Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5538:2002 về sữa bột – quy định kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7979:2009 (CODEX STAN 207 – 1999) về Sữa bột và cream bột .
Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5538:2002 về sữa bột – quy định kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5538 : 2002
Soát xét lần 1
SỮA BỘT – QUI ĐỊNH KỸ THUẬT
Milk powder – Specification
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho sữa bột dùng để sử dụng trực tiếp.
2 Tiêu chuẩn viện dẫn
ISO 5542 : 1984 Sữa. Xác định hàm lượng protein -– Phương pháp nhuộm màu đen Amido (Milk – Determination of protein content – Amido black dye-binding method).
TCVN 4830-89 (ISO 6888 : 1983) Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung phương pháp đếm vi khuẩn staphylococcus aureus. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc.
TCVN 4991 – 89 (ISO 7937 : 1985) Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung về phương pháp đếm clostridium perfringens. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc.
TCVN 5165 – 90 Sản phẩm thực phẩm. Phương pháp xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí.
TCVN 5533 : 19991 Sữa đặc và sữa bột. Xác định hàm lượng chất khô và hàm lượng nước.
TCVN 5779 : 1994 Sữa bột và sữa đặc có đường. Phương pháp xác định hàm lượng chì.
TCVN 5780 : 1994 Sữa bột và sữa đặc có đường. Phương pháp xác định hàm lượng asen (As).
TCVN 6262-1 : 1997 (ISO 5541-1 : 1986) Sữa và sản phẩm sữa -– Định lượng Coliform. Phần 1: Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30 oC.
TCVN 6262-2 : 1997 (ISO 5541-2 : 1986) Sữa và sản phẩm sữa -– Định lượng Coliform. Phần 2: Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất ở 30 oC.
TCVN 6265 : 1997 (ISO 6611 : 1992) Sữa và sản phẩm sữa. Định lượng đơn vị khuẩn lạc nấm men và/hoặc nấm mốc. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 25 oC.
TCVN 6400 : 1998 (ISO 707 : 1997) Sữa và sản phẩm sữa. Hướng dẫn lấy mẫu.
TCVN 6402 : 1998 (ISO 6785 : 1985) Sữa và sản phẩm sữa -– Phát hiện Salmonella.
TCVN 6505-1 : 1999 (ISO 11866-1 : 1997) Sữa và sản phẩm sữa -– Định lượng E.Coli giả định. Phần 1: Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất (MPN).
TCVN 6505-2 : 1999 (ISO 11866-2 : 1997) Sữa và sản phẩm sữa -– Định lượng E.Coli giả định. Phần 2: Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất (MPN) dùng 4 metylumbeliferyl-b-D-Glucuronit (MUG).
TCVN 6505-3 : 1999 (ISO 11866-3 : 1997) Sữa và sản phẩm sữa -– Định lượng E.Coli giả định. Phần 3: Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 44 oC sử dụng màng lọc.
TCVN 6511 : 1999 (ISO 8156 : 1987) Sữa bột và sản phẩm sữa bột. Xác định chỉ số không hoà tan.
TCVN 6685 : 2000 (ISO 14501 : 1998) Sữa và sữa bột -– Xác định hàm lượng aflatoxin M1. Làm sạch bằng sắc ký chọn lọc và xác định bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao.
TCVN 6843 : 2001 (ISO 6092 : 1980) Sữa bột. Xác định độ axit chuẩn độ (phương pháp chuẩn).
TCVN 7084 : 2002 (ISO 1736 : 2000) Sữa bột. Xác định hàm lượng chất béo. Phương pháp khối lượng (phương pháp chuẩn).
3 Định nghĩa
3.1 Sữa bột nguyên chất (Whole milk powder): Sữa bột chứa từ 26% đến 42% hàm lượng chất béo.
3.2 Sữa bột tách một phần chất béo (Partly skimmed milk powder): Sữa bột chứa từ 1,5% đến 26% hàm lượng chất béo.
3.3 Sữa bột gầy (skimmed milk powder): Sữa bột chứa nhỏ hơn 1,5% hàm lượng chất béo.
4 Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Nguyên, phụ liệu
4.1.1 Sữa tươi, sữa bột và các loại chất béo sữa, chất béo thực vật;
4.1.2 Đường : Sacaroza, lactoza, glucoza…
4.2 Các chỉ tiêu cảm quan của sữa bột, được qui định trong bảng 1.
Bảng 1 – Các chỉ tiêu cảm quan của sữa bột
Tên chỉ tiêu |
Đặc trưng của sữa bột |
1. Màu sắc |
Từ màu trắng sữa đến màu kem nhạt |
2. Mùi, vị |
Thơm, ngọt đặc trưng của sữa bột, không có mùi, vị lạ |
3. Trạng thái |
Dạng bột, đồng nhất, không bị vón cục, không có tạp chất lạ |
4.3 Các chỉ tiêu hoá học của sữa bột, được qui định trong bảng 2.
Bảng 2 – Các chỉ tiêu lý – hoá của sữa bột
Tên chỉ tiêu |
Mức yêu cầu |
||
Sữa bột nguyên chất |
Sữa bột đã tách một phần chất béo |
Sữa bột gầy |
|
1. Hàm lượng nước, % khối lượng, không lớn hơn |
5,0 |
5,0 |
5,0 |
2. Hàm lượng chất béo, % khối lượng |
26 – 42 |
1,5 – 26 |
£ 1,5 |
3. Hàm lượng protein, tính theo hàm lượng chất khô không có chất béo, % khối lượng |
34 |
34 |
34 |
4. Độ axit, oT, không lớn hơn |
20,0 |
20,0 |
20,0 |
5. Chỉ số không hoà tan, không lớn hơn |
1,0/50 |
1,0/50 |
1,0/50 |
4.4 Các chất nhiễm bẩn
4.4.1 Hàm lượng kim loại nặng của sữa bột, được qui định trong bảng 3.
Bảng 3 – Hàm lượng kim loại nặng của sữa bột
Tên chỉ tiêu |
Mức tối đa |
1. Asen, mg/kg |
0,5 |
2. Chì, mg/kg |
0,5 |
3. Cadimi, mg/kg |
1,0 |
4. Thuỷ ngân, mg/kg |
0,05 |
4.4.2 Độc tố vi nấm của sữa bột : hàm lượng Aflatoxin M1, không lớn hơn 0,5 mg/kg.
4.4.3 Dư lượng thuốc thú y và thuốc bảo vệ thực vật của sữa bột : Theo Quyết định 867/1998/QĐ-BYT.
4.5 Các chỉ tiêu vi sinh vật của sữa bột, được qui định trong bảng 4.
Bảng 4 – Chỉ tiêu vi sinh vật của sữa bột
Tên chỉ tiêu |
Mức cho phép |
1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí, số khuẩn lạc trong 1 g sản phẩm |
5.104 |
2. Nhóm coliform, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm |
10 |
3. E.Coli, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm |
0 |
4. Salmonella, số vi khuẩn trong 25 g sản phẩm |
0 |
5. Staphylococcus aureus, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm |
10 |
6. Clostridium perfringen, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm |
0 |
7. Baccilius cereus, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm |
102 |
8. Nấm men và nấm mốc, số khuẩn lạc trong 1 g sản phẩm |
10 |
5 Phụ gia thực phẩm
Phụ gia thực phẩm: Theo “Qui định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm” ban hành kèm theo Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 của Bộ Y tế.
6 Phương pháp thử
6.1 Lấy mẫu, theo TCVN 6400 : 1998 (ISO 707 : 1997).
6.2 Xác định hàm lượng nước, theo TCVN 5533:1991
6.3 Xác định hàm lượng chất béo, theo TCVN 7084 : 2002 (ISO 1736 : 2000).
6.4 Xác định độ axit chuẩn độ, theo TCVN 6843 : 2001 (ISO 6092 : 1980).
6.5 Xác định hàm lượng protein, theo ISO 5542 : 1984.
6.6 Xác định chỉ số không hoà tan, theo TCVN 6511 : 1999 (ISO 8156 : 1987).
6.7 Xác định hàm lượng chì, theo TCVN 5779:1994.
6.8 Xác định hàm lượng asen, theo TCVN 5780:1994.
6.9 Xác định salmonella, theo TCVN 6402 : 1998 (ISO 6785 : 1985).
6.10 Xác định E.Coli, theo TCVN 6505-1 : 1999 (ISO 11866-1 : 1997) hoặc TCVN 6505-2 : 1999 (ISO 11866-2 : 1997) hoặc TCVN 6505-3 : 1999 (ISO 11866-3 : 1997).
6.11 Định lượng coliform, theo TCVN 6262-1 : 1997 (ISO 5541-1 : 1986), hoặc TCVN 6262-2 : 1997 (ISO 5541-2 : 1986).
6.12 Xác định staphylococcus aureus, theo TCVN 4830-89 (ISO 6888 : 1983).
6.13 Xác định clostridium perfringens, theo TCVN 4991 – 89 (ISO 7937 : 1985).
6.14 Xác định nấm men và nấm mốc, theo TCVN 6265 : 1997 (ISO 6611 : 1992).
6.15 Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí, theo TCVN 5165 – 90.
6.16 Xác định Aflatoxin M1, theo TCVN 6685 : 2000 (ISO 14501 : 1998).
7 Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển
7.1 Ghi nhãn : Theo Quyết định 178/1999/QĐ – TTg ” Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”, ngoài ra trên nhãn cần nêu rõ tên của sản phẩm theo điều 3 của tiêu chuẩn này.
7.2 Bao gói : Sản phẩm sữa bột được đựng trong bao bì chuyên dùng cho thực phẩm.
7.3 Bảo quản : Bảo quản sữa bột nơi khô, thoáng, mát và tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời.
Thời gian bảo quản tính từ ngày sản xuất :
-– không quá 12 tháng đối với sản phẩm đựng trong bao bì giấy;
-– không quá 24 tháng đối với sản phẩm đựng trong hộp kim loại.
7.4 Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển sữa bột phải khô, sạch, không có mùi lạ làm ảnh hưởng đến sản phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] CODEX STAN 207 : 1999 Milk powder – Specifications.
[2] CNS 10860 : 1995 Milk powder.
[3] CNS 2343 : 1995 Whole milk powder.
[4] Specifications and standards for foods and food additives 1995 (Japan).
[5] Standard H4: Dried milk and dried skim milk (tiêu chuẩn của Úc).
[6] Quyết định 867/1998/QĐ-BYT ngày 04/4/1998 của Bộ Y tế về “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”.
[7] Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 của Bộ Y tế về “Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”.
[8] Quyết định 178/1999/QĐ – TTg ngày 30/8/1999 về ” Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”.