Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1773-2:1999

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1773-2:1999
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-2:1999 (ISO 789-2: 1993) về máy kéo nông nghiệp – phương pháp thử – phần 2: khả năng nâng của cơ cấu treo 3 điểm phía sau do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1773-2:1999

ISO 789-2: 1993

MÁY KÉO NÔNG NGHIỆP – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 2: KHẢ NĂNG NÂNG CỦA CƠ CẤU TREO 3 ĐIỂM PHÍA SAU
Agricultural tractors – Test procedures – Part 2: Rear three-point linkage lifting capacity

Soát xét lần 3

TCVN 1773-2: 1999 phù hợp với ISO 789-2: 1993.

TCVN 1773-2: 1999 thay thế cho nội dung thử quy định ở điều 2.12 và 3.9 TCVN 1773-1991.

TCVN 1773: 1999 gồm có 18 phần.

TCVN 1773-2: 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN / TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông – lâm nghiệp biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng và Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị, Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Phần này của TCVN 1773 quy định các phương pháp thử để xác định khả năng nâng của hệ thống treo 3 điểm phía sau:

a) Lực thẳng đứng lớn nhất tại điểm treo dưới do tác động của cơ cấu nâng thủy lực trong suốt hành trình của chúng;

b) Lực thẳng đứng lớn nhất do tác động của cơ cấu nâng thủy lực tại một điểm nằm cách các điểm treo về phía sau 610 mm trên một khung được nối với cơ cấu treo 3 điểm trong suốt hành trình chuyển động của nó;

c) Tùy theo yêu cầu có thể thử khả năng của hệ thống nâng khi giữ tải trọng ở vị trí đã nâng mà không có năng lượng thủy lực.

Chú thích:

1. Để bảo đảm khả năng nâng và năng lượng thủy lực phù hợp cho việc sử dụng đạt hiệu quả thực tế và khai thác hiệu suất của máy kéo tương tự giống nhau, thì hiệu suất tối đa đo được để báo cáo phải là hiệu suất đạt được với áp suất thủy lực duy trì ở mức 90% áp suất đặt của van an toàn (xem điều 6.1.3.4).

2. Phép thử tĩnh cho phép so sánh thỏa đáng giữa các máy kéo. Cần biết rằng các kết quả thử này chỉ được dùng như là một biện pháp để so sánh các máy kéo mà không được coi như là một cách kiến nghị về cỡ công cụ mà máy kéo có thể mang được.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 730-1: 1990 Máy kéo bánh nông nghiệp – Cơ cấu treo 3 điểm phía sau – Phần 1: loại 1, 2 và 3.

ISO 730-2:1979 Máy kéo bánh nông nghiệp – Cơ cấu treo 3 điểm – Phần 2: loại 1N (cơ cấu treo hẹp).

ISO 730-3: 1982 Máy kéo nông nghiệp – Cơ cấu treo 3 điểm – Phần 3: loại 4.

ISO 3448: 1992 Các chất bôi trơn dạng lỏng trong công nghiệp – Phân loại độ nhớt.

3. Định nghĩa

Phần này của TCVN 1773 sử dụng các định nghĩa sau:

3.1. Máy kéo nông nghiệp: Máy có bánh tự hành có ít nhất 2 trục bánh, hoặc là một máy xích được thiết kế chuyên dùng để kéo, đẩy, chuyên chở để vận hành các công cụ dùng trong nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp) và nó có thể được trang bị một rơ mooc kiểu sàn chất tải có thể tháo ra được.   

3.2. Tốc độ định mức của động cơ: Tốc độ quay lớn nhất tính bằng vòng/phút do nhà máy chế tạo máy kéo quy định để hoạt động lâu dài ở mức toàn tải.

4. Đơn vị đo và dung sai

Các đơn vị đo và dung sai dưới đây được dùng trong phần này của TCVN 1773:

a) tần số quay, tính bằng số vòng trong 1 phút:

± 0,5%

b) thời gian, tính bằng giây

± 0,2s

c) khoảng cách, tính bằng mét hoặc milimet

± 0,5%

d) lực, tính bằng niutơn

± 1%

e) khối lượng, tính bằng kilôgam

± 0,5%

f) áp suất, tính bằng kilôpascal

± 2%

g) nhiệt độ, tính bằng độ bách phân

± 0,50C

5. Yêu cầu chung

5.1. Đặc điểm kỹ thuật

Máy kéo cần thử phải phù hợp với đặc điểm kỹ thuật ở trong báo cáo kết quả thử (xem phụ lục A) và phải được sử dụng đúng theo hướng dẫn vận hành bình thường của nhà máy chế tạo. 

5.2. Rà trơn và điều chỉnh ban đầu

5.2.1. Máy kéo phải được chạy rà trơn trước khi thử

5.2.2. Dầu thủy lực phải đúng quy định của nhà máy chế tạo và tính đồng nhất về chủng loại và độ nhớt phải phù hợp với ISO 3448.

5.2.3. Tay điều khiển bướm ga hoặc cần điều khiển bộ điều tốc phải đặt ở vị trí tốc độ lớn nhất.

5.2.4. Áp kế được lắp trực tiếp ở ngay đầu ra của hệ thống thủy lực máy kéo.

5.3. Yêu cầu trong quá trình thử

5.3.1. Vào lúc bắt đầu mỗi phép thử, phải đo nhiệt độ dầu thủy lực ở trong thùng; nhiệt độ phải bằng 650C ± 50C. Nếu không đạt được nhiệt độ này, ví dụ do có bộ phận làm mát dầu, thì nhiệt độ đo được trong quá trình thử phải trình bày trong báo cáo kết quả thử.

5.3.2. Nhiệt độ môi trường xung quanh trong quá trình thử phải bằng 230C ± 70C.

6. Phương pháp thử

6.1. Thử khả năng nâng thủy lực

6.1.1. Quy định chung

6.1.1.1. Cố định chặt máy kéo không lắp tăng trọng tại vị trí nằm ngang sao cho các bánh xe không bị lệch đi bởi phản lực của lực nâng.

6.1.1.2. Điều chỉnh cơ cấu treo cho phù hợp với các phép thử khi có hoặc không có khung nối thêm để đạt được sự bố trí lắp đặt điển hình và có thể lại được như quy định trong các điều 6.1.1.2.1 đến 6.1.1.2.5

6.1.1.2.1. Cơ cấu treo phải được điều chỉnh sao cho đạt được phạm vi công suất và độ cao điểm treo dưới như quy định trong các tiêu chuẩn ISO 730-1, ISO 730-2 hoặc ISO 730-3. Đối với những máy kéo mà không đạt được phạm vi công suất tiêu chuẩn thì đo lực nâng ở phạm vi công suất lớn nhất có thể đạt được. Nếu máy kéo không đạt được phạm vi công suất trên và độ cao điểm treo dưới theo quy định thì phải ghi rõ vào biên bản kết quả thử.

6.1.1.2.2. Cần điều chỉnh thanh kéo trên đến độ dài cần thiết để cho trụ đứng của khung thẳng đứng trong khi các thanh kéo dưới ở vị trí nằm ngang.

6.1.1.2.3. Nếu trên máy kéo có nhiều điểm nối thanh kéo trên hoặc thanh kéo dưới thì các điểm được dùng để thử phải ghi rõ trong báo cáo thử.

6.1.1.2.4. Nếu có nhiều điểm nối để nối thanh nâng với các thanh kéo dưới thì sẽ sử dụng các điểm nối để thử do đơn vị chế tạo quy định và phải ghi rõ trong báo cáo thử.

6.1.1.2.5. Các điều chỉnh ban đầu này khi đạt tới mức lớn nhất sẽ làm cho trụ đứng xoay đi một góc ít nhất là 100 từ vị trí thẳng đứng tới một góc khi đó khung treo sẽ ở vị trí cao nhất. Nếu điều này không đạt được, phải ghi vào báo cáo thử.

6.1.2. Lực nâng ở tại các điểm treo dưới

6.1.2.1. Tác động một ngoại lực thẳng đứng hướng xuống dưới vào một thanh ngang nối các điểm treo. Lực này phải có khả năng đo được, sẽ nằm trong mặt phẳng trung tuyến dọc của máy kéo và phải giữ luôn luôn thẳng đứng trong suốt hành trình nâng.

Cần chú ý theo dõi để tránh các thành phần xoắn trong lực này có thể làm ảnh hưởng tới độ chính xác của các số đo.

6.1.2.2. Xác định lực nâng có thể đạt được và áp suất dầu thủy lực tương ứng ở ít nhất 6 điểm cách đều nhau trong suốt hành trình nâng bao gồm cả hai điểm mút. Ở mỗi điểm, đó là lực nâng lớn nhất đạt được dưới tác động của tải trọng tĩnh. Ngoài ra, đo thêm cả hành trình chuyển động.

Áp suất ghi được trong quá trình thử phải vượt trên mức áp suất quy định nhỏ nhất của van an toàn.

6.1.2.3. Hiệu chỉnh mức tối thiểu của các tải trọng nâng lên tới một lực tương ứng với áp suất thủy lực bằng 90% mức áp suất quy định tối thiểu của van an toàn của hệ thống nâng thủy lực. Giá trị hiệu chỉnh trên sẽ là lực thẳng đứng lớn nhất mà cơ cấu nâng thủy lực có thể chịu đựng được qua suốt toàn bộ hành trình chuyển động của nó.

Chú thích 3 – Lực nâng được xem là tỉ lệ thuận đối với áp suất.

6.1.3. Lực nâng ở trên khung nối thêm vào

6.1.3.1. Lắp vào cơ cấu treo 3 điểm một khung có các đặc điểm sau:

a) Chiều cao trụ đứng và khoảng cách từ các điểm treo tới đường tâm máy kéo phải thích hợp với loại cơ cấu treo máy kéo như quy định ở ISO 130-1, ISO 730-2, ISI 130-3. Nếu có nhiều loại được quy định thì việc lựa chọn để thử sẽ do nhà máy quyết định.

b) Trọng tâm phải ở vị trí cách các điểm treo về phía sau 610 mm nằm trên đường vuông góc với trụ đứng đi qua trung điểm của đường nối các điểm treo dưới.

6.1.3.2. Tác động một ngoại lực có khả năng đo được hướng thẳng đứng xuống trọng tâm khung này và tính thêm trọng lượng của khung vào lực đó để xác định được lực nâng.

6.1.3.3. Xác định tải trọng nâng có thể đạt được và áp suất tương ứng của dầu thủy lực ở tại ít nhất là 6 vị trí cách đều nhau trên suốt cả hành trình chuyển động của cơ cấu nâng, bao gồm cả hai đầu mút, ở mỗi điểm lực này là lực lớn nhất có thể đạt được dưới tác động của tải trọng tĩnh. Ngoài ra đo thêm cả hành trình chuyển động.

Áp suất ghi được trong quá trình thử phải vượt trên mức áp suất quy định nhỏ nhất của van an toàn.

6.1.3.4. Hiệu chỉnh mức tối thiểu của các tải trọng nâng cho đến mức tương ứng với áp suất thủy lực tương đương 90% của mức áp suất quy định nhỏ nhất của van an toàn của hệ thống nâng thủy lực. Giá trị hiệu chỉnh đó sẽ là lực thẳng đứng lớn nhất mà cơ cấu nâng thủy lực có thể chịu đựng được qua suốt cả hành trình chuyển động.

6.1.4. Báo cáo kết quả thử

Các vấn đề sau đây cần được báo cáo:

a) Các lực thẳng đứng hiệu chỉnh lớn nhất ở tại các điểm treo (xem điều 6.1.2.3) và trọng tâm của khung này (xem điều 6.1.3.4), là hàm số của độ cao nâng đo được so với thanh treo ngang dưới trong suốt quá trình chuyển động nâng;

b) Toàn bộ phạm vi chuyển động thẳng đứng của các điểm đặt lực tương ứng (xem điều 6.1.2.2 và 6.1.3.3);

c) Áp suất tính bằng kilopasal, tương đương với 90% mức điều chỉnh áp suất nhỏ nhất của van an toàn của hệ thống nâng thủy lực;

d) Độ cao cách đất, tính bằng milimet, của điểm treo dưới ở vị trí thấp nhất khi không tải;

e) Góc xoay của trụ đứng trong toàn bộ phạm vi chuyển động của cơ cấu nâng;

f) Các kích thước chính của cơ cấu treo được thử, tính bằng milimet, bao gồm cả chiều cao trụ đứng của khung, đối với tâm các bánh sau;

g) Nhiệt độ dầu thủy lực vào lúc bắt đầu mỗi phép thử tính bằng độ bách phân;

h) Mô men tính toán quanh trục sau, tính bằng niutơnmet, tạo nên từ ngoại lực nâng lớn nhất ở khung treo mà trục có thể bị tác động trong toàn bộ hành trình chuyển động.

Chú thích 4 Mẫu báo cáo kết quả thử được trình bày ở phụ lục A.

6.2. Duy trì sự nâng đối với thử tải

Chú thích 5 – Phép thử này tùy thuộc vào đề nghị của nhà máy chế tạo.

6.2.1. Cố định máy kéo theo điều 6.1.1

6.2.2. Tác động vào trọng tâm khung treo một lực thẳng đứng hướng xuống dưới có cường độ bằng lực thẳng đứng lớn nhất mà cơ cấu nâng thủy lực có thể chịu đựng được qua toàn bộ phạm vi chuyển động (xem điều 6.1.3) và duy trì lực đó trong suốt quá trình thử.

6.2.3. Điều khiển cơ cấu nâng thủy lực vào vị trí theo quy định của nhà máy chế tạo để vận chuyển công cụ treo, tắt động cơ và đo độ cao thẳng đứng của điểm đặt lực.

6.2.4. Trong khoảng thời gian 30 phút, cứ cách 5 phút lại tiến hành đo độ cao thẳng đứng.

6.2.5. Phải báo cáo kết quả các phép đo sau:

a) lực tác động lên khung;

b) sự giảm độ cao của điểm đặt lực sau mỗi khoảng thời gian 5 phút;

c) nhiệt độ môi trường xung quanh vào lúc bắt đầu đo.

 

PHỤ LỤC A

(quy định)

MẪU BÁO CÁO KẾT THỬ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG NÂNG CỦA CƠ CẤU TREO 3 ĐIỂM

A.1. Địa điểm

Tên và địa chỉ đơn vị chế tạo máy kéo

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

Ngày tháng và địa điểm thử ………………………………………………………………………………………..

A.2. Đặc điểm kỹ thuật của máy kéo

Máy kéo

Kiểu: …………………………………………………  Số đợt sản xuất: ………………………………………….

Khối lượng gồm cả các thùng chứa đầy nhưng không có tăng trọng và người lái máy: ……………… kg

Động cơ

Nhãn hiệu:………………………………………….. Kiểu:………………………………………………………….

Loại:………………………………………………….. Số đợt sản xuất:…………………………………………..

Tốc độ định mức: ………………………………… phút-1

Dầu thủy lực được dùng khi thử

Loại: ………………………………………………….  Độ nhớt:…………………………………………… mm2/s

Chú thích 6: 1mm2/s = 1 cSt

Chỉ số độ nhớt …………………………………….

Loại hệ thống thủy lực ……………………………………………………………………………………………..

A.3. Thử khả năng thủy lực (xem điều 6.1)

 

Độ cao cách đất của điểm treo dưới ở vị trí hạ (mm)

Chuyển động thẳng đứng (mm)

Lực lớn nhất được tác động suốt toàn bộ hành trình chuyển động (kN)

Áp suất 1) (kPa)

Mô men quanh trục bánh sau (kNm)

Góc nghiêng của trụ đứng trong toàn bộ phạm vi nâng (độ)

Tại các điểm treo

 

 

 

 

 

 

Ở trên khung

 

 

 

 

 

 

1) 90% mức áp suất đặt nhỏ nhất của van an toàn

 

Độ cao của các điểm treo so với thanh kéo dưới vị trí nằm ngang (mm)

Lực nâng đã hiệu chỉnh tại các điểm treo (kN)

Lực nâng đã hiệu chỉnh ở trên khung (kN)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệt độ dầu thủy lực ………………………………………………………….. 0C

Các kích thước cơ cấu thanh treo chính (khi được thử) – xem bảng vẽ kèm theo

A.4. Duy trì sự nâng đối với thử có tải (xem điều 6.2)

Lực tác động lên khung ……………………………………………………….. kN

Nhiệt độ môi trường xung quanh vào lúc bắt đầu đo ……………………. 0C

Thời gian
phút

Giảm độ cao
mm

5

 

10

 

15

 

20

 

25

 

30

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *