sơ thiết kế, thực hiện kiểm tra cao độ đầu cừ bằng trắc đạc và thợ lặn. Cao độ đầu cọc của hai cừ liền kề không được chênh nhau quá 1 cm. Đối với cặp cừ ghép đôi lắp bộ phận kín nước bên, khi thi công phải khống chế cao độ và hướng đóng chính xác để thuận lợi lắp đặt cửa van.
6.5 Thi công và nghiệm thu dầm đỡ cửa van
6.5.1 Chế tạo dầm đỡ cửa van
a) Dầm đỡ cửa van bằng bê tông cốt thép được đúc sau khi đóng hàng cừ chống thấm dưới đáy dầm ở khoang cửa cống.
b) Thi công và nghiệm thu dầm tại bãi đúc theo hồ sơ thiết kế và áp dụng TCVN 9115.
c) Sai số cho phép khi đúc dầm: đối với chiều dài không lớn hơn 3 ‰L; đối với kích thước hình học mặt cắt ngang không lớn hơn ± 2 cm.
6.5.2 Di chuyển dầm đỡ cửa van từ bãi đúc đến công trình phải đảm bảo an toàn và ổn định kết cấu.
6.5.3 Lắp đặt dầm đỡ cửa van tại công trình
a) Trước khi lắp đặt phải tiến hành nghiệm thu tổng thể kết cấu dầm và tiến hành vệ sinh, kiểm tra phạm vi mặt bằng vị trí lắp đặt dầm.
b) Công tác hạ chìm phải tuân thủ theo hồ sơ thiết kế, quá trình thi công phải kết hợp với thợ lặn để căn chỉnh và đưa dầm vào đúng vị trí ráp nối. Thời điểm hạ chìm dầm nên lựa chọn là lúc mực nước ít thay đổi, lưu tốc qua cống nhỏ hơn 0,5 m/s.
c) Trong suốt quá trình hạ dầm, hai đầu dầm không lệch nhau về cao độ quá 5 cm. Chênh lệch cao độ hai đầu dầm sau khi lắp đặt không quá ± 2 cm so với hồ sơ thiết kế.
d) Dầm van lắp đặt xong phải đảm bảo ổn định, liên kết kín nước với cừ chống thấm và cừ trụ pin.
6.6 Thi công và nghiệm thu kết cấu trụ pin
6.6.1 Công tác ván khuôn
6.6.1.1 Công tác thi công và nghiệm thu ván khuôn trụ pin áp dụng TCVN 4453.
6.6.1.2 Công tác nghiệm thu ván khuôn định hình, chế tạo sẵn trong xưởng phải tuân theo các yêu cầu của nhà máy chế tạo.
6.6.1.2 Ván khuôn trụ pin được lắp dựng phải đảm bảo sự ăn khớp với kết cấu khe bên của cửa van.
6.6.1.4 Mọi công tác chuẩn bị đổ bê tông vào ván khuôn phải được ghi nhận trong biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công.
6.6.1.5 Các yêu cầu kỹ thuật cần phải đáp ứng trong gia công chế tạo và lắp đặt ván khuôn được quy định theo Bảng 4.
Bảng 4: Sai số cho phép khi thi công ván khuôn trụ pin
Hạng mục nghiệm thu |
Sai số cho phép |
1. Sai lệch cho phép vị trí tim ván khuôn với thiết kế đối với thân trụ pin |
± 8 mm |
2. Độ gồ ghề cục bộ cho phép của ván khuôn |
± 3 mm |
3. Sai lệch cho phép về khoảng cách giữa các mặt trong ván khuôn so với kích thước thiết kế |
± 5 mm |
4. Vênh phồng trên mặt phẳng thẳng đứng hoặc mặt nghiêng của ván khuôn theo thiết kế, là: |
|
– Theo 1 m chiều cao. |
± 5 mm |
– Theo toàn chiều cao đến 5 m của trụ và cột |
± 10 mm |
6.6.2 Công tác cốt thép
6.6.2.1 Yêu cầu thi công và nghiệm thu cốt thép trụ pin áp dụng TCVN 4453.
6.6.2.2 Cốt thép trụ pin tại các vị trí giao cắt với khe bên cửa van yêu cầu phải cắt thép và liên kết hàn.
6.6.2.3 Trước khi lắp đặt cốt thép chịu lực đã liên kết sẵn đưa vào ván khuôn, phải tiến hành nghiệm thu và lập biên bản. Trong quá trình lắp đặt cốt thép, không cho phép hàn đính (hoặc buộc) cốt thép chịu lực với cốt thép phân bố, các cốt đai và khe cửa cũng như với ván khuôn hoặc chi tiết khác.
6.6.3 Công tác đổ bê tông
6.6.3.1 Yêu cầu thi công và nghiệm thu bê tông trụ pin áp dụng TCVN 4453;
6.6.3.2 Hỗn hợp bê tông khi đổ vào trụ pin phải được rải đều theo chu vi thân trụ và đầm nén kỹ trên toàn bộ diện tích từng lớp đổ, nhất là gần các vị trí nối thẳng đứng và ở các khe lõm của khối đổ;
6.6.3.3 Tại vị trí thân trụ tiếp xúc thường xuyên với mực nước thay đổi, hỗn hợp bê tông phải có phụ gia chống ăn mòn; độ sụt của hỗn hợp bê tông từ 2 cm đến 4 cm;
6.6.3.4 Trong quá trình đổ hỗn hợp bê tông phải đảm bảo nguyên vẹn trạng thái của hình dạng kết cấu, ván khuôn và dàn giáo đỡ. Khi phát hiện có biến dạng hoặc có chuyển dịch cục bộ kết cấu ván khuôn, đà giáo hoặc chỗ liên kết phải có giải pháp chỉnh sửa kịp thời, trong trường hợp cấp bách phải đình chỉ ngay việc thi công ở khu vực xảy ra sự cố.
6.7 Thi công và nghiệm thu kết cấu mang cống nối tiếp bờ
6.7.1 Công tác đào đắp đất
a) Yêu cầu thi công và nghiệm thu công tác đào đắp đất áp dụng TCVN 4447.
b) Khi san mặt bằng phải có biện pháp tiêu nước. Không để nước chảy tràn qua mặt bằng và không để hình thành vũng đọng trong quá trình thi công.
c) Công tác thi công đắp đất mang cống phần tiếp giáp với trụ phải kết hợp thủ công với cơ giới để đắp đảm bảo độ chặt như thiết kế và hạn chế rung động ảnh hưởng đến công trình.
6.7.2 Công tác thi công cọc cừ mang cống
Công tác thi công và nghiệm thu cọc cừ mang cống tuân theo các yêu cầu tại Điều 6.3.3 của tiêu chuẩn này. Ngoài ra còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Khi thi công các cọc định hình để đặt tấm lát mang cống phải đảm bảo độ phẳng nhẵn của khe thả tấm lát, sai số kích thước của các khe không được lớn hơn ± 5 mm. Các cọc định hình phải đóng thẳng hàng đúng tim thiết kế, không bị nghiêng;
b) Thi công các cây cừ mang cống giáp trụ pin bằng cách xỏ me cừ vào vị trí chế tạo sẵn trên trụ và hạ xuống từ từ tránh ảnh hưởng đến ổn định trụ;
c) Nghiệm thu cọc, cừ tại nơi sản xuất và ở hiện trường áp dụng TCVN 9115.
6.8 Thi công và nghiệm thu cửa van, thiết bị điều khiển
6.8.1 Những quy định chung về thi công và nghiệm thu cửa van, thiết bị điều khiển áp dụng TCVN 8298, ngoài ra cần chú ý một số nội dung sau:
6.8.1.1 Đối với chi tiết bạc trục quay lắp cho các bộ phận cối trục, bản lề, puly dẫn động, gối tự động, cữ trượt với điều kiện làm việc trong khu vực ẩm ướt, ngập nước và khó bôi trơn bảo dưỡng thì nên sử dụng loại vật liệu tự bôi trơn để có độ bền cao, công tác bảo trì bảo dưỡng đơn giản;
6.8.1.2 Vật liệu làm kín nước sử dụng cho các cửa van vùng ven biển chịu ảnh hưởng của thủy triều, các đặc tính cơ lý phải đạt được khi thí nghiệm trong môi trường nước muối (10 % đến 18 %);
6.8.1.3 Trong một số trường hợp đặc biệt có thể dùng cao su với chỉ tiêu cơ lý khác hoặc dùng vật liệu khác làm vật đệm kín nước cửa van.
6.8.2 Thi công chế tạo cửa van
6.8.2.1 Công tác gia công chế tạo và lắp ráp cửa van áp dụng TCVN 8298, ngoài ra cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật dưới đây của tiêu chuẩn này;
6.8.2.2 Thi công chế tạo và lắp ráp cửa van tự động
a) Gia công cửa van phải đúng kích thước hình học theo hồ sơ thiết kế.
b) Sau khi gia công cửa van tự động, cần loại trừ ứng suất để bảo đảm ổn định kích thước hình học, hình dạng thiết kế và thỏa mãn các yêu cầu sau:
– Sai lệch cho phép khoảng cách giữa các mặt phẳng tương ứng ± 0,5 mm;
– Dung sai của các mặt phẳng song song không lớn hơn 0,3 mm;
– Độ nhám bề mặt gia công cơ khí Ra < 25 μm.
c) Tổ hợp tổng thể cửa van tự động cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Không phân biệt cửa van được chế tạo liền khối hay phân đoạn, trước khi xuất xưởng cần tổ hợp hoàn chỉnh và tiến hành kiểm tra tổng thể sai số kích thước, vị trí theo quy định; sai lệch của mối ghép không lớn hơn 2,0 mm;
– Sau khi tổ hợp tổng thể, bề mặt giữa kín nước và cửa van phải tiếp xúc đều, chiều dài tiếp xúc của cửa lên cao su kín nước là 85 %, khe hở cục bộ nhỏ hơn 0,1 mm. Khi cửa van ở vị trí làm việc các thông số phải bảo đảm theo thiết kế, cần kiểm tra độ lệch trục cối trên và cối dưới, gioăng kín nước, bánh xe ngược. Sai số vị trí không được lớn hơn 1,0 mm;
– Sau khi kiểm tra cần làm dấu, định vị để khi tháo ra lắp lại bảo đảm kích thước ban đầu.
6.8.2.3 Thi công chế tạo và lắp ráp cửa van clape
a) Gia công cửa van clape phải đúng kích thước hình học theo hồ sơ thiết kế.
b) Khi lắp ráp cụm cối quay của cửa nên lấy mặt tựa gioăng chắn nước làm mặt chuẩn để căn chỉnh, tất cả các cối trục phải đảm bảo độ đồng trục. Dung sai độ đồng trục cho phép quy định như sau:
– Khi bề rộng cánh cửa không lớn hơn 8,0 m thì dung sai không lớn hơn 2,0 mm;
– Khi bề rộng cánh cửa lớn hơn 8,0 m thì dung sai không lớn hơn 3,0 mm;
c) Sai lệch cho phép khoảng cách giữa đường tâm ngang và dọc của lỗ tai kéo cửa là ± 2,0 mm. Lỗ tai kéo cửa và trục kéo phải bảo đảm đồng tâm, độ nghiêng cho phép không lớn hơn 1 /1 000.
d) Tổ hợp tổng thể cửa van clape cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Không phân biệt cửa van được chế tạo liền khối hay phân đoạn, trước khi xuất xưởng cần tổ hợp hoàn chỉnh và tiến hành kiểm tra tổng thể sai số kích thước, vị trí theo quy định; sai lệch của mối ghép không lớn hơn 2,0 mm;
– Sau khi tổ hợp tổng thể các cối quay phải đảm bảo độ đồng trục, chiều dài tiếp xúc của bề mặt kín nước lên tấm đỡ kín nước là 90 %, khe hở cục bộ nhỏ hơn 0,1 mm. Khi cửa van ở vị trí làm việc các thông số phải bảo đảm theo yêu cầu thiết kế. Sai số vị trí không được lớn hơn 1,0 mm;
– Kiểm tra chất lượng mối hàn và quy trình lắp ráp áp dụng TCVN 8298.
6.8.2.4 Thi công chế tạo và lắp ráp cửa van phẳng
a) Gia công cửa van phẳng phải đúng kích thước hình học theo hồ sơ thiết kế.
b) Khi lắp ráp bánh xe hay gối trượt động của cửa van, nên lấy mặt tựa gioăng chắn nước làm mặt chuẩn để căn chỉnh, tất cả các bánh xe hay mặt gối trượt phải nằm trên cùng mặt phẳng. Dung sai độ phẳng cho phép quy định như sau:
– Khi khẩu độ bánh xe hay gối trượt không lớn hơn 10 m thì dung sai không lớn hơn 2,0 mm;
– Khi khẩu độ lớn hơn 10 m thì dung sai không lớn hơn 3,0 mm;
– Độ nghiêng của bánh xe với mặt phẳng bất kỳ không lớn hơn 2/1 000 đường kính bánh xe.
c) Sai lệch cho phép khoảng cách giữa đường tâm ngang và dọc của lỗ tai kéo cửa là ± 2,0 mm. Lỗ tai kéo cửa và trục kéo phải bảo đảm đồng tâm, độ nghiêng cho phép không lớn hơn 1 / 1 000.
d) Tổ hợp tổng thể cửa van phẳng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Không phân biệt cửa van được chế tạo liền khối hay phân đoạn (do siêu trường, siêu trọng), trước khi xuất xưởng cần tổ hợp hoàn chỉnh và tiến hành kiểm tra tổng thể sai số kích thước, vị trí theo quy định; sai lệch của mối ghép không lớn hơn 2,0 mm;
– Sau khi tổ hợp tổng thể, các bánh xe hay gối tựa động phải tiếp xúc đều, chiều dài tiếp xúc của gối tựa động lên đường trượt là 80 %, khe hở cục bộ nhỏ hơn 0,1 mm. Khi cửa van ở vị trí làm việc, mọi thông số đều phải bảo đảm theo thiết kế, phải lấy mặt phẳng và ray hay mặt trượt làm chuẩn để căn chỉnh bánh xe cữ, gioăng chắn nước, bánh xe ngược. Sai số vị trí không được lớn hơn 1,0 mm;
– Kiểm tra chất lượng mối hàn và quy trình lắp ráp áp dụng TCVN 8298.
6.8.3 Vận chuyển từ nơi sản xuất đến công trình
Công tác vận chuyển cửa van từ nơi sản xuất đến công trình cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
6.8.3.1 Các chi tiết cơ khí, bộ phận kết cấu cửa van được thực hiện gia công theo đúng hồ sơ thiết kế được kiểm tra nghiệm thu tại xưởng đạt yêu cầu cho xuất xưởng phải được ghi nhãn mác, số lượng và đánh số ký hiệu rõ ràng để phục vụ cho công tác tổ hợp lắp đặt tại công trình;
6.8.3.2 Công việc vận chuyển sản phẩm từ xưởng sản xuất đến công trình phải tính toán bố trí thiết bị vận chuyển, cách sắp đặt các bộ phận lên phương tiện phải phù hợp, không được để cho các bộ phận kết cấu chồng lên nhau dễ gây biến dạng trong quá trình vận chuyển;
6.8.3.3 Các sản phẩm hoàn thiện tại xưởng khi đưa lên phương tiện vận chuyển đến công trình phải được bao gói, chằng buộc chắc chắn, đảm bảo an toàn không bị biến dạng cong vênh trong suốt quá trình vận chuyển.
6.8.4 Hoàn thiện cửa van tại công trình
Công tác hoàn thiện cửa van tại công trình cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
6.8.4.1 Trước khi cho vận chuyển cửa van đến công trình để tổ hợp cần tiến hành khảo sát điều kiện mặt bằng thi công, xác định vị trí tổ hợp cửa van đảm bảo đủ không gian, thuận lợi cho công tác tổ hợp đồng thời thuận lợi cho quá trình cẩu cửa đưa vào lắp đặt;
6.8.4.2 Tiến hành kiểm tra toàn bộ sản phẩm chuyển đến công trình phải đầy đủ số lượng, biên bản giấy tờ kèm theo, sản phẩm không bị sai khác biến dạng do quá trình vận chuyển;
6.8.4.3 Chuẩn bị hệ sàn đạo, đồ gá, hệ thống giằng chống sẵn sàng cho công tác tổ hợp cửa van, đảm bảo quá trình tổ hợp cửa van không bị biến dạng, an toàn tuyệt đối trong thi công;
6.8.4.4 Hệ thống cần cẩu nâng hạ trước khi đưa đến công trường phải qua kiểm định và đánh giá chất lượng. Chú ý hoạt động của các máy cẩu trên nền đất đắp chỉ được phép tiến hành sau khi đất tại đây đã đầm nén chặt phù hợp với yêu cầu của hồ sơ thiết kế;
6.8.4.5 Dựa trên sơ đồ bản vẽ thiết kế tiến hành lắp ghép thành cửa van hoàn chỉnh đúng kích thước, kiểm tra với các sai số cho phép theo hồ sơ thiết kế và áp dụng TCVN 8298;
6.8.4.6 Sau khi tổ hợp hoàn thiện cửa van xong tiến hành kiểm tra nghiệm thu với sự có mặt đầy đủ giữa các bên liên quan, kết quả nghiệm thu được ghi vào biên bản.
6.8.5 Thi công lắp đặt cửa van vào công trình
6.8.5.1 Cửa van trước khi tiến hành lắp đặt vào công trình phải là cửa van hoàn thiện, các bộ phận phải được lắp ráp đầy đủ theo đúng hồ sơ thiết kế.
6.8.5.2 Trước khi lắp cửa van vào công trình, tiến hành kiểm tra lại toàn bộ kích thước, vệ sinh các bộ phận đặt sẵn trong bê tông để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công tác lắp đặt.
6.8.5.3 Hệ thống thiết bị nâng hạ và di chuyển cửa van phải đảm bảo đủ tải trọng để thực hiện công tác lắp đặt cửa van an toàn trong suốt quá trình thi công.
6.8.5.4 Khi di chuyển và lắp đặt cửa van trên cạn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Quá trình nâng và hạ cửa van theo phương thẳng đứng; không được dùng tời kéo để đồng thời neo cửa van trong quá trình nâng hạ;
b) Khoảng hở giữa mặt dưới của cửa van với đỉnh ray hoặc mặt đất không nhỏ hơn 0,2 m;
c) Trong trường hợp cùng một lúc dùng hai cần cẩu để tiến hành lắp đặt cửa van cần thực hiện nghiêm ngặt các quy định trong hồ sơ thiết kế dưới sự chỉ đạo thống nhất của người chịu trách nhiệm về an toàn lao động trên công trường;
d) Khi nâng cửa van phải bảo đảm tư thế luôn ổn định và tải trọng phân bố đều trên các điểm tựa;
e) Khi nâng hạ bằng hệ thống kích phải kiểm tra độ ổn định của kết cấu trong trường hợp chịu tác động đồng thời của tải trọng ngang do lực gió và sự gia tăng tương hỗ của điểm tựa, độ gia tăng này được tính bằng 1 % trị số khoảng cách giữa điểm tựa. Đối với các điểm tựa đặt trên kết cấu bê tông của công trình cần phải có biện pháp bảo vệ an toàn;
f) Quá trình nâng hoặc hạ cửa van bằng hệ thống kích thuỷ lực, cho phép:
– Độ nghiêng lệch của kích không vượt quá 5 ‰ trị số chiều rộng bệ kê;
– Hành trình tự do của pit-tông (không đặt nấc hãm) không quá 15 mm;
– Nâng (hạ) kết cấu nhịp đồng thời không quá 2 điểm gần liền nhau;
– Độ chênh cao ở các gối tựa nâng (hạ) kết cấu nhịp theo hướng dọc và hướng ngang không lớn hơn 5 % trị số khoảng cách các gối tựa khi dùng kích nâng và không lớn hơn 1 % khi dùng palăng xích.
6.8.5.5 Khi di chuyển và lắp đặt cửa van bằng hệ nổi phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Thực hiện các công việc được nêu trong hồ sơ thiết kế, trình tự lắp đặt cửa van phù hợp với các quy định trong TCVN 8298;
b) Bố trí dây nâng cáp neo thích hợp để kịp thời ghìm chặt vào hệ nổi khi có tải trọng gió tăng lên;
c) Thường xuyên kiểm tra độ sâu đường luồng, khoảng cách từ đáy của hệ nổi so với đáy sông đảm bảo không nhỏ hơn 20 cm. Tốc độ di chuyển hệ nổi khi chờ thiết bị cửa van không vượt quá 10 km/h.
6.8.5.6 Sau khi lắp đặt cửa van vào công trình, căn cứ yêu cầu của hồ sơ thiết kế và áp dụng TCVN 8298 để tiến hành kiểm tra, nghiệm thu các thông số: độ kín khít, mặt tiếp xúc giữa bộ phận động và bộ phận cố định, độ đồng tâm của cối quay, độ đồng tâm của tai kéo cửa.
6.8.5.7 Lắp đặt cửa van tự động
Công tác lắp đặt cửa van tự động tuân theo các quy định chung trong tiêu chuẩn này, ngoài ra phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
a) Lắp đặt trục quay đáy yêu cầu:
– Sai số cho phép tim của cối trục không lớn hơn 2 mm;
– Sai số cho phép về cao trình không quá ± 3 mm;
– Sai số chiều ngang bệ trục đáy không được lớn hơn 1 /1 000.
b) Lắp đặt trục quay đỉnh yêu cầu:
– Lắp đặt bộ phận đặt sẵn trục quay đỉnh theo cao độ thực tế của bệ trục quay trên cánh van, sai lệch cao độ hai đầu thanh kéo không lớn hơn 1,0 mm;
– Giao điểm đường tim của giá neo khung cửa phải trùng với tim của trục quay đỉnh, sai lệch không lớn hơn 2,0 mm;
– Đường tim trục quay đỉnh và đáy phải trùng nhau nằm trong mặt phẳng tim cửa van, dung sai độ đồng trục này là 1,0 mm;
c) Lắp đặt bệ trục và gối đỡ yêu cầu:
– Lấy đường thẳng nối liền tim gối đỡ hoặc bệ đỡ đỉnh, đáy để kiểm tra đường tim của bệ đỡ trung gian, dung sai độ đối xứng không lớn hơn 2,0 mm;
– Dung sai độ song song của đường trục quay đỉnh và trục quay đáy không được lớn hơn 3,0 mm.
d) Khi cửa van tự động đóng hoàn toàn, độ co ép của các gioăng cao su từ 2,0 mm đến 4,0 mm; gioăng cao su ở đáy van cần tiếp xúc đều với bề mặt đỡ kín nước đáy của cửa van.
6.8.5.8 Lắp đặt cửa van clape
Công tác lắp đặt cửa van clape tuân theo các quy định chung trong tiêu chuẩn này, ngoài ra phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
a) Khi tổ hợp cửa van clape kiểu phân mảnh thành cửa van hoàn chỉnh; ngoài việc phải kiểm tra lại các kích thước quy định của tiêu chuẩn này, cần áp dụng công nghệ hàn đã được quy định theo yêu cầu thiết kế, hoặc áp dụng phương pháp hàn nối và kiểm tra theo tiêu chuẩn này, khi hàn cần áp dụng các biện pháp chống biến dạng;
b) Kiểm tra cửa ở vị trí đóng và mở hết không bị kẹt, bảo đảm dung sai theo bản vẽ thiết kế mới được lắp bộ phận làm kín nước;
c) Bộ phận kín nước phải căn chỉnh đảm bảo kín khít, tiếp xúc đều và không bị kẹt. Sai lệch cho phép lắp đặt gioăng chắn nước bên và đỉnh, chất lượng gioăng cao su cần phù hợp quy định.
6.8.5.9 Lắp đặt cửa van phẳng
Công tác lắp đặt cửa van phẳng tuân theo các quy định chung trong tiêu chuẩn này, ngoài ra phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
a) Khi tổ hợp cửa van phẳng kiểu phân mảnh thành cửa van hoàn chỉnh; ngoài việc phải kiểm tra lại các kích thước quy định của tiêu chuẩn này, cần áp dụng công nghệ hàn đã được quy định theo yêu cầu thiết kế, hoặc áp dụng phương pháp hàn nối và kiểm tra theo tiêu chuẩn này, khi hàn cần áp dụng các biện pháp chống biến dạng;
b) Bộ phận kín nước phải căn chỉnh đảm bảo kín khít, tiếp xúc đều và không bị kẹt. Sai lệch cho phép lắp đặt gioăng chắn nước bên và đỉnh, chất lượng gioăng cao su cần phù hợp quy định;
c) Cửa van khi lắp đặt vào vị trí làm việc là cửa van hoàn thiện theo đúng yêu cầu thiết kế;
d) Bộ phận gối tựa động phải tiếp xúc đều vào đường trượt;
e) Khe hở của bánh xe cữ so với đường trượt cữ không sai khác so với thiết kế quá 5,0 mm.
6.8.6 Lắp đặt thiết bị điều khiển
a) Lắp đặt máy đóng mở kiểu cáp áp dụng TCVN 8298 và TCVN 8640.
b) Lắp đặt máy đóng mở kiểu vít áp dụng TCVN 8298 và TCVN 8301.
c) Lắp đặt máy đóng mở kiểu xi lanh thủy lực áp dụng TCVN 8298 và TCVN 8300.
d) Công tác nghiêm thu tĩnh, đo đạc và chạy thử không tải áp dụng TCVN 8298.
e) Yêu cầu lắp đặt, căn chỉnh và sai số cho phép về độ lệch của thiết bị điều khiển ở hai đầu cửa van:
– Sai số chiều cao đặt máy so với thiết kế trong khoảng 100 mm;
– Đối với cửa quay ngang, vị trí tai trên cửa để mắc cáp hoặc xích và máy phải nằm trong mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với trục quay. Sai lệch cho phép của cáp so với mặt phẳng đứng là 5,0 mm và xích là 3,0 mm;
– Sai lệch vị trí tai treo trên cửa van phẳng so với máy theo hướng thượng hạ lưu là 10 mm, theo hướng ngang khe van là 5,0 mm;
– Dung sai cho phép theo phương thẳng góc với lực kéo của vít kéo là 0,5 mm trên 1,0 m của khoảng cách giữa hai vít;
– Sai lệch vị trí treo hai xi lanh theo hướng kéo cửa so với thiết kế là 2 mm.
6.9 Thi công và nghiệm thu cầu giao thông
6.9.1 Công tác thi công lắp đặt cầu giao thông cần đảm những quy định sau đây:
6.9.1.1 Các dầm đúc sẵn có trọng lượng lớn, việc lao lắp khá khó khăn và phức tạp, đòi hỏi mọi thao tác được thực hiện cẩn thận và nhẹ nhàng. Các mối nối thi công phải chính xác theo thiết kế;
6.9.1.2 Các cấu kiện bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực là những kết cấu chịu lực theo sơ đồ nhất định và không đồng đều ở các chiều khác nhau, nên trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển, lao lắp cần thiết phải gia cố thêm các móc cẩu tại những vị trí thích hợp. Bê tông là vật liệu giòn nên khi lao lắp tránh va chạm và phải đảm bảo đủ cường độ quy định;
6.9.1.3 Thiết bị cẩu lắp phải đảm bảo thao tác nhanh gọn, dễ dàng di chuyển cấu kiện về các phía và an toàn trong thi công;
6.9.1.4 Khi cẩu vị trí móc buộc dây cáp phải chính xác, đúng chiều chịu lực của cấu kiện, tuyệt đối không được quay lật tùy tiện.
6.9.2 Thi công cầu bê tông cốt thép
6.9.2.1 Tùy theo điều kiện địa hình cần trục có thể đứng ngay trên mặt đường hoặc bãi sông gầm cầu hoặc trên xà lan để cẩu lắp dầm vào vị trí, cũng có thể bố trí cần trục đứng trên kết cấu nhịp đã thi công để lắp nhịp tiếp theo.
6.9.2.2 Cần trục sử dụng là loại bánh xích. Muốn sử dụng tối đa khả năng của cần trục, tầm với của cần phải ở vị trí nhỏ nhất, đối với cấu kiện dài thường phải có đòn treo để giảm bớt chiều dài dây cáp.
6.9.2.3 Thi công lắp những nhịp ở giữa sông có thể sử dụng cần trục đặt trên hệ nổi để giảm tầm với và tăng sức nâng của cần trục. Để cẩu lắp được thuận lợi phải bố trí các móc treo tại vị trí quy định theo tính toán trên cấu kiện.
6.9.2.4 Thi công phần bê tông đúc tại chỗ của kết cấu cầu trên cống là công nghệ xây dựng không cần giàn giáo, vì bản thân các dầm đúc sẵn đã có thể chịu được cả phần trọng lượng bê tông tươi và ván khuôn. Tùy theo cấu tạo và khoảng cách giữa các dầm đã được lắp đặt trên mố cầu, có thể dùng một trong những phương án đúc phần bê tông tại chỗ như sau:
a) Trường hợp dầm đúc sẵn tiết diện chữ I đặt cách xa nhau, bản mặt bê tông mặt cầu có thể đúc tại chỗ nhờ ván khuôn đã gá lắp chắc chắn vào các dầm lắp ghép;
b) Trường hợp phần dầm đúc sẵn tiết diện chữ T đặt gần nhau, ván khuôn có thể dùng loại vĩnh cửu bằng xi măng lưới thép cùng tham gia chịu lực như một thành phần tổ hợp của bản mặt cầu;
c) Trường hợp dầm đúc sẵn được đặt sát nhau theo chiều ngang mặt cầu, phần bê tông tại chỗ có thể đúc trực tiếp trên dầm mà không cần ván khuôn;
d) Trường hợp các dầm phải được liên kết theo chiều ngang bằng cách đúc dầm tại chỗ, ván khuôn được gá lắp dựa vào các dầm đúc sẵn và các thanh cốt thép được đặt sẵn trên dầm.
6.9.3 Thi công cầu thép
6.9.3.1 Tùy theo trọng lượng và kích thước kết cấu nhịp cầu thép được chuyển đến công trường dưới dạng các bộ phận riêng biệt hoặc dưới dạng kết cấu nhịp hoàn chỉnh.
6.9.3.2 Nếu kết cấu cầu chuyển đến công trường dưới dạng các bộ phận riêng biệt thì có thể lắp thành nhịp ngay tại vị trí hoặc bên ngoài công trình, sau đó di chuyển đến đặt trên các mố trụ. Việc lắp ráp kết cấu nhịp bên ngoài cần tiến hành song song với việc xây dựng mố trụ để rút ngắn thời gian thi công.
6.9.3.3 Việc lắp ráp cầu ngay tại vị trí công trình có thể tiến hành theo phương pháp lắp trên giàn giáo, lắp hẫng hoặc nửa hẫng của công nghệ thi công cầu giao thông.
6.10 Thi công và nghiệm thu kết cấu tiêu năng phòng xói
6.10.1 Công tác nạo vét lòng dẫn
Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu công tác nạo vét lòng dẫn áp dụng TCVN 8305 và TCVN 4447; ngoài ra cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
6.10.1.1 Khi thi công nạo vét lòng dẫn ở vùng đông dân cư, vùng đất yếu, dễ lún sụt, vùng có những vật cản (kết cấu công trình cũ bỏ lại, bom, mìn sót lại trong chiến tranh) phải tuyệt đối tuân thủ theo hồ sơ thiết kế. Trường hợp thi công khác hồ sơ thiết kế phải lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định;
6.10.1.2 Khi nạo vét lòng dẫn bằng xói hút thì phải theo dõi, kiểm tra đường ống hút và bãi chứa bùn thải, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cho người cũng như máy móc thi công;
6.10.1.3 Khi nạo vét lòng dẫn tại những vị trí có hộ số mái thay đổi hoặc đào đất mái sông phải kết hợp cơ giới với thủ công để đảm bảo theo yêu cầu thiết kế;
6.10.1.4 Lòng dẫn sau khi được nạo vét phải bằng phẳng, đặc biệt là tại vị trí đặt lớp gia cố, chênh lệch cao độ cho phép không quá 1 % chiều dày lớp gia cố;
6.10.1.5 Công tác kiểm tra nghiệm thu lòng dẫn được tiến hành bằng máy đo cao độ kết hợp với mia và thợ lặn theo xác suất. Tại các vị trí không đảm bảo về cao độ phải tiến hành xử lý đào bớt hoặc đắp bù theo đúng yêu cầu trong hồ sơ thiết kế;
6.10.1.6 Trong quá trình thi công phải bố trí thợ lặn thường xuyên kiểm tra độ phẳng của lòng dẫn, xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo chất lượng thi công.
6.10.2 Công tác trải vải địa kỹ thuật
Yêu cầu kỹ thuật thi công vải địa kỹ thuật áp dụng TCVN 9844 và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Ngoài ra còn phải tuân theo các yêu cầu sau:
6.10.2.1 Trước khi tiến hành trải vải phải chuẩn bị nến, xử lý bề mặt tiếp xúc và dọn sạch các vật sắc, nhọn dễ làm rách vải;
6.10.2.2 Khi thi công nên lựa chọn thời điểm mực nước thấp, lưu tốc dòng chảy không lớn hơn 0,5 m/s. Phải bố trí thợ lặn thường xuyên kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công;
6.10.2.3 Khi thi công nên kết hợp trải vải trên mái và lòng dẫn cùng một lúc. Trải vải theo trình tự từ đỉnh mái xuống lòng dẫn;
6.10.2.4 Sau khi trải vải phải định vị ghim và giữ vải không bị xê dịch do tác động của dòng chảy. Vải phải được neo tại đỉnh và chân dốc, chiều dài đoạn vải neo tối thiểu là 1 m;
6.10.2.5 Tại những vị trí tiếp giáp giữa 2 lớp vải hoặc vị trí nối phải có biện pháp xử lý. Nếu vải được nối tại hiện trường thì phải đặt chồng lên nhau ít nhất 20 cm, đường khâu không nên đặt vuông góc với phương có tải trọng lớn nhất;
6.10.2.6 Công tác trải vải địa kỹ thuật phải tuân theo hồ sơ thiết kế, chỉ tiến hành nghiệm thu khi có đầy đủ các tài liệu theo quy định hiện hành.
6.10.3 Công tác gia cố lòng dẫn
Lòng dẫn thường được gia cố bằng các kết cấu như: rọ đá, thảm đá, bê tông vữa dâng trong nước, tấm bê tông lắp ghép. Yêu cầu kỹ thuật thi công như sau:
6.10.3.1 Rọ thép khi sử dụng phải xuất trình phiếu xuất kho và kiểm định chất lượng của cơ sở sản xuất theo đúng thông số yêu cầu trong hồ sơ thiết kế;
6.10.3.2 Công tác đo đạc, kiểm tra mặt rọ đá khi nghiệm thu nên tiến hành khi vận tốc dòng chảy < 0,3 m/s. Trường hợp đặc biệt phải tiến hành đo đạc trong điều kiện vận tốc dòng chảy > 0,3 m/s thì cần thống nhất giữa các bên liên quan. Đối với lòng dẫn rộng, có độ sâu lớn mà phải đo bằng thủ công thì có thể dựng sào thẳng, cứng, khác độ tới 1 cm, sổ đo ghi chính xác tới 0,5 cm;
6.10.3.3 Trường hợp kết cấu có tính chất quan trọng yêu cầu cần phải có thợ lặn hỗ trợ kiểm tra nghiệm thu mặt rọ đá với những chỗ ngập sâu dưới nước;
6.10.3.4 Sai số cho phép khi thi công rọ đá, tính theo chiều dày rọ đá gia cố và mặt cắt nghiệm thu nạo vét lòng dẫn trong phạm vi ± 10 cm;
6.10.3.5 Công tác nghiệm thu rọ đá phải tuân thủ theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công;
6.10.3.6 Trường hợp gia cố lòng dẫn bằng bê tông vữa dâng cần lưu ý các vấn đề sau:
a) Trước khi thi công, lòng dẫn phải được nạo vét, làm phẳng đến cao độ thiết kế;
b) Trong quá trình thi công phải tiến hành phân khoảnh đổ hợp lý, cần có biện pháp xử lý chỗ tiếp giáp giữa hai khoảnh đổ. Trường hợp hồ sơ thiết kế không quy định có thể dùng các tấm bê tông đúc sẵn, tấm thép hoặc gỗ theo kích thước của khoảnh đổ để làm ván khuôn;
c) Phải thường xuyên kiểm tra độ bằng phẳng và cao độ thiết kế của lòng dẫn bằng thước, máy đo kết hợp với thợ lặn.
6.11 Công tác hoàn thiện mặt bằng
Công tác thi công hoàn thiện mặt bằng xây dựng áp dụng TCVN 4516. Ngoài ra phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
6.11.1 Trước khi hoàn thiện mặt bằng phải tiến hành rà soát lại phạm vi xây dựng, xác định ranh giới công trình thông qua hệ thống mốc đã được bàn giao;
6.11.2 Phần diện tích đất thu hồi tạm thời phục vụ thi công sau khi hoàn thành công trình phải bàn giao lại cho địa phương theo đúng như hiện trạng ban đầu;
6.11.3 Đất đắp san lấp nền mặt bằng hoàn thiện phải phù hợp với thiết kế. Cao độ nền sau khi san lấp có sai số không được lớn hơn 5 cm, tất cả các chướng ngại vật, vật liệu thừa phải được vận chuyển ra khỏi phạm vi mặt bằng hoàn thiện;
6.11.4 Hệ thống điện, nước, công trình tạm phục vụ trong quá trình thi công phải được hoàn trả lại đúng theo yêu cầu về công suất và chất lượng như ban đầu.
6.12 Yêu cầu công tác kiểm tra nghiệm thu và đưa vào vận hành
6.12.1 Công tác thi công và nghiệm thu các hạng mục công trình đến khi hoàn thiện không đồng thời, do đó trước khi đưa công trình vào vận hành cần tiến hành kiểm tra tổng thể các hạng mục kết cấu.
6.12.2 Phương pháp đo đạc, kiểm tra và thời gian nghiệm thu phải được thống nhất giữa các bên liên quan và tuân thủ theo các quy định hiện hành.
6.12.3 Các hạng mục cơ khí, thiết bị trước khi tiến hành nghiệm thu cần kiểm tra, vận hành thử trường hợp không tải, các thông số cơ bản phải đảm bảo theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế.
6.12.4 Chỉ tiến hành nghiệm thu tổng thể công trình khi đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu theo quy định hiện hành.
Phụ lục A
(Quy định)
Các bộ phận chính của cống lắp ghép
Bảng A1: Phạm vi áp dụng phù hợp cho các dạng cống lắp ghép
Thông số |
Cống lắp ghép bằng cừ bê tông cốt thép dự ứng lực |
Cống lắp ghép bằng cừ bê tông cốt thép – 2 hàng cừ |
|
1 hàng cừ |
2 hàng cừ |
||
1. Bề rộng khoang |
Từ 8 đến 15 m |
Từ 8 đến 15 m |
Từ 4 đến 7 m |
2. Chênh lệch cột nước thiết kế |
Từ 0,5 đến 0,8 m |
Từ 0,8 đến 1,5 m |
Từ 0,5 đến 1,5 m |
3. Độ sâu mực nước thiết kế |
< 5 m |
< 5 m |
< 4 m |
4. Điều kiện địa chất nền |
Đất nền yếu, thích hợp mọi chiều sâu |
Đất nền yếu, thích hợp mọi chiều sâu |
Đất nền yếu, thích hợp mọi chiều sâu |
Phụ lục B
(Tham khảo)
Một số loại cừ có thể áp dụng làm kết cấu chống thấm và chịu lực cho cống lắp ghép
Bảng B1: Kích thước chế tạo cừ bản BTCT thường
Kích thước chế tạo |
Đơn vị |
Loại cừ bản BTCT |
|
Chữ U |
Chữ nhật |
||
1. Chiều dày (t) |
mm |
80÷150 |
80÷150 |
2. Chiều cao (H) |
mm |
200÷300 |
80÷150 |
3. Chiều dài (L) |
m |
3÷12 |
3÷12 |
4. Chiều rộng (B) |
mm |
600÷800 |
500÷800 |
5. Chiều dày bảo vệ cốt thép (a) |
mm |
30÷50 |
30÷50 |
6. Chiều dài đoạn mũi (Lm) |
mm |
500÷700 |
500÷700 |
Bảng B2: Thông số kỹ thuật một số loại cừ bản BTCT dự ứng lực
Chủng loại |
Kích thước mặt cắt ngang cừ (mm) |
L (m) |
Diện tích (cm2) |
Mômen quán tính (cm4) |
Môđun mặt cắt (cm3) |
Môm en uốn cho phép (T.m) |
||||||||||
H |
a |
b |
c |
d |
e |
f |
h |
t |
Yi |
Yu |
||||||
SW120 |
120 |
80 |
198 |
396 |
0 |
556 |
60 |
60 |
60 |
60 |
60 |
3-7 |
624 |
6.912 |
1.152 |
1,41 |
SW160 |
160 |
78 |
200 |
400 |
0 |
556 |
80 |
80 |
80 |
80 |
80 |
4-8 |
829 |
16.350 |
2.044 |
1,92 |
SW180 |
180 |
100 |
178 |
356 |
0 |
556 |
100 |
100 |
80 |
90 |
90 |
4-8 |
881 |
23.547 |
2.616 |
2,95 |
SW225 |
225 |
93,8 |
184,2 |
368,4 |
3,7 |
548,6 |
100 |
125 |
100 |
112,5 |
112,5 |
5-9 |
1.085 |
45.722 |
4.064 |
4,02 |
SW250 |
250 |
112,5 |
155,5 |
331 |
37,5 |
481 |
100 |
150 |
100 |
125 |
125 |
6-10 |
1.160 |
63.041 |
5.043 |
5,73 |
SW275 |
275 |
131,3 |
148,7 |
293,4 |
56 |
444 |
100 |
175 |
100 |
137,5 |
137,5 |
7-11 |
1.252 |
84.100 |
6.116 |
7,53 |
SW300 |
300 |
97 |
181 |
362 |
97 |
362 |
100 |
190 |
110 |
150 |
150 |
7-12 |
1.243 |
106.003 |
7.067 |
9,06 |
SW325AB |
325 |
109 |
169 |
338 |
63 |
430 |
100 |
215 |
110 |
162,5 |
162,5 |
8-14 |
1.315 |
134.261 |
8.262 |
11,3 |
SW350AB |
350 |
117,3 |
160,7 |
321,4 |
76 |
404 |
100 |
230 |
120 |
175 |
175 |
9-15 |
1.468 |
169.432 |
9.682 |
14,8 |
SW400AB |
400 |
130 |
148 |
296 |
93 |
370 |
100 |
280 |
120 |
200 |
200 |
10-16 |
1.598 |
248.685 |
12.434 |
22,3 |
SW450AB |
450 |
155 |
123 |
246 |
117 |
322 |
100 |
330 |
120 |
225 |
225 |
11-17 |
1.835 |
353.354 |
15.705 |
29,4 |
SW500AB |
500 |
140 |
138 |
276 |
110 |
336 |
100 |
380 |
120 |
250 |
250 |
12-18 |
1.818 |
462.362 |
18.494 |
37,7 |
SW600AB |
600 |
150 |
126 |
256 |
125 |
306 |
100 |
480 |
120 |
300 |
300 |
15-21 |
2.078 |
765.907 |
25.530 |
55,4 |
Phụ lục C
(Tham khảo)
Một số hình dạng dầm đỡ cửa van
Phụ lục D
(Tham khảo)
Sơ đồ trình tự thi công cống lắp ghép
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Các tài liệu cần thiết cho thiết kế cống lắp ghép
4.1 Tài liệu quy hoạch
4.2 Tài liệu địa hình
4.3 Tài liệu địa chất
4.4 Tài liệu khí tượng thủy văn
4.5 Tài liệu về điều kiện thi công
5 Yêu cầu kỹ thuật thiết kế cống lắp ghép
5.1 Lựa chọn tuyến công trình
5.2 Yêu cầu bố trí tổng thể, kết cấu công trình
5.3 Lựa chọn quy mô và các thông số kỹ thuật cơ bản
5.4 Thiết kế kết cấu công trình
5.5 Yêu cầu thiết kế tổ chức và biện pháp thi công
5.6 Yêu cầu thiết kế quan trắc
6 Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu
6.1 Công tác chuẩn bị thi công
6.2 Công tác trắc địa, khống chế mặt bằng, cao độ và định vị công trình
6.3 Thi công và nghiệm thu cừ chống thấm
6.4 Thi công và nghiệm thu móng cọc
6.5 Thi công và nghiệm thu dầm đỡ cửa van
6.6 Thi công và nghiệm thu kết cấu trụ pin
6.7 Thi công và nghiệm thu kết cấu mang cống nối tiếp bờ
6.8 Thi công và nghiệm thu cửa van, thiết bị điều khiển
6.9 Thi công và nghiệm thu cầu giao thông
6.10 Thi công và nghiệm thu kết cấu tiêu năng phòng xói
6.11 Công tác hoàn thiện mặt bằng
6.12 Yêu cầu công tác kiểm tra nghiệm thu và đưa vào vận hành
Phụ lục A (Tham khảo)
Phụ lục B (Tham khảo)
Phụ lục C (Tham khảo)
Phụ lục D (Tham khảo)