Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5488:1991 (ISO 697 – 1975) về bột giặt – xác định khối lượng riêng biểu kiến trước và sau khi nén chặt do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5488:1991
(ISO 697 – 1975)
BỘT GIẶT
XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG BIỂU KIẾN TRƯỚC VÀ SAU KHI NÉN CHẶT
Washing powders
Determination of apparent density before and after compaction
Lời nói đầu
TCVN 5488-1991 phù hợp với ISO 697 – 75.
TCVN 5488-1991 do Trung tâm Tiêu chuẩn – Chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số 487/QĐ ngày 8 tháng 8 năm 1991.
TCVN 5488:1991
(ISO 697 – 1975)
BỘT GIẶT
XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG BIỂU KIẾN TRƯỚC VÀ SAU KHI NÉN CHẶT
Washing powders
Determination of apparent density before and after compaction
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định khối lượng riêng của các loại bột giặt trước và sau khi nén chặt.
Trong trường hợp bột giặt có chứa các cục, tảng, phương pháp này chỉ được áp dụng nếu các cục, tảng đó có thể nghiền được một cách dễ dàng mà không làm vỡ các hạt của bột.
Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 697- 1975.
1. Định nghĩa.
1.1. Khối lượng riêng biểu kiến của bột trước khi nén chặt: khối lượng (tính bằng gam) của một đơn vị thể tích (1 mililit) chứa bột sau khi cho rơi tự do.
1.2. Khối lượng riêng biểu kiến của bột sau khi nén chặt: khối lượng (tính bằng gam) của một đơn vị thể tích (1 mililit) chứa bột sau khi nén bằng cách lắc cho đến khi mẫu đạt tới thể tích không đổi.
2. Nguyên tắc của phương pháp.
Đo thể tích chiếm bởi một khối lượng bột qui định trong một ống đo chia độ sau khi cho rơi tự do hoặc sau khi lắc ống đo đến thể tích không đổi.
3. Dụng cụ
(Một ví dụ về dụng cụ cụ thể được nêu trong hình vẽ).
3.1. ống đo: dung tích 250ml, bằng thuỷ tinh hoặc chất dẻo. ống đo cần có các đặc điểm sau:
– Chia độ từng 2ml;
– Chiều cao tối đa 335mm;
– Chiều cao tối thiểu đến chỗ hết thang chia độ là 200mm;
– Đường kính ống 42mm;
– Bề dày thành ống 1,5mm.
3.2. Phễu để nạp mẫu vào ống đo.
4. Lấy mẫu
Mẫu thí nghiệm của bột giặt được chuẩn bị và bảo quản theo TCVN 5454- 1991 (ISO/R 607- 1967).
5. Cách tiến hành.
5.1. Chuẩn bị mẫu thử.
Đập vỡ tất cả cục có trong mẫu thí nghiệm bằng cách lắc và quay bình chứa, chú ý tránh làm vỡ các hạt của bột.
Trộn đều mẫu thử nghiệm cho đến đồng nhất, sau đó rút gọn mẫu bằng dụng cụ chia mẫu hình nón được mô tả trong TCVN 5491- 1991.
5.2. Lượng mẫu cân
Lấy một phần mẫu từ mẫu thử nêu ở mục 5.1 với khối lượng 50 ± 0,1g. Với bột giặt rất nhẹ thì có thể lấy một khối lượng nhỏ hơn.
5.3. Tiến hành xác định.
Tiến hành hai phép xác định trước khi nén chặt và hai phép xác định sau khi nén chặt trên hai lượng mẫu cân khác nhau theo cách sau:
5.3.1. Xác định trước khi nén chặt.
Dùng phễu cho mẫu thử vào ống đo và san bằng bề mặt của bột nhưng không được nén. Đọc thể tích trên ống đo.
5.3.2. Xác định sau khi nén chặt.
Cho bột giặt vào ống đo như mục 5.3.1. sau đó cho ống rơi từ độ cao 2,5cm xuống mặt bàn gỗ. Lặp lại động tác này cho đến khi thể tích không thay đổi. Đọc thể tích cuối cùng nhận được.
Chú thích: Trong các trường hợp thường gặp, các loại bột giặt là hỗn hợp của các hạt có hình dạng và khối lượng riêng khác nhau, sự nén chặt cũng làm phân tách các hạt đó, vì vậy khối lượng riêng biểu kiến đo được sẽ không tương ứng với bột đồng nhất..
6. Kết quả.
6.1. Tính toán kết quả
Khối lượng riêng của bột trước khi nén chặt (S1), g/ml được tính theo công thức sau:
Khối lượng riêng của bột sau khi nén chặt (S2), g/ml, được tính theo công thức sau:
Trong đó:
m: Lượng mẫu cân, g;
V1: Thể tích của bột sau khi rơi tự do (không bị nén), ml;
V2: Thể tích của bột sau khi được nén chặt, ml.
Kết quả thu được là giá trị trung bình số học của hai lần xác định nếu chúng thoả mãn qui định nêu trong điều 6.2.
Các kết quả được biểu diễn tới hai chữ số thập phân có nghĩa và được trình bày như sau:
– Khối lượng riêng biểu kiến trước khi nén chặt . . . g/ml.
– Khối lượng riêng biểu kiến sau khi nén chặt . . . g/ml.
6.2. Độ lặp lại
Độ chênh lệch giữa các kết quả của hai lần xác định liên tiếp nhau trên cùng một mẫu, do cùng một thí nghiệm viên tiến hành không được vượt quá 5% giá trị trung bình.
7. Biên bản thử nghiệm
Biên bản thử nghiệm cần có các mục sau:
a) Tất cả các chi tiết cần thiết để nhận diện đầy đủ mẫu;
b) Mẫu thí nghiệm có bị vón cục hay không;
c) Nêu ký hiệu phương pháp thử đã dùng;
d) Các kết quả và cách biểu diễn kết quả;
e) Tất cả các đặc điểm bất thường nhận thấy trong quá trình xác định;
f) Các thao tác không nêu trong tiêu chuẩn này hoặc các thao tác tự chọn.