Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-17:1999 về máy kéo nông, lâm nghiệp – phương pháp thử – phần 17: đánh giá công nghệ sử dụng trong điều kiện sản xuất do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 1773-17:1999
MÁY KÉO NÔNG – LÂM NGHIỆP – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 17: ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
Agricultural and forestry tractors – Test procedures – Part 17: Methods of operational – technological evaluation under pratical field conditions
Soát xét lần 3
TCVN 1773-17: 1999 thay thế cho nội dung thử quy định ở điều 3.11 và 5.6 TCVN 1773 – 1991.
TCVN 1773:1999 gồm có 18 phần.
TCVN 1773-17:1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông-lâm nghiệp biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng và Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
1. Phạm vi áp dụng
Phần này của TCVN 1773 qui định phương pháp đánh giá công nghệ sử dụng trong điều kiện sản xuất đối với máy kéo nông nghiệp và máy kéo lâm nghiệp có công dụng tương tự.
2. Định nghĩa
Trong phần này sử dụng các định nghĩa sau:
2.1. Thời gian làm việc thuần túy: Thời gian các cơ cấu làm việc chính của máy công tác được liên hợp với máy kéo đều chịu tải và đang thực hiện một quá trình sản xuất nhất định.
2.2. Các thành phần thời gian trong ngày làm việc của liên hợp máy: sử dụng các định nghĩa ghi trong phụ lục B của tiêu chuẩn này.
2.3. Thời gian làm việc trên đồng: Thời gian được sử dụng trực tiếp để hoàn thành công việc canh tác trên đồng. Đó là tổng các thời gian làm việc thuần túy, thời gian quay vòng và di chuyển vào vạt ruộng, thời gian phục vụ kỹ thuật theo yêu cầu của công nghệ sử dụng và thời gian khắc phục những trở ngại gây gián đoạn quá trình sản xuất.
2.4. Năng suất giờ thuần túy: Khối lượng công việc đã làm được trong một giờ làm việc thuần túy.
2.5. Năng suất giờ làm việc trên đồng: Khối lượng công việc đã làm được trong 1 giờ làm việc trên đồng.
2.6. Hệ số sử dụng thời gian làm việc: Tỉ số giữa thời gian làm việc thuần túy trong ngày và thời gian làm việc trong ngày của liên hiệp máy.
2.7. Hệ số phục vụ công nghệ sử dụng: Tỉ số giữa thời gian làm việc thuần túy và tổng các thời gian làm việc thuần túy, thời gian phục vụ kỹ thuật theo yêu cầu của công nghệ sử dụng.
2.8. Hệ số tin cậy của công nghệ sử dụng: Tỉ số giữa thời gian làm việc thuần túy và tổng các thời gian làm việc thuần túy, thời gian khắc phục những trở ngại gây gián đoạn quá trình sản xuất.
2.9. Chi phí nhiên liệu: Lượng nhiên liệu đã tiêu thụ để thực hiện một đơn vị công việc, ví dụ: cày 1 hecta đất, xay xát 1 tấn lúa.
3. Các đơn vị đo và dung sai cho phép
Các đơn vị đo và dung sai cho phép sau đây được sử dụng trong tiêu chuẩn này:
a) Các thành phần thời gian trong ngày làm việc trên đồng theo số liệu quan sát, tính bằng phút. |
±2,0 phút |
b) Khoảng cách, tính bằng mét |
± 1% |
c) Độ sâu canh tác, tính bằng centimet |
± 5% |
d) Khối lượng công việc đã làm được trong ngày, tính bằng giờ, hecta, tấn, tấn/kilômet |
± 5% |
e) Lượng nhiên liệu tiêu thụ để sản xuất, tính bằng kg – Trong ngày theo dõi kiểm tra chi tiết hoạt động của máy – Trong sản xuất đại trà |
± 2% ± 3% |
f) Dầu mỡ bôi trơn tiêu thụ để chăm sóc kỹ thuật, tính bằng kilôgam |
± 5% |
4. Lấy mẫu
4.1. Số lượng máy kéo sử dụng cho mỗi lần thử phải ≥ 2 máy, lấy ngẫu nhiên trong lô sản phẩm.
4.2. Máy kéo được đưa đi thử phải kèm theo các hồ sơ kỹ thuật sau:
a) đặc tính kỹ thuật của máy kéo
b) bảng thuyết minh về cấu tạo của máy, những yêu cầu kỹ thuật và hướng dẫn tháo lắp, sử dụng và chăm sóc kỹ thuật cho máy.
c) bảng kê các dụng cụ và phụ tùng dự trữ kèm theo.
d) báo cáo và biên bản kết quả thử của nhà máy (của đơn vị thiết kế chế tạo).
5. Các yêu cầu trong khi thử
5.1. Máy kéo phải được thử trong những điều kiện đất đai, cây trồng phù hợp với đặc tính kỹ thuật của máy và theo đúng yêu cầu nông học.
5.2. Đối với máy kéo mới thiết kế chế tạo hoặc mới nhập thăm dò thì phải tiến hành thử ít nhất ở hai vùng có điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau – các vùng có dự kiến sử dụng rộng rãi máy kéo được thử.
5.3. Trong quá trình thử, việc sử dụng, điều chỉnh và chăm sóc kỹ thuật cho máy kéo phải theo đúng những qui định của nhà máy chế tạo.
5.4. Phải theo dõi máy kéo làm việc trong sản xuất thực tế với thời gian làm việc có tải ít nhất là 300 giờ máy khi thử kiểm tra và 500 giờ máy khi thử mẫu. Trong suốt quá trình thử cần tổ chức quan sát, theo dõi kiểm tra chi tiết đối với mỗi liên hiệp máy từ 3-5 ngày làm việc ở các thời điểm khác nhau ở mỗi vụ. Yêu cầu thời gian làm việc thực tế ở trên đồng mỗi ngày ít nhất là 6 giờ.
5.5. Việc thử trong điều kiện sản xuất phải được tiến hành với tất cả các công việc chính của sản xuất nông nghiệp.
– Đối với máy kéo có công dụng chung thì công việc chính được tiến hành khi thử là cày và phay ruộng khô, lồng và phay ruộng nước.
– Đối với máy kéo chuyên dùng thì công việc chính được tiến hành khi thử sẽ căn cứ theo đặc tính kỹ thuật của máy mà qui định.
5.6. Chế độ thử cần được lựa chọn bảo đảm sao cho mức tải trung bình sử dụng so với công suất định mức của động cơ đạt trên 80% đối với máy kéo bánh và trên 85% đối với máy kéo xích
6. Chuẩn bị thử
6.1. Chuẩn bị đầy đủ các biểu bảng ghi chép theo qui định.
6.2. Tiến hành rà trơn máy kéo theo chế độ rà do nhà máy chế tạo qui định. Trong khi rà phải theo dõi, phát hiện và khắc phục kịp thời những hư hỏng, những sai lệch so với hướng dẫn của nhà máy chế tạo trước khi thử.
6.3. Tiến hành đo đạc, xác định các thông số về điều kiện làm việc trên đồng.
7. Tiến hành thử
Thử đánh giá công nghệ sử dụng trong điều kiện sản xuất được tiến hành đồng thời với thử đánh giá độ tin cậy sử dụng
7.1. Tiến hành theo dõi kiểm tra chi tiết đối với mỗi liên hiệp máy từ 3 đến 5 ngày làm việc bằng phương pháp quan sát thống kê liên tục thời gian làm việc của liên hiệp máy. Phải ghi chép đầy đủ, chi tiết các yếu tố theo qui định vào bảng quan sát: bảng 1 phụ lục A.
Nội dung bao gồm:
7.1.1 Thông số về điều kiện làm việc
a) Địa điểm làm việc, hình dáng và kích thước ruộng, địa bàn, loại đất, độ ẩm và độ cứng của đất đối với ruộng khô (đo 3 điểm đại diện trên ruộng và tính trung bình), mức nước – bùn, tình hình canh tác và cây trồng vụ trước, mức độ cỏ rác ở trên ruộng. Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí.
b) Loại công việc, thành phần liên hợp máy (máy kéo và máy nông nghiệp), bề rộng cấu tạo của máy nông nghiệp, số truyền làm việc. Số lượng và trình độ chuyên môn của công nhân sử dụng máy.
7.1.2. Thông số và kết quả hoạt động của liên hiệp máy
a) Độ sâu, bề rộng và tốc độ làm việc thực tế
b) Khối lượng công việc đã làm việc được trong ngày. Tỷ lệ lỏi sót (tỷ lệ giữa diện tích do kết cấu của máy không thể làm được ở đầu bờ góc ruộng đối với diện tích của cả ruộng).
c) Tổng thời gian làm việc, các yếu tố thời gian của từng khâu công việc, thời gian dừng về kỹ thuật, vì chạy không, vì lý do khác ….
d) Lượng nhiên liệu, dầu, nước đã tiêu thụ trong ngày.
7.1.3. Những trường hợp hư hỏng, gây vỡ, mòn nhanh của các chi tiết. Mô tả đầy đủ tính chất hư hỏng, thời gian, điều kiện làm việc của các chi tiết, khi cần thiết phải chụp ảnh, những biện pháp và thời gian cần thiết để khắc phục, chi phí nguyên vật liệu để sửa chữa.
7.2. Mỗi ngày làm việc phải có một bản theo dõi. Nếu trong một ngày mà máy phải làm việc với nhiều loại ruộng đất khác nhau thì đối với mỗi loại ruộng, đất, phải lập riêng một bản theo dõi.
7.3. Thành phần thời gian trong ngày làm việc xác định theo phụ lục B. Những ký hiệu qui ước đặc trưng cho từng khâu công việc phải được thống nhất trong tất cả các bản theo dõi.
7.4. Khi theo dõi chung trong sản xuất đại trà, không phải thống kê đầy đủ các yếu tố thời gian như khi kiểm tra chi tiết hoạt động của máy kéo, nhưng phải theo dõi xác định các chỉ tiêu sau:
– Thời gian làm việc chung trong ngày, h và giờ máy.
– Khối lượng công việc đã làm được trong ngày, ha
– Tiêu thụ nhiên liệu trong ngày, kg
– Số công nhân phục vụ trong ngày
7.5. Sau mỗi ngày làm việc phải tiến hành đo khối lượng công việc đã làm được trong ngày, tiêu thụ nhiên liệu, dầu, nước.
7.6. Khi xác định đặc điểm ruộng đất và đánh giá chất lượng của liên hợp máy về mặt nông học phải theo đúng các phương pháp thử máy nông nghiệp tương ứng đã qui định.
7.7. Độ ổn định của các chỉ tiêu làm việc của động cơ và hệ thống theo thủy lực trong quá trình sử dụng lâu dài được đánh giá trên cơ sở so sánh những kết quả thử động cơ và thử hệ thống treo thủy lực vào các giai đoạn trước (sau khi rà trơn) giữa và sau khi kết thúc thử thời gian dài trong sản xuất.
8. Tính toán các chỉ tiêu.
Kết cấu thời gian ngày làm việc theo xếp loại ở phụ lục B.
8.1. Năng suất giờ thuần túy (Wtt), ha/h (t.km/h…)
Trong đó:
F là khối lượng công việc làm được trong ngày, ha (t.km…)
T1 là thời gian làm việc thuần túy trong ngày, h
8.2. Năng suất giờ làm việc trên đồng (Wđ), ha/h
Trong đó:
Tđ là thời gian làm việc trên đồng trong ngày làm việc, h.
Tđ = T1 + T2 + T3 + T4
Khi tính toán, thời gian dừng không thuộc về máy kéo và không nằm trong qui định của công nghệ sử dụng liên hiệp máy thì không đưa vào thời gian ngày làm việc.
8.3. Chi phí nhiên liệu (g) kg/ha
Trong đó:
G là nhiên liệu tiêu thụ trong ngày làm việc, kg.
8.4. Hệ sử dụng thời gian làm việc
Trong đó:
TL là thời gian làm việc chung trong ngày của liên hợp máy, h
TL = Tđ + T5 + T6 + T8
8.5. Hệ số phục vụ công nghệ sử dụng (K3)
Trong đó:
T3 là thời gian phục vụ kỹ thuật để bảo đảm công nghệ sử dụng cho liên hợp máy, h;
T1 là thời gian làm việc thuần túy trong ngày, h.
8.6. Hệ số tin cậy của công nghệ sử dụng (K4)
Trong đó:
T4 là thời gian để khắc phục những trở ngại gây gián đoạn công nghệ sử dụng của liên hợp máy h.
8.7. Tỉ lệ tiêu thụ dầu bôi trơn (gt), % so với lượng nhiên liệu chính đã tiêu thụ trong từng giai đoạn và cả quá trình thử
Trong đó:
Gt là lượng dầu bôi trơn tiêu thụ trong 1 giai đoạn nhất định, kg;
Q là lượng nhiên liệu chính tiêu thụ tương ứng trong giai đoạn đó, kg.
8.8. Chi phí lao động trực tiếp phục vụ cho liên hợp máy (H), người – giờ/ha
Trong đó:
A là số công nhân làm việc trên liên hợp máy, người;
Wtt là năng suất giờ thuần túy, ha/h.
9. Báo cáo kết quả thử
Kết quả theo dõi kiểm tra và tính toán các chỉ tiêu đánh giá công nghệ sử dụng trong điều kiện sản xuất được ghi vào các bảng 1, 2, 3 phụ lục A.
Đánh giá về khả năng liên hợp máy kéo với các máy nông nghiệp đang sử dụng, khả năng thực hiện các khâu canh tác khác nhau đối với các cây trồng. Phân tích so sánh các chỉ tiêu với các mức hiện hành.
PHỤ LỤC A
(Qui định)
CÁC BIỂU MẪU GHI KẾT QUẢ THỬ
Bảng A1: Bảng quan sát ngày làm việc của liên hợp máy
Loại công việc ………………………… Địa điểm làm việc ……………………. Máy kéo (nhãn hiệu, kiểu số) ………… Năm sản xuất …………………………. Máy nông nghiệp (nhãn hiệu, số) ….. Bề rộng cấu tạo, cm ……………… Độ sâu canh tác, cm ……………… Số công nhân làm việc trên máy ……… Bậc chuyên môn ……………………. Sơ đồ ruộng canh tác (kích thước, diện tích và hướng chuyển động của liên hợp máy)
|
Ngày quan sát ……………….. Thời gian quan sát giờ phút, giây Bắt đầu …………….. Kết thúc ……………. Kéo dài ……………… Tiêu thụ nhiên liệu, kg …………. Có trước lúc quan sát ………. Đổ thêm …………… Còn lại ……………. Đã tiêu thụ ……….. Tiêu thụ vật liệu phụ, kg Dầu bôi trơn động cơ …………… Dầu mỡ bôi trơn khác …………… Xăng ………… Chỉ số giờ máy ……… Đầu ngày ………….. Cuối ngày …………. Đã làm việc ………… |
Đặc điểm điều kiện làm việc:
Loại đất và thành phần cơ giới (cát, cát pha, thịt nhẹ, trung bình, nặng) …………………………..
Địa hình (bằng phẳng, dốc, lượn sóng) ………………………………………………………………..
Tình trạng ruộng (cỏ dại, gốc rạ, sau khi cày độ ẩm và độ cứng, mức nước, mức bùn): ………..
……………………………………………………………………………………………………………….
Tình hình canh tác vụ trước:
Cây trồng ………………….
Chiều cao cỏ dại, gốc rạ, cm ………………….
Số cây cỏ dại trong 1 mét vuông ……………
Tình hình thời tiết
Nắng, mưa, râm mát, gió …………………….
Nhiệt độ không khí ngoài trời ……………..0C
Nhiệt độ không khí trong buồng lái ………………………0C
Độ sâu làm việc đo ở nhiều vị trí, cm …………………………………………………………………….
Độ sâu trung bình, cm …………………………………………………………………………………
Bề rộng làm việc đo ở nhiều vị trí, cm ………………………………………………………………
Bề rộng trung bình, cm ………………………………………………………………………………
Vận tốc làm việc thực tế đo tại ruộng, km/h ………………………………………………………
Đánh giá về điều kiện làm việc trên liên hợp máy …………………………………………………
……………………………………………………………………. ……………………………………..
Bảng A.1. (kết thúc)
Ngày ……… Liên hợp máy ………. Số trang ………… |
||||||||
Số thứ tự khâu công việc |
Tên các khâu công việc và các lần máy dừng (máy làm gì và nguyên nhân máy dừng) |
Số truyền của máy kéo |
Thời điểm kết thúc của khâu công việc |
Thời gian kéo dài |
Ký hiệu |
Chú thích |
||
Giờ |
Phút |
Giây |
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng A.2 – Tổng hợp theo dõi ngày làm việc trong điều kiện sản xuất
Máy kéo (nhãn hiệu, kiểu, số) ………………………………………………………………………
Danh mục các chỉ tiêu |
Giá trị các chỉ tiêu trong ngày làm việc |
|||
Ngày 1 |
Ngày 2 |
Ngày n |
Tổng cộng |
|
Ngày quan sát Địa điểm làm việc Máy nông nghiệp (nhãn hiệu ….) Khâu công việc Đặc điểm ruộng canh tác Loại đất và thành phần cơ giới Địa hình Cây trồng vụ trước Tình trạng mặt ruộng Độ ẩm của đất, % Độ cứng của đất, N/m2 Mực nước, cm Mức bùn, cm Chiều cao cỏ dại, cm Mật độ cỏ dại, khóm (cây)/m2 Bề rộng làm việc của máy nông nghiệp, cm Độ sâu canh tác, cm Tốc độ làm việc, km/h Thời gian làm việc trong ngày, h (giờ máy) Diện tích đã làm được, ha Nhiên liệu tiêu thụ trong ngày, kg Thời gian làm việc thuần túy, h Các thời gian khác, h (theo xếp loại trong phụ lục B) ………………………………….. ………………………………….. |
|
|
|
|
Chú thích:
– Tình trạng mặt ruộng: Cần ghi rõ hiện tượng: ruộng gốc rạ, cỏ dại, chưa cày hoặc đã cày bằng trâu, bằng máy …
– Tùy công việc cụ thể mà loại bỏ chỉ tiêu không phù hợp: ví dụ với ruộng khô thì loại bỏ mức bùn và mức nước …
Bảng A.3. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá công nghệ sử dụng điều kiện sản xuất
Máy kéo (nhãn hiệu, kiểu, số) ………………………………………………………………………
Các chỉ tiêu |
Trị số |
|
Trong ngày kiểm tra |
Toàn bộ thời gian thử |
|
Tổng hợp các chỉ tiêu theo dõi hoạt động: Tổng khối lượng công việc đã làm được, ha Tổng thời gian làm việc, h (giờ máy) Tổng thời gian làm việc thuần túy, h Tổng thời gian làm việc trên đồng, h Tổng nhiên liệu đã tiêu thụ, kg Tổng lượng dầu bôi trơn động cơ đã tiêu thụ, kg Năng suất: Giờ thuần túy, ha/h Giờ làm việc trên đồng, ha/h Suất tiêu thụ nhiên liệu, kg/h Tỉ lệ tiêu thụ dầu bôi trơn động cơ so với nhiên liệu chính, % Các hệ số: Sử dụng thời gian làm việc Phục vụ công nghệ sử dụng Tin cậy của công nghiệp sử dụng Chi phí lao động trực tiếp phục vụ cho liên hợp máy, người giờ/ha. |
|
|
PHỤ LỤC B
(Qui định)
Bảng B1 – Thành phần thời gian làm việc của liên hợp máy
Các nhóm thành phần thời gian |
Ký hiệu |
Các yếu tố thời gian bao gồm trong từng nhóm |
Thời gian làm việc thuần túy của máy kéo |
T1 |
* Đối với công việc canh tác ở trên ruộng, công việc tĩnh tại – Thời gian các cơ cấu làm việc chính của máy công tác được liên hợp với máy kéo, đều chịu tải và đang thực hiện một quá trình sản xuất nhất định. * Đối với những công việc vận chuyển – thời gian di chuyển của máy móc có tải và không tải theo một hành trình đã quy định. * Đối với những công việc bốc xếp – thời gian hoàn thành một chu trình bốc xếp |
Thời gian quay vòng và di chuyển vào vạt |
T2 |
Thời gian quay vòng và di chuyển ở đầu và cuối vạt ruộng, có gây gián đoạn quá trình sản xuất chính |
Thời gian phục vụ kỹ thuật theo yêu cầu của công nghệ sử dụng |
T3 |
Thời gian thực hiện những khâu công việc phụ để đảm bảo công nghệ sử dụng (nạp hạt giống vào máy gieo, thay đổi phương tiện vận chuyển) và những điều chỉnh kỹ thuật khi thay đổi những điều kiện làm việc |
Thời gian khắc phục những trở ngại gây gián đoạn công nghệ sử dụng |
T4 |
Chi phí thời gian do máy kéo bị trượt và để khắc phục ngăn ngừa các bộ phận làm việc của máy công tác khỏi bị kẹt và các vi phạm khác đối với công nghệ sử dụng. |
Thời gian chăm sóc kỹ thuật |
T5 |
Các chi phí thời gian để chăm sóc kỹ thuật hàng ngày cho máy kéo, để khởi động và hâm nóng động cơ, để thực hiện liên hợp máy kéo với máy nông nghiệp và đưa máy nông nghiệp vào thế vận chuyển hoặc làm việc |
Thời gian khắc phục hư hỏng |
T6 |
Thời gian để khắc phục các hư hỏng và sai lệch của máy kéo, để khôi phục lại các điều chỉnh của máy |
Thời gian nghỉ ngơi của công nhân phục vụ liên hợp máy |
T7 |
Thời gian nghỉ giải lao của công nhân phục vụ có gián đoạn quá trình sản xuất chính |
Thời gian di chuyển chạy không của liên hợp máy |
T8 |
Thời gian di chuyển của liên hợp máy không trực tiếp góp phần hoàn thành khâu công việc đang thực hiện |
Thời gian dừng vì các nguyên nhân không phụ thuộc vào liên hợp máy |
T9 |
Thời gian dừng do các nguyên nhân tổ chức, thời tiết và do phải thực hiện các công việc thí nghiệm với máy kéo và máy nông nghiệp. |