Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6742:2010 (ISO 9362 :2009) về Ngân hàng – Trao đổi thông tin viễn thông ngân hàng – Mã phân định tổ chức (BIC)
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6742:2010
ISO 9362 :2009
NGÂN HÀNG – THÔNG ĐIỆP VIỄN THÔNG NGÂN HÀNG – MÃ PHÂN ĐỊNH TỔ CHỨC (BIC)
Banking – Banking telecommunication messages – Business identifier codes (BIC)
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định các yếu tố và cấu trúc của một mã phân định tổ chức (BIC) cho tổ chức tài chính và tổ chức phi tài chính và các tổ chức có liên quan, một mã định danh quốc tế như vậy là cần thiết nhằm tạo thuận lợi cho việc xử lý tự động các thông điệp viễn thông trong môi trường giao dịch ngân hàng và tài chính có liên quan.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi.
TCVN 7271-1 (ISO 3166-1) Mã thể hiện tên các quốc gia và vùng lãnh thổ – Phần 1: Mã nước
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Tổ chức tài chính (financial institution)
Tổ chức được thành lập với mục đích chủ yếu là cung ứng dịch vụ tài chính
CHÚ THÍCH: Chấp nhận theo ISO 20022.
3.2
Tổ chức phi tài chính (non-financial institution)
Tổ chức được thành lập chủ yếu nhằm cung ứng và thực hiện các dịch vụ không phải là dịch vụ tài chính.
CHÚ THÍCH: Chấp nhận theo ISO 20022.
4. Quy định chung
Quy định chung đối với việc sử dụng dữ liệu:
– Thể hiện các ký tự:
– n: các số (chỉ gồm các chữ số từ 0 đến 9)
– a: các chữ cái (chỉ gồm các chữ cái từ A đến Z)
– an: các chữ cái và chữ số (các ký tự chữ/ số không phải là các ký tự đặc biệt chẳng hạn như ký tự trống, dấu phân cách, chấm câu).
– Dấu hiệu chỉ độ dài:
– n : độ dài cố định.
5. Cấu trúc
5.1. Yêu cầu chung
Mã phân định tổ chức (BIC) phải bao gồm tám (8) hoặc mười một (11) ký tự kề nhau, bao gồm ba bộ phận đầu tiên hay tất cả bốn bộ phận sau:
– Mã tổ chức (llll)
– Mã quốc gia (CC)
– Mã địa điểm (LL)
– Mã chi nhánh (BBB)
Mã tổ chức, mã quốc gia và mã địa điểm bắt buộc phải có. Mã chi nhánh là tùy chọn (xem 5.5) Định dạng BIC như sau:
5.2 Mã tổ chức
Mã tổ chức phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền (gọi là Cơ quan cấp đăng ký) Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan được ủy quyền được quy định tại Phụ lục A
Mã tổ chức phải được phân định rõ ràng tổ chức đó trong ngành dịch vụ tài chính. Mọi chi nhánh của tổ chức đó đều có cùng một mã tổ chức mà không phụ thuộc vào vị trí địa lý của chi nhánh đó.
Định dạng mã tổ chức như sau: 4 an
5.3. Mã quốc gia
Mã quốc gia chỉ gồm hai ký tự chuẩn, được quy định trong TCVN 7271-1 (ISO 3166-1), phải được sử dụng để phân định quốc gia nơi tổ chức đó đặt trụ sở.
Định dạng mã quốc gia: 2 a
5.4. Mã địa điểm
5.4.1. Đối với các nước tham gia vào Tổ chức thông tin tài chính ngân hàng toàn cầu (SWIFT), mã địa điểm phải được cấp bởi Cơ quan Đăng ký có thẩm quyền tại nước đó (xem Phụ lục A).
Mã địa điểm phải phân định được địa điểm của tổ chức tại một quốc gia xác định..
Định dạng địa điểm đối với các nước tham gia vào SWIFT như sau: 2an
CHÚ THÍCH: số 0 (không) không được dùng. Số 1 (một) không được dùng ở vị trí thứ hai.
5.4.2. Đối với các nước không tham gia vào SWIFT, mã địa điểm phải được cấp bởi Cơ quan Đăng ký có thẩm quyền tại nước đó. Vị trí đầu tiên trong mã phải phân định được địa điểm do Cơ quan cấp đăng ký cấp và vị trí thứ hai phải bao gồm số 1 (một) để chỉ ra rằng tổ chức này không phải là thành viên của SWIFT.
Định dạng mã vùng của các nước không tham gia vào SWIFT như sau:
1an1
Số 0 (không) không được dùng.
5.5. Mã chi nhánh
Mã chi nhánh là tùy chọn và có thể sử dụng để phân định một chi nhánh cụ thể hoặc một đơn vị của tổ chức cần phải được phân định trong ngành dịch vụ tài chính.
Định dạng mã chi nhánh như sau: 3an
Chữ cái “X” không được dùng.
5.6. Ví dụ
sau đây là các ví dụ về mã phân định tổ chức (BIC):
VÍ DỤ 1: Đối với SWIFT, không sử dụng mã chi nhánh: CAMIFRPP
VÍ DỤ 2: Đối với SWIFT, sử dụng mã chi nhánh: BKBKUS335AB
VÍ DỤ 3: Đối với tổ chức không tham gia SWIFT và không sử dụng mã chi nhánh: ABNKGB21
VÍ DỤ 4: Đối với tổ chức không tham gia SWIFT sử dụng mã chi nhánh: BNKAITM1ALE
6. Danh bạ mã tổ chức quốc tế
Các bản sao danh bạ mã tổ chức quốc tế có sẵn ở Cơ quan đăng ký có thẩm quyền (xem Phụ lục A).
PHỤ LỤC A
(quy định)
Hoạt động và trách nhiệm của cơ quan Đăng ký có thẩm quyền
A.1 Khái quát
Hội đồng ISO chỉ định Tổ chức thông tin tài chính ngân hàng toàn cầu SCRL (SWIFT)1 là tổ chức cấp Đăng ký có thẩm quyền
A.2 Trách nhiệm chung
Mã phân định tổ chức bao gồm mã quốc gia, mã tổ chức, mã địa điểm và mã chi nhánh tùy chọn. Mã tổ chức có bốn (4) ký tự chữ được cấp bởi Cơ quan cấp Đăng ký. Mã quốc gia theo TCVN 7271-1 (ISO 3166-1). Việc cấp mã phân định bởi cơ quan cấp Đăng ký có thẩm quyền.
Cơ quan cấp Đăng ký sử dụng mã tổ chức và bằng cách kết hợp nó với (các) mã quốc gia, (các) mã địa điểm, (các) mã chi nhánh tương ứng, để tạo ra một hoặc nhiều BICs. Những mã này phân định rõ ràng tổ chức hoặc chi nhánh hoặc đơn vị của một tổ chức.
Thông tin yêu cầu bổ sung việc cấp mã phân định tổ chức, áp dụng hoặc phê duyệt đối với mã phân định tổ chức phải gửi tới tổ chức đăng ký có thẩm quyền.
A.3 Cấp mã phân định tổ chức
Các tổ chức trong ngành dịch vụ tài chính và các tổ chức phi tài chính được nhìn nhận là hoạt động tích cực trong lĩnh vực ngân hàng và thương mại quốc tế có thể nộp đơn xin cấp mã BIC cho Cơ quan cấp đăng ký nếu mã phân định quốc tế được cấp đó là cần thiết nhằm tạo thuận lợi cho việc xử lý tự động các thông điệp viễn thông trong môi trường giao dịch ngân hàng và tài chính có liên quan. Cơ quan cấp đăng ký có thể tham vấn Tiểu ban ISO/TC 68/SC 7 để xác định xem liệu một đơn xin cấp BIC nào đó được cho là không phù hợp vì bất kỳ lý do gì.
A.4 Danh bạ mã tổ chức quốc tế
A.4.1 Mô tả chung
Danh bạ BICs quốc tế gồm hai phần sau:
a) phần vị trí địa lý gồm một danh sách, theo trật tự abc của BICs theo nước, thành phố trong nước, và tên chủ thể với tên thành phố;
b) phần địa chỉ gồm một danh sách BICs theo trật tự abc và chủ thể được cấp mã đó.
Danh bạ BICs quốc tế phân định tổ chức tài chính hoặc phi tài chính trên cơ sở thông tin cung cấp bởi đơn của tổ chức.
A.4.2 Xuất bản
Danh bạ của BICs quốc tế được xuất bản và cập nhật định kỳ ít nhất mỗi tháng một lần. Tùy theo lựa chọn của mình, Cơ quan cấp đăng ký có thể cung cấp danh bạ dưới dạng văn bản giấy hoặc điện tử như là một bộ phận cấu thành của danh bạ SWIFT hiện hành hoặc như một cuốn danh bạ được xuất bản riêng biệt miễn là cuốn danh bạ đã xuất bản luôn sẵn có cho các bên liên quan tâm với chi phí hợp lý.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ISO/IEC 6523-1, Information technology – Structure for the identification of organizations and organization parts – Part 1: Identification of organization identification schemes (Công nghệ thông tin Trao đổi dữ liệu – Cấu trúc phân định các tổ chức và các bộ phận của tổ chức- Phần 1: Lập kế hoạch phân định tổ chức).
[2] ISO/IEC 6523-2, Information technology – structure for the identification of organizations and organization parts – Part 2: Registration of organization identification schemes (Công nghệ thông tin Trao đổi dữ liệu – Cấu trúc phân định các tổ chức và các bộ phận của tổ chức- Phần 2: Lập kế hoạch phân định tổ chức đăng ký).
[3] ISO 20022 Repository Available at: http://www.iso 20022.org (tồn chứa tại http://www.iso 20022.org)
[4] SWIFT User Handbook (SWIFT Sổ tay người sử dụng).
1 Tại thời gian công bố tiêu chuẩn tổ chức giúp đăng ký:
BIC Registration Authority
SWIFT SCRL
Avenue Adele, 1
B – 1310 LAHULPE
Belgium
Telephone: + 32 2 655 3111
Website: http://www.swwift.com/
Email: mailto:BIC@swift.com