Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4397:1987

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN4397:1987
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Hóa chất
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4397:1987 về Quy phạm an toàn bức xạ ion hóa


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4397:1987

QUY PHẠM AN TOÀN BỨC XẠ ION HÓA

Safety regulations for ionizing radiations

1.05. Mọi công việc sản xuất, chế biến, bảo quản, sửdụng và vận chuyển các chất phóng xạ, các nguồn bức xạ iôn hóa khác cũng như việc xử lý và khử hại các chất thải phóng xạ phải được xét duyệt cấp giấy phép và giám sát theo đúng các quy định hiện hành.

1.06. Các cơ sở bức xạ phải đăng ký các chất phóng xạ và các nguồn bức xạ iôn hóa khác có trong cơ sở với cơ quan chức năng cóthẩm quyền để kiểm tra, quản lý thống nhất.

1.07. Cơ quan chức năng có thẩm quyền có trách nhiệm xét duyệt và cho phép sử dụng các chất, phóng xạ trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dândưới hình thức đưa chúng vào thành phẩm ở bất kỳ trạng thái vật lý nào; sử dụng các chất thải công nghiệp có chứa chất phóng xạ tự nhiên hoặc nhân tạo: sử dụng các thực phẩm và các hàng tiêu dùng được xử lý bằng chiếu xạ: sử dụng các đồng vị phóng xạ và các nguồn bức xạ iôn hóa khác để chẩn đoán và chữa bệnh.

1.08. Khi làm việc với bức xạ cần phải tính đến tác hại của mọi loại bức xạ đối với nhân viên cũng như đối với dân chúng nói chung. Phải trù liệu những biện pháp an toàn nhằm giảm thấp tổng liều của mọi loại chiếu trong và chiếu ngoài, không để vượt quá các giới hạn đối với từng đối tượng (người và nhóm cơ quan xung yếu).

1.09. Các cơ sở bức xạ khi soạn thảo nội qui lao động, nội qui phòng chống cháy cho nội bộ cơ sở cần phải tính đến các yêu cầu của quy phạm này.

1.10. Tại những nơi làm việc với chất phóng xạhoặc các thiết bị, máy móc, côngtênơ, bao bì, phương tiện vận chuyển dùng cho công việc bức xạ đều phải có dấu hiệu nguy hiểm bức xạ (phụ lục 3).

1.11. Việc thiết kế bảo vệ chống chiếu ngoài phải tiến hành theo từng phần, từng việc, từng mục đích của phòng ốc, tùy thuộc vào các đối tượng bị chiếu xạ cũng như thời gian chiếu và phải dùng hệ số dự phòng bằng 2 về suất liều. Cơ sở để thiết kế cho nhóm I đối tượng A (xem 2.05.) là suất liều ở mặt ngoài lớp bảo vệ:

(mrem/h)

D: liều hàng năm (5.103mrem)

t: thờigian làm việc trong 1 năm = 2000h.

Đồng thời cũngphải tính đến các yếu tố bổ sung khác nhưcó thêm các nguồn bức xạ ở gần, sự nâng cấp nguồn bức xạ trong tương lai, sự tăng độ nhạy cảm bức xạ của vật liệu và máy móc,sự nhiễm bẩn phóng xạ của các vật liệu xây dựng…

Suất liều thiết kế bảo vệ đối với cácđối tượng bị chiếu xạ được cho trong bảng 1.

1.12. Khi thiết kế cơsở để làm việc với nguồn hở, ngoàicác biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài cần dự kiến các biện pháp chống chiếu trong cho

Bảng 1

Đối tượngngười bị chiếu xạ 1

Nơi làm việc

P (mrem/h) với t = 40 h/tuần

Đối tượng A

– Nơi làm việc thường xuyên

1,2

 

– Nơi chỉ làm việc dưới 20h/tuần.

2,4

Đối tượng B

– Các phòng làm việc khác của cơ sở trongvùng kiểm soát.

0,12

 

– Trong vùng giám sát

0,03

(1) Xem điểm 2.04.

nhân viên và dân chúng đồng thời bảo vệ môi trường khỏi bị nhiễm bẩn phóng xạ. Tổng liều chiếu ngoài và chiếu trong không được vượt quá giới hạn của chuẩn cơ bản về an toàn bức xạ.

2. CÁC CHUẨN CƠ BẢN VỀ AN TOÀN BỨC XẠ

2.01. Các chuẩn cơ bản về an toàn bức xạ quy định các giới hạn về liều nồng độ các nuelit phóng xạ. Trong nước và không khí, độ bẩn phóng xạ bề mặt, v.v… nhằm ngăn ngừa hoặc tận giảm các tổn thương do bức xạ gây ra đối với nhân viên bức xạ cũng như dân chúng nói chung.

2.02. Các giới hạn về liều của quy phạm này là những giá trị cực đại của cả chiếu ngoài lẫn chiếu trong, không bao gồm những liều bị chiếu khi khám và chữa bệnh của ytế cũng như liều dophông tự nhiên gây ra.

2.03. Mọi sựchiếu xạ lên cơ thể đều có thể có những nguy hiểm nhất định vì không có ngưỡng liều nào được coi là an toàn. Cho nên khi làm việc với bức xạ cần chú ý các nguyên tắc sau:

– Không vượt các giới hạn về liều.

– Tránh mọi sự chiếu xạ không cần thiết;

– Giảm liều chiếu thấp đến mức hợp lý chấp nhận được.

2.04.Đối tượng người bị chiếu được phân loại như sau:

– Đốitượng A: Nhân viên bức xạ;

– Đối tượng B: Những người lân cận:

– Đối tượng C: Dân chúng.

2.05. Căn cứ vào mức nhạy cảm bức xạ, các cơ quan trong cơ thể được xếp thành ba nhóm xung yếu sau:

– Nhóm I: toàn thân, tuyến sinh dục, tủy đỏ của xương:

– Nhóm II: Các cơ quan không thuộc nhóm I và III;

– Nhóm III: Da, mô, xương, bàn tay, cẳng tay, bàn chân, mắt cá.

2.06. Liều giới hạn (của cả chiếu ngoài lẫn chiếu trong) cho các đối tượng người và nhóm cơ quan xung yếu được quy định ở bảng 2.

Bảng 2

Đối tượngngười

Liều giới hạn cho nhóm cơ quan xung yếu (rem/năm)

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

A

5

15

30

B

0,5

1,5

3

Chú thích:

1. Nếu một cơ quan bị chiếu do nhiều nuclit phóng xạ khác nhau hoặc nhiều loại bức xạ khác nhau thì tổng liều chiếu của chúng lên cơ quan đó không được vượt quá các giới hạn cho ở bảng 2;

2.Đối với đối tượng A, số tuần làm việc trong một năm được tính là 50 tuần mỗi tuần 40 h.

2.07. Khi phải tính liều tương đươngcủa các loại bức xạ mà ta chưa biết chính xác giá trị năng lượng (hoặc phân bốnăng lượng tuyến tính) của chúng thì phải dùng các giá trị trung bình của hệ số tính chất Q cho ở bảng 3.

Bảng 3

Loại bức xạ

Giá trị Q

Tia X gamma, bê ta, điện tử, pôzitrôn

1

Prôtôn dưới 10 MeV

10

Nơtrôn dưới 20 keV

3

Nơtrôn từ 0,1 đến 10 MeV

10

Anpha dưới 10 MeV, nhân nặng giật lùi

20

2.08. Đối với đối tượng A và B, nồng độ giới hạn của các nuclit phóng xạ trong nước và không khí được quy định ở bảng A (phụ lục 2).

2.09. Trong thực tế các đồng vị thường hỗn hợp với nhau, không dễ phân lập, vì vậy bảng B (phụ lục 2) quy định nồng độ giới hạn trong không khí của hỗn hợp các nuclit phóng xạ có thành phần không rõ hoặc rõ một phần, bảng C (phụ lục 2) tương tự quy định cho nồng độ giới hạn trong nước.

2.10. Mức nhiễm bẩn phóng xạ ở các bề mặt tại nơi làm việc và của cácdụng cụ phòng hộ được quy định ở bảng B (phụ lục 2).

2.11. Tổng liều của đối tượng A tích lũy ở bất kỳ độ tuổi nào trên 18 tuổi được tính theo công thức:

D = 5 (N – 18)

D- liều tính bằng rem; N – tuổi tính bằng năm.

2.12. Khi làm việc trong điều kiện khẩn trương (khắc phục sự cố, tai nạn, v.v…) cho phép chịu liều tương đương cá nhân có thể tới 2 lần liều giới hạn năm (bảng 2) trong một vụ việcnhưng sau đóphải giảm liều năm sao cho sau năm tổng liều tích lũy lại phù hợp vớicông thức ở điểm2.11. Trường hợp thật đặc biệt có thể gấp 5 lần giới hạn trên nhưng chỉ 1 lần trong đời và sau đó phải giảm liều năm sao cho sau 10 năm lại có sự phù hợp với công thức ở 2.11. Nếu bị chiếu 1 lần với liều vượt quá 5 lần liều giới hạn năm thì phải coi là nguy hiểm thực sự và y tế phải tổ chức theo dõi sức khỏe.

Điều này không áp dụng đối với phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, cũng như cho nhân viên bức xạ đã một lần chịu liều gấp 5 lần liều giới hạn năm.

3. BỐ TRÍ CƠ SỞ BỨC XẠ VÀ TỔ CHỨC CÁC CÔNG VIỆC BỨC XẠ

Bố trí các cơ sở bức xạ

3.01. Cấm bố trí các cơ sở hoặc bộ phận làm việc với các nguồn bức xạ trong nhà ở và các cơ sở phục vụ trẻ em.

3.02. Cơ sở dùng chất phóng xạ dạng hở phải đặt ở cuối hướng gió chính so với các khu dân cư, các cơ sở phục vụ trẻ em, cơ quan xã hội, khu vực nghỉ ngơi, an dưỡng, chữa bệnh, các công trình thể thao.

3.03. Quanh cơ sở bức xạ, nếu cần thiết, phảiấn định vùng kiểm soát (VKS) hoặc vùng giám sát (VGS) thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp.

3.04. Kích thước VKS và VGS (nếu có) được xác định theo liều chiếu ngoài do bụi và khí phóng xạ từ các nguồn của cơ sở thải ra, mức độ xâm nhập của chúng vào không khí, hiệu quả của hệ thống lọc khí thải, triển vọng nâng cấp hoạt động của cơ sở và các yếu tố khí tượng, thủy văn, sinh thái v.v…

Tiêu chuẩn đểquyết định kích thước của VKS là giới hạnxâm nhập hàng năm của các chất phóng xạ qua đường hô hấp và giới hạn của liều chiếu ngoài đối với đối tượng B (xem bảng A, phụ lục 2). Kích thước VGS thường gấp 3 ÷4 lần VKS.

3.05. Trong VKS không được bố trínhà ở phục vụ trẻ em, bệnh viện, nhà an dưỡng và kể cả các công trình công nghiệp không liên quan gì đến cơ sở bức xạ.

Việc sử dụng đất đai của VKS vào mụcđích nông nghiệp (trồng trọt) phải được phép của các cơ quan liên đới có thẩmquyền.

Đăng ký và cấp giấy phép

3.06. Các công trình dùng làm việc với chất phóng xạ và các nguồn bức xạ iôn hóa khác kể cả các kho chứa chất phóng xạ không thuộc điểm 1.03 phải qua kiểm tra và có giấy phép mới được sử dụng.

3.07. Công tác kiểm tra do ban kiểm tra gồm đại diện của các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành. Ban kiểm tra có trách nhiệm xem xét công trình theo các yêu cầu quy định về an toàn phóng xạ hiện hành và cho kết luận về khả năng sử dụng công trình cũng như khả năng tiếp nhận các nguồn bức xạ iôn hóa của cơ sở.

3.08. Saukhi kiểmtra ban kiểm tra lập biên bản nêu rõ nhu cầu các chất phóng xạ được phép sử dụng hàng năm của cơ sở; mục đích sử dụng của các phòng ốc; danh mục và số lượng các đồng vị phóng xạ, các nguồn bức xạ iôn hóa cũng như loại hình công việc được phép tiến hành ở từng nơi. Đối với các phòng làm việc vớinguồn kín phải nêu rõ loại nguồn, cường độ cùng hoạt độ cực đại của nguồn.

3.09. Giấy phép cho phép cơsở có quyền tàng trữ và tiến hành các công việc với chất phóng xạ và các nguồn bức xạ iôn hóa khác sẽ được cấp trên cơ sở biên bản của ban kiểm tra. Giấy phépnày có hiệu lực không quá 3 năm kể từ ngày cấp. Bản sao giấy phép được nộp cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền để đăng ký, theo dõi và xem xét trong trường hợp cần gia hạn.

3.10. Những công việc bức xạ cụ thể chỉ được tiến hành trong các phòng ốc đãđược giấy phép quy định. Mọi công việc khác không liên quan gì đến bức xạ và không có quy định trong giấy phép thì không được làm, trừ trường hợp có yêu cầu của công nghệ

Huấn luyện nhân viên

3.11. Khi chuẩn bị tiếp nhận các chất phóng xạ và các nguồn bức xạ khác, lãnh đạo cơ sở cần phải lập danh sách và huấn luyện cho những người thường xuyên làm việc trực tiếp với các nguồn bức xạ, ra văn bản cử người chịu trách nhiệm kiểm kê, bảo quản các chất phóng xạ và các nguồn bức xạ khác, người chịu trách nhiệm về an toàn bức xạ, thảo nội quyquy định trách nhiệm cho mọi người có liên quan.

3.12. Lãnh đạo cơ sở phải ban hành các chỉ dẫn chi tiết về trình tự tiến hành công việc kiểm kê, bảo quản và cấp phát các chất phóngxạ, thu dọn và thải loại các thải phóng xạ,về sự nhiễm bẩn phóng xạ nhà cửa, cácbiện pháp phòng hộ cá nhân, tổ chức và trình tự tiến hành kiểm xạ, biện pháp an toàn bức xạ khi tháo lắp các nguồn bức xạ. Khi điều kiện làm việc thay đổi phải thêm những bổ sung cần thiết vào bảng chỉ dẫn. Mỗi khi làm lại giấy phép phải xem lại các chỉ dẫn.

3.13. Mọi cơ sở bức xạ cần phải xây dựng bản chỉdẫn ngăn ngừa và khắc phục sự cố, tai nạn (kểcả hỏa hoạn) để mọi cán bộ, nhân viên làm việc trong cơ sở tuân theo. Bản chỉ dẫnnày phải được thống nhất với Ban kỹ thuật hạt nhân và an toàn phóng xạ (Ban KTHN và ATPX) thuộc Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia và cơ quan phòng chống cháy địa phương.

Nộidung bản chỉ dẫn gồm những vấn đề chínhsau:

a. Dự kiến các tình huống có thể xảy ra sự cố tai nạn, biện pháp phòngngừa.

b. Trình tự thông báo cho các cơ quan cấp trên. Ban KTHN và ATPX và các cơ quan khác về việc xảy ra sự cố tai nạn;

c. Các biện pháp khắc phục và cách ly những khu vực bị nhiễm bẩn phóng xạ.

d. Tình hình các nhân viên trong khi có sự cố;

e. Các biện pháp chữa chạy khi bị chiếu trong và chiếu ngoài;

g. Trình tự khắc phục sự cố, các biện pháp bảo vệ nhân viên trong khi tiến hành công việckhắc phục sự cố tai nạn;

h. Biện pháp phòng chống cháy;

i. Trách nhiệm của lãnh đạo cơ sở trong các biện pháp tổ chức phòng ngừa và khắc phục sự cố tai nạn.

3.14. Trước khi làm việc với chất phóng xạ và các nguồn bức xạ khác nhân viên mới phải được huấn luyện về các qui phạm an toàn bức xạ, qui tắc vệ sinh cá nhân, sau đó định kỳ hàng năm một lần phải kiểm tra lại kiến thức về các vấn đề trên. Kết quả huấn luyện, kiểm tra, phải lưusổ sách cơ quan. Nếu có thay đổi tính chất công việc hoặc nâng cấp công việc… thì cần tổ chức huấn luyện bổ sung (có kiểm tra kiến thức).

3.15. Mọi người làm việc thường xuyên hay tạm thời với chất phóng xạ và các nguồn bức xạ khác bắt buộc phải có hiểu biết và nghiêm chỉnh chấp hành các qui tắc bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn bức xạ phòng chống cháy và vệ sinh sản xuất.

3.16. Lãnh đạo cơ sở có trách nhiệm tổ chức kiểm tra kiến thức về kỹ thuật an toàn bức xạ, vệ sinh sản xuất, các qui tắc an toànlaođộng và thường xuyên kiểm tra việc tuân theo các qui phạm, chỉdẫn của mọi nhân viên.

3.17. Khi phát hiện thấy máy móc, thiết bị làm việc trục trặc, các phương tiện phòng hộ cá nhân không đạt yêu cầu qui định, các hiện tượng khác thường của công việc thì mọi người trong cơ sở phải báo ngay cho những người có trách nhiệm biết.

3.18. Khi làm việc với chất phóng xạ vàcác nguồn bức xạ khác không được thực hiện bất kỳ thao tác nào không có dự kiến trong qui định trách nhiệm, trong hướng dẫn kỹ thuật an toàn, trong an toàn bức xạ cũng như trong những tài liệu tiêu chuẩn khác, trừ trường hợp cần thiết phải làm để khắc phục sự cố của máy móc hoặc khắc phục tình huống đang đe dọa sức khỏe mọi người và công việc bình thường của cơ sở.

Điu kiện sức khỏe

3.19. Những người chưa đủ 18 tuổi không được nhận vào làm việc với các chất phóng xạ và các nguồn bức xạ iôn hóa khác.

3.20. Trước khi được nhận vào làm việc với chất phóng xạ và các nguồn bức xạ iôn hóa khác nhân viên phải qua kiểmtra sức khỏe ban đầu, sau đó lại kiểm tra định kỳ hàng năm khi đãlàm việc.

Những người có các bệnh cấm kỵ (xem phụ lục 4) không đượclàm việc với bức xạ iôn hóa.

Những yêu cầu trên cũng áp dụng cho những người học nghề trong các trường, lớp đào tạo nhân viên làm công việc bức xạ.

3.21. Khi phát hiện thấy sức khỏe của nhân viên không thểtiếp tục làm việc được với bức xạ iôn hóa thì sẽ xét từng trường hợp cụ thểđể thuyênchuyển tạm thời hay vĩnh viễn sang công tác khác không tiếp xúc với bức xạ iôn hóa.

3.22. Đối với nữ nhân viên đang tuổi sinh đẻ (dưới 40) không có điều khoản đặc biệt so với nam giới, nhưng cần chú ý rằng mọi liều chiếucần phải phân bổđều theo thời gian để bảo vệ thai phòng khi đã có thai mà không biết, đến khi biết chắc là có thai thìđượcchuyển sang làm các việc không tiếp xúc với bức xạ cho đến hết thời kỳ cho con bú.

Qun an toàn các nguồn phóng xạ

3.23. Việc chuyển giao các chất phóng xạ và các nguồn bức xạ iôn hóa khác, cũng như các mẫu vật sau khi chiếu xạ tronglò phản ứng hạt nhân, máy gia tốc, từ cơsở này cho cơ sở khác với hoạt độ vượt quá giá trị ghi ở điều 1.03 phải được phépcủa cơ quan có thẩm quyền.

Biên bản giao nhận làm thành hai bản, một cho bên giao, một cho bên nhận để làm cơ sở cho thủ tục xuất nhập và thanh lý. Bản sao biên bản được gửi cho cơ quan đã cấp giấy phép.

3.24. Việc dichuyểncác nguồn bức xạ iôn hóa ra ngoài khu vực kiểm soát của cơ sở để làm việc phải đượcsự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;đồng thời phải thông báo rõ nơi làm việc mới. Nếu cần phải làm kho tạm thì phải tuân theo điểm17.

3.25. Việc sửa chữa các khối đựng đồng vị phóng xạ, tháo lắp các dụng cụ, máymóc, thiết bị có nguồn phóng xạ cần phải do những cơ sở chuyên môn như xưởng chuyên trách, phòng thí nghiệm, nhà máy chế tạo… đã được phép tiến hành.

3.26. Khi cơ sở đình chỉ mọi công việc bức xạ thì lãnh đạo cơ sở phải thông báo cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền để theo dõi. Việc thanh lý hoặc chuyển giao cho cơ sở khác các chất phóng xạ, các nguồn iôn hóa tồn kho phải phù hợp với những quy định trong quy phạm này.

3.27. Việc chuyển giao để sử dụng tiếp các phòng ốc đã từng làm việc với chất phóng xạhở phải được phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

4. TIẾP NHẬN, KIỂM KÊ, VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN CÁC CHẤT PHÓNG XẠ VÀ CÁC NGUỒN BỨC XẠ ION HÓA KHÁC

4.01. Các chất phóng xạ ở dạng kín và hở cũng như các nguồn bức xạ iôn hóa khác chỉ được cung cấp cho cơ sở khi đơn đặt hàng đã có sự đồng ý của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Riêng đối với việc đặt mua các mẫu chuẩn, các nguồn anpha, beta, gama, nơtrôn đểchuẩnmáy và kiểm tra các máy đo liều, đo xạ thì không cần giấy phép nếu hoạt độ của nguồn không vượt quá10 lần hoạt độ tối thiểu cóý nghĩa cho ở bảng A thuộc chuẩn cơ bản về an toàn bức xạ (phụ lục 2)

4.02. Trong vòng 10 ngày sau khi nhận được các chất đồng vị phóng xạ, các dụng cụ thiết bị đồng vị phóng xạ, cơ sở phải thông báo cho Ban KTHN và ATPX và Công an địa phương biết

Chú thích: Trong tài liệu gửi kèm, cơ quan giao hàng phải nhắc cơ quan nhận hàng về sự cần thiết phải thông báo cho Ban kỹ thuật hạt nhân và an toàn phóng xạ và Công An.

Kim kê

4.03. Lãnh đạo cơ sở bức xạ phải bảo đảm các điều kiện để kiểm kê, nhập xuất, xóa sổ các chất phóng xạ và các nguồn bức xạ khác nhằm loại trừ khả năng mất mát hoặc sử dụng không có kiểm soát.

4.04. Trong cơ sở phải có người chuyên trách do lãnh đạo cử ra để tiếp nhận và tiến hành kiểm kê có hệ thống số lượng các chất phóng xạ và nguồn bức xạ khác tồn trữ và luân chuyển trong cơ sở, ở những người bảo quản,trong kho và trong các thải rắn, lỏng (phụ lục 5.4).

4.05. Các chất phóng xạ đã nhập vào cơ sở (kể cả các dụng cụ, máy móc, thiết bị có dùng nguồn đồng vị) đểchuẩn và kiểm tra máy đều phải ghi vào sổ nhập xuất (phụ lục 5.5). Sổ nhập xuất phải được bảo quản thường xuyên để theo dõi và kiểm tra.

4.06. Các chất phóng xạ và vật phẩm phóng xạ kín được tính theo bao bì (vật phẩm) và hoạt độ ghi trong tài liệu đi kèm. Các dụng cụ máy móc, thiết bị có dùng nguồn phóng xạ được tính theo tên gọi và số hiệu của nhà máy và phải chỉ rõ hoạt độ, số hiệu của từng vật phẩm phóng xạ có trong cả bộ.

Các máy phát bức xạ được tính theo tên gọi và các số hiệu của nhà máy.

Các máy phát đồng vị sóng ngắn dùng trong y tế được tính theo tên gọi,số hiệu của nhà máy và hoạt độ danh định của nhân mẹ.

4.07. Việc xuất các nguồn bức xạ từ nơi bảo quản cho nơi làm việc do người có trách nhiệm làm, theo lệnh viết của thủ trưởng cơ sở hoặc người được ủy quyền (phụ lục 5.6).

Việc xuất và trả các nguồn bức xạ phải ghi vào sổ nhập xuất (phụ lục 5.5).

4.08. Việc tiêu hao các chất phóng xạ hởphải lập biên bản nội bộ giữa những ngườisử dụng và những người chịu trách nhiệm kiểm kê, bảo quản và kiểm xạ. Biên bản phải được xác nhận của lãnh đạo cơ sở và dùng làm cơsở để kiểm soát sự luân chuyển các chất phóng xạ (phụ lục 5.7).

4.09. Hàng năm thủ trưởng cơ sở lập Ban kiểm tra để tổng kiểm tra các chất phóng xạ, các dụng cụ, máy móc, thiết bị dùng đồng vị phóng xạ. Khi phát hiện thấy mất mát hoặc tiêu hao các chất phóng xạ với mục đích không chính đáng thì phải báo ngay cho Ban KTHNvà ATPX và công an để tiến hành điều tra.

Vận chuyn

4.10. Vận chuyển các chất phóng xạ và các nguồn bức xạ khác bên trong các phòng ốc và khu vực cơ sở cần phải dùng các côngtenơ, các dụng cụ vậnchuyển riêng, phải tính đến trạng thái vật lý của nguồn phóng xạ, loại bức xạ, hoạt độ, kích thước và trọng lượng bao bì để đảm bảo an toàn.

4.11. Để vận chuyển các chất phóng xạ bên ngoài cơ quan, khi bao gói chú ý đến các yếu tố sau: sự chịu đựng va chạm cơ học, lửa, nước, ăn mòn của bao bì, sự thay đổi nhiệt độ và áp suất của môi trường, mức độ tự nóng lên của nguồn mạnh, khả năng tạo khí và tăng áp suất bên trong; khả năng rò khi phóng xạ ra ngoài, khả năng tăng hoạt độ phóng xạ sau khi bao gói do tích lũy các sản phẩm con cháu.

4.12. Các kiện hàng phóng xạ phải chắc chắn, an toàn và thuận tiện cho việc xếp dỡ, tránh mất mát trong điều kiện vận chuyển bình thường, khi gặp sự cố không bị thất thoát các chất phóng xạ ra ngoài. Suất liều phía ngoài bao bì trong điều kiện thao tác, vận chuyển, bảo quản không được vượt quá giới hạn cho phép. Số lượng kiện hàng trong một xe hoặc nơi bảo quản cũng phải theo điều kiện suất liều trên.

4.13. Các chất phóng xạ không được xếp cùng với các chất dễ cháy, nổ, ôxy hóa hoặc ăn mòn.

4.14. Các kiện hàng phóng xạ phải có chỉdẫn rõ ràng, dễ thấy những nội dung sau:

– Mức độ nguy hiểm bức xạ của loại bao kiện (theo điều kiện phân loại).

– Bản chất và số lượng các vật phẩm phóng xạ, suất liều ở bề mặt bao kiện và ô khoảng cách đặc biệt (thường là một mét);

– Ghi rõ cấm người đứng gần không cần thiết. Tránh để gần các phim ảnh chưa in, tráng.

Bảo quản

4.15. Các nguồn bức xạ hở và kín chưa dùng đều cần bảo quản ở những nơi riêng biệt hoặc trong những kho được trang bị thích hợp để tránh mọi người không phận sự tiếp cận. Số lượng các chất phóng xạ trong kho không được vượt quá giá trị ghi trong giấy phép.

4.16. Thiết kế bảo vệ của kho chứa nguồn phóng xạ cần căn cứ vào điều 1.11.

4.17. Khi cần lập kho tạm ở ngoài khu vực cơ sở để chứa nguồn phóng xạ, kểcả các máy dãngoại đo khuyết tật bằng gam ma cần phải thông báo cho Ban KHHN và ATPX và Công an địa phương. Suất liều ở mặt ngoài kho tạm hoặc hàng rào ngăn ngừa tiếp cận không được vượt mức 0,1 mrem/h.

Điều kiện bảo quản tạm các kiện hàng phóng xạ tại bãi ngoài trời hay kho chung của các cơ sở vận chuyển được quy định ở quy phạm vận chuyển chất phóng xạ.

4.18. Các phòng được trang bị đặc biệt để làm kho phải đặt ở mức thấp nhất của tòa nhà (tầng ngầm hay tầng trệt).

4.19. Sơn trát và trang bị kho chứa chất phóng xạ hở cần theo yêu cầu củaphòng thí nghiệm thuộc loại việc tương ứng nhưng không thấp hơn loại I(xem 6.02).

4.20. Cơ cấu dùng bảo quản các chất phóng xạ như hố, hốc tường,tủ bảo hiểm phải có nhiều ngăn để khi sắp xếp hoặc lấy các chất phóng xạở ngăn này thì nhân viên không bị chiếu xạ bởi các ngăn khác.

Cửa của các ngăn và đồ đựng các chất phóng xạ (côngtenơ) phải dễ mở và có nhãn ghi chính xác lên cùng hoạt độ của chất phóng xạ đựng ở bên trong.

Người chuyên trách kiểm kê và bảo quản các nguồn phóng xạ phải có sơ đồ sắp đặt các chất phóng xạ trong kho.

4.21. Chai lọ thủy tinh chứa chất phóng xạ lỏng cần đặt trong bình kim loại hoặc chấtdẻo đủ sức hứng toàn bộ chất lỏng chảy ra khi chai lọ bị vỡ.

4.22. Các chất phóng xạ trong khi bảo quản có thểtỏa khí và hơi phóng xạ hoặc son khí thì phải đựng trong bình kín, làm bằng vật liệu không cháy và đặt trong các tủ hút, bốc, camera.

Kho chứa loại này phải có thiết bị thông gió suốt ngày đêm. Khi bảo quản các chất phóng xạ có độ phóng xạ riêng cao, cần trù liệu hệ thống làm lạnh.

5. LÀM VIỆC VỚI NGUỒN BỨC XẠ KÍN

5.01. Các thiết bị có đặt nguồn phóng xạ ở bên trong cần phải bền vững về mặt cơ học, hóa học, nhiệt độ… và phải phù hợp với điều kiện sử dụng của chúng. Cấm dùng các nguồn phóng xạ trong những điều kiện không có quy định ở tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của nguồn.

5.02. Khi không làm việc các nguồn bức xạ đồng vị phải đểở trong thiết bị bảo vệ, các nguồn không đồng vị phải ngắt khỏi lưới điện.

5.03. Để lấy nguồn phóng xạ ra ngoài côngtenơ phải dùng các dụng cụ thao tác từ xa hoặc bằng thiết bị đặc biệt.

Cấm dùng tay cầm trực tiếp nguồn phóng xạ.

Khi làm việc với các vật phẩm phóng xạ này cần phải dùng che chắn bảo vệ thích hợp cũng như các loại dụng cụ thao tác khác nhau.

5.04. Việc chế thử các mẫu dụng cụ, máy móc, thiết bị có sử dụng bức xạ iôn hóa với số lượng trên 3 đơn vị cũng như việc sản xuất hàng loạt chỉ được phép trêncơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật, bản môtả máy và bản hướng dẫn sử dụng được lập theo quy định chung và có sự thỏa thuận của Viện năng lượng nguyên tử quốc gia. Quy định này cũng áp dụng cho việc sản xuất hàng loạt các nguồn phóng xạ dùng cho các dụng cụ đồng vị.

5.05. Nếu các dạng sản phẩm nói trên được chế thử với số lượng không quá 3 đơn vị thìtài liệu kỹ thuật sẽ do ban KTHN và ATPX thông qua.

Chú thích: Trường hợp đặc biệt một số hàng xuất xưởng dưới 3 đơn vị cũngphải được sự thỏa thuận của Viện năng lượng nguyên tử quốc gia.

5.06. Việc chế thử và sản xuất hàng loạt các thiết bị phát tia Rơnghenvới năng lượng trên 10 keV chỉ được phép tiến hànhsau khi tài liệu kỹ thuậtđã được thỏa thuận với cơ quan chức năng có thẩm quyền, suất liều của chùm tia ở cách mặt máy 0.1 m phía ngoài không quá 0,1 mrem/h.

5.07. Đối với các máy đang trong giai đoạn hoàn thiện nhưmáy chữa bệnh, máy dò khuyếttật loại xách tay, di động hay cố định suất liều không được quá 3 mrem/h ở khoảng cách 1m đốivới bề mặt phần máy đựng nguồn và 10mrem/h ở ngay bềmặt khối máy.

5.08. Các máy và các thiết bị cố định có chùm tia mở hoặc hướng quay của chùm không hạn chế, phải đặt trong phòng riêng mà vật liệu và độ dày của tường trần và sàn nhà đủ đảm bảo làm suy yếu bức xạ sơ cấp và tán xạ ra các phòng kế cận cũng như cả khu vực cơ sở đến giá trị cho phép được quy định ở điểm 1.11 của qui phạm này.

5.09. Bàn điều khiển máy và thiết bị được bố trí ở phòng kế bên. Cửa vào phòng máy phải có khóa liên động nối với cơ chế chuyển động của máy hoặc điện cao áp để tránh cho nhân viên khỏi bị chiếu xạ rủi ro.

5.10. Cần trù liệu cơ chế thao tác từ xa để di chuyển nguồn vào nơi bảo quản trong trường hợp mất điệnhoặc có sự cố khác. Khi bảo quản vật phẩm phóng xạ ở dưới nước, cần trù liệu hệ thống tự động duy trì mực nước trong bể và hệ thống báo hiệu khi mực nước thay đổi cũng như khi suất liều, tăng lên ở nơi làm việc.

2.11. Các phòng máy cố định dùng nguồn đồng vị phóng xạ cần phải trang bị khóa liên động và hệ thống báo hiệu về vị trí của nguồn chiếu và khi suất liều quá mức dự kiến.

5.12. Đối với các máy và thiết bị đồng vị nếu suất liều tạichỗ nhân viên điều hành (khi máy làm việc) hoặc ở cách mặt máy 1 m (khi nguồn ở vị trí bảo quản) không quá 0,3 mrem/h thì không đòi hỏi những yêu cầu đặc biệt về phòng ốc và cách xếp đặt.

5.13. Khi dùng các máy móc, thiết bị có nguồn bức xạ kín (kể cả nguồn bức xạ không đồng vị) ở bên ngoài phòng làm việc hoặc ở nơi sản xuất chung, phải trù liệu những biện pháp sau:

a) Hướng tia xạ xuống phía đất hoặc về phía không có người.

b) Để nguồn xạ người làm việc và những người khác ở mức tối đa.

c) Hạn chế thời gian ở gần nguồn,

d) Dùng rào chắn di động và tường che bảo vệ,

e) Treo biển báo nguy hiểm bức xạ có thể dễ nhận thấy từ xa trên 3 m.

5.14. Phòng cho các nguồn bức xạ kín không có yêu cầu đặc biệt về sơntrát, trừ những phòng dùng tháo lắp nguồn, tháo lắp máy móc, thiết bị.

5.15. Các vật phẩm phóng xạ không thể dùng tiếp được nữa thì phải coi là thải phóng xạ, cầnkịp thời thanh lý và đem chôn trong thời hạn do Ban KTHN và ATPX quy định.

6. LÀM VIỆC VỚI CHẤT PHÓNG XẠ HỞ

6.01. Các chất phóng xạ ở dạng hở được coi là những nguồn có nguy cơ chiếu trong và được chia thành 4 nhóm theo mức nguy hiểm bức xạ khác nhau như ô cột cuối của bảng A thuộc chuẩn cơ bản về an toàn bức xạ:

Nhóm A: Các đồng vị phóngxạ với hoạt độ tối thiểu có ý nghĩa bằng 0,1 µC.

Nhóm B: Các đồng vị với hoạt độ tối thiểu có ý nghĩa bằng 1µCi.

Nhóm C: Các đồng vị với hoạt độ tối thiểu có ý nghĩa bằng 10 µCi

Nhóm D: Các đồng vị với hoạt độ tối thiểu có ý nghĩa bằng 100 µCi.

6.02. Mọi công việc liên quan với nguồn phóng xạ hở được chia làm 3 loại. Mỗi loại công việc có yêu cầu về bố trí và trang bị các phòng làm việc khác nhau. Ở cửa phòng làm việc với nguồn hở phải treo biển báo nguy hiểm bức xạ, chỉ rõ loại công việc.

Việc xếp loại công việc được căn cứ theonhóm nguy hiểm bức xạ của đồng vị và số lượng thực có (hoạt độ phóng xạ) của chúng tại nơi làm việc (xem bảng 4).

Bảng 4

Nhóm nguy hiểmbứcxạ

Hoạt động tối thiểu có ý nghĩa (µCi)

Hoạt độ phóng xạ tại nơi làm việc (µCi)

Loại công việc

I

II

III

A

0,1

Trên 104

Từ 10 – 104

Từ 0,1 – 10

B

1,0

” 105

“102 – 105

” 1 – 102

C

10,0

” 106

” 103– 106

” 10 – 103

D

100,0

” 107

” 104– 107

” 102– 104

Chú thích: Trong những thao tác đơn giản với chất phóng xạ lỏng (không làm bốc hơi, không chưng cất, không sủi bọt… thì được phép tăng hoạt độ tại chỗ làm việc lên 10 lần);

– Khi thao tác đơn giản nhằm phân chia các lượng nhân sống ngắn dùng trong y tế các máy phát đồng vị cho phép tăng hoạt độ tại chỗ làm việc lên 20 lần;

– Khi bảo quản nguồn hở cho phép tăng hoạt độ lên 100 lần.

6.03. Toàn bộ các biện pháp an toàn khi làm việc với chất phóng xạ hở phải bảo vệ được nhân viên khỏi bị chiếu ngoài và chiếu trong, bảo đảm ngăn ngừa sự nhiễm bẩn không khí, bề mặt nơi làm việc, ngoài da vàáo quần của nhân viêncũng như các đối tượng của môi trường như không khí, nước, đất, thực vật…

6.04. Các biện pháp phòng ngừa cơ bản bao gồm: sự lựa chọn và quy hoạch đúng đắn các phòng làm việc, chọn trang bị và sơn trát các phòng, chọn chế độ công nghệ, tổ chức hợp lý chỗ làmviệc và tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân, hệ thống thông gió hợp lý, thu góp và loại bỏ các chất thải phóng xạ

6.05. Trong mọi cơ sở có sử dụng chất phóng xạhở, cần bố trí tập trung các phòng của từng loại công việc vào một khu vực.

6.06. Việc bố trí các phòng thí nghiệm phóng xạ loại III không có đòi hỏi gì đặc biệt. Công việc loại này được tiến hành trong các phòng riêng. Nên trang bị phòng tắm và phòng riêng để bảo quản, đong chia các dung dịch.

6.07. Công việc loại III có thể gây bẩn phóng xạ cho không khí (thao tác với các loại bột, làm bốc hơi dung dịch, các chất dễ bay hơi, xả khí phóng xạ) phải thực hiện trong tủ hút, tủ bàn ghế làm việc phải phủbằng những vật liệu ít hấp thụ.

6.08. Các phòng dành cho công việc loại II phải trang bị tủ hút hoặc tủ bốc. Đối với công việc loại I cần trang bị tủ bốc và caméra hoặc các thiết bị bảo vệ kín khác.

6.09. Các phòngdành cho công việc loại II cần phải bố trí ở một phần riêng của tòa nhà, cách Iy bởi các phòng khác. Trong số các phòng này cần có phòng vệ sinh phóng xạ hoặc phòng cách ly phóng xạ với phòng tắm và phòng kiểm tra bức xạ ở lối ra.

6.10. Các phòng dành cho công việc loại 1 cần bố trí ởtòa nhà riêng hoặc ở phần cách Iy của tòa nhà; có lối vào riêng buộc phải đi qua phòng vệ sinh phóng xạ.

Các phòng loại I được chia thành 3 vùng:

– Vùng I gồm các camera, tủ bốc và các thiết bị kín, các phòng đặt thiết bị công nghệ, đường ống… là những nguồn gây bẩn phóng xạ chủ yếu.

– Vùng II gồm các phòng vận chuyển, sửa chữa cần người đến chăm sóc định kỳ, là nơi sửa chữa và làm các việc liên quan để tháo lắp thiết bị công nghệ, nơi xếp dỡ các vật liệu phóng xạ, bảo quản tạm thời và loại bỏ chất thải phóng xạ.

– Vùng III gồm các phòng có người làm việc thường xuyên, phòng vận hành,điều khiển…

Để loại trừ khả năng đưa bẩn từ vùng II sang vùng III cần có phòng cách Iyphóng xạ đặtở giữa 2 vùng.

6.11. Trường hợp cơ sở tiến hành cả 3 loại công việc thì các phòng thí nghiệm cũng phải sắp xếp tập trungtheo khu vực cho từng công việc.

6.12. Trong các phòng làm việc loại I và II bảng điều khiển chung các hệ thống sưởi ẩm, cấp khí, không khí nén, dàn nước và các cụm điện cầnphải đểở bên ngoài các phòng làm việc chính.

6.13. Thao tác với chất phóng xạ trong các camera và tủ bốc phải thựchiện bằng các phương tiện thao tác từ xa hoặc bằng găng tay kín đã gắn sẵn ở mặt trước tủ bốc.

Việc điều khiển các đường ốngdẫn không có bức xạ (khí nước, chân không…) cũng phải thựchiện trên các bảng đã lắp sẵn ở mặt trước tủ.

6.14. Khi sắp xếp chỗ làm việc ở các phòng thao tác phải bố trí thiết bịvà các phương tiện sao cho người làm việc dễ tới lui sửdụng, dễ thay đổi tưthế làm việc hợp lý theo đặc điểmtâm sinh lý và tầm vóc của con người.

6.15. Để chế tạo các thiết bị công nghệ và bảo vệ cần phải dùng các vật liệu kém hấpthụ.Lớp sơn phủ phải bền vững đối với các chất được dùng, với các thuốc thử và các dung dịch kiềm hay axit khử hấp thụ.

6.16. Nền,tường của phòng thuộc công việc loại I và II, kể cả trần của vùng sửa chữa và vùng đặt thiết bị cần phải phủ bằng các vậtliệu đặc biệt, kém hấp thụ, bền vững với các chất tẩy rửa. Mép các lớp phủ sàn, phải nâng cao và dính sát vào tường. Nếu phòng có đường rãnh thoát nước riêng thì nền nhà cần phải làmdốc. Góc phòng phải lượn cong. Các cửa ra vào, cửa sổ phải có dáng hình đơn giản nhất.

6.17. Việc sơn trát các phòng phải kết hợp một cách hợp lý giữa yêu cầu tẩy xạ hữu hiệu và phòng ngừa sự mỏi mệtcủa thị giác.

Những phòng có người làm việc thường xuyên nên dùng màu sáng, những phòng không làm việc thường xuyên (phòng sửa chữa) cũng nên dùng màu sáng nhưng khác đi.

6.18. Chiều cao của các phòng làm việc với chất phóng xạ căn cứ theo yêu cầu của tiêu chuẩn xây dựng công nghiệp. Với công việc loại I và II diện tích tối thiểu cho một người làm việc được tính là 10m2.

6.19. Bề mặt các thiết bị và đồ gỗ phải nhẵn, kết cấu đơn giản và sơn phủ bằng loại vật liệu kém hấp thụ, dễ tẩy xạ.

Các thiết bị, dụng cụ và đồ gỗ phải đánh dấu riêng và để cố định ở các phòng của từng loại việc, từng vùng. Muốn chuyển từ nơi này sang nơi khác phải kiểm xạ trước.

6.20. Nếu có điều kiện lựa chọn chất phóng xạ đề làm việc thì nên chọn chất có mức nguy hiểm bức xạ thấp.

6.21. Chỉ để một lượng tối thiểu chất phóng xạ đủ dùng tại chỗ làm việc. Nên dùng các dung dịch có hoạt độ riêng nhỏ nhất và chỉ nên dùng dạng dung dịch, tránh dùng dạng bột.

Số lượng các thao tác có thể gây ra hao phí chất phóng xạ (san sẻ bột, làm bay hơi…) cần hạn chế ở mức tối thiểu.

6.22. Khi làm việc với chất phóng xạ nên dùng các màng chất dẻo, giấy lọc hoặc các vật liệu tương tự, loại chỉ dùng 1 lần để tránh nhiễm bẩn lên bề mặt thiết bị và phòng làm việc. Công việc nên tiến hành trên khay, máng làm bằng vật liệu kém hấpthụ.

6.23. Khi làm việc với chất phóng xạ, mời cơ sở cần dành riêng một buồng hay chỗ để lưu giữ những phương tiện dùng khử bẩn phóng xạ bất ngờ (các dung dịch tẩy xạ, dụng cụ làm vệ sinh nhà cửa).

6.21. Khi xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho các thiết bị an toàn công nghệ (camera, tủ hút, tủ bốc) dùng cho các chất phóng xạ hở cũng như côngtenơ, túi đựng chất thải phóng xạ và toàn bộ bao bì, các côngtenơ bảo quản hoặc vận chuyển chất phóng xạ, các phin lọc và tất cả các loại phương tiện phòng hộ cá nhân cần phải có sự thỏa thuận với Viện năng lượng nguyên tử quốc gia.

7. THÔNG GIÓ, LỌC SẠCH BỤI KHÍ VÀ SƯỞI ẤM

7.01. Các thiết bị thông gió và lọc sạch bụi khícủa cơ sở bức xạ phải đảm bảo ngăn ngừa được sự nhiễm bẩn không khí nơi làm việc và môi trường, tạo luồng không khíđi từ vùng ít bẩn đến vùng có khả năng bẩn nhiều.

7.02. Việc thiết kế thông gió điều hòa nhiệt độ không khí và sưởi ấm các phòng làm việc và các công trình của xí nghiệp cũng như việc lọc sạch không khí trước khi thải vào khí quyển cần tiến hành theo những yêu cầu của bản qui phạm này và tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp.

7.03.Ở những tòa nhà chỉ sử dụng có một phần diện tích vào công việc với chất phóng xạ, nên tách riêng các hệ thống gió của vùng làm việc với chất phóng xạ và vùng không làm việc với chất phóng xạ.

7.04. Đầu đường ống lấy không khí sạch vào phải đặt ở phía ngoài tòa nhà hoặc ở vùng sạch thường xuyên có người làm việc.

7.05. Thông gió ở các phòng đặt thiết bị gamma mạnh (500 gam đương lượng Radi hoặc hơn) và cácmáy gia tốc được thiết kế theo nhữngqui tắc riêng.

7.06. Tại nơi bảo quản các nguồn phóng xạ mạnh có thể tạo ra khíôdôn hoặc các ôxit nitơ với nồng độ trên 0,1 hoặc 0,5m/m3 trong không khí nơi làm việc thì cần có hệ thống gió làm việc thường xuyên.

Các trường hợp khác khi dùng các nguồn kín và các máy phát bức xạ cần có hệ thống gió vừa cấp vừa thải.

7.07. Không khí bẩn từ sác hầm, tủ bốc, camera, tủ hút hoặc các thiết bị khác trước khi thải vào khí quyển phải lọc sạch bằng các bộ lọc có hiệu suất cao.

Ở những cơ quan tiến hành công việc loại I và II cần phải có các ống thải đủ cao để bảo đảm khả năng làm loãng các chất phóng xạ trong không khí tới mức cho phép, không vượt quá nồng độ giới hạn đối với đối tượng B được quy định ở bảng A của chuẩn cơ bản về an toàn bức xạ.

7.08. Cho phép thải thẳng vào khí quyển không cần phải lọc nếunồng độ phóng xạ của không khí thải không cao hơn giá trị cho phép đối với không khí nơi làm việc cũng như tổng lượng thải trong năm không vượt quá qui định để giữ cho mức chiếu trong và chiếu ngoài không vượt quá giới hạn đối với đối tượng B.

7.09. Cấm dùng hệ thống gió quàn cho những nơi làm công việc loại I và II làm cho không khí không được lọc sạch các chất phóng xạ và chất độc.

7.10. Tốc độ tính toán của không khí hút qua đầu ống hút khí thải của hệ thống gió là 1,5 m/s.

Khi số máy hút khí thải nhiều hơn 3 đơn vị, để tính lưu lượng không khí thải ta chỉ tính có một nửa thải ta chỉ tính có một nửa tổng diện tích các cửa hút vào.

7.11. Trong các camera kín khí và tủ bốc, khi đóng nắp các đầu ống dẫn không khí, độ loãng không khí, không được dưới 20 mm nước. Các thiết bị này cần được trang bị các dụng cụ kiểm tra độ loãng của không khí.

7.12. Đường ống dẫn không khí thải của hệ thống gió và các bộ lọc phải đảm bảo tốc độ không khí ở các cửa thông gió của camera và tủ bốc khi mở định kỳ là 1 m/s.

Khi có những yêu cầu công nghệ đặc biệt và khi có sự tỏa nhiệt, tỏa hơi nước trong các camera và tủ bốc, số lần cần thiết phải thông gió được xác định bằng tính toán.

7.13. Khi vận hành, cho phép được tận giảm độ loãng của không khí ở các camera và tủ bốc tới 10 mm nước trong giới hạn đặc trưng sử dụng của phin lọc đồng thời cũng cho phép tận giảm tốc độ không khí qua các cửa húi xuống 0,5 m/s với điều kiện vẫn duy trì độ sạch của không khí tại nơi làm việc ở nồng độ giới hạn.

7.14.Khi số camera và tủ bốc nhiều hơn 3 đơn vị, tổng lưu lượng khôngkhí thải được xác định theo số cửa cùng mở trong lúc vận hành như quy định của công nghệ với hệ số dự phòng 1,5 (có tính đến độ hở có thể có của hệ thống).

7.15. Các quạt máy dùng cho tủ hút, tủ bốc, camera nên bố trí ở những phòng riêng biệt.Trong các phòng làm công việc loại I, tủ hút không khíthải được xếp vào thành phần của vùng II. Các hệ thống gió phục vụ các phòng làm công việc loại I cần có máy dự phòng với năng suất không nhỏ hơn 1/3 tổng năng suất tính toán. Các nút khởi động động cơ và đèn hiệu được bố trí trong các phòng của vùng III.

7.16. Tất cả các động cơ của quạt máy phải có đèn tín hiệu gắn liền với nút khởi động.

7.17. Khi làm việc với các chất phóng xạ dễ bay hơi và tỏa khí phóng xạ cần trù liệu hệ thải khí hoạt động liên tục cho các kho bảo quản, các phòng làm việc và các tủ bốc. Hệ thống cần có máy dự phòng với năng suất ít nhất bằng 1/3 tổng suất tính toán.

Trong các phòng làm việc, loại I và II, khi bố trí các thiết bị theo vùng, nhất thiết phải trang bị các phương tiện để ráp nối các đường ống và thiết bị thông gió lưu động với hệ thống chung để có thể tiến hành những công việc hàn trong vùng đặt thiết bị và trong vùng vận chuyển sửa chữa.

7.18. Những yêu cầu cơ bản khi lựa chọn và thiết lập các hệ thống và công trình lọc sạch bụi khí cho công việc với chất phóng xạ là:

– Tận giảm hợp lý số lượng các thiết bị làm sạch bụi khí.

– Cơ khí hóa và tự động hóa quá trìnhphục vụ, sửa chữa, thay thiết bị lọc bụi khí và khi cần thiết có thể thao tác từ xa những công việc này.

– Tự động báo hiệu về độ loãng của không khí và độ kháng lọc của các máy lọc và phin lọc.

– Có hệ thống kiểm tra hiệu suất làm việc của các máy làm sạch và các phin lọc. Nếu hệ thống có nhiều phân đoạn thì sẽbáo hiệu về công việc của cả hệ thống chung cũng như của từng phân đoạn.

– Cách ly phóng xạ tốt và an toàn khi kiểm tra cũng như bảo dưỡng.

Thời gian phục vụ của máy móc và phin lọc được xác định theo sự suy giảm khả năng lọc khí hoặc theo mức độ nguy hiểm tạo ra do chúng bị nhiễm bẩn các chất phóng xạ.

7.19. Đểtận giảm bẩn cho hệ thống đường ống dẫn không khí, tùy theo khả năng có thể mà đặt các bộ lọc và máy móc liên quan thật gần các tủ bốc, camera, tủ hút, hàm chứa…

7.20. Khi bố trí thiết bị làm sạch bụi khí trong các phòng làm việc riêng biệt thì những phòng này cũng phải đạtcác yêu cầu của những phòng sản xuất chính. Trường hợp bố trí các thiết bị làm sạch bụi khí trên trần gác thì gác cũng phải trang bị như một tầng kỹ thuật.

7.21. Các phòng đặt thiết bị làm sạch bụi khi cần phải cách ly, không trao đổi không khívới các phòng vàcác vùng sản xuất chính, lối vào nên riêng biệt.

7.22. Trong tổ hợp các phòng đặt thiết bị làm sạch bụi khí, nhất thiết phải có các phòng cách ly hoặc các phòng kín khí được thông gió để sửa chữa, tháo lắp và bảo quản tạm các bộ lọc, các máy móc và các phần rời của chúng cũng nhưbảo quản các phương tiện làm vệ sinh và tẩy xạ.

7.23. Khi quy hoạch hệ thống làm sạch bụi khí cho các vùng của công việc loại I, các thiết bị hút bụi khí phải bố trí tập trung theo vùng.

7.24. Đối với công việc loại I, trong các phòng của vùng I vàII cần có hệ thống cấp khí sạch cho các phương tiện phòng hộcá nhân như bộ quần áo khí nén, mũ khí nén, mặt nạ khí nén.

7.25. Để cấp không khí sạch cho các phương tiện phòng hộ cá nhân cần thiết lập đườngkhông khí nén riêng hoặc máy bơm riêng để đảm bảo cung cấp 15 m3 không khí trong 1 giờ cho 1 bộ quần áo với áp suất 500 năm nước (= 4903 Pa).

7.26. Đường ống phân phối không khí cho các phương tiện phòng hộ các nhân phải làm bằng các vật liệu không bị ăn mòn, ở chỗ ráp nối phải có van bi hay van lò xo tự động.

7.27. Sưởi ấm cho các phòng làm việc với chất phóng xạ phải dùng nước hoặc không khí theo yêucầu của tiêu chuẩn vệ sinh về sưởi ấm.

8. CẤP VÀ THOÁT NƯỚC

8.01. Các cơ sởlàm việc với chất phóng xạ hở cần phải có đường cấp và thoát nước.

Chú thích: Trừ các phòng thí nghiệm dã ngoại không lớn lắm, lại làm công việc loại III ở bên ngoài khu dân cư hoặc ở trong khu vực dân cư nhưng không có hệ thống cấp nước trung tâm.

8.02. Các yêu cầu đối với việc xây dựng đường cấp nước và thoát nước, sinh hoạt được quy định bởi tiêu chuẩn xây dựng công nghiệp. Trong các phòng của cả 3 loại công việc nhất thiết phải được cấp nước nóng về mùa lạnh (trừ phòng thí nghiệm dã ngoại nói ở điểm 8.01.)

8.03. Trong hệ thống thoát nước đặc biệt cần trù liệu việc tẩy xạ cho nước thải đểcó thểsử dụng lại vào các mục đích công nghệ, các công trình làm sạch nước cần bố trí ở những chỗ riêng trong khu vực cơ sở

8.04. Các đồ hứng dung dịch phóng xạ (chậu rửa, máng nước, phễu…) trong hệ thống thoát nước cần chếtạo bằng vật liệu không bị ăn mòn, hoặc có lớp sơn phủ không bị ăn mòn, dễ tẩy xạ cả mặt trong và mặt ngoài. Cấu trúc các đồ hứng phải loại trừ được khả năng tung tóe dung dịch.

Các van nước chảy vào chậu rửa phải có bộ phận trộn nước để dùng cho mùa lạnh và mở bằng bàn đạp hay tay gạt.

8.05. Phần lót đệm của các ống cấp và thoát nước cũng như đường ống dây thông tin đặt trong tường và trong những chỗ bịt chắn không được làm yếu tác dụng che chắn bảo vệ chống bức xạ của tường.

8.06. Trước khisửa chữa và thau rửa hệ thống thoát nước thải và khử hại nước thải phảikiểm tra mức bức xạ gamma ở những hố kiểm tra và những chỗ định tiến hành các việc kể trên để tránh nhiễm xạ quá mức cho nhân viên công tác. Những người làm công việc nàyphải có thêm các phương tiện phòng hộ cá nhân bổ sung.

9. THU GÓP VÀ THẢI CÁC CHẤT THẢI PHÓNG XẠ (RẮN VÀ LỎNG).

9.01. Những chất thải lỏng đượccoi là thải phóng xạ nếu nồng độ các chất phóng xạ trong đó vượt quá nồng độ giới hạn đối với nước.

9.02. Những chất, thải rắn được coi là thải phóng xạ nếu:

– Hoạt độ riêng của thải vượt quá 2.10-6. Ci/kg đối với chất phóng bê ta, vượt quá 1.10-7g(tương lượng Rađi/kg đối với chất phóng gamma, vượt quá 2.10-7 Ci/kg đối với chất phóng anpha (đối với các nhân, siêu Uran thì quá 1.10-8 Ci/kg).

– Mức bẩn bề mặt vượt quá 5 hạt anpha/cm2 phút hay 50 hạt bêta/cm2 phút (được xác định trên diện tích 100cm2).

Thu góp thải

9.03. Việc thu góp và thải loại các chất thải phóng xạ rắn cần làm tách biệt với rác thông thường.

Hệ thống thải và khử hại cho các chất thải rắn và lỏng phóng xạ thuộc diện đem chôn phảitheo nguyên tắc tập trung, kểtừ việc thu góp, bảo quản tạm thời đến việc thải và khử hại (phụ lục 5.8, 5.9, 5.10, 5.11).

9.04. Các chất thải rắn và lỏng nếu chứa các đồng vị sống ngắn với chu kỳ bán hủy dưới 15 ngày thì được tạm giữ 1 thời gian để giảm hoạt độ đến giá trị cho ởđiểm 9.01, 9.02, sau đó chất thải rắn được thải cùng với rác thông thường, còn chất thải lỏng thì thải vào hệ thải nước công cộng.

Thời hạn tạm giữ các chất thải phóng xạ có chứa 1 lượng lớn các chất hữu cơ (xác súc vật thí nghiệm) không được quá 5 ngày nếu không có điều kiện bảo quản trong những thiết bị lạnh hoặc các dung dịch thích hợp.

Các chất thải phóng xạ dễ cháy và nổ phải chuyển sang trạng thái không nguy hiểm trước khi gửi đi chôn, đồng thời phải trù liệu các biện pháp an toàn bức xạ và phòng cháy.

9.05. Các thùng gom thải phóng xạ phải tiêu chuẩn hóa có nắp đậy kín. Kích thước và cấu trúc của thùng được xác định theo loại và số lượng chất thải, theo loại năng lượng bức xạ của đồng vị.

Các mặt bên trong của loại thùng dùng lại nhiều lần cần phải ghép khít với nhau, nhẫn, và làm bằng vật liệu kém hấp thụ, bền chắc về cơ học, cho phép xử Iý được bằng axit và các dung dịch đặc biệt.

Loại thùng chỉ dùng 1 lần cần phải đủ bền chắc về mặt cơ học.

Cấu trúc thùng chứa phải thuận tiện cho việc xếp dỡ bằng cơ giới. Suất liều bức xạ cách mặt thùng chứa thải 1 mét không quá 10mrem/h.

9.06. Để bảo quản tạm thời trong cơ quan những thùng có chứa thải phóng xạ, cần bố trí các phòng riêng (hoặc những chỗ riêng trong các phòng), có sơn trát đáp ứng yêu cầu của phòng làm không thấp hơn loại II.

Nơi chứa thùng thải phải có che chắn thích đáng để giảm liều bức xạ ở phía ngoài tới mức cho phép.

Để bảo quản tạm các thùng thải chứa nguồn bức xạ gama hằng hoặc hơn 200 mg đương lượng Rađi cần phải có giếng hoặc hố chứa đặc biệt. Khi xếp dỡ các thùng thải phải dùng các thiết bị chuyên dụng để tránh cho nhân viên công tác không bị chiếu xạ quá mức.

Xthải có hoạt độ thấp

9.07. Những cơ sở hàng ngày thải ra trên 200 lít thải lỏngcó nồng độ trên 10 lần nồng độ giới hạn đối với nước thì phải có hệ thoát nước đặc biệt cùng với các công trình làm sạch nước. Trong những trường hợp cần thiết cơ quan chức năng có thẩm quyền cần qui định lượng thải phóng xạ cho phép của cơ sở vào các hồ nước.

9.08. Những chất thải phóng xạ lỏng có nồng độ không quá 10 lần nồng độ giới hạn cho phép đối với nước, cho phép dùng nước thải không phóng xạ pha loãng đi 10 lần ở tại bể trộn thải của cơ quan rồi thải thẳng vào hệ thải sinh hoạt

Khi lượng thải phóng xạ lỏng có ít (dưới 200 l) lại không được phép pha loãng thì cần tập trung vào thùng chứa riêng để chuyển về trạm chôn thải.

9.09. Khi đổ thẳng nước thải của cơquan hoặc của hệ thoát nước chung của thành phố vào các hồ chứa lộ thiên thì nồng độ phóng xạ trong nước thải tại nơi đổ vào hồ không được cao hơn nồng độ giới hạn đối với nước. Tổng lượng thải phóng xạ vào hồ chứa không vượt quá mức cho phép đãquy định.

Cấm đổ chất thải phóng xạlỏng vào các hầm hố, giếng khoan nướcngầm, khu vực lọc nước, hệ thống tưới nổi và tưới ngầm.

Trường hợp đặc biệt khi có những điều kiện tự nhiên và vệ sinh thuận lợi thì có thể chôn các chất thải lỏng dưới đất sâu nếu được phép đặc biệt của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

9.10. Cấm đổ thải phóng xạ lỏng vào các đầm, hồ dùng nuôi cá vàchim nước cũng như vào các kênh suối, hồ chứa nằm ở đầu nguồn của các đầm hồ nói trên.

9.11. Bộ phận an toàn bức xạ của cơ sở có thải phóng xạ lỏng đổ vào hệ thống thoát nước chung hoặc những hồ chứa, phải kiểmtra có hệ thống hàm lượng các chất phóng xạ trong nước thải.

Vận chuyn thải có hoạt độ cao

9.12. Việc vận chuyển thải phóng xạ phải dùng loại ô tô trang bị đặc biệt, cấu trúc đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền thông qua. Cấm dùng ô tô này để chở những thứ không có phóng xạ.

Các ô tô, thùng chứa dùng thu góp và vận chuyển thải phóng xạ phải có dấu hiệu nguy hiểm bức xạ (phụ lục 3).

9.13. Ô tô dùng vận chuyển thải phóng xạ phải có mui, mặt trong thùng xe lót thép không rỉ hoặc vật liệu khác chịu được các dung dịch a xít, các phương tiện tẩy xạ đặc biệt và rửa được bằng nước.

Thùng xe phải có thiết bị san trút chất lỏng vào các bình chứa, xe cần có cẩu để xếp dỡ và có phương tiện giữ cho thùng khỏi đổ dọc đường và bảo vệ được lái xe cùng người đi theo khỏi bị chiếu xạ.

9.14. Để vận chuyển các thải phóng xạ ở dạng lỏng và nhão phải dùng loại ô tô xi-téc đặc biệt. Phải cơ giới hóa việc dỡ, tháo để loại trừ khả năng tung vãi chất lỏng phóng xạ hoặc tăng sự chiếu xạ lên nhân viên công tác.

9.15. Suất liều bức xạ tại mặt ngoài ô tô không được quá 200 mrem/h, trong buồng lái không quá 2,5mrem/h.

9.16. Ô tô sau mỗi chuyến chở thải và các thùng chứa sau khi chuyển thải xong phải được kiểm xạ, nếu có bẩn phải tẩy xạ cho tới mức giới hạn chỉ dẫn trong bảng D (các thùng chứa thải chỉ tẩy xạ phía ngoái) (phụ lục 2).

Nơi chôn thi có hoạt độ cao

9.17. Các chất thải phóng xạ rắn và lỏng phải chôn giữ ở những nơi dành riêng cho thải phóng xạ, không chôn lẫn với các loại thải không phóng xạ.

9.18. Chọn và qui hoạch nơi chôn thải phóng xạ của cả nước phải căn cứ vào tài liệu điều tra về các điều kiện tự nhiên và xã hội của địa điểm (địa chất, thủy văn, khítượng, dân cư…) và phải được các cơ quan chức năng có thẩm quyền đồng ý.

9.19. Địa điểm chôn thải cần ở xa nơi dân cư, nơi xây dựng tương lai của thành phố, làng mạc và vùng ngoại ô dùng làm nơi nghỉ ngơi an dưỡng, chữa bệnh, xa các hồ chứa nước từ 500 m trởlên, nơi không bị ngập lụt và lầy úng, không có mạch nước ngầm ở sâu.

9.20. Nơi dùng chôn thải phải đủ rộng để bố trí các công trình cần thiết và có diện tích dự phòng cho việc mở rộng về tương lai.

9.21. Chung quanh nơi chôn thải phóng xạ cần có vùng kiểm soát, kích thước vùng này và chế độ vệ sinh được quy định theo sự thỏa thuận với cơ quan chức năng có thẩm quyền.

9.22. Khu vực bãi chôn phải được rào ngăn (có biển báo), được lực lượng vũ trang và hệthống tự báo động bảo vệ ngày đêm.

Địa điểm cần có các đường ra vào thông với mạng đường giao thông công cộng, được rải nhựa và trồng cây xanh.

Trong khu vực chôn thải cấm người ở, cấm chăn giữ súc vật, cấm trồng rau, các loại cây ăn quả và cây nông nghiệp khác.

9.23. Để tiết kiệm thểtích mộ chôn, cho phép cắt nhỏ, nén và hóa tro các thải phóng xạ.

Cấu trúc các thiết bị làm những việc trên phải cơ giới hóa cao để ngăn ngừa sự chiếu xạ quá mức cho nhân viên, không gây bẩn nơi làm việc và không khí môi trường quá mức cho phép.

9.24.Nguyên tắc để quy hoạch nơi chôn thải phóng xạ là phân chia thành vùng bẩn và vùng sạch.

Trong vùng bàn bố trícác mộ chôn thải; lò thiêu, chỗ tẩy xạ ô tô và các thùng gom thải. Các phần việc còn lại được bố trí trong vùng sạch.

Quy hoạch nơi chôn phải bảo đảm sự đi lại một chiều cho các phương tiện vận chuyển thải.

9.25. Tổng thể tích có ích của các mộ chứa thải được thiết kế đủ sức cho nhu cầu từ 10 năm trở lên. Các mộ chứa thải phải chìm dưới đất và có nắp đậy kín. Kích thước các mộ tùy thuộc vào thể tích các chất thải định chôn.

Đáy mộ phải cách mức nước ngầm trên cùng ít nhất là 4m.

Cần loại trừ khả năng xâm nhập của nước bề mặt và nước mưa vào trong mộ thải.

9.26. Cấu trúc của các mộ chứa được ấn định theo thể tích có ích, dạng chất thải, hoạt độ phóng xạ, điều kiện địa chất thủyvăn và phải loại trừ được hoàn toàn khả năng xâm nhập của chất phóng xạ vào nền đất chung quanh.

Miệng cửa nhận thải của mộ phải loại trừ được khả năng chiếu xạ cho nhân viên công tác.

Để chôn loại thải có chứa cả bức xạ gamma và bức xạ nơi trôn cần có những mộ đặc biệt.

9.27. Khi cho thải vào mộ phải dùng phương tiện cơ giới để loại trừ khả năng trào đổ. Không được xếp chất thải ở bên ngoài mộ. Khi mộ đã đầy thải phóng xạ thì phải đậy kín bằng các tấm bê tông rồi vít kín để hoàn toàn ngăn nước mưa và nước bề mặt thấm vào bên trong.

Suất liều gamma cách mặt mộ đã đậy kín 1 mkhông quá 25mrem/h.

Các mộ đã đầy thải phải có biển báo nguy hiểm bức xạ.

9.28. Trường hợp một số cơ sở riêng lẻ được sự thỏa thuận của cơ quan chức năng cóthẩm quyền có thể xây dựng các mộ nổi trên mặt đất để chôn thảiphóng xạ theo đồ án đặc biệt, đảm bảo các yêu cầu về xây dựng, đổ thải và giữ gìn lâu dài.

9.29. Lãnh đạo trạm chôn thải phóng xạ phải lập nội qui cho trạm và thông qua Ban KTHN và ATPX.

9.30. Cấm chôn các chất thải phóng xạ ở ngoài các nơi chôn thải tập trung.

10. NHIỄM BẨN PHÓNG XẠ VÀ TẨY XẠ NƠI LÀM VIỆC VÀ CÁC THIẾT BỊ

10.01. Mức bẩn phóng xạ ở ngoài của thiết bị, dụng cụ, chai lọ thí nghiệm, máy móc và bề mặt của phòng làm việc với chất phóng xạ hở cũng như trong các phòng bảo quản quần áo phòng hộ không được vượt quá giới hạn cho ở bảng D (phụ lục 2).

10.02. Không qui định mức bẩnphóng xạ cho phía bên trong các camera, tủ bốc (kể cả các thiết bị ở trong đó), nhưng các bề mặt và các dụng cụ bị nhiễm bẩn này không được gây bẩn cho không khínơi làmviệc quá mức quy định hoặc suất liều vượt mức cho phép ở phía ngoài lớp che chắn bảo vệ hay đối với tay người thao tác qua găng tay cao su của tủ bốc.

10.03. Máy móc dụng cụ, chai lọ và các thứ khác mang từ tủ hút, tủ bóc hoặc từ vùng I và vùng II (trong qui hoạch 3vùng) sang các phòng khác cần phải tẩy xạ trước để giảm độ bẩn xuống giới hạn cho phép tương ứng với nơi mới hoặc phải đựng trong côngtenơ được bao gói bằng ni lông hoặc loại bao bì kín khí khác.

10.04. Tại các phòng thường xuyên có người làm việc với chất phóng xạ hở cần làm vệ sinh hàng ngày bằng phương pháp ẩm. Định kỳ ít nhất tháng 1 lần, phải làm tổng vệ sinh: lau rửa tường, nền cửa và bề mặt thiết bị.

Cấm không được làm vệ sinh khô (trừ trong chân không)

Dụng cụ làm vệ sinh cho từng loại việc phải đểở chỗ riêng biệt cạnh phòng làm việc.

10.05. Tại các phòng thường xuyên có người làm việc phải luôn sẵn sàng các dụng cụ và các dung dịch tẩy rửa thích hợp với từng đồng vị, từng hợp chất dùng trong thí nghiệm và các bề mặt cần tẩy xạ.

Khi xong việc mọi người cần thu dọn chỗ làm việc của mình và khi cần thiết phải tẩy xạ chai lọ, dụng cụ đã dùng, cũng có thể phân công cho những người chuyên trách làm.

10.06. Hiệu quả tẩy xạ cần được kiểm tra bằng các dụng cụ đo xạ. Các thiết bị, dụng cụ, các tấm lót, các lớp sơn phủ là những nguồn chiếu xạ bổsung đối với nhân viên, nếu không làm sạch được tới mức cho phép để tiếp tục dùng lại thì phải coi là những chất thải phóng xạ và phải thay mới.

10.07. Trường hợp tràn đổ các dung dịch phóng xạ phải thu lại để thải. Khi bột phóng xạ tung vãi thì phảitắt các thiết bị thông gió đểtránh truyền bẩn ra xa, sau đó áp dụng các biện pháp thu dọn để thải.

10.08. Khi làm việc với chất phóng xạ hở cần trù liệu đủ dư các phương tiện để thanh toán bẩn phóng xạ khi có sự cố xảy ra (các dung dịch đặc biệt,các dụng cụ làm vệ sinh, các phương tiện phòng hộ bổ sung…)

11. NHIỄM BẨN CÁ NHÂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ

Các biện pháp phòng hộ cá nhân

11.01. Mức bẩn phóng xạ của quần áo phòng hộ, các phương tiện bảo vệ cá nhân và ngoài da của nhân viên bức xạ không được vượt quá giới hạn cho ở bảng D.

11.02. Không cho phép nhiễm bẩn phóng xạ vào quần áo và giầy, dép cá nhân. Trường hợp quần áo và giầy dép cá nhân bị bẩn phóng xạ thì phải tẩy xạ với sựgiám sát của bộ phận an toàn bức xạ của cơ sở, khi không thểtẩy xạ được thì phải chôn như thải phóng xạ.

11.03. Mọi người làm việc với chất phóng xạ hở hoặc những người có liên quan cần phải mang phương tiện phòng hộ cá nhân tùy theo loại công việc.

11.04. Những người làm công việc loại I và một số việc loại II cần phải cóbộ quần áo phòng hộ, mũ, quần áo mặc trong, tất chăn, giầy nhẹ hoặc ủng găng tay, khăn mặt giấy, mùi xoa giấy loại dùng 1 lần (tùy theo đặc điểm bán bẩn phóng xạ của không khí) và các phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp.

Những người làm công việc loại II và một số việc loại III cần phải có áo choàng, mũ, găng tay, giày nhẹ và khi cần thiết phải có thêm các phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp.

11.05. Nhân viên làm công việc vệ sinh nhà cửa hay tiếp xúc với các dung dịch và bột phóng xạ, ngoài quần áo, giầy dép phòng hộ còn cóống nịt tay, nịt chân bằng chất dẻo, hoặc tạp dề bằng chất dẻo có thêm giày phụ bằng cao su hay chất dẻo, hoặc ủng cao su.

11.06. Khi làm việc trong điều kiện không khí của phòng có khả năng bị nhiễm bẩn các khí và hơi phóng xạ (khắc phục sự cố, sửa chữa…) hoặc khi các phương tiện lọc khôngđảm bảo an toàn phóng xạthì cần phải dùng các phương tiện bảo vệ cách ly (bộ quần áo khí nén, mũ khí nén, một số trường hợp phải dùng dụng cụ thở ôxy cách Iy).

11.07. Khi làm việc trong điều kiện không khí của phòng có khả năng bị nhiễm bẩn bởi xon khí phóng xạ (thao tác với bột, chưng cất dung dịch) thì cần có các phương tiện đặc biệt để lọc hoặc cách ly đểbảo vệ cơ quan hô hấp.

11.08. Khi đi từ nơi làm công việc phóng xạ loại cao sang nơi làm công việc loại thấp cần kiểm tra mức bẩn phóng xạ của các phương tiện bảo vệ cá nhân và của tay.

Đi từ vùng II sang vùng III phải cởi bỏ các phương tiện phòng hộ cá nhân bổ sung.

11.09. Trước khi ra khỏi nơi làm việc với chất phóng xạ phải kiểm tra mức bẩn phóng xạ và thay quần áo phòng hộ cùng các dụng cụ phòng hộ cá nhân khác. Nếu người bị nhiễm bẩn thì phải tắm rửa.

11.10. Các loại quần áo phòng hộ chính khi bị nhiễm bẩn phóng xạ quá mức cho phép thì chuyển đến phòng giặt phóng xạ để tẩy xạ. Các phương tiện bảo vệ cá nhân bổ sung (ny lông hay cao su)sau mỗi lần sử dụng phải tẩy xạ ở phòng cách ly phóng xạ hoặc một nơi riêng. Nếu mức bẩn vẫn còn trên mức cho phép thì chuyển tiếp tới phòng giặt phóng xạ.

Bình thường ít nhất hàng tuần phải giặt 1 lần quần áo phòng hộ.

11.11. Trong những phòng làm việc với chất phóng xạ hở, cấm:

– Nhân viên vào làm việc mà không mang phương tiện phòng hộ cá nhân cần thiết.

– Cất giữ thực phẩm, thuốc hút, quần áo riêng, son phấn hoặc các thứkhác không liên quan gìtới công việc.

– Ăn uống, hút thuốc, trang điểm.

11.17. Phải dành riêng một nơi để ăn uống và hút thuốc, có trang bị chỗ rửa tay,có vòi nước nóng cho mùa lạnh và máy đo để mọi người tự kiểm xạ. Nơi này phải hoàn toàn cách ly với khu vực làm việc với chất phóng xạ hở.

Phòng vệ sinh phóng xạ và phòng cách ly phóng xạ

11.13. Cơ quan làm công việc loại I cần phải có phòng vệ sinh phóng xạ.

Cơ quan làm công việc loại II cần trang bị phòng vệ sinh phóng xạ hoặc nhà tắm với các tủ đựngđồ dùng cá nhân tách riêng với tủ đựng quần áo phònghộ.

Các phòng thí nghiệm loại III nên có nhà tắm loại thông thường.

11.14. Phòng vệ sinh phóng xạ được bố trítòa nhà chính của cơ sở hoặc ở một tòa nhà riêng biệt thông với các nơi sản xuất (các phòng thí nghiệm) bằng lối đi kín.

11.15. Phòng vệ sinh phóng xạ gồm có buồng tắm, buồng để quần áo cá nhân, buồng để quần áo làm việc, buồng kiểm xạ ngoài da và quần áo phòng hộ, buồng để phương tiện phòng hộ cá nhân, kho chứa quần áo phòng hộ bị bẩn và kho chứa quần áo sạch.

11.16. Qui hoạch phòng vệ sinh phóng xạ cần đảm bảo tính liên tục của các thủ tục vệ sinh khi nhân viên vào nơi làm việc cũng như khi ra về với hai đặc điểm khác nhau: chiếu bàn dần (vào) và chiếu sạch dần (ra).

11.17. Các phòng cách ly phóng xạ cố định được bố trí giữa vùng II và vùng III. Tùy theo khối lượng và tính chất công việc mà trang bị cho phòng cách Iy phóng xạ:

– Chỗ để thay và cất giữ quần áo (tủ hoặc giá), chỗ tẩy xạ sơ bộ các phương tiện phòng hộ cá nhân bổ sung.

– Dụng cụ để chùi để giày phòng hộ;

– Phòng dội rửa quần áo khí nén khi còn mặc trên người.

– Nơi đo liều có các máy đo xạ và chậu rửa tay.

– Phòng thay quần áo phòng hộ bị bẩn phóng xạ có ghế dài để ngồi và côngtenơ đựng quần áo bẩn.

Tùy theo tính chất và khối lượngcông việc mà diện tích, sắp xếp và thành phần của phòng cách ly phóng xạ có thể thay đổi.

Ngoài phòng cách ly cố định, ở các phòng sửa chữa có thể dùng loại phòng cách ly di động đặt trực tiếp ở cửa vào.

11.18. Nền, tường và trần các nhà dùng vào sinh hoạt phải có lớp sơn trát không hút ẩm, kém hấp thụ chất phóng xạ, dễ lau rửa và tẩy xạ.

11.19. Trong các phòng giữ quần áo làm việc, buồng tắm, kho quần áo bẩn, buồng đo liều, từ chân tường lên độ cao ít nhất 2 m phải được sơn phủ bằng vật liệu kém hấp thụ, dễ lau rửa, bền vững với các dung dịch kiềm hoặc a xít. Phần tường còn lại và trần phải sơn bằng sơn dầu.

Trong các phòng còn lại dùng cho sinh hoạt thì tường và trần sơn bằng sơn dầu. Nền nhà tắm, nhà xí cần phủ bằng các vật liệu kém hấp thụ, không trơn trượt.

11.20. Vòi nước của chậu rửa tay phải đóng mở bằng tay gạt hay chân đạp. Dội nước vào hố xí phải dùng bàn đạp bằng chân.

Phòng giữ quần áo

11.21. Số chỗ để giữ quần áo làm việc và quần áo riêng trong các phòng giữ quần áo được căn cứ vào sổ nhân viên của cơ quan và thêm 1 số chỗ dự phòng cho những người làm việc tạm thời (những người đếncông tác) độ khoảng 5% số người của ca đồng nhất.

11.22. Các phòng vệ sinh thường, được trang bị theo yêu cầu chung của tiêu chuẩn xây dựng công nghiệp.

11.23. Diện tích phòng giữ quần áo phòng hộ tính bình quân cho một người là 0,3m2.

11.24. Bề mặt các tủ cần được sơn phủ bằng vật liệu rất ít hấp thụ hóa chất và chất phóng xạ, dễ tẩy xạ.

11.25. Trong các phòng giữ quần áo của phòng vệ sinh phóng xạ cần có kho để quần áo bẩn riêng và kho để quần áo sạch riêng (dự trữđủ cho các ca của 1 ngày). Quần áo bẩn phải bao gói trước khi đưa vào kho.

11.26. Chỗ đặt kho quần áo bẩn phải thuận tiện cho việc vận chuyển quần áo đưa đi giặt, có cửa thông ra đường, không đi qua các phòng sạch khác. Các kho cần đặt gần các phòng kiểm xạ và phòng giữ quần áo sạch.

Việc phân loại và bao gói quần áo phòng hộ theo kiểu và loại, theo mức bẩn phóng xạ nên làm từ lúc nhân viên vừa thay ra.

11.27. Trong vùng sạch, trên đường từ nơi giữ quần áo phòng hộ tới nơi làm việc cần bố trí các phòng bảo quản và cấp phát các dụng cụ phòng hộ cá nhân như tạp dề, kính, mạng che mũi, giầy bổ sung. Diện tích phòng này căn cứ theo số lượng nhân viên với tiêu chuẩn 0.2m2/người.

Phòng tm

11.28. Số ngăn tắm căn cứ theo tiêu chuẩn xây dựng công nghiệp. Mỗi ngăn tắm cần có chỗ để xà phòng.

11.29. Lối vào phòng tắm thông với phòng giữ quần áo phòng hộ cần đặt chậu rửa tay trước khi vào phòng tắm, có vòi nước nóng cho mùa lạnh. Số chậu rửa tínhtheo tỷ lệ 1 chậu dùng cho 12 đến 15 người.Ở các chậu rửa nên có vòi phun ngược để súc miệng.

11.30. Trong nhà tắm của phòng vệ sinh phóng xạ nên có phòng để lau khô người sau khi tắm. Diện tích phòng này tính theo 0,4 m2 cho 1 vòi tắm nhưng khôngnhỏ hơn 4m2, phòng lau căn có chỗ giữ khăn tắm.

Phòng kiểm xạ

11.31. Phòng kiểm xạ để kiểm tra độ bẩn phóng xạ của tay và thân thể phải được bố trí ở giữa phòng tắm và phòng giữ quần áo cá nhân.

Đểtránh hơi nước từ các nhà tắm xâm nhập và để các máy đo làm việc bình thường, cần tạo 1 áp suất dư thích hợp của không khí trong phòng.

11.32. Việc lựa chọn máy để kiểm xạ phải căn cứ vào loại bức xạ cần kiểm tra, và đặc điểm của việc kiểm tra. Số lượng máy kiểm xạ ở phòng vệ sinh, phóng xạ và phòng cách ly phóng xạ căn cứ vào thời gian cần để kiểm tra hết số người của một ca đồng nhất nhưng nhưng không lâu quá 20 phút

11.33. Trong phòng vệ sinh phóng xạ của các cơ quan làm công việc loại 1, cần kiểm tra thường xuyên độ nhiễm bẩn ngoài da.

12. KIỂM XẠ

12.01. Trong các cơ sở bức xạ phải tổ chức việc kiểm xạ nhằm mục đích kiểm tra việc thực hiện quy phạm an toàn bức xạ và các chuẩn cơ bản về an toàn bức xạ để lấy số liệu chiếu xạ cho từng nhân viên.

12.02. Hệ thống kiểm xạ phải được tháo ra ngay từ giai đoạn thiết kế bao gồm về mặt tổ chức bộ máy cũng như kế hoạch tiến hành kiểm tra tình hình bức xạ và liều chiếu của nhân viên trong phạm vi của vùng kiểm soát và vùng giám sát. Khi cần thiết còn phải kiểm tra ra ngoài phạm vi đó.

12.03. Tùy theo khối lượng và đặc điểm công kiểm xạ do bộ phận an toàn bức xạ hoặc một người chuyên trách tiến hành. Số người của bộ phận an toàn bức xạ phải đủ để bảo đảm kiểm xạ mọi công việc có nguy hiểm và kiểm xạ theo kế hoạch quy định trong từng ca làm việc

12.04. Điều lệ công tác (bao gồm số lượng, quyền hạn, trách nhiệm) của bộ phận an toàn bức xạ (hoặc cá nhân chuyên trách) do cơ sở quy định với sự thỏa thuận của Ban KTHN và ATPX.

12.05. Nhân viên công tác của bộ phận an toàn bức xạ hoặc người chuyên trách được chọn trong số cán bộ của cơ quan và phải qua lớp huấn luyện của chuyên môn.

12.06. Lãnh đạo cơ sở có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan cấp trên và Ban KTHN và ATPX về mọi trường hợp xảy ra sự cố làm tăngmức chiếu xạ đối với nhân viên và người dân lân cận cũng như sự nhiễm bẩn các đối tượng của môi trường. Trường hợp nhiễm bẩn môi trường còn phải thông báo cho cơ quan Công an.

12.07. Khối lượng, đặc điểm và chu kỳkiểm xạ cũng như trình tự đăng ký kết quảkiểm xạ do bộ phận an toàn bức xạ thực hiện phải được lãnh đạo cơ sở thông qua với sự thỏa thuận của Ba KTHN và APTX.

12.08. Tùy theo đặc điểm cụ thể, nội dung công tác kiểm xạ gồm:

– Kiểm soát suất liều tia rơnghen, tia gamma, mật độ dòng hạt bêta, nơtrôn và các bức xạ khác ở các phòng làm việc, các phòng phụ cận, khu vực cơ sở trong vùng kiểm soát và vùng giám sát;

– Kiểm soát hàm lượng khí và xon khí phóng xạ của không khí trong các phòng làm việc và các phòng khác của cơ sở;

– Kiểm soát mức bẩn phóng xạ ở các bề mặt làm việc, các thiết bị ngoài da và quần áo của nhân viên;

– Kiểm soát khí phóng xạ thải và khí quyển;

– Kiểm soát hàm lượng phóng xạ trong các thải lỏng, khi đổ trực tiếp vào hồ ao hay hệ thoát nước công cộng;

– Kiểm soát việc thu góp, thải loại và khử hại các chất thải phóng xạ rắnvà lỏng;

– Kiểm soát mức bẩn phóng xạ của các đối tượng môi trường bên ngoài khu vực cơ sở

– Kiểm soát mức bẩn phóng xạ của các phương tiện vận chuyển phóng xạ

12.09. Việc kiểm soát liều cá nhân, tùy theo đặc điểm công việc gồm có:

– Kiểm soát liều chiếu ngoài của tia rơnghen, gamma, beta, nơtrôn bằng các liều kế cá nhân;

– Kiểm soát lượng chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể hoặc những cơ quan xung yếu bằng cách lấy mẫu ở từng người, đo phóng xạ của các chất cặn bã của cơ thể thải ra, không khí thở ra hoặc đo bức xạ toàn thân.

12.10. Hàng ngày khi kiểm soát liều chiếu cá nhân hay hàm lượng các đồng vị phóng xạ trong không khí nơi làm việc, trong không khícủa khí quyển, trong nước cần phải căn cứ vào các giới hạn quy định để so sánh.

Khi phát hiện thấy vượt nồng độ giới hạn dù nhiều lần hay chỉ một lần cũng phải tổ chức điều tra tìm nguyên phân để khắc phục vì đó là mối nguy làm tăng mức xâm nhập phóng xạ vào cơ thể con người.

12.11. Khi thiết kế cơ sở, phải trù liệu toàn bộ máy móc đo xạ và đo liều cần thiết.

12.12. Những nơi làm việc với các thiết bị cố định như nguồn gamma trên 1 g đương lượng Rađi, nguồn nơtrôn có sản lượng trên 109n/s, các vật liệu phân hạch với lượng lớn, các lò phản ứng hạt nhân, các cơ cấu tới hạn, cần có các máy cảnh báo bức xạ tự động bằng ánh sáng và âm thanh.

Khi cần thiết phải bố trí 3 mức cảnh báo: mức bình thường, mức báo động và mức có tai nạn.

Chú thích : Nhân viên làm việc với vật liệu phân hạch có khối lượng lớn, lò phản ứng hạt nhân và cơ cấu tới hạn cần được trang bị các liều kế tai nạn.

12.13. Kết quảcủa mọi loại kiểm xạ đều phải ghi số và bảo quản trong 30 năm. Khi kiểm xạ cá nhân phải xác định liều năm cũng như liều tích lũy trong suốt thời kỳlàm việc với bức xạ.

12.14. Cần lập phiếu lưu trữ các liều chiếu cá nhân cho từng nhân viên bức xạ. Phiếu này được giữ trong 30 năm sau khi nhân viên thôi việc. Khi nhân viên chuyển đến làm việc tại cơ sở bức xạ mới thì bản sao phiếu lưu trữ sẽ được chuyển cho cơ sở đó. Bản chính vẫn lưu tại cơ sở ban đầu.

Liều chiếu của những người đến công tác, tham quan ởcơ sở bức xạ được thông báo cho cơ quan chủ quản.

PHỤ LỤC 1

CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA

01. Bức xạ iôn hóa: Các bức xạ (điện tử và hạt) khi tương tác với môi trường tạo nên các iôn. Có thể chia bức xạ iôn hóa thành hai loại:

a) Bức xạ iôn hóa trựctiếp: gồm các loại hạt mang điện (thí dụ: hạt anpha hạt bêta, prôtôn,deutrôn, các iôn nặng, v.v…) có khả năng gây ra các hiệntượng ion hóa hay kích thích nguyên tử do va chạm giữa các hạt này với các điện tử và nguyên tử;

b) Bức xạ iôn hóa gián tiếp: là các hạt không mang điện (như neutron, các phôtôn, v.v…) có thể phát ra các bức xạ ion hóa trực tiếp thứ cấp hay gâyra các biến đổi hạt nhân (phản ứng hạt nhân) khi tương tác với các chất.

Chú thích:

– Bức xạ tửngoại và ánh sáng nhìn thấy không coi là bức xạ ion hóa;

– Để cho gọn có thể dùng thuật ngữ«bức xạ» thay cho thuật ngữ «bứcxạ ion hóa» trong các tài liệu chuyên môn.

02. Bức xạ gama: Bức xạ điện tử (phôtôn) sinh ra, trong quá trình biến đổi hạt nhân hoặc hủy biến các hạt.

03. Bức xạ đặc trưng: Bức xạ phôtôn có phổ vạch sinh ra khi thay đổi trạng thái năng lượng của nguyên tử.

04. Bức xạ hãm: Bức xạ phôtôn có phổ liên tục sinh ra khi thay đổi động năng của các hạt mang điện. Bức xạ hãm sinh ra trong môi trường bao quanh các nguồn bức xạ beta, các ống roentgen, các máy gia tốc điện tử.

05. Bức xạ roentgen (rơnghen): Những bức xạ hãm và bức xạ đặc trưng có vùng năng lượng phôtôn từ 1 keV đến 1 MeV.

06. Bức xạ hạt: Bức xạ iôn hóa gồm các hạt có khối lượngtĩnh khác không (như anpha, bêta, prôtôn, neutrôn, v.v…)

07. Liều hấp thụ: (ký hiệu D) là tỷ số giữa năng lượng trung bình  mà bức xạ truyền cho vật chất trong thể tích nguyên tốvà khối lượng vật chất dm của thểtích đó:

– Đơn vị SI: grây (gray), ký hiệu Gy

1 Gy = 1 J/kg

– Đơn vị ngoài S!: rad (viết tắt của radiation absorbed dose) ký hiệulà rad

1 rad = 0,01Gy.

đôi khi ký hiệu « rad » được thay bằng «rd » để tránh nhầm với đơn vị đo góc là radian (rad)

08. Suất liều hấp thụ (D) là liều hấp thụ tính cho một đơn vị thời gian.

– Đơn vị SI: grây trên giây (Gy/s)

– Đơn vị ngoài SI: rad trên đơn vị thời gian (rad/s, rad/h,…)

09. Kerma: (K) (viết tắt của Kinetic Energy Relessed in MAterial =độngnăng được truyền cho vật liệu) là tỷ số giữa dEk và dm,trong đó dEk là tổng giá trị động năng ban đầu của tất cả các hạt mang điện được sinh ra do các bức xạ ion hóa gián tiếp trong thể tích nguyên tố của vật liệu và dm là khối lượng vật chất của thểtích đó:

– Đơn vị SI: jun trên kilôgam (J/kg)

10. Liều chiếu: (X) là tỷ số giữa dQ và dm, trong đó dQ là giá trị tuyệt đối tổng điện tíchcủa tất cả các ion cùng dấu được tạo ra trong một thể tích nguyên tố của không khí, khi tất cả các điện tử và pôzitron thứ cấp do các phôtôn tạo ra bị hãm hoàn toàn trong thể tích không khí đó, và dm là khối lượng của thể tích nguyên tố không khí đó

– Đơn vị SI: culông trên kilôgam (C/kg)

– Đơn vị ngoài SI: Roentgen (R)

1R = 2.58.104 C/kg

11. Suất liều chiếu: (X) là liều chiếu tính cho 1 đơn vị thời gian.

– Đơn vị SI: Culông trên kilôgam giây (C/kg.s) hay ampe trên kilôgam (A/kg)

– Đơn vị ngoài SI: roentgen trên đơn vị thời gian

12. Liều lượng đương: (H) là đại lượng để đánh giá mức độ nguy hiểm của bất kỳ loại bức xạ nào và bằng tích của liều hấp thụ D với hệ số tính chất Q và N, N là tích của các hệ sốảnh hưởng khác:

H = D.Q.N

Đối với nguồn chiếu ngoài N thường bằng 1,n đối với chiếu trong thì N có thể có giá trị khác 1.

– Đơn vị SI: Sivơ (sievert) (Sv), 1 Sv = 1 J/kg

H(Sv) = D(Gy).Q.N

– Đơn vị ngoài SI: rem (viết tắt của roentgen equivalent man hoặc mammal), ký hiệu rem

H(rem) = D(rad).Q.N

Hệ số tính chất Q dùng trong an toàn bức xạ là hệ số phụ thuộc vào sự truyền năng lượng tuyến tính của bức xạ cho vật chất. Hệ số Q đánh giá ảnh hưởng của bức xạ lên các tác dụng (hiệuứng) sinh học, tức là mức độ nguy hiểm của từng loại bức xạ đối với cơ thể sống. Giá trị của hệsố tính chất Q theo các khuyến cáo của ICRP (International Commission on Radiological Protection = Ủy ban bảo vệphóng xạ quốc tế) cho cả chiếu trong và chiếu ngoài như sau:

Bức xạ

năng lượng b.x

Q

Tia X, gamma

< 3MeV

1

Hạt beta, điện tử, pôzitrôn

< 10MeV

1

Neutrôn nhiệt

0,025 eV

3

Neutrôn nhanh

0,1 – 10MeV

10

Neutrôn (không rõ phổ năng lượng)

10

Hạt anpha

< 10 MeV

20

Các hạt nhiều điện tích

không rõ

20

1.3. Suất liều tương đương: (H) là liều tương đương tính cho một đơn vị thời gian.

– Đơn vị SI: Sivơ trên giây (Sv/s)

– Đơn vị ngoài SI: rem trên đơn vị thời gian

14. Hoạt độ phóng xạ: (A) số biến đổi hạt nhân tự phát của chất phóng xạ trong một đơn vị thời gian.

– Đơn vị Sl: SI: Becrơen (becquerel), ký hiệu Bq

1 Bq = một biến đổi hạt nhân trên giây = 1/s

– Đơn vị ngoài SI: curi (curie), ký hiệu Ci

1 Ci = 3,7.1010 Bq

15. Đương lượng gamma của nguồn phóng xạ: 15 đại lượng dùng để đánh giá tác dụng ion hóa của bứcxạgamma của nguồn phóng xạ bằng cách so sánh với nguồn chuẩn rađi ở các điều kiện đo đồng nhất. Đơn vị là milligam đương lượng rađi (mgđlRa) hoặc gam đương lượng rađi (gđlRa).

16. (Milli)gam đương lượng rađi của nguồn phóng xạ (gamma) là lượng rađi-226 tính bằng (Milli) gam đặt trong một cái lọc (filter) platin bề dày 0,5mm tạo ra cùng một suất liều như nguồn phóng xạ cần đánh giá trong cùng điều kiện do đồng nhất.

17. Các tiền tố để biểu thị bội số và ước số thập phân củacácđơn vị thuộc hệ SI. Có thể dùng chúng cho cả một số đơn vị quen dùng ngoài hệ SI (như Ci, rad, rem, v.v…)

Ký hiệu

Tiền tố

Giá trị

Ký hiệu

Tiền số

Giá trị

E

exa –

1018

d

deci –

10-1

P

pcta-

1015

c

centi –

102

T

tera –

1012

m

milli –

10-3

G

giga-

109

µ

micro –

106

M

mega –

106

u

nano –

10-9

k

kilo-

103

p

pico –

10-12

h

hecto-

102

f

femto-

1015

da

đeca –

101

s

atto-

10-18

18. Nguồnbức xạ; Những chất hoặc những thiết bị phát ra các bức xạ ion hóa.

19. Nguồn kín: Nguồn phóng xạ có kết cấu kín và chắc không để cho chất phóng xạ của nó xâm nhập được vào môi trường.

20. Nguồn hở: Nguồn phóng xạ mà khi sử dụng chất phóng xạ của có thể xâm nhập vào môi trường.

21. Chiếu ngoài: Chiếu xạ có thể từ một nguồn ở phía ngoài cơ thể.

22. Chiếu trong: Chiếu xạ có thể từ một nguồn nằm ở bên trong cơ thể.

23. Phòng bức xạ tự nhiên: Những bức xạ ionhóa có nguồn gốc từ vũ trụ hoặc từ các chất phóng xạ tự nhiên (có ởlớp đất đá bề mặt của trái đất; các lớp khí quyển gần mặt đất, trong thực phẩm, nước uống, trong cơ thể con người, sinh vật v.v…)

24. Cơ quan xungyếu: cơ quan nội tạng hay mô khi bị chiếu xạ trong nhưng điều kiện như nhau sẽ đem lại tổn hại lớn nhất cho sức khỏe của cá nhân hoặc con cháu họ.

Khi toàn thân bị chiếu xạ gần như đồng nhất, nhiều cơ quan xung yếu có khả năng bị tổn thương và ảnh hưởng đến các chức năng của toàn cơ thể nói chung, do đó toàn thân cũng được coi là cơ quan xung yếu.

25. Nhân viên bức xạ: những người làm việc trực tiếp với bức xạ (thường xuyên hay tạm thời) – đối tượng A.

26. Những người lân cận: Những người không làm việc trực tiếp với bức xạ nhưng do điều kiện sinh sống, làm việc ở gần cơ sở bức xạ nên có thể chịu tác động của bức xạ (từ các nguồn bức xạ hoặc chất thải phóng xạ) – đối tượng B.

27. Dẫn chứng: Mọi người dân nói chung – đối tượng C

28. Nhóm người trọng yếu: Những người theo tuổi tác hay theo điều kiện sống hoặc các yếu tố phân loại khác, trong những điều kiện chiếu xạ nhất định chịu tác động lớn nhất của bức xạ (nhận liều cao nhất) so với những nhóm người khác.

29. Liều giới hạn: (LGH) giá trị lớn nhất của liều tương đương cá nhân trong một năm mà nhân viên bức xạ có thể bị chiếu. Nếu bị chiếu đều đặn bởi liều này trong suốt 50 năm làm việc liên tục thì vẫn không có biến động gì về sức khỏe có thể phát hiện được bằng những kỹ thuật hiện đại.

30. Nồng độ giới hạn (NĐGH) nồng độ cao nhất của chất phóng xạ trong một đơn vị thể tích nước ăn hoặc khí thở đối với đối tượng A, B để cho mức xâm nhập hàng năm của chất phóng xạ vào cơ thể không vượt quá giới hạn quy định.

31. Mức xâm nhập giới hạn hàng năm: (XNGH năm) Lượng chất phóngxạ tối đa xâm nhập vào cơ quan xung yếu trong một năm qua đường tiêu hóa và hô hấp đủ gây ra một liều giới hạn.

32. Hoạt độ phóng xạ tối thiểu cóý nghĩa; Hoạt độ lớn nhất củanguồn hở tại nơi làm việc được miễn trừ không phải đăng ký và xin phép cơ quan có thẩm quyền.

33. Công việc bức xạ: Những công việc có tiếp xúc trực tiếp với nguồn bức xạ.

34. Cơ sở bức xạ: Các cơ quan, xí nghiệp, phòng thí nghiệm hoặc các tổ chức khác có sản xuất, chế biến, sử dụng, tàng trữ vận chuyển các chất phóng xạ tự nhiên và nhân tạo, các nguồn bức xạ ion hóa khác cũng như xửlý, khử hại các chất thải phóng xạ.

35. Vùng kiểm soát: (VKS) khu vực bao quanh cơ sở bức xạ hoặc ống thải khí phóng xạ, ở đó mức chiếu xạ cá nhân có thể vượt quá 3/10 liều giới hạn. Trong vùng này cần có chế độ hạn chế và kiểm xạ.

36. Vùng giám sát(VGS): Khu vực bên ngoài vùng kiểm soát có thể chịu ảnh hưởng của các chất thải phóng xạ (khí, lỏng, rắn). Liều tương đương nằm trong vùng này không vượt quá 3/10 liều giới hạn của nhân viên bức xạ, bên ngoài vùng này không được vượt quá 1/10 giới hạn trên. Vùngnày cần kiểm xạ.

PHỤ LỤC 2

CÁC BẢNG SỐ CỦA CHUẨN CƠ BẢN VỀ AN TOÀN BỨC XẠ

– Bảng các nguyên tố có nuclit phóng xạ

– Bảng A: Các giá trị giới hạn đối với từng nuclit phóng xạ

+ Cột (1): nuclit phóngxạ và chu kỳ bán rã (T1/2)

n = năm; ng = ngày; h = giờ: ph = phút

+ Cột (2): Trạng thái trong hợp chất

HT = hòa tan; KHT =không hòa tan

+ Cột (3): Cơ quan xung yếu

TT = toàn thân; ĐTH = đường tiêu hóa; DD = dạ dày;RGD = ruột già dưới; TGT = tuyến giáp trạng; TTN = tuyến tiết niệu; THH = tính hóa học; RGT = ruột già trên; RN = ruột non

+ Cột (4): hàm lượng giới hạn trong cơ quan xungyếu đối với đối tượng A (µCi)

+ Cột (5): Mức xâm nhập giới hạn hàng năm vào cơquan xung yếu qua đường hô hấp đối với đối tượng A (µCi/n)

+ Cột (6): Nồng độ giới hạn trong không khí nơi làm việc đối với đối tượng A (Ci/l)

+ Cột (7); cột (8): Mức xâm nhập giới hạn hàng năm vào cơ thể đối với đối tượng B qua đường hô hấp (qua đường tiêu hóa) (µCi/n)

+ Cột(9); (cột 10): Nồng độ giới hạn trong không khí (trong nước) đối với đối tượng B (Ci/l).

+ Cột (11): Hoạt độ tối thiểu có ý nghĩa tại nơi làm việc (µCi)

+ Cột (12): Nhóm độc tính phóng xạ

– Bảng B: Mức xâm nhập giới hạn hàng năm (XNGH) qua đường hô hấp và nồng độ giới hạn (NĐGH) trong không khí của hỗn hợp các nuclit có thành phần khôngrõ hoặc rõ một phần.

– Bảng C: XNGH qua đường tiêu hóa và NĐGH trong nước

– Bảng D: Mức bẩn giới hạn trên các bề mặt.

Các nguyên tố có nuclit phóng xạ

Nguyên tử số

Nguyên t

Ngun tử số

Nguyên tố

Nguyên tsố

Nguyên t

1

Hyđrô

H

39

Ytri

Y

70

Ylerbi

Yb

4

Beryli

Be

40

Zircôn

Zr

71

Lutêci

Lu

6

Cacbon

C

41

Niôb

Nb

72

Hafini

Hf

9

Flo

F

42

MôIypđen

Mo

73

Tantal

Ta

11

Natri

Na

43

Technexi

Tc

74

Wolfram

W

12

Manhê

Mg

44

Ruthêni

Ru

75

Rhêni

Re

13

Nhôm

AI

45

Rhôđi

Rh

76

Osmi

Os

14

Silíc

Si

46

Paladi

Pd

77

Iriđi

Ir

15

Phôtpho

P

47

Bạc

Ag

78

Platin

Pt

16

Lưu huỳnh

S

48

Cađmi

Cd

79

Vàng

Au

17

Clo

Cl

49

Inđi

In

80

Thủy ngân

Hg

18

Acgôn

Ar

50

Thiếc

Sn

81

Thali

TI

19

Kali

K

51

Antimon

Sb

82

Chì

Pb

20

Canxi

Ca

52

Telua

Te

83

Bismul

Bi

21

Scanđi

Sc

53

Iôt

I

84

Pôlôni

Po

22

Titan

Ti

54

Xênon

Xe

85

Astat

At

23

Vanadi

V

55

Cêzi

Cs

86

Rađôn

Rn

24

Crôm

Cr

56

Bari

Ba

87

Franci

Fr

25

Mangan

Mn

57

Lantan

La

88

Pađi

26

Sắt

Fe

58

Ceri

Ce

89

Actini

Ac

27

Coban

Co

59

Praseôđym

Pr

90

Thôri

Th

28

Nikel

Ni

60

Nêođym

Nd

91

Prôtactini

Pa

20

Đồng

Cu

61

Prômêli

Pm

92

Uran

U

30

Kẽm

Zn

62

Samari

Sm

93

Neptuni

Np

31

Ga li

Ga

63

Eurôpi

Eu

94

Plutôni

Pu

32

Gecmani

Ge

64

Gađôli

Gd

95

Amêrici

Am

33

Acsen

As

65

Terbi

Tb

96

Cu ri

Cm

34

Selen

Se

66

Đysprôzi

Dy

97

Berkêli

Bk

35

Brôm

Br

67

Hôlmi

Ho

98

Californi

Cf

36

Kryptôn

Kr

68

Erbi

Er

99

Einstcini

Es

37

Rubiđi

Rb

69

Tuli

Tm

100

Fermi

Fm

38

Strônxi

Sr

 

 

 

 

 

 

Đính kèm

Mức xâm nhập giới hạn hàng năm (XNGH) qua đường hô hấp và nồng độ giới hạn (NĐGH) trong không khí của hỗn hợp các nuclit có thành phần không rõ hoặc rõ một phần.

Bảng B

Đặc điểm về thành phần của hỗn hợp các nuclit phóng xạ xâm nhập qua đường hô hấp

Đối tượng A

Đối tượng B

XNGH(Ci/năm)

NĐGH(Ci/l)

XNGH (Ci/năm)

NĐGH(Ci/l)

Thành phần không rõ

1.10-9

4.10-16

1.10-10

1.10-17

Không có: Cm-248

2.10-9

8.1018

2.1010

3.1017

Không có: Pa -231 Pu-239, 240 212,214. Cm-248, Cf – 249, 251

4.10-9

2.1015

4.10-10

5.107

Không có Ac -227, Th-230, Pa – 231, Pu-238 239, 240, 242, 244, Cm-248 Cf-249, 251.

1.10-8

4.1015

1.109

1.1016

– Không có bất kỳ loại nuclit phóng xạ anpha nào và Ac -227

6.10-8

2.10-14

6.10-9

8.1016

– Không có bất kỳ loại nuclit phóng xạ anpha nào và Pb-210 Ac -227, Ra-228, Pu-241.

6.10-7

2.1013

6.10-8

8.10-15

– Không có bất kỳ loại nuclit phóng xạ anpha nào và Sr-90, I -192, Pb-210, Ac 127, Ra – 228, Pa-230, Pu-241, Bk-249

8.10-8

3.10-12

8.10-7

1.10-13

Mức xâm nhập giới hạn hàng năm (XNGH) qua đường tiêu hóa và nồng độ giới hạn (NĐGH) trong nước của hỗn hợp các nuclit có thành phần không rõ hoặc rõ một phần.

Bảng C

Đặc điểm về thành phần của hỗn các nuclit phóng xạ xâm nhập qua đường tiêu hóa

Đối tượng Avà B

XNGH

(Ci/năm)

NĐGH

(Ci/l)

Thành phần không rõ

Không có: I– 129, Pb-210, Ra-226, 228, Cf-254

Không có: Sr-90,I-129, Pb-210, Po-210, Ra-323, Ra-226, 228, Th-Tự nhiên, Pa-231, U -232, 234, 235, 238, Cm-248, Cf – 254, Em-256

 

3-10-8

3-10-7

2.10-6

 

3.10-11

2.10-10

2.10-9

Mức bẩn giới hạn trên các bề mặt (hạt/cm2. phút)(1)

BngD

Đối tượng bị bẩn

nuclit phóng anpha

nuclitphóng bê ta (4)

Nhân đặc biệt (2)

Nhânkhác

Ngoài da, khăn mặt, quần áo mặc trong, mặt trong của phần phía trước các phương tiện phòng hộ cá nhân.

1

1

100

Quần áo phòng hộ chính, mặt trong các dụng cụ phòng hộ bổsung.

5

20

800

Bề mặt các phòng có người thường xuyên làm việc, mặt ngoài giầy dép phòng hộ, cácthiếtbị và các phương tiện bên trong những phòng này

5

20

2000

Bề mặt các phòng đặt máy không người làm việc thường xuyên, mặt ngoài các dụng cụ phòng hộ bổ sung dùng ở các phòng này

50

200

8000

Các phương tiện vận chuyển, mặt ngoài các công tenơ bảo vệ và các bao bì che chở ngoài cùng các kiện hàng chứa chất phóng xạ trong vùng kiểm soát (3)

10

10

100

Chú thích: (1) Đối với bề mặt các phòng làm việc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, công te nơ bảo vệ, bao bì bảo vệ, mức bẩn được xác định bằng phương pháp chùi khô và được chuẩn định theo lượng bẩn không bám chắc vào bề mặt (có thể chùi đi được). Đối với những trường hợp còn lại, mức bẩn được chuẩn định theo mức bẩn tổng cộng (loại không bám chắc và loại bám chắc vào bề mặt).

(2) Nuclit đặc biệt là những nuclit phóng anpha có nồng độ giới hạn cho phép trông không khíở nơi làm việc 1.10-14 Curi/lit

(3) Ra ngoài vùng kiểm soát không cho phép dây bẩn phóng xạ ở mặt ngoài các bao bì ngoài cùng của các kiện hàng chứa chất phóng xạ và các phương tiện vận chuyển.

(4) Đối với Sr – 90, Sr-90 + Y -90 thì mức bẩn cho phép bằng 5 lần thấp hơn. Mức bẩn của Triti không quy định vì nó được kiểm soát theo hàm lượng trong không khí và trong cơ thể.

PHỤ LỤC 3

DẤU HIỆU NGUY HIỂM BỨC XẠ

Dấu hiệu nguy hiểm bức xạ dùng để cảnh báo về sự nguy hiểm chiếu xạ của các khu vực, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, vv… có chứa nguồn bức xạ ở trong. Hình dạng và kích thước như trên hình vẽ,hình tròn ở giữa, ba cánh và khung viền có màu đỏ trên nền vàng. Nếu đối tượng có màu sắc gần giống vàng hoặc đỏ hoặc ở trên dấu hiệu dùng trong việc chuyên chở chất phóng xạ thì chúng có màu đen trên nền vàng.

Ô ghi chú dùng để ghi thêm những điều cần thiết như: «phóng xạ», «bức xạ gamma», «nguồn neutron», «công việc loại I (hoặc II, III)»,…

Đối với các kiện hàng bức xạ cần có thêm các vạch màu đỏ ở phía phải ở ghi chú để chỉ rõ chúng thuộc loại hàngbức xạ nào (I, II, III, IV).

PHỤ LỤC 4

CÁC BỆNH CẤM KỴ VỚI PHÓNG XẠ

1. Bệnh thiếu máu với lượng huyết sắc tố dưới 11 g% đối với nữ và 13 g% đối với nam.

2. Những thay đổi vững chắc về thành phần máu ngoại vi.

– Số bạch cầu dưới 4.000/mm3

– Số bạch cầu trên 9.000/mm3

– Lượng Lymphô trên 40% và dưới 20% hay khi số lượng tuyệt đối dưới 1.000/mm3

– Số hồng cầu dưới 3,5 triệu đối với nữ và dưới 4 triệu đối với nam.

– Số tiểu cầu dưới 150 nghìn/mm3

3. Tất cả các hình thái của tạng xuất huyết (hemophilie, nhiễm độc mao mạch xuất huyết, giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân…)

4. Các bệnh của hệ thần kinh trung ương và ngoại vi do nhiễm trùng,nhiễm độc, chấn thương với biểu hiện giảm thiểu chức năng rõ rệt. Bệnh động kinh.

5. Các bệnh tâm thần

6. Nghiện ma túy

7. Các hậu quả chấn thương sọ não với các hội chứng bệnh não và rối loạn tuần hoàn rõ rệt.

8. Các biểu hiện rõ rệt của chứng loạn thần kinh chức năng (suy nhược thần kinh, icteri, suy nhược tâm thần).

9. Bệnh nhi tính (rõ rệt).

10. Các u ác tính bất kểở đâu và giai đoạn nào

11. Các bệnh tiền ung thư có khuynh hướng thành ác tích và tái phát. Các u lành gây trở ngại cho việc mặc quần áo phòng hộ và việc vệ sinh ngoài da.

12. Các bệnh đường tiêu hóa hay có những cơn kịch phát (loét dạ dày và hành tá tràng, viêm dạ dày mãn tính, viêmđại tràng).

13. Các bệnh mãn tính của thận và tuyến mật bất kể bệnh căn, lại hay kịch phát.

14. Các bệnh mãn tính của thận và đường tiết niệu với những rối loạn chức năng đáng kể.

15. Các bệnh của hệ tim mạch với những hiện lượng suy tuần hoàn giaiđoạn II và III, cao huyết áp giai đoạn II.

16. Bệnh dãn phế nang, khí thũng dãn phổi(biểuhiện nặng), hen phế quản viêm phế quản mãn tính, xơ phổi, các quá trình nung mủở phổi (không làm việc với các chất phóng xạ hở)

17. Các bệnh nhiễm trùng mãn tính không khỏi (sốt rét, lỵ…) hay tái phát.

18. Các bệnh nội tiết và chuyển hóa: badơđô, bệnh xạm da, đái đường; rối loạn chức năng buồng trứng (xét từng trường hợp cụ thể).

19. Tuyệt kinh bệnh lý (cấm kỵ tạm thời).

20. Bệnh phóng xạ từ mức 2 đến mức 4. Nếu ở mức 1 thì phải xét từng trường hợp.

21. Các bệnh mãn tính của hệ cơ, khớp, gân bất kể nguyên nhân gì có kèm theo rối loạn vận động không phục hồi.

22. Thay đổi hình dạng cột sống (tật phát triển hay hậu quả tổn thương), thay đổi hình dạng khung chậu hoặc tứ chi gây hạn chế đáng kể cho chức năng (cần xéttừng trường hợp).

23. Viêm động mạch, bệnh Rầy-nô với biểu hiện rối loạn tuần hoàn ngoại vi.

24. Viêm tai giữa có mũ (mãn tính), viêm xoang mũi mãn tính có mủ.

25. Bệnh Mênie.

26. Bệnh mãn tính về viêm và thoái hóa màng tiếp hợp, các màng khác của mắt kèm theo các rối loạn chức năng mắt.

27. Giảm thị lực (bất kể nguyên nhân gì) dưới 0,6 đối với mắt không có bệnh và dưới 0,5 với mắt có bệnh.

Chú thích: Khi thử thị lực được đeo kính cận không quá -6,0D nếu đáy mắt bình thường có thể đến -10,0D; kính viễn đến + 6,0 D.

Trường hợp loạn thị phức tạp, loạn cận thị hay loạn viễn thị thì giá trị lớn nhất không quá6,0 D. Trường hợp loạn thị đơn giản (loạn cận và viễn thị) thì không quá 3,0D.

28. Các bệnh không chữa được về mắt; teo thần kinh thị giác bất kể căn nguyên: thoái hóa các tố võng mạc, glôcôm, đục nhân mắt ở một hoặc hai mắt…

29. Viêm loét bờ mi mãn tính hay tái phát và các bệnh của tuyến lệ.

30. Các bệnh mãn tính ngoài da tại những nơi trên cơ thể khó điều trị hoặc không điều trị được.

PHỤ LỤC 5

CÁC MẪU GIẤY TỜ DÙNG TRONG CÔNG VIỆC BỨC XẠ

5.1.Giấy phép tàng trữ và tiến hành công việc với nguồn bức xạ kia

1. Tên cơ sở…

2. Thuộc Bộ, tổng cục:

3. Bộ phận sử dụng: (tên phòng, phân xưởng, phòng thí nghiệm)…

4. Được phép sử dụng và làm việc với:

a) Các nguồn phóng xạ kín gồm: (tên nguồn, tên chất)….

Với tổng hoạt độ phóng xạ:… Curi hoạt độ trong một nguồn khôngquá … Curi (hoặc… đương lượng gam Rađi)

b) Các máy gia tốc: (kiểu máy và năng lượng bức xạ)…

c) Các thiết bị gama (kiểu thiết bị và hoạt độ nguồn)…

d) Các thiết bị rơnghen: (kiểu thiết bị và năng lượng bức xạ): …

e) Các nguồn kín không thuộc loại sản xuất hàng loạt: (kiểu, mục đích sử dụng, hoạt độ nguồn)…

5. Được phép tàng trữ các nguồn kín với lượng… Curi (….đương lượng gam Rađi).

Giáy phép này được cấp trên cơ sở biên bản kiểm tra: … và cógiá trị đến ngày… tháng… năm 19…

 

 

Ngày tháng năm
CƠ QUAN CHỨC NĂNG CÓ THẨM QUYỀN

 

5.2. Giấy phép tàng trữ và tiến hành công việc với chất phóng xạ h

1. Tên cơ quan:…

2. Thuộc Bộ, Tổng cục:…

3. Bộ phận sử dụng: (tên phòng: phân xưởng, phòng thí nghiệm)…

4. Đượcphép tiến hành công việc loại… với các nguồn phóng xạ hở có tổng hoạt độ:… Curi/năm. Hoạt độ phóng xạ ở những chỗ làm việc không vượt quá các mức sau:

a) Đồng vị:…

Hoạt độ ….

b) Đồng vị:…

Hoạt độ ….

c) Đồng vị:…

Hoạt độ ….

d) Đồng vị:…

Hoạt độ ….

5. Được phép tàng trữ các chất phóngxạ với lượng… Curi

Giấy phép này được cấp trên cơ sở biên bản kiểm tra:…và có giá trị đến ngày… tháng… năm…

 

 

Ngày…… tháng….. năm ……
CƠ QUAN CHỨC NĂNG CÓ THẨM QUYỀN

 

5.3. Giấy phép cho các xe chuyên dùng vn chuyn các chất phóng x

1. Tên cơ quan:…

2. Loại xe:…

Số đăng ký:…

3. Trang bị vận chuyển: …

4. Trang bị các dụng cụ phòng ngừaxử lý sự cố …

5. Trên cơ sở kiểm tra vệ sinh và kiểm xạ, cho phép được vận chuyển.

a) Các kiện hàng có chất phóng xạ, các thiết bị và cơ cấu có chứa nguồnphóng xạ: (chỉ rõ số lượng, loại kiện, tổng hoạt độ) …

b) Các chất thải phóng xạ (lỏng, rắn): (chỉ rõ loại chất thải và hoạt độ của chúng)….

Giấy này có giá trị đến ngày …….tháng……….năm …..

 

 

Ngày …… tháng ….. năm ……
CƠ QUAN CHỨC NĂNG CÓ THẨM QUYỀN

5.4. Đơn đặt hàng phóng xạ

1. Tên và địa chỉ cơ quan cung cấp hàng:…

2. Tên và địa chỉ cơ quan đặt hàng….

3. Tên cơ sở sẽ sử dụng hàng:…

4. Nội dung đơn hàng:…

Tênnguồnphóngxạ

Đơnvịtính

Hoạtđộ củađơnvị

Số lượng đơn vị trong một năm

Nhận vào các tháng

Tổnglượngcả năm

Thành tiền

1

2

3

 

10

11

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:…

Chú thích:…

5. Đảm bảo thanh toán:

 

Ngày thángnăm
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

 

6. Cho phép được nhận các nguồn đã đặt ở trên

 

Ngày thángnăm
Cơ quan chức năng có thẩm quyền

7. Chú thích về việc thực hiện đơn hàng (khi giao làm nhiều lần)

8. Ngày gửi các nguồn cho cơ quan đặt hàng….

9. Ngày nhận các nguồn của cơ quan đặt hàng….

Đơn hàng này làm thành (…) bản:

Gửi cho cơ quan cung cấp hàng…. bản

Gửi cho Ty công an 1 bản

Gửi cho…

Lưu cơ quan đặt: 1 bản

5.5. Danh sách những người chịu trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản và xuất các nguồn phóng xạ hở và kín, các máy móc dụng cụ có kèm nguồn phóng xạ

Tên cơ quan….

Số TT

Họ vàtên

Số và ngày ra quyết định

 

 

 


5.6 Sổ nhập xuất các chất phóng xạ (ở dạng hở và kín) và các máy móc dụng cụ có kèm nguồn phóng xạ

Số thứ tự

NHẬP

ĐÃ XUẤT

CÒN LẠI

Ghi chú

Tên cơ quan cung cấp

Số và ngày của phiếu nhập

Tên nguồn, dụng cụ, máy móc thiết bị

Số hiệu của nhà máy

Dụng cụ máy móc thiết bị

Nguồn

Xuất hoặc cung cấp cho ai

Số và ngày của phiếu xuất hoặc phiếu lĩnh

Số lượng

Hoạt độ tại ngày xuất

Số lượng

Hoạt độ

Trường hợp trả lại kho, xóa sổ hay đem chôn phải ghi rõ văn bản chứng từ gốc

Số và ngày của chứng chỉ kỹ thuật

Trị giá tiền

Số hiệu máy

Số và ngày của chứng chỉ kỹ thuật

Số lượng

Hoạt độ theo chứng chỉ

Trị giá tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích: 1. Mỗi loại chất phóng xạ dùng một trang riêng

2. Hạch toán các máy móc, dụng cụ, thiết bị có kèm nguồn phóng xạ phải làm một sổ riêng.

3. Sổ nhập xuất được lưu trữ lâu dài.

 

5.7. Xin lĩnh cht phóng xạ

(ngày… tháng… năm…)

Yêu cầu xuất cho: (ghi rõ công việc cụ thể) ……..những chấtphóng xạ sau:

Yêu cầu

Thực xuất

Tên chất hoặc hợp chất

Số lượng (trọng lượng thểtích hoặc số nguồn)

Tổng hoạt độ

Số lượng (trọng lượng thểtích hoặc số nguồn)

Hoạt độ

Số và ngày của chứng chỉ. Số hiệu của nguồn (hay của lô)

Theochứng chỉ

Tính lại cho mỗi thời điểm lúc nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thủ trưởng
(chữ ký)

Người yêu cầu: (ghi rõ họ tên, phòng thí nghiệm, phân xưởng)…

Người xuất (ghi rõ họ và tên) tên cơ quan …………

(ký nhận)

Người nhận (ghi rõ họ và tên)……….

(ký nhận)

Thời gian giao nhận ………..giờ (đối với đồng vị tuổi ngắn)

Ngày ………. tháng ……..năm …….

5.8. Biên bản về việc tiêu hao và xóa s các đồng vị phóng xạ

Chúng tôi gồm: (họ và tên người chủ trì công việc và các cộng tác viên)…

Theo phiếu xuất số:…. ngày…. tháng…. năm…. đã lĩnh chất phóng xạ: (tên số hiệucủa nguồn hoặc số liệu sản xuất,số và ngày phiếu xuất xưởng) ……. Với lượng:….. có hoạt độriêng:….. Với tổng hoạt độ:….. được tính từ thờiđiểm:….. Trị giá ban đầu….

Chất phóng xạ trên đã được sử dụng vào những việc sau (nói rõ tính chất từng công việc)……

Công việc được tiến hành bởi: (Họ và tên người làm)……

Trong quá trình công việc đã tiêu hao: (tóm tắt việc sử dụng chất phóng xạ)…….

Các chất thải ở dạng:…… và đã được gửi đi chôn theo văn bản số…… ngày ….. tháng….. năm …….

Phần còn lại của chất phóng xạ:….. Với lượng:….. có tổng hoạt độ: …….

Đã trả lại kho hoặc thiếu, mất (ngày….. tháng…..năm ……..)

……… ngày…… tháng….. năm ……

Người chủ trì công việc…… ký nhận

Các cộng tác viên:……. ký nhận

Người chịu trách nhiệm bảo quản các đồng vị:…..

5.9. Danh sách những ngưi chịu trách nhiệm thu nhận và chôn thải phóng xạ

STT

Họ Và tên

Số vàngày ra quyết định

 

 

 

 


5.10. Sổ kiểm kê các chất phóng xạ

Số thứ tự

Tên của chất thải phóng xạ (nếu là các nguồn thì ghi rõ số hiệu số lô, số và ngày của chứng chỉ kỹ thuật)

Ngày đến trạm chôn

Dạng chất thải (rắn, lỏng)

Dạng và số hiệu côngtenơ đựng

Độ pH của môi trường

Số lượng (kg hoặc lít)

Thành phần đồng vị, loại bức xạ

Hoạt độ riêng

Tổng hoạt độ

Tên và chữ ký người giao

Tên và chữ ký người nhận

Tên và số hiệu côngtenơ chở thải đến trạm

Số và ngày của biên bản xóa sổ nguồn phóng xạ

Số và ngày của giấy phép cho lô thải gửi đi chôn

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5 11. Giấy phép cho các lô thải phóng xạ được gửi đi chôn

của cơ quan….

Số TT

Dạng chất thải

Dạng bao bì

Số hiệu bao bì côngtenơ

Độ pH của môi trường

Thành phần đồng vị

Loại bức xạ

Hoạt độ riêng

Lượng chất thải

Tổng hoạt độ

Rắn

Lỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày  tháng  năm

– Người giao cácchất thải: (Họ, tên, chữ ký)…..

– Người nhận các chất thải: (Họ tên chữ ký)……

Chú thích: 1- Từng bao bì phải ghi riêng biệt trong giấy phép

2. Nếu nơi chôn không nhận thìphải lập biên bản ghi rõ lý do

3 Nếu chôn cất ở dạng kín thì trong cột thứ hai phải ghi rõtên, số hiệu của nguồn số và ngày của chứng chỉ kỹ thuật.

5.12. Thống kê các chất thải phóng xạ đã được chôn

TT

Ngày nhậnchấtthải

Tên cơ quan giao chất thải

Dạng chất thải

Thànhphần đồngvị

Hoạtđộriêng

Số lượng chất thải

Tổng hoạt độ

Tên đồ đựng chất thải để chôn

Chữ ký của trựcban

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích:Nếu chôn các nguồn ở dạng kín thìở trong cột (1) phải ghi rõ tên, số hiệu của nguồn, số và ngày của chứng chỉ kỹ thuật.

 

MC LỤC

1. Quy định chung

2. Các tiêu chuẩn cơ bản về an toànbức xạ

3. Bốtrí cơsở bức xạ và tổ chức các công việc bức xạ

4. Tiếp nhận, kiểm kê, vận chuyển, bảo quản các chất phóng xạ và các nguồnbức xạ iôn hóa

5. Làm việc với nguồn bức xạ kín

6. Làm việc với chất phóng xạ hở

7. Thông gió, lọc sạch bụi khí và sưởi ấm

8. Cấp và thoát nước

9.Thu góp các chất thải phóng xạ (rắn và lỏng)

10.Nhiễm bẩn phóng xạ vàtẩy xạ nơi làm việc và các thiết bị

11. Nhiễm bẩn cá nhân và các biện pháp phòng hộ

12. Kiểm xạ

Phụ lục

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *