Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4407:1987 về Bột giấy (xenluylo) – Phương pháp xác định độ khô do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4407: 2001 về bột giấy – xác định độ khô do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành .
Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4407:1987 về Bột giấy (xenluylo) – Phương pháp xác định độ khô do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4407 – 87
BỘT GIẤY (XENLUYLÔ) – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ KHÔ
Pulp – Method for determination of dryness
Tiêu chuẩn này áp dụng cho bột giấy có độ khô từ 10% trở lên.
1. KHÁI NIỆM
1.1. Độ khô bột giấy: tỷ lệ khối lượng chất khô tuyệt đối có trong 100g bột giấy, tính bằng phần trăm.
2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
2.2. Nguyên tắc
Mẫu thử được sấy khô ở nhiệt độ 105 ± 2 oC, đến khối lượng không đổi, sau đó tính tỷ lệ khối lượng còn lại với lượng mẫu ban đầu.
2.2. Lấy mẫu
Theo TCVN 4360 – 86
2.3. Dụng cụ
Cân kỹ thuật với độ chính xác đến 0,01g;
Cân phân tích với độ chính xác đến 0,0002 g;
Bình hút ẩm:
Chén cân, dung tích 100 ml;
Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ;
Dụng cụ lấy mẫu (panh hoặc thìa).
2.4. Tiến hành thử
Cân 5g mẫu (với độ chính xác 0,0002 g) vào chén cân đã biết trước khối lượng, đặt chén cân có mẫu thử vào tủ sấy, nâng nhiệt độ từ từ đến 105 ± 2oC. Sấy khoảng 4 giờ, lấy chén mẫu thử ra, cho vào bình hút ẩm để nguội, đem cân. Sau đó sấy tiếp 1 giờ. Lặp lại động tác trên cho đến khi khối lượng không đổi. Ghi lại kết quả cuối cùng.
2.5. Tính kết quả
Độ khô của bột giấy (X), tính bằng % xác định theo công thức
X =
trong đó: m1 – khối lượng của mẫu trước khi sấy, tính bằng g:
m2 – khối lượng của mẫu khi sấy, tính bằng g
Tiến hành 2 phép xác định song song, lấy kết quả trung bình số học. Kết quả được chấp nhận nếu chênh lệch giữa hai phép xác định không vượt quá 0,2 %.