Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6818-9:2010 về máy nông nghiệp – An toàn – Phần 9: Máy gieo hạt
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6818-9:2010
MÁY NÔNG NGHIỆP – AN TOÀN – PHẦN 9: MÁY GIEO HẠT
Agricultural machinery – Safety – Part 9: Seed drills
Lời nói đầu
TCVN 6818-9:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 4254-9:2008.
TCVN 6818-9:2010 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC23 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 6818 (ISO 4254) Máy nông nghiệp – An toàn gồm 6 phần:
– Phần 1: Yêu cầu chung
– Phần 3: Máy kéo
– Phần 5: Máy làm đất dẫn động bằng động cơ
– Phần 8: Máy rắc phân thể rắn
– Phần 9: Máy gieo hạt
– Phần 10: Máy giũ và máy cào kiểu quay
ISO 4254, Agricultural machinery – Safety (Máy nông nghiệp – An toàn) còn có phần sau:
– ISO 4254-6: Sprayers and liquid fertilizer distributors (Máy phun thuốc nước và máy bón phân lỏng)
– ISO 4254-7: Combine harvesters, forage harvesters and cotton harvesters (Máy thu hoạch lúa và thu hoạch bông)
TCVN 6818-9:2010
MÁY NÔNG NGHIỆP – AN TOÀN – PHẦN 9: MÁY GIEO HẠT
Agricultural machinery – Safety – Part 9: Seed drills
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này cùng với TCVN 6818-1 (ISO 4254-1) quy định những yêu cầu an toàn và cách kiểm tra thiết kế và kết cấu của những máy gieo hạt kiểu treo, nửa treo, móc kéo hoặc tự hành bao gồm cả chức năng gieo hạt giống của những tổ hợp máy gieo hạt giống và máy rắc phân bón dùng trong nông nghiệp làm vườn. Ngoài ra tiêu chuẩn cũng xác định loại thông tin về thực hành an toàn (kể cả các nguy cơ còn lại) mà nhà chế tạo cần cung cấp.
Khi các yêu cầu của tiêu chuẩn này khác với những yêu cầu công bố trong TCVN 6818-1 (ISO 4254-1) thì những yêu cầu của phần này được ưu tiên hơn các yêu cầu của TCVN 6818-1 (ISO 4254-1).
Tiêu chuẩn này đề cập đến tất cả những nguy cơ đáng kể (như liệt kê trong Phụ lục A), các tình huống nguy hiểm và hiện tượng liên quan đến các máy gieo hạt sử dụng theo dự định và với những điều kiện do nhà chế tạo định trước trừ những nguy cơ xuất phát từ:
– Ảnh hưởng từ bên ngoài đến thiết bị điện;
– Mất nguồn năng lượng cung cấp;
– Hỏng, trục trặc hệ thống điều khiển;
– Các phần quay nhanh bị vỡ;
– Thiết bị nạp hạt giống (và phân bón).
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các máy gieo hạt có các công cụ làm đất dẫn động bằng động lực tích hợp và không tách rời (xem 3.2).
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các nguy cơ do môi trường hay thích ứng điện từ, cũng như không áp dụng cho những nguy cơ liên quan tới bảo dưỡng, sửa chữa do những người chuyên nghiệp thực hiện.
CHÚ THÍCH: Những yêu cầu đặc biệt liên quan đến luật giao thông trên đường không đề cập đến trong tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho những máy gieo hạt giống sản xuất trước ngày công bố.
2. Tài liệu viện dẫn
Tiêu chuẩn này tham khảo các tiêu chuẩn sau.
TCVN 6818-1:2010 (ISO 4254-1:2008), Máy nông nghiệp – An toàn – Phần 1: Yêu cầu chung.
ISO/TR 11688-1:1995, Âm học – Khuyến cáo thực hành thiết kế máy và thiết bị tiếng ồn thấp – Phần 1: Lên kế hoạch.
TCVN 7383-1:2004 (ISO 12100-1:2003), An toàn máy. Khái niệm cơ bản, nguyên tắc chung cho thiết kế – Phần 1: Thuật ngữ cơ bản, phương pháp luận.
TCVN 6720:2000 (ISO 13852:1996), An toàn máy. Khoảng cách an toàn để ngăn chặn tay con người không vươn tới vùng nguy hiểm.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng những thuật ngữ và định nghĩa cho trong TCVN 7383-1 (ISO 12100-1) và TCVN 6818-1 (ISO 4254-1), cùng với những điều sau.
3.1. Máy gieo hạt (seed drill)
Máy dùng để gieo hạt giống một cách liên tục
CHÚ THÍCH: Ngũ cốc là thí dụ loại hạt giống được gieo theo cách này.
3.2. Máy gieo hạt có các công cụ làm đất dẫn động bằng động lực tích hợp và không tách rời (seed drill with integrated and inseparable powered soil-working tools)
Máy gieo hạt nguyên chiếc bao gồm cả chức năng gieo hạt và các công cụ làm đất dẫn động bằng động lực mà cả máy gieo cũng như công cụ làm đất không thể sử dụng tách rời nhau được.
3.3. Máy gieo từng hạt (single seed drill)
Máy để gieo mỗi lần một hạt giống với khoảng cách bằng nhau giữa các hạt.
CHÚ THÍCH 1: Máy gieo củ cải đường là một ví dụ cách gieo này.
CHÚ THÍCH 2: Ví dụ của các máy này cho trong Phụ lục B.
3.4. Máy gieo hạt giống và phân bón liên hợp (combined seed and fertilizer drill)
Máy đồng thời gieo hạt giống và phân bón.
4. Yêu cầu an toàn và/hay biện pháp bảo vệ
4.1. Yêu cầu chung
Máy phải phù hợp với các yêu cầu an toàn và/hay biện pháp bảo hộ tại điều này. Trừ khi có quy định khác máy vẫn phải phù hợp với các yêu của TCVN 6818-1 (ISO 4254-1).
Sự phù hợp với các yêu cầu an toàn và/hay biện pháp bảo hộ phải được kiểm tra theo Điều 5 của tiêu chuẩn này.
4.2. Bộ phận điều khiển
4.2.1. Các bộ phận điều khiển bằng tay của máy gieo hạt có chủ định treo sau các máy làm đất với các công cụ được dẫn động bằng động lực phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có thể điều chỉnh khi máy dừng;
b) Các bộ phận điều khiển bằng tay phải bố trí sao cho người vận hành không cần phải ở trước máy để thao tác chúng. Yêu cầu này được đáp ứng nếu các bộ phận điều khiển bằng tay cho phép người vận hành tiếp cận được khi đứng trên mặt đất và bố trí ngoài vùng gạch chéo như chỉ dẫn trên Hình 1. Bộ phận rạch vết bị loại trừ khỏi giới hạn ngoài của máy gieo hạt giống. Xem thêm 6.1a).
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
1. Giới hạn ngoài của máy gieo hạt giống;
2. Diện tích không được bố trí các bộ phận điều khiển bằng tay để điều chỉnh;
3. Hướng tiến;
4. Điểm kết nối dưới của máy, nếu có.
Hình 1 – Vị trí không chấp nhận bố trí các bộ phận điều khiển bằng tay để điều chỉnh
(Máy có chủ định treo sau máy làm đất có công cụ được dẫn động bằng động lực)
4.2.2. Trong những trường hợp khác các bộ phận điều khiển bằng tay để điều chỉnh trên máy phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) có thể điều chỉnh được khi máy đã dừng;
b) trường hợp khi bộ phận điều khiển ở phía trước máy bị che khuất không nhìn thấy trực tiếp được từ (máy kéo-) chỗ làm việc của người lái, bộ phận điều khiển bằng tay mà người vận hành có thể tiếp cận khi đứng trên mặt đất hay trên bậc dùng cho việc điều chỉnh, bảo dưỡng hay nạp liệu phải được bố trí ngoài vùng gạch chéo chỉ dẫn trên Hình 2. Xem thêm 6.1a).
4.3. Các thành phần quay và gập lại được
4.3.1. Trong trường hợp khi công cụ vượt quá 4 m khi nâng lên trong lúc vận hành hay vận chuyển hoặc bất cứ lúc nào khi các phần tử gập lại được được nâng lên, hay hạ xuống từ vị trí vận chuyển, phải có một dấu hiệu an toàn để thông báo về nguy cơ chạm vào đường dẫn điện.
Trong sổ tay vận hành cũng phải có thêm một thông báo thích hợp cảnh báo về nguy cơ chạm vào đường dẫn điện trên đầu.
4.3.2. Trong trường hợp các phần tử quay hay gập lại được có động lực dẫn động, bộ phận điều khiển phải là loại “giữ (cho) chạy” và bố trí ngoài ở vùng quay và/ hoặc gập lại.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1. Giới hạn ngoài của máy;
2. Các điểm kết nối dưới;
3. Vùng không được bố trí các bộ phận điều khiển bằng tay để điều chỉnh.
Hình 2 – Vị trí không được bố trí các bộ phận điều khiển bằng tay để điều chỉnh (các máy khác)
4.3.3. Những phần tử quay hay gập lại được để giảm chiều rộng/hay chiều cao vận chuyển phải có bộ phận để giữ chúng trong vị trí vận chuyển. Điều này có thể đạt được nhờ một bộ phận cơ khí, bộ phận khóa thủy lực, trọng trường trong khi gập lại trên tâm điểm, hoặc bằng những biện pháp khác.
4.3.3.1. Bộ phận này phải phù hợp với TCVN 6818-1 (ISO 4254-1), 4.8. Xem thêm 6.1l) của phần này của tiêu chuẩn này.
4.3.3.2. Nếu bộ phận khóa này là loại van thủy lực không trực tiếp bắt vào xy lanh thì áp suất phá vỡ của các ống hay đường ống từ van tới xy lanh phải gấp ít nhất là bốn lần áp suất làm việc của hệ thống thủy lực.
4.3.3.3. Nếu là bộ phận cơ khí thì phải đủ bền để chịu được các lực có thể tác động tới trong khi cơ động của các phần tử gập lại được hay khép vào qua tác động của các bộ phận điều khiển quay hay gập lại.
4.3.3.4. Những bộ phận không khóa và không gập lại của những phần tử gập lại được và phần tử quay phải được điều khiển bằng những thao tác riêng biệt của người vận hành.
4.4. Phễu
4.4.1. Phễu phải có nắp đậy. Nếu nắp nặng hơn 10 kg phải có biện pháp giữ nắp trên phễu và nắp phải có một hay nhiều tay nắm. Tay nắm có thể là một phần tích hợp của nắp, được thiết kế thích hợp và dễ nhận biết (như là do hình dạng hay mầu của nó). Phải loại được nguy cơ cắt, đâm trong trường hợp nắp tình cờ đóng lại (ví dụ như do gió).
4.4.2. Ở những phễu có những điểm kẹp, sắc, hay những thành phần chuyển động như bộ khuấy quay hay cấp liệu (kiểu) xoắn:
a) phải đáp ứng các khoảng cách an toàn cho trong Bảng 1, 2, 4 và 6 của TCVN 5720 (ISO 13852). Điều này không áp dụng nếu như bộ khuấy hay cấp liệu xoắn chỉ quay khi máy đang chuyển động trên đất, hay khi bộ khuấy và cấp liệu xoắn có thể đưa vào chuyển động khi máy tĩnh tại trong quy trình phân tích chẩn đoán được quy định và giải thích trong sổ tay vận hành.
b) phễu phải được thiết kế tự xả hết nguyên liệu, hoặc phải có một hay nhiều chi tiết xả nguyên liệu (ví dụ như cào tay). Trên máy phải có chỗ cất giữ những chi tiết này ở vùng nạp liệu.
Xem thêm 6.1b); 6.1i).
4.5. Nạp liệu
4.5.1. Tiếp cận vị trí nạp liệu
4.5.1.1. Những phễu dự kiến nạp liệu bằng tay hoặc nạp bằng các bao hạt giống hoặc bao lớn, khoảng cách đứng giữa mép trên phễu tại vị trí nạp liệu và mặt đất hoặc sàn dùng để nạp liệu không được vượt quá 1 250 mm (xem Hình 3) khi máy gieo hạt đang ở vị trí nạp liệu được quy định trong sổ tay vận hành. Xem thêm 6.1d) và 6.1o).
4.5.1.2. Nếu có sàn để nạp liệu bằng tay và/hoặc san phẳng hạt giống trong phễu, sàn này phải liên tục, trừ phi kết cấu máy gieo đã có ngăn chặn. Trong trường hợp này sàn có thể gồm một số phần. Trường hợp sàn hẹp hơn phễu, cần có chỉ dẫn các mút sàn cho người vận hành biết. Những chỉ dẫn đó không được cản trở sự tiếp cận phễu.
4.5.1.3. Ngoài ra, sàn cần đáp ứng các yêu cầu sau:
– bề rộng tối thiểu của sàn phải là 450 mm, chiều sâu từ sau ra trước phải là 300 mm và diện tích tối thiểu phải là 0,18 m2 ngoại trừ máy gieo từng hạt có phễu trung tâm. Đối với những máy này bề rộng tối thiểu phải là 240 mm và chiều sâu tối thiểu phải là 600 mm [xem Hình 4a), 4b), và 4c)]. Đối với máy gieo từng hạt có phễu trung tâm [xem hình 4c)], phải có ít nhất một sàn trung tâm khi chiều rộng của phễu là £ 1 500 mm và ít nhất là 2 sàn khi bề rộng phễu > 1 500 mm;
– khoảng cách giữa mép phễu hay mép của nắp phễu mở và mặt phẳng đứng đi qua mép sàn phải ≤ 200 mm (xem Hình 3);
– cần có các che chắn an toàn kiểu tay vịn, lan can, song chắn hay thanh chắn nếu cần thiết để giảm thiểu nguy cơ ngã trong khi nạp liệu bình thường hay phục vụ phễu, trừ phi có những phần bảo vệ tương tự khác của thiết bị. Hoặc là yêu cầu này được đáp ứng bằng
– lan can hay tay vịn đặt giữa phễu và sàn; hoặc
– song chắn ở cuối sàn. Trong trường hợp này song chắn phải gồm có một song trên, song giữa và chắn chân có kích thước phù hợp với TCVN 6818-1 (ISO 4254-1); 4.5.2.2.
Xem thêm 6.1o) của tiêu chuẩn này.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
1. sàn; 3. phễu;
2. bậc; 4. mặt đất.
Hình 3 – Vị trí nạp liệu
Kích thước tính bằng milimét
a) Máy gieo hạt giống có phễu để nạp liệu và san phẳng trên toàn chiều rộng
b) Máy gieo hạt giống có phễu nạp liệu tập trung
Kích thước tính bằng milimét
c) Máy gieo từng hạt có phễu trung tâm
CHÚ DẪN:
1. phễu;
2. sàn;
3. diện tích bộ khuấy trộn hoặc nạp liệu;
4. biên hình miệng phễu;
5. chiều rộng phễu;
6. sàn;
7. cụm gieo (cơ cấu gieo).
CHÚ THÍCH: Đối với máy gieo từng hạt có phễu trung tâm, số sàn tối thiểu gắn với chiều rộng của phễu (xem thêm 4.5.1.3).
Hình 4 – Kích thước sàn
4.5.2. Bậc lên xuống vị trí nạp liệu bằng tay
Việc tiếp cận vị trí nạp liệu phải thoải mái sao cho người vận hành không phải leo qua hay leo lên các thành phần của máy để tiếp cận bậc lên xuống.
Bậc lên xuống phải phù hợp với TCVN 6818-1 (ISO 4254-1), 4.5.1 hay 4.6.
4.5.3. Bậc lên xuống vị trí nạp liệu bằng cơ khí
Bậc lên xuống các vị trí phục vụ phải đáp ứng các yêu cầu của TCVN 6818-1 (ISO 4254-1); 4.6.
4.6. Máy gieo từng hạt
Ngoài những yêu cầu đã cho trong 4.4.2 những yêu cầu sau đây cần áp dụng cho máy gieo từng hạt được thiết kế với người vận hành ngồi trên máy.
Kích thước tính bằng milimét
|
|
a) Hình chiếu (bên) cạnh |
b) Hình phối cảnh |
c) Hình chiếu đứng
Hình 5 – Vùng để trống
5. Kiểm tra các yêu cầu an toàn và/hay biện pháp bảo vệ
Xem Bảng 1.
Bảng 1 – Liệt kê các yêu cầu an toàn và/hay biện pháp bảo vệ và cách kiểm tra
Điều/mục |
Kiểm tra |
||
Xem xét |
Đo |
Quy trình/tham khảo |
|
4.2.1 b) |
X |
X |
— |
4.3.1 |
— |
X |
Chiều cao 4 m phải được đo khi máy đứng trên đất nằm ngang, phẳng |
4.3.3.1 |
X |
— |
— |
4.4.1 |
X |
— |
— |
4.4.2 |
X |
X |
— |
4.5.1.1 |
— |
X |
— |
4.5.1.2 |
X |
— |
— |
4.5.1.3 |
X |
X |
— |
4.7 |
X |
— |
— |
4.8 |
X |
— |
— |
4.9 |
X |
X |
— |
6. Thông tin về sử dụng
6.1. Sổ tay vận hành
Sổ tay vận hành phải phù hợp với TCVN 6818-1 (ISO 4254-1); 8.1.3 và những thông tin sau đây cần đưa vào nếu thích hợp:
a) nguy cơ do tổ hợp, liên kết hay kết nối thiết bị, nói riêng là máy làm đất (xem 4.2);
b) nguy cơ do các thành phần chuyển động trong phễu (xem 4.4);
c) không ai được đứng gần máy khi máy chuyển động (nói riêng cần chỉ rõ nguy cơ liên quan đến tiếp xúc với bộ phận rạch vết);
d) quy trình an toàn để điều chỉnh, định lượng và nạp liệu (xem 4.5.1. 4.8);
e) người vận hành cần tránh mang áo quần rộng lòng thòng có thể bị các bộ phận chuyển động cuốn vào (xem 4.3.2);
f) người vận hành phải mang thiết bị bảo hộ khi cần thiết (xem 4.8);
g) về các nguy cơ xảy ra khi tháo ra hay lắp vào các bộ phận gieo, và phải làm theo các hướng dẫn khi xử lý chúng (xem 4.6);
h) sự cần thiết sử dụng TTCS có lắp che chắn trong tình trạng tốt (xem 4.6):
i) các điều kiện sử dụng phòng ngừa tắc kẹt xảy ra (như là tránh dùng hạt giống ẩm ướt);
j) nguy cơ liên quan đến khắc phục tắc kẹt (như là tắc kẹt tại các dao cày do hạ máy xuống đất không đúng cách) và các quy trình cần tuân theo (xem 4.4);
k) sự nguy hiểm tiếp xúc không chủ định với các đường điện trên đầu có thể xảy ra trong vận hành, ví dụ do đất không bằng phẳng hay do sử dụng các thành phần quay hay chuyển động (xem 4.3.1);
l) sự cần thiết phải kiểm tra để các quy trình không khóa không làm cho các bộ phận quay và chuyển động rơi xuống ngoài sự kiểm soát (xem 4.3.3);
m) những cụm gieo hạt lắp phía ngoài của máy trong trường hợp các cụm gieo hạt thay thế được (xem 4.6);
n) hướng dẫn liên quan đến sử dụng cơ cấu kết nối tự động và bán tự động, nếu có (xem 4.9);
o) sự cần thiết tuân theo các lời khuyên liên quan đến mang vác thủ công tải trọng lớn và/hay sự cần thiết tuân thủ đúng quy trình mang vác và nâng các bao (xem 4.5);
p) không ai được bước lên máy trong khi máy đang làm việc;
q) tải trọng có thể ảnh hưởng tới khả năng cơ động của máy kéo và nếu sự cân bằng của máy bị ảnh hưởng khi một phần không có tải, thì cần phải lưu ý (xem Phụ lục C, trong đó có cho khuyến cáo phép tính để bảo đảm độ ổn định của tổ hợp máy kéo/máy gieo hạt).
6.2. Các ký hiệu an toàn và thông báo
Các ký hiệu an toàn và thông báo phải phù hợp với TCVN 6818-1 (ISO 4254-1); 8.2 nói riêng, các ký hiệu an toàn phải có các hình vẽ lưu ý đến
– nguy cơ treo máy hay cưỡi lên máy khi máy đang di chuyển;
– nguy cơ liên quan tới các phần chuyển động và phân phối;
– nguy cơ do cơ cấu cấp hạt giống quay kiểu xoắn và khuấy trộn trong phễu;
– nguy cơ chạm vào các đường điện đối với máy cao quá 4 m khi nâng lên trong bất cứ trạng thái vận hành nào.
PHỤ LỤC A
(Tham khảo)
DANH MỤC CÁC NGUY CƠ ĐÁNG KỂ
Bảng A.1 quy định các nguy cơ, các tình huống nguy hiểm và những sự kiện nguy hiểm đã được xác định là đáng kể đối với các kiểu máy đề cập đến trong tiêu chuẩn này và cần có những tác động đặc biệt của người thiết kế cũng như nhà chế tạo nhằm hạn chế hay giảm bớt nguy cơ.
Bảng A.1 – Danh mục các nguy cơ đáng kể
N0 a |
Nguy cơ |
Tình huống/sự kiện nguy hiểm |
Điều/mục của TCVN 6818-1:2010 |
Điều/mục của TCVN 6818-9:2010 |
||
A.1 |
Nguy cơ cơ học |
|||||
A.1.1 |
Nguy cơ nghiền nát |
– Các thành phần quay và chuyển động |
4.5.1.2, 4.14, 5.1.4 |
4.3; 6 |
||
|
|
– Nắp phễu |
|
4.4; 6 |
||
|
|
– Hệ thống định lượng |
|
4.8; 6 |
||
|
|
– Nối ghép |
|
4.9; 6 |
||
A.1.2 |
Nguy cơ cắt |
– Các thành phần quay và chuyển động |
4.8, 5.1.4 |
4.3; 6 |
||
|
|
– Nắp phễu |
|
4.4; 6 |
||
A1.3 |
Nguy cơ cắt hay cắt rời |
– Các thành phần quay và chuyển động |
4.1, 4.5.1.2, 4.14 |
4.3; 6 |
||
|
|
– Nắp phễu |
|
4.4; 6 |
||
A.1.4 |
Nguy cơ vướng vào |
– Nắp phễu – Quạt |
4.1, 4.14 |
4.4; 6 4.7; 6 |
||
A.1.5 |
Nguy cơ lôi cuốn vào hay kẹo |
– Quạt |
— |
4,7; 6 |
||
A.1.6 |
Nguy cơ va đập |
– Nắp phễu – Ghép nối |
4.1, 4.8, 4.14 |
4.4; 6 4.9; 6 |
||
A.1.9 |
Nguy cơ chất lỏng cao áp phun ra hay nguy cơ văng ra |
– Các ống có áp suất bị hỏng |
4.10 |
— |
||
A.2 |
Nguy cơ điện |
|||||
A.2.2 |
Người chạm phải các bộ phận sẽ có điện khi hư hỏng (tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp) |
– Đường điện trên đầu |
— |
4.3.1; 6 |
||
A.4 |
Nguy cơ do tiếng ồn |
|||||
A.4.1 |
Điếc, các rối loạn sinh lý khác (như mất thăng bằng, mất nhận thức) |
– Tiếng ồn |
4.2, Phụ lục B |
4.10 |
||
A.5 |
Nguy cơ do vật liệu và các vật thể gây nên |
|||||
A.5.1 |
Nguy cơ do tiếp xúc với hay hít phải chất lỏng, khí, sương mù, khói và bụi độc |
– Nhiên liệu – Các chất lỏng làm việc – Hạt giống |
4.12, 5.4, 8.1 |
6 6 6 |
||
A.6. |
Nguy cơ do không tuân thủ các nguyên tắc lao động học (công thái học) trong thiết kế máy |
|||||
A.6.1 |
Tư thế có hại cho sức khỏe hay cố gắng quá sức |
– Các bộ phận điều khiển – Tiếp cận để tiếp liệu và phễu – Ghép nối máy |
4.4 |
4.2; 6 4.5; 6 4.9; 6 |
||
A.6.2 |
Không lưu ý thích đáng đến giải phẫu học cánh tay hay cẳng chân |
– Các bộ phận điều khiển – Tiếp cận để tiếp liệu – Ghép nối máy |
4.4 |
4.2; 6 4.5; 6 4.9; 6 |
||
A.6.7 |
Kết cấu, vị trí hoặc chỉ định của sổ tay vận hành không thích đáng |
– Các bộ phận điều khiển |
4.4 |
4.2; 6 |
||
A.13 |
Lắp ráp sai |
– Các cơ cấu gieo hạt |
— |
4.6; 6 |
||
A.15 |
Vật thể bắn ra |
– Quạt |
4.10 |
4.7; 6 |
||
A.16 |
Máy mất ổn định/lật nhào |
– Mất tính ổn định |
5.2.1, 6.2.1 |
— |
||
A.17 |
Người bị trượt, kẹt, ngã (liên quan đến máy) |
– Tiếp cận để tiếp liệu |
— |
4.5; 6 |
||
Nguy cơ bổ sung, tình huống nguy hiểm và hiện tượng nguy hiểm do cơ động |
||||||
A.18 |
Liên quan với chức năng di chuyển |
|||||
A.18.1 |
Di chuyển khi khởi động động cơ |
– Các thành phần quay và chuyển động |
5.1.8 |
— |
||
A.18.3 |
Di chuyển khi chưa phải mọi thành phần đã ở vị trí an toàn |
– Các thành phần quay và chuyển động |
|
4.3; 6 |
||
A.20 |
Do hệ thống điều khiển |
|||||
A.20.1 |
Bố trí các bộ phận điều khiển bằng tay và cách thao tác không thích hợp |
– Các bộ phận điều khiển – Các thành phần quay và chuyển động |
4.4 |
4.2; 6 4.3; 6 |
||
A.22 |
Do nguồn công suất và truyền động công suất |
|||||
A.22.2 |
Nguy cơ từ truyền động công suất |
– Truyền công suất |
— |
— |
||
A.22.3 |
Nguy cơ do móc nối máy |
– Lắp nối máy |
5.2.1, 6.3 |
4.9; 6 |
||
a Tham khảo TCVN 6818-1 (ISO 4254-1). Bảng A.1. |
|
|
||||
PHỤ LỤC B
(tham khảo)
THÍ DỤ VỀ MÁY GIEO HẠT (GIỐNG)
Hình B.1 – Máy gieo hạt cơ khí
Hình B.2 – Máy gieo hạt khí nén
Hình B.3 – Máy gieo từng hạt (giống)
PHỤ LỤC C
(tham khảo)
SỰ ỔN ĐỊNH CỦA TỔ HỢP MÁY KÉO MÁY – MÁY GIEO HẠT
Phụ lục này liên quan với 6.1q) trong đó có yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến khả năng mất ổn định của máy kéo do nối ghép với máy gieo hạt.
Dưới đây là những khuyến cáo cho nhà chế tạo để cung cấp thông tin đầy đủ và thích hợp.
Thí dụ dẫn ra cho một máy gieo hạt treo trên máy kéo.
Do khối lượng bản thân máy và vật liệu chứa trong phễu, tổ hợp máy kéo máy gieo hạt có thể trở nên mất ổn định. Để kiểm tra độ ổn định tổng thể có thể áp dụng biểu thức sau đây để tính đối trọng tối thiểu phía trước, IF min, tính bằng kilogam: cho phép có thể chất tải lên cầu trước bằng 20 % của khối lượng máy kéo không tải.
Xem Hình C.1
CHÚ THÍCH: Công cụ treo sau và tổ hợp treo trước/sau đã được lưu ý cho phép tính này
CHÚ DẪN
TE [kg] khối lượng máy kéo không tải, kga;
TF [kg] tải trọng cầu trước của máy kéo không tải, kga;
TR [kg] tải trọng cầu sau của máy kéo không tải, kgb;
IF [kg] khối lượng tổng hợp của công cụ treo trước/đối trọng trước, kgb;
IR [kg] khối lượng tổng hợp của công cụ treo sau/đối trọng trước, kgb;
a [m] khoảng cách từ trọng tâm tổ hợp công cụ treo trước/đối trọng trước đến tâm trục trướcb,c
b [m] chiều dài cơ sở của bánh xe máy kéo, ma,c;
c [m] khoảng cách từ tâm trục sau đến tâm khớp nối dưới, ma,c;
d [m] khoảng cách từ tâm khớp nối dưới đến trọng tâm tổ hợp công cụ treo sau/đối trọng sau, mb;
a Xem sổ tay hướng dẫn của máy kéo
b Xem catalo và/hay sổ tay hướng dẫn của công cụ
c Cần đo
Hình C.1 – Thí dụ về hướng dẫn ổn định cho tổ hợp máy kéo – máy gieo hạt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 7383-2 (ISO 12100-2), An toàn máy – Luận điểm cơ sở, nguyên tắc chung về thiết kế – Phần 2: Nguyên tắc kỹ thuật.
[2] ISO/TR 11688-2:1998, Âm học – Khuyến cáo thực hành thiết kế máy và thiết bị tiếng ồn thấp – Phần 2: Mở đầu về vật lý và thiết kế tiếng ồn thấp.