Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4065:1985

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN4065:1985
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4065:1985 về máy kéo và máy nông nghiệp – cơ cấu treo ba điểm, cỡ kích thước và thông số động học đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4065:2007 (ISO 2332:1993) về Máy kéo và máy nông nghiệp – Lắp nối công cụ vào cơ cấu treo ba điểm – Khoảng không gian trống xung quanh công cụ .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4065:1985 về máy kéo và máy nông nghiệp – cơ cấu treo ba điểm, cỡ kích thước và thông số động học


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4065:1985

MÁY KÉO VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP

CƠ CẤU TREO BA ĐIỂM, CỠ KÍCH THƯỚC

VÀ THÔNG SỐ ĐỘNG HỌC

Tractors and machinery for agriculture three point linkage

type dimensions and dynamic parameters

Tiêu chuẩn này áp dụng cho cơ cấu treo ba điểm (ký hiệu TBĐ) phía sau máy kéo nông nghiệp loại bánh lốp, về xích có cấp sức kéo từ 0,6 đến 04 tấn và cơ cấu treo của máy nông nghiệp. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho máy kéo chuyên dùng.

1. Cỡ kích thước

Tuỳ thuộc cấp sức kéo của máy kéo, cơ cấu treo ba điểm được chia thành 2 cỡ kích thước, theo bảng 1.

Bảng 1

Cỡ kích thước cơ cấu treo

Ký hiệu cỡ kích thước

Cấp sức kéo của máy kéo

2

TBĐ – 2

0,6; 0,9; 1,4; 2

3

TBĐ – 3

2; 3; 4

2. Thông số động học

2.1. Mặt phẳng tam giác nối lắp của máy kéo trong liên hợp với máy công tác phải vuông góc với mặt phẳng tựa và mặt phẳng đối xứng dọc của máy kéo khi máy công tác ở vị trí làm việc.

2.2. Các thông số của cơ cấu treo ba điểm xác định khả năng nâng, hạ và giới hạn điều chỉnh vị trí máy nông nghiệp treo phải phù hợp với hình 1 và bảng 2.

Đối với máy kéo bánh hơi, những thông số trong tiêu chuẩn này được xác định khi bán kính tĩnh của bánh như quy định trong thuyết minh sử dụng của cơ sở chế tạo.

  

Bảng 2, mm

Tên thông số

Ký hiệu

Cỡ kích thước

TBĐ – 2

TBĐ – 3

Hành trình làm việc của điểm treo dưới không nhỏ hơn.

n1

650

685

Khoảng cách từ điểm treo dưới đến mặt phẳng tựa của máy kéo khi thanh treo dưới hạ đến mức thấp nhất, không lớn hơn.

m1

200

230

Khoảng cách từ điểm treo dưới đến mặt phẳng tựa của máy kéo khi thanh treo dưới nâng đến vị trí cao nhất.

m2

950+50

1016+50

Khoảng dịch chuyển tự do theo chiều đứng của khớp cầu sau thanh treo dưới khi thanh nâng trạng thái tự do không nhỏ hơn

a1

100

125

Khoảng dịch chuyển tự do theo chiều ngang song song với mặt phẳng tựa của điểm treo dưới khi ở vị trí làm việc quy ước, không nhỏ hơn

a2

125

125

Góc nghiêng của mặt phẳng tam giác nối lắp về phía trước máy công tác khi thanh treo dưới ở vị trí cao nhất.

a

150 – 300

150 – 300

Góc nghiêng (điều chỉnh được) của đường nối 2 điểm treo dưới xác định trên mặt phẳng cắt ngang ứng với độ dài L, không nhỏ hơn.

b

100

100

Chú thích:

1. Đối với máy kéo có cấp sức kéo 0,6 đến 0,9T, cho phép cơ cấu treo không có khoảng dịch chuyển tự do a1 .

2. Kích thước m1 có thể đạt được bằng cách thay đổi độ dài các thanh nâng hoặc thay đổi vị trí tay nâng trên trục xoay.

3. Góc a khi tam giác nối lắp của máy công tác theo sau có chiều cao quy định và thanh treo trên có độ dài ứng với độ dài của nó ở vị trí thẳng đứng của tam giác nối lắp khi điểm treo dưới ở vị trí làm việc quy ước.

4. Đối với máy kéo có cấp sức kéo 0,6 và 0,9T, cho phép:

n1 – không nhỏ hơn 600 mm.

m2 – không nhỏ hơn 750 mm.

2.3. Giới hạn điều chỉnh độ dài của thanh treo trên phải đảm bảo được độ nghiêng của tam giác nối lắp về phía trước và sau theo hướng tiến của máy là 100 so với mặt phẳng vuông góc với hướng tiến của máy khi khoảng cách từ điểm treo dưới đến mặt phẳng tựa của máy kéo phù hợp với bảng 3.

Bảng 3, mm

Vị trí điểm treo dưới

Cỡ kích thước

TBĐ – 2

TBĐ – 3

Vị trí trên, không nhỏ hơn

610

660

Vị trí dưới, không lớn hơn

200

230

2.4. Quỹ đạo chuyển động của giao điểm đường nối 2 điểm treo dưới của cơ cấu treo TBĐ-2 với mặt phẳng đứng dọc đi qua trục thu công suất của máy kéo được bố trí không vượt quá vùng có giới hạn kích thước quy định trong hình 2.

  

1. Mặt phẳng tựa của máy kéo

2. Trục thu công suất.

3. Điểm treo dưới

Chú thích: Đối với cơ cấu treo các bán kính của vùng giới hạn được phép tăng thêm đến 100 mm nhưng phải đảm bảo giới hạn giữa chúng là 200 mm.

2.5. Bán kính phủ bì R0 của cầu sau thanh treo trên và thanh treo dưới tính từ tâm khớp cầu là 55 mm, không cho phép lớn hơn.

2.6. Khoảng cách Zo từ 1 điểm bất kỳ trên quỹ đạo chuyển động của điểm treo dưới đến điểm gần nhất của máy kéo (tính đến khả năng tháo lắp của các bộ phận) không được nhỏ hơn 100 mm.

 

PHỤ LỤC 1

Tương quan giữa cỡ kích thước cơ cấu treo ba điểm của cấp máy kéo quy định theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 730/1 với cấp máy kéo quy định theo tiêu chuẩn của Hội đồng tương trợ kinh tế CT 628 – 77.

Cỡ kích thước cơ cấu treo theo tiêu chuẩn của Hội đồng tương trợ kinh tế

Cỡ kích thước cơ cấu treo theo tiêu chuẩn quốc tế ISO

Cấp sức kéo của máy kéo theo tiêu chuẩn của Hội đồng tương trợ kinh tế.

CT 628 – 77

Công suất kéo cực đại của máy kéo theo tiêu chuẩn quốc tế ISO. 730 – 1, KW

2

2

Từ 0,6 đến 2

đến 75

3

3

Từ 3 đến 4

Từ 70 đến 135

 

PHỤ LỤC 2

 

 

PHỤ LỤC 3

THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Thuật ngữ

Định nghĩa

1. Cơ cấu treo ba điểm

Cơ cấu sử dụng để nối lắp máy nông nghiệp với máy kéo. Nối máy nông nghiệp treo với máy kéo bằng 03 điểm (khớp cầu) 1 điểm trên và 2 điểm dưới tạo thành tam giác nối lắp (xem hình vẽ).

2. Mặt phẳng tựa

Mặt phẳng nằm ngang, không biến dạng trên có đặt máy kéo.

3. Hành trình làm việc của điểm treo dưới

Hành trình của điểm treo dưới ứng với toàn bộ hành trình xi lanh của cơ cấu treo.

4. Máy kéo nông nghiệp chuyên dùng

Máy kéo nông nghiệp được sử dụng để canh tác và thu hoạch từng loại cây trồng nhất định.

Ví dụ: Máy kéo canh tác củ cải, máy kéo canh tác nhỏ, máy kéo canh tác bông, máy kéo làm vườn, máy kéo canh tác rau.v.v…

Thành phần của cơ cấu treo ba điểm

 

Ký hiệu trên bản vẽ

Tên thành phần

1; 2

Thanh treo dưới, phải và trái

3.

Thanh treo trên

A; B; C;

Các điểm nối lắp

E; F; G,

Các điểm treo

4; 5.

Tay nâng, phải và trái

6; 7.

Thanh nâng, phải và trái

T, Q.

Tâm quay tức thời

V.

Điểm kéo lý thuyết

j

Góc hội tụ

EFG

Tam giác nối lắp

Y0

Chiều cao của tam giác nối lắp

L.

Khoảng cách giữa 2 điểm treo dưới

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *