Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2746:1993 về Pin R20 – Phương pháp thử
TCVN 2746:1993
PIN R 20 – PHƯƠNG PHÁP THỬ
Batteries R20 – Method of test
Lời nói đầu
TCVN 2746:1993 thay thế cho TCVN 2746:1978
TCVN 2746 được xây dựng trên cơ sở tham khảo IEC 86:2; KS C 8501:1988; JIS C 8501:1963; IS 203:1972; GB 7112:1986; ST SEV 89:1977
TCVN 2746:1993 do ban kỹ thuật hóa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu Thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
PIN R 20 – PHƯƠNG PHÁP THỬ
Batteries R20 – Method of test
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử và phương pháp kiểm tra chất lượng cho pin khô hình trụ tròn thuộc hệ điện hóa kẽm – mangan dioxit và amoni clorua là chất điện ly chính, có ký hiệu là R20.
1. Phương pháp lấy mẫu
1.1. Điều kiện bảo quản mẫu pin: trừ khi có các quy định riêng, điều kiện bảo quản mẫu pin là điều kiện tiêu chuẩn có nhiệt độ là (27 ± 2)oC và độ ẩm tương đối là (45 ¸ 85)%.
1.2. Điều kiện kiểm tra mẫu pin: trừ khi có các quy định riêng, các mẫu pin để kiểm tra phải được để ở điều kiện tiêu chuẩn không ít hơn 12 giờ.
1.3. Mẫu thử được rút mẫu ngẫu nhiên trong lô hàng, với tỷ lệ không lớn hơn 0,01% số lượng trong lô, nhưng không ít hơn số lượng ghi trong bảng. Các chỉ tiêu chất lượng cần kiểm tra và phương pháp thử tuân theo quy định ở bảng sau:
Nội dung kiểm tra |
Số lượng mẫu |
Phương pháp thử |
1 Các chỉ tiêu ngoại quan và các cực |
10 |
Điều 2.2.1 |
2 Kích thước |
10 |
Điều 2.2.2 |
3 Điện áp mạch hở |
10 |
Điều 2.2.3 |
4 Thời gian phóng điện mới sản xuất |
5 |
Điều 2.2.4 |
5 Thời gian phóng điện sau bảo quản |
5 |
Điều 2.2.4 |
1.4. Số lượng sản phẩm sản xuất trong một ngày đêm được coi là một lô sản phẩm.
1.5. Khi thử pin theo điểm 1 và 2 ở bảng trên nếu có những pin không thỏa mãn yêu cầu quy định trong điều 2.2.1 và điều 2.2.2 TCVN 2747:1993 thì tiến hành kiểm tra lại với số lượng thử gấp hai lần đợt thử đầu và lấy ở chính lô hàng đó. Kết quả lần thứ hai là kết quả cuối cùng.
1.6. Nếu giá trị trung bình của các đặc tính điện theo các điểm 3, 4 và 5 trong bảng trên không thấp hơn mức yêu cầu theo TCVN 2747:1993 thì lô hàng được coi là đạt tiêu chuẩn. Nếu thấp hơn mức yêu cầu theo TCVN 2747:1993 thì tiến hành kiểm tra lại với số lượng mẫu thử gấp hai lần đợt thử đầu và lấy ở chính lô hàng đó.
Kết quả lần thứ hai là kết quả cuối cùng.
1.7. Mỗi lô hàng phải kèm theo một giấy chứng nhận chất lượng của cơ sở sản xuất với nội dung:
Tên sản phẩm;
Số lượng sản phẩm;
Điện áp danh nghĩa;
Các đặc tính điện phù hợp với TCVN 2747:1993.
2. Phương pháp thử
2.1. Dụng cụ, thiết bị
2.1.1. Von kế: Von kế có cấp chính xác 0,5 với điện trở trong bằng hoặc lớn hơn 1000 Ω/V.
2.1.2. Điện trở phụ tải bao gồm cả điện trở dây dẫn và điện trở tiếp xúc, có dung sai ± 0,5% so với điện trở quy định.
2.1.3. Thước cặp có giá trị vạch trên đu xích 1/10 mm hay nhỏ hơn.
2.2. Tiến hành thử
2.2.1. Xác định các chỉ tiêu ngoại quan
Các chỉ tiêu ngoại quan: hình dáng, trạng thái bên ngoài và các cực được kiểm tra bằng phương pháp trực quan theo các quy định trong điều 2.2.1 và 2.2.2 TCVN 2747:1993
2.2.2. Xác định kích thước: kích thước của pin được đo bằng thước cặp quy định trong điều 2.1.3 của tiêu chuẩn này.
2.2.3. Xác định điện áp mạch hở: Điện áp mạch hở giữa các cực được đo bằng von kế theo điều 2.1.1 của tiêu chuẩn này. Tiến hành đo trước khi tiến hành phóng điện.
2.2.4. Xác định thời gian phóng điện
Tiến hành xác định thời gian phóng điện theo các điều kiện sau:
a) Mẫu pin được để ít nhất là 12 giờ ở nhiệt độ 27oC ± 2oC và độ ẩm tương đối 45% ¸ 85% trước khi đưa phóng điện.
b) Tiến hành phóng điện ở nhiệt độ 27oC ± 2oC và độ ẩm tương đối 45% ¸ 85%.
c) Điện trở phụ tải theo bảng các đặc tính điện quy định trong TCVN 2747:1993
d) Phương pháp phóng điện:
– 30 phút phóng điện, nghỉ 23h 30ph (một ngày đêm).
– Chu kỳ lặp lại: 6 ngày/tuần, nghỉ 1 ngày/tuần. Sau đó lặp lại hàng tuần. Sau mỗi lần phóng điện đo điện áp mạch kín ở cuối mỗi chu kỳ phóng điện.
e) Hoàn thành phóng điện: Ngay khi điện áp mạch kín giảm xuống đến giá trị đầu tiên nhỏ hơn điện áp cuối quy định trong bảng các đặc tính điện theo TCVN 2747:1993 thì việc phóng điện kết thúc, ghi thời điểm dừng phóng điện.
g) Tổng thời gian (phút) các chu kỳ phóng điện được coi là thời gian phóng điện của pin.
Giá trị trung bình kết quả kiểm tra chất lượng các mẫu pin là giá trị chất lượng của lô hàng.