Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2183:1985

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN2183:1985
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2183:1985 về lông vịt xuất khẩu


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2183:1985

LÔNG VỊT XUẤT KHẨU

Duck feathers for export

Có hiệu lực từ  1-1-1986

Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 2183-77

1. Khái niệm và giải thích

1.1. Lông vịt gồm các loại lông nhung, lông nhỏ và lông ống được chia thành 6 loại sau:

1.1.1. Lông số 1 (lông nhung chùm hay lông tơ):

– Lông nhung chùm là loại lông rất mềm, nằm sát thân vịt, tạo thành bởi những sợi nhung riêng biệt phát xuất từ chót ống, phân bố chủ yếu ở phần nách vịt.

– Ngoài ra còn có lông nhung sợi, là những sợi nhung bị gãy ra từ lông nhung chùm.

1.1.2. Lông số 2 (lông nhỏ mềm hoàn toàn) có ống lông nhỏ và mềm được tạo thành bởi những sợi lông mềm mọc chủ yếu ở vùng bụng và sát đến đuôi  vịt.

1.1.3. Lông số 3 (lông nhỏ mềm 1/2) mọc ở vùng ngực, cổ và lưng vịt

1.1.4. Lông số 4 (lông nhỏ mềm 3/4 hay lông cánh nhỏ) bao ngoài hai đầu cánh vịt.

1.1.5. Lông số 5 là lông cánh lớn

1.1.6. Lông số 6 là lông đuôi.

1.2. Lông vụn là lông bị gãy, nát do sâu bọ hoặc do những nguyên nhân khác.

1.3. Tạp chất: là những lông vụn, da chân, da mỏ, mảnh cuộng lông vụn, kim loại và những chất không phải là lông vịt, lông vịt trời, lông ngan và lông ngỗng.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Lông vịt nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến phải theo đúng quy định trong phụ lục của tiêu chuẩn này.

2.2. Lông vịt phải có màu sắc và mùi tự nhiên, không có mùi hôi thối hoặc mùi lạ, không có sâu mọt và trứng sâu mọt sống.

2.3. Các hạng chất lượng của lông vịt được quy định trong bảng 1

2.4. Lông vịt ống làm cầu gồm lông số 5 và số 6 có chiều dài không nhỏ hơn 120 mm và hàm lượng nước không lớn hơn 10% khối lượng.

3. Phương pháp thử

3.1. Định nghĩa

3.1.1. Lô hàng lông vịt đồng nhất là một khối lượng lông vịt nhất định có cùng hạng chất lượng, do một cơ sở sản xuất và được giao nhận cùng một lúc, trong cùng một loại bao bì.

3.1.2. Mẫu ban đầu là lượng lông vịt lấy từ một vị trí của một đơn vị bao gói (kiện hoặc bao lông vịt trong lô).

3.1.3. Mẫu riêng là lượng lông vịt gộp lại của các mẫu ban đầu lấy từ một đơn vị bao gói trong lô.

3.1.4.Mẫu chung là một lượng lông vịt gộp lại từ tất cả các mẫu riêng lấy từ các đơn vị bao gói trong lô.

3.1.5. Mẫu trung bình là lượng lông vịt được chuẩn bị từ mẫu chung để tiến hành xác định các chỉ tiêu chất lượng của lông vịt.

3.2. Lấy mẫu

3.2.1. Mẫu được lấy ngẫu nhiên ở nhiều vị trí khác nhau của lô hàng. Tuỳ theo cỡ lô, số đơn vị bao gói được chỉ định lấy mẫu theo bảng 2.

3.2.2. Các mẫu ban đầu lấy ở 3 vị trí khác nhau trong mỗi đơn vị bao gói được chỉ định lấy mẫu. Khối lượng mẫu ban đầu và mẫu riêng cần lấy sao cho khối lượng mẫu chung không nhỏ hơn 500 g.

Bảng1.

Hạng chất lượng

Hạng I

Hạng II

Hạng III

Hạng IV

Hạng V

Hạng VI

Tên thương mại

Tên chỉ tiêu

Lông nhung 85%

Lông nhung 60%

Lông nhung 30%

Lông nhung 15%

Lông nhung sợi

Lông nhỏ

1. Lông số 1 tính theo % khối lượng không nhỏ hơn.

85

60

30

15

 

 

– Lông nhung chùm tính theo % khối lượng không nhỏ hơn

75

52

24

12

£ 2

£ 3

– Lông nhung sợi tính theo % khối lượng không lớn hơn

10

8

6

3

³ 90

 

2. Lông số 2 và số 3 tính theo % khối lượng không lớn hơn

10

34

63

70

0

³ 82

3. Lông số 4 tính theo % khối lượng không lớn hơn

0

0

0

4

0

4

4. Tạp chất tính theo % khối lượng không lớn hơn

5

6

7

11

8

11

Trong đó lông gà tính theo % khối lượng không lớn hơn

0

0

0

3

0

3

5. Hàm lượng nước tính theo % không lớn hơn

10

10

10

10

10

10

 

Bảng 2.

Số đơn vị bao gói trong lô hàng

Số đơn vị bao gói chỉ định lấy mẫu

Từ    2

–    9

–   16

–    26

–    51

–    91

–   151

đến       8

–       15

–       25

–       50

–       90

–       150

–       280

2

3

5

8

13

20

32

3.2.3. Lập mẫu trung bình

Đổ mẫu chung ra bàn sạch hoặc mặt kính rộng, dùng đũa thuỷ tinh đảo đều (đảo nhẹ nhàng nơi kín gió), cân 500 g làm mẫu trung bình, trong trường hợp mẫu chung có khối lượng xấp xỉ 500 g thì lấy mẫu chung làm mẫu trung bình.

3.2.4. Bao gói và ghi nhãn mẫu.

Mẫu trung bình phải được cho ngay vào túi PE kín, khô, sạch buộc kín túi đựng mẫu và đính kèm (buộc ngoài hoặc bỏ trong túi đựng mẫu) nhãn, trên nhãn ghi rõ:

– Tên và hạng chất lượng lông vịt

– Khối luợng lô hàng

– Cơ sở sản xuất

– Ngày tháng vào bao

– Người và ngày lấy mẫu

3.3. Phương pháp thử

3.3.1. Xác định màu sắc và mùi

Mỗi túi đựng mẫu dùng mũi ngửi để xác định mùi của lông vịt sau đó cân 100g mẫu để ra khay để xác định màu sắc của lông vịt.

3.3.2. Xác định thành phần của lông vịt và tạp chất

a/ Dụng cụ và thiết bị

– Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01 g;

– Kẹp kim loại;

– Túi polyetilen khô, sạch, kín (ít nhất 6 cái);

– Mâm hoặc khay men;

– Thước dài 20 cm có độ chia tới milimet;

– Phòng thử: sạch, đủ ánh sáng, kín gió có thiết bị điều hoà để duy trì nhiệt độ thử từ 25-30°C

b/Tiến hành thử
Dùng mẫu đã tiến hành xác định mầu sắc và mùi (ở điều 3.3.1.) để xác định thành phần và tạp chất. Dùng kẹp gắp từng loại lông cho vào từng túi polyetilen riêng biệt. Phần còn trên khay là tạp chất.

c/ Tính kết quả

Cân riêng từng loại lông và tạp chất. Kết quả tính theo phần trăm khối lượng của từng thành phần so với 100g mẫu. Kết quả thử là trung bình cộng của 3 lần xác định đồng thời.

3.3.3. Xác định hàm lượng nước.

a/ Dụng cụ và thiết bị

– Cân có độ chính xác tới 0,01 g;

– Máy xay cỡ nhỏ (hoặc cối xay tay);

– Tủ sấy điều chỉnh được ở nhiệt độ sấy 100 ± 2oC;

– Bình hút ẩm;

– Hộp nhôm có nắp, sạch và đã được sấy khô

b/ Tiến hành thử

Cân khoảng 20 g mẫu đem xay nhỏ, trộn đều lượng mẫu đã xay. Cân chính xác 5 g mẫu đã xay cho vào hộp nhôm đã được sấy khô và xác định khối lượng. Đưa hộp chứa mẫu vào tủ sấy đã dược duy trì ở nhiệt độ 100-110oC. Mở nắp hộp mẫu và sấy ở nhiệt độ 100 ± 2oC khoảng 2 giờ kể từ khi nhiệt độ buồng sấy đạt 100oC. Lấy hộp chứa mẫu ra khỏi tủ sấy, để nguội trong bình hút ẩm (khoảng 1 giờ). Cân hộp mẫu và lấy sấy lại (với thời gian sấy khoảng 1 giờ cho đến khi khối lượng hộp chứa mẫu không đổi. Tiến hành đồng thời 3 phép thử.

c/ Tính kết quả

Hàm lượng nước tính bằng phần trăm khối lượng (X) theo công thức

trong đó:

M1– Khối lượng hộp và mẫu trước khi sấy tính bằng g;

M2– Khối lượng hộp và mẫu sau khi sấy tính bằng g;

M  – Khối lượng hộp (không có mẫu) tính bằng g;

Kết quả là trung bình cộng của 3 phép thử đồng thời sai số cho phép giữa giá trị các kết quả thử đồng thời không vượt quá 0,25 %.

3.3.4. Xác định sâu mọt và trứng sâu mọt

a/ Dụng cụ

–  Cân có độ chính xác tới 0,01 g;

– Mâm hoặc khay men trắng sạch;

– Kính lúp có độ phóng đại ít nhất 10 lần

b/ Tiến hành thử

Cân chính xác khoảng 10 g mẫu. Trải đều lông vịt trên khay men trắng, dùng kính lúp tìm sâu mọt hoặc trứng sâu mọt còn sống.

4. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

4.1. Bao gói

4.1.1. Các loại lông được ép thành kiện, bao bằng bao đay (hoặc các vật liệu khác có độ bền tương đương), sạch, khô và lành. Các kiện phải được đai nẹp chắc chắn và có khoá nẹp, khối lượng mỗi kiện 95 kg hoặc 150 kg hoặc 200 kg.

4.1.2. Lông ống dùng làm cầu được bó thành từng bó nhỏ có đường kính từ 20 đến 25 cm, có khối lượng từ 300 đến 400g. Trong từng bó, lông phải được xếp bằng ở đầu mút lông và bó riêng theo chiều lượn của lông cánh phải hoặc cánh trái. Mỗi bó được bọc bằng túi polyetilen khô; sạch, kín và xếp vào hòm gỗ hoặc carton cứng, khô và lành. Các hòm phải được đai nẹp chắc chắn.

4.2. Ghi nhãn

Nhãn gồm các nội dung sau:

– Tên và hạng chất lưọng lông vịt;

– Ký hiệu hạng chất lượng lông vịt;

– Tên và địa chỉ người bán;

– Tên và địa chỉ người mua;

– Khối lượng tịnh hoặc khối lượng cả bì;

– Số thứ tự kiện hàng có trong lô hàng (số latin), thí dụ: B 101;

– Địa điểm dỡ hàng;

– “Sản xuất tại Việt nam”;

– Ký hiệu, số hiệu tiêu chuẩn này

Chú thích:  Cho phép ghi nhãn theo yêu cầu của từng hợp đồng cụ thể

4.3. Bảo quản

Lông vịt thành phẩm phải bảo quản trong kho chuyên dụng, không dột ướt, có hệ thống thông gió. Nền kho cao ráo, có bục kê cách mặt đất tối thiểu 50 cm. Xếp thành khối từ 2-3 hàng, mỗi khối cách nhau 80-100 cm để tiện xử lý khi cần thiết.

4.4. Vận chuyển

Lông vịt được vận chuyển bằng xe có mui hoặc bạt che kín chống mưa ướt, rơi vãi.

 

PHỤ LỤC

LÔNG VỊT NGUYÊN LIỆU

1. Yêu cầu kỹ thuật

1.1. Lông vịt nguyên liệu phải có màu sắc và mùi tự nhiên, không có mùi hôi thối hoặc mùi lạ, không có sâu mọt và trứng sâu mọt sống và được quy định cụ thể như sau:

– Lông số 1 (lông nhung chùm hay lông tơ) tính theo % khối lượng không nhỏ hơn ……………………………..7

– Lông số 2 và số 3 (lông mình và lông cổ) tính theo % khối lượng không nhỏ hơn ……………………………55

– Lông số 5 và số 6 (lông cánh và lông đuôi) tính theo % khối lượng không lớn hơn …………………………..28

– Tạp chất tính theo % khối lượng không lớn hơn …………………………………………………………………………10

trong đó lông gà không lớn hơn ………………………………………………………………………………………………1

– Hàm lượng nước tính theo % khối lượng không lớn hơn………………………………………………………………10

Nghiêm cấm các dạng lông vịt nguyên liệu hồ bùn đất, nước xi măng… cũng như dấu trộn các mảnh lớn gạch, ngói, kim loại vào lông vịt nguyên liệu.

2. Phương pháp thử

2.1. Phương pháp thử theo TCVN 2183-85 (phương pháp trọng tài)

2.2. Cho phép áp dụng các phương pháp nhanh để xác định hàm lượng nước;

a/ Đo bằng máy: cắm 1 đầu thanh kiểm tra của máy đo hàm lượng nước vào các điểm khác nhau của bao lông vịt nguyên liệu. Đọc gía trị được xác định trên đồng hồ của máy. Kết quả là trung bình cộng của các lần đo trên một bao.

b/ Phương pháp cảm quan: thọc tay vào bao lông vịt nguyên liệu nếu:

– Để đưa tay vào sâu, cảm thấy mát, xốp là lông thô và tơi.

– Khó đưa tay vào sâu,cảm thấy rít là lông bị ẩm.

– Nắm tự nhiên một nắm lông vũ tung lên nếu thấy bung ra và rơi toả đều là tơi, khô, nếu rơi từng cục là bết, ẩm (chất lượng kém)

c/ Phân biệt lông vịt (ngan, ngỗng) và lông gà:

– Đặc tính của lông vịt không thấm nước nhưng lông gà dễ thấm nước.

– Lông vịt không có nhánh phụ nhưng lông gà có nhánh phụ ở phía trong cuống lông.

3. Bao gói, bảo quản và vận chuyển

3.1. Lông vịt nguyên liệu phải được nén chặt trong các loại bao bì bền, chắc, khô, sạch và được khâu kín miệng bằng dây chắc chắn.

3.2. Bảo quản trong kho kín, cao ráo, có cửa thông gió, không dột ướt, có giá kê cao cách mặt đất tối thiểu 50 cm.

3.3. Vận chuyển: Lông vịt nguyên liệu phải được vận chuyển bằng các phương tiện có che chắn, chống ẩm ướt và an toàn.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *