Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6396-82:2015 (EN 81-82:2013) về Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Thang máy chở người và hàng – Phần 82: Yêu cầu nâng cao khả năng tiếp cận thang máy chở người đang sử dụng bao gồm cả người khuyết tật
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6396-82:2015
EN 81-82:2013
YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT THANG MÁY – THANG MÁY CHỞ NGƯỜI VÀ HÀNG – PHẦN 82: YÊU CẦU NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THANG MÁY CHỞ NGƯỜI ĐANG SỬ DỤNG BAO GỒM CẢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Safety rules for the construction and installation of lifts – Existing lifts – Rules for the improvement of the accessibility of existing Iifts for persons including persons with disability
Lời nói đầu
TCVN 6396-82:2015 hoàn toàn tương đương với EN 81-82:2013.
TCVN 6396-82:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 178 Thang máy, thang cuốn và băng tải chở người biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 6395 và TCVN 6396 (EN 81), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy, gồm các phần sau:
– TCVN 6395:2008, Thang máy điện – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
– TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998), Thang máy thủy lực – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
– TCVN 6396-3:2010 (EN 81-3:2000), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Phần 3: Thang máy chở hàng dẫn động điện và thủy lực.
– TCVN 6396-28:2013 (EN 81-28:2003), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Thang máy chở người và hàng – Phần 28: Báo động từ xa trên thang máy chở người và thang máy chở người và hàng.
– TCVN 6396-58:2010 (EN 81-58:2003), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Kiểm tra và thử – Phần 58: Thử tính chịu lửa của cửa tầng.
– TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng – Phần 70: Khả năng tiếp cận thang máy của người kể cả người khuyết tật.
– TCVN 6396-71:2013 (EN 81-71:2005/Amd 1:2006), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng – Phần 71: Thang máy chống phá hoại khi sử dụng.
– TCVN 6396-72:2010 (EN 81-72:2003), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng – Phần 72: Thang máy chữa cháy.
– TCVN 6396-73:2010 (EN 81-73:2005), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng – Phần 73: Trạng thái của thang máy trong trường hợp có cháy.
– TCVN 6396-80:2013 (EN 81-80:2003), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Thang máy đang sử dụng – Phần 80: Yêu cầu về cải tiến an toàn cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng.
YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT THANG MÁY – THANG MÁY CHỞ NGƯỜI VÀ HÀNG – PHẦN 82: YÊU CẦU NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THANG MÁY CHỞ NGƯỜI ĐANG SỬ DỤNG BAO GỒM CẢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Safety rules for the construction and installation of lifts – Existing lifts – Part 82: Rules for the improvement of the accessibility of existing Iifts for persons including persons with disability
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu để áp dụng TCVN 6396-70 (EN 81-70) và TCVN 6396-80:2013 (EN 81-80:2003), 5.2.1 [4]), đối với các thang máy đang sử dụng để nâng cao khả năng tiếp cận thang máy đối với người sử dụng bao gồm cả người khuyết tật.
1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thang máy lắp cố định phục vụ các tầng dừng xác định, có cabin được thiết kế để vận chuyển người hoặc người và hàng và di chuyển dọc theo các đường ray không nghiêng quá 15° so với phương thẳng đứng.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Áp dụng riêng đối với thang máy chở người và thang máy chở người và hàng – Phần 70: Khả năng tiếp cận thang máy của người bao gồm cả người khuyết tật.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong các tiêu chuẩn của EN 81.
4. Danh mục mối nguy hiểm đáng kể
Theo Điều 4, TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003).
5. Yêu cầu an toàn trong tiếp cận và sử dụng và/hoặc biện pháp bảo vệ
5.1. Quy định chung
Cần chú ý đến khả năng tiếp cận chung của tòa nhà.
5.2. Cửa – Mở cửa
5.2.1. Chiều rộng thông thủy của cửa
Nếu kích thước cabin theo TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), Bảng 1, thì chiều rộng thông thủy tối thiểu của cửa phải là 800 mm.
CHÚ THÍCH: Có thể yêu cầu lớn hơn 800 mm. Thang máy loại 2 trang bị cửa thông thủy 900 mm theo TCVN 7628-1 (ISO 4190-1) (Dãy B) [6] và thang máy loại 3 phải có cửa thông thủy 1100 mm.
Cửa cabin và cửa tầng phải có cấu tạo kiểu lùa ngang dẫn động bằng động cơ và đóng mở tự động. Trong trường hợp ngược lại và nếu không thể thực hiện được như vậy thì cửa dẫn động bằng tay phải được chuyển đổi thành kiểu dẫn động bằng động cơ.
Nếu thang máy được trang bị cửa tầng kiểu bản lề và nếu kích thước thang máy không thể áp dụng cho người sử dụng xe lăn thì khả năng tiếp cận có thể được nâng cấp cho người sử dụng với khả năng di chuyển hạn chế bằng cách lắp đặt cửa tự động lùa ngang dẫn động bằng động cơ ngay cả khi kích thước cửa bị giảm đi (ví dụ cửa bản lề hiện mở rộng 800 mm được thay thế bằng cửa tự động lùa ngang dẫn động bằng động cơ có kích thước mở 700 mm).
Các cửa xếp đang sử dụng có thể giữ nguyên nếu khả năng tiếp cận đối với người sử dụng xe lăn không bị hạn chế.
5.2.2. Tầng dừng tiếp cận được và không bị cản trở
Khả năng tiếp cận không bị cản trở ở các tầng dừng được yêu cầu đối với tất cả các tầng dừng đủ điều kiện như quy định trong TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), 5.2.2.
Phải chú ý đặc biệt về chiếu sáng cục bộ đầy đủ tại các tầng dừng (xem EN 81-1 và TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998), 7.6.1 [1], [2].
5.2.3. Thời gian cửa mở
Khi thang máy được trang bị cửa tự động thì thời gian cửa mở phải đủ lâu để tạo điều kiện ra vào hoặc hệ thống điều khiển phải được trang bị khả năng điều chỉnh thời gian cửa mở quy định trong TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), 5.2.3.
5.2.4. Thiết bị mở lại cửa không cần tiếp xúc vật lý
Khi thang máy được trang bị cửa tự động lùa ngang thì ít nhất nó phải được lắp thiết bị bảo vệ để ngăn ngừa tiếp xúc vật lý quy định trong TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), 5.2.4.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp có sự cản trở của khóa liên động cửa và/hoặc khóa cửa đối với thiết bị bảo vệ này thì thiết bị bảo vệ sẽ phải bảo đảm bảo vệ được phần cửa ít nhất từ 25 mm đến 1600 mm phía trên ngưỡng cửa cabin.
Đối với cửa bản lề dẫn động bằng động cơ, lực cần thiết để ngăn ngừa đóng mở cửa phải không vượt quá 150 N. Động năng phải không quá 4 J theo cả hai chiều.
5.3. Kích thước cabin, thiết bị trong cabin, độ chính xác dừng tầng/chỉnh tầng
5.3.1. Kích thước cabin
Kích thước cabin phải theo TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), 5.3.1.
CHÚ THÍCH 1: Kích thước trong TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), Bảng 1, là các kích thước lý tưởng cụ thể cho các tòa nhà mới. Tuy nhiên có nhiều thang máy đã lắp đặt có thể sử dụng với các xe lăn nhỏ hơn. Do đó không cần thiết phải thay đổi cabin nếu xét thấy chấp nhận được đối với người sử dụng dự kiến tại tòa nhà.
CHÚ THÍCH 2: Phải chú ý một thực tế rằng kích thước giếng thang quyết định kích thước của cabin.
5.3.2. Thiết bị trong cabin
5.3.2.1. Tay vịn
Tay vịn phải phù hợp TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), 5.3.2.1
Nếu lắp tay vịn phía vách bên làm giảm chiều rộng cửa và hạn chế việc tiếp cận của người sử dụng xe lăn thì nó phải lắp ở phía vách sau.
5.3.2.2. Ghế gấp
Các ghế gấp nếu được lắp phải phù hợp TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), 5.3.2.2. Phải bảo đảm rằng vách cabin liên quan có độ bền thích hợp.
5.3.2.3. Chuyển động lùi ra khỏi cabin
Thiết bị phải được lắp đặt phù hợp TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), 5.3.2.3.
5.3.3. Độ chính xác chỉnh tầng và dừng tầng
Độ chính xác chỉnh tầng và dừng tầng phải phù hợp TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), 5.3.3, nghĩa là:
– độ chính xác dừng tầng của thang máy phải là ± 10 mm;
– độ chính xác chỉnh tầng phải duy trì ± 20 mm.
5.4. Thiết bị điều khiển và tín hiệu
5.4.1. Bảng điều khiển tại tầng dừng
5.4.1.1. Hệ thống nút ấn
Hệ thống nút ấn phải phù hợp TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), 5.4.1.1, Bảng 2.
Khi các nút ấn đang sử dụng không hoàn toàn tuân thủ một hoặc nhiều yêu cầu trong TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), Bảng 2 thì chúng có thể giữ nguyên cho đến khi thực hiện việc nâng cấp các bộ phận liên quan. Tuy nhiên nếu một số yêu cầu [(ngoại trừ g) – phản hồi thông tin đăng ký] có mức hiệu lực cao (ví dụ 3 hoặc 4 theo ma trận trong Phụ lục A) không được tuân thủ thì phải thay các nút ấn.
Nếu trang bị bộ điều khiển thang máy mới thì phải phù hợp toàn bộ các yêu cầu trong TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), Bảng 2.
5.4.1.2. Bàn phím.
Khi sử dụng bàn phím, phải phù hợp TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), 5.4.1.2.
5.4.1.3. Điều khiển kích hoạt tạm thời
Khi sử dụng bộ điều khiển kích hoạt tạm thời, phải phù hợp TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), 5.4.1.3.
5.4.1.4. Lắp đặt thiết bị điều khiển ở tầng dừng
Thiết bị điều khiển ở tầng dừng phải được lắp đặt phù hợp TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), 5.4.1.4.
5.4.2. Bảng điều khiển trong cabin
Khi sử dụng hệ thống nút ấn thì phải phù hợp TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), 5.4.2.1 và 5.4.2.2, Bảng 2.
Khi các nút ấn đang sử dụng không hoàn toàn phù hợp một hoặc nhiều yêu cầu trong TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), Bảng 2 thì chúng có thể giữ nguyên cho đến khi thực hiện việc nâng cấp các bộ phận liên quan. Tuy nhiên nếu một số yêu cầu [ngoại trừ g) – phản hồi thông tin đăng ký] có mức hiệu lực cao (ví dụ 3 hoặc 4 theo ma trận trong Phụ lục A) không được tuân thủ thì phải thay các nút ấn.
Nếu trang bị bộ điều khiển thang máy mới thì phải phù hợp tất cả các yêu cầu trong TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), Bảng 2.
Bảng điều khiển trong cabin phải bố trí theo TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), 5.4.2.3.
Khi sử dụng bàn phím để đăng ký các cuộc gọi từ cabin, phải phù hợp TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), 5.4.2.4.
Khi hệ thống điều khiển theo điểm đến sử dụng “kích hoạt tạm thời”, phải tuân thủ tất cả các yêu cầu trong TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), 5.4.2 5.
5.4.3. Tín hiệu tại tầng dừng
Các tín hiệu tại tầng dừng phải phù hợp TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), 5.4.3.
5.4.4. Tín hiệu trong cabin
Các tín hiệu trong cabin phải phù hợp TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), 5.4.4.
6. Kiểm tra xác nhận các biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận
Trước khi sử dụng trở lại, thang máy sau khi sửa đổi phải được xem là đối tượng cần kiểm tra và thử nghiệm theo quy định trong TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), Điều 6.
7. Thông tin cho sử dụng
Phải cung cấp tài liệu phù hợp đối với các bộ phận thay đổi và hoàn thành theo Điều 5 của tiêu chuẩn này.
Phụ lục A
(tham khảo)
Hướng dẫn nâng cao khả năng tiếp cận
A.1. Quy định chung
Phải thừa nhận rằng sẽ là lý tưởng khi áp dụng tất cả các yêu cầu của TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003) nhưng không phải lúc nào cũng có thực tế hợp lý để làm điều đó. Trong việc quyết định các hành động tốt nhất để loại bỏ các rào cản vật lý mà người khuyết tật phải đối mặt khi tiếp cận và sử dụng thang máy thì cần phải xem xét nhiều yếu tố.
Ví dụ, kích thước của giếng thang quyết định kích thước nào của thang máy có thể lắp đặt và liệu có đủ rộng để xe lăn có thể sử dụng. Tuy nhiên, nó không ngăn cản chủ sở hữu thực hiện các nâng cấp khác để cung cấp các tiện ích cho những người không sử dụng xe lăn nhưng gặp khó khăn để sử dụng thang máy, chẳng hạn những người thiểu năng vận động, khiếm thị hoặc khiếm thính.
Một ví dụ khác là việc bổ sung các cửa dẫn động bằng động cơ cho các thang máy đang sử dụng cửa mở bằng tay. Điều này ưu tiên cao đối với người sử dụng xe lăn và những người thiểu năng điều khiển. Tuy nhiên, đối với những người khiếm thính hoặc thiểu năng nói thì không thực sự quan trọng. Dễ dàng nhận thấy rằng việc lắp đặt hệ thống cảm biến quang kiểu mành ở các cửa thang máy dẫn động bằng động cơ sẽ tạo ra những lợi ích đáng kể cho tất cả mọi người vì nó có tính thực tế, mang lại hiệu quả và không có lý do gì để không áp dụng nó nhằm nâng cao khả năng tiếp cận ngay cả khi điều này không nằm trong phạm vi sử dụng dự kiến của thang máy.
Các ví dụ trên đây cho thấy khi quyết định về phạm vi và cách thức nâng cao khả năng tiếp cận để thực hiện phải tính đến việc sử dụng điển hình của thang máy, môi trường hiện tại và khả năng những người với các dạng khuyết tật khác nhau có mong muốn sử dụng thang máy.
Việc kết hợp dạng khuyết tật với hiệu quả của việc nâng cấp cho phép đưa ra một định lượng về giá trị gia tăng cho tất cả mọi người sử dụng thang máy, bao gồm cả người khuyết tật. Các mức độ hiệu quả được sử dụng gồm:
– 1 có một số lợi ích cho tất cả mọi người;
– 2 có lợi ích;
– 3 quan trọng;
– 4 rất quan trọng.
Định lượng này được sử dụng trong Bảng A.1 (ma trận về khả năng tiếp cận) để biểu thị sự hiệu quả của các nâng cấp khác nhau liên quan đến các dạng khuyết tật (xem TCVN 6396-70:2013 (EN 81- 70:2003), Bảng B.1).
Bảng A.1 – xếp hạng tính hiệu quả
STT |
Đối tượng kiểm tra |
Dạng khuyết tật |
|||||||
Thiểu năng vận động, dùng xe lăn, khung đi bộ, máy tập đi |
Thiểu năng vận động, dùng gậy chống, nạng |
Thiếu sức khỏe, thiểu năng cân bằng |
Thiểu năng điều khiển |
Khiếm thị |
Khiếm thính |
Thiểu năng nói |
Hạn chế khả năng học tập |
||
1 |
Cửa mở tối thiểu 800 mm (danh nghĩa) |
4 |
3 |
3 |
2 |
3 |
1 |
1 |
1 |
2 |
Cửa cabin và cửa tầng loại lùa ngang, dẫn động bằng động cơ |
4 |
3 |
3 |
3 |
3 |
1 |
1 |
2 |
3 |
Tầng dừng có thể tiếp cận và không bị cản trở |
4 |
3 |
3 |
1 |
4 |
1 |
1 |
1 |
4 |
Thời gian cửa mở đủ hoặc điều chỉnh được |
4 |
4 |
4 |
3 |
4 |
1 |
1 |
2 |
5 |
Thiết bị mở lại cửa không cần tiếp xúc vật lý |
4 |
4 |
4 |
2 |
4 |
1 |
1 |
1 |
6 |
Kích thước cabin phù hợp cho sử dụng xe lăn (kiểu 1, 2 và 3) |
4 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
7.1 |
Tay vịn ở một vách bên |
1 |
4 |
4 |
2 |
2 |
1 |
1 |
1 |
7.2 |
Tay vịn đúng kích thước |
1 |
2 |
2 |
2 |
2 |
1 |
1 |
1 |
7.3 |
Tay vịn gián đoạn phía trước bảng điều khiển cabin |
1 |
1 |
1 |
3 |
3 |
1 |
1 |
1 |
7.4 |
Phần cuối tay vịn đóng kín về phía vách cabin |
2 |
2 |
1 |
1 |
2 |
1 |
1 |
1 |
8 |
Ghế gấp đúng kích thước và chịu được tải 100 kg |
1 |
2 |
3 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
9.1 |
Thiết bị cho phép người trên xe lăn nhìn thấy phía sau đối với cabin kiểu 1 và 2 |
4 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
9.2 |
Gương làm từ kính an toàn |
3 |
1 |
1 |
1 |
2 |
1 |
1 |
1 |
9.3 |
Các gương lớn che gần hết vách cabin phải dừng cách mặt sàn hoặc vật trang trí ít nhất 300 mm để tránh nhiễu quang |
1 |
1 |
1 |
1 |
2 |
1 |
1 |
1 |
10 |
Mức lệch tầng tối đa của thang máy ± 20 mm |
4 |
3 |
2 |
2 |
4 |
1 |
1 |
1 |
11 |
Hệ thống nút gọi tại tầng đứng |
|
|
|
|
|
|
|
|
11.1 |
Diện tích phần hoạt động |
2 |
2 |
3 |
4 |
3 |
1 |
1 |
2 |
11.2 |
Kích thước phần hoạt động |
2 |
2 |
3 |
4 |
3 |
1 |
1 |
2 |
11.3 |
Nhận biết các phần hoạt động |
2 |
2 |
2 |
2 |
4 |
1 |
1 |
2 |
11.4 |
Nhận biết bảng nút gọi |
1 |
1 |
1 |
1 |
2 |
1 |
1 |
1 |
11.5 |
Lực thao tác |
2 |
2 |
2 |
3 |
2 |
1 |
1 |
1 |
11.6 |
Phản hồi khi thao tác |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
3 |
11.7 |
Phản hồi khi đăng ký |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
4 |
1 |
3 |
11.8 |
Vị trí của ký hiệu |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
2 |
11.9 |
Kích thước của ký hiệu |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
2 |
11.10 |
Độ tương phản của ký hiệu |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
2 |
11.11 |
Gờ nổi của ký hiệu |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
2 |
11.12 |
Khoảng cách giữa các nút |
1 |
1 |
1 |
4 |
4 |
1 |
1 |
2 |
11.13 |
Chiều cao tối thiểu/tối đa đến các nút |
4 |
2 |
2 |
3 |
2 |
1 |
1 |
2 |
11.14 |
Bố trí theo chiều đứng |
1 |
1 |
1 |
1 |
3 |
1 |
1 |
3 |
11.15 |
Khoảng cách ngang tối thiểu |
4 |
3 |
3 |
3 |
2 |
1 |
1 |
1 |
12 |
Hệ thống bàn phím theo TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), Phụ lục F |
|
|
|
|
|
|
|
|
12.1 |
Theo Stt. 11 trên đây, ngoại trừ 11.14 |
|
|
|
|
|
|
|
|
12.2 |
Bố trí tùy theo loại bàn phím |
1 |
1 |
1 |
1 |
3 |
1 |
1 |
2 |
12.3 |
Khoảng cách giữa các nút đối với bàn phím nghiêng |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
12.4 |
Có chấm sần trên nút #5 |
1 |
1 |
1 |
1 |
3 |
1 |
1 |
1 |
13 |
Đánh dấu điều khiển kích hoạt tạm thời theo ký hiệu quốc tế dành cho người khuyết tật (ISO 7000/Ký hiệu 0100) |
4 |
4 |
4 |
3 |
4 |
1 |
1 |
1 |
14.1 |
Các bảng điều khiển lắp ngay cạnh cửa tầng đối với thang đơn |
3 |
3 |
3 |
2 |
4 |
2 |
2 |
3 |
14.2 |
Các bảng điều khiển lắp cả hai bên tường đối với thang đối diện |
3 |
3 |
3 |
2 |
4 |
2 |
2 |
3 |
14.3 |
Ít nhất một bảng điều khiển tại tầng dừng cho mỗi nhóm bốn thang máy |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
3 |
15.1 |
Các nút gọi ở cửa tầng được nhận biết bằng ký hiệu |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
3 |
15.2 |
Nút báo động được nhận biết bằng ký hiệu hình quả chuông màu vàng |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
2 |
15.3 |
Nút mở lại cửa được lắp đặt và nhận biết bằng ký hiệu <|> |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
3 |
15.4 |
Nút đóng cửa được lắp đặt và nhận biết bằng ký hiệu >|< |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
16 |
Hệ thống nút ấn trong cabin |
|
|
|
|
|
|
|
|
16.1 |
Diện tích phần hoạt động |
2 |
2 |
3 |
4 |
3 |
1 |
1 |
2 |
16.2 |
Kích thước phần hoạt động |
2 |
2 |
3 |
4 |
3 |
1 |
1 |
2 |
16.3 |
Nhận biết phần hoạt động |
2 |
2 |
2 |
2 |
4 |
1 |
1 |
2 |
16.4 |
Nhận biết bảng điều khiển |
1 |
1 |
1 |
1 |
2 |
1 |
1 |
1 |
16.5 |
Lực thao tác |
2 |
2 |
2 |
3 |
2 |
1 |
1 |
1 |
16.6 |
Phản hồi khi thao tác |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
3 |
16.7 |
Phản hồi khi đăng ký |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
4 |
1 |
3 |
16.8 |
Nút cho sàn tầng thoát hiểm |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
3 |
16.9 |
Vị trí của ký hiệu |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
2 |
16.10 |
Kích thước của ký hiệu |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
2 |
16.11 |
Độ tương phản của ký hiệu |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
2 |
16.12 |
Gờ nỗi của ký hiệu |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
2 |
16.13 |
Khoảng cách giữa các phần hoạt động |
1 |
1 |
1 |
4 |
4 |
1 |
1 |
2 |
16.14 |
Khoảng cách giữa các nhóm nút |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
3 |
16.15 |
Chiều cao tối thiểu/tối đa đến các nút |
4 |
2 |
2 |
3 |
2 |
1 |
1 |
2 |
16.16 |
Khoảng cách ngang tối thiểu |
4 |
3 |
3 |
3 |
2 |
1 |
1 |
1 |
16.17 |
Các nút gọi đặt phía trên nút báo động và các nút cửa |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
3 |
16.18 |
Các nút được sắp xếp theo thứ tự đúng từ trái qua phải và từ dưới lên trên |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
3 |
17 |
Bảng điều khiển lắp trên vách đúng theo cửa mở tương ứng |
1 |
1 |
1 |
1 |
3 |
1 |
1 |
1 |
18 |
Bàn phím tuân theo yêu cầu trong Phụ lục F của TCVN 6396- 70:2013 (EN 81-70:2003) |
|
|
|
|
|
|
|
|
18.1 |
Theo Stt. 12 trên đây |
|
|
|
|
|
|
|
|
18.2 |
Nhận biết nút thoát hiểm |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
3 |
19 |
Điều khiển theo điểm đến với “kích hoạt tạm thời” trở về trạng thái bình thường sau 60s nếu không sử dụng nút đóng cửa |
4 |
4 |
4 |
3 |
4 |
1 |
1 |
1 |
20 |
Trang bị tín hiệu âm thanh để cảnh báo cửa đang đóng hoặc tiếng ồn cửa lớn hơn 45 dB(A) |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
2 |
21.1 |
Các mũi tên báo chiều lắp cạnh hoặc bên trên cửa trong trường hợp điều khiển kiểu tập hợp |
4 |
3 |
3 |
1 |
3 |
4 |
1 |
3 |
21.2 |
Các hiển thị được bố trí trong khoảng 1,8 m đến 2,5 m từ mặt sàn tầng, có chiều cao ít nhất 40 mm và dễ nhìn |
4 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
1 |
2 |
21.3 |
Tín hiệu âm thanh được lắp kèm theo việc chiếu sáng các mũi tên |
3 |
3 |
3 |
1 |
4 |
1 |
1 |
3 |
22 |
Các mũi tên chỉ hướng có thể thấy trong cabin từ sàn tầng trong trường hợp thang đơn |
2 |
2 |
2 |
2 |
1 |
4 |
3 |
3 |
23 |
Hệ thống điều khiển theo điểm đến tuân thủ TCVN 6396-70 (EN 81-70) |
4 |
4 |
4 |
3 |
4 |
1 |
1 |
2 |
24 |
Mức âm có thể điều chỉnh |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
2 |
25.1 |
Hiển thị vị trí được bố trí trong hoặc phía trên bảng điều khiển |
2 |
2 |
2 |
2 |
1 |
2 |
2 |
3 |
25.2 |
Hiển thị vị trí được bố trí trong khoảng 1,6 m đến 1,8 m từ sàn cabin |
3 |
2 |
2 |
2 |
1 |
2 |
2 |
2 |
25.3 |
Chiều cao của chữ số hiển thị vị trí từ 30 mm đến 60 mm |
2 |
2 |
2 |
2 |
3 |
2 |
2 |
2 |
26.1 |
Tín hiệu bằng giọng nói báo vị trí cabin khi dừng tại sàn tầng |
2 |
2 |
2 |
2 |
3 |
1 |
2 |
2 |
26.2 |
Âm lượng của tín hiệu bằng giọng nói có thể điều chỉnh trong khoảng 35 dB (A) đến 65 dB(A) |
2 |
2 |
2 |
2 |
3 |
1 |
2 |
2 |
27.1 |
Hệ thống báo động tuân theo TCVN 6396-28 (EN 81-28) |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
27.2 |
Ký hiệu đồ họa vàng xanh nhấp nháy |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
3 |
27.3 |
Âm lượng của tín hiệu âm thanh có thể điều chỉnh trong khoảng 35 dB (A) đến 65 dB(A) |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
27.4 |
Theo thỏa thuận với khách hàng, trang bị thiết bị trợ giúp giao tiếp như vòng cảm ứng cho người khiếm thính |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
Chú dẫn về mức độ hiệu quả: 1 có một số lợi ích cho tất cả mọi người 2 có lợi ích 3 quan trọng 4 rất quan trọng |
A.2. Sử dụng danh mục kiểm tra khả năng tiếp cận cùng bảng xếp hạng tính hiệu quả
Quy trình kiểm tra sử dụng danh mục kiểm tra và xếp hạng tính hiệu quả có thể tiến hành như một quy trình gồm 4 giai đoạn như sau:
a) Làm rõ việc sử dụng điển hình của thang máy, môi trường hiện tại và khả năng những người với các dạng khuyết tật khác nhau có mong muốn sử dụng thang máy;
b) Xác định các rào cản tiếp cận hiện tại (kết quả của danh mục kiểm tra);
c) Đánh giá khả năng thích ứng của thang máy để loại bỏ các rào cản đó (kết quả của danh mục kiểm tra);
d) Xem xét tính hiệu quả liên quan đến mỗi nâng cấp, đưa ra khả năng lựa chọn và đặt mức ưu tiên về cách thức nâng cấp và các dạng khuyết tật có thể bao hàm trong các nâng cấp này (tham khảo ma trận khuyết tật).
Phụ lục B
(tham khảo)
Danh mục kiểm tra khả năng tiếp cận đối với thang máy đang sử dụng
Danh mục kiểm tra đề xuất trong phụ lục này (Bảng B.2) nhằm cung cấp một công cụ để nhận biết các rào cản tiếp cận ở các thang máy đang sử dụng và để xác định cách thức nâng cấp nào sẽ được đề xuất có thể áp dụng trong tiêu chuẩn này (xem Bảng B.1 về các nguyên tắc sử dụng). Việc lựa chọn cách thức nâng cấp có thể được hỗ trợ bởi ma trận tiếp cận (xem Bảng A.1).
Bảng B.1 – Nguyên tắc sử dụng danh mục kiểm tra
STT |
Đối tượng kiểm tra |
Điểu khoản trong TCVN 6396-70 (EN 81-70) |
Yêu cầu có được đáp ứng ? |
Nâng cao khả năng tiếp cận |
Biện pháp có thể áp dụng để thích ứng |
Ghi chú Phạm vi khuyết tật |
Cửa – Mở cửa |
||||||
1 |
Đối tượng |
5.x.y |
S Có □ Không □ Không áp dụng |
1. Công việc 1
2. Công việc 2
3. Công việc 3 |
□ Có □ Không □ Có □ Không □Có □ Không |
|
2 |
Đối tượng |
5.y.y |
□ Có S Không □ Không áp dụng |
1. Công việc 1
2. Công việc 2 |
S Có □ Không S Có □ Không |
|
Bảng B.2 – Danh mục kiểm tra đối với thang máy đang sử dụng
STT |
Đối tượng kiểm tra |
Điều khoản trong TCVN 6396-70 (EN 81-70) |
Yêu cầu có được đáp ứng ? |
Nâng cao khả năng tiếp cận |
Biện pháp có thể áp dụng để thích ứng |
Ghi chú Phạm vi khuyết tật |
Cửa – Mở cửa |
||||||
1 |
Kích thước mở cửa tối thiểu 800 mm (danh nghĩa) |
5.2.1 |
□ Có □ không |
Tăng kích thước mở lên 800 mm hoặc theo quy chuẩn quốc gia (nếu cao hơn) |
□ Có □ Không |
|
2 |
Cửa cabin và cửa tầng lùa ngang và dẫn động bằng động cơ |
5.2.1 |
□ Có □ Không |
1. Lắp đặt cửa lùa ngang dẫn động bằng động cơ |
□ Có □ Không |
|
2. Lắp đặt cửa bản lề dẫn động bằng động cơ |
□ Có □ Không |
|||||
3 |
Tầng dừng có thể tiếp cận và không bị cản trở |
5.2.2 |
□ Có □ Không |
1. Thang máy cần tiếp cận phải có thể tới được qua các lối tiếp cận, ví dụ bản thân tòa nhà phải có khả năng tiếp cận để người khuyết tật đến được thang máy an toàn |
□ Có □ Không |
|
2. Chiếu sáng cục bộ đầy đủ tại các tầng dừng |
□ Có □ Không |
|||||
4 |
Thời gian cửa mở đủ hoặc có thể điều chỉnh được |
5.2.3 |
□ Có □ Không |
Làm cho thời gian chờ cửa có thể điều chỉnh được |
□ Có □ Không |
|
5 |
Thiết bị mở lại cửa không cần tiếp xúc vật lý |
5.2.4 |
□ Có □Không |
1. Lắp đặt thiết bị bảo vệ tương ứng đảm bảo bảo vệ tối thiểu khoảng không từ 25 mm đến 1600 mm từ mặt sàn (đối với cửa lùa tự động) |
□ Có □ Không |
|
2. Giới hạn lực đóng cửa ở mức 150 N và động năng 4J với cửa bản lề dẫn động bằng động cơ |
□ Có □ Không |
|||||
Kích thước cabin, thiết bị trong cabin, độ chính xác dừng tầng và chỉnh tầng |
||||||
6 |
Kích thước cabin thích hợp cho xe lăn (kiểu 1, 2 hoặc 3) |
5.3.1 |
□ Có □ Không |
1. Tăng kích thước cabin theo TCVN 6396-70 (EN 81-70) |
□ Có □ Không |
|
2. Nếu dùng cửa xếp ở cabin, kích thước cabin có thể cải tiến bằng cách thay bằng cửa lùa tự động để phù hợp với xe lăn sử dụng |
□ Có □ Không |
|||||
7.1 |
Tay vịn ở một vách bên |
5.3.2.1 |
□ Có □ Không |
Lắp đặt tay vịn phù hợp |
□ Có □ không |
|
7.2 |
Tay vịn kích thước đúng |
5.3.2.1 |
□ Có □ Không |
Lắp đặt tay vịn phù hợp |
□ Có □ Không |
|
7.3 |
Tay vịn gián đoạn phía trước bằng điều khiển cabin |
5.3.2.1 |
□ Có □ Không |
Lắp đặt tay vịn phù hợp |
□ Có □ Không |
|
7.4 |
Phần cuối tay vịn đóng kín về phía vách cabin |
5.3.2.1 |
□ Có □ Không |
Lắp đặt tay vịn phù hợp |
□ Có □ Không |
|
8 |
Ghế gấp đúng kích thước và chịu được tải 100 kg |
5.3.2.2 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
Lắp đặt ghế gấp phù hợp ở nơi thích hợp |
□ Có □ Không |
|
9.1 |
Thiết bị cho phép người trên xe lăn nhìn thấy phía sau đối với cabin kiểu 1 và 2 |
5.3.2.3 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
Lắp đặt thiết bị, ví dụ gương |
□ Có □ Không |
|
9.2 |
Gương làm từ kính an toàn |
5.3.2.3 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
Lắp đặt gương mới làm từ vật liệu đúng yêu cầu |
□ Có □ Không |
|
9.3 |
Các gương lớn che gần hết vách cabin phải dừng cách mặt sàn hoặc vật trang trí ít nhất 300 mm để tránh nhiễu quang |
5.3.2.3 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
1. Lắp đặt gương phù hợp |
□ Có □ Không |
|
2. Đánh dấu gương |
□ Có □ Không |
|||||
10 |
Mức lệch tầng tối đa của thang máy ± 20 mm |
5.3.3 |
□ Có □ Không |
Lắp đặt thiết bị để đạt được yêu cầu này |
□ Có □ Không |
|
Thiết bị điều khiển và tín hiệu |
||||||
Thiết bị điều khiển tại tầng dừng |
||||||
11 |
Hệ thống nút gọi tại cửa tầng |
5.4.1.1 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
Lắp đặt thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
11.1 |
Diện tích phần hoạt động |
a) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
11.2 |
Kích thước phần hoạt động |
b) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
11.3 |
Nhận biết các phần hoạt động |
c) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
11.4 |
Nhận biết bảng nút gọi |
d) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
11.5 |
Lực thao tác |
e) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
11.6 |
Phản hồi khi thao tác |
f) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
11.7 |
Phản hồi khi đăng ký |
g) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
11.8 |
Vị trí của ký hiệu |
h) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
11.9 |
Kích thước của ký hiệu |
i) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
11.10 |
Độ tương phản của ký hiệu |
j) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
11.11 |
Gờ nổi của ký hiệu |
k) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
11.12 |
Khoảng cách giữa các nút |
I) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
11.13 |
Chiều cao tối thiểu/tối đa đến các nút |
n), o) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
11.14 |
Bố trí theo chiều đứng |
p) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
11.15 |
Khoảng cách ngang tối thiểu |
q) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
12 |
Hệ thống bàn phím theo TCVN 6396-70 (EN 81- 70:2003), Phụ lục F |
5.4.1.2 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
Lắp đặt bàn phím phù hợp |
□ Có □ Không |
|
13 |
Đánh dấu điều khiển kích hoạt tạm thời theo ký hiệu quốc tế dành cho người khuyết tật (ISO 7000 / Ký hiệu 0100) |
5.4.1.3 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
Lắp đặt ký hiệu đúng như đã chỉ định |
□ Có □ Không |
|
14.1 |
Các thiết bị điều khiển lắp ngay cạnh cửa tầng đối với thang đơn |
5.4.1.4 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
Lắp đặt các thiết bị điều khiển mới |
□ Có □ Không |
|
14.2 |
Các thiết bị điều khiển lắp cả hai bên tường đối với thang đối diện |
5.4.1.4 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
Lắp đặt các thiết bị điều khiển mới |
□ Có □ Không |
|
14.3 |
Ít nhất một thiết bị điều khiển tại tầng dừng cho mỗi nhóm bốn thang máy |
5.4.1.4 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
Lắp đặt các thiết bị điều khiển mới tương ứng với số lượng đúng của các thang máy |
□ Có □ Không |
|
Thiết bị điều khiển trong cabin |
||||||
15.1 |
Các nút gọi ở cửa tầng được nhận biết bằng ký hiệu |
5.4.2.1 |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các nút ấn phù hợp Tuy nhiên, ký hiệu tầng của nhiều thang máy đang hoạt động thay đổi theo từng quốc gia và rất hay sử dụng các ký hiệu theo bảng chữ cái và các ký hiệu của tòa nhà. Do đó trong nhiều trường hợp cần chú ý chỉ thay đổi các ký hiệu tầng bằng số trên bảng điều khiển cabin |
□ Có □ Không |
|
15.2 |
Nút báo động được nhận biết bằng ký hiệu hình quả chuông màu vàng |
5.4.2.1 |
□ Có □ Không |
Lắp đặt nút ấn phù hợp |
□ Có □ Không |
|
15.3 |
Nút mở lại cửa được lắp đặt và nhận biết bằng ký hiệu <|> |
5.4.2.1 |
□ Có □ Không |
Lắp đặt nút ấn phù hợp |
□ Có □ Không |
|
15.4 |
Nút đóng cửa được lắp đặt và nhận biết bằng ký hiệu >|< |
5.4.2.1 |
□ Có □ Không |
Lắp đặt nút ấn phù hợp |
□ Có □ Không |
|
16 |
Hệ thống nút ấn trong cabin |
5.4.2.2 Bảng 2 |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
16.1 |
Diện tích phần hoạt động |
a) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
16.2 |
Kích thước phần hoạt động |
b) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
16.3 |
Nhận biết phần hoạt động |
c) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
16.4 |
Nhận biết bảng điều khiển |
d) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
16.5 |
Lực thao tác |
e) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
16.6 |
Phản hồi khi thao tác |
f) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
16.7 |
Phản hồi khi đăng ký |
g) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
16.8 |
Nút cho sàn tầng lối ra |
h) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
16.9 |
Vị trí của ký hiệu |
i) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
16.10 |
Kích thước của ký hiệu |
j) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
16.11 |
Độ tương phản của ký hiệu |
i) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
16.12 |
Gờ nổi của ký hiệu |
k) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
16.13 |
Khoảng cách giữa các phần hoạt động |
I) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
16.14 |
Khoảng cách giữa các nhóm nút |
m) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
16.15 |
Chiều cao tối thiểu/tối đa đến các nút |
n), o) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
16.16 |
Khoảng cách ngang tối thiểu |
q) |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các thiết bị phù hợp |
□ Có □ Không |
|
16.17 |
Các nút gọi đặt phía trên nút báo động và các nút cửa |
5.4.2 2 |
□ Có □ Không |
Chuyển nút ấn đến các vị trí đúng |
□ Có □ Không |
|
16.18 |
Các nút được sắp xếp theo thứ tự đúng từ trái qua phải và từ dưới lên trên |
5.4.2.2 |
□ Có □ Không |
Thay đổi thứ tự nút |
□ Có □ Không |
|
17 |
Bảng điều khiển lắp trên vách đúng theo lỗ cửa tương ứng |
5.4.2.3 |
□ Có □ Không |
Chuyển bảng điều khiển đến vị trí đúng |
□ Có □ Không |
|
18 |
Bàn phím phù hợp yêu cầu trong Phụ lục F của TCVN 6396-70:2013 (EN 81- 70:2003) |
5.4.2.4 |
□ Có □ Không |
Lắp đặt bàn phím phù hợp |
□ Có □ Không |
|
19 |
Điều khiển theo điểm đến với “kích hoạt tạm thời” trở về trạng thái bình thường sau 60 s nếu không sử dụng nút đóng cửa |
5.4.2.5 |
□ Có □ Không |
Thay đổi điều khiển thang máy để chuyển thang máy về đúng thời gian |
□ Có □ Không |
|
Tín hiệu tại tầng dừng |
||||||
20 |
Trang bị tín hiệu âm thanh để cảnh báo cửa đang đóng hoặc tiếng ồn cửa lớn hơn 45 dB(A) |
5.4.3.1 |
□ Có □ Không |
Lắp đặt tín hiệu âm thanh phù hợp |
□ Có □ Không |
|
21.1 |
Các mũi tên báo chiều lắp cạnh hoặc bên trên cửa trong trường hợp điều khiển kiểu tập hợp |
5.4.3.2 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
Lắp đặt các mũi tên chỉ chiều phù hợp đúng nơi quy định Nếu thang máy đang sử dụng có đặt hiển thị tầng tại các vị trí khác nhau thì không cần phải thay đổi vị trí của chúng |
□ Có □ Không |
|
21.2 |
Các hiển thị được bố trí trong khoảng 1,8 m đến 2,5 m từ mặt sàn tầng, có chiều cao ít nhất 40 mm và dễ nhìn |
5.4.3.2 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
Lắp đặt các mũi tên chỉ chiều phù hợp đúng chiều cao quy định Nếu thang máy đang sử dụng có đặt hiển thị tầng tại các vị trí khác nhau thì không cần phải thay đổi vị trí của chúng |
□ Có □ Không |
|
21.3 |
Tín hiệu âm thanh được lắp kèm theo việc chiếu sáng các mũi tên |
5.4.3.2 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
Lắp đặt tín hiệu âm thanh |
□ Có □ Không |
|
22 |
Các mũi tên chỉ hướng có thể thấy trong cabin từ sàn tầng trong trường hợp thang đơn |
5.4.3.3 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
Lắp đặt các mũi tên chỉ chiều phù hợp |
□ Có □ Không |
|
23 |
Hệ thống điều khiển theo điểm đến phù hợp TCVN 6396-70: 2013 (EN 81- 70:2003) |
5.4.3.4 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
Thực hiện hệ thống điều khiển theo điểm đến theo EN 81- 70:2003, 5.4.3 4 |
□ Có □ Không |
|
24 |
Mức âm có thể điều chỉnh |
5.4.3.5 |
□ Có □ Không |
|
□ Có □ Không |
|
Các tín hiệu trong cabin |
||||||
25.1 |
Hiển thị vị trí được bố trí trong hoặc phía trên bảng điều khiển |
5.4.4.1 |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các hiển thị vị trí đúng nơi quy định |
□ Có □ Không |
|
25.2 |
Hiển thị vị trí được bố trí trong khoảng 1,6 m đến 1,8 m từ sàn cabin |
5.4.4.1 |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các hiển thị vị trí đúng chiều cao quy định |
□ Có □ Không |
|
25.3 |
Chiều cao của chữ số hiển thị vị trí từ 30 mm đến 60 mm |
5.4.4.1 |
□ Có □ Không |
Lắp đặt các hiển thị vị trí phù hợp với kích thước đúng quy định |
□ Có □ Không |
|
26.1 |
Tín hiệu bằng giọng nói báo vị trí cabin khi dừng tại sàn tầng |
5.4.4.2 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
Lắp đặt bộ tổng hợp giọng nói phù hợp |
□ Có □ Không |
|
26.2 |
Âm lượng của tín hiệu bằng giọng nói có thể điều chỉnh trong khoảng 35 dB(A) đến 65 dB(A) |
5.4.4.2 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
Làm cho âm lượng có thể điều chỉnh được |
□ Có □ Không |
|
27.1 |
Hệ thống báo động phù hợp TCVN 6396-28 (EN 81-28) |
5.4.4.3 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
Lặp đặt hệ thống báo động tuân thủ EN 81- 28 |
□ Có □ Không |
|
27.2 |
Ký hiệu đồ họa vàng xanh nhấp nháy |
5.4.4.3 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
Lắp đặt các ký hiệu đồ họa phù hợp |
□ Có □ Không |
|
27.3 |
Âm lượng của tín hiệu âm thanh có thể điều chỉnh trong khoảng 35 dB(A) đến 65 dB(A) |
5.4.4.3 |
□ Có □ Không |
Làm cho âm lượng có thể điều chỉnh được |
□ Có □ Không |
|
27.4 |
Theo thỏa thuận với khách hàng, trang bị thiết bị trợ giúp giao tiếp như vòng cảm ứng cho người khiếm thính |
5.4.4.3 |
□ Có □ Không □ Không áp dụng |
Lắp đặt vòng cảm ứng hoặc thiết bị phù hợp khác nếu người sử dụng yêu cầu |
□ Có □ Không |
|
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] EN 81-1:1998*), Safety rules for the construction and installation of lifts – Part 1: Electric lifts (Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Phần 1: Thang máy điện).
[2] TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998), Safety rules for the construction and installation of lifts-Part 1: Hydraulic lifts (Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy-Phần 2: Thang máy thủy lực).
[3] TCVN 6396-28 (EN 81-28), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy -Thang máy chở người và hàng – Phần 28: Báo động từ xa trên thang máy chở người và thang máy chở người và hàng.
[4] TCVN 6396-80:2013 (EN 81-80:2003), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Thang máy đang sử dụng – Phần 80: Nguyên tắc nâng cao yêu cầu an toàn đối với thang máy chở người và thang máy chở hàng đang sử dụng.
[5] CEN/CENELEC Guide 6:2002, Chỉ dẫn cho các nhà phát triển tiêu chuẩn để hướng đến nhu cầu của người già và người khuyết tật.
[6] TCVN 7628-1 (ISO 4190-1), Lắp đặt thang máy – Phần 1: Thang máy loại I, II, III và VI.
[7] ISO 7000, Ký hiệu đồ họa sử dụng trên các thiết bị – Chỉ mục và tóm tắt.
[8] Chỉ thị 95/16/EC của Hội đồng và Nghị viện châu Âu vào ngày 29 tháng 6 năm 1995 trong việc đánh giá gần đúng các điều luật có liên quan đến thang máy của các quốc gia thành viên, OJL 213, 7.9.1995, trang 1-3.
[9] Khuyến nghị 95/216/EC của Ủy ban Châu Âu ngày 08 tháng 6 năm 1995 liên quan đến cải tiến an toàn cho các thang máy đang sử dụng, OJL 134, 20.6.1995, trang 37-38.
[10] Châu Âu có thể tiếp cận cho tất cả, Đặc điểm kỹ thuật từ Nhóm chuyên gia, thành lập bởi Ủy ban Châu Âu, Tháng 10 năm 2003.
*) Trong hệ thống tiêu chuẩn Quốc gia đã có TCVN 6395:2008 được biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn EN 81-1:1998