Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN12434:2018

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN12434:2018
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12434:2018 (ISO 16715:2014) về Cần trục – Tín hiệu bằng tay sử dụng với cần trục


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12434:2018

ISO 16715:2014

CẦN TRỤC – TÍN HIỆU BẰNG TAY SỬ DỤNG VỚI CẦN TRỤC

Cranes – Hand signals used with cranes

Lời nói đầu

TCVN 12434:2018 hoàn toàn tương đương ISO 16715:2014.

TCVN 12434:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CẦN TRỤC – TÍN HIỆU BẰNG TAY SỬ DỤNG VỚI CẦN TRỤC

Cranes – Hand signals used with cranes

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với tín hiệu bằng tay để sử dụng trong các thao tác nâng hạ.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rt cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8242-1 (ISO 4306-1), Cần trục Từ vựng – Phần 1: Quy định chung.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chun này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 8242-1 (ISO 4306-1) và các bổ sung sau đây:

3.1

Dừng hoạt động (cease operation, dogging)

Dừng hoạt động vĩnh viễn hoặc tạm thời sau khi đã dỡ tải.

3.2

Xoay, lắc (slewing, swinging)

Chuyển động của tải nâng theo phương ngang khi phần đế cần trục không di chuyển.

3.3

Di chuyển (travel)

Sự dịch chuyển của toàn bộ cần trục (cần trục tự hành hoặc lắp trên máy kéo).

4  Yêu cầu đối với tín hiệu bằng tay

4.1  Quy định chung

Áp dụng các yêu cầu sau đây đối với các tín hiệu bằng tay.

a) Các tín hiệu phải được s dụng phù hợp và người vận hành cần trục hiểu được hoàn toàn.

b) Tín hiệu phải rõ ràng và ngắn gọn để tránh bị hiểu nhầm.

c) Các tín hiệu không đặc thù được thể hiện bằng một tay phải được chp nhận khi dùng bất kỳ tay nào (việc chỉ rõ tay phải hoặc tay trái là loại tín hiệu đặc thù).

d) Người báo hiệu phải:

1) Ở vị trí an toàn;

2) Được người vận hành nhìn thấy rõ;

3) Nhìn rõ tải nâng hoặc thiết bị.

e) Các tín hiệu gửi đến người vận hành chỉ được thực hiện từ một người. Ngoại lệ duy nhất là đi với tín hiệu dừng khn cấp.

f) Khi có thể áp dụng, các tín hiệu có thể được tổng hợp và sử dụng.

4.2  Các tín hiệu bằng tay tổng quát

Hình 1

Bắt đầu các hoạt động

(Hãy theo các chỉ dẫn của tôi)

Hai tay dang ngang về hai bên, lòng bàn tay mở hướng về phía trước

Hình 2

Dừng

(Dừng bình thường)

Tay dang ngang, lòng bàn tay mở hướng xuống dưới, di chuyển cánh tay ra phía sau và về phía trước.

Hình 3

Dừng khẩn cấp

(Dừng nhanh)

Hai tay dang ngang về hai bên, lòng bàn tay mở hướng xuống dưới, di chuyển hai cánh tay ra phía sau và về phía trước.

Hình 4

Dừng hoạt động

(Dừng theo chỉ dẫn của tôi)

Hai tay ôm lấy nhau, đặt ngang tầm ngực phía trước cơ thể

Hình 5

Nhấp (đóng ngắt nhanh) hoặc tốc độ rất chậm

Xoa tròn lòng bàn tay vào nhau. Sau tín hiệu này thì một tín hiệu bằng tay phù hợp bất kỳ nào khác cũng có thể dùng.

 

4.3  Các chuyển động theo phương thẳng đứng

Hình 6

Chỉ thị khoảng cách theo chiều đứng

Đưa cả hai tay về phía trước, tay này trên tay kia, lòng bàn tay hướng vào nhau.

Hình 7

Nâng tải với tốc độ ổn định

Đưa một tay lên quá đầu, tay nắm với ngón trỏ chỉ lên trên. Dùng cẳng tay vẽ các vòng tròn nhỏ trong mặt phẳng ngang.

Hình 8

Nâng tải với tốc độ chậm

Sử dụng tín hiệu nâng tải bằng một tay và cố định lòng bàn tay còn lại phía trên tay phát tín hiệu.

Hình 9

Hạ tải với tốc độ ổn định

Duỗi một tay xuống phía dưới nhưng tách rời khỏi cơ thể, tay nắm với ngón trỏ chỉ xuống dưới. Dùng cẳng tay vẽ các vòng tròn nhỏ trong mặt phẳng.

Hình 10

Hạ tải với tốc độ chậm

Sử dụng tín hiệu hạ tải bằng một tay và cố định lòng bàn tay còn lại phía dưới và hướng vào tay phát tín hiệu.

 

4.4  Các chuyển động theo phương nằm ngang

Hình 11

Di chuyển/quay theo chiều ch định

Giữ cánh tay duỗi dài tư thế nằm ngang theo chiều chuyển động yêu cầu, bàn tay mở và lòng bàn tay hướng xuống dưới.

 

Hình 12

Di chuyển rời xa tôi

Giữ cả hai tay bên cơ thể với các cẳng tay nằm ngang hướng về phía trước, lòng bàn tay mở hướng xung dưới. Thực hiện lặp đi lặp lại động tác đưa các cẳng tay lên xung từ vị trí nằm ngang đến vị trí thẳng đứng.

Hình 13

Di chuyển về phía tôi

Giữ cả hai tay bên cơ thể với các cẳng tay thẳng đứng, lòng bàn tay m hướng về phía trước. Thực hiện lặp đi lặp lại động tác đưa các cẳng tay lên xuống.

Hình 14a

Hình 14b

Di chuyển cả hai bánh xích

Quay c hai nắm tay quanh nhau phía trước cơ thể theo chiều chuyển động; tiến hoặc lùi.

Hình 15

Di chuyển một bánh xích

Nâng nắm đm để ch thị phía bánh xích không chuyển động (phía bị khóa). Quay nắm đm còn lại phía trước cơ thể theo chiều đứng để ch thị chuyển động của bánh xích còn lại.

Hình 16

Chỉ thị khoảng cách theo chiều ngang

Giang rộng hai tay theo chiều ngang phía trước cơ thể, lòng bàn tay hướng vào nhau.


Hình 17a

Hình 17b

 

Lật tải

(bằng hai cần trục hoặc bằng hai móc treo)

Giữ hai tay duỗi về phía trước, song song và nằm ngang, quay góc 90º theo chiều muốn lật tải.

CHÚ THÍCH: Phải chắc chắn là khả năng tải của mỗi cần trục hoặc móc treo là đủ cho trường hợp tải cần lật bất ngờ bị mất cân bằng.

 

4.5  Các chuyển động liên quan đến thiết bị riêng

Hình 18

Nâng tải bằng cấu nâng chính

Giữ một tay trên đầu. Giữ tay còn lại bên cạnh cơ th.

Sau tín hiệu này thì các tín hiệu bằng tay phù hợp khác ch có thể áp dụng cho cơ cấu nâng chính.

Khi có nhiều cơ cấu nâng chính thì người báo hiệu có thể chỉ định số thứ tự bằng cách ch đến hoặc biểu thị bằng ngón trỏ.

Hình 19

Nâng tải bằng cấu nâng phụ

Giữ một cẳng tay thẳng đng, bàn tay nắm lại. Khuỷu tay được tay còn lại nắm giữ.

Sau tín hiệu này thì các tín hiệu bằng tay phù hp khác chỉ có th áp dụng cho cơ cấu nâng phụ.

Hình 20

Nâng cần

Giữ một tay duỗi ngang, ngón tay cái hưng lên trên.

 

Hình 21

Hạ cần

Giữ một tay duỗi ngang, ngón tay cái hướng xuống dưới.

Hình 22

Ra cần (kéo dài cần) hoặc đưa xe con đi ra

Giữ cả hai tay duỗi thẳng về phía trước (tay nắm lại), các ngón tay cái hướng ra ngoài.

Hình 23

Vào cần (co ngắn cần) hoặc đưa xe con đi vào

Giữ cả hai tay duỗi thẳng về phía trước (tay nắm lại), các ngón tay cái hướng vào nhau.

Hình 24

Nâng cần khi hạ tải

Giữ một tay duỗi ngang, ngón tay cái hướng lên trên. Tay còn lại duỗi xuống dưới nhưng tách rời cơ thể, tay nắm với ngón trỏ chỉ xuống dưới, thực hiện vẽ các vòng tròn nhỏ bằng cẳng tay.

Hình 25

Hạ cần khi nâng tải

Giữ một tay duỗi ngang, ngón tay cái hướng xuống dưới. Tay còn lại đưa lên quá đầu, tay nắm với ngón trỏ chỉ lên trên, thực hiện vẽ các vòng tròn nhỏ bằng cẳng tay.

 

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Điều khiển thiết bị mang tải chuyên dùng

Tín hiệu bằng tay cho các thiết bị mang tải chuyên dùng có thể được yêu cầu để chỉ định các chức năng riêng ca chúng.

Gầu kiểu vỏ sò

M gầu

Dang hai tai ngang vai, lòng bàn tay hướng xuống dưới

Đóng gầu

Đưa hai bàn tay lại gần nhau.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 12433 (ISO 15513), Cần trục – Yêu cầu nâng lực đối với người vận hành cần trục, người xếp dỡ tải, người báo hiệu và người đánh giá.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *