Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12590:2018 về Nước lau kính – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12590:2018
NƯỚC LAU KÍNH – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Glass cleaner liquid – Specifications and test methods
Lời nói đầu
TCVN 12590:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC91 Chất hoạt động bề mặt biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
NƯỚC LAU KÍNH – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Glass cleaner liquid – Specifications and test methods
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với nước lau kính.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thi áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 5454 (ISO 607) Chất hoạt động bề mặt và chất tẩy rửa – Phương pháp phân chia mẫu
TCVN 5491 (ISO 8212) Chất hoạt động bề mặt và chất tẩy rửa – Lấy mẫu trong sản xuất
TCVN 6971 Nước rửa tổng hợp dùng cho nhà bếp
TCVN 7485 (ASTM D 56) Sản phẩm dầu mỏ – Phương pháp xác định điểm chớp cháy bằng thiết bị thử cốc kín Tag
TCVN 10813 (ISO 304) Chất hoạt động bề mặt – Xác định sức căng bề mặt bằng phương pháp kéo màng lỏng
TCVN 10819 (ISO 4317) Chất hoạt động bề mặt và chất tẩy rửa – Xác định hàm lượng nước – Phương pháp Karl Fischer
ISO 4316 Surface active agent – Determination of pH of aqueous solutions – Potentionmetric method (Chất hoạt động bề mặt – Xác định pH của dung dịch dạng nước – Phương pháp điện thế)
3 Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử tương ứng của các chỉ tiêu của nước lau kính được quy định
Bảng 1 – Các chỉ tiêu ngoại quan và phương pháp xác định
Tên chỉ tiêu |
Yêu cầu |
Phương pháp xác định |
1. Trạng thái |
Dung dịch đồng nhất, trong suốt, không chứa các tạp chất rắn lơ lửng |
Quan sát bằng mắt thường |
2. Mùi |
Không mùi hoặc có mùi dễ chịu |
Cảm quan |
3. Màu |
Nước lau kính được tạo màu phù hợp và không được làm biến màu bề mặt kính |
– |
Bảng 2 – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử của nước lau kính
Tên chỉ tiêu |
Mức giới hạn |
Phương pháp xác định |
1. Hàm lượng nước, % khối lượng, max. |
90,0 |
TCVN 10819 (ISO 4317) |
2. pH tại 25 °C |
Từ 4,0 đến 10,5 |
ISO 4316 |
3. Điểm chớp cháy, °C, min. |
27 |
TCVN 7485 (ASTM D 56) |
4. Sức căng bề mặt, Mn/m, max. |
32 |
TCVN 10813 (ISO 304) |
5. Hàm lượng các chất không bay hơi, % khối lượng, max. |
1,0 |
Phụ lục A |
6. Độ ổn định khi gia nhiệt tại 50 °C ± 2 °C trong 8 h – Giá trị pH – Ngoại quan của dung dịch sau khi thử |
Từ 4,0 đến 10,5 Không có kết tủa |
Phụ lục B |
7. Hàm lượng asen, mg/kg, max |
1 |
TCVN 6971 |
8. Hàm lượng kim loại nặng (tính theo chì Pb), mg/kg, max |
2 |
TCVN 6971 |
4 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo TCVN 5454 (ISO 607) và TCVN 5491 (ISO 8212) với số lượng mẫu không ít hơn 1000 g.
5 Bao gói và ghi nhãn
5.1 Bao gói
– Nước lau kính phải bao gói trong vật chứa thích hợp, không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
– Bình chứa phải kín, không bị rò rỉ. Dụng cụ phun, nếu có, phải được bảo vệ để tránh hư hại trong quá trình vận chuyển.
5.2 Ghi nhãn
Mỗi bình chứa phải được ghi nhãn theo quy định, với ít nhất các thông tin sau:
– Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, phân phối;
– Tên của sản phẩm;
– Thành phần hoạt chất;
– Khối lượng/Thể tích tịnh;
– Hướng dẫn sử dụng và bảo quản;
– Ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Phụ lục A
(Quy định)
Xác định hàm lượng chất không bay hơi
A.1 Thiết bị, dụng cụ
A.1.1 Cân phân tích, chính xác đến 0,001 g.
A.1.2 Tủ sấy, có khả năng được kiểm soát tại nhiệt độ 105 °C ± 2 °C.
A.1.3 Nồi cách thủy.
A.1.4 Cốc thủy tinh, dung tích 250 mL.
A.2 Cách tiến hành
Cân khoảng 50 g mẫu thử, chính xác đến 0,001 g, cho vào cốc thủy tinh đã được sấy ở nhiệt độ 105 °C ± 2 °C đến khối lượng không đổi.. Đặt cốc vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ từ 105 °C ± 2 °C cho đến khi khối lượng không đổi. (Nếu xảy ra sự phân hủy hoặc mất màu chất rắn thì tiến hành làm khô trong tủ sấy chân không tại 45 °C đến 50 °C). Hàm lượng chất không bay hơi được báo cáo theo phần trăm khối lượng của mẫu ban đầu.
A.3 Tính kết quả
Hàm lượng chất không bay hơi (m), tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức sau:
trong đó
A là khối lượng của mẫu thử và cốc, tính bằng g;
B là khối lượng của cốc và chất rắn sau khi sấy, tính bằng g;
C là khối lượng của cốc, tính bằng g.
Phụ lục B
(Quy định)
Xác định độ ổn định tại nhiệt độ cao
B.1 Thiết bị, dụng cụ
B.1.1 Bể ổn nhiệt, có khả năng duy trì nhiệt độ tại 50 °C ± 2 °C.
B.1.2 Bình tam giác, dung tích 120 mL, có nút nhám
B.2 Cách tiến hành
Lấy 50 mL mẫu thử cho vào bình tam giác dung tích 120 mL, đậy nút bình. Đặt bình vào bể ổn nhiệt, trước đó đã được điều chỉnh nhiệt độ tại 50 °C ± 2 °C, duy trì trong 8 h. Sau đó tiếp tục để yên tại nhiệt độ phòng trong 16 h.
Đánh giá sản phẩm:
– Quan sát mức độ tạo thành kết tủa sau khi thử nghiệm;
– Xác định pH của dung dịch theo ISO 4316.
B.3 Đánh giá ngoại quan
Khi kiểm tra chất lỏng sau khi thử nghiệm bằng mắt thường, mẫu thử phải
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] JIS K 2398:2001 Windshield washer fluids for automobiles (Nước lau kính chắn gió dùng cho ô tô)
[2] IS 8540:1986 Specification for glass cleaner, liquid (Quy định kỹ thuật đối với nước lau kính)