Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7092:2002

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN7092:2002
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 31/12/2002
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7092:2002 về Thuốc lá lá đã qua chế biến tách cọng


TCVN 7092:2002

THUỐC LÁ LÁ ĐÃ QUA CHẾ BIẾN TÁCH CỌNG

Threshed tobacco

 

Lời nói đầu

TCVN 7092:2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC126 Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

THUỐC LÁ LÁ ĐÃ QUA CHẾ BIẾN TÁCH CỌNG

Threshed tobacco

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại thuốc lá lá vàng sấy, vàng phơi, nâu phơi và burley đã qua chế biến tách cọng.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 5080:2002 (ISO 4874:2000) Thuốc lá Lấy mẫu thuốc lá nguyên liệu Nguyên tắc chung.

TCVN 6683:2000 (ISO 12194:1995) Thuốc lá nguyên liệu Xác định kích cỡ mảnh lá.

TCVN 5081 – 1:2002 (ISO 6488-1:1997) Thuốc lá Xác định hàm lượng nước Phần 1: Phương pháp Karl Fischer.

TCVN 7097:2002 (ISO 12195:1995) Thuốc lá lá đã qua chế biến Xác định hàm lượng cọng còn sót lại.

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa sau đây:

3.1. Thuốc lá lá đã qua chế biến tách cọng (Threshed leaf tobacco) Thuốc lá lá thu được sau khi đã tách cọng và sấy lại.

3.2. Mảnh lá (Lamina): Phần lá nằm giữa các gân của lá thuốc.

3.3. Các mảnh đã tách cọng (Strips): Các mảnh lá đã được tách cọng bằng cách đập hoặc tước.

3.4. Cọng (Stem): Gân chính của lá thuốc.

3.5. Tạp vật (Foreign matters): Vật lạ không có nguồn gốc từ thuốc lá (mảnh kim loại, nylon, đá, sỏi, lá cây cỏ….).

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Yêu cầu về cảm quan:

Màu sắc: Đặc trưng cho từng loại sản phẩm.

Mùi: Đặc trưng cho từng loại sản phẩm.

Vị: Đặc trưng cho từng loại sản phẩm.

4.2. Yêu cầu về lý hóa

Yêu cầu về lý hóa của thuốc lá lá đã qua chế biến tách cọng được quy định trong bảng 1.

Bảng 1 Các chỉ tiêu lý hóa của thuốc lá lá đã qua chế biến tách cọng

Tên chỉ tiêu

Mức

Hạng A

Hạng B

1. Tỷ lệ kích thước mảnh lá trong thành phẩm

≥ 2,54 cm (1”), không nhỏ hơn

≥ 1,27 cm (1/2”), không nhỏ hơn

≥ 0,64 cm (1/4”), không nhỏ hơn

≥ 0,32 cm (1/8”), không nhỏ hơn

< 0,32 cm (1/8”), không lớn hơn

 

65 %

80%

97%

98%

2 %

 

60%

80%

96%

97%

3%

2. Tỷ lệ cọng trong thành phẩm

Đường kính cọng > 2,38 mm, không lớn hơn

Đường kính cọng từ 1,5 mm đến 2,38 mm, không lớn hơn

 

0,5 %

2,5 %

 

1,2%

4,8%

3. Độ ẩm

– Vàng sấy

– Burley và nâu phơi

 

12,5 % ± 0,5 %

13,0 % ± 0,5 %

4. Tạp vật

Không phát hiện được bằng mắt thường

5. Nấm mốc và sâu mọt

Không cho phép

5. Phương pháp thử

5.1. Lấy mẫu, theo TCVN 5080:2002 (ISO 4874:2000).

5.2. Xác định kích cỡ mảnh lá, theo TCVN 6683:2000 (ISO 12194:1995).

5.3. Xác định tỷ lệ cọng, theo TCVN 7097:2002 (ISO 12195:1995).

5.4. Xác định độ ẩm, theo TCVN 7093-1:2002 (ISO 6488-1:2000) hoặc dùng máy đo chuyên dụng.

5.5. Xác định tạp vật

Cân khoảng 3 kg mẫu, xác định số tạp vật có mặt trong phần mẫu thử.

5.6. Xác định nấm mốc và sâu mọt

Kiểm tra tình trạng sâu mọt và nấm mốc bên ngoài của kiện, sau đó mở kiện để đánh giá tình trạng bên trong kiện. Có thể dùng bẫy sâu mọt thuốc lá (Beetle trap) để đánh giá thực trạng.

6. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

6.1. Ghi nhãn: Trên nhãn cần có các thông tin sau:

Vùng nguyên liệu;

Chủng loại;

Cấp;

Vụ, mùa;

Dạng chế biến;

Khối lượng tịnh;

Độ ẩm;

Ngày sản xuất;

Tên cơ sở sản xuất.

6.2. Bao gói

Thuốc lá lá đã qua chế biến tách cọng được đóng thành kiện đựng trong thùng cactông 5 lớp, mặt trên và đáy thùng được lót giấy chống ẩm.

6.3. Vận chuyển

Phương tiện vận chuyển thuốc lá lá đã qua chế biến tách cọng phải sạch, khô, không có mùi lạ, có mui che, không vận chuyển chung với các sản phẩm khác. Khi bốc dỡ phải nhẹ nhàng, tránh làm hư hỏng sản phẩm.

6.4. Bảo quản

Thuốc lá lá đã qua chế biến tách cọng được bảo quản nơi khô, sạch, không có mùi lạ. Các kiện thuốc phải được đặt trên các kệ, bục, cách mặt nền 20 cm, cách tường ít nhất là 50 cm.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Austria Tabak – Leaf processing instructionbook.

[2] Gallaher limited – Leaf processing introductions 2001 (England).

[3] British American Tobacco – Quality control method for green leaf processing.

[4] Số liệu của Công ty Nguyên liệu Thuốc lá Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *