Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1827:1993

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1827:1993
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 16/12/1993
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1827:1993 về Dây kim loại – Phương pháp thử xoắn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1827:2006 (ISO 7800 : 2003) về Vật liệu kim loại – Dây – Thử xoắn đơn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1827:1993 về Dây kim loại – Phương pháp thử xoắn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1827 – 1993

DÂY KIM LOẠI – PHƯƠNG PHÁP THỬ XOẮN

Wire  – Torsion test method

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1827-76

Tiêu chuẩn này biên soạn dựa trên cơ sở tiêu chuẩn GOST 1545-80

Tiêu chuẩn này do ban kỹ thuật các vấn đề về máy về cơ khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành theo quyết định số 1302/QĐ ngày 16 tháng 12 năm 1993.

 

DÂY KIM LOẠI – PHƯƠNG PHÁP THỬ XOẮN

Wire  – Torsion test method

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử xoắn dây kim loại và hợp kim của chúng đối với dây có mặt cắt tròn đường kính từ 0,14 mm đến 10 mm và các dây định hình có diện tích mặt cắt ngang tương ứng, với đường kính dây tròn, phép thử được tiến hành ở nhiệt độ từ 10oC đến 35oC.

1 Phương pháp lấy mẫu

1.1 Phương pháp lấy mẫu thử xoắn dây kim loại đươc quy định trong các tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể.

1.2 Chiều dài tính toán của dây mẫu, quy định trong khoảng 100d (d – đường kính dây mẫu), nhưng không nhỏ hơn 50 mm và không lớn hơn 500 mm. Đối với các loại dây mẫu có mặt cắt không tròn, chiều dài tính toán phải bằng chiều dài dây tròn tương ứng có cùng diện tích mặt cắt ngang.

2. Thiết bị thử

2.1 Thiết bị thử phải đáp ứng được các yêu cầu dưới đây:

2.1.1 Ngàm kẹp của thiết bị thử phải có độ cứng không nhỏ hơn 61 HRC. Cho phép có các khía nhám trên ngàm kẹp nhưng không cho phép phá hỏng mặt ngoài dây mẫu.

2.1.2 Vị trí của hai ngàm kẹp phải đảm bảo sao cho trụ của dây mẫu trùng với trục quay. Sai lệch độ đồng trục không được vượt quá 1 mm trên khoảng cách 100 mm giữa hai ngàm kẹp.

2.1.3 Một đầu ngàm kẹp (ngàm chủ động) chỉ quay xung quanh trục dọc nhưng không được xê dịch theo trục đó. Còn đầu ngàm kia chỉ có thể xê dịch theo trục dọc.

2.1.4 Trên đầu ngàm kẹp di chuyển dọc trục phải có thiết bị kéo căng dây mẫu.

2.1.5 Trên máy thử xoắn phải có thiết bị đếm số vòng xoắn của ngàm chủ động và vạch đo độ dài để đo khoảng cách giữa hai ngàm kẹp.

2.1.6 Khi thử xoắn mẫu với tần số quay cho trước, máy phải có khả năng thay đổi chiều quay trong 6 lần. Số lượng vòng xoắn theo hướng ban đầu không được nhỏ hơn 3.

3 Chuẩn bị thử

3.1 Mẫu trước khi thử cho phép nắn thẳng nhưng không được làm ảnh hưởng đến trạng thái bề mặt và hình dạng mặt cắt ngang của mẫu.

3.2 Mẫu phải được lắp vào máy sao cho trục của mẫu trùng với trục của ngàm kẹp. Trong quá trình thử, mẫu phải được kéo căng.

4. Tiến hành thử

4.1 Phải đặt một lực kéo ban đầu làm căng dây mẫu. Lực kéo này không được vượt quá 2% lực kéo đứt của dây mẫu kim loại đen và 5% đối với dây mẫu kim loại mầu.

4.2 Trong quá trình thử tốc độ xoắn của ngàm phải phù hợp với bảng 1 :

4.3 Quy định mỗi vòng quay của ngàm chủ động là một vòng xoắn của dây mẫu.

4.4 Nếu mẫu gãy trong khoảng 2 lần đường kính kể từ đầu ngàm kẹp hoặc gãy trong ngàm kẹp khi số vòng quay vẫn chưa đủ theo yêu cầu thì coi như phép thử chưa đạt và phải tiến hành lại.

4.5 Khi thử xoắn theo nhiều hướng mẫu cũng được lắp vào ngàm kẹp như trường hợp theo điều 4.1 và 4.2. Mẫu bị xoắn một số vòng nhất định theo một hướng và sau đó xoắn ngược lại theo hướng khác:

a- với cùng số vòng quay như hướng trước

b- tới lúc gãy

c- tới một số vòng nhất định và sau đó xoắn theo hướng cũ số vòng xoắn theo mỗi hướng mà dây có thể chịu được phải được xác định trước đối với mỗi trường hợp.

5. Đánh giá kết quả thử

Kết quả thử được đánh giá bằng số vòng xoắn mà dây mẫu chịu được đến khi phá hủy hoặc không phá hủy. Số vòng xoắn này được so sánh với số vòng quy định đối với từng loại dây. Nếu đạt đến số vòng xoắn quy định thì mẫu được coi như đạt yêu cầu.

Bảng 1

Đường kính danh định của mẫu, d, mm

Tốc độ xoắn (theo chiều dài tính toán của dây mẫu) Vg/ph, không lớn hơn.

Từ 0,20 đến 0,99

90

Lớn hơn 0,99 ² 3,59

60

²   3,59    ²     10,00

30

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *