Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2265:1994

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN2265:1994
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2265:1994 về thức ăn hỗn hợp cho gà đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2265:2007 về thức ăn chăn nuôi – thức ăn hỗn hợp cho gà .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2265:1994 về thức ăn hỗn hợp cho gà


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2265:1994

THỨC ĂN HỖN HỢP CHO GÀ
Compuond feed for poultry

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thức ăn hỗn hợp dùng cho các loại gà công nghiệp giống sinh sản (hướng trứng và hướng thịt) và gà thương phẩm.

Thức ăn hỗn hợp cho gà là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đã được cân đối các chất dinh dưỡng chính (năng lượng trao đổi, protein thô, axit amin, canxi, photpho …) theo nhu cầu của từng loại gà.

1. Phân loại

Thức ăn hỗn hợp cho gà được phân chia làm các loại sau:

– Thức ăn hỗn hợp cho gà giống sinh sản hướng thịt (gà con, gà giò, gà sinh sản).

– Thức ăn hỗn hợp cho gà giống sinh sản hướng trứng (gà con, gà giò, gà sinh sản).

– Thức ăn hỗn hợp cho gà thịt thương phẩm (broiler).

– Thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ trứng thương phẩm.

2. Yêu cầu kỹ thuật

Thức ăn hỗn hợp cho gà có các chỉ tiêu chất lượng được quy định trong bảng sau:

Bảng 1

Loại gà

Gà giống sinh sản hướng thịt

Gà giống sinh sản hướng trứng

Gà thịt thương phẩm

Gà trứng thương phẩm

Tuần tuổi

 

Các chỉ tiêu

Gà con

Gà giò

Gà sinh sản

Gà con

Gà giò

Gà sinh sản

0-3

4-7

>7

21-44

45-72

0-3

4-7

8-20

21-64

0-4

5-9

10-20

21-44

45-72

1. Hình dáng bên ngoài, màu sắc, mùi vị

Bột hoặc viên, màu sắc và mùi vị đặc trưng của các nguyên liệu phối chế, không có mùi men, mùi mốc, mùi hôi thối và mùi lạ khác

2. Độ ẩm, % khối lượng không lớn hơn

14

3. Độ mịn của nguyên liệu phối chế và thức ăn bột. Phần còn lại trên mặt sàng có đường kính lỗ 2mm, % khối lượng không lớn hơn.

8

10

12

25

8

10

12

25

8

10

12

25

4. Đường kính viên thức ăn (nếu là thức ăn viên) mm, không lớn hơn

2

3

3

4

2

3

3

4

2

3

3

4

5. Năng lượng trao đổi, kilocalo, không nhỏ hơn

3000

3100

3100

3000

3100

3100

3000

3100

3100

6. Hàm lượng protein thô, % khối lượng, không nhỏ hơn

23

21

18

16

21

18

17

16

24

21

18

17

7. Hàm lượng xơ thô, % khối lượng, không lớn hơn

4

5

6

7

4

5

6

7

4

5

6

7

8. Hàm lượng canxi, % khối lượng, không lớn hơn

0,9-1

1,1-1,3

3,5-4

0,9-1

1,1-1,3

3,5-4

0,9-1

1,1-1,3

3,5-4

9. Hàm lượng photpho, % khối lượng, không lớn hơn

0,4

0,35

0,4

0,45

0,35

0,4

0,4

0,35

0,4

10. Hàm lượng natri clorua, % khối lượng, không lớn hơn

0,5

11. Hàm lượng lyzin, % khối lượng, không nhỏ hơn

0,9-1

0,8

0,7

0,9-1

0,8

0,7

0,9-1

0,8

0,7

12. Hàm lượng methionin, % khối lượng, không nhỏ hơn

0,6

0,4

0,35-0,4

0,6

0,4

0,35-0,4

0,6

0,4

0,35-0,4

13. Cát sạn (tro không hòa tan axit clohydric), % khối lượng, không lớn hơn

1

1,5

1

1,5

1

1,5

14. Mảnh kim loại, có đường kính 2mm, tính g/tấn

25

50

25

50

25

50

15. Vật ngoại lai sắc cạnh

Không được phép

16. Sâu bọ mọt sống trong 1kg thức ăn, tính theo số con, không lớn hơn

20

17. Vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm, nấm men, mốc độc hại

Theo quy định hiện hành

18. Chất độc hại

Theo quy định hiện hành

3. Phương pháp thử

3.1 Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 4325-86.

3.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng

– Hình dạng, mầu sắc, mùi vị theo TCVN 1532-1993;

– Độ ẩm theo TCVN 4326-86;

– Mức độ nghiền theo TCVN 1535-1993;

– Hàm lượng protein thô theo TCVN 4328-86;

– Hàm lượng xơ thô theo TCVN 4329-1993;

– Hàm lượng canxi theo TCVN 1256-86;

– Hàm lượng photpho theo TCVN 1525-86;

– Hàm lượng natri clorua theo TCVN 4330-86;

– Hàm lượng lyzin theo TCVN 5281-90;

– Hàm lượng methiomin theo TCVN 5282-90;

– Hàm lượng cát sạn theo TCVN 4327-1993;

– Tạp chất sắt theo TCVN 1537-74;

– Độ nhiễm côn trùng theo TCVN 1540-86;

– Hàm lượng nấm men mốc theo TCVN 4332-1993;

– Năng lượng trao đổi: theo phương pháp của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm;

– Vi khuẩn gây bệnh, chất độc hại theo phương pháp của Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.

4. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

4.1 Thức ăn hỗn hợp cho gà được đóng trong bao đay, bao PE hoặc bao giấy 3 lớp. Bao đựng thức ăn phải bền, không rách, được tẩy trùng.

4.2 Trên mỗi bao thức ăn có đính nhãn làm bằng giấy bền được ghi theo nội dung sau:

– Tên địa chỉ của nơi sản xuất;

– Tên sản phẩm;

– Ngày sản xuất;

– Thời gian bảo quản;

– Khối lượng tinh;

– Thành phần dinh dưỡng (năng lượng trao đổi, hàm lượng protein thô, canxi, photpho …);

– Cách bảo quản.

4.3 Thời gian sử dụng tốt nhất không quá 20 ngày kể từ ngày sản xuất xong.

4.4 Thức ăn được bảo quản trong kho, nơi cao ráo thoáng mát, đã được tẩy trùng sạch, cách xa nơi chăn nuôi.

4.5 Phương tiện chuyên chở phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y. Khi đi qua vùng có dịch bệnh gia súc phải được phép và chịu sự hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *