Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4060:1985 về máy nông nghiệp tự hành – Phương pháp xác định đặc tính ồn và rung động đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7656:2007 (ISO 5008 : 2002) về Máy kéo bánh hơi nông nghiệp và máy làm việc trên đồng ruộng – Đo rung động toàn thân người lái máy .
Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4060:1985 về máy nông nghiệp tự hành – Phương pháp xác định đặc tính ồn và rung động
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4060:1985
MÁY NÔNG NGHIỆP TỰ HÀNH
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH ỒN VÀ RUNG ĐỘNG
Agricultural Mounted machines
Methods of determining osciling and noise characteristics
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các máy nông nghiệp tự hành và thiết lập phương pháp xác định tính ồn và rung động tại vị trí làm việc của người vận hành khi khảo nghiệm kiểm tra, khảo nghiệm hàng loạt hoặc khảo nghiệm quốc gia các loại máy này.
Tiêu chuẩn này không dùng cho các máy nông nghiệp liên hợp với máy kéo và các khung tự hành.
Đặc tính rung động của các máy nông nghiệp tự hành là:
Mức độ của tốc độ rung bình thường hay gia tốc rung tại chỗ ngồi của người vận hành và vị trí của người phục vụ trong các dải tần với tần số trung bình hình học 1, 2, 4, 8, 16, 32, 63, 125 và 250 hz
Mức độ của tốc độ rung bình phương trung bình tại bộ phận điều khiển trong các dải tần với tần số trung bình hình học 16, 32, 63, 125, 250, 500, 1000 và 2000 hz.
Đặc tính ồn của máy nông nghiệp tự hành là mức độ của áp lực âm thanh trong các dải tần với tần số trunh bình hình học 63, 125, 250, 500, 1000, 2000, 4000 và 8000 hz
Chú thích: Để kiểm tra riêng tiếng ồn, cho phép sử dụng mức độ chung của âm thanh, đo theo thang A của máy đo tiếng ồn.
1. Chọn và chuẩn bị máy khảo nghiệm
1.1. Để tiến hành khảo nghiệm, cái máy phải được chạy rà theo tài liệu thuyết minh của máy với trình tự đã quy định.
1.2. Trước khi chạy thử máy phải quan sát hình dáng bên ngoài bằng mắt mà không được tháo ra. Kiểm tra quá trình làm việc của các bộ phận và liên hợp máy ở chế độ chạy không tải khi máy đứng yên.
1.3. Khi khảo nghiệm máy phải kiểm tra nhiên liệu và dầu bôi trơn theo tài liệu thuyết minh của máy.
1.4. Tiến hành điều chỉnh các bộ phận làm việc, chỗ ngồi, áp suất không khí của lốp, lực căng xích của bộ phận dẫn động xích và kiểm tra toàn bộ máy theo tài liệu thuyết minh.
1.5. Lốp không được hư hỏng. Độ mòn của lốp phải đều và không được quá 30% chiều cao của vấu lốp.
2. Thiết bị
2.1. Thiết bị để đo tiếng ồn và độ rung động phải phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật.
2.2. Thiết bị để đo rung động phải phù hợp để đo được trị số bình phương trung bình của thông số rung động và xác định đặc tính rung động theo tiêu chuẩn hiện hành.
2.3. Khối lượng của bộ cảm biến rung động để đo thông số rung động: Không lớn hơn 50g cho bộ phận điều khiển và 150g cho chỗ ngồi của người vận hành và vị trí của người phục vụ.
2.4. Bộ cảm biến rung động lắp trên máy khảo nghiệm theo phương pháp được chỉ dẫn ở tài liệu thuyết minh của dụng cụ đo rung động.
2.5. Hiệu chỉnh dụng cụ đo và toàn bộ thiết bị phải tiến hành cả trước và sau khi đo.
2.6. Tất cả dụng cụ đo đều phải do cơ quan quản lý đo lường Nhà nước kiểm định và cho phép sử dụng.
3. Tiến hành khảo nghiệm
3.1. Đo các thông số rung động.
3.1.1. Yêu cầu chung cho việc đo các thông số rung động theo kỹ thuật tương ứng tiêu chuẩn
3.1.2. Các thông số rung động được đo khi đã làm xong các công việc chính của máy.
3.1.3. Điều kiện, chế độ làm việc và số lượng máy cần thiết để tiến hành đo rung động được xác định theo những tiêu chuẩn của phương pháp thử máy nông nghiệp. Khi không có tiêu chuẩn, việc khảo nghiệm được tiến hành theo chương trình và phương pháp định trước.
3.1.4. Thông số rung động được đo (xem hình vẽ)
a) ở ghế ngồi: Tại điểm 2 theo 3 toạ độ X, Y, Z.
b) ở vị trí phục vụ: Tại điểm đặt chân của người phục vụ theo hướng chỉ dẫn ở vị trí 2.
c) ở bánh lái: Tại điểm 3, trên mặt phẳng vành lái và vuông góc với nó.
d) Trên cần của li hợp mạ sát tại vị trí đặt tay người vận hành, trên mặt phẳng chuyển động của cần và mặt phẳng vuông góc với nó.
3.1.5. Khi đo các thông số rung động của máy không được phép chạm vào các đối tượng thường xuyên rung động.
3.1.6. Khi đo thông số rung động tại ghế ngồi phải có người vận hành với trọng lượng 50 ¸ 60 kg.
3.1.7. Thông số rung động đo tại điểm đặt chân của người phục vụ với trọng lượng ngồi là 50 ¸ 60 kg
3.1.8. Thông số rung động đo ở bộ phận điều khiển khi lực tác động lên bộ phận này bằng khoảng 80 ¸ 100% lực kéo lớn nhất cho theo lý lịch máy.
3.1.9. Khi lắp bệ cảm biến ở ghế cứng phải lắp trực tiếp lên mặt ghế. Nếu trên ghế có đệm mềm phải lắp lên mặt ghế một tấm thép đường kính 300 mm, dày 4 mm, trên đó có người vận hành ngồi. Khi đó giữa phần kim loại của ghế ngồi và tấm thép lắp bộ cảm biến không phải là tiếp xúc trực tiếp nữa.
3.1.10. Thông số rung động đo ở mỗi dải tần với tần số trung bình hình học sau:
a) 1, 2, 4, 8, 16, 32, 63, 125 và 250 hz: ở ghế ngồi của người vận hành và vị trí người phục vụ.
b) 16, 32, 63, 125, 250, 500, 1000 và 2000: ở bộ phận điều khiển.
3.1.11. Việc đo các thông số rung động phải làm không ít hơn 3 lần, kết quả tính theo trung bình số học. Sai lệch kết quả trong mỗi dải tần số không được quá 3 dB, nếu không đạt phải làm lại phép đo.
3.1.12. Kết quả cuối cùng của phép đo được tính ra trị số bình phương trung bình ở các dải tần với số được điều chỉnh phù hợp với độ nhạy của cảm biến và với độ không đồng đều của đường đặc tính tần số của thiết bị đo rung động, trị số này phải phù hợp với kết quả kiểm tra.
3.2. Đo thông số ồn.
3.2.1. Yêu cầu chung để tiến hành đo thông số ồn theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
3.2.2. Khi đo tiếng ồn, micrô lắp ở điểm 1 (theo hình vẽ).
3.2.3. ảnh hưởng của tạp âm phải tính đến trong khoảng tần số cần đo. Nếu áp lực âm thanh chung do tiếng ồn của máy và tạp âm gây ra vượt quá áp lực âm thanh của tạp âm ở dải tần số 10 dB và lớn hơn, thì tạp âm có thể bỏ qua. Nếu áp lực này không vượt quá 10 dB thì phải tính đến tạp âm dựa vào áp lực âm thanh chung mà hiệu chỉnh bằng 1 dB nếu như hiệu số giữa áp lực âm thanh chung và áp lực âm thanh của tạp âm vào khoảng 9 đến 6 dB hiệu chỉnh bằng 2 dB nếu hiệu số từ 4 đến 2 dB, nếu hiệu số khoảng 4 dB hoặc mức độ tạp âm dao động mạnh thì không được đo nữa.
3.2.4. Khi đo thông số tiếng ồn, các thiết bị thông gió (quạt máy, điều hoà nhiệt độ, lò sưởi v.v…) phải mở máy và làm việc ở chế độ bình thường.
3.2.5. Khi đo thông số tiếng ồn ở vị trí lái chính phải có người ngồi.
3.2.6. Đo thông số tiếng ồn tiến hành ở vị trí dừng máy khi các bộ phận máy và động cơ làm việc ở chế độ chạy không tải, với số vòng quay làm việc, khi đó mức độ ồn chung tại điểm đo (đo ở thang A) đạt trị số lớn nhất.
3.2.7. Việc đo áp lực âm thanh để có được phổ âm thanh ồn được tiến hành liên tục ở mỗi dải tần với các tần số trung bình hình học: 63, 125, 250, 500, 1000, 2000, 4000 và 8000 hz.
3.2.8. Với máy có buồng lái, việc đo áp lực âm thanh sẽ tiến hành khi đóng và mở cửa buồng lái.
3.2.9. Việc đo các thông số được tiến hành ở mỗi dải tần số không ít hơn 3 lần, kết quả tính ra trị số trung bình số học. Hiệu số các kết quả của phép đo ở mỗi dải tần số không vượt quá 3 dB nếu không đạt phải tiến hành đo lại.
3.2.10. Kết quả cuối cùng của phép đo là phổ tiếng ồn của áp lực âm thanh tính ra trị số trung bình số học ở các dải tần, được điều chỉnh theo độ nhạy của micrô và độ không đồng đều của đường đặc tính tần số của thiết bị đo tiếng ồn, trị số này phải phù hợp với kết quả kiểm tra.
4. Trình bày kết quả thí nghiệm.
4.1. Đặc tính ồn và rung động được trình bày ở dạng các loại bảng và đồ thị.
4.2. Kết quả khảo nghiệm đo đặc tính ồn và rung động cần phải có các mục sau:
a) Tên xí nghiệp chế tạo máy và động cơ
b) Kiểu, tên gọi, nhãn hiệu năm sản xuất máy và động cơ.
c) Đặc tính kỹ thuật của máy
d) Thuyết minh cách bố trí làm việc
e) Sơ đồ máy với các điểm cần đo.
g) Đặc tính kỹ thuật của thiết bị đo
h) Những chỉ dẫn và chế độ làm việc của máy khi khảo nghiệm.
i) Thuyết minh tóm tắt công việc trong toàn bộ thời kỳ khảo nghiệm.
k) Những số liệu đo các thông số ồn và rung động ở dạng bảng, đồ thị, mẫu chép, ảnh chụp.
l) Phân tích và đánh giá kết quả thí nghiệm cho phù hợp với tiêu chuẩn Nhà nước về bảo vệ sức khoẻ về ồn và rung động.
Cách xác định