Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5018:1989

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN5018:1989
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5018:1989 về máy nông nghiệp – Máy cày công dụng chung – Phương pháp thử


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5018:1989

MÁY NÔNG NGHIỆP

MÁY CÀY CÔNG DỤNG CHUNG

PHƯƠNG PHÁP THỬ

Agricultural machines general purpose plows – Test method

Tiêu chuẩn này được áp dụng để thử công nhận, thử kiểm tra các mẫu máy cày công dụng chung làm việc ở ruộng khô mới được thiết kế hoặc cải tiến, mới nhập trước khi đưa vào chế tạo hoặc nhập hàng loạt và những máy cày đang được chế tạo loạt. Không áp dụng đối với những máy cày có công dụng riêng.

1. Mẫu thử

1.1. Mỗi lần thử, số lượng máy cày phải sử dụng là:

a) Đối với những mẫu máy cày mới thiết kế chế tạo ở trong nước và mẫu máy cày mới nhập thì ít nhất là 3 máy cày, lấy ngẫu nhiên trong lô sản phẩm chế tạo lần đầu.

b) Đối với mẫu máy cày đang được chế tạo loạt thì ít nhất là 5 máy cày, lấy ngẫu nhiên trong lô sản phẩm bất kỳ được chế tạo trong năm để kiểm tra.

1.2. Máy cày được đưa đi thử phải kèm theo đầy đủ các hồ sơ kỹ thuật sau:

a) Đặc tính kỹ thuật của cày.

b) Bản thuyết minh về kết cấu, nguyên tắc làm việc, phạm vi sử dụng, các yêu cầu về điều kiện kỹ thuật, hướng dẫn tháo lắp, sử dụng, chăm sóc kỹ thuật cho cày.

c) Toàn bộ bản vẽ kỹ thuật của cày: Bản vẽ chung, các cụm máy, bản vẽ chế tạo của các chi tiết chính, bản vẽ lắp ghép.

d) Bảng kê các dụng cụ và phụ tùng dự trữ kèm theo.

e) Các tài liệu về kết quả do kích thước ban đầu của các chi tiết chịu mài mòn nhiều.

g) Báo cáo và biên bản kết quả thử của nhà máy (của đơn vị thiết kế chế tạo).

1.3. Đối với những mẫu cày đang được nhập hoặc sản xuất hàng loạt thì chủ yếu cần kèm theo các hồ sơ kỹ thuật quy định ở các điểm a, b, c của mục 1.2 của tiêu chuẩn này.

2. Chương trình thử

2.1. Chương trình thử công nhận mẫu và thử kiểm tra bao gồm những nội dung quy định ở bảng 1.

Bảng 1

Nội dung thử

Hình thức thử

Công nhận

Kiểm tra

Kiểm tra kỹ thuật

Đánh giá cày về các mặt:

– Chất lượng làm việc về mặt nông học

– Năng lượng

– Công nghệ sử dụng

– Độ bền

– Kinh tế

+

 

+

+

+

+

+

+

 

+

+

2.2. Chương trình thử công nhận mẫu được áp dụng để thử những mẫu máy cày mới được thiết kế chế tạo.

2.3. Chương trình thử kiểm tra được áp dụng để thử cày đã được chế tạo loạt.

2.4. Đối với cày nhập của nước ngoài thì tuỳ thuộc mục đích mà áp dụng hình thức thử thích hợp.

2.5. Cày đã được chế tạo loạt nhưng đối với những sản phẩm được chế tạo ra trong năm đầu hoặc lần đầu được đưa đi thử cũng phải thử theo chương trình thử công nhận nhưng không phải so sánh với mẫu cày tương tự đã có trong sản xuất.

2.6. Kiểm tra kỹ thuật theo nội dung qui định ở bảng 2

Bảng 2

Nội dung kiểm tra

Kiểm tra kỹ thuật ban đầu ( thực hiện khi chuẩn bị thử )

Cân và đo kích thước ban đầu của những chi tiết chịu mài mòn nhiều:

– Đánh giá sơ bộ chất lượng chế tạo

– Xác định những thông số cấu tạo chính

– Thành lập bảng đặc tính kỹ thuật

– Chụp ảnh cày

Kiểm tra kỹ thuật trong khi thử:

– Đánh giá sự thuận tiện khi sử dụng và chăm sóc kỹ thuật.

– Theo dõi trong quá trình sản xuất, phát hiện những thiếu sót về mặt kết cấu và chất lượng chế tạo.

– Kiểm tra phân tích nguyên nhân những hư hỏng của máy cày. Kiểm tra kỹ thuật để kết luận:

– Đánh giá toàn diện tình trạng kỹ thuật của máy cày.

– Cân và đo lại kích thước của các chi tiết chịu mài mòn nhiều.

– Kiểm tra, đối chiếu so sánh các chỉ tiêu kích thước của máy cày trước và sau khi thử.

2.7. Đánh giá chất lượng làm viêc của máy cày về mặt nông học theo các chỉ tiêu quy định ở bảng 3.

Bảng 3

Danh sách các chỉ tiêu

1. Đặc điểm ruộng thí nghiệm

Loại đất và thành phần cơ giới

Địa hình

Vi địa hình

Độ ẩm của đất, %

Độ chặt của đất, N/m2 ( hoặc KG/ cm2 )

Độ cỏ dại hoặc rơm rạ, kg/m2 ( kg/ha )

Chiều cao cỏ dại, gốc rạ, cm

Loại cây trồng vụ trước

2. Chất lượng làm việc

Tốc độ làm việc trung bình của máy cày, km/h

Độ sâu cày trung bình, cm

Bề rộng làm việc trung bình của máy cày, cm

Độ lật đất cày, độ

Độ vùi lấp cỏ dại, gốc rạ, %

Độ không bằng phẳng của mặt đất cày.

Độ tơi vỡ của lớp đất cày, %

2.8. Đánh giá năng lượng theo các chỉ tiêu quy định ở bảng 4.

Bảng 4

Danh mục các chỉ tiêu

1. Đặc điểm của ruộng thí nghiệm

Độ ẩm của đất, %

Độ chặt của đất, N/m2 ( kg/cm2 )

Loại và dạng cây trồng còn lại trên ruộng, mật độ

2. Chế độ làm việc của máy cày

Số tuyến làm việc của máy kéo

Tốc độ chuyển động trung bình của liên hợp máy, km/h

Độ sâu cày trung bình, cm

Bề rộng làm việc trung bình của cày, cm

3. Các chỉ tiêu đánh giá

Lực cản kéo của cày, N (kg)

Công suất cản kéo, kW ( ML)

Lực cản riêng, N/m2 (kg/cm2)

2.9. Trong điều kiện sản xuất đại trà, đánh giá công nghệ sử dụng và độ bền theo các chỉ tiêu qui định ở bảng 5

Bảng 5

Danh mục các chỉ tiêu

1. Đặc điểm ruộng canh tác: theo quy định ở bảng 3

2. Chất lượng làm việc

Độ sâu cày trung bình, cm

Bề rộng làm việc trung bình, cm

Mức độ lật đất cày, độ

Độ dính đất và mức độ ùn vướng

Số truyền làm việc của liên hợp máy

3. Công nghệ sử dụng

Diện tích đất cày được, ha

Thời gian làm việc, h

Thời gian làm việc thuần tuý, h

Các thành phần thời gian kíp

Tổng thời gian dùng để khắc phục những hư hỏng của máy cày, h

Lượng nhiên liệu tiêu thụ, kg

Năng suất giờ thuần tuý, ha/giờ

Năng suất giờ làm việc kíp, ha giờ trong kíp

Năng suất kíp, ha/kíp

Suất tiêu thụ nhiên liệu kg/ha

Hệ số sử dụng thời gian làm việc

Hệ số tin cậy của quá trình sản xuất

Hệ số chăm sóc kỹ thuật

Hệ số bền vững sử dụng ( chắc chắn ít hỏng)

Chi phí kim loại riêng:

– Cho một mét bề rộng làm việc của cày, kg/m

– Cho một đơn vị diện tích trong 1 giờ làm việc thuần tuý, kg giờ/ha

4. Độ bền

– Kết hợp với kiểm tra kỹ thuật: thử đánh giá khả năng làm việc chắc chắn liên tục ( không hỏng, đứt, gẫy, ít mài mòn biến dạng) các máy cày.

– Chi phí thời gian để khắc phục hư hỏng cho 1 ha đất phút/ ha

Chú thích:

Chỉ theo dõi xác định một cách chi tiết các chỉ tiêu đối với các kíp kiểm tra còn trong đại trà sản xuất thì chỉ yêu cầu xác định:

– Thời gian làm việc, giờ

– Khối lượng công việc đã làm được, ha

– Nhiên liệu tiêu thụ, kg

– Thời gian dùng để khắc phục những hư hỏng và những nhận xét chung về điều kiện làm việc và chất lượng làm việc, giờ. 

2.10. Đánh giá tính kinh tế theo các chỉ tiêu quy định ở bảng 6

Bảng 6

Danh mục các chỉ tiêu

Chi phí lao động, người giờ/ ha

Chi phí sử dụng trực tiếp, đ/ha

Tiết kiệm lao động hàng năm do sử dụng cày mới, người – giờ

Tiết kiệm chi phí trực tiếp hàng năm do sử dụng cày mới, đồng

3. Điều kiện và phương tiện thử.

3.1. Máy cày phải được thử trong những điều kiện phù hợp với nhiệm vụ kỹ thuật khi thiết kế máy cày và phải tuân theo những yêu cầu của kỹ thuật nông học.

Chỉ tiến hành thử với công việc cày vỡ ở ruộng khô.

3.2. Việc lắp ráp, sử dụng, điều chỉnh và chăm sóc kỹ thuật cho cày trong quá trình thử phải theo đúng những quy định của nhà máy chế tạo.

3.3. Các chỉ tiêu làm việc của máy cày được thử xác định bằng cách tiến hành làm trong cùng một điều kiện, so sánh với cày tương tự về kiểu, cỡ, có chất lượng và hiệu suất làm việc cao hiện đang được sử dụng phổ biến trong sản xuất.

Trường hợp không có máy cày tương tự thì đối chiếu so sánh các chỉ tiêu làm việc của máy cày được thử với dự án kỹ thuật khi thiết kế cày.

3.4. Thử trong điều kiện thí nghiệm.

3.4.1. Ruộng đất phải đạt yêu cầu sau:

a) Cùng một loại đất và đồng đều về tình trạng đất, mức chênh lệch về độ ẩm và về độ chặt không vượt quá 10%.

b) Ruộng phải bằng phẳng, lớp cỏ dại hoặc lớp rạ ở trên mặt ruộng phải đồng đều và có mật độ trung bình.

c) Ruộng phải điển hình về mặt sử dụng trong năm trước (chế độ luân canh cây trồng, cày bừa).

3.4.2. Lấy mẫu để xác định những đặc diểm của ruộng thí nghiệm theo quy định ở bảng 3 ở 9 vị trí phân bố đều theo hai đường chéo ruộng thí nghiệm.

3.4.3. Tuỳ theo yêu cầu thử, mỗi ngày lấy độ ẩm và độ chặt một lần trước lúc thí nghiệm ở những độ sâu khác nhau.

3.4.4. Đánh giá chất lượng làm việc của máy cày trong điều kiện thí nghiệm được thực hiện ở độ sâu cày theo yêu cầu nông học và số truyền làm việc hợp lý nhất của máy kéo theo quy định của đơn vị thiết kế chế tạo.

3.4.5. Khi thử với mục đích đánh giá đầy đủ khả năng làm việc của cày thì thử ở 3 số truyền làm việc chủ yếu của máy kéo ứng với hai độ sâu cày trong đó có một độ sâu theo yêu cầu của nông học và độ sâu cày thứ 2 tuỳ thuộc điều kiện cụ thể sẽ chênh lệch với độ sâu thứ nhất ± 4 cm.

3.4.6. Đánh giá năng lượng theo chế độ quy định ở điểm 3.4.4. và 3.4.5.

3.4.7. Mọi chế độ thử được thực hiện ít nhất bằng 4 đường cày theo hai hướng xuôi và ngược.

3.4.8. Khi đánh giá năng lượng, mỗi đường cày lấy 2 đồ thị. Chiều dài đoạn đường mà liên hợp máy đi qua tương ứng với một đồ thị là 40 m.

3.4.9. Đo độ sâu cày, bề rộng làm việc, độ lật đất tại vị trí các cọc ngắn cắm trên ruộng theo sơ đồ quy định. Các chỉ tiêu khác đánh giá chất lượng làm việc của cày được lấy mẫu xác định nhắc lại 5 lần phân bố đều theo hai hướng xuôi và ngược.

3.5. Thử trong điều kiện sản xuất.

3.5.1. Phải theo dõi chung sự làm việc của cày trong sản xuất đại trà với lượng diện tích ít nhất là 1 ha cho 1 cm bề rộng làm việc của máy cày và theo dõi kiểm tra chi tiết từ 3 – 5 kíp làm việc trong các thời gian khác nhau của mỗi vụ.

3.5.2. Số lần đo để kiểm tra chất lượng làm việc của máy cày khi tiến hành theo kíp kiểm tra trong điều kiện sản xuất : đối với độ sâu cày, ít nhất là 30 lần và bề rộng làm việc là 10 lần trong 1 kíp.

3.5.3. Máy cày phải làm việc với số truyền của máy kéo sao cho đạt được năng suất cao nhất và bảo đảm yêu cầu nông học.

3.6. Máy kéo liên hợp với máy cày phải phù hợp về kiểu cỡ đúng theo dự án khi thiết kế cày và phải có tình trạng kỹ thuật tốt có công suất đạt 90% công suất định mức trở lên.

3.7. Công nhân lái máy thí nghiệm phải có trình độ ít nhất là bậc 5/7.

3.8. Phương tiện để thử cày.

Danh mục các phương tiện

Độ chính xác đo

Nền phẳng chuẩn để kiểm tra kỹ thuật

Thiết bị ten xơ để đánh giá năng lượng hoặc khung chuyên dùng để xác định lực cản của cày treo.

Lực kế tự ghi có giới hạn đo phù hợp với lực cản kéo lớn nhất của cày.

Đồng hồ đeo tay có kim giây

Đồng hồ bấm giây

Cân ô tô ( loại cân lớn)

Cân kỹ thuật 500 gam

Cân treo 20 kg

Cân đĩa 10 kg

Dụng cụ lấy mẫu đất để xác định độ ẩm

Hộp nhôm lấy mẫu đất

Tủ sấy

Bình chống ẩm

Nhiệt kế thuỷ ngân, khoảng đo 0 – 1500C

Máy đo độ chặt của đất, tự ghi

Máy đo diện tích giản đồ

Máy tính

Cọc gỗ dài 0,6m, 1,5m, 2m.

Hộp kim loại 100x50x40 cm để lấy mẫu xác định độ vỡ của đất

Khung gỗ 1mx1m

Xẻng, thuổng và dao

Túi đựng mẫu cỏ rạ

Bộ dụng cụ tháo lắp

Dụng cụ đo và vẽ kỹ thuật

Thước đo toạ độ

Thước đo độ cày sâu

Thước chữ A khoảng đo 2m

Thước cuộn 2m và 30m

Thước đo độ dốc

Thước đo góc lật

Thước thép lá 0,5m và 1m

Quả dọi

Bộ thước đo góc

Thước chữ T, thước vẽ đường cong

Bộ com pa vẽ

Com pa đo trong và com pa đo ngoài

Bộ thước trắc vi (Pan no) 0 ¸ 200 mm

Bộ thước cặp 0 ¸ 200 mm

Thước gỗ dài 2B, + 1,5m (B bề rộng làm việc toàn bộ của máy cày) và 2 giá đỡ để đo độ bằng phẳng của mặt đất cày.

Kích 5 T

Máy ảnh

Ba lăng 1,5T

 

 

 

± 3%

 

0,2 séc

0,5 kg

± 20 mg

± 100g

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

± 1cm

± 1cm

± 2cm

± 1cm

± 1độ

± 1độ

± 1mm

 

 

 

 

0,01mm

0,02mm

 

3.9. Tất cả các kết quả đo và quan sát được khi thử máy cày, các kết quả tính toán, phân tích số liệu, phải được ghi vào biểu bảng tương ứng do tiêu chuẩn này quy định.

4. Chuẩn bị thử

4.1. Chuẩn bị đầy đủ các biểu bảng ghi chép theo quy định của tiêu chuẩn này.

4.2. Tất cả thiết bị, dụng cụ đo lường phải được kiểm tra hiệu chỉnh trước và sau khi thử.

4.3. Tiến hành kiểm tra kỹ thuật ban đầu theo nội dung ghi ở bảng 2.

4.3.1. Đặt máy cày lên nền phẳng sao cho khung cày ở vị trí nằm ngang song song với mặt nền và các cạnh sắc lưỡi cày, hoặc chảo cày tiếp xúc với mặt nền, kiểm tra vị trí nằm ngang.

4.3.2. Kiểm tra đối chiếu hiện vật với danh mục phụ kiện kèm theo toàn bộ sơ đồ kỹ thuật, các dụng cụ, phụ tùng dự trữ.

4.3.3. Đánh giá sơ bộ chất lượng chế tạo:

a) Bằng quan sát kiểm tra tình trạng kỹ thuật chung của máy cày, sơ bộ đánh giá chất lượng chế tạo máy cày, phát hiện những hư hỏng và khuyết tật của các chi tiết như cong vênh, biến dạng, chất lượng các mối hàn, chất lượng bu lông, đai ốc…

b) Kiểm tra mức độ hoàn chỉnh của khung bằng cách đo góc tạo thành giữa thanh chịu lực và hướng tiến của cày. Đo các góc tạo thành khung và độ phẳng của các thanh khung.

c) Xác định độ phẳng của khung bằng cách đo khoảng cách từ mặt dưới khung cày đến mặt nền kiểm tra. Đo từ 5 – 7 điểm.

d) Kiểm tra các cạnh sắc lưỡi cày (chảo cày) phải nằm trên cùng một mặt phẳng và các mũi lưỡi cày phải nằm trên cùng một đường thẳng. Đo và ghi lại các sai lệch.

e) Dùng quả dọi xác định độ nghiêng của mặt lăn bánh xe điều chỉnh độ sâu cày so với mặt phẳng đứng dốc, phải xác định rõ nguyên nhân sai lệch (cong trục) lắp ráp không đúng hay do kết cấu của cày.

Kiểm tra độ đảo hướng tâm và dọc trục của bánh xe, dùng một mũi nhọn đưa tới gần vành bánh xe theo hai hướng bán kính và song song với trục bánh xe. Kết quả ghi vào mẫu số 3.

g) Kiểm tra sự hoạt động của các cơ cấu điều chỉnh bằng cách thử thực hiện đối với cày theo đúng hướng dẫn của nhà máy chế tạo. Đánh giá khả năng làm việc và mức độ nhẹ nhàng thuận tiện khi thực hiện các công việc này.

4.3.4. Cân, đo kích thước và vị trí ban đầu của những chi tiết chịu mài mòn nhiều và dễ biến dạng.

a) Đo kích thước của những chi tiết dễ đo như trục, bạc, ổ trục, ổ bi v.v… Cách đo theo TCVN 1773 – 75.

b) Vẽ đường viền quanh và cân với độ chính xác đến 10g các chi tiết có hình dạng phức tạp như lưỡi cày, diệp cày, kết quả cân và đo ghi vào mẫu 2.

c) Dùng thước đo toạ độ xác định vị trí ban đầu của lưỡi diệp trong không gian. Khi đo cho thước di chuyển theo hướng làm với hướng tiến của cày một góc bằng góc tách của cày và cứ cách 5cm đo một trị số. Khi đo lại (kiểm tra kỹ thuật kết thúc) phải đặt thước đúng vị trí đo lần đầu.

d) Duy trì vị trí tương hỗ của các chi tiết chính để xác định những biến dạng có thể xảy ra bằng cách đo khoảng cách giữa những điểm đánh dấu ở trên các chi tiết đó. Thí dụ giữa khung và trụ cày. Độ chính xác đo ± 1mm.

4.3.5. Căn cứ vào hồ sơ kỹ thuật của cày, thẩm tra các thông số chính về kết cấu của cày. Các thông số phải xác định bao gồm các chỉ tiêu về khối lượng, các kích thước của máy cày và các thông số điều chỉnh như góc đặt và góc cắt của chảo cày, góc nghiêng và mức độ giới hạn độ sâu của bánh đuôi điều chỉnh độ sâu.

4.3.6. Trường hợp máy cày để rời thì tiến hành lắp máy cày theo bảng hướng dẫn của nhà máy chế tạo bằng những dụng cụ đồ nghề kèm theo máy cày. Khi lắp máy cày phải kiểm tra:

a) Sự thuận tiện của việc lắp ráp và thay thế các chi tiết quan trọng. Khả năng lắp lẫn của các chi tiết máy với các phụ tùng dự trữ kèm theo máy.

b) Chất lượng gia công của các chi tiết và chất lượng lắp ráp các cụm máy tương ứng với tài liệu kỹ thuật.

4.3.7. Căn cứ vào những số liệu của đơn vị thiết kế chế tạo và những số liệu đã thu được khi kiểm tra kỹ thuật: thành lập bảng đặc tính kỹ thuật của cày theo mẫu số 1. Trong đó cần xác định rõ kiểu và nhiệm vụ của cày, nêu lên những đặc điểm về mặt kết cấu.

4.3.8. Chụp ảnh máy cày với những dạng sau:

– Dạng chung của máy cày chụp từ hai bên phải và trái.

– Các cụm chi tiết có những đặc điểm về cấu tạo hoặc cải tiến như cơ cấu điều chỉnh máy cày, cơ cấu điều chỉnh bánh đuôi máy cày chảo.

4.4. Tiến hành cày rà trơn với thời gian ít nhất là 5 giờ cày trực tiếp trên ruộng. Sau khi rà trơn tiến hành chăm sóc kỹ thuật theo đúng quy định.

4.5. Tất cả những nhận xét về các sai lệch của cày phát hiện được khi chuẩn bị cày phải ghi vào biên bản kiểm tra kỹ thuật.

4.6. Chia ruộng đã chọn ra làm 3 phần: Để cày thử để đánh giá chất lượng làm việc và để đánh giá năng lượng.

Chiều dài phần ruộng để xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng làm việc và đánh giá năng lượng ít nhất là 100m.

Ở cả hai đầu lô ruộng đều phải chừa giải quay máy có bề rộng ít nhất là 25 m.

Bề rộng của từng phần ruộng phải bằng:

– Để cày thử: 15 bề rộng làm việc toàn bộ của máy cày

– Để đánh giá chất lượng làm việc và đánh giá năng lượng thì ứng với mỗi công thức thí nghiệm (một độ sâu, một số truyền) sẽ lấy bằng sáu bề rộng làm việc toàn bộ của máy cày.

Diện tích của mỗi phần ruộng thí nghiệm bằng tổng số diện tích cần thiết cho các công thức thí nghiệm và tăng thêm 30%.

4.7. Sơ đồ bố trí ruộng thí nghiệm theo hình vẽ.

 

A. Đánh giá chất lượng làm việc của máy cày

B. Đánh giá năng lượng

.. Cọc cao 0,6m

o Cọc cao 1,5m x cọc cao 2m

4.8. Phải xây dựng các bảng đặc điểm của ruộng thí nghiệm bao gồm các chỉ tiêu theo quy định ở bảng 3 khi đánh giá chất lượng làm việc và bảng 4 khi đánh giá năng lượng.

Tiến hành lấy mẫu để xác định đặc điểm ruộng thí nghiệm theo quy định ở điều 3.4.2. và 3.4.3. của tiêu chuẩn này.

Cách xác định độ ẩm, độ chặt theo TCVN 1773 – 75

Xác định độ cỏ dại hoặc rơm rạ bằng cách dùng một khung vuông 1m x 1m đặt tại các điểm lấy mẫu. Cắt sát mặt đất tất cả cỏ dại hoặc tất cả gốc rạ có trong khung, đem cân ngay với độ chính xác tới 50 gam. Tính độ cỏ rạ trung bình cho tất cả các mẫu rồi quy ra cho 1 ha. Ậ túi đựng mẫu phải ghi rõ ngày tháng lấy mẫu, số mẫu, nhãn hiệu cày được thử. Kết quả ghi vào mẫu số 6.

4.9. Tiến hành cày ở trên phần ruộng dành riêng để cày thử. Trong quá trình cày thử phải theo dõi kiểm tra thực hiện những điều chỉnh đảm bảo sao cho cày làm việc ổn định ở chế độ định thử.

5. Tiến hành thử:

5.1. Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng làm việc của cày.

Trước hết cày chuẩn bị 3 đường sát với hai bên hàng cọc tiêu ở giữa ô ruộng thí nghiệm.

Tiến hành đo khoảng cách từ mỗi cọc tiêu nhỏ đến đến mép cắt thẳng đứng của thành luống. Ghi số liệu đo được vào mẫu số 7 ở cột bề rộng trước khi cày. Sau đó theo các chế độ thử đã dự kiến, tiến hành thử chính thức. Khi cày, liên hiệp máy phải đi thật thẳng và máy kéo làm việc ở chế độ cung cấp nhiên liệu lớn nhất.

5.1.1. Xác định vận tốc làm việc của cày bằng cách:

Từng đường cày dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian cần thiết để liên hợp cày đi hết đoạn đường thí nghiệm. Tính vận tốc làm việc của máy ứng với mỗi đường cày vận tốc trung bình của mỗi thí nghiệm.

5.1.2. Sau mỗi đường làm việc, tiến hành đo độ sâu cày bằng thước đo độ sâu. Trước khi đo phải đặt thước thật thẳng đứng và vuông góc với thành luống. Sai số đo ± 1cm. Các số liệu đo được ghi vào mẫu số 7.

Tính độ sâu cày trung bình cho từng đường cày và của cả thí nghiệm.

5.1.3. Xác định bề rộng làm việc bằng cách dùng thước dây đo khoảng cách từ một cọc tiêu nhỏ tới mép cắt thẳng đứng của thành luống vào các giai đoạn trước và sau khi cày. Khi đó phải đặt thước thật thẳng với thành luống. Sai số đo ± 1cm. Các số liệu đo được ghi vào mẫu số 7 ở các cột: bề rộng trước khi cày, bề rộng sau khi cày, đường thứ nhất, đường thứ hai… tương ứng với các cọc quy định. Hiệu số giữa hai lần đo là bề rộng làm việc thực tế của máy cày.

5.1.4. Trên cơ sở những kết quả thu được, tính toán độ bình ổn của máy cày theo độ sâu và bề rộng làm việc thực tế của máy cày.

5.1.5. Góc lật đất cày được đo bằng thước đo góc nghiêng đặt thước thẳng góc với đường cày sao cho mặt đế của thước tiếp tuyến tại điểm giữa mặt cong của thành thỏi đất lật. Đo chính xác tới 1 độ. Tính góc lật trung bình ở từng đường cày và ở các thí nghiệm. Các kết quả đo ghi vào mẫu số 7.

5.1.6. Độ vùi lấp cỏ dại gốc rạ được xác định bằng cách xác định lượng cỏ dại, gốc rạ có ở trên ruộng trước khi cày và còn sót lại chưa bị lấp sau khi cày. Cách xác định theo quy định ở điều 4.8. của tiêu chuẩn này.

Độ vùi lấp cỏ dại gốc rạ được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm lượng cỏ dại, gốc rạ đã bị vùi lấp so với lượng cỏ dại, gốc rạ có trước khi cày. Kết quả ghi vào biểu số 8.

5.1.7. Độ không bằng phẳng của mặt đất cày được xác định bằng cách dùng một thước gỗ dài 2B + 1,5 m (B bề rộng làm việc toàn bộ của máy cày) đã được bào thẳng và khắc vạch đến cm, đặt thẳng góc với phương làm việc của liên hiệp máy trên 2 cọc ngắn. Dùng thước ni vô kiểm tra và điều chỉnh cọc sao cho thước dài nằm trên mặt phẳng ngang. Tiến hành đo khoảng cách từ mặt đất cày tới cạnh dưới của thước. Cứ cách 5cm trên thước dài lại đo một lần. Đo hết bề rộng 2B. Đo chính xác tới 0,5cm.

Trên cơ sở những số liệu thu được: Tính khoảng cách trung bình và độ lệch bình phương trung bình của các khoảng cách. Độ lệch càng nhỏ, biểu thị độ không bằng phẳng mặt đất cày càng nhỏ. Kết quả ghi vào mẫu số 9.

5.1.8. Xác định độ tơi vỡ của lớp đất cày bằng cách đặt thùng lấy mẫu lên mặt ruộng tại các vị trí lấy mẫu. Những thỏi đất nằm dưới thành thùng, nếu quá nửa thể tích của chúng nằm vào phía trong thùng (hay ngoài thùng) thì xem như những thỏi đất ấy nằm trong thùng (hay ngoài thùng). Nhẹ nhàng nhấc các thỏi đất đó lên rồi ấn thùng xuống cho sát tới đáy luống.

Sau đó phân loại số đất trong thùng theo các kích thước:

dmax £ 5cm

5 dmax £ 10cm

10 dmax £ 20cm

20 dmax £ 30cm

dmax > 30cm

Trong đó: dmax – Kích thước lớn nhất của thỏi đất, cm.

Đất sau khi được phân loại thành từng lớp theo quy định trên với độ chính xác đo tới cm, được đem cân với độ chính xác tới ± 50g và xác định tỷ lệ % khối lượng đất ở từng lớp phân loại so với khối lượng chung của cả mẫu. Sau khi đã lấy xong toàn bộ mẫu, tính giá trị trung bình cho cả các mẫu.

Chỉ số đánh giá chất lượng tơi vỡ là kích thước về độ dài của thỏi đất đặc trưng cho kích thước của toàn bộ lớp đất đã cày. Các kết quả cân và tính toán ghi vào mẫu số 10.

Toàn bộ kết quả thử đánh giá chất lượng làm việc của cày ghi vào mẫu số 11.

5.2. Đánh giá năng lượng.

5.2.1. Đánh giá năng lượng theo các chỉ tiêu quy định ở bảng 4 bằng cách đo lực cản của đất đối với cày khi làm việc ở trên ô ruộng đã dành riêng để thực hiện công việc này.

5.2.2. Tuỳ theo yêu cầu thử, sử dụng thiết bị Ten Sơ hoặc khung đo lực chuyên dùng cùng với lực kế tự ghi.

5.2.3. Tiến hành cày chuẩn bị như quy định ở điểm 5.1. của tiêu chuẩn này. Sau đó để liên hiệp máy đứng ở đầu đường cày cách cọc chuẩn đầu tiên ít nhất là 5m. Chọn một bộ phận nào đó của máy kéo (két nước, pha đèn trước…) làm vật chuẩn. Cho máy kéo đi vào ô thí nghiệm máy kéo phải đi thật thẳng và luôn song song với hàng cọc chuẩn ở đầu và ở cuối mỗi đoạn đường thí nghiệm thì theo hiệu lệnh chung sẽ điều khiển cho bộ phận ghi lực của lực kế hoạt động hay ngừng làm việc, đồng thời cũng bấm đồng hồ xác định thời gian bắt đầu và kết thúc thí nghiệm. Theo sơ đồ bố trí thí nghiệm thì chỉ cho lực kế làm việc ở 40m đầu và 40m cuối của đường thí nghiệm.

5.2.4. Trên mỗi đồ thị khi xác định lực cản kéo của cày phải ghi rõ: ngày, tháng, nhãn hiệu và số hiệu cày, công thức thí nghiệm, số đường thí nghiệm, hướng đi (xuôi, ngược) số lực kế, cỡ lò xo…..

5.2.5. Cùng với việc đo lực cản kéo của cày, thời gian thí nghiệm, còn phải đo bề rộng làm việc và độ sâu cày. Cách đo theo đúng quy định ở điểm 5.2.2. và 5.1.3. của tiêu chuẩn này.

Theo các số liệu thu được, ứng với từng công thức thí nghiệm tiến hành tính toán các chỉ tiêu đánh giá năng lượng đối với cày các kết quả ghi vào mẫu số 12.

5.3. Đánh giá công nghệ sử dụng

5.3.1. Khi tiến hành đánh giá công nghệ sử dụng phải xác định các chỉ tiêu quy định ở bảng 5

5.3.2. Tiến hành các kíp kiểm tra và theo lõi chung trong sản xuất đại trà phải thực hiện đầy đủ những quy định ở điểm 2.8.7.; 2.8.8.; 2.8.11.; 2.8.12.; 2.8.13. của TCVN 1773 – 75.

5.3.3. Trong quá trình thử phải theo dõi chất lượng làm việc của cày theo đúng yêu cầu nông học.

5.3.3.1. Độ sâu cày, bề rộng làm việc phải được kiểm tra đo vào lúc bắt đầu cày (sau khi đã điều chỉnh cày đạt độ sâu quy định) ở giữa và cuối kíp cày cũng như trong tất cả các trường hợp phát hiện thấy có sai lệch về độ sâu và bề rộng. Cách đo theo quy định ở điểm 3.1.2. và 3.1.3. của tiêu chuẩn này.

5.3.3.2. Hiện tượng dính bám đất, kẹt cây cỏ dại, gốc rạ được xác định trong điều kiện công nghệ sử dụng bị phá huỷ. Khi đó cần ghi rõ điều kiện thử (độ ẩm, độ chặt, độ cứng của đất, độ cỏ rạ và các điều kiện khác) và tốc độ làm việc của liên hiệp máy, m/s (km/h).

a) Độ ùn đất trước lưỡi cày được xác định bằng cách quan sát lượng đất, cây cỏ dại, gốc rạ ùn trước lưỡi máy cày và theo dõi thời gian bị ùn. Lớp đất và cây cỏ bị ùn được đánh giá theo các tính chất “nhỏ” “trung bình” “lớn” “tạm thời” hay “lâu dài”. Mức độ ùn tạm thời được đánh giá theo số lần bị ùn nhưng tự gỡ được ở trên một đường cày. Khi cày bị vướng hoàn toàn, lớp đất ùn không thể tự gỡ ra được và cày không thể làm việc bình thường được thì tiến hành đo khoảng cách giữa hai lần ùn vướng liên tiếp và xác định rõ những lưỡi nào bị vướng, do nguyên nhân nào gây nên (cây cỏ, độ ẩm của đất…). Xác định số lần vướng trên 1 ha và thời gian cần thiết để làm sạch đất ùn trên lưỡi máy cày trong 1 ha.

b) Quan sát đánh giá mức độ bám dính đất trên các bề mặt làm việc của cày. Phân ra làm 3 mức độ:

– Dính bám cục bộ, khi diện tích bị đất bám chiếm 30% toàn bộ bề mặt làm việc của máy cày.

– Dính bám trung bình, khi diện tích bị đất bám chiếm từ 30 đến 50%.

– Dính bám hoàn toàn khi diện tích bị đất bám chiếm trên 50%.

Khi được coi là bị bám dính sau khi đã nâng hạ cày 1 – 3 lần mà đất vẫn còn bám chặt vào các bề mặt làm việc.

Các số liệu quan sát được ghi vào mẫu số 13. Tiến hành chụp ảnh các trường hợp ùn vướng và bám dính đặc trưng.

5.3.4. Sau mỗi kíp làm việc phải tiến hành đo khối lượng công việc đã làm được ở trong kíp và nhiên liệu đã tiêu thụ.

5.3.5. Trong quá trình thử phải theo dõi, ghi chép vào bản quan sát cày làm việc (theo biểu 10 phụ lục 2 TCVN 1773 – 75) những ưu nhược điểm của máy cày phát hiện được khi sử dụng lâu dài.

5.4. Đánh giá độ bền.

5.4.1. Đánh giá độ bền theo các chỉ tiêu quy định ở bảng 5 được tiến hành đồng thời với đánh giá công nghệ sử dụng, đánh giá bằng cách thực hiện việc kiểm tra kỹ thuật trong khi thử và kiểm tra kỹ thuật kết luận.

5.4.2. Kiểm tra kỹ thuật trong quá trình thử.

5.4.2.1.Kiểm tra và phân tích nguyên nhân các chi tiết của máy cày bị hư hỏng.

Xác định những đặc tính và nguyên nhân hư hỏng, mòn gẫy nhanh của các chi tiết bằng cách kiểm tra, quan sát những chi tiết máy bị hỏng và chi tiết lắp ghép với chúng. Phân tích các điều kiện, chế độ, thời gian làm việc của các chi tiết máy và khi cần thiết thì đưa kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm về vật liệu và chất lượng chế tạo.

5.4.2.2. Kiểm tra các chỗ nối ghép: Xác định độ vững chắc của các chỗ nối ghép bằng các bu lông đai ốc bằng cách kiểm tra xiết chặt lại, xác định theo số lần phải xiết lại chỗ nối lắp trong quá trình thử. Mức độ bền chắc của các mối hàn.

5.4.2.3. Phải thống kê ghi chép đầy đủ vào bảng, quan sát theo dõi cày làm việc (biểu 10 phụ lục 2 TCVN 1773 – 75) những trường hợp hư hỏng, gẫy, vỡ, mòn nhanh của các chi tiết. Mô tả đầy đủ tính chất, nguyên nhân hư hỏng, thời gian, điều kiện làm việc của các chi tiết, những biện pháp và thời gian cần thiết để khắc phục.

5.4.2.4. Trường hợp phải thay thế những chi tiết bị mòn nhiều, (hết khả năng làm việc trước khi kết thúc thời hạn làm việc của máy cày ở trong điều kiện sản xuất) phải tiến hành đo lại kích thước của chúng theo đúng sơ đồ xác định hao mòn và ghi rõ số lượng diện tích đất đã cày được. Các chi tiết mới khi đưa vào thay thế các chi tiết hao mòn thì cũng phải tiến hành đo kích thước ban đầu.

5.4.3. Kiểm tra kỹ thuật lần cuối cùng sau khi kết thúc thử được thực hiện với toàn bộ máy cày và đặc biệt đối với các chi tiết trong quá trình làm việc chịu tải lớn và bị mài mòn nhiều.

5.4.3.1. Tiến hành đánh giá tình trạng kỹ thuật chung của từng chi tiết, từng cụm và của toàn bộ máy cày bằng cách quan sát đo đạc kiểm tra đối chiếu so sánh các chỉ tiêu kết cấu của máy cày trước và sau khi thử.

5.4.3.2. Thành lập bảng thống kê về số lượng và đặc điểm những thiếu sót về mặt chế tạo và kết cấu của các chi tiết bị gẫy, mòn, biến dạng…trong thời gian thử theo mẫu số 4.

5.4.3.3. Xác định độ hao mòn và mức độ phù hợp với thời gian quy định làm việc của các chi tiết quan trọng bằng cách kiểm tra đo đạc và so sánh kết quả nhận được với những số liệu quy định của nhà máy và của sử dụng về độ bền cho phép về mức độ loại cỏ.

5.5. Đánh giá kinh tế.

5.5.1. Cơ sở để xác định các chỉ tiêu đánh giá kinh tế đối với máy cày bao gồm:

– Các kết quả thử đánh giá công nghệ sử dụng và độ bền ở trong đại trà sản xuất.

– Định mức kinh tế kỹ thuật hiện đang áp dụng ở cơ sở sản xuất đối với khâu cày.

– Các quy định hiện hành về các chế độ khấu hao đối vói máy cày.

5.5.2. Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế sử dụng máy cày mới, phải được ghi vào mẫu số 15.

6. Các công thức tính toán.

6.1. Đánh giá chất lượng làm việc của cày.

6.1.1. Độ ẩm và độ chặt của đất theo TCVN 1773 – 75.

6.1.2. Độ cỏ rạ trung bình (G), kg/ha.

G = GTB x 10.000.

 

Trong đó:

Gt1 – Giá thành cày 1 ha bằng máy cày cũ, đồng/ha

Gt2 – Giá thành cày 1 ha bằng máy cày mới, đồng/ha

Mn – Số ha cày được hàng năm theo định mức của cơ sở sản xuất, ha/năm.

7. Thành lập biên bản thử.

7.1. Trình bày đặc tính kỹ thuật của máy cày gồm việc mô tả vắn tắt những đặc điểm cấu tạo của máy cày những yêu cầu kỹ thuật sử dụng, các điều kiện làm việc của máy cày trong thời kỳ thử, kèm theo các bảng số liệu, sơ đồ và ảnh chụp.

7.2. Trình bày các kết quả thử trên ruộng thí nghiệm bao gồm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng làm việc của máy cày đối chiếu so sánh với yêu cầu kỹ thuật nông học, phân tích nhận xét những chỉ tiêu đó.

7.3. Trình bày các kết quả đánh giá năng lượng của máy cày, phân tích nhận xét các chỉ tiêu đó.

7.4. Trình bày các kết quả thử máy cày trong điều kiện sản xuất. Đánh giá phân tích các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của máy cày thể hiện trong điều kiện sản xuất và giá thành làm đất của máy cày, đối chiếu với các điều kiện cụ thể của địa phương.

7.5. Trình bày các kết quả kiểm tra kỹ thuật bao gồm những nhận xét đánh giá kết cấu của máy cày, chất lượng chế tạo lắp ráp, khả năng làm việc chắc chắn trong sử dụng lâu dài, mức độ hao mòn, biến dạng hư hỏng của các chi tiết.

Những nhận xét về các điều kiện chăm sóc kỹ thuật cho máy cày, các điều kiện an toàn lao động, điều kiện sử dụng máy cày.

7.6. Căn cứ vào những kết quả thu được khi thử máy cày, sẽ đánh giá mức độ phù hợp với yêu cầu nông học, phù hợp với nhiệm vụ kỹ thuật khi thiết kế máy cày.

Phân tích so sánh với những máy cày tương tự hiện đang sử dụng trong sản xuất. Nêu lên những khả năng phạm vi và mức độ sử dụng máy cày trong điều kiện sản xuất cụ thể.

Những kết luận đối với mẫu máy cày này, sau khi thử ( nhập hay không, có tiếp tục sản xuất hay đình chỉ vv… ).

 

PHỤ LỤC

CÁC BIỂU MẪU GHI KẾT QUẢ THỬ

Mẫu số 1

Đặc tính kỹ thuật của cày………………………………………

(Kiểu, nhãn hiệu, số)

Cơ sở thiết kế………………………………..

Cơ sở chế tạo………………………………..

Địa điểm và thời gian thử

Danh mục các chỉ tiêu

Số liệu thiết kế

Số liệu kiểm tra

1. Liên hợp với máy kéo

2. Kích thước phủ bì của liên hợp máy mm

a) Ở vị trí vận chuyển

Dài

Rộng

Cao

b) Ở vị trí làm việc

Dài

Rộng

Cao

3. Kích thước phủ bì của máy cày

Dài

Rộng

Cao

4. Số lượng thân cày (chảo cày)

5. Bề rộng làm việc toàn bộ, cm

6. Bề rộng làm việc của một xá cày, cm

7. Dạng bề mặt làm việc của diệp cày (chảo cày)

8. Chiều cao từ mặt phẳng tựa của thân cày đến mặt dưới khung cày, mm

9. Khoảng cách giữa hai mũi lưỡi cày (chảo cày)

a) Theo hướng tiến của máy cày

b) Theo hướng thẳng góc với hướng tiến

c) Theo hướng thẳng góc với mặt chảo cày

10. Góc giữa thanh chịu lực và hướng tiến, độ

11. Góc tách của lưỡi cày

12. Các giới hạn điều chỉnh các bộ phận làm việc

a) Độ sâu cày, cm

b) Các góc của bánh đuôi máy cày

c) Góc đặt chảo cày, độ

d) Góc cắt của chảo cày, độ

…………………………………………

13. Khối lượng toàn bộ của máy cày, kg

14. Phân bố khối lượng trên các điểm tựa của máy kéo, kg

a) Bánh trước

b) Bánh sau

15. Bán kính vòng nhỏ nhất của liên hiệp máy, m.

a) Theo vết bánh phía ngoài

b) Theo điểm ngoài cùng (xa tâm quay nhất)

16.Tốc độ làm việc trung bình, km/h

17. Năng suất giờ làm việc trung bình

18. Các chỉ tiêu khác

…………………….

…………………….

 

 

 

Mẫu số 2

Biểu đo kích thước các chi tiết

Máy cày (nhãn hiệu, kiểu, số)

Cơ sở thiết kế:

Cơ sở chế tạo:

Địa điểm và thời gian thử:

Chi tiết đã làm viêc ha

Tên chi tiết

Thời điểm đo

Mặt đo

Kích thước hoặc góc độ (mm) và (độ)

Khối lượng, kg

a1

a2

a3

a4

 

Trước khi thử

I – I

II – II

 

 

 

 

 

Sau khi thử

I – I

II – II

 

 

 

 

 

Hao mòn

 

 

 

 

 

 

 

 

Người thực hiện

 

Mẫu số 3

Kết quả xác định độ đảo của bánh xe

Máy cày (nhãn hiệu, kiểu, số)

Cơ sở thiết kế:

Cơ sở chế tạo:

Ngày và địa điểm thử:

Số TT

Các chỉ tiêu

Trị số

1

2

3

4

 

 

5

Đường kính, cm

Chiều rộng vành bánh, cm

Dạng mặt cắt của vành

Độ đảo dọc trục, mm

– Trước khi cày

– Sau khi cày…………..ha

Độ đảo theo bán kính, mm

– Trước khi cày

– Sau khi cày…………..ha

 

 

 

Người thực hiện

 

Mẫu số 4

Bảng tổng hợp những chi tiết hư hỏng phải sửa chữa hoặc thay thế trong quá trình thử máy cày…

(Nhãn hiệu, kiểu, số)

Địa điểm thử:

Cơ sở thiết kế:

Cơ sở chế tạo:

Ngày tháng

Tên chi tiết máy

Số danh điểm của chi tiết máy

Khối lượng công việc đã làm được, ha

Đặc điểm hao mòn và hư hỏng

Nguyên nhân của hao mòn và hư hỏng chế tạo sử dụng

Chi phí thời gian để khắc phục những hư hỏng (sửa chữa thay thế), giờ

Thời gian dừng liên hiệp máy, giờ

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người thực hiện

 

Mẫu số 5

Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra kỹ thuật

Máy cày (Nhãn hiệu, kiểu, số)

Cơ sở thiết kế

Cơ sở chế tạo:

Địa điểm và thời gian thử

Tên các chi tiết và các cụm máy

Nhận xét đánh giá về kết cấu và chất lượng chế tạo

Nguyên nhân hỏng và sai lệch

 

 

 

 

 

 

 

Người thực hiện

 

Mẫu số 6

Xác định độ cỏ rạ

Máy cày (nhãn hiệu, kiểu)

Ngày và địa điểm thử:

Đặc điểm ruộng thí nghiệm:

Độ cỏ rạ của ruộng thí nghiệm, kg

Mẫu 1

2

3

4

5

6

7

8

9

Trung bình 9 mẫu

Trên 1 ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người thực hiện

 

Mẫu số 7

Bảng ghi bề rộng làm việc, độ sâu cày và góc lật đất

Máy cày ( kiểu và nhãn hiệu)… Máy kéo ( nhãn hiệu)….

Ngày và địa điểm thử……… Đặc điểm ruộng thí nghiệm…

Độ sâu cày điều chỉnh, cm Tốc độ làm việc, km/h

Số thứ tự cọc tiêu

Bề rộng trước khi cày, cm

Bề rộng sau khi cày đường thứ nhất, cm

Bề rộng làm việc, cm

Độ sâu cày, cm

Góc lật đất, độ

Bề rộng sau khi cày đường thứ 2, cm

Bề rộng làm việc, cm

Độ sâu cày, cm

Góc lật đất, độ

Bề rộng sau khi cày đường thứ n, cm

Bề rộng làm việc, cm

Độ sâu cày, cm

Góc lật đất, độ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Góc lật đất trung bình, độ

Bề rộng làm việc trung bình, cm

Độ sâu cày, trung bình, cm

Hệ số biến động, (m), %

Độ lệch trung bình (s), cm

Chú thích: Cột 4 = C3 – C2; C8 = C7 – C3…

 

 

Người thực hiện

 

Mẫu số 8

Bảng xác định độ vùi lấp cỏ dại, gốc rạ

Máy cày (nhãn hiệu, kiểu)

Ngày và địa điểm thử:

Độ sâu cày, cm Tốc độ làm việc, km/h

Độ cỏ rạ trước khi cày, kg/ha….

Độ cỏ rạ sau khi cày kg/ha

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Mẫu 4

Mẫu 5

Trung bình 5 mẫu

Trên 1 ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người thực hiện

 

Mẫu số 9

Bảng xác định độ không bằng phẳng của mặt đất cày

Các số đo

Khoảng cách từ mặt đất cày tới cạnh dưới của thước

Vị trí đo

1

2

3

4

5

1

2

3

.

.

n

 

 

 

 

 

Tổng cộng

Trung bình

 

Độ không bằng phẳng trung bình, cm

 

 

Người thực hiện

 

Mẫu số 10

Bảng ghi số liệu xác định độ vỡ của lớp đất cày

Máy cày ( kiểu, nhãn)

Ngày và địa điểm thử… Đặc điểm ruộng thí nghiệm…

Độ sâu cày, cm… Tốc độ làm việc, km/h

Số thứ tự

Khối lượng toàn bộ, kg

Độ vỡ của đất khi phân loại theo kích thước

Kích thước đặc trưng, cm

Ghi chú

5 cm

5d

10 cm

10d

20 cm

20d

30 cm

d 30cm

Khối lượng

Tỷ lệ %

kg

%

kg

%

kg

%

kg

%

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung bình

 

 

 

Người thực hiện

 

Mẫu số 11

Bảng tổng hợp kết quả thử đánh giá chất lượng làm việc của máy

Danh mục các chỉ tiêu

Máy cày được thử

Máy cày so sánh

1. Đặc điểm của điều kiện thử:

Ngày tháng

Địa điểm thử

Máy cày (nhãn hiệu, kiểu số)

Cơ sở thiết kế, chế tạo

Liên hợp với máy kéo: (nhãn hiệu)

Loại đất và thành phần cơ giới

Địa hình

Vi địa hình

Độ ẩm của đất ở các lớp đất, (cm), %

0 – 5 cm

5 – 10

10 – 20

Độ chặt của đất ở các lớp đất (cm) N/m2

0 – 10

10 – 20

20 – 30

Độ cỏ dại, rơm rạ, kg/ha

Chiều cao cỏ dại, rơm rạ, cm

Loại cây trồng vụ trước

2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng làm việc.

Tốc độ làm việc của cày, km/h

Độ sâu cày trung bình, cm

Độ lệch trung bình, ± cm

Hệ số biến động, %

Bề rộng làm việc trung bình, cm

Độ lật đất cày trung bình, ± cm

Hệ số biến động, %

Độ lật đất cày trung bình, độ

Độ vùi lấp cỏ dại, gốc rạ, %

Độ không bằng phẳng của mặt đất cày, ± cm

Độ tơi vỡ của lớp đất cày:

– Kích thước đặc trưng của thỏi đất, cm

– Tỷ lệ khối lượng đất có kích thước 0 – 5 cm, %

 

 

 

 

Người thực hiện

 

Mẫu số 12

Các chỉ tiêu đánh giá năng lượng

Danh mục các chỉ tiêu

Giá trị của chỉ tiêu

Máy cày so sánh

Máy cày so sánh

Ngày tháng

Địa điểm thử

Máy cày (nhãn hiệu, kiểu, số)

Cơ sở thiết kế, chế tạo

Liên hiệp với máy kéo (nhãn hiệu)

1. Điều kiện thử

Độ ẩm của đất ở các độ sâu, %

Độ chặt của đất ở các độ sâu, N/m2 (kgl/cm2)

2. Chế độ thử

Số truyền làm việc của máy kéo

Tốc độ chuyển động của liên hợp máy, km/h

Độ sâu cày trung bình, cm

Bề rộng làm việc của máy cày, cm

3. Các chỉ tiêu đánh giá:

Lực cản kéo của cày, N ( kgl)

Công suất cản kéo, kw ( mã lực)

Lực cản riêng, N/m2 (kg/cm2

 

 

 

 

Người thực hiện

 

Mẫu số 13

Bảng tổng hợp theo dõi làm việc trong điều kiện sản xuất của máy cày

(kiểu, nhãn hiệu, số)

Danh mục các chỉ tiêu

Giá trị các chỉ tiêu trong các kíp

Kíp 1

Kíp 2

Kíp 3

Kíp n

Tổng cộng

Số thứ tự bản quan sát

Ngày quan sát

Kíp làm việc

Địa điểm làm việc

Máy kéo (kiểu, nhãn hiệu)

Loại đất và thành phần cơ giới

Địa hình

Tình hình canh tác vụ trước

Tình trạng mặt ruộng

Bề rộng làm việc của máy cày, cm

Độ sâu canh tác, cm

Tốc độ làm việc km/h

Diện tích đã cày được, ha

Nhiên liệu tiêu thụ trong kíp, kg

Thời gian làm việc trong kíp, giờ

Thời gian làm việc thuần tuý, giờ

Thời gian quay vòng, giờ

Thời gian di chuyển chạy không, giờ

Thời gian dừng do cày, giờ

– Dừng để xiết chặt

– Bôi trơn

– Gẫy, biến dạng, sửa chữa…

– Các nguyên nhân khác…

Thời gian dừng do máy kéo

Dừng do nguyên nhân tổ chức

Dừng do thời tiết

 

 

 

 

 

 

 

Người thực hiện

 

Mẫu số 14

Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá công nghệ sử dụng và độ bền

Danh mục các chỉ tiêu

Máy cày được thử

Máy cày so sánh

Tổng diện tích đất đã cày được, ha

Tổng thời gian làm việc kíp, giờ

Tổng thời gian làm việc thuần tuý, giờ

Các thành phần thời gian kíp *

Tổng thời gian dừng để khắc phục những hư hỏng của máy cày, giờ

Tổng thời gian vi phạm quá trình sản xuất (khắc phục, ùn vướng,….) giờ

Tổng số nhiên liệu đã tiêu thụ, kg

Năng suất giờ thuần tuý, ha/giờ

Năng suất giờ làm việc, kíp, ha/giờ kíp

Năng suất kíp, ha/kíp

Xuất tiêu thụ nhiên liệu, kg/ha

Hệ số sử dụng thời gian làm việc,

Hệ số tin cậy của quá trình sản xuất

Hệ số chăm sóc kỹ thuật

Hệ số bền vững sử dụng (chắc chắn, ít hỏng)

Chi phí thời gian để khắc phục hư hỏng cho 1 ha đất cày được, phút/ha

Chi phí kim loại riêng:

Cho một mét bề rộng làm việc của cày, kg/m

Cho 1 đơn vị diện tích trong 1 giờ làm việc thuần tuý, kg giờ/ha

 

 

 

 

Người thực hiện

 

* Xác định các thành phần thời gian kíp chỉ thực hiện đối với những kíp kiểm tra.

 

Mẫu số 15

Bảng tổng hợp các số liệu đánh giá kinh tế đối với máy cày (nhãn hiệu, kiểu, số)

Danh mục các chỉ tiêu

Máy cày được thử

Máy cày so sánh

Tổng diện tích đã cày được, ha

Tổng chi phí lao động để cày được số diện tích trên, người/h

Tổng chi phí trực tiếp, đồng

– Toàn bộ lương công nhân trong thời gian thử, đồng

– Chi phí nhiên liệu trong cả thời gian thử, đồng

– Chi phí dầu mỡ bôi trơn trong cả thời gian thử, đồng

– Toàn bộ chi phí cho sửa chữa, chăm sóc kỹ thuật…cho máy cày trong cả thời gian thử, đồng

Khấu hao cơ bản, đồng

Tiết kiệm lao động hàng năm do sử dụng cày mới, người, giờ

Hiệu quả kinh tế hàng năm do sử dụng cày mới, đồng

 

 

 

 

Người thực hiện

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *