Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5329:1991

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN5329:1991
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 30/03/1991
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Điện - điện tử
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5329:1991 về Máy thu hình màu – Phân loại, thông số cơ bản và yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6098-2:2009 (IEC 60107-2:1997) về Phương pháp đo máy thu hình dùng trong truyền hình quảng bá – Phần 2: Đường tiếng – Phương pháp đo chung và phương pháp đo dùng cho các kênh đơn âm .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5329:1991 về Máy thu hình màu – Phân loại, thông số cơ bản và yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5329-91

MÁY THU HÌNH MÀU

PHÂN LOẠI, THÔNG SỐ CƠ BẢN VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT

Color television

Recetvers Classification Parameters and technical requirements.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các máy thu hình màu (sau đây gọi là máy thu hình) dùng để thu và tái hiện hình ảnh âm thanh theo chương trình truyền hình phát theo hệ CCIR/ĐK (CIRT) hoặc CCIR/N.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các máy thu hình để thu các chương trình truyền hình của các hệ khác, máy thu hình công nghiệp và máy thu hình dành cho các mục đích đặc biệt.

1. PHÂN LOẠI

Tùy theo các đặc tính kỹ thuật (các thông số, mức chỉ tiêu và các yêu cầu sử dụng) máy thu hình được chia làm 2 loại:

– Loại cố định có kích thước đường chéo màn hình không nhỏ hơn 40 cm (tương đương với 16 inch).

– Loại lưu động có kích thước đường chéo màn hình không lớn hơn 44 cm (tương đương với 17 inch).

2. THÔNG SỐ CƠ BẢN

2.1. Các thông số cơ bản của máy thu hình đo theo TCVN 5330-91 phải phù hợp với quy định ở bảng 1.

Các thông số này đo ở điều kiện môi trường khí hậu chuẩn, theo TCVN 1966-77 với điện áp nguồn cung cấp sai lệch không vượt quá 2% và sai lệch về tần số không vượt quá 1 Hz.

Bảng 1

Thông số

Mức quy định của máy thu hình

Loại cố định

Loại lưu

1

2

3

1. Độ nhạy của kênh hình, µV (dB/mW) không lớn hơn:

 

 

a) Bị hạn chế bởi nhiễu:

– Dải I – III

– Dải IV – V

 

70 (- 72)

100 (-69)

b) Bị hạn chế bởi đồng bộ quét:

– Dải I – III

– Dải IV – V

 

70 (- 75)

70 (- 72)

2. Độ chọn lọc, dB, không nhỏ hơn

a) Ở tần số cách xa sóng mang hình:

 

 

– Tại điểm thấp hơn sóng mang hình 1,5 MHz

40

30

– Tại điểm thấp xa hơn 1,5 MHz

38

28

– Tại điểm cao hơn sóng mang hình 8 MHz

45

30

– Tại điểm cao xa hơn 8 MHz

Giảm đi 6 db/ MHz

– Ở tần số cao hơn sóng mang hình 6,5 MHz:

 

 

Đối với máy thu có kênh để truyền âm thanh phụ thêm

26

Đối với máy thu không có kênh truyền âm thanh phụ thêm, thì nằm trong dải

Từ 14 đến 26

b) Ở kênh tần số ảnh:

 

– Dải I

40

– Dải II – III

50

– Dải IV – V

60

c) Ở kênh tần số ảnh:

 

– Dải I – III

45

– Dải IV – V

30

3. Hệ số phản xạ đầu và ănten không lớn hơn:

 

– Dải I – III

0,6

– Dải IV – V

0,75

4. Hiệu quả AGC của tín hiệu chói ở đầu ra khi thay đổi mức sóng vô tuyến ở đầu vào từ 0,2 đến 50 aV, dB, không lớn hơn:

3

5. Mức tín hiệu vào lớn nhất cho phép, mV, (dB/mW), không nhỏ hơn

87 (- 10)

6. Hệ số méo không đường thẳng, không lớn hơn:

 

a) Tín hiệu ở kênh chói

± 10

b) Tín hiệu ở kênh màu

± 10

7. Chỉ số K của xung 2T, %, không lớn hơn

7

Phạm vi sai lệch cho phép của đặc tuyến xung

Theo hình 1

7.2. Tỷ số biên độ giữa xung 2T và biên độ xung vuông tần số dòng (dải 2T), %, trong khoảng:

Từ 80 đến 130

7.3. Độ không đồng đều tương đối phần thẳng của xung vuông, %, không lớn hơn:

 

– Tần số dòng (dải 2T)

7

– Tần số mặt

7

7.4. Đặc tuyến quá độ ở khoảng thời gian nhỏ:

 

Dải thông tần của đặc tuyến quá độ

 

Theo H. 2

8. Đặc tuyến quá độ của kênh màu:

 

a) Khi đưa tín hiệu sọc màu: 100/0/25/0

 

 

Độ rộng sườn trước, Ms, không lớn hơn

 

Đối với tín hiệu R-Y

0,8

Đối với tín hiệu B-Y

0,6

Đỉnh xung, %, không lớn hơn

10

9. Sai lệch thời gian của tín hiệu kênh chói và kênh màu, năng suất, không lớn hơn:

± 150

± 200

10. Thời gian quét ngược đối với chu kỳ quét, không lớn hơn:

 

– Quyét mặt

5

– Quét dòng

20

11. Méo không đường thẳng của ảnh, % không lớn hơn:

 

– Theo chiều ngang

± 7

– Theo chiều dọc

± 7

12. Méo hình học của ảnh, %, không lớn hơn

 

 

Loại méo “gối”, méo “hình trống” méo “hình thang” và “hình bình hành”

2,5

3,0

13. Méo nền do lưới điện không hình sin

 

 

a) Méo hình học, %, không lớn hơn

0,2

b) Méo do chói, dB, không lớn hơn

40

14. Khả năng phân giải các đường quét không nhỏ hơn :

 

Đối với máy thu có đường chéo màn hình từ 61 cm trở lên

 

– Theo chiều ngang

500-50

– Theo chiều dọc

550-50

Đối với máy thu có đường chéo màn hình từ 51-40 cm

 

 

– Theo chiều ngang

500-50

– Theo chiều dọc

500-50

Đối với máy thu có đường chéo màn hình từ 36-31 cm

 

 

– Theo chiều ngang

350-50

– Theo chiều dọc

450-50

Đối với máy thu có đường chéo màn hình nhỏ hơn 30 cm:

 

 

– Theo chiều ngang

300-50

– Theo chiều dọc

350-50

15. Cân bằng trắng của màn hình so với màu trắng cơ bản không lớn hơn:

 

 

– Ở chế độ tĩnh

x = 0,045

y = 0,040

– Ở chế độ động

x = 0,040

y = 0,050

16. Độ không đồng màu của cả màn hình không lớn hơn:

 

– Màu trắng

x = 0,035

y = 0,035

– Màu đỏ

x = 0,050

y = 0,050

– Màu lục

x = 0,050

y = 0,050

– Màu lam

x = 0,050

y = 0,050

17. Độ hội tụ màu

Theo TL đã được duyệt

18. Độ tương phản ở các phần màn hình

 

19. Độ nhậy kênh âm thanh bị giới hạn bởi tạp âm, µV, (dB/mW), không lớn hơn

 

– Dải I – III

55 (-74)

– Dải IV – V

110 (-68)

20. Mức can nhiễu của tín hiệu hình vào kênh âm thanh dB, không lớn hơn

– 40

-30

21. Hệ số méo tín hiệu âm thanh ở công suất danh định, %, không lớn hơn

3

5

22. Công suất ra danh định của kênh âm thanh, W, không nhỏ hơn:

 

 

Đối với máy thu có đường chéo màn hình nhỏ hơn và bằng 51 cm thì không nhỏ hơn

1,0

23. Mức tạp âm do âm thanh, dB, không lớn hơn

40

24. Bảo vệ đầu vào máy thu hình khi thu trực tiếp, dB, không nhỏ hơn:

 

– Dải I

– Dải II – III

50

40

25. Mức thanh ép trung bình, dB không nhỏ hơn

72

26. Dải thông âm thanh theo thanh ép ở độ không đồng đều 14 dB, Hz không hẹp hơn

80-12500

Đối với máy thu hình có đường chéo màn hình nhỏ hơn và bằng 51cm thì không được hẹp hơn, Hz.

100-10000

 

Hình 1. Phạm vi cho phép sai lệch của đặc tính xung

Hình 2. Phạm vi cho phép sai lệch của đặc tính quá độ

Tọa độ các điểm uốn giới hạn phạm vi cho phép sai lệch

Thời gian

µs

Giá trị giới hạn của đặc tính xung

Nhỏ nhất

Lớn nhất

– 0,664

-7

+7

– 0,332

-14

+14

– 0,166

-28

+28

– 0,116

– 0,112

+50 ; +100

+ 0,112

+100 ; 150

+ 0,116

+ 0,166

-28

+28

+ 0,332

-14

+14

+ 0,664

-7

+7

Tọa độ các điểm uốn giới hạn của phạm vi sai lệch cho phép

Thời gian, µs

Giá trị giới hạn của đặc tính quá độ đối với máy thu hình

Nhỏ nhất

Lớn nhất

– 1,1

– 5

+ 5

– 0,5

– 5

+ 5

– 0,3

– 10

– 0,2

– 0,15

– 25

– 0,08

– 0,07

+ 15 ; + 120

+ 0,07

– 25

+ 85

+ 0,08

+ 0,2

+ 120

+ 0,5

+ 95

+ 105

+ 1,1

+ 95

+ 105

3. YÊU CẦU KỸ THUẬT

3.1. Máy thu hình khi chế tạo phải phù hợp với các thông số và yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này.

3.2. Kích thước và hình dáng của máy thu hình phải phù hợp với các mẫu đã được xét duyệt.

3.3. Máy thu hình phải làm việc an toàn và ổn định trong điều kiện khí hậu phù hợp với TCVN 1443-82.

3.4. Các chi tiết làm bằng kim loại của máy thu hình phải được mạ bảo vệ sơn bảo vệ, phần vỏ không có vết sước hoặc hoen ố.

3.5. Máy thu hình phải có kết cấu vững chắc, các ốc vít phải chặt, để khi vận chuyển không được lỏng hay biến dạng.

3.6. Máy thu hình khi dùng nguồn điện lưới xoay chiều, tần số 50Hz, phải phù hợp với các cấp điện áp: 110, 127 và 220 V với sai lệch cho phép: %. Khi dùng nguồn một chiều theo tiêu chuẩn cho từng loại cụ thể.

3.7. Máy thu hình phải thỏa mãn các yêu cầu quy định trong bảng 2.

Bảng 2

Tên các chức năng

Máy thu hình

Loại cố định

Loại lưu động

1. Tự động điều chỉnh tần số dao động (có khả năng điều chỉnh bằng tay)

C

K

2. Tự động ngắt kênh màu khi thu tín hiệu đen trắng

C

C

3. Ổn định làm việc của hệ thống đồng bộ màu

C

C

4. Khả năng điều chỉnh âm sắc

C

K

5. Khả năng nối ghi âm vào máy để ghi phần tiếng

C

K

6. Khả năng nối với đầu video

C

K

7. Khả năng nối thêm với tai nghe

K

C

8. Có đầu cắm anten ngoài

C

C

9. Có tay xách để vận chuyển khi sử dụng

K

C

Chú thích : – C: nhất thiết phải có

                  – K: không nhất thiết phải có.

3.7. Cấu trúc của máy thu hình phải đảm bảo tính dễ tháo lắp, dễ thay thế.

3.8. Máy thu hình phải đảm bảo bền vững dưới tác động cơ học và khí hậu theo tài liệu kỹ thuật đã được xét duyệt.

3.9. Máy thu hình phải đảm bảo an toàn và tin cậy theo tài liệu đã được xét duyệt.

3.10. Trên vỏ máy thu hình phải có các ký hiệu chỉ dẫn cần thiết. Những ký hiệu này phải đầy đủ rõ ràng, không được bong tróc phai mờ.

3.11. Mỗi máy thu hình phải có các phụ tùng kèm theo (đầu nối dây anten và một bản hướng dẫn cách sử dụng bao quản với những nội dung sau:

– Sơ đồ nguyên lý

– Các thông số kỹ thuật cơ bản

– Cách sử dụng và bảo quản

– Dấu KCS

4. QUY TẮC NGHIỆM THU

Máy thu hình khi nghiệm thu theo TCVN 4788-89.

5. GHI NHÃN, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN

5.1. Trên vỏ máy thu hình phải ghi rõ các quy định sau:

– Tên hoặc ký hiệu sản phẩm

– Kiểu loại và số thứ tự sản phẩm

– Các ký hiệu sử dụng sản phẩm

– Nguồn cung cấp và công suất tiêu thụ của sản phẩm

– Số hiệu TCVN

– Tên cơ sở sản xuất.

5.2. Máy thu hình khi xuất xưởng phải được bao gói bằng túi ni lông để trong một thùng giấy bằng cactông có chèn vật liệu xốp để chống va đập. Trong mỗi thùng giấy phải có các phụ tùng và một bản hướng dẫn sử dụng như quy định ở điều 3.11.

Ngoài thùng giấy phải ghi rõ bằng sơn hay mực không phai với nội dụng sau:

– Tên hoặc ký hiệu sản phẩm

– Kiểu loại sản phẩm

– Tên cơ sở sản xuất

– Số hiệu TCVN và dấu KCS

– Các ký hiệu : Chiều đặt máy, phía mặt máy, nhẹ tay (cái cốc) chống ẩm ướt (cái ô), ký hiệu các lớp được phép chồng lên nhau.

5.3. Máy thu hình sau khi bao gói có thể vận chuyển bằng bất cứ phương tiện gì và đến bất cứ nơi nào với điều kiện phải tuân theo các quy định về tác động và khí hậu theo tài liệu đã được xét duyệt.

5.4. Máy thu hình phải được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng khí nhiệt độ bảo quản từ 5°C đến 35°C và độ ẩm tương đối của môi trường không khí không lớn hơn 85% và trong kho không có hóa chất ăn mòn, mối mọt và các tác động có hại khác.

 

PHỤ LỤC

Kích thước màn hình theo đường chéo, cm

67, 61, 51

42, 32

25, 16

Độ tương phản ở các phần tử lớn màn hình không nhỏ hơn

100

89, 70

60

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *