Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6438:2001

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN6438:2001
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Giao thông
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6438:2001 về phương tiện giao thông đường bộ – giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6438:2005 về Phương tiện giao thông đường bộ – Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6438:2001 về phương tiện giao thông đường bộ – giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6438:2001

SOÁT XÉT LẦN 1

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG  BỘ GIỚI HẠN LỚN NHẤT CHO PHÉP CỦA KHÍ THẢI

Road vehicles – Maximum permitted emission limits of exhaust gas

Lời nói đầu

TCVN 6438 : 2001  thay thế TCVN 6438 : 1998 và TCVN 5947:1996.

TCVN 6438 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường  bộ và Cục Đăng kiểm Việt nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn

Đo  lường Chất  lượng   đề  nghị,  Bộ  Khoa  học,  Công  nghệ  và  Môi  trừờng  ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

1.1Tiêu chuẩn này qui định giới hạn lớn nhất cho phép của các chất gây ô nhiễm môi trường :

Cacbonmonoxit (CO) và Hydrocacbon (HC), chất thải nhìn thấy (thường  gọi là khói) trong khí thải động cơ sử dụng nhiên liệu xăng hoặc điezen lắp trên phương tiện giao thông đường  bộ (sau đây gọi là phương tiện) để tham gia giao thông đường  bộ.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 5418:1991: Ôtô chạy bằng động cơ điezen – Mức và phương pháp đo.

TCVN 6204:1996 (ISO 3920:1995): Phương  tiện  giao  thông  đường  bộ – Phương  pháp  đo khí  xả trong quá trình kiểm tra hoặc bảo dưỡng.

3. Yêu cầu phát thải

Giá trị giới hạn lớn nhất   cho phép của nồng độ   CO và HC , độ khói trong khí thải   của phương tiện được  qui định trong bảng 1.

4. Phương pháp đo

4.1. Nồng độ CO và HC trong khí thải của phương tiện lắp động cơ xăng được  xác định theo phương pháp đo trong TCVN 6204:1996 (ISO 3920:1995).

4.2Độ khói trong khí thải của phương tiện lắp động cơ diezen được  xác định theo phương pháp đo trong phụ lục A.

 

Bảng 1 – Giới hạn tối đa cho phép của các chất khí thải gây ô nhiễm

 

 

Thành phần gây

ô nhiễm trong khí thải

 

Phương tiện lắp động cơ xăng

 

 

Phương tiện lắp động cơ diezen

 

Các loại ô tô

 

Mô tô, xe máy

 

Mức 1

 

Mức 2

 

Mức 3

 

Mức 4

 

Mức 1

 

Mức 2

 

Mức 1

 

Mức 2

 

Mức 3

 

CO (% thể tích)

 

6,5

 

6,0

 

4,5

 

3,5

 

4,5

 

 

 

 

HC (ppm thể tích)

 

 

– Động cơ 4 kỳ

 

 

– Động cơ 2 kỳ

 

 

–  Động  cơ  đặc biệt(1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.500

 

 

7.800

 

 

3.300

 

 

 

 

1.200

 

 

7.800

 

 

3.300

 

 

 

 

600

 

 

7.800

 

 

3.300

 

 

 

 

1.500

 

 

10.000

 

 

 

 

1.200

 

 

7.800

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ khói (% HSU)

 

 

 

 

 

 

 

85

 

72

 

50

 

Chú thích – (1) Là các loại động cơ như động cơ Wankel và một số loại động cơ khác có kết cấu đặc biệt khác với  kết cấu của các loại động cơ có píttông, vòng găng (Xéc măng) thông dụng hiện nay.

 

PHỤ LỤC A

(QUI ĐỊNH)

PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ KHÓI CỦA PHƯƠNG TIỆN LẮP ĐỘNG CƠ DIEZEN

A.1   Nguyên tắc đo

Phương pháp này được  sử dụng để đo độ khói của các phương tiện giao thông đường  bộ lưu hành lắp động cơ diezen ở chế độ gia tốc tự do.

Khái niệm gia tốc tự do được  định nghĩa trong phụ lục 1 của TCVN 5418:1991.

A.2   Thiết bị đo

Theo phụ lục 2 của TCVN 5418:1991.

A.3   Tiến hành đo

A.3.1   Kiểm tra tình trạng của hệ thống xả: Theo 2.1.1 của TCVN 5418:1991. A.3.2   Khởi động động cơ, cho động cơ chạy theo 2.1.2 của TCVN 5418L1991. A.3.3   Để số truyền (Tay số) ở vị trí trung gian (Số ″Mo″).

A.3.4    Đưa ống lấy mẫu khí thải đã được  làm sạch của thiết bị đo độ khói vào sâu ống xả động cơ một đoạn khoảng 20cm hoặc theo qui định của nhà sản xuất thiết bị đo. Đường  kính ống lấy mẫu phải phù hợp với đường  kính ống xả theo qui định của nhà sản xuất thiết bị đo.

A.3.5   Cho động cơ chạy ở vòng quay không tải nhỏ nhất từ 5 giây đến 6 giây.

A.3.6   Đạp hết chân ga, giữ nó ở vị trí này 4 giây. Sau đó, nhả chân ga và để ở vị trí này 11 giây.

Đo độ khói ngay từ khi bắt đầu các thao tác này.

A.3.7   Lặp lại thao tác (A.3.6) 2 lần.

A.3.8    Nếu  phương  tiện  có  nhiều  ống  xả  phải  thực  hiện  các  thao  tác  từ  A.3.4  đến  A.3.6  cho  từng ống xả.

A.4       Kết quả đo

A.4.1   Kết quả đo là giá trị trung bình cộng của 3 lần đo theo  A.3.6 . Trị số chênh lệch giữa các lần đo không được  quá 6% -HSU.

A.4.2   Đối với phương tiện có nhiều ống xả, kết quả đo được  lấy theo giá trị lớn nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *