Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2052:1987 về Thiếc – Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 2052 – 87
THIẾC – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Tin – Technical requirements
Tiêu chuẩn này ban hành thay thế TCVN 2052 – 77
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các mác thiết thỏi và hàm lượng thiếc từ 96,43% đến 99,906%
1. PHÂN LOẠI
Thiếc thỏi được phân loại theo 5 mác sau:
Sn 99,906
Sn 99,750
Sn 99,565
Sn 98,490
Sn 96,430
2. YÊU CẦU KỸ THUẬT
2.1. Thành phần hóa học
Thiếc thỏi được sản xuất theo 5 mác trên với thành phần hóa học tương ứng với bảng.
Trong trường hợp đặc biệt, do yêu cầu của bên tiêu thụ về mức độ chỉ tiêu các thành phần hóa học của tạp chất, cần có sự thỏa thuận với bên sản xuất.
Mác thiếc |
Hàm lượng Sn không nhỏ hơn |
Hàm lượng tạp chất, không lớn hơn |
|||||||
As |
Fe |
Cu |
Pb |
Bi |
Sb |
S |
Tổng tạp chất |
||
Sn 99,906 |
99,906 |
0,01 |
0,009 |
0,01 |
0,04 |
0,015 |
0,015 |
0,01 |
0,094 |
Sn 99,750 |
99,75 |
0,025 |
0,02 |
0,03 |
0,02 |
0,03 |
0,02 |
0,02 |
0,250 |
Sn 99,565 |
99,565 |
0,03 |
0,02 |
0,03 |
0,25 |
0,05 |
0,050 |
0,02 |
1,435 |
Sn 98,490 |
98,49 |
0,03 |
0,02 |
0,10 |
1,00 |
0,06 |
0,03 |
0,02 |
1,510 |
Sn 96,430 |
96,43 |
0,05 |
0,02 |
0,10 |
3,00 |
0,10 |
0,03 |
0,02 |
3,570 |
2.2. Tất cả các mác thiếc đều sản xuất theo dạng thỏi khối lượng mỗi thỏi là 25 kg ± 5%. Kích thước và hình dạng được quy định trên hình 1.
2.3. Bề mặt thỏi phải nhẵn, không có ba via, không phân lớp và không dộp, rỗ.
3. QUY TẮC NGHIỆM THU VÀ CHUẨN BỊ MẪU THỬ
3.1. Thiếc được nghiệm thu theo từng lô, mỗi lô cùng một mác, cùng một giấy chứng nhận chất lượng. Mỗi lô 10000 kg
3.2. Để kiểm tra thành phần hóa học, mẫu được lấy ngẫu nhiên trong lô, cứ 80 thỏi lấy 1 thỏi, số thỏi lấy không ít hơn 3.
3.3. Dùng mũi khoan có đường kính 10 – 15 mm, mũi khoan phải sạch, không có dính dầu mỡ, không bị gỉ, khoan thủng khỏi để lấy phoi. Khoan theo các vị trí ở hình 2. Tốc độ khoan phải thích hợp để tránh phoi mẫu bị oxy hóa.
3.4. Mẫu để phân tích theo phương pháp hóa học phải dùng kéo không gỉ để cắt phoi thành miếng nhỏ có kích thước khoảng 5mm. Mẫu được trộn đều, sau dùng nam châm hút các mạt sắt nếu có lẫn, mẫu được rửa bằng axit clohydric (1 + 10). Mẫu được sấy khô, đem cân, sau chia làm 4 phần đối đỉnh, mỗi phần ít nhất là 100g. Hai phần đối đỉnh giao cho bên sản xuất làm mẫu lưu, hai phần còn lại giao cho bên tiêu thụ để kiểm tra.
3.5. Mẫu phân tích theo phương pháp phân tích quang phổ phải được nấu chảy và đúc lại dạng thỏi trụ đường kính 8mm dài 75-80 mm. Thiếc được nấu chảy trong chén sứ có nhựa thông, đậy nắp và nung ở nhiệt độ 2500C, sau rót vào khuôn có kích thước trên.
3.6. Mẫu để phân tích hóa học cho phép được lấy ở dưới dòng thiếc chảy.
3.7. Mẫu phải được bảo quản trong lọ kín chống ẩm và lưu trong vòng 6 tháng đến 1 năm.
3.8. Mẫu thử phải có lý lịch kèm theo gồm:
– Số thứ tự mẫu
– Mác thiếc
– Khối lượng, kg
– Ngày tháng năm lấy mẫu
– Nơi lấy mẫu và ngày luyện mẫu
– Chữ ký người lấy mẫu.
3.9. Tiến hành phân tích thành phần hóa học theo TCVN 2702-87 ÷ TCVN 2802-87
4. GHI NHÃN VÀ BAO GÓI
4.1. Thiếc thỏi xuất xưởng được ghi nhãn như sau:
Mặt đáy nhỏ của thỏi thiếc ghi chữ “VIỆT NAM” chữ nổi ở chính giữa. Mặt đáy lớn ghi mác thiếc ở phía trên, phía dưới ghi thứ tự của thỏi trong năm.
4.2. Thiếc xuất xưởng phải có giấy chứng nhận của bên sản xuất gồm:
– Tên hàng hóa;
– Mác thiếc TCVN 2052-87;
– Kết quả phân tích thành phần hóa học;
– Số lượng và khối lượng giao;
– Tên nhà máy sản xuất;
– Ngày xuất xưởng và số thứ tự của thỏi;
4.3. Thiếc xuất xưởng không phải bao gói.
4.4. Chuyên chở thiếc thỏi bằng các phương tiện vận tải song phải đảm bảo sạch, có mui che, không được làm biến dạng, thỏi không xếp lẫn lộn.
4.5. Kho phải sạch, khô ráo, thoáng.