Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN3853:1983

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN3853:1983
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 29/10/1983
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3853:1983 về Ferocrom – Yêu cầu chung đối với phân tích hóa học do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3853-83 ÷ TCVN 3873-83

FEROCROM; FEROTITAN; FEROMANGAN

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÓA HỌC

Cơ quan biên soạn:

Viện luyện kim đen

Bộ cơ khí và luyện kim

Cơ quan đề nghị ban hành:

Bộ cơ khí và luyện kim

Cơ quan trình duyệt:

Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng Nhà nước

Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số: 319/QĐ ngày 29 tháng 10 năm 1983

 

TCVN 3853 – 83

FEROCROM

YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI PHÂN TÍCH HÓA HỌC

Ferrochrome

Methods of analysis General requirements

1. Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu chung đối với phương pháp phân tích hóa học xác định hàm lượng các nguyên tố tạp chất chính trong ferocrom.

2. Mẫu phân tích có cỡ hạt không được lớn hơn 0,16 mm.

3. Xác định hàm lượng từng nguyên tố phải tiến hành song song trên 3 lượng cân.

4. Thuốc thử sử dụng phải là loại tinh khiết hóa học. Trường hợp không có, cho phép dùng loại tinh khiết phân tích. Nước cất theo TCVN 2117 – 77.

5. Đối với các hóa chất lỏng, ví dụ như axit sunfuric, ký hiệu d 1,84 chỉ khối lượng riêng bằng 1,84 g/ml ở 20oC.

Các ký hiệu (1+1), (1+2) v.v… chỉ tỷ lệ dung dịch khi pha loãng: số thứ nhất là phần thể tích hóa chất đậm đặc nên lấy; số thứ 2 là phần thể tích nước cất cần pha thêm vào.

6. Dùng cân phân tích có độ chính xác đến 0,0002g.

7. Sai lệch lớn nhất giữa các kết quả xác định song song không được lớn hơn giá trị chênh lệch cho phép nêu ở các bảng. Nếu lớn hơn phải xác định lại.

Kết quả trung bình phân tích mẫu tiêu chuẩn không được vượt quá một nửa giá trị sai lệch cho phép so với trị số ghi trong giấy chứng nhận.

8. Thuật ngữ “nước nóng” hoặc “dung dịch nóng” có nghĩa là chất lỏng có nhiệt độ 60-70oC và “nước ấm” hoặc “dung dịch ấm” có nghĩa là chất lỏng có nhiệt độ 40 – 50oC.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *