Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6589:2000

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN6589:2000
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6589:2000 về Giường đẻ


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6589 : 2000

GIƯỜNG ĐẺ

Delivery bed

Lời nói đầu

TCVN 6589 : 2000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC150 “Trang thiết bị y tế” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

GIƯỜNG ĐẺ

Delivery bed

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho giường đẻ và bậc lên xuống bằng thép không gỉ, sử dụng khi sinh tự nhiên và sinh có trợ giúp.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 683-13:1986 Thép ram cao sau khi tôi, thép hợp kim và thép dễ cắt – Thép không gỉ gia công áp lực.

3. Hình dáng và kích thước cơ bản

3.1. Kết cấu giường đẻ phải đáp ứng các chức năng kết hợp của giường, cáng và bàn đẻ – để lưu sản phụ suốt từ giai đoạn đau đẻ, sinh đẻ đến hồi sức.

3.2. Hình dáng các bộ phận chính và kích thước cơ bản của giường đẻ được minh họa trên hình 1. Sai lệch kích thước cho phép ± 5%.

3.3. Hình dáng và kích thước cơ bản của bậc lên xuống được minh họa trên hình 2. Sai lệch kích thước cho phép ± 5%.

4. Nguyên liệu

4.1. Giường đẻ và bậc lên xuống làm bằng thép không gỉ loại M 11 (theo ISO 683-13). Có thể dùng loại nguyên liệu khác tương đương (tính chất cơ học, chống gỉ, chống ăn mòn và không hút từ, …).

CHÚ THÍCH 1 – Trừ vòng bi phải làm bằng thép vòng bi, lốp xe làm bằng cao su và đệm mặt giường làm bằng mút bọc giả da.

4.2. Khung giường và bậc lên xuống làm bằng thép ống đường kính không nhỏ hơn f 25 mm, dày không nhỏ hơn 2 mm.

4.3. Mặt các khung đỡ (lưng, mông, chân) và mặt bậc làm bằng thép tấm dày 0,8 ¸ 1,0 mm.

4.4. Khay đựng nước thải được dập liền bằng thép tấm dày 0,5 ¸ 0,8 mm.

Kích thước tính bằng milimet

 

1 – Khung chính;

2 – Tấm đỡ chân;

3 – Khung phụ;

4 – Giá đỡ lưng;

5 – Giá đỡ đùi;

6 – Tay vịn;

7 – Khay đựng nước thải;

8 – Bánh xe;

9 – Tâm đỡ mông.

 

Hình 1 – Giường đẻ

Kích thước tính bằng milimét

Hình 2 – Bậc lên xuống giường đẻ

5. Yêu cầu kỹ thuật

5.1. Quy định chung

5.1.1. Toàn bộ các chi tiết bằng thép không gỉ phải được đánh bóng bề mặt đạt độ bóng Ra 0,63mm. Các mối hàn phải ngấu, không khuyết lõm rỗ nứt.

5.1.2. Các chi tiết không được lộ các góc cạnh sắc, phải vê tròn, làm vát và khử sạch ba via.

5.1.3. Giường đẻ và bậc lên xuống phải thuận tiện cho việc làm vệ sinh, không bị gỉ do tác động của môi trường và khí hậu.

5.2. Yêu cầu đối với giường đẻ

5.2.1. Khả năng chịu tải của giường phải đạt không nhỏ hơn 400 kg, gấp bốn lần tải trọng thông thường (100 kg).

5.2.2. Độ bền cơ học của giường phải đạt theo yêu cầu kiểm tra ở điều 7.3.

5.2.3. Giường đẻ có thể tháo dời thành từng bộ phận, phải được lắp lẫn hoàn toàn, thuận tiện cho bảo quản và vận chuyển.

5.2.4. Tấm đỡ chân (2) bắt vào khung phụ (3) và điều chỉnh độ cao trong phạm vi 90 mm. Khi không làm việc, tấm này hạ xuống mặt khung phụ và đẩy vào gầm khung chính. Khi làm việc kéo khung phụ ra, tấm di động được nâng lên nấc 2 và có chiều cao ngang với mặt khung chính.

5.2.5. Bộ phận đỡ lưng (4) thay đổi được vị trí (- 7o ¸ 45o) so với mặt phẳng ngang của bộ phận chính qua 4 nấc và định vị chắc chắn ở mỗi vị trí.

5.2.6. Giá đỡ đùi (5) phải dễ dàng điều chỉnh chiều cao và định hướng được. Sau khi cố định vị trí, dưới tác động thẳng đứng của lực 30 kg, giá đỡ đùi không bị di chuyển.

5.2.7. Tay vịn (6) của giường phải đủ cứng vững nhưng khi điều chỉnh phải dễ dàng, thuận tiện. Sau khi cố định vị trí dưới tác dụng của lực 30 kg dọc theo bàn tay, tay vịn không bị di chuyển.

5.2.8. Khay đựng nước thải (7) có dung tích không nhỏ hơn 12 lít, kích thước có thể là: 420 mm x 300 mm x 120 mm đặt dưới khung chính sao cho khoảng cách tới mặt khung chính nhỏ hơn 200 mm. Khay phải được dập liền, không có các cạnh sắc, không bị rò rỉ, dễ rửa sạch và phải có quai xách.

5.2.9. Hai bánh xe (8) của khung phụ phải quay êm nhẹ không rơ, không kẹt. Phanh hãm phải làm việc tốt, khống chế được chuyển động lăn của khung phụ khi tác động lực 20 kg theo phương ngang.

5.2.10. Trên bề mặt giường phải có đệm. Đệm được chia thành từng khúc. Bề mặt đệm phải căng phẳng, dễ róc nước, không thấm máu, nước giải và các chất thải khác. Đệm phải dễ vệ sinh và không giữ mùi khi làm sạch. Đệm được cố định chắc chắn với các khung mặt giường bằng các móc giữ đệm.

5.3. Yêu cầu đối với bậc lên xuống

5.3.1. Khả năng chịu tải của bậc lên xuống giường đẻ đạt 200 kg, gấp hai lần tải trọng thông thường.

5.3.2. Độ bền cơ học phải đạt theo yêu cầu kiểm tra của điều 7.5.

5.3.3. Khung bậc lên xuống phải chịu được tải trọng thông thường (100 kg).

5.3.4. Mặt bậc lên xuống căng phẳng có dập nhám chống trượt nổi đều rõ nét.

6. Phương pháp thử

6.1. Nguyên tắc chung

6.1.1. Trước khi kiểm tra giường đẻ được lắp ráp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

6.1.2. Kiểm tra hình dạng, khuyết tật của các bộ phận bằng mắt thường.

6.1.3. Kiểm tra kích thước bằng các dụng cụ đo: thước lá, thước cặp, panme,…

6.1.4. Kiểm tra các chỉ tiêu ghi ở điều 5.2.4, 5.2.5, 5.2.6, 5.2.7, 5.2.9 và 5.2.11 bằng phương pháp vận hành thử.

6.2. Kiểm tra khả năng chịu tải của giường đẻ

Giường đẻ được đặt nằm ngang. Dùng tải trọng gấp 4 lần tải trọng thông thường (400 kg) phân bố đều trên khung chính trong thời gian 60 giây và dùng tải trọng gấp 2 lần tải trọng thông thường (200 kg) phân bố đều trên khung phụ trong thời gian 60 giây (xem hình 3).

Kiểm tra: khung chính và khung phụ không bị hư hỏng, không có hiện tượng nứt gẫy.

 

 

Hình 3 – Sơ đồ kiểm tra khả năng chịu tải của giường đẻ

6.3. Kiểm tra độ bền cơ học của giường đẻ

6.3.1. Kiểm tra độ bền chắc của mặt giường (hình 4)

Dùng tải thử là một vật hình cầu bán kính 125 mm có khối lượng 10 kg bằng gỗ cứng hoặc vật liệu tương đương. Đệm thử là một tấm đệm bọc polyêtylen mềm, dày 50 mm. Đặt tấm đệm thử lên mặt giường, cho tải thử rơi 1 000 lần với nhịp độ 6 lần/phút từ độ cao 150 mm tính từ điểm rơi xuống mặt giường. Điểm rơi ở 4 góc mặt giường, giữa một cạnh của khung chính và giữa giường.

Hình 4 – Vị trí kiểm tra độ bền chắc của giường đẻ

Bỏ đệm thử và kiểm tra: Các mối hàn của giường không bị nứt, khung chính của giường cho phép võng xuống không quá 3 mm, mặt giường cho phép võng xuống không quá 10 mm.

6.3.2. Kiểm tra độ bền va đập (hình 5)

Hình 5 – Sơ đồ kiểm tra độ bền va đập

Dùng tải thử là một vật hình cầu có khối lượng 2 kg làm quả lắc có bán kính lắc là 300 mm. Đặt giường nằm ngang, bốn chân đều có con chặn cao 4 cm. Đặt quả lắc ở trên đường nằm ngang, cho nó lắc và đập vào khung giường 10 lần tại mỗi vị trí thử.

Kiểm tra: Các mối hàn của khung giường không bị nứt, vỡ. Độ biến dạng của đường kính các khung nhỏ hơn 0,2 mm.

6.3.3. Kiểm tra độ chắc chắn, cứng vững (hình 6)

Hình 6 – Sơ đồ kiểm tra độ chắc chắn cứng vững

Đặt giường nằm ngang trên nền phẳng, bốn chân được chặn lại, trên mặt giường đặt một tải trọng thông thường (100 kg). Dùng thiết bị đo lực thích hợp (như cân lò xo), áp lực thử là 100 N đặt lần lượt vào giữa bốn cạnh xung quanh giường. Cho áp lực tăng dần từ 0 đến 100 N rồi hạ dần về 0, trong khoảng thời gian không nhỏ hơn 1 giây.

Kiểm tra: các mối hàn không bị nứt, vỡ. Độ võng của khung tại mỗi điểm đặt lực không quá 1,2 mm.

6.3.4. Kiểm tra độ ổn định vị trí (hình 7)

Dùng tải thử là quả lắc hình cầu có khối lượng 2 kg, bán kính lắc 300 mm. Đặt giường trên mặt nghiêng 10o, trên giường đặt một tải trọng thông thường (100 kg), bốn chân giường đều có con chặn cao 4 cm. Đặt con lắc ở trên đường nằm ngang, cho nó lắc và đập vào giường.

Kiểm tra: Chân giường phía đối diện với con chặn không bị nâng khỏi mặt nghiêng.

Hình 7 – Sơ đồ kiểm tra độ ổn định vị trí

6.4. Kiểm tra khả năng chịu tải của bậc lên xuống giường đẻ (hình 8)

Lần lượt dùng tải trọng bằng 2 lần tải trọng thông thường (200 kg) phân bố đều trên bậc dưới trong thời gian 60 giây, sau đó dùng tải trọng này phân bố đều trên bậc trên cũng trong thời gian 60 giây.

Kiểm tra: khung chính và các bộ phận của bậc lên xuống không bị hư hỏng, không có hiện tượng nứt gẫy.

Lần 1: ∑ P1 = 200 kg

Lần 2: ∑ P2 = 200 kg

Hình 8 – Sơ đồ kiểm tra khả năng chịu tải của bậc lên xuống

6.5. Kiểm tra độ bền cơ học của bậc lên xuống

6.5.1. Kiểm tra độ bền chắc của mặt bậc (hình 9)

Dùng tải thử là một vật hình cầu bán kính 125 mm có khối lượng 5 kg bằng gỗ cứng hoặc vật liệu tương đương. Đệm thử là một tấm đệm bọc polyetylen mềm, dày 50 mm. Đặt tấm đệm thử lên mặt bậc, cho tải thử rơi 1 000 lần với tốc độ 6 lần/phút từ độ cao 150 mm tính từ điểm rơi xuống mặt bậc. Điểm rơi ở cả 4 góc mặt bậc giữa một cạnh của khung chính và giữa bậc.

Bỏ đệm thử và kiểm tra: Các mối hàn không bị nứt, khung chính cho phép võng xuống không quá 3 mm, mặt bậc cho phép võng xuống không quá 10 mm.

Hình 9 – Sơ đồ kiểm tra độ bền chắc của mặt bậc

7.5.2. Kiểm tra độ bền va đập (hình 10)

Hình 10 – Sơ đồ kiểm tra độ bền va đập

Dùng tải thử là một vật hình cầu có khối lượng 2 kg làm quả lắc có bán kính lắc là 300 mm. Đặt bậc lên xuống nằm ngang, bốn chân đều có con chặn cao 4 cm. Đặt quả lắc ở trên đường nằm ngang, cho nó lắc và đập vào khung bậc 10 lần tại mỗi vị trí thử.

Kiểm tra: Các mối hàn của khung bậc không bị nứt, vỡ. Độ biến dạng của đường kính các khung không lớn hơn 0,2 mm.

6.6. Kiểm tra khả năng chống gỉ

Kiểm tra khả năng chống gỉ trong điều kiện: nhiệt độ 28oC và độ ẩm 90 % trong vòng 16 giờ, liền sau đó phun nước đã khử ion (nước mềm) có nhiệt độ 40oC trong 6 ngày. Kiểm tra những phần kim loại của giường không bị gỉ.

6.7. Kiểm tra vật liệu

Kiểm tra bằng phương pháp tia lửa, phương pháp kim tương hoặc phương pháp phân tích trước khi sản xuất. Dùng nam châm để kiểm tra điều kiện không hút từ.

7. Ghi nhãn và bao gói

7.1. Nhãn hiệu hàng hóa của cơ sở sản xuất được gắn ở giá đỡ lưng giường đẻ và trên khung chân bàn lên xuống.

7.2. Giường đẻ và bậc lên xuống được bao gói riêng rẽ trong thùng gỗ không mối mọt hoặc thùng các tông năm lớp, lót giấy chống ẩm xung quanh. Đai nẹp thùng được xiết chắc chắn.

7.3. Bao gói giường đẻ

Trước khi bao gói, các bộ phận của giường đẻ được tháo rời.

7.3.1. Các khung, thanh giằng, … được bôi một lớp dầu bảo quản và bọc một lớp giấy chống ẩm.

7.3.2. Đệm mút được cho vào túi polyetylen mỏng.

7.3.3. Khay đựng nước để riêng.

7.3.4. Khi xếp vào thùng, phải buộc chặt các bộ phận với nhau và chèn chặt.

7.4. Đóng gói bậc lên xuống

Bậc lên xuống được bôi lớp dầu bảo quản và bọc giấy chống ẩm.

7.5. Mỗi thùng hàng phải kèm theo túi đựng các tài liệu:

– hướng dẫn lắp ráp;

– phiếu bao gói.

7.6. Ngoài thùng bao bì ghi rõ bằng loại sơn không bị rửa trôi các ký hiệu sau:

a) tên cơ sở sản xuất;

b) tên sản phẩm;

c) khối lượng tịnh, khối lượng cả bì của sản phẩm;

d) ngày tháng xuất xưởng;

e) dấu hiệu bảo quản: tránh mưa, va đập…;

f) các nội dung khác mà khách hàng yêu cầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *