Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1463:1974

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1463:1974
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1463:1974 về gỗ tròn – phương pháp tẩm khuyếch tán


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1463:1974

GỖ TRÒN

PHƯƠNG PHÁP TẨM KHUYẾCH TÁN

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp tẩm khuyếch tán cho gỗ tròn sử dụng nguyên như cột điện, trụ mỏ, cọc.

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1. Tùy theo công dụng gỗ tròn được tẩm cả chiều dài hoặc chỉ tẩm ở những chỗ dễ bị mọt mục. Phương pháp tẩm khuyếch tán được tiến hành theo hai trường hợp sau đây:

A. Tẩm cho gỗ ngay sau khi khai thác (kể cả gỗ thả bè có độ ẩm tuyệt đối phần giác không dưới 60%);

B. Tẩm cho gỗ trước khi đem sử dụng (cho những loại gỗ có độ ẩm tuyệt đối phần giác không dưới 45%).

Khi gỗ có độ ẩm nhỏ thì phải được làm ẩm.

Mẫu lấy để xác định độ ẩm của lớp gỗ giác, không được sớm quá 24 giờ trước khi tẩm.

1.2. Việc cắt và bóc vỏ gỗ phải được tiến hành với điều kiện giữ nguyên độ ẩm của lớp gỗ giác trước khi tẩm.

1.3. Việc gia công cơ đối với gỗ (khoan, khoét mộng v.v…) phải làm trước khi tẩm. Trường hợp gia công thêm phải quét thuốc bổ sung.

1.4. Khi tẩm phải dùng hồ chống mục và mọt nhập của nước ngoài hoặc do ta sản xuất.

Chú thích. Đối với gỗ dùng để làm trụ mỏ, không được dùng loại hồ có các chất độc đối với con người và gia súc.

1.5. Khi sử dụng hồ phải được pha chế theo hướng dẫn của nơi sản xuất thuốc. Hồ phải được phết nhẹ lên bề mặt của gỗ một lớp và không để chảy khỏi gỗ.

1.6. Khi tẩm theo trường hợp A, phải theo đúng quy định sau đây:

– Phết hồ thành lớp kín đều trên bề mặt và 2 đầu cây gỗ với số lượng từ 60 g đến 200 g trên 1 m2 (tinh chuyển thành chất khô);

– Để gỗ khỏi bị khô và thuốc tẩm khỏi bị trôi đi, sau khi tẩm cần phải bao kín gỗ ít nhất là 50 ngày bằng bạt, giấy dầu (hoặc vật liệu tương tự khác để thay thế).

Chú thích:

– khi dỡ bạt, giấy dầu (hoặc vật liệu tương tự khác) để tránh cho gỗ khỏi bị nứt, ngày đầu dỡ 1 phần ở giữa đống, 2 ngày sau dỡ hết;

– khi sử dụng gỗ trong một thời gian dài ở những điều kiện phức tạp phải xử lý bổ sung bằng cách quấn thêm băng chống mục ở vị trí dễ bị mọt, mục nhất.

1.7. Khi tẩm theo trưuờng hợp B phải theo đúng quy định sau đây:

– phết hồ thành lớp kín đều trên bề mặt của đoạn gỗ cần bảo vệ với số lượng 300 g trên 1 m2 (tinh chuyển thành chất khô);

– quấn xung quanh khu vực cần bảo vệ của gỗ bằng một lớp không thấm nước (giấy dầu, nhựa đường v.v…)

1.8. Lớp gỗ giác khi có chiều dày là 30 mm và lớn hơn thì phải tẩm với độ sâu là 30 mm, còn khi gỗ giác có độ dày nhỏ hơn 30 mm thi tẩm tất cả.

1.9. Những công việc về tẩm gỗ và những quy tắc về an toàn trong khi tẩm theo đúng những quy định đã ghi trong phần hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc.

1.10. Người giao hàng phải đảm bảo chất lượng việc tẩm theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn.

2. PHƯƠNG PHÁP THỬ

2.1. Chất lượng việc tẩm phải được kiểm tra ngay tại chỗ sản xuất hoặc chỗ đặt gỗ để sử dụng.

2.2. Nếu việc tẩm khuyếch tán tiến hành theo trường hợp A, khi kiểm tra phải lấy ít nhất 10% số cây của lô hàng, theo trường hợp B khi kiểm tra phải lấy ít nhất 5% số cây của lô hàng. Trong các cây gỗ của lô hàng đã chọn để kiểm tra lấy các mẫu theo quy định sau đây:

– ở chính giữa cây gỗ sau khi kết thúc việc tẩm (trường hợp A);

– ở giữa phần gỗ được tẩm không sớm quá 3 tháng về mùa hè và không chậm quá 1 năm sau khi phết hồ (trường hợp B);

– mẫu gỗ lấy ở lớp giác có độ sâu bằng 30 mm;

– lỗ sau khi lấy mẫu dùng hồ chít lại và dùng nút gỗ đóng lại.

2.3. Chiều sâu thấm thuốc (khi độ sâu phù hợp với độ sâu cần tẩm) được xác định bằng cách đo phần có màu của gỗ. Khi không có màu (hoặc khi chiều sâu của nó không phù hợp với chiều sâu cần tẩm) phải xác định bằng cách dùng chất chỉ thị màu phù hợp. Chiều sâu tẩm phải phù hợp với những yêu cầu ghi trong điều 1.8.

2.4. Trong trường hợp kết quả kiểm tra chất lượng tẩm của gỗ không phù hợp yêu cầu, phải tiến hành kiểm tra lại lần thứ hai với số mẫu gấp đôi. Kết quả kiểm tra lần thứ hai là kết quả cuối cùng.

3. VẬN CHUYỂN VÀ GHI NHÃN

3.1. Gỗ sau khi tẩm nếu vận chuyển bằng đường biển trên một tuyến dài phải chở bằng xà lan đề phòng sự phá hoại của hà.

3.2. Trên các cây gỗ có tẩm phải ghi rõ thời gian tẩm và những ký  hiệu của hồ tẩm ở giữa cây gỗ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *