Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1873:1976

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1873:1976
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1873:1976 về cam quả tươi xuất khẩu đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1873:1986 về Cam quả tươi xuất khẩu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1873:1976 về cam quả tươi xuất khẩu


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1873:1976

CAM QUẢ TƯƠI XUẤT KHẨU

Tiêu chuẩn này áp dụng cho cam quả tươi xuất khẩu

1. Giống cam

– Cam chanh: Citrus sinensis

– Cam sành: Citrus sp.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Chất lượng cam phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật dưới đây:

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

Cam chanh

Cam sành

1. Hình thức quả

Quả cam phát triển tự nhiên, phải tươi tốt, sạch sẽ, khô ráo, không có các khuyết tật mới và cũ trong quá trình sinh trưởng do thu hái gây nên, quả không bị dập nát, ủng thối, rụng cuống, khô xốp.

Cuống quả cam cắt bằng, sát vào đài, đối với loại cam đầu lõm, cuống cắt sát vào thành quả.

Cho phép có các vết sau đây:

– Vết rám nắng, vân khác màu… làm xấu hình thức quả, tổng diện tích các vết không lớn hơn 1/3 diện tích vỏ quả.

– Vết sẹo (2 vết) vết xây xước cũ, mỗi vết không lớn hơn 1,5cm.

– Vết dập dầu (không ảnh hưởng đến phẩm chất quả), mỗi quả không quá 3 vết, mỗi vết không dài quá 1,5cm.

– Vết bị nén của thành bao bì (không ảnh hưởng phẩm chất quả)

2. Màu sắc vỏ

Quả có màu vàng hoặc màu vàng da cam sáng.

Quả có màu vàng hoặc vàng da cam sẫm.

Cho phép quả còn xanh, nhưng diện tích màu xanh không lớn hơn 2/3 diện tích vỏ quả.

3. Đường kính quả

Đo chỗ lớn nhất theo chiều cắt ngang tính bằng mm không nhỏ hơn 60.

4. Vị

Ngọt, hơi chua.

2.2. Chỉ tiêu sâu bệnh:

Cam quả tươi phải đảm bảo không có sâu đục quả, không có sâu bệnh, nấm nằm trong đối tượng kiểm dịch của nước mua hàng quy định.

3. Phương pháp thử:

Để kiểm tra chất lượng của cam quả tươi, trong khi chưa có tiêu chuẩn nhà nước thì theo quy định tạm thời của ngành ngoại thương.

4. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

4.1. Bao gói

4.1.1. Cam quả tươi được đóng trong sọt tre, nứa, hòm gỗ thưa, hoặc hòm các-tông phải chắc chắn đảm bảo vận chuyển đường xa, sạch sẽ, khô ráo, không mục ải.

4.1.2. Hình dạng, kích thước, chất lượng bao bì theo đúng quy định của Bộ ngoại thương.

4.1.3. Xung quanh bao bì, đáy và miệng lót kín một lớp giấy thấm nước.

4.1.4. Khối lượng tịnh mỗi một đơn vị bao gói cam không nhỏ hơn 12kg và không lớn hơn 25kg (từng lô hàng đóng thống nhất).

4.1.5. Xếp cam: Trong bao bì phải xếp theo đường chéo bàn cờ giữa lớp nọ và lớp kia, cuống quả phải úp xuống dưới, mỗi quả gói kín trong một tờ giấy thấm nước. Mỗi lớp cam đóng trong bao bì phải xếp cùng một loại quả có cùng một kích thước.

4.2. Ghi nhãn:

4.2.1. Mỗi sọt cam phải có nhãn dán phía trên nắp sọt nếu hòm gỗ hoặc hòm các-tông phải in nhãn vào mặt hai bên của thành hòm.

4.2.2. Nội dung nhãn ghi như sau:

4.3. Vận chuyển và bảo quản:

4.3.1. Mọi phương tiện vận chuyển cam phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, có mái che, không có hoá chất độc gây ảnh hưởng đến phẩm chất quả.

4.3.2. Bốc dỡ cam phải nhẹ nhàng, không va chạm mạnh làm dập quả. Xếp cam trong kho phải khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, không có mùi lạ gây ảnh hưởng đến phẩm chất cam.

4.3.3. Xếp cam trong phương tiện vận chuyển không được cao quá 5 lớp và phải trừ khe hở để giữ cho cam được thoáng mát.

4.3.4. Cam lưu tại kho không được quá 3 ngày kể từ khi cấp giấy chứng nhận phẩm chất.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *