Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1780:1976

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1780:1976
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 18/06/1976
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1780:1976 về len mịn – Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1780-76

LEN MỊN

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Tiêu chuẩn này áp dụng cho len mịn sản xuất từ lông cừu dùng để đan áo.

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1. Thông số kích thước và yêu cầu kỹ thuật của len mịn 24/6 và 21/3 phải theo đúng quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Tên gọi các chỉ tiêu

Mức cho len 24/6

Mức cho len 21/3

Loại 1

Loại 2

Loại 1

Loại 2

1

2

3

4

5

1. Chiều dài vòng guồng, tính bằng cm

130 ± 5

130 ± 5

2. Khối lượng một dẻ len, tính bằng g

50 ± 3

50 ± 3

3. Chỉ số sợi đậu, tính bằng m/g

4 ± 0,15

4 ± 0,20

7 ± 0,25

7 ± 0,30

4. Tỷ lệ không đều về chỉ số, tính bằng phần trăm

2,5

4

2,5

4

5. Độ bền kéo đứt, tính bằng KG, trên 10 sợi, không nhỏ hơn

12

9

6

4,5

6. Độ săn tính bằng v/m

90 ± 5

90 ± 15

150 ± 8

150 ± 20

7. Tỷ lệ không đều về độ săn, tính bằng phần trăm

6

9

6

9

8. Độ bền mầu, tính bằng cấp, không nhỏ hơn

3 – 4

3

3 – 4

3

9. Độ bền mầu mồ hôi, tính bằng cấp, không nhỏ hơn

3

3

3

3

10. Hàm lượng chất béo, tính bằng phần trăm, không nhỏ hơn

1,5

1,8

1,5

1,8

11. Độ ẩm quy định, tính bằng phần trăm

18,25

Chú thích. Độ bền mầu mồ hôi của một số màu đậm như đỏ, xanh lá cây, tím… nếu được sự thỏa thuận của khách hàng, cho phép sản xuất từ cấp hai trở lên.

1.2. Các chỉ tiêu khuyết tật của len mịn loại 24/6 và 21/3 phải theo đúng quy định trong bảng 2.

Bảng 2

Tên gọi các khuyết tật

Quy định cho len 24/6

Quy định cho len 21/3

Loại 1

Loại 2

Loại 1

Loại 2

1. Loang màu

Không cho phép

Loang nhẹ

Không cho phép

Loang nhẹ

2. Đốm màu

Không quá 1 đốm/50g

Không quá 1 đốm/50g

Không quá 2 đốm/50g

Không quá 10 đốm/50g

3. Đốm dầu, vết bẩn

Không cho phép

Đốm mờ

Không cho phép

Đốm mờ

4. Bết xù

Không cho phép

Bết xù nhẹ

Không cho phép

Bết xù nhẹ

5. Đuôi sam

Không quá 1 cái/50g

Không quá 5 cái/50g

Không quá 2 cái/50g

Không quá 10 cái/50g

6. Quá săn, quá lở

Không cho phép

Không quá 10 vòng guồng/50g

Không cho phép

Không quá 20 vòng guồng/50g

7. Len rối

Không cho phép

Không cho phép

Không cho phép

Không cho phép

8. Mối nối

Không quá 2 mối/50 g

Không quá 6 mối/50 g

Không quá 4 mối/50 g

Không quá 10 mối/50 g

Chú thích:

1. 24/6 – len có chỉ số sợi con 24 xe 6.

2. 21/3 – len có chỉ số sợi con 21 xe 3.

1.3. Các chỉ tiêu cơ lý về độ bền kéo đứt và độ bền mầu được xem là chỉ tiêu chính, các chỉ tiêu khuyết tật về bết xù và loang màu được xem là chỉ tiêu chính.

1.4. Khi đánh giá các chỉ tiêu khuyết tật, phải dùng mẫu chuẩn đã được các bên hữu quan thỏa thuận để làm chuẩn.

1.5. Số con len có mối nối như quy định trong bảng 2 chỉ được phép đến 20%.

1.6. Khi phân loại len mịn, nếu có một số chỉ tiêu không đạt yêu cầu, phải tuân theo quy định xuống loại trong bảng 3.

Bảng 3

Chỉ tiêu không đạt yêu cầu

Xuống một loại

Xuống hai loại

Chỉ tiêu chính

1

2

Chỉ tiêu phụ

2

3-4

Chỉ tiêu chính và phụ

Một chỉ tiêu chính và một chỉ tiêu phụ

Một chỉ tiêu chính và 2-3 chỉ tiêu phụ

1.7. Phối hợp các chỉ tiêu cơ lý và khuyết tật để phân loại theo quy định trong bảng 4.

Bảng 4

Chỉ tiêu khuyết tật

Chỉ tiêu cơ lý

Loại 1

Loại 2

Dưới loại 2

Loại 1

Loại A

Loại B

Loại C

Loại 2

Loại B

Loại C

Loại D

Dưới loại 2

Loại C

Loại D

Loại D

2. Phương pháp thử tiến hành theo TCVN 1784 – 76.

3. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản theo TCVN 1781 – 76.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *