Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5694:1992

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN5694:1992
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 17/11/1992
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5694:1992 (ISO 9427 : 1989) về Panen gỗ dán – Xác định khối lượng riêng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5694:2014 (ISO 9427:2003) về Ván gỗ nhân tạo – Xác định khối lượng riêng .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5694:1992 (ISO 9427 : 1989) về Panen gỗ dán – Xác định khối lượng riêng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5694 – 1992

ISO 9427 – 1989

PANEN GỖ DÁN

XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG

Lời nói đầu

TCVN 5694 – 1992 phù hợp với ISO 9427 – 1989

TCVN 5694 – 1992 do Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn  – Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học công nghệ và môi trường ban hành theo quyết định số 50/QĐ ngày 17 tháng 11 năm 1992.

 

PANEN GỖ DÁN – XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG

Wood – based panels – determination of density

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định khối lượng riêng của các tấm chế tạo từ gỗ như ván sợi dùng trong xây dựng, ván dăm, gỗ dán.

1. Nguyên tắc

Xác định tỉ số giữa khối lượng (tính bằng gam) của mỗi mẫu thử và thể tích của nó (tính bằng centimet khối).

2. Dụng cụ

2.1. Đo chiều dày

Panme có mặt đo tròn, phẳng, song song, với đường kính 16 ± 1 mm và lực vận hành 4 ± 1N. Dụng cụ được khắc độ tới độ chính xác 0,01 mm.

2.2. Đo chiều dài và chiều rộng

Thước cặp hoặc dụng cụ có bề mặt đo với chiều rộng ít nhất 5 mm, được khắc độ tới độ chính xác 0,1 mm.

2.3. Cân, tới độ chính xác 0,01g

3. Mẫu thử

3.1. Mẫu thử có hình vuông, kích thước các cạnh 100 mm

Trường hợp panen có mầu, panen có lỗ hổng hoặc panen có cấu trúc tương tự có các lỗ hổng song song với chiều dài hoặc chiều rộng của mẫu thử thì toàn bộ chiều dài hoặc chiều rộng của mẫu thử phải ít nhất gấp hai lần chiều dài hoặc chiều rộng của một yếu tố lõi riêng rẽ (nghĩa là gấp hai lần đường kính ống cộng với hai lần bề dày thân) và mẫu thử có mặt cắt ngang đối xứng như trên hình 1.

Hình 1 – Mặt cắt ngang của tấm có lỗ

3.2. Xử lý các mẫu thử tới khối lượng không đổi trong không khí có độ ẩm 65 ± 5 % và nhiệt độ 20 ± 20C.

Chú thích: Khối lượng không đổi được coi là đã đạt khi kết quả hai lần cân kế tiếp tiến hành trong vòng 24 giờ không khác nhau quá 0,1 % khối lượng mẫu thử.

4. Trình tự do

4.1. Cân mẫu thử với độ chính xác 0,1g

4.2. Đo kích thước mỗi mẫu thử như sau:

a)  Đo chiều dày ở bốn điểm, biểu thị bằng các hình tròn như trên hình 2, với độ chính xác 0,01 mm và tính trung bình cộng các  phép đo chính xác tới 0,01 mm.

b)  Đo chiều dài và chiều rộng ở hai điểm song song với các cạnh của mẫu thử dọc theo đường đi qua tâm các hình tròn ở hình 2 với độ chính xác 0,1 mm và tính trung bình cộng các phép đo chiều dài và chiều rộng chính xác tới 0,1 mm.

4.3. Tính thể tích mẫu thử chính xác tới 0,1 cm3.

Hình 2 – Các điểm đo

5. Tính toán kết quả

5.1. Khối lượng riêng ρ, tính bằng g/cm3, của mỗi mẫu thử tính chính xác tới 0,01 g/cm3 theo công thức sau:

ρ =

Trong đó:

m – khối lượng mẫu thử, tính bằng gam

V – thể tích mẫu thử, tính bằng cm3.

5.2. Khối lượng riêng của một tấm nhận được bằng cách tính trung bình cộng các khối lượng riêng của các mẫu thử lấy từ cùng tấm đó, chính xác tới 0,01 g/cm3.

6. Biên bản thử

Biên bản thử gồm các mục sau:

a) loại tấm gỗ và mọi chi tiết cần thiết để nhận biết tấm đó

b) phương pháp lấy mẫu

c) độ ẩm của mẫu thử tại thời điểm đo

d) các kết quả trình bày trong mục 5

e) mọi sai lệch khác với tiêu chuẩn này

f) việc tra cứu tiêu chuẩn này

g) các thao tác không ghi trong tiêu chuẩn này hay được coi là tùy chọn, cũng như mọi sự cố có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *