Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1700:1986 về hạt giống lúa nước – phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 1700:1976
HẠT GIỐNG LÚA NƯỚC – PHƯƠNG PHÁP THỬ
Rice seed – Test methods
Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 1700-75 qui định phương pháp lấy mẫu và các phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng của hạt giống lúa nước.
1. Quy định chung
1.1 Các thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này phải hiểu thống nhất theo TCVN 1699-86 và các quy định sau đây:
1.1.1. Lô thóc giống đồng nhất là lượng thóc giống được sản xuất chế biến và bảo quản cùng một quy trình công nghệ, có cùng mức chất lượng và không vượt quá 30 tấn.
1.1.2. Mẫu.
a) Mẫu ban đầu là lượng hạt giống lấy ở một vị trí của một đơn vị bao gói hoặc của lô thóc giống đổ rời.
b) Mẫu riêng là lượng hạt giống bao gồm tất cả các mẫu ban đầu của một đơn vị bao gói hoặc của các mẫu ban đầu của một vị trí lấy mẫu của lô thóc giống đổ rời.
c) Mẫu chung là lượng hạt giống được gộp từ tất cả các mẫu riêng của lô hạt giống.
d) Mẫu trung bình là mẫu được lấy ra từ mẫu chung để tiến hành xác định các chỉ tiêu chất lượng.
e) Mẫu phân tích là một sản phẩm được lấy ra từ mẫu trung bình để phân tích từng chỉ tiêu chất lượng.
f) Mẫu lưu là một phần sản phẩm lấy ra từ mẫu trung bình để làm trọng tài khi có tranh chấp hoặc cần phân tích lại các chỉ tiêu cần thiết.
2. Lấy mẫu
2.1. Lấy mẫu ban đầu
2.1.1. Đối với lô thóc giống đóng bao
a) Lấy ngẫu nhiên ở các bao theo quy định ở bảng 1.
Bảng 1
Số bao của lô kiểm nghiệm |
Số bao cần lấy mẫu |
Từ 1 đến 5 bao Từ 6 đến 30 bao Trên 30 bao |
Lấy mẫu ở tất cả các bao Cứ 3 bao lấy mẫu 1 bao, nhưng không ít hơn 5 bao Cứ 5 bao lấy 1 bao, nhưng không ít hơn 10 bao |
b) Thủ tục lấy mẫu:
Dùng xiên lấy mẫu từng bao, mỗi bao lấy 3 mẫu ban đầu, đối chiếu tính đồng nhất của các mẫu ban đầu trước khi lập mẫu riêng đối với từng đơn vị bao gói.
2.1.2. Đối với lô thóc giống đổ rời:
a) Lấy mẫu ngẫu nhiên theo quy định sau:
+ Lô từ 5000kg trở xuống lấy 10 mẫu ban đầu
+ Lô trên 5000kg lấy 15 mẫu ban đầu.
b) Thủ tục lấy mẫu
– Dùng xiên xi lanh để lấy mẫu ban đầu
+ Nếu chiều cao đổ hạt từ 1,5m trở xuống mỗi chỗ chọc xiên lấy 2 mẫu ban đầu, mẫu ban đầu tầng trên cách mặt 20-30cm, mẫu ban đầu tầng dưới lấy cách đáy 10 cm trở lên.
+ Nếu chiều cao đổ hạt trên 1,5m trở xuống mỗi chỗ chọc xiên lấy 3 mẫu ban đầu, mẫu tầng giữa được lấy ở khoảng giữa đống hạt, còn 2 mẫu còn lại lấy như phần trên.
– Đối chiếu tính đồng nhất của các mẫu ban đầu trước khi lập mẫu riêng của lô thóc giống.
2.1.3. Đối với lô thóc giống đang chảy đều trên băng chuyền hoặc máng:
– Dựa vào tốc độ chảy của luồng hạt để quy định thời điểm lấy mẫu ban đầu, điều lưu ý là phải lấy mẫu qua toàn bộ mặt cắt ngang của luồng hạt.
2.2. Lập mẫu chung:
– Đối chiếu tính đồng nhất của các mẫu ban đầu của lô hạt để lập mẫu riêng.
– Tất cả các mẫu riêng được so sánh tính đồng nhất trước khi lập mẫu chung.
– Đổ toàn bộ các mẫu riêng đồng nhất trộn thật đều thành mẫu chung.
2.3. Lập mẫu trung bình:
2.3.1. Tùy theo yêu cầu kiểm nghiệm mà mẫu chung được chia thành một hoặc nhiều mẫu trung bình bằng các phương pháp chia mẫu thích hợp, đảm bảo mẫu trung bình đại diện cho mẫu chung cũng như lô thóc giống.
2.3.2. Nếu mẫu chung có tạp chất to khó phân đều, phải bỏ tạp chất ấy ra khỏi mẫu và xác định khối lượng tạp chất mà mỗi mẫu trung bình phải gánh chịu theo công thức:
Trong đó:
ti: Khối lượng tạp chất lớn mỗi mẫu trung bình phải gánh chịu, tính bằng gam cân chính xác 0,01g.
tg: Khối lượng tạp chất lớn được tách ra từ mẫu chung, cân chính xác đến 0,1g.
mg: Khối lượng thực tế của mẫu chung, tính bằng g.
mi: Khối lượng thực tế của mẫu trung bình, tính bằng g.
2.4. Số lượng mẫu trung bình:
2.4.1. Trong điều kiện bình thường cần lấy 2 mẫu trung bình, một mẫu để xác định hàm lượng nước và sâu mọt, một mẫu khác để xác định tỷ lệ hạt đúng giống, tỷ lệ tạp chất, khối lượng 1000 hạt, sức nẩy mầm và khả năng nẩy mầm của lô thóc giống.
2.4.2. Nếu lô thóc giống dùng để xuất nhập khẩu hoặc nghi vấn có sâu mọt, cỏ dại đối tượng thì lấy thêm một mẫu trung bình nữa và gửi mẫu trung bình này cho cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền tiến hành kiểm dịch đối tượng cỏ dại và sâu bệnh của nước CHXHCN Việt Nam.
2.4.3. Khối lượng mẫu trung bình không được ít hơn 500g, trong trường hợp cần xác định độ thuần giống bằng cách gieo trồng mẫu trung bình không ít hơn 2000g.
– Nếu mẫu chung có khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng 500g thì được coi đó là mẫu trung bình.
2.4.4. Mẫu trung bình phải được bảo quản chu đáo để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tính chất ban đầu của mẫu.
3. Phương pháp thử
3.1. Tiếp nhận mẫu trung bình:
Cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền chỉ tiếp nhận các mẫu trung bình có đủ các yêu cầu sau đây để xác định các chỉ tiêu chất lượng hạt giống:
a) Niêm phong của mẫu còn nguyên vẹn.
b) Bao bì đựng mẫu còn nguyên lành, sạch sẽ.
c) Ngày lấy mẫu và ngày nhận mẫu cách nhau không quá 10 ngày.
d) Có biên bản lấy mẫu kèm theo.
3.2. Sơ đồ trình tự kiểm nghiệm mẫu trung bình:
3.3. Phương pháp xác định tỷ lệ tạp chất:
3.3.1. Nguyên tắc:
Dùng những phương tiện và dụng cụ cần thiết (3.3.2) để tách tạp chất ra khỏi mẫu trung bình và dùng phương pháp cân khối lượng để tính tỷ lệ tạp chất chứa trong mẫu. Từ kết quả tỷ lệ tạp chất của mẫu trung bình suy ra độ sạch của mẫu.
3.3.2. Dụng cụ:
– Kính lúp có độ phóng đại từ 6-15 lần
– Bộ sàng phân loại hạt
– Một tấm kính trong suốt
– Một số hộp petri
– Cặp gắp
– Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,1 gam.
3.3.3. Tiến hành thử
3.3.3.1. Phải đánh giá tình trạng chung của mẫu về màu sắc mùi vị trước khi phân tích các chỉ tiêu.
3.3.3.2. Xác định khối lượng của mẫu trung bình theo công thức:
m = mi + ti
Trong đó:
m: Khối lượng mẫu trung bình tính bằng g;
mi: Khối lượng thực tế của mẫu trung bình, tính bằng g;
ti: Khối lượng tạp chất lớn mà mỗi mẫu trung bình phải gánh chịu, tính bằng g;
Sau đó đổ toàn bộ mẫu trung bình vào bộ sàng, sàng trong 5 phút với tốc độ 180 vòng/phút.
3.3.3.3. Nhặt trả vào các ngăn sàng chứa thóc những hạt thóc được tính vào độ sạch còn sót lại trên các ngăn sàng trên hoặc lọt qua ngăn sàng chứa thóc.
Nhặt hết hạt cỏ còn sót lại trong các ngăn sàng chứa thóc vào một hộp petri chứa hạt cỏ được loại ra từ đáy sàng và các ngăn sàng còn lại. Đếm tổng số lượng hạt cỏ và ghi tên loài cỏ dại chiếm số lượng nhiều nhất và loại cỏ dại nguy hại.
Chú thích: Trong quá trình kiểm nghiệm nếu phát hiện có hạt cỏ thuộc đối tượng kiểm dịch thì mọi công việc kiểm nghiệm phải ngừng lại và niêm phong lô thóc giống đó và ra lệnh cấm dùng lô thóc giống đó để gieo trồng hoặc xuất nhập khẩu.
3.3.3.4. Đổ toàn bộ tạp chất đã tách ra bằng sàng vào hộp petri chứa hạt cỏ: Tiếp tục tách tạp chất còn sót lại ở mẫu đã sàng bằng mắt thường hoặc kính lúp.
Cân khối lượng toàn bộ tạp chất đã tách ra (t), cân chính xác đến 0,1gam.
3.3.4. Tính toán kết quả
3.3.4.1. Công thức tính tỷ lệ tạp chất:
3.3.4.2. Công thức tính độ sạch:
S = 100 – Tc
3.3.4.3. Công thức tính số lượng hạt cỏ/1kg hạt giống:
Trong đó:
m: khối lượng của mẫu trung bình, tính bằng gam;
Tc: Tỷ lệ tạp chất, tính bằng phần trăm;
S: Độ sạch, tính bằng phần trăm;
t: Khối lượng tạp chất, tính bằng gam;
ti: Khối lượng tạp chất lớn, tính bằng gam;
Hc: Số lượng hạt cỏ / 1kg hạt giống;
C: Số lượng hạt cỏ chứa trong mẫu;
Tỷ lệ tạp chất và độ sạch được lấy đến con số thứ nhất sau dấu phẩy.
Số lượng hạt cỏ được lấy đến con số đơn vị theo qui tắc làm tròn số.
3.4. Phương pháp xác định tỷ lệ hạt đúng giống
3.4.1. Nguyên tắc:
Phương pháp xác định tỷ lệ hạt đúng giống qui định trong tiêu chuẩn này là dựa vào những đặc trưng hình thái của hạt trong mẫu thử đã loại bỏ tạp chất so với những đặc trưng hình thái của hạt giống trên tiêu bản do Bộ Nông nghiệp cấp để phân ra hạt đúng giống, hạt khác giống.
3.4.2. Dụng cụ:
– Tiêu bản hạt giống mang tên giống do Bộ Nông nghiệp cấp.
– Kính lúp có độ phóng đại 6-15 lần
– Bàn mặt kính có đèn chiếu ngược
– Khay men
– Cặp gắp
– Bảng đếm hạt
– Hộp petri
3.4.3. Chuẩn bị mẫu
– Trộn đều phần lượng hạt đã tách hết tạp chất và từ đó lấy ngẫu nhiên 4 mẫu song song mỗi mẫu 500 hạt.
– Riêng đối với lô hạt giống nguyên chủng phải lấy ngẫu nhiên 2 mẫu, mỗi mẫu có khối lượng tương đương 10.000 hạt (căn cứ vào khối lượng 1.000 hạt của giống mà suy ra khối lượng mẫu cần lấy).
3.4.4. Tiến hành thử
– Đổ toàn bộ hạt của mẫu đã chuẩn bị lên khay men hoặc mặt kính, tiến hành quan sát từng hạt một về các đặc trưng, hình thái của hạt (màu sắc, hình dáng, cuống, mày hạt, râu gân, độ nhám của vỏ trấu, màu sắc hạt gạo lật) …
– So sánh với hạt giống trong tiêu bản để chọn ra những hạt có những đặc trưng hình thái không phù hợp ra khỏi mẫu. Sau đó tiếp tục quan sát lại một cách kỹ càng cả 2 nhóm hạt vừa tách ra (hạt đúng giống và hạt khác giống) để loại tiếp những hạt khác giống còn sót lại trong mẫu.
Đếm số hạt khác giống của từng mẫu thử để suy ra số hạt đúng giống.
3.4.5. Tính toán kết quả
a) Công thức tính kết quả đúng giống cho một mẫu hạt nguyên chủng:
Trong đó:
h: Tỷ lệ hạt đúng giống, tính bằng phần trăm
h1: Số hạt khác giống trong mẫu thử
N: Tổng số hạt của mẫu thử.
b) Công thức tỷ lệ hạt đúng giống thuộc các cấp hạt giống khác cũng áp dụng như phần a của điều 5.4.5 chỉ cần thay N = 500.
3.4.6. Đánh giá kết quả
3.4.6.1. Kết quả kiểm nghiệm tỷ lệ hạt đúng giống được xác định trên cơ sở trung bình cộng của các mẫu song song nếu giữa chúng có sai lệch không vượt quá sai lệch tối đa cho phép qui định trong bảng 2.
Bảng 2
Trung bình cộng của các mẫu thử (%) |
Sai lệch tối đa cho phép (%) |
99,76 – 100 99,00 – 99,75 Nhỏ hơn 99,00 |
0,05 0,20 0,50 |
3.4.6.2. Cho phép bỏ bớt một kết quả có sai lệch lớn nhất so với trung bình cộng và tính toán kết quả kiểm nghiệm hạt đúng giống trên cơ sở trung bình cộng ba kết quả còn lại nếu sai lệch của chúng không vượt quá sai lệch cho phép trong bảng 2.
3.4.6.3. Nếu cả 2 lần kiểm nghiệm đều có những sai lệch vượt quá sai lệch cho phép thì tỷ lệ hạt đúng giống là trung bình cộng của tất cả các mẫu thử của 2 lần thử.
3.4.6.4. Kết quả kiểm nghiệm tỷ lệ hạt đúng giống được tính bằng phần trăm được ghi đến con số thứ 2 sau dấu phẩy.
3.5. Phương pháp xác định khối lượng 1000 hạt.
3.5.1. Nguyên tắc
– Khối lượng 1000 hạt của một giống lúa được xác định trên mẫu hạt đúng giống.
– Khối lượng 1000 hạt được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng.
3.5.2. Dụng cụ
– Bảng đếm hạt
– Cân có độ chính xác đến 0,01 gam
– Cặp gắp
– Hộp nhôm
– Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ (từ 100-1300C)
– Bình hút ẩm có chứa silicagen, CaCl2, Na2SO4 khan, H2SO4 đậm đặc.
3.5.3. Chuẩn bị mẫu
Trộn đều phân lượng hạt được tính vào hạt đúng giống, lấy ngẫu nhiên các mẫu thử để xác định khối lượng 1000 hạt.
3.5.4. Tiến hành thử
3.5.4.1. Phương pháp nhanh
– Lấy ngẫu nhiên 4 mẫu, mỗi mẫu 100 hạt xác định khối lượng của từng mẫu.
– Tính khối lượng trung bình của 4 mẫu ấy bằng công thức:
– Tính hiệu số giữa 2 số biên (khối lượng của mẫu có giá trị lớn nhất trừ đi khối lượng của mẫu có giá trị nhỏ nhất).
– Khối lượng 1000 hạt được xác định trên cơ sở trung bình 100 hạt () nhân với 10, khi hiệu số giữa 2 số biên nhỏ hơn hoặc bằng sai lệch tối đa cho phép ứng với khối lượng trung bình 100 hạt qui định trong bảng 3 của tiêu chuẩn này.
Bảng 3
Khối lượng trung bình 100 hạt (g) |
Sai lệch tối đa (g) |
Khối lượng trung bình 100 hạt (g) |
Sai lệch tối đa (g) |
Nhỏ hơn 2,00 Từ 2,00-2,20 Từ 2,21-2,40 Từ 2,41-2,50 |
0,12 0,13 0,14 0,15 |
Từ 2,51-2,70 Từ 2,71-2,90 Từ 2,91-3,00 Lớn hơn 3,00 |
0,16 0,17 0,18 0,CAPut!’ |
– Ghi kết quả kiểm nghiệm khối lượng 1000 hạt đến con số thứ nhất sau đơn vị vào giấy chứng nhận chất lượng hạt giống.
3.5.4.2. Phương pháp trọng tài
– Lấy ngẫu nhiên 8 mẫu mỗi mẫu 100 hạt, xác định khối lượng của từng mẫu, tính khối lượng trung bình 8 mẫu lấy theo công thức:
– Tính sai lệch chuẩn theo công thức:
Trong đó:
– S: Dấu tổng số
– xi: Khối lượng của một mẫu hạt, tính bằng gam;
– n: Số mẫu 100 hạt
– Tính hệ số biến đổi V
Khối lượng 1000 hạt được xác định trên cơ sở khối lượng trung bình 100 hạt nhân với 10 khi hệ số biến đổi (V) nhỏ hơn hoặc bằng 4 (V≤4).
Khi hệ số biến đổi (V) lớn hơn 4, phải làm tiếp 8 mẫu khác và tính toán , S, V theo công thức trên với 16 mẫu, cho phép loại bỏ những mẫu có hiệu số giữa mẫu với nhỏ hơn 2 lần độ lệch chuẩn S[(xi-)≤2S]. Khi đó khối lượng 1000 hạt được xác định trên cơ sở khối lượng trung bình 100 hạt của những mẫu còn lại nhân với 10.
3.5.5. Công thức qui khối lượng 1000 hạt ở độ ẩm thực tế về độ ẩm tiêu chuẩn như sau:
Trong đó:
mtc: Khối lượng 1000 hạt ở độ ẩm tiêu chuẩn (gam);
m: Khối lượng 1000 hạt ở độ ẩm thực tế, tính bằng gam;
Wtt: Hàm lượng nước thực tế có trong hạt (%)
Wtc: Hàm lượng nước tiêu chuẩn cho thóc giống, tính bằng %.
Chú thích:
– Phương pháp xác định hàm lượng nước trong hạt theo điều 3.7 của tiêu chuẩn này.
– Hàm lượng nước tiêu chuẩn để xác định khối lượng 1000 hạt qui định là 13%.
– Kết quả kiểm nghiệm khối lượng 1000 hạt của hạt giống lúa ở độ ẩm tiêu chuẩn (13%) được ghi đến con số thứ nhất sau đơn vị vào giấy chứng nhận chất lượng hạt giống.
3.6. Phương pháp xác định khả năng nảy mầm và sức nảy mầm.
3.6.1. Nguyên tắc
– Sức nảy mầm và khả năng nảy mầm được xác định trên các mẫu thử đã loại hết tạp chất.
– Nếu hạt đang trong thời kỳ chín sau thu hoạch thì phải xử lý để xúc tiến sự nảy mầm của phôi hạt.
– Sức nảy mầm và khả năng nảy mầm cũng được xác định song song của từng mẫu thử.
3.6.2. Dụng cụ.
– Tủ định ôn
– Hộp petri hoặc khay men
– Giấy thấm, giấy lọc, cát đã khử trùng, bông, xô
– Bảng đếm hạt
– Cặp gắp
– Kính lúp có độ phóng đại từ 6-15 lần.
3.6.3. Điều kiện và môi trường nảy mầm
3.6.3.1. Điều kiện nảy mầm
Hạt giống lúa nước nảy mầm tốt nhất trong những điều kiện sau:
Nhiệt độ: 25-300C
Độ ẩm: 85-95%
Không khí: Đầy đủ ô xy
Thời gian: 4 ngày đối với sức nẩy mầm, 8 ngày đối với khả năng nảy mầm.
3.6.3.2. Môi trường nảy mầm
– Các kiểu môi trường nảy mầm thường dùng là giấy (giấy lọc, giấy thấm, giấy bản) cát thạch anh, xô màn hoặc bông thấm nước;
– Các kiểu môi trường nảy mầm phải tuyệt đối vô trùng, pH môi trường tốt nhất từ 6-7,5.
Chú thích:
– Cát dùng làm môi trường phải có kích thước hạt từ 0,05-1,00 mm;
– Độ dày môi trường phải đủ để giữ đủ lượng nước cần thiết cho hạt hút no nước và nảy mầm tốt;
– Nước để làm ẩm môi trường tốt nhất là nước cất hoặc nước lọc.
3.6.4. Tiến hành thử:
– Lấy ngẫu nhiên 4 mẫu song song mỗi mẫu 100 hạt ở phần hạt được tính vào độ sạch. Xếp hạt vào môi trường nảy mầm đã làm đẫm nước, nếu môi trường cát phải ấn nhẹ hạt nằm vào môi trường.
– Đặt các mẫu thử vào tủ ấm hoặc nơi có nhiệt độ từ 25-300C.
– Sau 4 ngày đếm số hạt mọc thành cây mầm bình thường để xác định sức nẩy mầm.
– Ngày thứ 8 đếm tiếp những hạt mọc thành cây mầm bình thường để xác định khả năng nảy mầm.
– Trong lần xác định cuối cùng tính tổng số cây mầm bình thường, số cây mầm không bình thường, số hạt không nảy mầm, số hạt đã nảy mầm trước khi thử.
– Cho phép kết thúc sớm những mầm thử đã đạt yêu cầu nảy mầm theo quy định.
Chú thích:
1) Nếu mẫu thử đã có hạt nảy mầm trước khi thử thì bỏ ra luôn và ghi vào sổ nhật ký để tính toán sau khi kết thúc nảy mầm.
2) Trong điều kiện cụ thể có thể làm 8 mẫu thử mỗi mẫu 50 hạt để đảm bảo tổng số hạt cần thử là 400 hạt.
3) Nếu kiểm nghiệm nảy mầm trong tủ ấm mỗi ngày mở cửa tủ 1-2 lần để thay đổi không khí và kiểm tra độ ẩm môi trường thử nếu thấy độ ẩm môi trường quá khô (<80%) thì cho thêm nước cho đủ ẩm.
4) Nếu trong quá trình thử nấm bệnh phát triển làm ảnh hưởng đến việc đánh giá thì làm lại các mẫu thử khác và các mẫu thử này phải được xử lý thuốc trừ nấm bệnh thích hợp, điều cần lưu ý là những thuốc dùng xử lý trừ nấm bệnh tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của phôi hạt.
5) Nếu hạt đang trong thời kỳ “chín sau” phải tiến hành xử lý trước khi thử nảy mầm bằng các phương pháp sau:
– Sấy khô trong tủ ấm ở nhiệt độ 350C từ 3-5 ngày.
– Ngâm hạt vào dung dịch axit nitric 0,2% hoặc KNO3 0,2% từ 18-24 giờ, rửa sạch trước khi thử.
3.6.5. Tính toán kết quả
3.6.5.1. Tính số hạt mọc thành cây mầm bình thường trong từng mẫu thử, tính hiệu số giữa số biên. Tính tỷ lệ trung bình số hạt cho cây mầm bình thường của 4 mẫu thử.
3.6.5.2. Tỷ lệ trung bình số hạt cho cây mầm bình thường được xác nhận là sức nảy mầm hoặc khả năng nảy mầm của thóc giống khi hiệu số của 2 số biên nhỏ hơn hoặc bằng sai lệch lớn nhất cho phép ghi trong bảng 4 của tiêu chuẩn này.
Bảng 4
Tỷ lệ trung bình các mẫu thử (%) |
Sai lệch lớn nhất cho phép giữa 2 số biên |
Tỷ lệ trung bình của các mẫu thử (%) |
Sai lệch lớn nhất cho phép giữa 2 số biên |
99 98 97 96 95 93-94 91-92 89-90 |
5 6 7 8 9 10 11 12 |
87-88 84-86 81-83 78-80 73-77 67-72 56-66 51-55 |
13 14 15 16 17 18 19 20 |
3.6.5.3. Nếu hiệu số giữa 2 số biên của 4 mẫu thử lớn hơn sai lệch tối đa cho phép trong bảng 4 thì được phép bỏ bớt một mẫu thử có sai lệch lớn nhất và lấy kết quả trung bình của 3 mẫu thử nếu đạt yêu cầu quy định trong bảng 4.
3.6.5.4. Nếu làm lại kiểm nghiệm lần thứ 2 khi kết quả kiểm nghiệm lần thứ nhất không đạt yêu cầu quy định và kết quả 2 lần kiểm nghiệm tỏ ra thống nhất với lần đầu thì sức nảy mầm và khả năng nảy mầm của lô thóc giống được xác định trên cơ sở trung bình cộng của 8 mẫu thử song song của 2 lần thử.
3.6.5.5. Nếu các phòng kiểm nghiệm khác nhau cùng tiến hành kiểm nghiệm nảy mầm cho một lô thóc giống có những kết quả được coi là thống nhất với nhau thì sức nảy mầm và khả năng nảy mầm được xác định trên cơ sở trung bình cộng của các kết quả đó.
3.6.5.6. Hai kết quả kiểm nghiệm được coi là thống nhất với nhau khi hiệu số giữa 2 kết quả đó không vượt quá sai lệch lớn nhất cho phép quy định trong bảng 5 của tiêu chuẩn này.
Bảng 5
Bình quân kết quả 2 lần kiểm nghiệm (%) |
Sai lệch lớn nhất cho phép |
Bình quân kết quả 2 lần kiểm nghiệm (%) |
Sai lệch lớn nhất cho phép |
98-99 95-97 92-94 |
2 3 4 |
85-90 77-84 60-76 Nhỏ hơn 50 |
5 6 7 8 |
3.6.5.7. Tỷ lệ cây mầm không bình thường, hạt chết mầm được tính toán trên các mẫu thử đạt yêu cầu tính khả năng nảy mầm.
3.6.5.8. Ghi vào giấy chứng nhận chất lượng giống sức nảy mầm và khả năng nảy mầm của lô thóc giống theo tỷ lệ phần trăm chính xác đến con số thứ nhất sau dấu phẩy.
– Ghi vào giữa 2 dấu ngoặc đơn ( ) tuần tự các kết quả sau: Tỷ lệ hạt đã nảy mầm trước khi thử, tỷ lệ cây mầm không bình thường.
– Ghi rõ tên thuốc xử lý nấm bệnh đã được dùng trong kiểm nghiệm.
3.7. Phương pháp xác định hàm lượng nước trong hạt
3.7.1. Nguyên tắc.
– Dùng sức nóng làm bay hơi hết lượng nước chứa trong hạt, cân trọng lượng trước và sau khi sấy khô của mẫu phân tích từ đó tính ra phần trăm nước có trong hạt.
– Điều cần lưu ý là tuyệt đối không được làm ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong hạt từ khi lấy mẫu đến lúc phân tích.
3.7.2. Dụng cụ
– Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ từ 100-1300C
– Cân phân tích có độ chính xác đến 0,01g
– Bình hút ẩm phía dưới có để các chất hút ẩm cần thiết như H2SO4 đậm đặc, Na2SO4 khan, CaCl2 khan, silicagen….
– Cốc cân thủy tinh hoặc hộp nhôm
– Đũa thủy tinh đầu dẹt
3.7.3. Tiến hành thử
Lấy 1 cốc cân thủy tinh hoặc hộp nhôm đem sấy ở nhiệt độ 100-1050C cho đến trọng lượng không đổi. Để nguội trong bình hút ẩm và cân ở cân phân tích chính xác đến 0,001g.
Sau đó cho vào 10gr chất thử đã được nghiền nhỏ cân tất cả ở cân phân tích với độ chính xác như trên.
Cho tất cả vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 100-1050C sấy khô cho đến trọng lượng không đổi (thường tối thiểu là 6 giờ). Trong thời gian sấy cứ sau 1 giờ lại dùng đũa thủy tinh dẹt đầu nghiền nhỏ các phần vón cục, sau đó lại dàn đều và sấy.
Sấy xong đem làm nguội ở bình hút ẩm (25-30 phút) và đem cân ở cân phân tích với độ chính xác như trên cho lại vào tủ sấy ở 100-1050C trong 30 phút, lấy ra để nguội ở bình hút ẩm và cân như trên cho đến trọng lượng không đổi. Kết quả giữa 2 lần cân liên tiếp không được cách nhau quá 0,5mg cho một gam chất thử.
3.7.4. Tính toán kết quả
a) Hàm lượng nước trong hạt được tính theo phần trăm (%):
Khối lượng hạt được tính theo công thức:
Trong đó:
m: Khối lượng cốc cân (hoặc hộp nhôm) và đũa thủy tinh tính bằng g;
m1: Khối lượng của cốc cân, đũa thủy tinh và mẫu thử trước khi sấy, tính bằng g;
m2: Khối lượng của cốc cân, đũa thủy tinh và mẫu thử sau khi sấy, tính bằng g;
W: Hàm lượng nước chứa trong hạt, tính bằng phần trăm khối lượng.
b) Sai lệch giữa kết quả 2 lần xác định song song không được lớn hơn 0,5%. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 lần xác định song song, tính chính xác đến 0,01%.
3.8. Phương pháp xác định số lượng sâu mọt sống trong 1kg hạt giống.
3.8.1. Nội dung
– Sâu mọt sống trong mẫu bao gồm sâu mọt trưởng thành, sâu non, bướm, nhộng của tất cả các loài sâu mọt trong kho.
– Quy số lượng sâu mọt sống trong mẫu trung bình về số lượng sâu mọt sống trong một kg hạt giống.
3.8.2. Dụng cụ
– Bộ sàng 2 mặt có đường kính lỗ 2,5mm và 1mm.
– Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,1gam.
3.8.3. Tiến hành thử
Cho mẫu thử đã cân khối lượng vào sàng và sàng trong 5 phút với tốc độ 180 vòng/phút. Mở nắp sàng đếm tất cả các loài sâu, mọt, bướm, nhộng còn sống vừa được tách ra. Tính tổng số sâu mọt sống của tất cả các loài đã tìm thấy. Quy tổng số sâu mọt đó về số lượng trung bình trong một kg hạt giống theo công thức:
Trong đó:
N: Số sâu mọt sống trong một kg hạt giống;
m: Khối lượng của mẫu thử, tính bằng gam;
n: Tổng số sâu mọt sống trong mẫu thử.
3.8.4. Ghi vào giấy chứng nhận chất lượng hạt giống số sâu mọt sống trong một kg hạt giống đến con số đơn vị theo nguyên tắc làm tròn số và ghi tên loài sâu mọt chiếm số lượng nhiều nhất và loài sâu mọt nguy hại.
Chú thích:
1) Trong quá trình kiểm nghiệm sâu mọt nếu phát hiện có sâu mọt đối tượng của nước CHXHCN Việt Nam thì phải đình chỉ ngay mọi công việc kiểm nghiệm, niêm phong lô thóc giống và kiến nghị biện pháp xử lý ngay.
2) Có thể xác định số lượng sâu mọt sống. Khi xác định tỷ lệ tạp chất.