Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2369:1987

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN2369:1987
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2369:1987 về tơ tằm dâu – Phương pháp xác định độ ẩm thực tế


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2369:1987

TƠ TẰM DÂU
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM THỰC TẾ

Raw silk

Method of determination of actual moisture

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 2369-78 quy định phương pháp xác định độ ẩm của tơ khi bảo quản tơ ở môi trường thực tế. Độ ẩm thực tế được xác định bằng cách sấy mẫu tơ đến khối lượng không đổi sau đó tính tỷ lệ phần trăm giữa sự chênh lệch khối lượng trước và sau khi sấy với khối lượng khô tuyệt đối của tơ.

1. Thiết bị và dụng cụ

Tủ sấy có giỏ, cân phân tích có độ chính xác đến mg và có quạt hút.

2. Lấy mẫu

Theo TCVN 2367-87

3. Phương pháp xác định

Kiểm tra lại độ chính xác của cân ở t° = 145°C, cân các mẫu tơ trên cân phân tích, xác định khối lượng ban đầu (Gđ) của mẫu đến độ chính xác 0,01g, cho mẫu vào các giỏ của tủ sấy, cho tủ sấy làm việc ở t° 145°C. Sau khi nhiệt độ của tủ sấy đã đạt 145°C thì sau 15-20 phút, tiến hành cân lại mẫu lần thứ nhất. Rồi cứ 20 phút cân lại mẫu một lần. Kết quả các lần cân lấy tới độ chính xác 0,01g. Mẫu được xem là khô tuyệt đối khi hiệu số chênh lệch kết quả 2 lần cân liên tiếp không quá 0,1%.

Kết quả của lần cân cuối cùng được xem là khối lượng tơ có độ khô tuyệt đối.

4. Tính kết quả.

Độ ẩm thực tế của tơ (W) tính theo công thức sau :

Trong đó :

Gđ : Khối lượng ban đầu của tơ mẫu, (g);

Gc : Khối lượng sau khi sấy của tơ, (g);

100 : Hệ số tính phần trăm.

Kết quả được lấy chính xác đến một con số sau dấu phẩy.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *