Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6090:1995 về cao su thiên nhiên – xác định độ nhớt mooney đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6090-1:2004 (ISO 289-1:1994) về Cao su chưa lưu hóa – Phương pháp sử dụng nhớt kế đĩa trượt – Phần 1: Xác định độ nhớt Mooney .
Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6090:1995 về cao su thiên nhiên – xác định độ nhớt mooney
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6090:1995
CAO SU THIÊN NHIÊN – XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỚT MOONEY
Natural rubber – Determination of Mooney viscosity
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp sử dụng nhớt kế đĩa trượt để đo độ nhớt Mooney của các loại cao su thiên nhiên trong đó có cao su SVR và hỗn hợp cao su
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
TCVN 3769 : 1995 Cao su thiên nhiên svr
TCVN 6086 : 1995 Cao su thiên nhiên – Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.
3. Nguyên tắc của phương pháp
Đo lực soắn tạo ra trong điều kiện qui định để quay đĩa kim loại trong khuôn hình trụ có chứa đầy cao su. Trở lực của cao su khi quay đĩa biểu thị độ nhớt Mooney của mẫu thử.
4. Thiết bị
Các bộ phận chủ yếu của thiết bị ( xem hình 1 ) gồm:
a) hai khuôn tạo thành một khoang hình trụ;
b) một roto;
c) phương tiện để duy trì khuôn ở nhiệt độ không đổi
d) phương tiện để duy trì áp lực qui định;
e) phương tiện để quay roto với tốc độ góc không đổi;
f) phương tiện chỉ thị lực soắn cần thiết để quay rôto.
5. Hiệu chỉnh và bảo trì thiết bị
5.1 Nhớt kế phải được hiệu chỉnh sao cho đọc được điểm 0 khi chạy không tải và điểm 100 N ± 0,5 N khi tác dụng vào trục rôto một lực soắn 8,30 jun ± 0,2 jun. Vì vậy lực soắn 0,083 jun tương đương vơi một đơn vị Mooney.
5.2 Hiệu chỉnh có tải bằng cách gia tăng tải trọng để kiểm tra sự biến động toàn thể vị trí số đo đọc được , ít nhất sáu tháng / một lần theo phương pháp của cẩm nang sử dụng máy.
5.3 Khoang khuôn phải được lau chùi theo hướng dẫn của nhà chế tạo, nếu máy sử dụng nhiều thì tăng số lần làm sạch cho phù hợp..
5.4 Kiểm tra nhanh bằng cao su có độ nhớt chuẩn để đảm bảo rằng nhớt kế Mooney ở trong tình trạng hoạt động tốt, trong các thời điểm:
– ngay sau khi hiệu chỉnh có tải; hoặc
– trước mỗi đợt thử.
Nếu phát hiện sai sót thì phải hiệu chỉnh lại theo các điều từ 5.1 đén 5.4.
6. Tiến hành thử
6.1 Chuẩn bị mẫu thử
Mẫu thử xác định độ nhớt Mooney là mẫu F lấy theo TCVN 6086 : 1995. Từ khoảng 25 gam, cắt mẫu thử thành hai miếng, đường kính khoảng 50 mm bề dày khoảng 6 mm- có thể đặ gọn trong khoảng khuôn của nhớ kế.
Mẫu thử phải được thuần hoá ở nhiệt độ phòng ít nhất là 1 giờ trước khi tiến hành thử. Việc thử phải được bắt đầu không muộn hơn 24 giờ sau khi ổn định mẫu.
6.2 Kiểm tra sự ổn định nhiệt độ thử nghiệm của khuôn là 1000 C ± 10 C. Đặt rôto vào khuôn chứa mẫu để làm nóng dến nhiệt độ thử. Thường 2 phút là đủ để làm nóng rôto trong khuôn.
Lấy rôto trong khuôn ra. Lấy một miếnh mẫu đặt vào đáy khoang, miếng mẫu còn lại đặt lên đỉnh rôto . Đóng nhanh khuôn và đo thời gian từ lúc đèn chỉ thị sáng lên trên bảng điều khiển.
Sau khi đóng khuôn mẫu 1 phút thì khởi động động cơ và ghi lại ngay số đo độ nhớt ban đầu. Độ nhớt Mooney của cao su được đọc trên đồng hồ đo sau 4 phút kể từ lúc khởi động động cơ.
Chú thích
1) Để dễ dàng lấy mẫu cao su ra sau khi thử, đối với mẫu thử có độ nhớt thấp hoặc dính có thể dùng một lớp giấy( thí dụ Xenlulo và cao su hidro chloride) có bề dày khoảng 0,03 mm giữa cao su và bề mặt khuôn, hoặc bôi một lớp cao phân tử chống dính ( Polytetra fluoroethylen ) có độ dày tối đa 0,013 mm trên bề mặt của rôto.
2) Nhiệt độ thử nghiệm được định nghĩa là nhiệt độ ở trạng thái không thay đổi của khuôn có mẫu cao su. Vì sự khác biệt nhiệt độ xảy ra giữa hai mâm ép và khuôn chứa mẫu, nên cần phải điều chỉnh nhiệt độ mâm để đạt nhiệt độ của khuôn mẫu đến khi sai số nhiệt độ mâm để đạt nhiệt độ của khuôn mẫu đến khi sai số nhiệt độ giữa chúng là 1 0 C.
Khi thử nghiệm đối với cao su SVR , độ nhớt Mooney của cao su được ghi bằng các ký hiệu sau:
VRL là độ nhớt Mooney dùng rôto lớn;
VRS là độ nhớt Mooney dùng rôto nhỏ.
Đối với cao su hỗn hợp, độ nhớt Mooney của cao su ghi là:
VCL là độ nhớt Mooney dùng rôto lớn;
VCS là độ nhớt Mooney dùng rôto nhỏ
7. Biểu thị kết quả
Biên bản kết quả thưt mẫu cao su được ghi theo dạng:
50 ML ( 1+4) 1000 C
trong đó
50 M là độ nhớt, tính bằng đơn vị Mooney;
L là ghi nhận dùng rôto lớn ( S ghi nhận sưt dụng rôto nhỏ);
1 là thời gian làm nóng mẫu trước khi khởi động rôto, tính bằng phút;
4 là thời gian rôto bắt đầu quay tới thời điểm đọc trị số độ nhớt, tính bằng phút;
100 0C là nhiệt độ tiến hành thử.
8. Báo cáo kết quả thử
Báo cáo kết qủa thử có nội dung như sau:
a) mô tả đầy đủ và sự nhận biết về mẫu thử;
b) chi tiết việc chuẩn bị mẫu;
c) mô tả thiết bị sử dụng để thử;
d) chi tiết về điều kiện thử ;
e) trị số độ nhớt Mooney;
f) các thao tác không qui định trong tiêu chuẩn này hoặc coi là tuỳ ý;
g) ngày tháng thử nghiệm.