Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2291:1978 về phương tiện bảo vệ người lao động – phân loại do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 2291:1978
NHÓM T: PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG – PHÂN LOẠI
Means of labour protection – Classifications .
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các phương tiện ngăn ngừa hoặc giảm tác động của yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối với người lao động và quy định các nguyên tắc chung, phân loại các phương tiện bảo vệ người lao động và nêu lên đặc điểm việc nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn về yêu cầu đối với các phương tiện bảo vệ người lao động.
1. Quy định chung
1.1. Phương tiện bảo vệ cần tạo ra những điều kiện thuận tiện nhất cho cơ thể con người thích ứng với môi trường xung quanh và bảo đảm điều kiện lao động tốt nhất.
1.2. Phương tiện bảo vệ không được gây ra các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.
1.3. Phương tiện bảo vệ cần đáp ứng yêu cầu thẩm mĩ công nghiệp và công thái học (ecgonomic).
1.4. Phương tiện bảo vệ cần bảo đảm hiệu quả cao và sử dụng thuận tiện.
1.5. Lựa chọn các phương tiện bảo vệ trường từng trường hợp cần tính đến yêu cầu an toàn cho loại công việc đó.
1.6. Trong những trường hợp khi kết cấu của thiết bị, tổ chức quá trình sản xuất giải pháp quy hoạch kiến trúc và phương tiện bảo vệ tập thể chưa đảm bảo an toàn lao động thì phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân.
1.7. Phương tiện bảo vệ cần được đánh giá về các chỉ tiêu an toàn, vệ sinh, sinh lí và sử dụng.
2. Phân loại các phương tiện bảo vệ người lao động.
2.1. Phương tiện bảo vệ người lao động được chia làm hai loại theo tính chất sử dụng: Phương tiện bảo vệ tập thể;
Phương tiện bảo vệ cá nhân.
2.2. Phương tiện bảo vệ tập thể được chia theo công dụng như sau:
Phương tiện để đảm bảo môi trường không khí trong gian phòng sản xuất và chỗ làm việc theo chỉ tiêu cho phép;
Phương tiện để đảm bảo mức chiếu sáng trong gian phòng sản xuất và chỗ làm theo chỉ tiêu cho phép;
Phương tiện bảo vệ chống bức xạ ion;
Phương tiện bảo vệ chống bức xạ hồng ngoại; Phương tiện bảo vệ chống bức xạ tử ngoại;
Phương tiện bảo vệ chống bức xạ điện từ
Phương tiện bảo vệ chống bức, xạ laze; Phương tiện bảo vệ chống tĩnh điện; Phương tiện bảo vệ chống ồn;
Phương tiện bảo vệ chống rung;
Phương tiện bảo vệ siêu âm;
Phương tiện bảo vệ chống nhiệt độ cao và thấp của môi trường không khí xung quanh;
Phương tiện bảo vộ chống tác dụng của các yếu tố cơ học; Phương tiện bảo vệ chống tác dụng của các yếu tố hoá học;
Phương tiện bảo vệ cá nhân được chia theo công dụng như sau:
Quần áo cách li;
Quần áo chuyên dùng; Phương tiện bảo vệ đầu;
Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp;
Phương tiện bảo vệ mặt;
Phương tiện bảo vệ cơ quan thị giác; Phương tiện bảo vệ cơ quan thính giác;
Phương tiện bảo vệ tay;
Phương tiện bảo vệ chân; Phương tiện bảo vệ da; Phương tiện phòng ngừa.
3. Đặc điểm việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn về phương tiện bảo vệ người lao động
3.1. Việc xây dựng và nội dung tiêu chuẩn về các yêu cầu đối với các phương tiện bảo vệ người lao động phải theo đúng các quy định nêu trong TCVN 2287 : 1978 và tiêu chuẩn này.
3.2. Các tiêu chuẩn vễ loại và kiểu cửa các phương tiện bảo vệ cần bao gồm việc phân loại các phương tiện bảo vệ và các yêu cầu chung đối với loại và kiểu đó.
3.3. Đối với các tiêu chuẩn về phương tiện bảo vệ cá nhân, phần “yêu cầu kĩ thuật” cần trình bày những nhu cầu an toàn về kết cấu.
3.4. Các tiêu chuẩn về phương tiện bảo vệ cụ thể phải quy định quy tắc sử dụng và vận hành.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DẠNG PHƯƠNG TIỆN CHỦ YẾU BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Phương tiện bảo vệ tập thể
1.1. Phương tiện đảm bảo môi trường không khí không gian sản xuất và chỗ làm việc theo chỉ dẫn cho phép:
Duy trì giá trị chuẩn của áp suất khí quyển; Thông gió và làm sạch không khí;
Điều hoà không khí;
Khu trú các yếu tố độc hại; Sưởi ấm;
Kiểm tra tự động và báo hiệu;
Khử sạch không khí.
1.2. Phương tiện đảm bảo mức độ chiếu sáng gian phòng sản xuất và chỗ làm việc theo các chỉ tiêu cho phép.
Nguồn sáng;
Thiết bị chiếu sáng; Cửa lấy ánh sáng;
Che chắn ánh sáng;
Lọc ánh sáng.
1.3. Phương tiện bảo vệ chống bức xạ ion bao gồm: Che chắn;
Bao kín;
Thông gió và làm sạch không khí;
Vận chuyển và bảo quản các đống vị phóng xạ; Bao phủ bảo vệ;
Kiểm tra tự động và báo hiệu;
Điều khiển từ xa; Dấu hiệu an toàn.
1.4. Phương tiện bảo vệ chống bức xạ hồng ngoại bao gồm: Che chắn;
Bao kín; Cách nhiệt;
Thông gió;
Kiểm tra tự động và báo hiệu;
Điêu khiển từ xa; Dấu hiệù an toàn.
1.5. Phương tiện bảo vệ chống bức xạ tử ngoại bao gồm: Che chắn;
Thông gió
Kiểm tra tự động và báo hiệu;
Điều khiển từ xa; Dấu hiệu an toàn.
1.6. Phương tiện bảo vệ chống bức xạ điện từ bao gồm:
Che chắn;
Bao phủ bảo vệ; Bao kín;
Kiểm tra tự động và báo hiệu;
Điểu khiển từ xa; Dấu hiệu an toàn.
1.7. Phương tiện bảo vệ chống bức xạ laze bao gồm:
Che chắn;
Dấu hiệu an toàn.
1.8. Phương tiện bảo vệ chống điện trường và từ trường bao gồm: Che chắn;
Nối đất bảo vệ; Cách li và bao phủ;
Dấu hiệu an toàn.
1.9. Phương tiện bảo vệ chống tai nạn do dòng điện bao gồm: Che chắn;
Kiểm tra tự động và báo hiệu; Cách điện và bao phủ;
Nối đất bảo vệ và nối không;
Ngắt tự động;
Cận bằng thế và hạ áp;
Điểu khiển từ xa; Phòng ngừa;
Chống sét và phóng điện;
Dấu hiệu an toàn.
1.10. Phương tiện bảo vệ chống tĩnh điện bao gồm: Thiết bị nối đất;
Thiết bị làm ẩm không khí;
Các lớp phủ và các chất tẩm chống tĩnh điện; Trung hoà tĩnh điện.
Che chắn;
Cách âm và hấp thụ âm; Tiêu âm;
Kiểm tra tự động và báo hiệu;
Điểu khiển từ xa.
1.12. Phương tiện chống rung bao gồm: Che chắn;
Ngăn cách rung, khừ rung, hấp thụ rung; Kiểm tra tự động và báo hiệu;
Điêu khiển từ xa.
1.13. Phương tiện bảo vệ chống siêu âm gồm: Che chắn;
Cách âm và hấp thụ âm;
Kiểm tra tự động và báo hiệu;
Điểu khiển từ xa.
1.14. Phương tiện bảo vệ chống nhiệt độ cao và thấp của môitrừờng không khí xung quanh gồm:
Che chắn;
Kiểm tra tự động và báo hiệu; Cách nhiệt;
Điểu khiển từ xa; ‘
Sưởi ấm và làm mát.
1.15. Phương tiện bảo vệ chống tác dụng của các yếu tố cơ học bao gồm: Che chắn;
Kiểm tra tự động và báo hiệu;
Phòng ngừa;
Điểu khiển từ xa; Phanh hãm;
Dấu hiệu an toàn.
1.16. Phương tiện bảo vệ chống tác dụng của các yếu tố hoá học bao gồm: Che chắn;
Kiểm tra tự động và báo hiệu; Bao kín;
Thông gió và làm sạch không khí;
Khử chất độc;
Điểu khiển từ xa; Dấu hiệu an toàn.
1.17. Phương tiện chống tác dụng của các yếu tố sinh vật học bao gồm: Sát trùng, khử trùng, diệt côn trùng và khử lọc; .
Che chắn;
Thông gió và làm sạch không khí; Bao kín;
Dấu hiệu an toàn.
2. Phương tiện bảo vệ cá nhân
2.1. Quần áo cách li:
Bộ quần áo khí nén;
Bộ quần áo ngăn nước;
Bộ quần áo thợ lặn hoặc quần áo phi công.
2.2. Quần áo chuyên dùng gồm:
Bộ quần áo liền, quần yếm; áo; Quần;
Bộ quần áo đường bộ; áo choàng; áo khoác ngoài; áo ấm ngắn, quần ấm; Yếm (tạp dề);
Gilê;
Đệm vai.
2.3. Phương tiện bảo vệ đầu gồm: Mũ cứng;
Mũ trùm tai;
Mũ trùm đầu có phần che cổ và vai; Mũ mềm;
Khăn trùm đầu;
Nón.
2.4. Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp bao gồm: Mặt nạ, khẩu trang lọc độc;
Mặt nạ, khẩu trang và mặt trùm cấp khí.
2.5. Phương tiện bảo vệ mặt bao gồm: Mặt nạ chống chấn thương;
Tấm chắn.
2.6. Phương tiện bảo vệ cơ quan thị giác bao gồm: Kính.
2.7. Phuơng tiện bảo vệ cơ quan thính giác bao gồm:
Mũ chồng ồn;
Bịt tai chống ồn; Nút tai chống ồn.
2.8. Phuơng tiện bảo vệ tay bao gồm: Bao tay hai ngón;
Bao tay năm ngón;
Bao ngón tay; Bao cánh tay.
2.9. Phương tiện bảo vệ chân bao gồm:
ủng cao cổ; ủng ngắn; Giấy cao cổ;
Giấy ngắn cổ;
Giấy ủng bao ngoài;
Bao ống chân (ghết, xà cạp).
2.10. Phương tiện bảo vệ da chân bao gồm: Chất rửa;
Bột nhão; Crem;
Dầu.
2.11. Phương tiện phòng ngừa bao gồm:
Dây an toàn;
Thảm cách điện;
Đệm đầu gối, đệm khuỷu tay, đệm bụng; Dụng cụ cầm tay cách li, cánh tay máy;
Phao;
Lưới.