Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7091:2002

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN7091:2002
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 31/12/2002
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7091:2002 về Giấy cuốn điếu thuốc lá


TCVN 7091:2002

GIẤY CUỐN ĐIẾU THUỐC LÁ

Cigarette paper

 

Lời nói đầu

TCVN 7091:2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC126 Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

GIẤY CUỐN ĐIẾU THUỐC LÁ

Cigarette paper

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho giấy cuốn điếu thuốc lá.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 1862-1:2000 Giấy và cactông. Xác định độ bền kéo. Phương pháp tải trọng không đổi.

TCVN 1862-2:2000 Giấy và cactông. Xác định độ bền kéo. Phương pháp tốc độ giãn dài không đổi.

TCVN 1864:2001 (ISO 2144:1997) Giấy, cactông và bột giấy. Xác định độ tro sau khi nung tại nhiệt độ 900oC.

TCVN 1865:2000 Giấy, cactông và bột giấy. Xác định độ trắng ISO (Hệ số phản xạ khuếch tán xanh).

TCVN 1867:2001 Giấy và cactông. Xác định độ ẩm. Phương pháp sấy khô.

TCVN 3229:2000 Giấy. Xác định độ bền xé. Phương pháp Elmendorf.

TCVN 3649:2000 Giấy và cactông. Lấy mẫu để kiểm tra chất lượng trung bình.

TCVN 3652:2000 Giấy và cactông. Xác định độ dày và tỷ trọng.

TCVN 6728:2000 Giấy và cactông. Xác định độ đục. Phương pháp phản xạ khuếch tán.

TCVN 6946:2001 (ISO 2965:1997). Các phụ liệu dùng làm giấy cuốn điếu thuốc lá, giấy cuốn đầu lọc và giấy ghép đầu lọc gồm cả vật liệu có vùng thấu khí định hướng – Xác định độ thấu khí.

3. Yêu cầu kỹ thuật

Yêu cầu lý hóa đối với giấy cuốn điếu, được quy định trong bảng 1.

Bảng 1 Các chỉ tiêu lý hóa của giấy cuốn điếu

Tên chỉ tiêu

Mức

1. Định lượng, g/m2, không nhỏ hơn

24,0

2. Độ thấu khí, cm3/(min.cm2) tại 1 KPa, không nhỏ hơn

30,0

3. Độ đục, %, không nhỏ hơn

71,0

4. Độ trắng, %, không nhỏ hơn

87,0

5. Độ bền cơ

Độ bền kéo, cN/mm, không nhỏ hơn

Độ bền xé, cN x 4

 

100

40

6. Độ tro, tính theo CaCO3, %, không lớn hơn

30,0

7. Độ dày, µm

40 ± 3

8. Tốc độ cháy, s/15 mm

50 ± 10

9. Độ ẩm, %

6,0 ± 1,0

4. Phương pháp thử

4.1. Lấy mẫu, theo TCVN 3649:2000.

4.2. Định lượng, theo TCVN 3652:2000.

4.3. Xác định độ thấu khí, theo TCVN 6946:2001 (ISO 2965:1997).

4.4. Xác định độ trắng, theo TCVN 1865:2000.

4.5. Xác định độ đục, theo TCVN 6728:2000.

4.6. Xác định độ bền kéo, theo TCVN 1862 – 1:2000 hoặc TCVN 1862 – 2:2000.

4.7. Xác định độ ẩm, theo TCVN 1867:2001.

4.8. Xác định độ bền xé, theo TCVN 3229:2000.

4.9. Xác định độ tro, theo TCVN 1864:2001 (ISO 2144:1997).

4.10. Xác định độ dày, theo TCVN 3652:2000.

4.11. Xác định tốc độ cháy

4.11.1 Dụng cụ

Đinh kim bằng thép, đường kính 2,5 mm;

Kẹp giấy;

Hộp thử bằng vật liệu trong suốt có kích thước: dài 500 mm x rộng 400 mm x cao 300 mm. Mặt trước của hộp có lỗ với đường kính 120 mm, tâm của lỗ cách mặt phải và mặt trên của hộp 120 mm. Mặt trên của hộp có một lỗ nhỏ với đường kính 25 mm, tâm lỗ cách mặt trái của hộp 120 mm và cách mặt trước 200 mm. Trên điểm giữa của đáy hộp có một giá đỡ thẳng đứng để giữ cuộn giấy đã kẹp. Hộp được đặt trong tủ hốt. Trong khi thử nghiệm không được để dòng khí thổi vào. Tủ hốt có thể bật lên giữa các lần thử để rút bớt khói (Xem hình 1);

Đồng hồ bấm giây.

4.11.2. Cách tiến hành

4.11.2.1. Chuẩn bị mẫu thử

Lấy mẫu theo 4.1 và bảo ôn ở độ ẩm tương đối 60% + 3% và nhiệt độ 21oC + 1oC trong 48 giờ.

Lấy một tờ giấy cuốn và cắt một đoạn dài 60 mm. Bôi keo lên một mép giấy. Trên mặt giấy không bôi keo, kẻ đường thẳng đầu tiên dọc theo tờ giấy cách mép giấy 5 mm, kẻ đường thẳng thứ hai song song và cách đường thứ nhất 15 mm (Xem hình 2).

Chú ý Cẩn thận khi bôi keo vì đôi khi khó nhận ra được mặt nhám và mặt trơn của giấy, bôi keo lên mặt nhám và dùng bút chì kẻ hai đường thẳng trên mặt trơn, khi đó mặt ngoài của cuộn giấy là mặt trơn có đường kẻ chì.

Tạo thành cuộn nhỏ bằng cách cuộn tờ giấy chặt quanh đinh kim với đường kẻ bên ngoài. Tất cả các tờ giấy được quấn tròn với độ chặt như nhau. Rút cuộn giấy ra khỏi kim và giữ chặt nó bằng kẹp giấy tại đầu bôi keo. Đảm bảo sao cho cuộn giấy không bị bung ra khi rút ra khỏi kim, phần bôi keo được phép nhô ra ngoài kim từ 3 mm đến 4 mm để cuộn giấy có thể được kẹp trước khi rút ra khỏi kim.

4.11.2.2. Tiến hành thử

Đặt kẹp giấy đang giữ cuộn giấy vào giá để trong hộp. Cuộn giấy để nằm ngang và được giữ chặt trong đó. Đốt đầu cuộn bằng đầu đốt không ngọn lửa (đầu đốt điện).

Ghi thời gian cháy bằng giây tính từ khi cuộn giấy cháy tại đường kẻ đầu tiên (5 mm) cho đến đường kẻ thứ hai (20 mm).

Lặp lại mỗi mẫu 10 lần.

4.11.2.3. Tính kết quả

Lấy kết quả là trung bình của 10 lần thử.

Kích thước tính bằng milimet

Hình 1 Hộp thử

 

Hình 2 – Chuẩn bị mẫu thử

5. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

5.1. Ghi nhãn: Theo quy định hiện hành.

5.2. Bao gói: Các cuộn giấy cuốn điếu được bọc trong giấy PE đựng trong thùng cactông 5 lớp hoặc trong bao bì chuyên dụng.

5.3. Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển sản phẩm giấy cuốn điếu phải sạch, khô, không có mùi lạ, có mui che, không vận chuyển chung với các sản phẩm khác. Khi bốc dỡ phải nhẹ nhàng, tránh làm hư hỏng sản phẩm.

5.4. Bảo quản: Sản phẩm phải được bảo quản nơi riêng biệt, khô, sạch, không có mùi lạ, phải được đặt trên các kệ, bục, cách mặt nền 20 cm, cách tường 50 cm trong điều kiện nhiệt độ không lớn hơn 27oC và độ ẩm tương đối không lớn hơn 70%.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *