Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN3937:2000

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN3937:2000
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3937:2000 về kiểm dịch thực vật – thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN3937:2007 về Kiểm dịch thực vật – Thuật ngữ và định nghĩa .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3937:2000 về kiểm dịch thực vật – thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3937:2000

KIỂM DỊCH THỰC VẬT – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Glossary of Phytosanitary – Terms and Definitions

TCVN 3937: 2000 thay thế TCVN 3937 – 84;

TCVN 3937: 2000 phù hợp với thuật ngữ và định nghĩa kiểm dịch thực vật trong từ điển giải nghĩa thuật ngữ kiểm dịch thực vật do Ban thư ký Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật – FAO ban hành năm 1997 (Glossary of Phytosanitary Terms – Secretariat of the International Plant Protection Convention- Rome 1997 )

TCVN 3937: 2000 do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F7/SC1 Kiểm dịch thực vật biên soạn, Tổng Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này bao gồm các thuật ngữ đã được nhóm chuyên gia quốc tế về kiểm dịch thực vật thu thập và rà soát nhiều lần với sự giúp đỡ của các tổ chức bảo vệ thực vật khu vực. Các thuật ngữ này được soạn thảo nhằm giúp cơ quan bảo vệ thực vật các nước trao đổi thông tin có liên quan đến kiểm dịch thực vật đồng thời thống nhất các thuật ngữ được sử dụng trong các tài liệu chính thức của kiểm dịch thực vật.

Một số thuật ngữ đã được sửa đổi nhằm làm rõ nghĩa hơn cả về ngôn từ cũng như về kỹ thuật. Những thuật ngữ không có ở trong tiêu chuẩn này có thể đã bị loại bỏ do không cần thiết hoặc chưa có sự nhất trí giữa các nước về định nghĩa của chúng. Một số thuật ngữ khác có thể là do còn quá mới nên định nghĩa cho chúng chưa được soạn thảo.

Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng để định nghĩa các thuật ngữ đơn giản hơn mà vẫn đảm bảo được tính nhất quán trong tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn này sử dụng một số tài liệu trích dẫn và tài liệu tham khảo sau:

– – Hiệp định về áp dụng biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật, 1994. Tổ chức thương mại quốc tế Geneva.

– – Giải nghĩa thuật ngữ kiểm dịch thực vật FAO. Tạp chí Bảo vệ thực vật của FAO, 38 (1), 1990: 5-23.

– – Hướng dẫn phân tích nguy cơ dịch hại, 1996. ISPM Pub, Số 2, FAO, Rome.

– – Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật, 1992 FAO, Rome.

– – Yêu cầu để thiết lập vùng phi dịch hại, 1996. ISPM Pub.Số 4, FAO, Rome.

Một số từ viết tắt và dấu hiệu được sử dụng trong tiêu chuẩn này:

KDTV: Chữ viết tắt của kiểm dịch thực vật.

BVTV: Chữ viết tắt của bảo vệ thực vật.

*: Việc áp dụng những thuật ngữ này cho các sản phẩm thực vật và các vật thể thuộc diện KDTV khác phụ thuộc vào bản chất tự nhiên của chúng.

1. 1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này trình bày các thuật ngữ và định nghĩa kiểm dịch thực vật.

Tiêu chuẩn này soạn thảo nhằm mục đích cung cấp vốn từ vựng được quốc tế công nhận cho việc xây dựng và thi hành các biện pháp kiểm dịch thực vật nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá trong buôn bán giữa các bên.

2. 2. Thuật ngữ và định nghĩa kiểm dịch thực vật

1) 1) Biện pháp kiểm dịch thực vật

Mọi luật pháp, quy định hoặc quy trình hợp pháp nhằm mục đích ngăn ngừa sự du nhập và/hoặc lan rộng của dịch hại KDTV.

2) 2) Bóc vỏ cây

Bóc vỏ của gỗ cây (Bóc vỏ không nhất thiết phải làm cho gỗ sạch hết vỏ).

 

3) 3) Bột phát

 Một quần thể dịch hại mới được phát hiện và có khả năng gây hại trong tương lai gần.

4) 4) Cán bộ KDTV

Người được tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia uỷ quyền để thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch thực vật.

5) 5) Cành cây và hoa cắt

Những phần tươi của thực vật được dự định dùng để trang trí và không dùng để trồng.

6) 6) Cấm

Quy định kiểm dịch thực vật cấm nhập khẩu hoặc vận chuyển dịch hại hoặc các hàng hoá được quy định.

7) 7) Chất mầm

Thực vật dự định sử dụng trong các chương trình nhân giống hoặc lưu giữ giống

8) 8) Cho nhập (một chuyến hàng)

Cho phép nhập một chuyến hàng sau khi hoàn tất thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu

9) 9) Chuyến hàng

Một lượng thực vật, sản phẩm thực vật và/hoặc các vật thể khác thuộc diện KDTV được vận chuyển từ nước này sang nước khác và có chung một giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Một chuyến hàng có thể bao gồm một hoặc nhiều lô hàng).

10) 10) Chưa phát hiện dịch hại

Kiểm tra một chuyến hàng, đồng ruộng hoặc nơi sản xuất và nhận thấy ở đó không có một dịch hại cụ thể.

11) 11) Chứng nhận kiểm dịch thực vật

Thực hiện quy trình kiểm dịch thực vật để cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

12) 12) Con đường lây lan (của dịch hại)

Mọi phương thức tạo điều kiện cho một dịch hại xâm nhập hoặc lan rộng.

13) 13) Củ rễ và củ thân

Các bộ phận ở dưới đất của cây trong trạng thái ngủ nghỉ được sử dụng để trồng.

14) 14) Cửa khẩu nhập

Sân bay, cảng biển hoặc cửa khẩu biên giới đường bộ được chỉ định hợp pháp cho việc nhập khẩu các chuyến hàng và/hoặc nhập cảnh của hành khách.

15) 15) Dịch hại KDTV

Dịch hại có tiềm năng gây hại nghiêm trọng cho một vùng mà ở đó nó chưa xuất hiện hoặc xuất hiện nhưng có phân bố hẹp và được kiểm soát hợp pháp.

 

16) 16) Dịch hại không thuộc diện KDTV

Dịch hại mà không được đưa vào danh mục dịch hại KDTV của một vùng

17) 17) Dịch hại thực vật / Dịch hại

Quần thể hoặc dạng sinh học của thực vật, động vật hoặc tác nhân gây hại cho thực vật hoặc sản phẩm thực vật.

18) 18) Diệt trừ

áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật để loại bỏ một dịch hại ra khỏi một vùng.

19) 19) Du nhập

Sự xâm nhập của một dịch hại dẫn đến thích nghi.

20) 20) Đánh giá nguy cơ dịch hại

Xác định xem một dịch hại có phải là dịch hại KDTV hay không và đánh giá tiềm năng du nhập của nó.

21) 21) Điều tra

Phương pháp xác định đặc tính hoặc sự xuất hiện của một quần thể dịch hại.

 

22) 22) Điều tra giám sát

Điều tra định kỳ để đánh giá các đặc tính của một quần thể dịch hại.

23) 23) Điều tra khoanh vùng

Điều tra để xác lập phạm vi của một vùng bị nhiễm hoặc không nhiễm một loài dịch hại.

 

24) 24) Điều tra phát hiện

Điều tra để xác định sự có mặt của dịch hại.

25) 25) Đồng ruộng

Mảnh đất có ranh gới xác định trong vùng nơi mà thực vật hàng hoá được gieo trồng.

 

26) 26) Giải phóng (chuyến hàng)

Chứng nhận chuyến hàng đã tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật

27) 27) Giấy chứng nhận

Tài liệu hợp pháp xác nhận tình trạng vệ sinh thực vật của một chuyến hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật.

28) 28) Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Giấy chứng nhận theo mẫu của Công ước Quốc tế về Bảo vệ Thực vật (IPPC)

29) 29) Giấy phép nhập khẩu

Tài liệu hợp pháp cho phép nhập khẩu một lô hàng hoá phù hợp với các yêu cầu về kiểm dịch thực vật đã được quy định.

30) 30) Gỗ

Gỗ cây, gỗ xẻ, sản phẩm của gỗ hoặc đồ chèn lót bằng gỗ có vỏ hoặc không.

31) 31) Gỗ cây

Gỗ cây không xẻ dọc, còn nguyên bề mặt dạng tròn tự nhiên, có vỏ hoặc không có vỏ.

32) 32) Gỗ xẻ  

Gỗ xẻ theo chiều dọc còn hoặc không còn bề mặt tròn tự nhiên, có hoặc không có vỏ.

33) 33) Hài hoà

Sự thiết lập, công nhận và áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật dựa trên tiêu chuẩn hoặc những thoả thuận chung giữa các nước khác nhau.

34) 34) Hạn chế

Việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật ở một vùng nhiễm dịch để làm giảm các quần thể dịch hại và từ đó hạn chế sự lan rộng.

35) 35) Hàng hoá

Dạng thực vật, sản phẩm thực vật hoặc các vật thể khác thuộc diện KDTV được lưu thông vì mục đích thương mại hoặc mục đích khác.

36) 36) Hạt

Hạt dự định để chế biến hoặc tiêu dùng và không sử dụng để trồng (xem hạt giống).

37) 37) Hạt giống

Hạt để trồng trọt, không để chế biến hoặc tiêu dùng (xem hạt).

38) 38) Hầu như không bị nhiễm dịch hại

Chuyến hàng, đồng ruộng hoặc nơi sản xuất bị nhiễm dịch hại với số lượng từ mức cho phép trở xuống phù hợp với kỹ thuật trồng trọt và chế biến tốt được sử dụng trong sản xuất và tiếp thị hàng hoá.

 

39) 39) IPPC  

Chữ viết tắt của Công uớc Quốc tế về bảo vệ thực vật.

 

 

40) 40) Kiểm dịch

Thực vật hoặc sản phẩm thực vật được giữ lại hợp pháp theo quy định kiểm dịch để theo dõi và nghiên cứu hoặc tiếp tục kiểm tra, khảo nghiệm và/ hoặc xử lý.

41) 41) Kiểm dịch sau nhập khẩu

Kiểm dịch áp dụng cho chuyến hàng sau khi nhập khẩu.

42) 42) Kiểm dịch thực vật

Tất cả các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự du nhập và/hoặc lan rộng của dịch hại KDTV hoặc để đảm bảo kiểm soát hợp pháp dịch hại đó.

43) 43) Kiểm dịch thực vật tại nước xuất xứ

Việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và/hoặc cho phép giải phóng hàng hoá ở nước xuất xứ được thực hiện bởi/hoặc dưới sự giám sát thường xuyên của tổ chức BVTV quốc gia của nước nhập khẩu.

44) 44) Kiểm tra (quan sát)

Kiểm tra hợp pháp bằng mắt đối với thực vật, sản phẩm thực vật và các vật thể khác thuộc diện KDTV để xác định tình trạng nhiễm dịch hại và/hoặc sự phù hợp với quy định kiểm dịch thực vật.

45) 45) Kiểm tra có sử dụng thiết bị

Kiểm tra hợp pháp, không chỉ bằng quan sát để xác định sự có hay không có mặt của dịch hại hoặc để giám định dịch hại.

46) 46) Kiểm tra đồng ruộng

Kiểm tra cây trồng trên đồng ruộng trong thời gian sinh trưởng và phát triển của chúng

47) 47) Kiểm soát (một dịch hại)

Sự hạn chế, khoanh vùng hoặc diệt trừ một quần thể dịch hại.

48) 48) Khai báo bổ sung

Khai báo thêm trong giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu để cung cấp thông tin bổ sung riêng biệt về điều kiện kiểm dịch thực vật của chuyến hàng.

49) 49) Khoanh vùng

Việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật ở trong và xung quanh một vùng bị nhiễm dịch để tránh sự lan rộng của dịch hại

50) 50) Khu vực

Lãnh thổ của một số nước thành viên trong một tổ chức BVTV khu vực

 

51) 51) Lan rộng

Sự mở rộng phạm vi phân bố địa lý của một dịch hại trong một vùng.

52) 52) Lô hàng

Một số lượng đơn vị của một loại hàng hoá được xác định bằng sự đồng nhất về thành phần, nguồn gốc .v.v.. tạo nên một chuyến hàng.

53) 53) Luật pháp kiểm dịch thực vật

Luật pháp cơ bản cho phép tổ chức BVTV quốc gia quyền hợp pháp để soạn thảo những quy định về kiểm dịch thực vật .

54) 54) Lưu giữ

Lưu giữ hợp pháp một chuyến hàng vì lý do kiểm dịch thực vật.

 

55) 55) Môi trường trồng cấy

Vật liệu, nguyên liệu trong đó rễ thực vật sinh trưởng hoặc dự định dùng cho mục đích đó.

56) 56) Mùa vụ

Khoảng thời gian trong năm mà cây sinh trưởng và phát triển ở một vùng.

57) 57) Ngăn chặn (một dịch hại)

Ngăn chặn một dịch hại khi phát hiện thấy trong một chuyến hàng nhập khẩu.

58) 58) Ngăn chặn (một chuyến hàng)

Từ chối không cho nhập hoặc kiểm soát chặt chẽ một chuyến hàng nhập khẩu vì nó không phù hợp với quy định kiểm dịch thực vật.

59) 59) Nhập vào (của chuyến hàng)

Sự vận chuyển hàng hoá qua một cửa khẩu nhập vào một vùng.

60) 60) Nhóm hàng hoá

Một tập hợp của những loại hàng hoá tương tự nhau có thể được xem như giống nhau về phương diện kiểm dịch thực vật.

61) 61) Nơi sản xuất

Nhà xưởng hoặc khu đất được sử dụng để sản xuất hoặc trồng trọt.

62) 62) Nước quá cảnh *

Nước mà hàng hoá thực vật khi đi qua không bị chia tách, lưu kho hoặc đóng gói lại cũng như không để bị lây nhiễm dịch hại.

63) 63) Nước tái xuất khẩu *

Nước mà hàng hoá thực vật khi đi qua bị chia tách, được bảo quản hoặc đóng gói lại.

 

64) 64) Nước xuất xứ *

Nước mà ở đó thực vật hàng hoá được gieo trồng.

65) 65) Phân tích nguy cơ dịch hại

Bao gồm đánh giá nguy cơ dịch hại và quản lý nguy cơ dịch hại.

66) 66) Phổ ký chủ

Các loài thực vật có khả năng trở thành ký chủ của một dịch hại xác định trong điều kiện tự nhiên.

67) 67) Quản lý nguy cơ dịch hại

Quá trình đưa ra các biện pháp để làm giảm nguy cơ du nhập/ hoặc lan rộng của một dịch hại KDTV.

68) 68) Quy định kiểm dịch thực vật

Quy định hợp pháp nhằm ngăn ngừa sự du nhập và/ hoặc lan rộng của dịch hại KDTV bằng việc kiểm soát sản xuất, vận chuyển, lưu trữ hàng hoá, các vật thể khác hoặc hoạt động bình thường của con người, và bằng thiết lập quy trình chứng nhận kiểm dịch thực vật.

69) 69) Quy trình kiểm dịch thực vật

Hệ thống các biện pháp hợp pháp để thực hiện kiểm tra, khảo nghiệm, điều tra hoặc xử lý có liên quan đến KDTV.

 

70) 70) Quyền hợp pháp

Được tổ chức BVTV quốc gia thành lập, uỷ quyền hoặc thực hiện.

71) 71) Rau quả

Rau quả tươi được sử dụng để tiêu dùng hoặc chế biến.

72) 72) Sạch dịch hại

Chưa phát hiện thấy dịch hại (hoặc một dịch hại xác định) trong một chuyến hàng, đồng ruộng hoặc nơi sản xuất sau khi áp dụng quy trình kiểm tra kiểm dịch thực vật.

73) 73) Sản phẩm bảo quản

Sản phẩm thực vật chưa qua chế biến dự định để tiêu dùng hoặc chế biến, được bảo quản ở dạng khô (bao gồm cả hạt, quả và rau khô).

74) 74) Sản phẩm thực vật

Nguyên liệu thực vật chưa chế biến (Bao gồm cả hạt) và những sản phẩm thực vật đã qua chế biến có thể gây ra nguy cơ lây lan dịch hại, do bản chất tự nhiên hoặc do quá trình chế biến chúng.

75) 75) Sự minh bạch

Nguyên tắc phổ biến rộng rãi ở mức độ quốc tế các biện pháp kiểm dịch thực vật và cơ sở của chúng.

76) 76) Tiêu chuẩn

Tài liệu được thiết lập bằng cách thoả thuận và do một cơ quan được thừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định.

77) 77) Thích nghi

Khả năng tồn tại và phát triển trong tương lai gần của dịch hại ở một vùng sau khi xâm nhập.

78) 78) Thực vật

Cây và những bộ phận của cây còn sống, bao gồm cả hạt giống.

79) 79) Thực vật để trồng/ Nguyên liệu làm giống

Cây được dự định giữ để trồng, cấy.

80) 80) Thực vật nuôi cấy mô/ Nuôi cấy mô

Thực vật sống trên môi tường nhân tạo đã vô trùng, chứa trong một bao bì kín, trong suốt.

81) 81) Tổ chức BVTV khu vực

Tổ chức liên quốc gia có nhiệm vụ được quy định tại điều VIII của Công ước quốc tế về BVTV

82) 82) Tổ chức BVTV quốc gia

Một tổ chức hợp pháp được chính phủ thành lập để thực hiện những nhiệm vụ được quy định trong Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật.

83) 83) Trạm kiểm dịch thực vật

Trụ sở hợp pháp để giữ lại thực vật hoặc sản phẩm thực vật trong công tác kiểm dịch thực vật.

84) 84) Trồng, cấy

Những hoạt động đưa thực vật vào môi trường trồng cấy nhằm đảm bảo cho nó sinh trưởng và phát triển, sinh sôi nảy nở hay nhân giống.

85) 85) Từ chối

Cấm nhập một chuyến hàng hoặc vật thể khác khi nó không phù hợp với quy định kiểm dịch thực vật.

86) 86) Tươi

Còn sống; không khô, không đông lạnh hoặc không áp dụng các biện pháp bảo quản khác.

87) 87) Tương đương

Tình trạng áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật khác nhau nhưng có kết quả như nhau.

88) 88) Vật liệu chèn, lót

Gỗ và vật liệu có nguồn gốc thực vật dùng để chèn, lót hàng hoá

89) 89) Vật thể thuộc diện KDTV

Kho tàng, phương tiện vận chuyển, phương tiện chứa đựng hoặc vật thể hay vật liệu khác có khả năng mang theo hoặc làm lan rộng dịch hại, đặc biệt đối với vận chuyển quốc tế.

90) 90) Vệ sinh thực vật

Tương đương với kiểm dịch thực vật.

91) 91) Vùng

Một quốc gia, một phần của một quốc gia, hoặc toàn bộ hoặc nhiều phần của vài quốc gia được công nhận hợp pháp.

92) 92) Vùng bị đe doạ

Một vùng có điều kiện sinh thái thích hợp với sự thích nghi của dịch hại và dịch hại đó sẽ tồn tại gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.

93) 93) Dải giáp ranh

Những vùng có chung ranh giới với một đồng ruộng hoặc một nơi sản xuất.

94) 94) Vùng không nhiễm dịch hại

Vùng mà ở đó có cơ sở khoa học chứng minh không có mặt và không chính thức bị nhiễm dịch hại xác định.

 

95) 95) Vùng kiểm dịch

Một vùng, trong đó dịch hại KDTV tồn tại và đang được kiểm soát hợp pháp.

96) 96) Vùng phân tích nguy cơ dịch hại

Vùng đang được thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại.

97) 97) Xâm nhập (của dịch hại)

Sự di chuyển của dịch hại vào một vùng mà ở đó nó chưa có mặt hoặc đã có mặt nhưng phân bố hẹp và đang được kiểm soát hợp pháp.

98) 98) Xông hơi

Xử lý hàng hoá bằng hoá chất ở dạng khí toàn phần hoặc một phần.

99) 99) Xuất hiện

Sự có mặt của một dịch hại bản địa hoặc dịch hại du nhập được thông báo hợp pháp ở một vùng và/ hoặc chưa được thông báo chính thức là đã được diệt trừ.

100) 100) Xử lý

Quy trình hợp pháp cho phép để diệt trừ, loại bỏ dịch hại. 

1) 1) Phytosanitary measure

Any legistation, regulation or official procedure having the purpose to prevent the introduction and/or spread of quarantine pests.

2) 2) Debarking

Removal of bark from round wood (debarking does not necessarily make the wood bark – free )

3) 3) Outbreak

An isolated pest population, recently detected and expected to survive for the immediate future.

4) 4) Inspector

Person authorized by a National Plant Protection Organization to discharge its functions.

5) 5) Cut flowers and branches

Fresh parts of plants intended for decorative use and not for planting.

6) 6) Prohibition

A phytosanitary regulation forbidding the importation or movement of specified pests or commodities.

7) 7) Germplasm

Plants intended for use in breeding or conservation programmes.

8) 8) Release (of a consignment)

Authorization for entry after clearance.

 

9) 9) Consignment

A quantity of plants, plant products and/or other regulated articles being moved from one country to another and covered by a single phytosanitary certificate (a consignment may be composed of one or more lots).

 

10) 10) Find free

To inspect a consignment, field or place of production and consider it to be free from a specific pest.

11) 11) Phytosanitary certification

Use of phytosanitary procedures leading to the issue of a phytosanitary certification.

12) 12) Pathway (of a pest)

Any means that allows the entry or spread of a pest.

13) 13) Bulbs and tubers

Dormant underground organs of plants intended for planting.

14) 14) Point of entry

Airport, seaport or land border point officially designated for the improtation of consignments and/or entrance of passengers.

15) 15) Quarantine pest

A pest of potential economic importance to the area endangered thereby and not yet present there, or present but not widely distributed and being officially controlled.

 

16) 16) Non – quarantine pest

Pest that is not a quarantine pest for an area.

 

17) 17) Plant pest / Pest

Any species, strain or biotype of plant, animal, or pathogenic agent, injurious to plants or plant products.

18) 18) Eradication

Application of phytosanitary measures to eliminate a pest from an area.

19) 19) Introduction

Entry of a pest resulting in its establishment.

 

20) 20) Pest risk assessment

Determination of whether a pest is a quarantine pest and evaluation of its introduction potential.

21) 21) Survey

Methodical procedure to determine the characteristics of a pest population or to determine which species occur in an area.

22) 22) Monitoring survey

Ongoing survey to verify the characteristics of a pest population

23) 23) Delimiting survey

Survey conducted to establish the boundaries of an area considered to be infested by or free from a pest

24) 24) Detection survey

Survey conducted in an area to determine if pests are present.

25) 25) Field

Plot of land with defined boundaries within a place of production on which a commodity is grown.

26) 26) Clearance (of a consignment)

Verification of compliance with phytosanitary regulations

27) 27) Certificate

An official document which attests to the phytosanitary status of any consignment affected by phytosantary regulations.

28) 28) Phytosanitary certificate

Certificate patterned after the model certificates of the IPPC

29) 29) Import permit

Official document authorizing importation of a commodity in accordance with specified phytosanitary requirements

30) 30) Wood

Round wood, sawn wood, wood chips or dunnage, with or without bark.

31) 31) Round wood

Wood not sawn longitudinally, carrying its natural rounded surface, with or without bark.

32) 32) Sawn wood

Wood sawn longitudinally, with or without its natural round surface, with or without bark.

33) 33) Harmonization

The establishment, recognition and application by different countries of phytosanitary measures based on common standards .

34) 34) Suppression

The application of phytosanitary measures in an infested area to reduce pest populations and thereby limit spread.

 

35) 35) Commodity

A type of plant, plant product, or other regulated article being moved for trade or other purpose.

 

36) 36) Grain

Seeds intended for processing or consumption and not for planting (see Seeds).

37) 37) Seeds

Seeds for planting, not for consumption or processing (see Grain).

38) 38) Practically free

Of a consignment, field or place of production, without pests (or a specific pest) in numbers or quantities in excess of those that can be expected to result from, and be consistent with, good culturing and handling practices employed in the production and marketing of the commodity.

39) 39) IPPC

Abbreviation for the International Plant Protection Convention, as deposited in 1951 with FAO in Rome and as subsequently amended.

40) 40) Quarantine

Official confinement of plants or plant products subject to phytosanitary regulations for observation and research or for further inspection, testing and/or treatment.

 

41) 41) Post – entry quarantine

Quarantine applied to a consignment after entry

42) 42) Plant quarantine

All activities designed to prevent the introduction and/or spread of quarantine pests or to ensure their official control.

43) 43) Preclearance

Phytosanitary certification and/or clearance in the country of origin, performed by or under the regular supervision of the National Plant Protection Organization of the country of destination.

44) 44) Inspection

Official visual examination of plants, plant products or other regulated articles to determine if pests are present and/or to determine compliance with phytosanitary regulations.

45) 45) Test

Official examination, other than visual to determine if pests are present or to identify pests.

46) 46) Field inspection/ Growing season inspection

Inspection of plants in a field during the growing season.

47) 47) Control (of a pest)

Suppression, containment or eradication of a pest population.

48) 48) Additional declaration

A statement that is required by an importing country to be entered on a phytosanitary certificate and which provides specific additional information pertinent to the phytosanitary condition of a consignment.

49) 49) Containment

The application of phytosanitary measures in and around an infested area to prevent spread of a pest.

50) 50) Region

The combined territories of the member countries of a Regional Plant Protection Organization.

51) 51) Spread

Expansion of the geographical distribution of a pest within an area.

52) 52) Lot

A number of units of a single commodity, identifiable by its homogeneity of composition, origin, etc., forming part of a consignment.

 

53) 53) Phytosanitary legislation

Basic laws granting legal authority to a National Plant Protection Organization from which phytosanitary regulations may be drafted.

54) 54) Detention

Keeping a consignment in official custody or confinement for phytosanitary reasons.

55) 55) Growing medium

Any material in which plant roots are growing or intended for that purpose.

 

56) 56) Growing season

Period of the year when plants will actively grow in an area.

57) 57) Interception (of a pest)

The detection of a pest during inspection of an imported consignment

58) 58) Interception (of a consignment)

The refusal or controlled entry of an imported consignment due to failure to comply with phytosanitary regulations.

 

59) 59) Entry (of a consignment)

Movement through a point of entry into an area.

60) 60) Commodity class

A category of similar commodities that can be considered together in phytosanitary regulations. 

61) 61) Place of production

Any premises or collection of fields operated as a single production or farming unit.

62) 62) Country of transit/Transit*

Country through which a consignment of plants passed without being split up, stored or having its packaging changed, without being exposed to contamination by pests in that country.

63) 63) Country of re-export*

Country through which a consignment of plants passed and was split up, stored or had its packaging changed.

64) 64) Country of origin*

Country where a consignment of plants was grown.

65) 65) Pest risk analysis /PRA

Pest risk assessment and pest risk management.

66) 66) Host range

Species of plants capable, under natural conditions, of sustaining a specific pest.

67) 67) Pest risk management

The decision – making process of reducing the risk of introduction of a quarantine pest.

68) 68) Phytosanitary regulation

Official rule to prevent the introduction and/or spread of quarantine pests, by regulating the production, movement or existence of commodities or other articles, or the normal activity of persons, and by establishing schemes for phytosanitary certification.

 

69) 69) Phytosanitary procedure / quarantine procedure

Any officially prescribed method for performing inspection, tests, surveys or treatments in connection with plant quarantine (formerly Quarantine procedure)

70) 70) Official

Established, authorized or performed by a National Plant Protection Organization

71) 71) Fruit and vegetables

Fresh parts of plants intended for consumption or processing.

72) 72) Free from

Of a consignment, field or place of production, without pests (or a specific pest) in numbers or quantities that can be detected by the application of phytosanitary procedures.

73) 73) Stored product

Unmanufactured plant product intended for consumption or processing, stored in a dried form (this includes in particular grain and dried fruits and vegetables).

74) 74) Plant product

Unmanufactured material of plant origin (including grain) and those manufactrued products that, by their nature or that of their processing may create a risk for the spread of pests.

75) 75) Transparency

The principle of making available, at the international level, phytosanitary measures and their rationale

76) 76) Standard

Document, established by consensus and approved by a recognized body, that provides, for common and repeated use, rules, guidelines or characteristics for activities or their results, aimed at the achievement of the optimum degree of order in a given context.

 

77) 77) Establishment

Perpetuation, for the foreseeable future, of a pest within an area after entry.

78) 78) Plants

Living plants and parts thereof, including seeds.

79) 79) Plants for planting/ Propagative materials

Plants intended to remain planted, to be planted or replanted.

80) 80) Plants in tissue culture/ Tissue culture

Plants in a clear aseptic medium in a closed transparent container.

81) 81) Regional Plant Protection Organization /RPPO

Intergovernmental organization with the functions laid down by Article VIII of the IPPC.

82) 82) National Plant Protection Organization /NPPO

Official service established by a government to discharge the functions specified by the IPPC.

 

83) 83) Quarantine station

Official station for holding plants or plant products in quarantine.

 

84) 84) Planting (including replanting)

Any operations for the placing of plants in a growing medium to ensure their subsequent growth, reproduction or propagation.

85) 85) Refusal

Forbidding entry of a consignment or other regulated article when it fails to comply with phytosanitary regulations.

86) 86) Fresh

Living; not dried, deep-frozen or otherwise conserved.

87) 87) Equivalence

The situation of phytosanitary measures which are not identical but have the same effect.

 

88) 88) Dunnage

Wood used to wedge or support cargo.

 

89) 89) Regulated article

Any storage place, conveyance, container or any other object or material capable of harbouring or spreading pests, particularly where international transportation is involved.

 

90) 90) Phytosanitary

Pertaining to plant quarantine.

91) 91) Area

Any official defined country, part of a country or all or parts of several countries.

92) 92) Endangered area/ Area endangered

An area where ecological factors favour the establishment of a pest whose presence in the area will result in economically important loss.

 

93) 93) Immediate vicinity

Fields adjacent to a field, or places of production adjacent to a place of production.

94) 94) Pest free area/ PFA

An area in which a specific pest does not occur as demonstrated by scientific evidence and in which, where appropriate, this condition is being officially maintained.

95) 95) Quarantine area

An area within which a quarantine pest is present and is being officially controlled.

96) 96) PRA area

Area in relation to which a pest risk analysis is conducted.

97) 97) Entry (of a pest)

Movement of a pest into an area where it is not yet present, or present but not widely distributed and being officially controlled.

 

98) 98) Fumigation

Treatment with a chemical agent that reaches the commodity wholly or primarily in a gaseous state.

99) 99) Occurrence

The presence in an area of a pest officially reported to be indigenous or introduced and/ or not officially reported to have been eradicated.

100) 100) Treatment

Officially authorized procedure for the killing, removal or rendering infertile of pests. 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *