Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4285:1986

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN4285:1986
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 04/09/1986
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4285:1986 về Thuốc lá điếu – Phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4285 – 86 ÷ TCVN 4287 – 86

THUỐC LÁ ĐIẾU

Cơ quan biên soạn:

Xí nghiệp liên hợp thuốc lá II.

Bộ công nghiệp thực phẩm

Cơ quan đề nghị ban hành:

Bộ công nghiệp thực phẩm

Cơ quan trình duyệt:

Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số: 623/QĐ ngày 4 tháng 9 năm 1986.

 

TCVN 4285 – 86

THUỐC LÁ ĐIẾU

PHƯƠNG PHÁP THỬ

Cigarettes

Test methods

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu và phương pháp thử hóa, lý của thuốc lá điếu.

1. LẤY MẪU

1.1. Lô hàng thuốc lá là một lượng thuốc lá có cùng tên, cùng loại, cùng ngày sản xuất, cùng cơ sở sản xuất, cùng dạng bao gói và cùng một giấy chứng nhận chất lượng.

1.2. Tiến hành lấy mẫu ở các vị trí khác nhau của lô hàng. Số lượng thùng (kiện) được chỉ định lấy mẫu như sau:

– Lô thuốc nhỏ hơn hay bằng 1000 thùng thì lấy 0,5% số thùng.

– Lô thuốc lớn hơn 1000 thùng, thì lấy thêm 0,25% của lô đã trừ đi 1000.

Từ mỗi thùng lấy ra 1 tút. Lượng mẫu lấy trong 1 lô thuốc không ít hơn 2 tút.

Dùng 50% lượng mẫu để kiểm tra cảm quan, 20% để kiểm tra hóa lý, 30% để lưu.

1.3. Khi kết quả kiểm tra không thỏa đáng thì phải tiến hành thử lại với lượng mẫu lấy gấp đôi cũng trong lô hàng đó. Kết quả thử lại là kết quả cuối cùng.

2. PHƯƠNG PHÁP THỬ

2.1. Kiểm tra dạng bên ngoài của thùng đã lấy xem độ nguyên vẹn của bao bì, nội dung ghi nhãn có theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn không.

2.2. Tiến hành thử cảm quan và cho điểm theo TCVN 3215 – 79 và TCVN 4286 – 86.

2.3. Xác định độ ẩm của sợi thuốc.

2.3.1. Phương pháp trọng tài

2.3.1.1 Dụng cụ

Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01 g

Tủ sấy có thể sấy ở nhiệt độ 105 oC

Bình hút ẩm

2.3.1.2. Tiến hành thử

Cân hai mẫu, mỗi mẫu 10 g sợi thuốc với độ chính xác đến 0,01 g, cho vào chén nhôm đã được sấy và biết trước khối lượng. Cho mẫu vào tủ sấy và sấy ở nhiệt độ 95oC trong 3 giờ. Sau đó làm nguội trong bình hút ẩm và cân.

2.3.1.3. Tính kết quả

Độ ẩm (X1) của sợi thuốc, tính bằng phần trăm theo công thức:

,

trong đó: m – lượng cân trước khi sấy, g

m1 – lượng cân sau khi sấy, g

Chênh lệch kết quả giữa hai lần xác định song song không được lớn hơn 0,3%.

2.3.2. Phương pháp nhanh

Cân 2 mẫu, mỗi mẫu 10g sợi thuốc với độ chính xác đến 0,01 g, trải đều trên hộp kim loại có đáy lưới nhuyễn, đường kính hộp 8 cm, có ống hút đường kính 7 – 8cm, cao 125cm để tăng tốc độ dòng không khí.

Sấy ở nhiệt độ 100oC trong 5 phút. Sau đó lấy hộp ra và cân ngay (không làm nguội).

Kết quả đọc được trên máy.

2.4. Xác định tỷ lệ bụi trong sợi

Cân 50g sợi thuốc với độ chính xác đến 0,01 g cho vào hệ thống sấy có đường kính rây 200mm

a) Rây trên có đường kính lỗ 3mm

b) Rây dưới có lỗ hình vuông, cạnh 0,3 mm

c) Mâm hứng bụi.

Rây quay với tốc độ 120 vòng/phút trong thời gian 100 giây, cân lượng bụi.

Tỷ lệ bụi (X2) trong sợi thuốc tính bằng phần trăm theo công thức:

 ,

trong đó: m – khối lượng bụi, g

m1 – lượng cân, g.

Chênh lệch kết quả giữa 2 lần xác định song song không được lớn hơn 0,3%

2.5. Xác định chiều dài chung của điếu

Dùng thước milimet đo chiều dài của từng điếu thuốc. Đo 10 điếu, tính kết quả trung bình.

2.6. Xác định chiều dài thuốc.

Lấy chiều dài chung của 1 điếu thuốc trừ đi chiều dài đầu lọc. Đo 10 điếu, tính kết quả trung bình.

2.7. Xác định đường kính điếu. Lấy 10 điếu thuốc cho qua lỗ chuẩn có đường kính 8,0; 7,9; 7,8 mm. Nếu điếu có đường kính ngoài phạm vi trên coi như không đạt.

2.8. Xác định tỷ lệ bong hồ.

Lấy 10 điếu thuốc. Để ngửa mép dán, dùng tay vặn 90o điếu thuốc bị bong hồ sẽ phát hiện ngay. Tính tỷ lệ phần trăm.

2.9. Xác định tỷ lệ rỗ đầu

Mở 5 bao thuốc, quan sát đầu điếu, nếu đầu hụt 5 mm coi như điếu bị rỗ đầu. Tính tỷ lệ phần trăm.

2.10. Xác định độ chặt lỏng

Lấy điếu thuốc cắm vào máy thử độ không khí (filtrona). Kết quả đọc được trên máy. Đo 10 điếu, tính trung bình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *