Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5714:1993

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN5714:1993
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5714:1993 về chè phương pháp xác định chất xơ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5714:2007 (lSO 15598:1999) về chè – xác định hàm lượng xơ thô .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5714:1993 về chè phương pháp xác định chất xơ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5714:1993

CHÈ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHẤT XƠ
Tea Method for determination of crude content

TCVN 5714-1993 do Ban Kỹ thuật Thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường ban hành theo Quyết định số 212/QĐ ngày 12 tháng 5 năm 1993.

1. Qui định chung

1.1. Lấymẫu theo TCVN 5609-1991.

1.2. Xác định độ ẩm theo TCVN 5613 – 1991.

2. Phương pháp xác định

2.1. Hoá chất và thuốc thử

Axit sunfuric, dung dịch 1,25%

Natri hidroxit, dung dịch 1,25%

Axit clohidric, dung dịch 1%

Etanola (cồn)

Dietyl ete

Giấy quỳ

2.2. Tiến hành thử

Cân khoảng 2,5g chè với độ chính xác 0,001g, cho mẫu vào cốc dung tích 600ml, thêm vào 200 ml dung dịch axit sunfuric đặt vào tủ hút và đun đến sôi, thỉnh thoảng lắc để chè không bám vào thành cốc. Đun sôi trong 30 phút. Nếu cần có thể cho thêm một ít chất khử bọt. Trong quá trình đun, bổ sung nước vào phần nước bay hơi. Lấy cốc ra, thêm vào 50 ml nước lạnh và lọc nhanh qua vải lọc, rửa cặn bằng nước sôi cho đến khi dịch rửa không còn axit (thử bằng giấy quỳ).

Cho cặn vào cốc, thêm 200ml dung dịch natri hydroxit (NaOH), đặt cốc lên bếp và đun sôi trong 30 phút. Thỉnh thoảng lắc để cặn không bám vào thành cốc. Phần nước bay hơi được bổ sung bằng nước sạch.

Lọc và cho cặn vào cốc đun, rửa cặn dính lại ở cốc bằng nước nóng để lấy hết cặn. Rửa cặn bằng nước nóng, sau đó bằng dung dịch axit clohydric (HCL) và cuối cùng bằng nước nóng cho đến khi không còn axit (thử bằng giấy quỳ).

Cuối cùng rửa cặn bằng cồn rồi bằng dietyl ete. Đưa vào máy để loại bỏ các vệt dung môi.

Cho cặn vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 103 + 2oC, làm nguội rồi cân, lặp lại các thao tác này cho đến khi chênh lệch khối lượng giữa hai lần cân liên tiếp không vượt quá 0,001g, ghi kết quả cuối cùng lấy chính xác đến 0,001g.

Cho cặn sau khi sấy vào lò nung có nhiệt độ 525 + 20oC, nung đến khối lượng không đổi, làm nguội rồi đem cân.

2.3. Tính toán kết quả

Hàm lượng chất xơ (X) tính bằng % chất khô, xác định theo công thức:

Trong đó:

m1 – khối lượng cặn sau khi sấy, g;

m2 – khối lượng cặn sau khi nung, g;

mo – khối lượng mẫu, g;

W – độ ẩm của chè, %.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *