Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7547:2005

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN7547:2005
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 17/02/2006
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7547:2005 về Phương tiện bảo vệ cá nhân – Phân loại


TCVN 7547:2005

PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN – PHÂN LOẠI

Personal protective equipment – Classification

 

Lời nói đầu

TCVN 7547: 2005 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 94 Phương tiện bảo vệ cá nhân biên soạn trên cơ sở dự thảo đề nghị của Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN – PHÂN LOẠI

Personal protective equipment – Classification

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu chung và phân loại phương tiện bảo vệ cá nhân.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Phương tiện bảo vệ cá nhân (personal protective equipment)

Các dụng cụ, trang bị mà người lao động phải sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, tổ chức, kỹ thuật an toàn và kỹ thuật vệ sinh chưa loại trừ được hoặc làm giảm đến mức cho phép.

3. Yêu cầu chung

3.1. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đáp ứng yêu cầu về tính chất bảo vệ: ngăn chặn hoặc làm giảm đến mức cho phép các tác động của yếu tố nguy hiểm và có hại.

3.2. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đáp ứng yêu cầu về tính chất vệ sinh: không độc, không gây khó chịu và không cản trở đến chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể người.

3.3. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đáp ứng yêu cầu về tính chất sử dụng: nhẹ nhàng, thuận lợi, ít gây cản trở đến khả năng lao động, phù hợp với tập quán, thói quen của người sử dụng, bền và dễ bảo quản.

3.4. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đáp ứng yêu cầu về tính chất thẩm mỹ: phù hợp với thị hiếu người dùng.

3.5. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đáp ứng yêu cầu về tính kinh tế – xã hội: phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện tại.

4. Phân loại

4.1. Phương tiện bảo vệ đầu

– Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân xây dựng (mũ thợ xây dựng và một số ngành nghề khác);

– Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân hầm lò (mũ thợ lò);

– Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân luyện kim (mũ thợ luyện kim);

– Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân hóa chất;

– Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân điện (mũ thợ điện);

– Mũ chống cháy;

– Mũ chống nóng;

– Mũ chống lạnh;

– Mũ chống bụi và mũ vải lao động phổ thông;

– Mũ vải bao tóc;

– Mũ vải vệ sinh;

– Mũ, nón lá chống mưa nắng;

4.2. Phương tiện bảo vệ mắt, mặt

– Kính chống các vật văng, bắn;

– Kính chống bức xạ hồng ngoại;

– Kính chống bức xạ tử ngoại;

– Kính hàn điện;

– Kính hàn hơi;

– Kính nhìn lò;

– Kính chống tia Rơnghen, phóng xạ;

– Kính chống tia laze;

– Kính chống trường điện từ;

– Tấm chắn chống các vật văng, bắn;

– Mặt nạ hàn;

– Tấm chắn chống axít, kiềm;

– Khăn choàng.

4.3. Phương tiện bảo vệ cơ quan thính giác

– Nút tai chống ồn;

– Bịt tai chống ồn;

– Tổ hợp mũ và bịt tai chống ồn.

4.4. Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp

– Khẩu trang lọc bụi;

– Khẩu trang lọc hơi, khí độc;

– Bán mặt nạ lọc bụi;

– Bán mặt nạ lọc hơi, khí axít và hóa chất vô cơ [axít xianic (HCN), oxít nitơ (NO), lưu huỳnh đioxít (SO2), clo (Cl2)……];

– Bán mặt nạ lọc hơi khí hóa chất hữu cơ (benzen, toluen….);

– Bán mặt nạ lọc khí amoniac (NH3);

– Bán mặt nạ lọc khí cacbon oxít (CO);

– Bán mặt nạ lọc hơi thủy ngân (Hg);

– Bán mặt nạ lọc bụi và hơi khí kim loại nặng và hợp chất của chúng [asen (As), asin (AsH3)….];

– Bán mặt nạ lọc bụi và hơi khí độc;

– Bán mặt nạ chống bụi phóng xạ;

– Mặt nạ lọc hơi khí axít và các hóa chất vô cơ [axít xianic (HCN), oxít nitơ (NO)…..];

– Mặt nạ lọc hơi khí hóa chất hữu cơ ( benzen, toluen….);

– Mặt nạ lọc khí Amoniac (NH3);

– Mặt nạ lọc khí cacbon oxít (CO);

– Mặt nạ lọc hơi thủy ngân (Hg);

– Mặt nạ lọc bụi và hơi khí kim loại nặng và hợp chất của chúng [asen (As), asin (AsH3)…….];

– Mặt nạ lọc bụi và hơi khí độc;

– Mặt nạ lọc bụi phóng xạ;

– Mặt nạ chống hơi, khí, bụi độc và chống thiếu oxy;

– Mặt trùm chống hơi, khí, bụi độc và chống thiếu oxy.

4.5. Phương tiện bảo vệ thân thể

– Quần áo lao động phổ thông;

– Quần áo chống lạnh;

– Quần áo chống nóng;

– Quần áo chống cháy;

– Tổ hợp quần áo chống cháy;

– Quần áo chống điện từ trường;

– Quần áo chống tia Rơnghen và phóng xạ;

– Tổ hợp quần áo chống tia Rơnghen và phóng xạ;

– Tổ hợp quần áo chống áp suất thấp (quần áo vũ trụ…..);

– Tổ hợp quần áo chống áp suất cao (quần áo thợ lặn…..);

– Quần áo chống bụi;

– Quần áo chống axít, kiềm;

– Quần áo chống các dung môi hữu cơ;

– Quần áo chống xăng, dầu, mỡ;

– Quần áo chống nước;

– Quần áo cách ly;

– Quần áo vệ sinh (quần áo vải trắng,…..);

– Quần áo chống vi sinh vật, côn trùng;

– Áo mưa (vải bạt, nilon….);

– Áo blu;

– Quần yếm;

– Yếm chống chấn thương cơ học;

– Yếm chống tia Rơnghen và phóng xạ;

– Yếm chống axít, kiềm;

– Tạp dề chống nước;

– Đệm bụng;

– Đệm vai;

– Đệm lưng;

– Nịt bụng.

4.6. Phương tiện bảo vệ tay

– Găng tay lao động phổ thông;

– Găng tay chống đâm thủng, cứa rách;

– Găng tay chống rung;

– Găng tay chống nóng;

– Găng tay chống cháy;

– Găng tay thợ hàn;

– Găng tay chống lạnh;

– Găng tay chống điện từ trường;

– Găng tay cách điện;

– Găng tay chống tia Rơnghen và phóng xạ;

– Găng tay chống axít, kiềm;

– Găng tay chống các dung môi hữu cơ;

– Găng tay chống xăng, dầu, mỡ;

– Găng tay cao su chống nước và hóa chất;

– Bao ngón tay;

– Bao lòng bàn tay;

– Bao cánh tay;

– Đệm khuỷu tay.

4.7. Phương tiện bảo vệ chân

– Giầy lao động phổ thông;

– Giầy đi rừng cao cổ;

– Giầy chống va đập;

– Giầy chống đâm thủng, cứa rách;

– Giầy chống va đập, đâm thủng, cứa rách;

– Giầy chống trơn trượt;

– Giầy chống rung;

– Giầy chống nóng;

– Giầy chống cháy;

– Giầy chống lạnh;

– Giầy da thợ hàn;

– Giầy chống tia Rơnghen và phóng xạ;

– Giầy chống tĩnh điện;

– Giầy chống xăng, dầu, mỡ (giầy da, giầy vải…..chống xăng, dầu, mỡ);

– Giầy chống dung môi hữu cơ;

– Giầy chống axít, kiềm;

– Dép nhựa có quai hậu;

– Ủng cao su chống nước bẩn và hóa chất;

– Ủng chống tia Rơnghen và phóng xạ;

– Ủng cách điện;

– Ủng chống axít, kiềm;

– Ủng chống các dung môi hữu cơ;

– Tất chống vắt;

– Xà cạp;

– Đệm đầu gối.

4.8. Các phương tiện bảo vệ cá nhân khác

– Dây an toàn chống ngã cao (dây an toàn cho thợ điện, thợ xây dựng…..);

– Dây leo núi;

– Phao cứu sinh;

– Thảm cách điện;

– Dụng cụ cầm tay cách ly (kìm cách điện, sào cách điện…..);

– Khăn quàng chống lạnh;

– Kem bảo vệ da.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *