Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5609:2007 (ISO 1839:1980) về chè – lấy mẫu
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 5609:2007
CHÈ – LẤY MẪU
Tea – Sampling
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu chè.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc lấy mẫu đối với mọi kích cỡ của bao bì đựng chè.
2. Định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau [1])
2.1 Chuyến hàng (consignment)
Lượng hàng hoá gửi đi hoặc nhận tại một thời điểm và theo cùng một hợp đồng cụ thể hoặc vận đơn cụ thể. Chuyến hàng có thể gồm một hoặc nhiều lô hoặc một số phần của lô.
2.2 Lô; một phần tách rời (lot; break) một lượng chè đồng nhất xác định.
2.3 Mẫu ban đầu [2]) (primary sample)
Một lượng nhỏ chè, lấy tại một điểm ở cùng một thời điểm, của một bao bì, hoặc khi thích hợp, gồm toàn bộ chè trong một bao bì của lô (trong trường hợp bao bì chứa nhỏ hơn 1 kg chè) (xem 5.3).
Chú thích: Các mẫu ban đầu được lấy tại các vị trí khác nhau trong lô.
2.4 Mẫu chung (bulk sample) Lượng chè nhận được bằng cách gộp các mẫu ban đầu lấy ở các vị trí khác nhau của lô và đại diện chất lượng cho cả lô (xem 5.4).
2.5 Mẫu phòng thử nghiệm (laboratory sample)
Một lượng chè xác định được lấy từ mẫu chung, đại diện về chất lượng cho lô hàng và dùng để phân tích hoặc các kiểm tra khác (xem 5.5).
3. Thiết bị, dụng cụ
3.1 Thìa, muôi hoặc các dụng cụ khác, thích hợp cho việc lấy mẫu từ bên trong của bao bì.
3.2 Dụng cụ chia mẫu, thích hợp cho việc lược giản mẫu chung để nhận được mẫu phòng thử nghiệm.
4. Khái quát
4.1 Việc lấy mẫu phải do người bên mua và bên bán chỉ định thực hiện, nếu cần, có sự hiện diện người mua (hoặc người đại diện) và người bán hoặc người đại diện).
4.2 Việc lấy mẫu phải được tiến hành tại những nơi có mái che, và bằng cách nào đó sao cho mẫu chè, dụng cụ lấy mẫu và bao bì đựng mẫu tránh được nhiễm bẩn và các yếu tố ảnh hưởng đến mẫu như độ ẩm, bụi, phóng xạ v.v..
Dụng cụ lấy mẫu phải khô, sạch và không có mùi lạ làm ảnh hưởng đến mẫu chè.
4.3 Việc xử lý mẫu (ví dụ: việc trộn mẫu ban đầu thành mẫu chung, việc bao gói mẫu) cần phải cẩn trọng để tránh sự thay đổi các đặc tính ban đầu của chè.
4.4 Nếu kiểm tra mẫu ban đầu phát hiện lô hàng không đồng đều theo định nghĩa “lô” (2.2) thì ngừng lấy mẫu và thông báo cho người yêu cầu lấy mẫu.
5. Lấy mẫu từ các bao bì
5.1 Số bao bì được lấy mẫu
5.1.1 Bao bì chứa trên 20 kg chè rời [3]) (ví dụ thùng chè)
Trường hợp bao bì chứa trên 20 kg chè rời, số đơn vị bao bì tối thiểu được lấy mẫu theo bảng 1 .
Bảng 1:
Số bao bì có trong lô |
Số bao bì được lấy mẫu |
2 đến 10 |
2 |
11 đến 25 |
3 |
26 đến 100 |
5 |
từ 101 trở lên |
7 |
5. 1.2 Bao bì chứa không quá 1 kg chè rời
Trường hợp bao bì chứa không quá 1 kg chè rời, số đơn vị bao bì (5.3) tối thiểu được lẩy mẫu từ lô hàng theo bảng 2, phải đảm bảo cho mỗi phòng thử nghiệm nhận được khối lượng theo quy định.
Bảng 2:
Số bao bì có trong lô |
Số bao bì được lấy mẫu |
đến 25 |
2 |
26 đến 100 |
5 |
101 đến 300 |
7 |
301 đến 500 |
10 |
501 đến 1000 |
15 |
1001 đến 3000 |
20 |
từ 3001 trở lên |
25 |
5.1.3 Bao bì chứa 1 kg đến 20 kg chè rời
Số đơn vị bao bì tối thiểu được lấy mẫu từ lô hàng theo bảng 1 hoặc bảng 2 do các bên liên quan thoả thuận.
5.2 Trình tự lấy mẫu ngẫu nhiên .
Các bao bì được lấy mẫu ngẫu nhiên, sử dụng bảng số ngẫu nhiên. Nếu chưa có bảng. sẵn thì có thể theo trình tự sau:
Lấy N là số bao bì có trong lô và n là số bao bì được lấy mẫu. Bắt đầu từ bất kỳ bao bì nào, đếm các bao bì theo thứ tự 1,2, v.v. . cho đến r, trong đó r = N/n (nếu N/n không phải là số nguyên thì lấy r theo phần số nguyên). Chọn bao bì thứ r làm mẫu. Tiếp tục đếm và chọn từng bao bì có số thứ tự r tiếp theo cho đến khi lấy được số bao bì theo yêu cầu.
Trường hợp bao bì chứa không quá 1 kg chè rời, nếu các bao bì có bao bì ngoài bằng caton hoặc thùng gỗ, tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên các bao bì bên ngoài, số đơn vị bao bì thích hợp để lấy ngẫu nhiên khoảng 20% (nhưng không nhỏ hơn 2) và từ đó lấy ngẫu nhiên các bao bì nhỏ với số lượng bằng nhau sao cho số bao bì được lấy mẫu đáp ứng yêu cầu quy định tại 5.1.2.
5.3 Mẫu ban đầu
5.3.1 Bao bì chứa trên 20 kg chè rời
Trường hợp bao bì chứa trên 20 kg chè rời, bằng dụng cụ đã nêu tại 3.1, lấy lượng mẫu ban đầu 50 g, đại diện cho lô hàng theo mô tả tại 5.2.
Chú thích: Trong hầu hết các trường hợp, để có được mẫu chè thật sự đại diện bằng cách trộn chè của các bao bì lớn là không thể thực hiện được, và mẫu được lấy bằng cách xiên hoặc mở bao bì được coi là đủ đại diện.
Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt thí dụ nếu có bụi chè hoặc các bột khác được coi như là tạp chất thì có thể yêu cầu các biện pháp đặc biệt, nhất là khi lấy mẫu chè để phân tích hoá học.
5.3.2 Bao bì chứa không quá 1 kg chè rời
5.3.2.1 Nếu lượng chè trong mỗi bao bì lấy từ lô hàng theo 5.2 không quá 50 g thì mỗi bao bì là một mẫu ban đầu.
5.3.2.2 Nếu lượng chè trong mỗi bao bì trên 50 g thì trộn kỹ và lấy mẫu ban đầu 50 g bằng dụng cụ nêu tại 3.1.
5.3.2.3 Nếu lượng chè trong mỗi bao bì nhỏ hơn 100 g, lấy một lượng bao bì vừa đủ để nhận được khối lượng tối thiểu cho mỗi mẫu phòng thử nghiệm theo quy định 5.5.
5.3.3 Bao bì chứa 1 kg đến 20 kg chè rời .
Nếu bao bì chứa từ 1 kg đến 20 kg, chè cần được trộn kỹ. Sau đó dùng dụng cụ nêu tại 3.1 lấy mẫu ban đầu 50g từ mỗi bao bì đã được lựa chọn theo mô tả tại 5.3.2.2. Sau đó tiến hành như mô tả tại 5.3.1.
5.4 Mẫu chung
5.4.1 Gộp tất cả mẫu ban đầu để tạo thành mẫu chung.
5.4.2 Nếu mẫu ban đầu là chè rời thì trộn chung chúng lại đề được mẫu chung (xem 5.5.1).
5.4.3 Nếu mẫu ban đầu gồm các bao bì sẵn còn nguyên thì toàn bộ các bao bì này tạo nên mẫu chung dùng để kiểm nghiệm trừ khi có các thoả thuận khác.
5.5 Mẫu phòng thử nghiệm
5.5.1 Nếu mẫu chung được tạo nên do gộp các mẫu chè rời ban đầu thì cần phải trộn kỹ và chia thành số lượng mẫu phòng thử nghiệm theo yêu cầu.
Chú thích: Thường yêu cầu mẫu lưu, ví dụ để làm mẫu đối chiếu hoặc mẫu kép giống nhau, và nói chung, số lượng, cỡ mẫu phòng thử nghiệm dùng để phân tích và làm trọng tài cần phải phù hợp với tập quán thương mại, trừ khi có các thoả thuận khác.
5.5.2 Nếu mẫu chung gồm các bao bì đơn chưa mở, thì nó được dùng làm mẫu phòng thử nghiệm trừ khi có các thoả thuận khác.
5.5.3 Kích cỡ mẫu phòng thử nghiệm không được nhỏ hơn 100 g để phân tích hoá học và không nhỏ hơn 50 g để thử cảm quan, trừ khi có các thoả thuận khác.
6. Bao bì và ghi nhãn mẫu
6.1 Bao bì mẫu
Mẫu cần được bảo quản trong các bao bì tráng thiếc hoặc nhôm, khô sạch và không mùi, có nắp đậy kín và các bao bì này phải chứa đầy mẫu. Bao bì đựng mẫu để phân tích cảm quan cần phải được hong khô[4]) để tránh làm hỏng mẫu. Mẫu cần được bảo vệ tránh ánh sáng trong quá trình bảo quản.
Mẫu để xác định độ ẩm cần được bảo quản trong bao bì kín không thấm khí, hút ẩm được đậy kín bằng nắp cũng không thấm khí, hút ẩm. Bao bì cần chứa đầy mẫu, nắp đậy cần gắn kín để tránh bị bong hoặc thay đổi.
Chú thích: Do tính chất dễ hút ẩrvl của chè, nên cần chuyển mẫu vào bao bì đựng mẫu càng nhanh càng tốt.
6.2 Ghi nhãn mẫu
Mỗi bao bì đựng mẫu cần gắn một nhãn ghi đầy đủ nội dung chi tiết nơi và ngày tháng lấy mẫu, tên chủ hàng hoặc hãng, vận đơn và số lô hàng, tên người lấy mẫu và tất cả các thông tin chi tiết quan trọng khác liên quan đến chuyến hàng, thí dụ về cấp loại.
7. Gửi mẫu
Mẫu cần được gửi đi càng nhanh càng tốt trong vòng 4 giờ sau khi lấy mẫu.
8. Báo cáo lấy mẫu
Báo cáo lấy mẫu cần đề cập đến bất kỳ sự bất thường nào về tình trạng bên ngoài của bao bì và các tình huống có thể ảnh hưởng đến việc lấy mẫu và bao gồm:
a) nơi lấy mẫu;
b) ngày tháng lấy mẫu
c) thời gian lấy mẫu và bao bì mẫu;
d) tên và thông tin về người lấy mẫu và người chứng kiến;
e) phương pháp lấy mẫu và các điểm thay đổi so với kỹ thuật đã mô tả.
f) bản chất và số đơn vị bao bì của lô hàng, các tài liệu có liên quan và chi tiết ghi nhãn;
g) số mẫu và cách thức nhận dạng chung (cách đánh dấu, số lô v.v. .);
h) nơi gửi mẫu đến;
i) điều kiện bao bì môi trường xung quanh;
k) điều kiện khí hậu khi lấy mẫu kể cả độ ẩm tương đối, nếu cần.