Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5900:1995

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN5900:1995
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5900:1995 về Giấy in báo đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5900:2001 về giấy in báo do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5900:1995 về Giấy in báo


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5900 – 1995

GIẤY IN BÁO

Paper for newspaper printing

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho giấy in báo

2. Qui cách và kích thước

Giấy in báo được sản xuất và đóng gói theo dạng cuộn có đường kính từ 0,9 đến 1,0 m. Chiều rộng cuộn giấy theo yêu cầu của khách hàng sai số của chiều rộng cuộn ± 2 mm.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Các chỉ tiêu chất lượng của giấy in báo phải theo đúng quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Tên các chỉ tiêu

Mức

Phương pháp thử

1. Khối lượng 1m2, g

50 ± 2

TCVN 1270 – 72

2. Độ dài đứt, m không nhỏ hơn

 

TCVN 1862 – 76

– Chiều dọc

4500

 

– Chiều ngang

1500

 

3. Độ bền xé dọc và ngang bình quân, g không nhỏ hơn

30

TCVN 3229 – 79

4. Độ nhám, ml/phút không nhỏ hơn

400

TCVN 3226 – 88

5. Độ ẩm, %

7 ± 1

TCVN 1867 – 76

6. Độ dày, mm

0,08 ± 0,01

TCVN 3652 – 81

7. Độ tro, % không nhỏ hơn

2

TCVN 1864 – 76

8. Độ hút nước, g/m2 không nhỏ hơn

55

TCVN 3650 – 76

9. Độ trắng, % không nhỏ hơn

60

TCVN 1865 – 76

10. Độ bụi, hạt/m2 không lớn hơn

 

TCVN 1868 – 76

– Cỡ 0,25 đến 2 mm

200

 

– Cỡ từ 2 đến 3 mm

Không cho phép

 

3.2. Giấy in báo phải đồng đều về độ dày và sự phân bố xơ sợi không bị nhăn gấp, thủng rách hoặc dây bẩn

3.3. Cuộn giấy phải tròn, chặt, mặt cắt hai đầu cuộn giấy phải phẳng, sạch sẽ.

3.4. Số mối nối trong mỗi cuộn không được lớn hơn 3. Các mối nối phải được dán cẩn thận bằng  băng dính.

3.5. Lõi cuộn giấy phải cứng không được móp méo, lôi ra hoặc hụt so với mặt cắt của cuộn giấy 5 mm và đóng nút gỗ hai đầu.

4. Phương pháp thử

4.1. Lấy mẫu theo TCVN 3649 – 81

4.2. Các chỉ tiêu chất lượng được xác định theo các TCVN ghi trong bảng 1.

5. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

5.1. Bao gói

Cuộn giấy phải được bao gói bằng 4 lớp giấy bao gói. Hai đầu cuộn giấy phải bịt bằng ba lớp giấy bao gói, nếp gấp mép phải gọn và được dán keo và ép chặt.

5.2. Ghi nhãn

Các cuộn giấy phải có nhãn ghi:

– Tên sản phẩm

– Tên cơ sở sản xuất

– Khối lượng

– Ngày sản xuất

Nhãn dán ở vị trí thống nhất trên tất cả các cuộn giấy.

5.3. Vận chuyển

Phương tiện vận chuyển phải sạch sẽ, có mui bạt che mưa, và có đủ tấm kê chuyên dùng để chèn cuộn giấy

Bốc xếp hàng phải nhẹ nhàng, không được để cuộn giấy rơi, va đập mạnh làm ảnh hưởng đến chất lượng giấy và bảo vệ được bao bì, nhãn hiệu.

5.4. Bảo quản

Kho chứa giấy phải sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. Các cuộn giấy phải được xếp cách sàn 30cm và cách tường 40cm

Kho phải có hệ thống cứu hỏa tốt, phải được thường xuyên kiểm tra để tránh hỏa hoạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *