Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6151-4:2002 (ISO 4422-4 : 1996) về ống và phụ tùng nối bằng polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng để cấp nước – Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8491-4:2011 (ISO 1452-4:2009) về Hệ thống ống bằng chất dẻo dùng cho hệ thống cấp nước thoát nước và cống rãnh được đặt ngầm và nổi trên mặt đất trong điều kiện có áp suất – Poly (vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) – Phần 4: Van .
Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6151-4:2002 (ISO 4422-4 : 1996) về ống và phụ tùng nối bằng polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng để cấp nước – Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6151-4 : 2002
ỐNG VÀ PHỤ TÙNG NỐI BẰNG POLYVINYL CLORUA KHÔNG HÓA DẺO (PVC-U) DÙNG ĐỂ CẤP NƯỚC – YÊU CẦU KỸ THUẬT – PHẦN 4: VAN VÀ TRANG BỊ PHỤ
Pipes and fittings made of unplasticized poly(vinyl chloride) (PVC-U) for water supply – Specifications – Part 4: Valves and ancillary equipment
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định các đặc tính và tính chất của van và trang bị phụ làm bằng polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho ống dẫn nước chôn dưới mặt đất và cấp nước sinh hoạt trên mặt đất, cả bên trong và bên ngoài các công trình xây dựng.
Van và trang bị phụ qui định trong tiêu chuẩn này dùng để dẫn nước dưới áp suất ở nhiệt độ tới 20oC dùng cho các mục đích chung và cấp nước uống. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho nước có nhiệt độ lên đến 45oC [Xem hình 1 TCVN 6151-2 : 2002 (ISO 4422-2 : 1996)]
Các trang bị phụ bao gồm:
– Bộ khởi thủy.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
ISO 7-1 : 1994 Pipe threads where pressure-tight joints are made on the threads – Part 1: Dimensions, tolerances and designation. (Ren của ống khi các mối nối kín chịu áp lực làm ren – Phần 1: Kích thước, dung sai và ký hiệu)
TCVN 6242 : 1997 (ISO 580 : 1990), Phụ tùng nối dạng đúc bằng polyvinyl clorua cứng – Thử trong tủ sấy – Phương pháp thử và đặc tính kỹ thuật cơ bản.
TCVN 6147-2 :*)(ISO 2507-2 : 1995) Ống và phụ tùng nối bằng nhựa nhiệt dẻo – Nhiệt độ hóa mềm Vicat – Phần 2: Điều kiện thử đối với ống và phụ tùng nối bằng polyvinyl clorua cứng (PVC-U) hoặc polyvinyl clorua clo hóa (PVC-C) và cho ống polyvinyl clorua có độ bền va đập cao (PVC-HI).
TCVN 6248 : 1997 (ISO 2536 : 1974) Ống và phụ tùng nối chịu áp lực bằng polyvinyl clorua cứng (PVC), dãy thông số theo hệ mét – Kích thước của bích.
TCVN 6250 : 1997 (ISO/TR 4191 : 1989) Ống polyvinyl clorua cứng (PVC-U) dùng để cấp nước – Hướng dẫn thực hành lắp đặt.
TCVN 6151-1 : 2002 (ISO 4422-1 : 1996) Ống và phụ tùng đường ống bằng polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng để cấp nước – Yêu cầu kỹ thuật – Phần 1: Yêu cầu chung.
TCVN 6151-2 : 2002 Ống và phụ tùng đường ống bằng polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng để cấp nước – Yêu cầu kỹ thuật – Phần 2: Ống (có hoặc không có đầu nong).
TCVN 6151-3 : 2002 (ISO 4422-3 : 1996) Ống và phụ tùng nối bằng polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng để cấp nước – Yêu cầu kỹ thuật – Phần 3: Phụ tùng nối và đầu nối.
TCVN 5752 : 1982 Metal valves for use in flanged pipe systems – Face-to-face and centre-to-face dimensions (Van kim loại dùng trong hệ thống đường ống có mặt bích nối – Kích thước giữa các bề mặt và kích thước từ tâm tới bề mặt).
ISO 6708 : 1995 Pipework components – Denifition and selection of DN (nominal size). (Các thành phần của đường ống – Định nghĩa và sự lựa chọn kích thước danh nghĩa DN).
ISO 7349 : 1983 Thermoplastics valves – Connection references. (Van bằng nhựa nhiệt dẻo – Các mối nối).
ISO 7508 : 1985 Unplasticized polyvinyl chloride (PVC-U) valves for pipes under pressure – Basic dimensions – Metric series. (Van bằng polyvinyl clorua cứng (PVC-U) cho các ống chịu áp lực.Kích thước cơ bản – Dãy thông số theo hệ mét.)
ISO 8233 : 1988 Thermoplastics valves – Torque – Test method (Van bằng nhựa nhiệt dẻo – Mômen xoắn – Phương pháp thử)
ISO 8659 : 1989 Thermoplastics valves – Fatigue strength – Test method. (Van bằng nhựa nhiệt dẻo – Độ bền mỏi – Phương pháp thử)
ISO 9393-1 : 1994 Thermoplastics valves – Pressure test methods and requirements – Part 1: General. (Van bằng nhựa nhiệt dẻo – Yêu cầu và phương pháp thử áp suất – Phần 1: Yêu cầu chung.)
ISO 9393-2 : 1997 Thermoplastics valves – Pressure test methods and requirements – Part 2: Test conditions and basic requirements for PE, PP, PVC-U and PVDF valves. (Van bằng nhựa nhiệt dẻo – Yêu cầu và phương pháp thử áp suất – Phần 2: Điều kiện thử và các yêu cầu cơ bản đối với các van PE, PP, PVC-U và PVDF.)
ISO 9853 : 1991 Injection – moulded unplasticized poly(vinyl chloride) (PVC-U) fitting for pressure pipe systems – Crushing test. [Phụ tùng làm bằng polyvinyl clorua cứng (PVC-U) làm theo công nghệ đúc – phun dùng cho hệ thống ống chịu lực – Thử va đập].
3. Định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa qui định trong TCVN 6151-1 : 2002 (ISO 4422-1).
4. Vật liệu
4.1 Thân van và trang bị phụ
Vật liệu của thân van và các chi tiết chính của trang bị phụ tiếp xúc với nước lưu thông phải là PVC-U và phải tuân theo các yêu cầu qui định trong TCVN 6151-3 : 2002 (ISO 4422-3).
4.2 Sử dụng vật liệu tái chế
Có thể sử dụng với liều lượng hạn chế vật liệu tái chế sạch trong quá trình sản xuất và thử nghiệm sản phẩm mà chúng phù hợp với tiêu chuẩn này với điều kiện vật liệu này cùng một hợp chất được dùng cho sản phẩm thích hợp và không hạn chế sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
5. Yêu cầu chung
5.1 Đặc điểm bên ngoài
Khi xem xét không có sự phóng đại, bề mặt bên trong và bên ngoài của van và trang bị phụ phải nhẵn, sạch, không có vết xước, vết nứt và các khuyết tật bề mặt khác hạn chế sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
5.2 Tác dụng giảm nhiệt
Hệ số giảm áp suất làm việc từ 25oC đến 45oC phải bằng hệ số được qui định cho ống ở 5.4 của TCVN 6151-2 : 2002
6. Đặc tính hình học
6.1 Kết cấu của van và trang bị phụ
6.1.1 Đường kính
Đường kính ngoài danh nghĩa của van và trang bị phụ phải tương đương với đường kính danh nghĩa của ống được lắp với van và trang bị phụ và được ký hiệu theo đường kính ngoài danh nghĩa của ống.
6.2 Van
6.2.1 Các kiểu van
Các van được qui định trong tiêu chuẩn này phải được phân loại theo kết cấu của van như “van cửa”, “van bi”, “van màng chắn”, “van nút” hoặc “van bướm”, và theo kiểu lắp nối như liên kết bằng dung môi, mối nối vòng đệm đàn hồi, hoặc mối nối bích).
6.2.2 Kích thước mối nối
6.2.2.1 Đầu nối trong và đầu nối ngoài dùng cho van có kiểu nối liên kết bằng dung môi
Kích thước của đầu nối trong và đầu nối ngoài của van và trang bị phụ phải tương tự như kích thước của ống và trang bị phụ phù hợp với TCVN 6151-2 : 2002 hoặc TCVN 6151-3 : 2002 (ISO 4422-3).
6.2.2.2 Đầu nối trong và đầu nối ngoài dùng cho van có kiểu vòng đệm
Kích thước đầu nối trong và đầu nối ngoài của van phải tương tự như kích thước của ống và trang bị phụ phù hợp với TCVN 6151-2 : 2002 hoặc TCVN 6151-3 : 2002 (ISO 4422-3).
6.2.2.3 Kích thước lắp nối cho các van kiểu mặt bích
Kích thước lắp nối của các mặt bích trên các van phải phù hợp với TCVN 6248 (ISO 2536).
6.2.3 Chiều dài lắp đặt
Các chiều dài lắp đặt được cho trong catalô của nhà sản xuất.
6.2.3.1 Van có đầu nối trong trụ trơn
Xem hình 1.
6.2.3.2 Van có đầu nối ngoài trụ trơn
Xem hình 2.
6.2.3.3 Van có đầu nối trong dùng vòng đệm
Xem hình 3.
6.2.3.4 Van cửa có bích nối
6.2.3.4.1 Van cửa
Xem hình 4 và bảng 1.
Bảng 1 – Chiều dài lắp đặt của van cửa
Đường kính ngoài danh nghĩa của ống dn |
Kích thước danh nghĩa DN |
Chiều dài giữa các bề mặt 1) L1 |
|
Ngắn |
Dài |
||
50 63 75 90 110 140 160 225 280 315 |
40 50 65 80 100 125 150 200 250 300 |
165 178 190 203 229 254 267 292 300 356 |
240 250 270 280 300 325 350 400 450 500 |
1) Phù hợp với bảng 3 của ISO 5752 : 1982 |
6.2.3.4.2 Van bướm
Xem hình 5,6 và bảng 2.
Bảng 2 – Chiều dài lắp đặt của van bướm
Kích thước tính bằng milimet
Đường kính ngoài danh nghĩa của ống dn |
Kích thước danh nghĩa1) DN
|
Van bướm |
Dung sai cho L2 và L3 |
|||
Không có bích |
Có hai bích |
|||||
Chiều dài giữa các bề mặt L22) L33) |
||||||
Ngắn |
Trung |
Dài |
Ngắn |
|||
50 63 75 90 110 140 160 225 280 |
40 50 65 80 100 125 150 200 250 |
33 43 46 46 52 56 56 60 68 |
33 46 46 49 56 64 70 71 76 |
33 43 46 64 64 70 76 89 114 |
106 108 112 114 127 140 140 152 165 |
±2 |
315 |
300 |
78 |
83 |
114 |
178 |
±3 |
1) Phù hợp với ISO 6708. 2) Phù hợp với bảng 5 của ISO 5752 : 1982 và bảng 2 của ISO 7508 : 1985 (xem hình 5). 3) Phù hợp với bảng 4 của ISO 5752 : 1982 và bảng 2 cảu ISO 7508 : 1985 (xem hình 6). |
6.2.3.4.3 Van nút, van bi và van màng chắn
Xem hình 7 và bảng 3.
Bảng 3 – Chiều dày lắp đặt của van nút, van bi và van màng chắn
Kích thước tính bằng milimet
Đường kính ngoài danh nghĩa của ống dn |
Kích thước danh nghĩa1) DN |
Chiều dài giữa các bề mặt 2) 3) L1 |
|
Danh nghĩa |
Dung sai |
||
16 20 25 32 40 50 63 |
10 15 20 25 32 40 50 |
130 130 150 160 180 200 230 |
± 2 |
75 90 110 125 140 160 |
65 80 100 100/125 125 150 |
290 310 350 400 400 480 |
± 2 |
1) Phù hợp với ISO 7349. 2) Phù hợp với bảng 6 và 7 của ISO 5752 : 1982 và bảng 1 của ISO 7508 : 1985. 3) Kích thước từ tâm tới bề mặt của van ba ngả phải là 0,5 L1 |
6.3 Trang bị phụ
6.3.1 Bộ khởi thủy
Bộ khởi thủy có hoặc không có cơ cấu khóa được nối với đường ống cấp nước liên kết bằng dung môi hoặc nối cơ học với vòng đệm đàn hồi. Các bộ khởi thủy kiểu điển hình được giới thiệu trên các hình từ 8 đến 11 và kích thước của chúng được cho trong bảng 4. Cho phép có các kết cấu khác.
Bảng 4 – Kích thước của bộ khởi thủy
Kích thước tính bằng milimet
Ống cung cấp nước |
Mối nối đầu ra |
||||
Đường kính ngoài danh nghĩa của ống dn |
Đường kính trong của khởi thủy d1 |
Đường kính của ống nối d2 |
Đường kính liên kết trung bình d3 +0,3 0 |
Chiều dài liên kết t |
Ren ống trong1) Rp |
32 |
32 |
20 25 |
20 25 |
16 19 |
1/2 3/4 |
40 |
40 |
20 25 32 |
20 25 32 |
16 19 22 |
1/2 3/4 1 |
50 |
50 |
20 25 32 |
20 25 32 |
16 19 22 |
1/2 3/4 1 |
63 |
63 |
20 25 32 40 50 |
20 25 32 40 50 |
16 19 22 26 31 |
1/2 3/4 1 1 1/4 1 1/2 |
75 |
75 |
20 25 32 40 50 |
20 25 32 40 50 |
16 19 22 26 31 |
1/2 3/4 1 1 1/4 1 1/2 |
90 |
90 |
20 25 32 40 50 |
20 25 32 40 50 |
16 19 22 26 31 |
1/2 3/4 1 1 1/4 1 1/2 |
110 |
110 |
20 25 32 40 50 63 |
20 25 32 40 50 63 |
16 19 22 26 31 38 |
1/2 3/4 1 1 1/4 1 1/2 2 |
125 |
125 |
32 50 63 |
32 50 63 |
22 31 38 |
1 1 1/2 2 |
140 |
140 |
25 32 50 63 |
25 32 50 63 |
19 22 31 38 |
3/4 1 1 1/2 2 |
Bảng 4 – Kích thước của bộ khởi thủy (kết thúc)
Kích thước tính bằng milimet
Ống cung cấp nước |
Mối nối đầu ra |
||||
Đường kính ngoài danh nghĩa của ống dn |
Đường kính trong của khởi thủy D1 |
Đường kính của ống nối d2 |
Đường kính liên kết trung bình d3 +0,3 0 |
Chiều dài liên kết t |
Ren ống trong1) Rp |
160 |
160 |
20 25 32 40 50 63 |
20 25 32 40 50 63 |
16 19 22 26 31 38 |
1/2 3/4 1 1 1/4 1 1/2 2 |
200 |
200 |
20 25 32 40 50 63 90 |
20 25 32 40 50 63 90 |
16 19 22 26 31 38 51 |
1/2 3/4 1 1 1/4 1 1/2 2 3 |
225 |
225 |
32 40 50 63 90 |
32 40 50 63 90 |
22 26 31 38 51 |
1 1 1/4 1 1/2 2 3 |
250 |
250 |
20 25 32 40 50 |
20 25 32 40 50 |
16 19 22 26 31 |
1/2 3/4 1 1 1/4 1 1/2 |
315 |
315 |
20 25 32 40 50 |
20 25 32 40 50 |
16 19 22 26 31 |
1/2 3/4 1 1 1/4 1 1/2 |
1) Ren ống trong Rp phù hợp với ISO 7-1 |
7. Tính chất cơ học
7.1 Độ bền của thân van đối với áp suất bên trong
Độ bền cơ học của thân van khi không có thể áp dụng được áp suất thủy tĩnh phải được kiểm tra bằng thử áp suất bên trong.
Khi thử theo ISO 9393-1 và sử dụng các thông số thử được cho trong bảng 5, thân van không được hư hỏng trong thời gian thử nhỏ hơn các giá trị được qui định trong bảng 5.
Bảng 5 – Độ bền của thân van đối với áp suất bên trong
Mẫu thử |
Nhiệt độ thử oC |
Áp suất thử 1),2) bar |
Thời gian thử h |
|
PVC-UH |
PVC-U |
|||
Van đúc dn <> |
20 ± 2 |
4,2 x PN 3,2 x PN |
1 1000 |
|
Van đúc phun dn ≥ 160 |
20 ± 2 |
3,36 x PN 2,56 x PN |
4,2 x PN 3,2 x PN |
1 1000 |
1) Áp suất thử được xác định bởi P = x PN Ứng suất thử là 42 MPa ở thời gian thử 1 giờ và 32 MPa ở thời gian thử 1000 giờ. Ứng suất thử là 10 MPa, trừ trường hợp van PVC-UH có dn ≥ 160 ứng suất thiết kế là 12,5 MPa. 2) Nếu một khuôn đúc dùng để chế tạo một than van từ vật liệu PVC-U với áp suất danh nghĩa PN đã cho được dùng để tiếp tục chế tạo một thân van từ vật liệu PVC-UH thì áp suất danh nghĩa của thân van PVC-UH phải được tăng lên bởi hệ số 1,25. Một cách khác, áp suất danh nghĩa có thể được giữ ở giá trị ban đầu và áp suất thử ban đầu đối với thân van PVC-U được duy trì. |
7.2 Thử va đập
Van đúc phun và các chi tiết của trang bị phụ khi không thử được áp suất thủy tĩnh, phải được thử theo phương pháp thử được giới thiệu trong ISO 9853. Các chi tiết thử không được vỡ ra ở độ biến dạng 20%.
7.2 Thử tuổi thọ
7.3.1 Phương pháp thử
Sử dụng phương pháp thử cho trong ISO 8659 qui định thử nghiệm độ bền mỏi để khẳng định khả năng của van chịu được sự làm việc lâu dài trong hệ thống đường ống chất dẻo với sự đóng mở lặp lại.
7.3.2 Điều kiện thử
Tiến hành thử nghiệm với nước ở bên trong và không khí ở bên ngoài, với áp suất bên trong bằng PN, với tốc độ dòng chảy xấp xỉ 1 m/s và ở nhiệt độ môi trường xung quanh.
7.3.3 Yêu cầu về thử nghiệm
Không có sự rò rỉ hoặc nứt vỡ trong 250 chu kỳ đối với van điều khiển bằng tay và 2500 chu kỳ đối với van được dẫn động. Sau thử nghiệm, mặt tựa của van và đệm kín vẫn còn kín khít khi được kiểm tra bằng thử nghiệm mặt tựa và độ kín (xem 7.4.2).
7.4 Các tính chất về chức năng
7.4.1 Mômen xoắn điều khiển
Đo mômen xoắn điều khiển trước và sau khi thử nghiệm tuổi thọ theo ISO 8233.
Mômen xoắn đóng và mở van không được vượt quá các giá trị cho trong bảng 6.
Bảng 6 – Các yêu cầu đối với thử mômen xoắn
Chiều dài cánh tay đòn điều khiển mm |
50 |
63 |
80 |
100 |
125 |
160 |
200 |
250 |
315 |
400 |
500 |
630 |
800 |
1000 |
Mômen xoắn N.m |
6 |
9 |
13 |
18 |
25 |
38 |
54 |
75 |
110 |
160 |
200 |
450 |
580 |
720 |
7.4.2 Thử mặt tựa và độ kín
7.4.2.1 Phương pháp thử
Phương pháp thử và các yêu cầu chung phải theo ISO 9393-1 và ISO 9393-2.
Hai tiêu chuẩn này qui định độ kín khít của mặt tựa van khi van đóng và độ kín của toàn bộ cum van khi mở một phần hoặc mở hoàn toàn.
7.4.2.2 Điều kiện thử
Tiến hành thử nghiệm trước và sau khi thử cụm ở nhiệt độ môi trường trước và sau khi thử tuổi thọ được qui định trong 7.3.
Các mẫu thử (van hoàn chỉnh) phải tuân theo các điều kiện thử được cho trong bảng 7.
Bảng 7 – Các yêu cầu đối với thử mặt tựa và độ kín
Phép thử |
Môi trường thử |
Áp suất thử bar |
Nhiệt độ oC |
Thời gian tối thiểu phút |
|
Bên trong |
Bên ngoài |
||||
Thử mặt tựa, van được đóng Thử độ kín, van được mở |
Nước |
Không khí |
1,5 x PN1) |
Môi trường xung quanh |
1 |
1) Áp suất thử lớn nhất phải là (PN + 5 bar), ví dụ 21 bar đối với PN 16 |
7.4.2.3 Yêu cầu về thử nghiệm
Không được có sự rò rỉ qua mặt tựa van và đệm kín trong thời gian thử.
8. Tính chất vật lý
8.1 Nhiệt độ hóa mềm Vicat
Khi xác định theo TCVN 6147-2 (ISO 2507-2) nhiệt độ hóa mềm Vicat không được nhỏ hơn 74oC.
8.2 Thử trong lò sấy
Khi thử theo TCVN 6242 (ISO 580), thân van và trang bị phụ phải đáp ứng các yêu cầu trong TCVN 6242 (ISO 580), trừ yêu cầu về chiều sâu của vết nứt hoặc sự phân lớp tại điểm phun không được lớn hơn 30% chiều dày thành.
9. Ghi nhãn
9.1 Nội dung chi tiết của nhãn phải
a) được in hoặc đúc trực tiếp trên van sao cho việc ghi nhãn không gây ra các vết nứt hoặc các hư hỏng khác, hoặc
b) được in trên nhãn/tấm phẳng gắn vào sản phẩm,
bằng cách này nhãn được bảo vệ rõ ràng trong quá trình lưu kho, thời tiết thay đổi, xử lý, lắp đặt để phù hợp với TCVN 6250 (ISO/TR 4191) và trong sử dụng.
9.2 Nếu sử dụng phương pháp in thì mầu sắc của các thông tin được in phải khác với mầu cơ bản của van.
9.3 Nội dung chi tiết của nhãn phải đọc được dễ dàng, không cần phải phóng đại.
9.4 Nhãn phải bao gồm các thông tin được liệt kê trong bảng 8.
Bảng 8 – Yêu cầu tối thiểu đối với ghi nhãn
Thông tin |
Nhãn hoặc biểu tượng |
Nhà sản xuất Vật liệu Kích thước danh nghĩa hoặc đường kính ngoài danh nghĩa Áp suất danh nghĩa/ loạt ống S1) Ngày sản xuất 2) Tiêu chuẩn TCVN3) |
Tên và/hoặc thương hiệu PVC-U DN hoặc dn………..(ví dụ DN 100 hoặc dn 110) PN……………………(ví dụ PN 16/S 10) Ngày hoặc mã hiệu TCVN 6151-4 |
1) Chỉ loạt ống S là tùy ý 2) Đối với dn < 50=”” mm,=”” mã=”” hiệu=”” hoặc=”” ngày=”” sản=”” xuất=”” có=”” thể=”” được=”” ghi=”” trên=”” biển=”” hiệu=”” gắn=”” vào=””> 3) Nhãn hiệu này có thể được ghi trên bao bì. |
*) Sẽ được soát xét