Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3145:1979 về khí cụ đóng cắt mạch điện, điện áp đến 1000V – Yêu cầu an toàn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
TCVN 3145-1979
KHÍ CỤ ĐÓNG NGẮT MẠCH ĐIỆN, ĐIỆN ÁP ĐẾN 1000 V
YÊU CẦU AN TOÀN
Cơ quan biên soạn: |
Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật |
Cơ quan đề nghị ban hành: |
|
|
Tổng công đoàn Việt Nam |
Cơ quan trình duyệt: |
Cục Tiêu chuẩn |
Cơ quan xét duyệt và ban hành: |
|
Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước |
|
Quyết định ban hành số 658/TC-QĐ ngày 27 tháng 12 năm 1979 |
KHÍ CỤ ĐÓNG CẮT MẠCH ĐIỆN, ĐIỆN ÁP 1000 V
YÊU CẦU AN TOÀN
Switching devices for voltage below 1000 V.
Safety requirements.
1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các khí cụ thông dụng dùng để đóng cắt mạch điện, điện áp đến 1000 V.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn đối với kết cấu của khí cụ đóng cắt mạch điện.
2. Khí cụ đóng cắt mạch điện, điện áp đến 1000 V phải tuân theo các quy định của tiêu chuẩn này, TCVN 2841 – 79 và TCVN 2282 – 78.
3. Cấp bảo vệ của khí cụ đóng cắt mạch điện phải tuân theo TCVN 1988 – 77.
4. Sự phát nóng cục bộ của khí cụ đóng cắt mạch điện phải đảm bảo không làm biến dạng hay nóng chảy các bộ phận dẫn điện, cách điện và truyền động, không gây nguy hiểm cho người trong quá trình làm việc. Nhiệt độ mặt ngoài của vỏ của những khí cụ đóng cắt mạch điện mà người lao động tiếp xúc thường xuyên, nút bấm và tay cầm thao tác không quá 50oC.
5. Kết cấu của thiết bị đóng cắt mạch điện phải đảm bảo để:
Khi được lắp đặt trong thiết bị chính thì khung kim loại không mang điện của khí cụ đóng cắt mạch điện có thể đẩy vào hay kéo ra được nối với hệ thống nối đất của thiết bị chính đó;
Khi kéo khi cụ ra mà phần dẫn điện đã được cắt ra khỏi nguồn điện thì không nhất thiết phải nối khung kim loại không mang điện với hệ thống nối đất của thiết bị chính;
Khi tháo khí cụ đóng cắt mạch điện ra khỏi thiết bị chính, trước tiên phải tháo phần dẫn điện ra khỏi nguồn điện, sau đó tháo mạch nối đất.
6. Khi được lắp đặt trong thiết bị chính, kết cấu của khí cụ đóng cắt mạch điện có thể đẩy vào kéo ra được phải được định vị ở vị trí làm việc và có thể liên động để không cho phép đẩy vào hay kéo ra khi khí cụ đang ở trạng thái đóng.
7. Khi lựa chọn khoảng cách rò điện và khe hở điện của khí cụ đóng cắt mạch điện được lắp trong vỏ của thiết bị khác phải chú ý đến ảnh hưởng của các tấm cách điện và tính bảo vệ của vỏ ấy, cũng như các yếu tố làm giảm độ bền điện (thí dụ sự Ion hóa, nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, muội than, bụi và các sản phẩm do dập hồ quang….) để đảm bảo an toàn cho người vận hành.
8. Các khí cụ đóng cắt mạch điện có cơ cấu truyền động bằng tay phải có bộ phận bảo vệ để loại trừ khả năng tay gạt đánh lại do lực điện động làm chấn thương tay người thao tác khi đóng cắt mạch điện.
9. Vòng nguy hiểm do khí phun ra trong quá trình làm việc của khí cụ phải được quy định trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật cho từng loại và kiểu khí cụ, cũng như phải nói rõ trong hướng dẫn lắp đặt và vận hành.