Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1864:1976

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1864:1976
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 23/12/1976
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1864:1976 về Giấy và cáctông – Phương pháp xác định hàm lượng tro do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1864:2001 (ISO 2144 : 1997) về Giấy, cáctông và bột giấy – Xác định độ tro sau khi nung tại nhiệt độ 900 độ C do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1864:1976 về Giấy và cáctông – Phương pháp xác định hàm lượng tro do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1864 – 76

GIẤY VÀ CACTÔNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO

Method for the determination of ash content

1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng tro trong giấy và cactông.

Việc áp dụng tiêu chuẩn này phải được nêu trong các văn bản kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn áp dụng cho từng sản phẩm giấy hoặc cactông.

2. Nguyên tắc

Xác định phần khoáng còn lại của giấy hoặc cactông sau khi đốt và nung ở nhiệt độ nhất định. Phần còn lại gọi là tro.

3. Dụng cụ

Bình hút ẩm

Cặp chén

Chén sứ hoặc platin đã đốt và nung đến khối lượng không đổi

Lò nung có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ

4. Tiến hành thử

Cắt mẫu giấy hoặc cactông có kích thước 10 x 10 mm. Xác định độ ẩm theo TCVN 1867 – 76 và cân chính xác đến 0,001 g. Khi lấy mẫu phải tính toán sao cho khối lượng tro sau khi nung không ít hơn 10 mg. Cho mẫu giấy hoặc cactông vào chén đã được nung đến khối lượng không đổi, sau đó đem đốt ở nhiệt độ 300ºC. Khi đốt không để mẫu cháy thành ngọn lửa. Sau khi đốt, tiến hành nung ở nhiệt độ 800 ± 50ºC. Nung cho đến khi phần tro có màu trắng thì coi như đã nung xong. Nếu tro có màu khác thì sau khi để nguội, dùng H2O3 3% thấm ướt (chú ý nhỏ từ từ theo thành chén). Tiếp tục nung và xử lý như thế đến khi tro có màu trắng là được. Sau đó, hạ nhiệt độ tới 300ºC và lấy chén ra khỏi lò. Chuyển nhanh chén vào bình hút ẩm, để chén nguội đến nhiệt độ phòng và đem cân với độ chính xác đến 0,001 g. Lặp lại quá trình nung cho đến khi khối lượng giữa hai lần cân liên tiếp không chênh lệch nhau quá 0,002g thì dừng lại.

Tiến hành xác định ba mẫu song song. Kết quả của các mẫu xác định không được chênh lệch nhau quá 0,1%. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của ba phép xác định đó.

5. Tính kết quả

Hàm lượng tro (X) tính bằng phần trăm theo công thức:

Trong đó:

K0 – khối lượng không đổi của chén, tính bằng g;

K1 – khối lượng chén và tro sau khi nung, tính bằng g;

K2 – khối lượng không đổi của giấy hoặc cactông trước khi nung, tính bằng g.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *