Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN12432-1:2018

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN12432-1:2018
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12432-1:2018 (ISO 9926-1:1990) về Cần trục – Đào tạo người vận hành – Phần 1: Quy định chung


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12432-1:2018

ISO 9926-1:1990

CẦN TRỤC – ĐÀO TẠO NGƯỜI VẬN HÀNH – PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG

Crane – Training of drivers – Part 1: General

Lời nói đầu

TCVN 12432-1:2018 hoàn toàn tương đương ISO 9926-1:1990.

TCVN 12432-1:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 12432 (ISO 9926), Cần trục – Đào tạo người vận hành gồm các phần sau:

– TCVN 12432-1:2018 (ISO 9926-1:1990), Phần 1: Quy định chung;

– TCVN 12432-3:2018 (ISO 9926-3:2016), Phần 3: Cần trục tháp.

 

CẦN TRỤC – ĐÀO TẠO NGƯỜI VẬN HÀNH – PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG

Crane – Training of drivers – Part 1: General

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định việc đào tạo tối thiểu cho người vận hành cần trục để phát triển các kỹ năng vận hành cơ bản và truyền đạt kiến thức cần thiết để sử dụng đúng các kỹ năng này.

Tiêu chuẩn này quy định kế hoạch đào tạo tổng thể và cụ thể cho từng loại cần trục (ví dụ cần trục tháp, cần trục tự hành, v.v…).

Giả định rằng các học viên còn chưa có kinh nghiệm thực tế trong việc điều khiển cần trục. Đây không phải là điều kiện để đánh giá khả năng hoặc trình độ chuyên môn của học viên.

2  Quy định chung

Việc điều khiển cần trục phải kết hợp với sự an toàn cho người và tài sản trong vùng hoạt động của cần trục. Các cần trục thường là thiết bị có giá trị lớn, giữ vị trí quan trọng trong quá trình làm việc. Do đó người vận hành phải được lựa chọn cẩn thận và phải được đào tạo cơ bản bi các chuyên gia có kinh nghiệm. Một điều quan trọng nữa là các cá nhân trong đội xếp dỡ tải (người xếp dỡ tải, người báo hiệu, người giám sát) cũng phải được đào tạo thích hợp.

3  Kiến thức và năng lực cần thiết

Người vận hành ít nhất phải 18 tuổi và được công nhận có sức khỏe phù hợp với nghề nghiệp. Phải xem xét các mục sau:

a) Về thể chất:

– Có khả năng nghe và nhìn tốt;

– Không bị chóng mặt khi làm việc trên cao;

– Không bị bệnh tật hoặc sức khỏe yếu;

– Không nghiện rượu hoặc ma túy.

b) Về tinh thần:

– Chịu được áp lực công việc;

– Tâm lý bình tĩnh;

– Có ý thức trách nhiệm.

Các bài kiểm tra có thể được sử dụng để đánh giá năng lực của các học viên (kỹ năng làm việc thủ công, ý thức chung, khả năng tự kiểm soát bản thân, sự bình tĩnh, tính chính xác, khả năng phối hợp chuyển động và phản xạ).

Các học viên phải có khả năng đọc và hiểu ngôn ngữ trên các biển báo và tài liệu của cần trục.

Nếu người vận hành có nhiệm vụ di chuyển cần trục trên đường thì phải hiểu biết các điều luật liên quan, phải có các giấy tờ và bằng lái phù hợp theo quy định của luật pháp quốc gia.

4  Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo gồm:

a) Cung cấp kiến thức sâu về các quy định áp dụng cho cần trục và môi trường xung quanh để áp dụng các quy định này tại mọi thời điểm;

b) Cung cấp kiến thức về tín hiệu bằng tay và truyền thông vô tuyến cũng như thiết bị và kỹ thuật treo tải để cho phép người vận hành có thể:

– Thực hiện các thao tác một cách hiệu quả và không gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác;

– Thực hiện các thao tác thông thường và các thao tác khẩn cấp với cần trục;

c) Cung cấp kiến thức kỹ thuật về cần trục, các đặc tính của chúng và các biểu đồ tải trọng, các cơ cấu và thiết bị an toàn để có thể:

– Điều khiển các cần trục cùng loại khác;

– Sử dụng tối ưu các đặc tính của cần trục;

– Phát hiện các khiếm khuyết;

– Thực hiện việc kiểm tra hàng ngày;

– Biết cách sử dụng tài liệu;

d) Rèn luyện các kỹ năng cần thiết, bao gồm:

– Thực hiện chính xác các chuyển động và kết hợp các chuyển động;

– Xác định tải trọng và khoảng cách;

– Sử dụng tối ưu các thiết bị và dụng cụ điều khiển trong cabin của người vận hành.

5  Quy trình đào tạo

Thời lượng và nội dung đào tạo phải đủ để đạt được các mục tiêu trên đây.

Việc đào tạo phải chú trọng hướng đến phương diện thực hành điều khiển cần trục (ít nhất 75 % thời lượng đào tạo) và việc đào tạo lý thuyết phải được kiểm tra thông qua các kỹ năng vận hành.

Đối với đào tạo thực hành, giai đoạn tiếp quản cần trục phải được thực hiện cho từng học viên trên mỗi cần trục cùng với giảng viên, ở các giai đoạn tiếp theo không nên có quá hai học viên tại cùng thời điểm, ngoại trừ các cần trục được trang bị đặc biệt dành riêng cho mục đích đào tạo. Mỗi giảng viên không được giám sát nhiều hơn ba cần trục.

Việc đào tạo phải được đánh giá bằng các bài kiểm tra lý thuyết và thực hành, được thiết kế để đánh giá xem các mục tiêu đào tạo đã đạt được hay chưa.

6  Nội dung đào tạo

Nội dung chương trình đào tạo là một yếu tố quan trọng để đáp ứng các mục tiêu đào tạo. Nội dung này bao gồm các yêu cầu đánh giá và chương trình.

Với mỗi học phần các yêu cầu đánh giá phải xác định được:

a) Mức độ hiểu biết mà học viên cần đạt được;

b) Thời gian được phân bổ (tùy theo từng học viên);

c) Các phương pháp, cách thức, công cụ trợ giảng và phương tiện truyền thông được đề nghị.

Các mục nêu trên không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.

Chương trình đào tạo là danh sách các học phần cần phải giảng dạy. Chương trình được đưa ra dưới dạng các chủ đề và không phụ thuộc vào trình tự thời gian.

6.1  Chương trình lý thuyết

6.1.1  Người vận hành

– Các kỹ năng và trách nhiệm của người vận hành;

– Vai trò của người vận hành trong đội xếp dỡ tải (người xếp dỡ tải, người báo hiệu, người giám sát).

6.1.2  Kỹ thuật cần trục

– Thuật ngữ và các đặc tính;

– Các phiên bản khác nhau và phương pháp thiết lập;

– Máy (các nguyên tắc vận hành);

– Các cơ cấu (chuỗi động học, các nguyên tắc vận hành và điều khiển thích hợp);

– Phanh, thiết bị giới hạn hành trình và tốc độ (các nguyên tắc vận hành và thử);

– Thiết bị điều khiển điện từ xa (các nguyên tắc vận hành, các chức năng an toàn; thử và cài đặt);

– Thiết bị điều khiển thủy lực và khí nén (các nguyên tắc vận hành, các chức năng an toàn: thử và cài đặt);

– Cáp thép (lắp đặt, kiểm tra định kỳ, tiêu chí loại bỏ);

– Các thiết bị an toàn (các nguyên tắc vận hành: thử và cài đặt).

6.1.3  Đưa cần trục vào sử dụng hoặc dừng sử dụng

– Liên kết với nền (chống đỡ, ray, các khối neo);

– Thiết lập cụ thể (cần trục được neo, giằng hay tự nâng trong công trình);

– Thiết bị và phụ kiện phụ trợ (ví dụ cần phụ);

– Nguồn điện (các mối nguy hiểm, hệ thống bảo vệ);

– Các hệ thống thủy lực, khí nén và nhiên liệu (các mối nguy hiểm và cách phòng ngừa);

– Các thao tác lắp dựng, đưa vào sử dụng, thử, tháo dỡ và bảo trì;

– Sự di chuyển của cần trục tại công trường và trên đường.

6.1.4  Sử dụng cần trục và các quy định an toàn

– Biểu đồ tải trọng, sơ đồ mắc cáp và cấu hình cần trục: quy trình lựa chọn (sử dụng tối ưu);

– Thiết bị giới hạn và chỉ báo tải trọng danh định (nguyên tắc vận hành và thử);

– Các lực tác dụng lên cần trục (khi làm việc và khi không làm việc);

– Độ ổn định của cần trục (ảnh hưởng của các cấu hình khác nhau);

– Ảnh hưởng của các điều kiện khí quyển và môi trường xung quanh (ví dụ nhiệt độ thấp, sự đóng băng, sương mù, gió, bão, sét, bụi, khói, môi trường ăn mòn);

– Môi trường xung quanh cần trục và các hạn chế (các đường dây điện và đường dây/đường ống khác, các khu vực cấm hoặc khu vực nguy hiểm, các cần trục khác, máy phát vô tuyến, vận chuyển hàng không (tín hiệu dẫn đường), các hạn chế do tiếng ồn và ô nhiễm);

– Các quy trình mở máy và tắt máy;

– Các thao tác bị cấm và thao tác nguy hiểm;

– Giới hạn sử dụng của cần trục;

– Các chỉ dẫn riêng cho hoạt động của cần trục hoặc cho công trường nơi cần trục được sử dụng;

e) Các quyền ưu tiên về hoạt động.

6.1.5  Điều khiển cần trục

– Cabin của người vận hành (lối vào, sự an toàn và các đặc điểm góp phần vào sự thoải mái cho người vận hành);

– Thiết bị điều khiển và giám sát;

– Các trợ giúp cho việc điều khiển (các thiết bị chỉ báo và thiết bị phát hiện va chạm);

– Thao tác từ dưới nền (bằng bộ điều khiển hữu tuyến hoặc vô tuyến);

– Sự áp dụng đúng các chuyển động hoặc các tổ hợp chuyển động;

– Đánh giá khoảng cách và các dấu hiệu;

– Sự điều khiển phù hợp của các cơ cấu khác nhau để nhận được kết quả tốt nhất.

6.1.6  Truyền thông tin

– Các tín hiệu bằng tay (phát trực tiếp hoặc chuyển tiếp);

– Truyền thông tin bằng tín hiệu vô tuyến;

– Bộ điều khiển có sự trợ giúp của mạch video.

6.1.7  Nâng hạ tải

– Thiết bị treo tải (các quy định sử dụng);

– Các thiết bị mang tải chuyên dùng (các quy định sử dụng);

– Định hướng tải nâng bằng tay;

– Tải nâng (đánh giá, trọng tâm, cân bằng, ảnh hưởng của gió);

– Các thao tác nâng hạ chung (lật tải nâng);

– Nâng hạ tải bằng nhiều cần trục;

– Vận chuyển người.

6.1.8  Kiểm tra, bảo trì và các sự cố

– Sử dụng tài liệu;

– Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra trước khi vận hành;

– Các báo cáo khi có sự cố;

– Các hoạt động trong trường hợp có lỗi hoặc hỏng nguồn cấp cho máy (làm cách nào để hạ tải nâng).

6.2  Chương trình thực hành

Chương trình thực hành phải bao gồm việc quan sát các bộ phận, trang thiết bị, các bộ phận kèm theo như đã đề cập ở phần chương trình lý thuyết và các vấn đề sau đây.

6.2.1  Các bài thực hành về vận hành

– Sử dụng các bộ phận điều khiển, các trợ giúp vận hành và các dụng cụ giám sát;

– Thực hiện lần lượt các chuyển động khi không có tải nâng và sau đó thực hiện với tải nâng;

– Kết hợp hai chuyển động khi không có tải nâng và khi có tải nâng;

– Giảm thiểu sự lắc của tải nâng;

– Kết hợp ba hoặc bốn chuyển động;

– Di chuyển trong công trường khi không có tải nâng và khi có tải nâng (khi thích hợp);

– Sắp đặt cần trục và di chuyển trên đường;

– Các bài tập với mục đích nâng cao độ khó:

• Đánh giá khoảng cách trong không gian;

▪ Độ chính xác lấy và đặt tải nâng;

▪ Tốc độ di chuyển trong không gian;

▪ Tìm thời gian tối ưu của chu trình nâng hạ;

– Thao tác khi tải nâng nằm ngoài vùng quan sát của người vận hành (cùng với người báo hiệu hoặc bằng truyền thông vô tuyến);

– Điều khiển các cần trục khác nhau trong cùng một họ;

– Thao tác từ mặt nền cho các loại cần trục khi có thể áp dụng.

6.2.2  Các bài thực hành về nâng hạ (lấy và đặt tải nâng)

– Thực hiện với các loại tải nâng thông dụng (sọt, công ten nơ, pa lét, gầu, v.v…);

– Thực hiện với:

▪ Các tải nâng dài và mềm;

▪ Các tải nâng có chiều cao lớn;

▪ Các tải nâng có diện tích mặt bằng lớn;

▪ Các tải nâng có diện tích mặt đứng lớn;

– Thực hiện với các thiết bị mang tải đặc biệt;

– Các bài thực hành về treo tải và định hướng;

– Điều khiển khi có chướng ngại vật cố định hoặc chở ngại từ hoạt động của cần trục khác;

– Các bài thực hành về truyền thông tin với tín hiệu bằng tay và tín hiệu vô tuyến.

6.2.3  Các bài thực hành về sử dụng, thử, bo trì và các tình huống khẩn cấp

– Ra chân chống, khởi động cần trục và kiểm tra hiện trường xung quanh;

– Các quy trình khởi động và tắt máy;

– Kiểm tra thường xuyên (phanh, thiết bị an toàn và thiết bị kiểm soát trạng thái tải trọng)

– Thay đổi sơ đồ mắc cáp;

– Thay đổi thiết bị mang tải;

– Bôi trơn và kiểm tra mức bôi trơn;

– Thoát hiểm an toàn.

7  Việc tiếp tục đào tạo

Việc đào tạo trên đây chỉ nhằm mục đích cung cấp cho học viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng cần trục đúng và an toàn. Khả năng của người vận hành chỉ có thể được phát triển thông qua kinh nghiệm làm việc thực tế với sự giám sát thích hợp. Vì các lý do này sẽ là có ích khi kinh nghiệm thu được qua việc điều khiển các cần trục khác nhau được ghi lại tuần tự theo thời gian trong biểu mẫu đào tạo.

Một điều cần thiết nữa là phải tổ chức các khóa học để cập nhật kiến thức cho người vận hành nhằm mục đích đào tạo lại cho những người đang tạm thời không hoạt động trong lĩnh vực đã được đào tạo và cung cấp việc đào tạo nâng cao khi các cần trục có sự cải tiến hoặc thay đổi về mặt kỹ thuật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *