Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5931:1995

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN5931:1995
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5931:1995 về bơm phun thuốc nước dùng sức người – yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5931:1995

BƠM PHUN THUỐC NƯỚC DÙNG SỨC NGƯỜI

YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Hand Sprayers – General technical requirements and test methods

TCVN 5931: 1995 soát xét lần thứ 2 của TCVN 1436-89 và phần II của TCVN 1439-89.

TCVN 5931: 1995 do Viện công cụ và Cơ giới hoá nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu về an toàn và phương pháp thử kiểu bơm phun thuốc nước đeo vai, dùng sức người tạo áp lực làm việc trong bình (tên thường gọi là bình phun thuốc trừ sâu) để phun các hoá chất dạng lỏng nhằm mục đích bảo vệ cây trồng khỏi sự phá hoại của sâu bệnh, cỏ dại; cung cấp các chất dinh dưỡng và kích tố sinh trưởng qua lá cho cây trồng; và các mục đích khác như phun thuốc trừ ruồi muỗi, tẩy uế bệnh viện, nhà ở, chuồng trại gia súc.v.v… đối với độ cao phun thuốc không quá 2 mét.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Dung tích hữu ích của bình chứa dung dịch không lớn hơn 15dm3 (15lít)

2.2. Đối với kiểu bơm khí ép, cho phép chiều cao của bình chứa dung dịch (gồm cả vòng đai đáy bình) không lớn hơn 500mm.

2.3. Hình dạng bình chứa dung dịch chứa dung dịch phải cân đối, dễ mang trên vai, dễ làm sạch. Khối lượng dung dịch còn đọng lại trong bình sau khi phun thuốc không quá 0,01dm3.

2.4. Khối lượng khô của bơm không lớn hơn 6kg.

2.5. Chế độ áp suất làm việc trung bình của bơm là 0,3 MPa (đo ở bình tích áp lực của bơm). Đối với bơm kiểu khi ép, áp suất làm việc tối đa không được vượt quá 0,5 MPa.

2.6. Ở áp suất 0,3 MPa cho phép.

2.6.1. Đường kính trung bình vết hạt thuốc bám dính trên bề mặt phun là 0,2 đến 0,3 mm. Hệ số biến động của kích thước vết hạt không vượt quá 25%.

2.6.2. Lưu lượng dung dịch qua vòi phun không lớn hơn 0,5 lít/phút. Hệ số biến động lưu lượng giữa các vòi phun cùng kiểu V 15%.

2.6.3. Hệ số biến động của độ phân bố hạt thuốc trên một vòi phun  50% và của hệ thống ba vòi phun đặt cách nhau 300mm  20% (hình1).

2.6.4. Lực tác động vào cần đẩy để tạo áp suất làm việc trung bình  50N đối với kiểu bơm thuỷ lực và  300N đối với kiểu bơm khí ép.

2.6.5. Sau khi đóng khoá nước 20 giây, trong mỗi phút sau đó, cho phép không quá 2 giọt nước nhỏ ra từ vòi phun.

2.6.6. Góc cắt dọc hình chóp nón phun thuốc của vòi phun (tính bằng độ)   60 (hình 1)

2.6.7. Số lần tác động vào cần đẩy để tạo áp suất làm việc trong bình:

– Đối với bơm kiểu khí ép:  100lần/phút

– Đối với bơm kiểu thuỷ lực:  20 lần/phút.

2.7. Ở áp suất 0,5 MPa, không cho phép dò rỉ dung dịch ở tất cả các vị trí trên toàn mạch có áp lực (từ bình tích áp lực đến khoá nước).

2.8. Độ tự giảm áp suất trong bình cho phép sau 5 phút  5 % so với trị số áp suất tối đa ban đầu (0,5MPa).

2.9. Mỗi bơm phun thuốc phải có ít nhất 2 lớp lưới lọc: Một lưới lọc thô đặt ở miệng bình chứa dung dịch, một lưới lọc tinh đặt ở cửa hút của bơm thuỷ lực hoặc bơm nén khí. Lưới lọc tinh có kích thước mắt lưới nhỏ hơn kích thước lỗ thoát nhỏ nhất của vòi phun.

2.10. Độ tin cậy kỹ thuật trong sử dụng  94%.

3. Yêu cầu về an toàn

3.1. Bình chịu áp lực và ống dẫn có áp lực của tất cả các kiểu bơm phun thuốc nói ở điều 1 phải chịu được áp suất lớn hơn 2 lần áp suất làm việc trung bình cho phép.

3.2. Trong trường hợp bơm phun thuốc được thiết kế để làm việc với chế độ áp suất đến 0,5MPa, nhất thiết phải có van an toàn. Độ nhậy của van an toàn cho phép sai lệch so với trị số áp suất làm việc danh nghĩa là  5%.

3.3. Nắp bình chứa dung dịch phải đảm bảo kín sát, không cho dung dịch tràn ra ngoài qua miệng bình khi mang bơm trên vai đi phun thuốc.

3.4. Bình chứa dung dịch phải chịu được va đập: không bị nứt, vỡ khi bình chứa 10lít dung dịch rơi tự do từ độ cao 2 mét xuống nền đất.

3.5. Bất cứ ai khi dùng bơm phun thuốc đều phải hiểu tính năng tác dụng từng bộ phận của bơm nhất là phải biết dùng thành thạo các bộ phận điều khiển, kiểm tra và an toàn.

4. Phương pháp thử

4.1. Tất cả các bơm phun thuốc chế tạo xong đều phải được kiểm tra từng chiếc, và có kèm theo phiếu kiểm tra của KCS.

4.2 Các bơm phun thuốc trước khi thử phải được lắp ráp đúng như hướng dẫn sử dụng, vận hành thử 5 phút trong trạng thái môi trường bình thường với nước sạch đã qua lọc (nhiệt độ không khí trong phòng từ 5 đến 35C, độ ẩm tương đối không khí lớn hơn 50%, gió nhẹ dưới 2m/giây).

4.3 Các thiết bị, dụng cụ đo lường phải kiểm tra kỹ thuật định kỳ và hiệu chỉnh chính xác trước khi sử dụng.

4.4 Nội dung thử bao gồm:

– Xác định các thông số, kích thước chủ yếu của bơm;

– Thử các chỉ tiêu kỹ thuật chính;

– Thử trong điều kiện sản xuất.

4.5 Kết quả đo các thông số, kích thước chủ yếu của bơm phun thuốc quy định trong các điều 2.1 đến 2.4 được ghi vào bảng 1.

4.6 Việc xác định các chỉ tiêu kỹ thuật chính được thực hiện như sau:

4.6.1 Xác định kích thước vết hạt thuốc ở áp suất 0,3 MPa:

Dùng dung dịch nước sạch với 5% thạch cao hoặc vôi tôi đã được lọc qua sàng 400 lỗ/cm2 để phun lên mẫu hứng mầu thẫm có tẩm paraphine (giấy nến đánh máy) để hạn chế độ vỡ của hạt thuốc. Mẫu hứng hạt được đặt ở vị trí bất kì trong phòng thử hoặc trên đồng. Sau khi hạt thuốc khô, để lại trên mẫu hứng các vết hình tròn mầu trắng, dùng kính lúp có thước đo để phân loại kích thước hạt trên mẫu hứng theo số lượng hạt đếm được trên 1 cm2 cho mỗi mẫu hứng. Kết quả đo đếm được ghi vào bảng 2. Số lượng lặp lại không nhỏ hơn 5 lần.

4.6.2 Xác định lưu lượng qua vòi phun ở áp suất 0,3 MPa. Chọn ngẫu nhiên không ít hơn 5 vòi phun và lần lượt đo lưu lượng trong 1 phút. Kết quả ghi ở bảng 3, lặp lại 3 lần.

4.6.3 Để xác định độ phân bố đồng đều của hạt thuốc qua vòi phun, cần sử dụng máng hứng hạt có bề rộng 700 mm, máng hứng có rãnh ngang cách đều 50mm, trên máng có dán ống dẫn lắp vòi phun.

Tuỳ thuộc vào yêu cầu thử, có thể lắp 1 đến nhiều vòi phun. Trong trường hợp xác định độ phân bố đồng đều của 1 vòi phun, chỉ cần lắp một vòi phun trên dàn, cách bề mặt máng hứng 600 mm.

Cho vòi phun làm việc 60 giây, dung dịch được hứng vào các cốc đặt ở vị trí 1 đến 13 (hình 1).

Kết quả thu được sau 3 lần lặp lại ghi vào bảng 4.

Khi cần xác định độ phun đồng đều của hệ thống, cũng thực hiện tương tự và kết quả đo được ghi riêng ra bảng 4b, vị trí đặt mẫu hứng trình bày trên hình 1.

4.6.4 Dùng lực kế lò so (kéo hoặc nén) đặt vào vị trí tác động của tay người tạo áp lực trong bình để xác định lực theo quy định tại điều 2.6.4 của tiêu chuẩn này. Trong trường hợp yêu cầu phép thử thật chính xác, cần phải sử dụng thiết bị đo lực bằng phương pháp ten xơ. Kết quả đo ghi vào bảng 5.

4.6.5 Để xác định độ kín khít của khoá nước vòi phun, cần xác định số giọt nước nhỏ ra từ vòi phun sau khi đã khoá nước 20 giây tương ứng với chế độ áp suất trung bình là 0,3MPa. Kết quả đo đếm được ghi vào bảng 6.

4.6.6 Để xác định độ tự giảm áp suất trong bình, cần tạo áp lực trong bình tích áp đến 0,5 MPa, quan sát sự dò rỉ trên toàn mạch có áp suất sau 5 phút ghi trị số áp suất còn lại trong bình vào bảng 7.

4.6.7 Trong tất cả các phép thử nêu ở mục 4.6 của tiêu chuẩn này đều thực hiện trong chế độ áp suất làm việc của bơm, được kiểm tra bằng áp kế thuỷ lực lắp trên mạch ra từ bình tích áp của bơm (hình 2) với độ chính xác 0,01 MPa.

4.7 Thử trong điều kiện sản xuất

4.7.1 Mục đích của việc thử trong điều kiện sản xuất là để xác định độ tin cậy kỹ thuật khi sử dụng, độ bền một số chi tiết, sự thích nghi với các điều kiện sản xuất khác nhau và xác định một số chỉ tiêu kinh tế- sử dụng.

4.7.2 Trước khi đưa bơm vào làm việc, cần cho bơm làm việc thử bằng nước sạch không ít hơn 2 giờ. Trong thời gian đó theo dõi tình trạng hư hỏng của các bộ phân và chi tiết của bơm. Kết quả ghi vào bảng 8.

4.7.3 Thời gian để thử một bơm trong điều kiện sản xuất không ít hơn 200 giờ (hoặc 10 ha lượt phun thuốc). Kết quả theo dõi thời gian làm việc của bơm ghi vào bảng 9 và được tính toán các chỉ tiêu kinh tế-sử dụng quy định ở điều 4.7.4.

4.7.4 Việc đánh giá sơ bộ các chỉ tiêu kinh tế-sử dụng của bơm được thực hiện sau khi theo dõi không ít hơn 20 giờ làm việc như sau:

 

Trong đó TSC là thời gian khắc phục sự cố kỹ thuật, tính bằng giờ.

4.8. Thành lập biên bản thử và báo cáo kết quả

4.8.1 Sau khi kết thúc các phép thử, tiến hành phân tích, xử lý số liệu và viết báo cáo kết quả thử.

4.8.2 Nội dung báo cáo gồm:

– Mục đích, thời gian và địa điểm thử nghiệm;

– Giới thiệu tóm tắt mẫu máy: kết cấu, nguyên lý làm việc, đặc tính kỹ thuật và phạm vi ứng dụng thích hợp;

– Kết quả đo lường, phân tích kết quả, so sánh với các quy định của tiêu chuẩn;

– Kết luận giám định kỹ thuật;

– Đơn vị phụ trách và danh sách những người tham gia thử nghiệm.

5. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

5.1. Bơm phun thuốc phải được lau chùi sạch sẽ khô ráo trước khi bao gói.

5.2. Các ống dẫn mềm (cao su, chất dẻo tổng hợp) phải để ở trạng thái tự nhiên, không được chèn ép.

5.3. Việc bao gói phải bảo đảm chuyên chở thuận tiện, tránh rơi vãi, hư hỏng, mất mát các phụ tùng, chi tiết hoặc các bộ phận làm việc của bơm.

5.4. Trên mỗi sản phẩm cần ghi rõ nhãn mác ở các vị trí dễ nhìn thấy đủ các nội dung sau:

– Tên cơ sở chế tạo;

– Tên sản phẩm và mã hiệu;

– Số hiệu tiêu chuẩn và dấu hợp chuẩn (nếu có);

– Ngày tháng năm xuất xưởng.

5.5. Mỗi bơm phun thuốc cần kèm theo:

– 01 giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm

– 01 bản thuyết minh hướng dẫn sử dụng và bảo quản;

– 01 bản ghi danh mục phụ tùng và dụng cụ kèm theo;

– 01 phiếu bảo hành sản phẩm.

Bảng 1: Các thông số kích thước chủ yếu

Số TT

Thông số, kích thước

Đơn vị

Số liệu đo

Ghi chú

1

Kích thước ngoài

Dài x Rộng x Cao

Trạng thái vận chuyển

mm

 

 

Trạng thái làm việc

mm

 

 

2

Dung tích bình chứa dung dịch

dm3

 

 

3

Dung tích bình tích áp lực

dm3

 

 

4

Đường kính xilanh

mm

 

 

 

Hành trình pitông

mm

 

 

5

Khối lượng khô của cả bơm

kg

 

 

6

Vòi phun

Kiểu

 

 

 

Số lượng

cái

 

 

Mã hiệu bơm:                                                 Cơ sở chế tạo:

Ngày thử:                                                                    Nơi thử:

                                                                                    Người thực hiện:

 

Bảng 2 – Xác định kích thước vết hạt thuốc

Ký hiệu mẫu thử

Số lượng vết hạt có kích thước

Giá trị trung bình

Phương sai trung bình

Hệ số biến động

<>

0,2-0,3

>0,3mm

Mẫu 1

 

 

 

 

 

 

Mẫu 2

 

 

 

 

 

 

Mẫu 3

 

 

 

 

 

 

Mẫu 4

 

 

 

 

 

 

Mẫu 5

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

Mã hiệu bơm:                                                             Cơ sở chế tạo:

Ngày thử:                                                                                Nơi thử:

Áp suất làm việc trung bình:                                     Người thực hiện:

 

Bảng 3- Xác định lưu lượng qua vòi phun

Lặp lại

Số hiệu vòi phun

Số 1

Số 2

Số 3

Số 4

Số 5

Hệ số biến động

Lần 1

 

 

 

 

 

 

Lần 2

 

 

 

 

 

 

Lần 3

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

Mã hiệu bơm:                                                             Cơ sở chế tạo:

Ngày thử:                                                                                Nơi thử:

Áp suất làm việc của bơm:                                                    Người thực hiện:

 

Bảng 4- Xác định độ phun đồng đều của một vòi phun

Lặp lại

Mẫu hứng

Số 1

Số 2

Số 3

n

Giá trị trung bình

Phương sai bình quân

Hệ số biến động

Lần 1

 

 

 

 

 

 

 

 

Lần 2

 

 

 

 

 

 

 

 

Lần 3

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

Mã hiệu bơm:                                                             Cơ sở chế tạo:

Ngày thử:                                                                                Nơi thử:

Áp suất làm việc của bơm:

Độ cao của vòi phun đến máng hứng:

                                                                                               Người thực hiện:

 

Bảng 5- Kết quả đo lực tác động vào cần đẩy

Lần đo

Kiểu bơm

Ghi chú

 

Khi ép

Thuỷ lực

 

Lần 1

 

 

 

Lần2

 

 

 

Lần 3

 

 

 

….

 

 

 

Mã hiệu bơm:                                                             Cơ sở chế tạo:

Ngày thử:                                                                              Nơi thử:

Chế độ áp suất trong bình thử:                                             Người thực hiện:

 

Bảng 6 – Xác định tính kín khít của khoá nước, vòi phun

Số lần thử

Số giọt nước đếm được

Số hiệu vòi phun

Ghi chú

Số 1

Số 2

Số 3

Số 4

Lần 1

 

 

 

 

 

 

Lần 2

 

 

 

 

 

 

Lần 3

 

 

 

 

 

 

Trung bình

 

 

 

 

 

 

Mã hiệu bơm:                                                             Cơ sở chế tạo:

Ngày thử:                                                                              Nơi thử:

Chế độ áp suất trong bình thử:                                             Người thực hiện:

 

Bảng 7- Xác định độ tự giảm áp suất trong bình

Lần thử

Áp suất lớn nhất ban đầu

Diễn biến rò rỉ trên toàn mạch có áp suất

áp suất còn lại

Độ tự giảm áp suất

Lần 1

 

 

 

 

Lần 2

 

 

 

 

Lần 3

 

 

 

 

 

 

 

 

Mã hiệu bơm:                                                             Cơ sở chế tạo:

Ngày thử:                                                                                Nơi thử:

                                                                                                Người thực hiện:

 

Bảng 8- Tình trạng hư hỏng các bộ phận và chi tiết khi làm việc thử

Thời gian

Tên chi tiết bộ phận hư hỏng

Nguyên nhân

Thời gian khắc phục sự cố

Biện pháp khắc phục

Các vấn đề khác nảy sinh

Bắt đầu

 

 

 

 

 

Xuất hiện hư hỏng 1

 

 

 

 

 

hư hỏng 2

 

 

 

 

 

Mã hiệu bơm:                                                             Cơ sở chế tạo:

Ngày thử:                                                                                Nơi thử:

                                                                                                Người thực hiện:

 

Bảng 9- Theo dõi thời gian làm việc của bơm trong điều kiện sản xuất

Thứ tự

Bắt đầu làm việc

(giờ,phút)

Ngừng phun thuốc do các nguyên nhân (phút)

Thêm thuốc

Sự cố kỹ thuật

Chuyển địa điểm

Giải lao

Tổ chức

Khác

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mã hiệu bơm:                                                             Cơ sở chế tạo:

Ngày     tháng     năm:                                                            Đối tượng phun:

                                                                                                Tên thuốc:

Diện tích được phun trong ngày:

Lượng dung dịch đã phun:

                                                                                                Người theo dõi:

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG KÊ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ ĐỂ THỬ NGHIỆM

1. Máng hứng hạt thuốc                                                 1 chiếc

2. Áp kế thuỷ lực (độ chính xác đến 0,01 MPa)                1 chiếc

3. Lực kế lò so (kiểu kéo – độ chính xác 1N)                    1 chiếc

4. Lực kế lò so (kiểu nén – độ chính xác 5NO)                  1 chiếc

5. Đồng hồ bấm dây                                                       1 chiếc

6. Kính lúp có thước đo x10                                           1 chiếc

7. Thước dây 30m                                                         1 chiếc

8. Thước lá                                                                   1 chiếc

9. Dàn lắp vòi phun                                                         1 bộ

10. Ống đong 1.000ml                                                    20 chiếc

11. Máy ảnh                                                                  1 chiếc

12. Đầu đo lực bằng thiết bị ten xơ                                 1 bộ

13. Phòng thí nghiệm đo ten xơ

14. Giấy tráng paraphin

15. Thùng chứa 5lít                                                        2 chiếc

                        10lít                                                      2 chiếc

                        20lít                                                      2 chiếc

16. Phễu rót                                                                  1 chiếc

 

PHỤ LỤC 2

CÔNG THỨC TÍNH HỆ SỐ BIẾN ĐỘNG

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *