Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7981-2:2008

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN7981-2:2008
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7981-2:2008 (ISO/TS 17369 – 2 : 2005) về Trao đổi siêu dữ liệu và dữ liệu thống kê – Phần 2: Mô hình thông tin: Thiết kế khái niệm UML


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7981 – 2 : 2008

ISO/TS 17369 – 2 : 2005

TRAO ĐỔI SIÊU DỮ LIỆU VÀ DỮ LIỆU THỐNG KÊ – PHẦN 2: MÔ HÌNH THÔNG TIN: THIẾT KẾ KHÁI NIỆM UML

Statistical data and metadata exchange – Section 2: Information model: UML definition design

Lời nói đầu

TCVN 7981 – 2 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO/TS 17369 – 2 : 2005

TCVN 7981 – 2 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 154 “Quá trình, các yếu tố dữ liệu và tài liệu trong thương mại, công nghiệp và hành chính” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 7981; Trao đổi siêu dữ liệu và dữ liệu thống kê gồm các phần sau:

– TCVN 7981-1 : 2008 (ISO/TS 17369 – 1 : 2005); Phần 1: Khung tổng quát về các tiêu chuẩn SDMX.

– TCVN 7981-2 : 2008 (ISO/TS 17369 – 2: 2005); Phần 2: Mô hình thông tin – Thiết kế khái niệm UML.

Bộ tiêu chuẩn ISO/TS 17369 :2005 còn các phần sau:

– ISO/TS 17369 : 2005 Section 3: SDMX-ML schema and documentation (Tài liệu và lược đồ SDMX-ML).

– ISO/TS 17369 : 2005 Section 4: SDMX-EDI syntax and documentation (Tài liệu và cú pháp SDMX-EDI).

– ISO/TS 17369 : 2005 Section 5: An implementer’s guide for SDMX (Hướng dẫn người thực thi SDMX).

– ISO/TS 17369 : 2005 Section 6: SDMX guideline for use of web services (Hướng dẫn sử dụng các dịch vụ web trong SDMX).

 

TRAO ĐỔI SIÊU DỮ LIỆU VÀ DỮ LIỆU THỐNG KÊ – PHẦN 2: MÔ HÌNH THÔNG TIN: THIẾT KẾ KHÁI NIỆM UML

Statistical data and metadata exchange – Section 2: Information model: UML definition design

1. Tổng quan

Tiêu chuẩn tham khảo này đưa ra quan điểm chi tiết về mô hình thông tin, làm cơ sở cho các đặc tả SDMX. Các ký hiệu UML hoặc khái niệm về tập khóa có thể tham khảo trong phụ lục của tiêu chuẩn này như bài tập mở đầu.

1.1. Tài liệu liên quan

Các tài liệu liên quan đến mô hình thông tin SDMX:

MÔ HÌNH THÔNG TIN SDMX: THIẾT KẾ KHÁI NIỆM UML (tiêu chuẩn này)

Tiêu chuẩn này bao gồm định nghĩa đầy đủ về mô hình thông tin, ngoại trừ các giao diện sổ đăng ký. Tiêu chuẩn này giúp các nhà chuyên môn hiểu đầy đủ phạm vi của các tiêu chuẩn kỹ thuật SDMX theo một dạng trung tính về cú pháp.

ĐẶC TẢ SỔ ĐĂNG KÝ SDMX: CÁC GIAO DIỆN LOGIC

Tài liệu này cung cấp đặc tả logic cho các giao diện sổ đăng ký, bao gồm đặt hàng/thông báo, đăng ký/đệ trình dữ liệu, siêu dữ liệu và truy vấn.

HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI THỰC HIỆN SDMX

Tài liệu này giải thích các cấu trúc trong mô hình ở dạng sơ đồ bậc cao và ánh xạ các sơ đồ này sang các sơ đồ lớp trong mô hình. Ngoài ra, nó còn đưa ra các ví dụ về cấu trúc đã hoạt động. Tài liệu này giúp các nhà chuyên môn hiểu tổng thể các cấu trúc mô hình theo dạng không chính thức và đầy đủ bằng mô hình được đưa ra trong tiêu chuẩn về thiết kế khái niệm UML.

1.2. Kỹ thuật mô hình hóa và chú thích bằng sơ đồ

Kỹ thuật mô hình hóa được sử dụng cho mô hình thông tin (SDMX-IM) là ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (Unified Modelling Language – UML). Khái quát về các kết cấu UML sử dụng trong SDMX-IM được đưa ra trong phụ lục “Hướng dẫn UML trong mô hình thông tin SDMX”

Việc lập sơ đồ UML cho phép thể hiện một lớp có hoặc không có các ngăn ô đối với cả thuộc tính và thao tác hoặc chỉ đối với thuộc tính hoặc thao tác (đôi khi được gọi là các phương pháp). Trong tiêu chuẩn này ngăn ô các thao tác không được thể hiện vì không có thao tác nào hoặc.

Hình 1 Lớp cùng với các thao tác bị bỏ qua

Trong một vài sơ đồ đối với lớp, ngăn ô thuộc tính bị bỏ thông qua mặc dù có một số thuộc tính. Điều này được xem xét và thực hiện giúp sơ đồ rõ ràng hơn. Các quy tắc được sử dụng:

• Các thuộc tính luôn có mặt trên sơ đồ lớp, ở đây; lớp, các thuộc tính và liên kiết của lớp đó được xác định.

• Trong các sơ đồ khác, như sơ đồ kế thừa, các thuộc tính có thể bị lược bỏ khỏi lớp đó để sơ đồ rõ ràng hơn.

Hình 2 Lớp cùng với các thuộc tính bị bỏ qua

Lưu ý, trong mọi trường hợp, các thuộc tính được kế thừa từ lớp trên không được thể hiện ở lớp con.

Cấu trúc bảng sau đây được sử dụng trong định nghĩa của các lớp, thuộc tính và liên kết.

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

ClassName (tên lớp)

 

 

 

attributeName (tên thuộc tính)

 

 

associationName (tên liên kết)

 

 

+roleName (tên vai trò)

 

Nội dung trong cột “Đặc trưng” bao gồm hoặc giải thích một trong các đặc trưng sau đây của lớp đó:

• là lớp trừu tượng hoặc không. Các lớp trừu tượng được đưa ra dưới dạng phông chữ italicCourier;

• Lớp trên của lớp kế thừa này, nếu có

• Các lớp con của lớp này, nếu có

• Thuộc tính – tên thuộc tính (attributeName) được đưa ra dưới dạng phông chữ Courier ;

• Liên kết – tên liên kết (associationName) được đưa ra dưới dạng phông chữ Courier. Nếu liên kết được tạo từ liên kết giữa các lớp trên thì định dạng: /tên liên kết được đưa ra dưới dạng phông chữ Courier (/associationName );

• Vai trò – tên vai trò (+roleName) được đưa ra dưới dạng phông chữ Courier;

Cột “Mô tả” đưa ra định nghĩa hoặc giải thích ngắn gọn lớp hoặc đặc trưng đó. Tên lớp UML có thể được sử dụng trong mô tả và thể hiện dưới dạng phông bình thường cùng với các khoảng trống giữa các từ. Ví dụ lớp CodeList (danh sách mã) được viết là Code List (danh sách mã).

1.3. Chức năng tổng thể

1.3.1. Các gói mô hình thông tin

Mô hình thông tin SDMX (SDMX-IM) là siêu mô hình khái niệm được phát triển từ các thực thi cụ thể về cú pháp. Mô hình được kết cấu như một tập các gói chức năng giúp cho việc thông hiểu, tái sử dụng và duy trì mô hình đó.

Ngoài ra, để giúp cho việc thông hiểu rõ ràng, mỗi gói được xem xét theo một trong ba lớp khái niệm sau:

• Lớp cơ sở SDMX bao gồm các khối cơ bản, được sử dụng bởi lớp định nghĩa cấu trúc, lớp báo cáo và phổ biến;

• Lớp định nghĩa cấu trúc bao gồm định nghĩa các sản phẩm có cấu trúc cần thiết để hỗ trợ việc báo cáo và phổ biến dữ liệu và siêu dữ liệu;

• Lớp báo cáo và phổ biến bao gồm định nghĩa các phần chứa dữ liệu và siêu dữ liệu được sử dụng cho việc báo cáo và phổ biến.

Trong thực tế, các lớp đó không có chức năng cấu trúc hàm ẩn hoặc rõ ràng như bất kỳ gói nào có thể sử dụng mọi kết cấu trong một gói khác.

1.3.2. Phiên bản 1.0

Trong phiên bản 1.0, siêu mô hình hỗ trợ các yêu cầu đối với:

•  Định nghĩa tập khóa bao gồm Lược đồ phân loại (lĩnh vực), lược đồ khái niệm (siêu dữ liệu) và danh sách mã;

• Báo cáo và phổ biến dữ liệu và siêu dữ liệu liên quan.

SDMX-IM bao gồm một số các gói. Các gói này đóng vai trò như các ngăn ô thích hợp cho các mô hình con khác nhau trong SDMX-IM. Sơ đồ dưới đây chỉ ra các mô hình con của SDMX-IM trong phiên bản 1.0

Hình 3 Cấu trúc gói của mô hình thông tin SDMX trong phiên bản 1.0

1.3.3. Phiên bản 2.0

Phiên bản 2.0 mở rộng chức năng so với phiên bản 1.0 trong chủ yếu trong phạm vi của siêu dữ liệu, theo các cách khác nhau để xác định cấu trúc, hỗ trợ phân tích dữ liệu bằng hệ thống cùng với kiến thức về cấu trúc kiểu khối hộp như các hệ thống OLAP1. Các gói sau đâu được bổ sung trong phiên bản 2.0:

• Định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu

• Tập siêu dữ liệu

• Lược đồ mã phân cấp

• Định nghĩa khối hộp

• Cung cấp dữ liệu và siêu dữ liệu

• Phép biến đổi và thể hiện

Ngoài ra, định nghĩa cấu trúc dữ liệu đồng nghĩa được gán cho tập khóa, khi hai khái niệm này được sử dụng trong các cộng đồng khác nhau nhưng mang nghĩa giống nhau. Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tập khóa.

Hình 4 Cấu trúc gói của mô hình thông tin trong phiên bản 2.0

Các gói bổ sung đặc trưng cho sổ đăng ký dựa trên kịch bản được tìm thấy trong các đặc tả giao diện sổ đăng ký. Chúng được biểu diễn trong sơ đồ ở trên và bao gồm:

• Đặt hàng và thông báo

• Đăng ký

• Phát hiện

Chú ý rằng dữ liệu và siêu dữ liệu được yêu cầu đối với các chức năng sổ đăng ký không bị giới hạn trong ba gói này và sổ đăng ký cũng sử dụng các gói khác trong mô hình thông tin.

Hình 5 Cấu trúc gói của mô hình thông tin SDMX trong phiên bản 2.0 bao gồm sổ đăng ký

2. Tác nhân và trường hợp sử dụng

2.1. Tác nhân và trường hợp sử dụng

Để xây dựng các mô hình dữ liệu, cần thiết phải hiểu các chức năng được hỗ trợ từ việc xác định các yêu cầu. Các yêu cầu này được xác định trong mô hình trường hợp sử dụng. Mô hình trường hợp sử dụng bao gồm các tác nhân và trường hợp sử dụng, được định nghĩa như sau:

Tác nhân

Tác nhân xác định một tập các vai trò rõ ràng của người sử dụng hệ thống khi tương tác với nó. Một tác nhân có thể đóng vai trò là một cá nhân hoặc một hệ thống bên ngoài.”

Trường hợp sử dụng

“Trường hợp sử dụng xác định một tập các thể hiện trường hợp sử dụng, trong đó mỗi thể hiện là một trình tự các hành động tiến hành để tạo ra một kết quả giá trị có thể quan sát cho một tác nhân nào đó”

Mục đích tổng thể của mô hình là hỗ trợ việc báo cáo, phổ biến, trao đổi dữ liệu và siêu dữ liệu, trong lĩnh vực dữ liệu thống kê được tập hợp và các siêu dữ liệu liên quan. Để đạt được điều này, mô hình cần hỗ trợ ba khía cạnh cơ bản của quá trình sau:

• Duy trì các định nghĩa cung cấp và cấu trúc;

• Công bố (báo cáo) và sử dụng dữ liệu và siêu dữ liệu;

• Truy cập dữ liệu, siêu dữ liệu, các định nghĩa cung cấp và cấu trúc.

Tiêu chuẩn này bao hàm hai khía cạnh đầu tiên, khía cạnh thứ ba được đưa ra trong tài liệu về mô hình logic của sổ đăng ký.

2.2. Sơ đồ trường hợp sử dụng

2.2.1. Duy trì các định nghĩa cung cấp và cấu trúc

2.2.1.1. Trường hợp sử dụng

Hình 6 Các trường hợp sử dụng đối với việc duy trì các định nghĩa cung cấp và cấu trúc dữ liệu và siêu dữ liệu

2.2.1.2. Giải thích sơ đồ

Để các ứng dụng công bố, sử dụng dữ liệu và siêu dữ liệu, thì cấu trúc và nội dung cho phép của dữ liệu và siêu dữ liệu phải được xác định và sẵn có cho các ứng dụng, cũng như các định nghĩa hỗ trợ quá trình công bố và sử dụng thực tế. Đây là trách nhiệm của cơ quan duy trì (Maintenance Agency – MA).

Tất cả sản phẩm phải được duy trì bởi cơ quan duy trì (MA). Để thuận tiện, tác nhân cơ quan duy trì (MA) được chia thành hai tác nhân nhỏ:

• Duy trì định nghĩa cấu trúc;

• Duy trì định nghĩa cung cấp.

Cả hai chức năng này có thể được thực hiện bởi cùng một người hoặc ít nhất bởi cùng một cơ quan duy trì (MA), mục đích của các định nghĩa đó là khác nhau vì thế các vai trò cũng được phân biệt: các định nghĩa cấu trúc xác định định dạng và nội dung cho phép của dữ liệu và siêu dữ liệu khi được báo cáo hoặc phổ biến. Các định nghĩa cung cấp hỗ trợ quá trình báo cáo và phổ biến (ai báo cáo? Báo cáo cho ai? và báo cáo khi nào?).

Trong một cộng đồng sử dụng hoạt động dựa trên cơ sở kịch bản, trong đó có ít nhất các định nghĩa cấu trúc có thể được chia sẻ, thì điều quan trọng là lược đồ cơ quan duy trì phải được các tổ chức có trách nhiệm duy trì (gọi là người quản trị cộng đồng – CA).

2.2.1.3. Định nghĩa

Tác nhân

Trường hợp sử dụng

Mô tả

Người quản trị cộng đồng

 

Tổ chức có trách nhiệm quản trị các định nghĩa cấu trúc chung cho toàn thể cộng đồng.

 

Duy trì lược đồ của cơ quan duy trì

Tạo và duy trì lược đồ của các cơ quan duy trì.

Cơ quan duy trì

 

Cơ quan có trách nhiệm duy trì các sản phẩm có cấu trúc như: các danh sách mã, lược đồ khái niệm, định nghĩa cấu trúc tập khóa, định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu, các sản phẩm về cung cấp dữ liệu và siêu dữ liệu như người cung cấp dữ liệu và định nghĩa luồng dữ liệu.

Các vai trò phụ là:

Cơ quan duy trì định nghĩa cấu trúc ;

Cơ quan duy trì định nghĩa việc cung cấp.

Cơ quan duy trì định nghĩa cấu trúc

 

Có trách nhiệm duy trì các định nghĩa cấu trúc.

 

Duy trì các định nghĩa cấu trúc

Việc duy trì các định nghĩa cấu trúc. Trường hợp sử dụng này có các trường hợp sử dụng của lớp con cho mỗi sản phẩm có cấu trúc được duy trì.

 

Duy trì danh sách mã

Duy trì lược đồ khái niệm

Duy trì Lược đồ phân loại

Duy trì tập khóa
(định nghĩa cấu trúc dữ liệu)

Duy trì định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu

Duy trì cấu trúc khối hộp

Duy trì lược đồ mã có thứ bậc

Việc tạo và duy trì tập khóa (định nghĩa cấu trúc dữ liệu), định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu, cấu trúc khối hộp và việc hỗ trợ các sản phẩm để sử dụng, như danh sách mã và lược đồ khái niệm.

 

Duy trì quy tắc phân loại báo cáo

 

Cơ quan duy trì các định nghĩa cung cấp

 

Có trách nhiệm duy trì các định nghĩa cung cấp dữ liệu và siêu dữ liệu.

 

Duy trì các định nghĩa về việc cung cấp

Việc duy trì các định nghĩa cung cấp. Trường hợp sử dụng này có các trường hợp sử dụng của lớp con cho mỗi sản phẩm có cấu trúc được duy trì

 

Duy trì nhà cung cấp dữ liệu

Duy trì định nghĩa luồng dữ liệu

Duy trì định nghĩa luồng siêu dữ liệu

Việc tạo và duy trì các sản phẩm để hỗ trợ định nghĩa cung cấp dữ liệu và siêu dữ liệu, ví dụ như danh sách người cung cấp dữ liệu, các định nghĩa luồng dữ liệu, các định nghĩa khối hộp và các thỏa thuận cung cấp để liên kết người cung cấp dữ liệu với các định nghĩa luồng dữ liệu và luồng siêu dữ liệu

 

Duy trì định nghĩa khối hộp

Duy trì thỏa thuận cung cấp

 

Hình 7 Bảng các tác nhân và trường hợp sử dụng đối với việc duy trì các định nghĩa cấu trúc và định nghĩa cung cấp

2.2.2. Công bố và sử dụng dữ liệu và siêu dữ liệu

2.2.2.1. Trường hợp sử dụng

Hình 8 Tác nhân và trường hợp sử dụng đối với việc công bố và sử dụng dữ liệu và siêu dữ liệu

2.2.2.2. Giải thích sơ đồ

Chú ý rằng trong sơ đồ này “việc công bố” dữ liệu và siêu dữ liệu giống với “việc báo cáo” dữ liệu và siêu dữ liệu. Trong một số trường hợp có thể tạo ra dữ liệu sẵn có để đáp ứng cả hai chức năng trên. Dữ liệu tập hợp được công bố bởi nhà cung cấp, việc sử dụng các ứng dụng để xử lý dữ liệu, siêu dữ liệu và cấu trúc của nó phải được biết đến. Hơn nữa, việc sử dụng các ứng dụng cũng yêu cầu truy cập siêu dữ liệu (tham chiếu), điều này giúp người sử dụng dữ liệu hiểu hơn về dữ liệu. Đối với dữ liệu, siêu dữ liệu tham chiếu cũng cần được định dạng theo một cấu trúc được duy trì. Người sử dụng dữ liệu và siêu dữ liệu không thể sử dụng dữ liệu và siêu dữ liệu đó trừ khi nó được “công bố”, vì thế có một “nguồn dữ liệu” hoặc “nguồn siêu dữ liệu” phụ thuộc giữa các trường hợp ”sử dụng” và “công bố”.

Trong mọi kịch bản công bố và sử dụng dữ liệu, siêu dữ liệu, việc công bố và sử dụng các ứng dụng sử dụng và công bố cần truy cập đến các định nghĩa cung cấp được duy trì. Các định nghĩa này phải đơn giản, như ai cung cấp dữ liệu, siêu dữ liệu? dữ liệu, siêu dữ liệu gì? cung cấp dữ liệu, siêu dữ liệu cho ai và ở đâu? hoặc các định nghĩa có thể phức tạp hơn cùng với các ràng buộc về dữ liệu, siêu dữ liệu được cung cấp bởi người công bố nào đó. Kịch bản chia sẻ dữ liệu, trong đó dữ liệu và siêu dữ liệu “được lấy” từ các nguồn dữ liệu, các chi tiết của nguồn dữ liệu đó.

2.2.2.3. Định nghĩa

Tác nhân

Trường hợp sử dụng

Mô tả

Người công bố dữ liệu

 

Có trách nhiệm công bố dữ liệu theo định nghĩa tập khóa (cấu trúc dữ liệu) và các định nghĩa về việc cung cấp liên quan.

 

Công bố dữ liệu

Công bố một tập dữ liệu. Có thể là một tập dữ liệu tự nhiên hoặc nó có thể tạo ra dữ liệu sẵn có để truy cập ở nguồn dữ liệu ví dụ như cơ sở dữ liệu có thể xử lý truy vấn.

Người sử dụng dữ liệu

 

Người sử dụng dữ liệu, có thể là một người sử dụng truy cập thông qua một giao diện sử dụng hoặc một ứng dụng ví dụ như một hệ thống sản phẩm thống kê

 

Sử dụng dữ liệu

Sử dụng dữ liệu được định dạng theo các định nghĩa cấu trúc và tạo ra theo các định nghĩa cung cấp.

Dữ liệu thường được kết nối với siêu dữ liệu ở các vị trí khác nhau và được công bố và duy trì một cách độc lập.

Người công bố siêu dữ liệu

 

Có trách nhiệm về việc công bố siêu dữ liệu tham chiếu theo định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu và các định nghĩa về việc cung cấp liên quan.

 

Công bố siêu dữ

Công bố một tập siêu dữ liệu tham chiếu. Có thể là tập siêu dữ liệu tự nhiên hoặc nó tạo ra siêu dữ liệu có sẵn để truy cập đến nguồn siêu dữ liệu như kho siêu dữ liệu, có thể xử lý truy vấn.

Người sử dụng siêu dữ liệu

 

Người sử dụng dữ liệu hoặc người sử dụng nhiều truy cập thông qua giao diện sử dụng hoặc một ứng dụng ví dụ như hệ thống sản xuất hoặc phổ biến dữ liệu thống kê.

 

Sử dụng siêu dữ liệu

Sử dụng siêu dữ liệu được định dạng theo các định nghĩa cấu trúc và được tạo ra theo các định nghĩa cung cấp

3. Gói SDMX cơ sở

3.1. Giới thiệu

Các kết cấu trong gói SDMX cơ sở bao gồm các khối cơ bản, hỗ trợ nhiều cấu trúc khác nhau trong mô hình. Với lý do này, nhiều lớp trong gói là lớp trừu tượng (ví dụ: chỉ các lớp con được tạo có thể tồn tại trong thực thi).

Động cơ thiết lập gói SDMX cơ sở:

•  Đây là “Quy phạm hiệu quả nhất” được chấp nhận để định danh các nguyên mẫu cơ bản xuất hiện trong mô hình.

• Định danh các cấu trúc hoặc các “mẫu” chung làm cho việc thông hiểu dễ dàng hơn.

• Định danh các mẫu khuyến khích việc tái sử dụng.

Mỗi sơ đồ lớp trong điều này quan sát các lớp trong gói SDMX cơ sở từ một viễn cảnh khác nhau. Có nhiều cách quan sát chi tiết của các mẫu cụ thể, cùng với các mô tả ngắn gọn chỉ ra tính kế thừa giữa các lớp và quan hệ giữa các lớp.

3.2. Định danh, xác định phiên bản và duy trì

3.2.1. Sơ đồ lớp

Hình 9 Định danh, xác định phiên bản và duy trì SDMX

3.2.2. Giải thích sơ đồ

3.2.2.1. Diễn giải

Nhóm các lớp này tạo thành trung tâm của các khía cạnh quản trị các đối tượng SDMX. Chúng cung cấp các đặc trưng có thể tái sử dụng bởi các lớp được tạo để hỗ trợ chức năng theo phương ngang như định danh, xác định phiên bản, v.v.

Tất cả các lớp được tạo từ lớp trừu tượng AnnotableArtefact có thể có nhiều chú giải (chú thích): điều này hỗ trợ yêu cầu bổ sung các chú thích cho tất cả các phần tử SDMX-ML. Chú thích được sử dụng để truyền thông tin bổ sung mô tả mọi kết cấu SDMX. Thông tin này có thể dưới dạng tham chiếu URL và/hoặc văn bản đa ngôn ngữ (được biểu diễn bởi liên kết với InternationalString).

IdentifiableArtefact là một lớp trừu tượng, bao gồm các thuộc tính cơ bản cần thiết cho việc định danh. Tất cả các lớp cụ thể được dựa trên IdentifiableArtefact kế thừa khả năng được định danh duy nhất. Chúng cũng kế thừa khả năng chứa các chú thích. Ngoài ra, các vai trò +description và

+name hỗ trợ các mô tả đa ngôn ngữ và tên cho tất cả đối tượng dựa trên IdentifiableArtefact. InternationalString hỗ trợ biểu diễn một mô tả tại nhiều địa điểm xảy ra (địa điểm tương tự ngôn ngữ nhưng bao gồm sự khác biệt địa lý ví dụ như tiếng Pháp ở Canada, tiếng Anh ở Mỹ v.v).

LocalisedString hỗ trợ cho việc biểu diễn một mô tả tại một địa điểm.

VersionableArtefact là một lớp trừu tượng kế thừa từ IdentifiableArtefact và bổ sung các khả năng xác định phiên bản cho các lớp được tạo từ nó.

MaintainableArtefact bổ sung khả năng cho các lớp được tạo để duy trì thông qua liên kết của nó với MaintenanceAgency. Lớp này có khả năng xác định sản phẩm là bản dự thảo hoặc bản cuối cùng với thuộc tính final.

Chuỗi kế thừa từ AnnotableArtefact thông qua MaintainableArtefact cho phép các lớp SDMX kế thừa các đặc trưng chúng cần, từ chú giải đơn giản, thông qua định danh để xác định phiên bản và duy trì.

3.2.2.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

AnnotableArtefact

Các lớp con trực tiếp:

IdentifiableArtefact

Đối tượng của các lớp được tạo từ lớp này có thể đính kèm các chú giải.

Annotation

 

Thông tin mô tả bổ sung đính kèm với một đối tượng.

 

name

Tên được sử dụng để định danh một chú giải.

 

type

Quy định cách xử lý một chú giải.

 

url

Liên kết với văn bản mô tả bên ngoài.

 

+text

Chuỗi quốc tế cung cấp nội dung của chú giải trong văn bản đa ngôn ngữ thông qua vai trò này.

IdentifiableArtefact

Lớp trên:

AnnotationArtefact

Các lớp con trực tiếp:

VersionableArtefact.

Cung cấp định danh cho tất cả các lớp được tạo. Nó cũng cung cấp các chú giải cho các lớp được tạo bởi vì nó là lớp con của sản phẩm có thể chú giải.

 

id

Thẻ định danh duy nhất của đối tượng.

 

uri

Thẻ định danh tài nguyên chung có thể hoặc không thể phân ly.

 

urn

Tên tài nguyên chung – sử dụng trong sổ đăng ký: mọi đối tượng được đăng ký có một urn.

 

+description

Mô tả đa ngôn ngữ được cung cấp bởi vai trò này thông qua lớp chuỗi quốc tế

 

+name

Tên đa ngôn ngữ được cung cấp bởi vai trò này thông qua lớp chuỗi quốc tế

VersionableArtefact

Lớp trên:

IdentifiableArtefact

Các lớp con trực tiếp:

MaintainableArtefact

Cung cấp thông tin xác định phiên bản cho tất cả đối tượng được tạo

version

 

Chuỗi phiên bản theo sau một quy ước đã thỏa thuận

 

validFrom

Ngày tháng phiên bản có hiệu lực

 

validTo

Ngày tháng phiên bản hết hiệu lực

InternationalString

 

Chuỗi quốc tế là một tập hợp của chuỗi bản địa hóa và hỗ trợ việc biểu diễn mô tả ở nhiều vị trí.

LocalisedString

 

Chuỗi bản địa hóa hỗ trợ biểu diễn mô tả ở một địa điểm (địa điểm tương tự như ngôn ngữ khác nhau về địa lý như tiếng Pháp ở Cananda, tiếng Anh ở Mỹ v.v)

 

label

Nhãn của một chuỗi

 

locale

Vị trí địa lý của chuỗi, ví dụ: tiếng

Pháp, Tiếng Pháp ở Canada

MaintainableArtefact

Kế thừa từ VersionableArtefact Các lớp được tạo: StructureUsage Structure ItemScheme

Lớp trừu tượng để nhóm các sản phẩm siêu dữ liệu có cấu trúc chính cùng nhau được duy trì bởi cơ quan duy trì.

 

final

Xác định một sản phẩm được duy trì là bản dự thảo hoặc bản cuối cùng

 

+maintainer

Cơ quan duy trì sẽ duy trì các lớp được tạo như được quy định bởi vai trò này

MaintenanceAgent

 

Xem điều về “Tổ chức”

3.3. Kiểu dữ liệu

3.3.1. Sơ đồ lớp

3.3.2. Giải thích sơ đồ

3.3.2.1. Diễn giải

Kiểu số đếm của UsageStatus được sử dụng như một kiểu dữ liệu về thuộc tính, trong đó giá trị của thuộc tính là trường hợp của lớp phải lấy một trong các giá trị của UsageStatus (ví dụ: bắt buộc (mandatory), tùy chọn (optional) hoặc điều kiện (conditional)).

Kiểu số đếm của AttributeValueType được sử dụng như kiểu dữ liệu về giá trị thuộc tính, chỉ ra định dạng của nó.

Kiểu số đếm của ConceptRoleType được sử dụng như kiểu dữ liệu về vai trò của thuộc tính để chỉ ra rằng một thành phần đóng vai trò trong tập khóa (định nghĩa cấu trúc dữ liệu). Vai trò này bổ sung cho mọi lớp cấu trúc mô hình như: Dimension, Measure và DataAttibute. Việc mô tả các vai trò khác nhau được tìm thấy trong điều về tập khóa (điều 5).

Kiểu số đếm của DataType được sử dụng để quy định định dạng hợp lệ về nội dung của Concept khi được quy định để sử dụng trên Component về Structure (như Dimension trong KeyFamily). Việc mô tả các kiểu khác nhau có thể được tìm thấy trong lược đồ khái niệm (điều 4.4).

Kiểu số đếm của FacetType được sử dụng để đưa ra ngữ cảnh cho một facetValue cụ thể. Việc sử dụng giá trị này và sự mô tả các kiểu dữ liệu khác nhau được tìm thấy trong lược đồ khái niệm (điều 4.4).

3.3.2.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

UsageStatus

 

Liệt kê các giá trị có thể để một thuộc tính có thể chiếm khi được gán với kiểu dữ liệu của trạng thái sử dụng

 

mandatory

Việc sử dụng là bắt buộc

 

optional

Việc sử dụng là tùy ý.

 

conditional

Việc sử dụng là bắt buộc khi điều kiện nào đó thỏa mãn

ConceptRoleType

 

Liệt kê các định dạng có thể để giá trị thuộc tính có thể mang khi nó được gán với kiểu dữ liệu về thuộc tính (ví dụ trong vai trò khái niệm).

Ý nghĩa ngữ nghĩa của kiểu vai trò trong bảng liệt kê được xác định với cấu trúc mà chúng được sử dụng (ví dụ tập khóa)

Datatype

 

Liệt kê các định dạng mà giá trị thuộc tính có thể mang khi nó được gán với kiểu dữ liệu về thuộc tính (ví dụ: kiểu).

Ngữ nghĩa của các kiểu dữ liệu trong bảng liệt kê được xác định với cấu trúc chúng được sử dụng(ví dụ: Lược đồ khái niệm).

FacetType

 

Liệt kê các định dạng mà giá trị thuộc tính có thể mang khi nó được gán với kiểu dữ liệu về thuộc tính (ví dụ: Kiểu Facet).

Ý nghĩa ngữ nghĩa của kiểu dữ liệu trong bảng liệt kê được xác định với cấu trúc chúng được sử dụng (ví dụ: Lược đồ khái niệm).

3.4. Mẫu lược đồ mục

3.4.1. Ngữ cảnh

Lược đồ mục là mẫu kiến trúc cơ bản cho phép tạo ra các lược đồ danh sách để sử dụng trong các nguyên tắc phân loại đơn giản, ví dụ: ItemScheme là cơ sở cho CategoryScheme, CodeList, ConceptScheme và CodeSet.

3.4.2. Sơ đồ lớp

Hình 10 Mẫu lược đồ mục

3.4.3. Giải thích sơ đồ

3.4.3.1. Diễn giải

ItemScheme là lớp trừu tượng xác định một tập Item (lớp này cũng là lớp trừu tượng). Mục đích chính của nó là xác định cơ chế sử dụng để tạo ra các nguyên tắc phân loại có thể phân loại các phần khác nhau của mô hình thông tin SDMX. ItemScheme được tạo từ MaintainableArtefact, lớp này giúp cho ItemScheme có khả năng được chú thích, có định danh, xác định phiên bản và được liên kết với MaintenanceAgency. Một ví dụ về các lớp cụ thể là CategoryScheme và Category liên kết.

Item kế thừa từ VerionableArtefact, lớp này giúp cho Item có khả năng chú thích, có định danh, xác định phiên bản, do đó có id, uri và các thuộc tính urn, tên và mô tả theo dạng của InternationalString. Không giống với lớp cha ItemScheme, bản thân Item không phải là MaintainableArtefact do đó không thể có MaintenanceAgency độc lập (ví dụ, Item có cùng cơ quan với ItemScheme).

Item là lớp phân cấp vì vậy Item có các Item con. Sự hạn chế của liên kết phân cấp là một Item con chỉ có một Item cha.

ItemScheme Item, có thể có tất cả Property tùy chọn, đưa ra thêm khả năng vào các đặc tính mở rộng. Giải thích các kiểu dữ liệu khác nhau có thể được tìm thấy trong lược đồ khái niệm (điều 4.4).

3.4.3.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

ItemScheme

kế thừa từ

MaintainableArtefact

Các lớp con trực tiếp:

CategoryScheme

ConceptScheme

CodeList

OrganisationScheme

ItemSchemeAssociation

Thông tin mô tả về việc sắp xếp và phân chia các đối tượng thành các nhóm dựa trên các đặc điểm chung của các đối tượng đó.

 

property

Liên kết với một đặc tính của mục.

Item

kế thừa từ

IdentifiableArtefact

Các lớp con trực tiếp:

Category

Concept

Code

Association

là một mục nội dung trong lược đồ mục. Mục có thể là một nút trong nguyên tắc phân loại hoặc bản thể học, một mã trong danh sách mã v.v.

 

hierarchy

Điều này cho phép một mục tùy chọn có một hoặc nhiều mục con.

 

property

Liên kết với một đặc tính của mục.

Property

 

Đặc tả giá trị mà ngữ nghĩa được định danh bởi tên của nó.

 

name

Tên của đặc tính.

 

type

Quy định kiểu dữ liệu cho đặc tính của thuộc tính. Các kiểu này là danh sách liệt kê trong liệt kê kiểu dữ liệu

 

value

Giá trị của đặc tính.

3.5. Mẫu cấu trúc

3.5.1. Ngữ cảnh

Cấu trúc này là một mẫu kiến trúc cơ bản cho phép đặc tả các cấu trúc phức tạp được trình bày bằng bảng, điều này thường được tìm thấy trong dữ liệu thống kê (ví dụ như tập khóa, khối hộp và các định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu). Cấu trúc là một tập các danh sách mã có thứ tự. Mẫu làm cơ sở hình thành cấu trúc trình bày bằng bảng, vì vậy, sự phổ biến giữa các định nghĩa cấu trúc này có thể được hỗ trợ bởi phần mềm và các cấu trúc cú pháp chung.

3.5.2. Sơ đồ lớp

Hình 11 Mẫu cấu trúc

3.5.3. Giải thích sơ đồ

3.5.3.1. Diễn giải

Structure là lớp trừu tượng chứa một tập gồm một hoặc nhiều ComponentList (đây cũng là lớp trừu tượng). Ví dụ về ComponentStructure là KeyFamily. Các ComponentList được nhúng trong Structure, được chỉ ra bởi hình thoi trên liên kết nhóm.

ComponentList là danh sách gồm một hoặc nhiều Component. ComponentList có một vài lớp mô tả dựa trên cơ sở ComponentList: KeyDescriptor, GroupKeDescriptor, MeasureDescriptor và AttributeDescriptor ví dụ là KeyFamily. Trong trường hợp ComponentList hoạt động như ComponentList, thì (các) Component của nó là (các) Dimension.

Mỗi Component mang ngữ nghĩa từ một mục trong ItemScheme như Concept trong một ConceptScheme. Hơn nữa, Component được xác định có một hoặc nhiều vai trò trong cấu trúc đó, điều này được định danh bởi +conceptRole liên kết với một Item trong ItemScheme để xác định các vai trò. Component cũng có một Type quy định localType, điều này cho phép một lớp như Dimension quy định kiểu dữ liệu cục bộ về Structure mà nó được chứa trong đó (với Dimension nó sẽ là KeyFamily), do đó có thể ghi đè bất kỳ Type quy định về mục chứa conceptIdentity (trong trường hợp của Dimension sẽ là một Concept).

Lớp con cụ thể của Component là Attribute. Các Attribute được sử dụng trong các Structure cụ thể (ví dụ như KeyFamily) và được quy định để “có thể đính kèm” với các thành phần cụ thể trong mô hình. Điều này được hỗ trợ bởi liên kết “có thể đính kèm” để liên kết với IdentifiableArtefact. Sự liên kết này được quy định trong các mô hình vững chắc, sử dụng mẫu cấu trúc này để quy định các thành phần mô hình thực trong đó thuộc tính có thể được đính kèm.

Structure có thể được sử dụng bởi một hoặc nhiều StructureUsage. Ví dụ về điều này trong các thuật ngữ của các lớp là DataflowDefinition (lớp con của StructureUsage) có thể sử dụng một KeyFamily cụ thể (lớp con của Structure) và các kết cấu tương tự áp dụng cho MetadataflowDefinition (kết nối với MetadataStructureDefinition) và CubeDefinition (kết nối với CubeStructure).

Cuối cùng, mẫu bao gồm CodedArtefact UncodedArtefact. Mô hình này phân biệt hai cách “biểu diễn” cơ bản đối với các thành phần trong cấu trúc. CodedArtefact liên kết với ItemScheme (thường là một CodeList) để xác định nội dung hợp lệ của nó, trong khi UncodedArtefact không có liên kết với danh sách chính thức để quy định nội dung hợp lệ. Tuy nhiên, UncodedArtefact có thể được biểu diễn dưới dạng không mã hóa thay vì dạng văn bản. Các biểu diễn này được mô tả trong điều 4.4 (Lược đồ khái niệm).

3.5.3.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

StructureUsage

kế thừa từ

MaintainableArtefact

Các lớp con trực tiếp:

DataflowDefinition

(xem hình 22 )

MetadataflowDefinition

(xem hình 22 )

Sản phẩm mà các thành phần của nó được mô tả bằng cấu trúc. Trong các thuật ngữ (các lớp con), ví dụ: Định nghĩa luồng dữ liệu được kết nối với một cấu trúc cho trước – trong trường hợp tập khóa này.

 

Structure

Liên kết với cấu trúc quy định cấu trúc của sản phẩm.

Structure

kế thừa từ

MaintainableArtefact

Các lớp con trực tiếp:

KeyFamily MetadataStructure

Definition

Đặc tả trừu tượng của một danh sách mã để định nghĩa một cấu trúc phức tạp trình bày bằng bảng. Ví dụ: các khái niệm thống kê, danh sách mã và tổ chức trong định nghĩa cấu trúc dữ liệu và siêu dữ liệu, xác định bởi một viện trung tâm, thường đối với các trao đổi thông tin thống kê với các đối tác

 

grouping

Liên kết tập hợp với một hoặc nhiều thành phần tạo ra danh sách đó.

ComponentList

kế thừa từ

IdentifiableArtefact

Các lớp trực tiếp:

KeyDescriptor

GroupKeyDescriptor

MeasureDescriptor

AttributeDescriptor

TargetIdentifier

PartialTargetIdentifier

ConceptDescriptor

Định nghĩa trừu tượng của một danh sách các thành phần. Ví dụ: một mô tả khóa, xác định danh sách các chiều kích thước tạo ra khóa cho một tập khóa.

 

Components

Liên kết tập hợp tới một hoặc nhiều thành phần tạo ra danh sách

Component

kế thừa từ

IdentifiableArtefact

Các lớp trực tiếp:

Measure Attribute Dimension

Thành phần là một lớp trên trừu tượng được sử dụng để xác định các mục dữ liệu và siêu dữ liệu về số lượng và chất lượng thuộc về một danh sách thành phần cấu trúc. Thành phần được cải tiến thông qua các lớp con của nó.

Attribute

kế thừa từ

Component

Các lớp con trực tiếp:

UncodedDataAttribute

CodedDataAttribute

MetadataAttribute

Lớp trừu tượng được sử dụng để cung cấp thông tin về chất lượng.

 

usageStatus

Xác định trạng thái sử dụng quy định bởi trạng thái sử dụng kiểu dữ liệu đó.

UncodedArtefact

Các lớp con trực tiếp:

UncodedDataAttribute

UncodedMetadata Attribute

UncodedMeasure

Sản phẩm không mã hóa là một lớp trừu tượng được sử dụng để xác định các giá trị có số lượng và chất lượng hoặc giá trị văn bản tự do lấy từ tập giá trị được duy trì.

CodedArtefact

Các lớp con trực tiếp:

Dimension CodedDataAttribute

CodedMeasure

IdentifierComponent

CodedMetadata

Attribute

Sản phẩm được mã hóa là một lớp trừu tượng được sử dụng để xác định các giá trị chất lượng được lấy từ tập giá trị được duy trì.

 

codelist

Liên kết với lược đồ mục cho phép các lớp con xác định danh sách mã mà từ đó thành phần này lấy giá trị của nó.

3.6. Mẫu liên kết

3.6.1. Ngữ cảnh

Cấu trúc này là mẫu kiến trúc cơ bản cho phép đặc tả các cấu trúc phức tạp được trình bày bằng bảng thường trong dữ liệu thống kê (ví dụ tập khóa).

3.6.2. Sơ đồ lớp

Hình 12 Sơ đồ lớp của mẫu liên kết

3.6.3. Giải thích sơ đồ

3.6.3.1. Diễn giải

Mẫu liên kết cho phép các liên kết giữa hai IdentifiableArtefact bất kỳ. Liên kết này có một kiểu mã hóa được quy định bởi mục trong một ItemScheme. Liên kết này là một VersionableArtefact, cho phép các liên kết giữa các đối tượng tiến triển theo thời gian. Lớp Association cũng là một Item, do đó nó có thể chứa các Association con. Điều này có lợi cho việc trình bày ánh xạ giữa các danh sách và các hệ thống phân cấp. Ví dụ, một liên kết có thể ánh xạ hai lớp CodeList với nhau và một tập các lớp Association con có thể ánh xạ các lớp Code riêng. Một hệ thống phân cấp phức tạp hơn sẽ ánh xạ tất cả thành phần trong một tập khóa, bao gồm các lớp CodeList và Code được sử dụng bởi các thành phần. Điều này được biểu diễn dưới dạng lược đồ như sau:

KeyFamily [Dimension, DataAttribute, Measure] CodeList Code. Việc sử dụng mẫu này được mô tả trong tập cấu trúc (điều 9).

Thuộc tính alias được sử dụng để quy định tên trung tính liên quan đến các ánh xạ theo cặp do đó tạo thuận lợi cho việc truy vấn thông qua tập các sản phẩm được ánh xạ.

3.6.3.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

Association

kế thừa từ

Kết nối hai sản phẩm có thể định danh trong một liên kết nguồn và đích.

 

+source

Liên kết với sản phẩm có thể định danh nguồn.

 

+target

Liên kết với sản phẩm có thể định danh đích.

 

+associationType

Liên kết với một mục quy định vai trò của kết nối giữa sản phẩm có thể định danh nguồn và đích.

 

Alias

Quy định một tên trung tính liên quan đến các ánh xạ theo cặp của các sản phẩm có thể định danh.

3.7. Tính kế thừa

3.7.1. Sơ đồ lớp

Hình 13 Tính kế thừa trong các cấu trúc cơ sở

3.7.2. Giải thích sơ đồ

3.7.2.1. Diễn giải

Sơ đồ ở trên chỉ ra tính kế thừa trong các cấu trúc cơ sở. Nhiều lớp được giới thiệu và xác định trong gói cụ thể liên quan đến chúng, chủ yếu là: Định nghĩa cấu trúc dữ liệu và định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu.

Chú ý rằng cả CodedArtefact UncodedArtefact đều không kế thừa từ bất kỳ lớp cơ sở nào và bản thân chúng cũng không có định danh. Các lớp kế thừa từ các lớp này cũng kế thừa từ một lớp có định danh (ví dụ: trong trường hợp thuộc tính dữ liệu là CodedDataAttribute )

4. Lược đồ mục cụ thể

4.1. Giới thiệu

Các cấu trúc để sắp xếp các đối tượng vào các hệ thống phân cấp hoặc các danh sách dựa trên các đặc điểm và được duy trì như một nhóm kế thừa từ ItemScheme. Các lớp đó:

• CodeList

• ConceptScheme

CategoryScheme

• OrganisationScheme

• ItemSchemeAssociation

• TransformationScheme

TransformationScheme được mô tả trong điều phép biến đổi và biểu thức (điều 12). Điều này mô tả các đặc tả chuyên môn của ItemScheme.

4.2. Quan điểm tính kế thừa

Các quan điểm về quan hệ và tính kế thừa cũng được chỉ ra trong các sơ đồ dưới đây.

4.3. Danh sách mã

4.3.1. Sơ đồ lớp

Hình 14 Sơ đồ lớp của danh sách mã

4.3.2. Giải thích sơ đồ

4.3.2.1. Diễn giải

Lớp CodeList kế thừa từ ItemScheme và lớp Code kế thừa từ Item, do đó, cả hai lớp này đều có các thuộc tính sau:

• id

• uri

urn

version

validFrom

• validTo

Các lớp này cũng có liên kết với lớp InternationalString để hỗ trợ tên đa ngôn ngữ, một mô tả đa ngôn ngữ tùy chọn, một liên kết với Annotation để hỗ trợ các chú thích (không được hiển thị).

Thông qua việc kế thừa này, lớp CodeList bao gồm một hoặc nhiều Code và bản thân Code này có thể có một hoặc nhiều Code con trong liên kết hierarchy. Chú ý rằng một Code con chỉ có một Code cha trong liên kết này. Một CodeSet phức tạp cho phép nhiều lớp cha và nhiều hệ thống phân cấp được mô tả sau đó. Một HierachicalCodeScheme phức tạp cho phép nhiều lớp cha và hệ thống phân cấp được môt tả sau đó. Trong HierachicalCodeScheme, Code được tham chiếu từ HierarchicalCodeScheme đó, nhưng có yêu cầu kết nối từ Code đến Hierarchy trong một HierarchicalCodeScheme (kết nối như vậy sẽ hỗ trợ các ánh xạ mã – xem điều 9) và được hỗ trợ thông qua liên kết hierarchyView.

4.3.2.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

CodeList

kế thừa từ

ItemScheme

Danh sách mà từ đó các khái niệm thống kê (các khái niệm được mã hóa) lấy các giá trị của chúng. Trong mô hình này, các khái niệm được mã hóa là các lớp con của sản phẩm được mã hóa.

 

codeValueLength

Độ dài của một mã (ví dụ: thẻ định danh) trong danh sách mã đó.

 

/items

Liên kết với các mã đó.

 

/

 

Code

Kế thừa từ

Item

Tập các ký tự, chữ số, ký hiệu độc lập với ngôn ngữ biểu diễn khái niệm mà ý nghĩa của nó được mô tả theo ngôn ngữ tự nhiên.

 

hierarchy

Liên kết với các mã cha và con.

 

hierarchyView

Liên kết với hệ thống phân cấp.

4.4. Lược đồ khái niệm

4.4.1. Sơ đồ lớp kế thừa

Hình 15 Sơ đồ lớp của lược đồ khái niệm

4.4.2. Giải thích sơ đồ

Lớp ConceptScheme kế thừa ItemScheme và lớp Concept kế thừa từ Item , do đó, cả hai lớp này đều có các thuộc tính sau:

• id

• uri

urn

version

validFrom

• validTo

Cả hai lớp này cũng có liên kết với InternationalString để hỗ trợ tên đa ngôn ngữ, một mô tả đa ngôn ngữ tùy chọn và một liên kết với Annotation để hỗ trợ các chú giải (không được hiển thị).

4.4.3. Sơ đồ lớp quan hệ

Hình 16 Sơ đồ lớp quan hệ của lược đồ khái niệm

4.4.4. Giải thích sơ đồ

4.4.4.1. Diễn giải

Lớp ConceptScheme có thể có một hoặc nhiều Concept. Một Concept có thể không có hoặc có nhiều Concept con, do đó hỗ trợ một hệ thống phân cấp của các Concept. Chú ý rằng một Concept con chỉ có một Concept cha trong liên kết này. Mục đích của hệ thống phân cấp là liên kết các khái niệm có một quan hệ ngữ nghĩa: ví dụ một CONTACT có thể có một PRIMARY_CONTACT như một khái niệm con. Các lược đồ này không có mục đích xác định các cấu trúc báo cáo: các cấu trúc báo cáo này được xác định trong KeyFamily hoặc MetadataStructureDefinition.

Lớp Concept này được xác định phù hợp với một Type như dạng chuỗi, số, v.v. CoreType của concept và concept cũng có một Representation đó là coreRepresentation, ví dụ: coreType và coreRepresentation là đặc tả của định dạng và miền giá trị Concept khi sử dụng trong một cấu trúc như KeyFamily hoặc MetadataStructureDefinition trừ khi đặc tả của Type hoặc Representation được ghi đè trong định nghĩa cấu trúc liên quan. Trong một ConceptScheme phân cấp Type và Representation được kế thừa từ Concept cha nếu không được ghi đè ở mức Concept con.

Chú ý rằng trong khi Representation phụ thuộc vào giá trị của Type.DataType (đây là liên kết với vai trò defaultRepresentation) điều này không bắt buộc hiển thị trên mô hình, vì một vài lý do về sự phù hợp với phiên bản 1.0, nên không hỗ trợ tất cả Representation.

Đa số kiểu dữ liệu SDMX thích hợp với kiểu dữ liệu được tìm thấy trong lược đồ XML và tương đương với hầu hết các nền tảng hiện hành:

Kiểu dữ liệu SDMX

Kiểu dữ liệu lược đồ XML

Kiểu khung cơ cấu .NET

Kiểu dữ liệu Java

String

Xsd: string

System.String

java.lang.String

BigInteger

xsd: integer

System.Decimal

java.math.Biginteger

Integer

xsd:int

System.Int32

int

Long

xsd:long

System.Int64

long

Short

xsd:short

System.Int16

short

Decimal

xsd:decimal

System.Decimal

java.math.BigDecimal

Float

xsd:float

System.Single

float

Double

xsd:double

System.Double

double

Boolean

xsd:boolean

System.Boolean

boolean

DateTime

xsd:datetime

System.DateTime

java.xml.datatype.XmlG

regorianCalender

Time

xsd:time

System. DateTime

java.xml.datatype.XmlG

regorianCalender

Date

xsd:date

System. DateTime

java.xml.datatype.XmlG

regorianCalender

Year, month, Day, yearMonth

xsd:g*

System. DateTime

java.xml.datatype.XmlG

regorianCalender

Duration

xsd:duration

System.Timespan

java.xml.datatype.Dura tion

Base64Binary

xsd:base64Binary

System.Byte [  ]

Byte [ ]

URI

xsd:anyURI

System.Uri

Java.net.URI hoặc

java.lang.String

Một số kiểu dữ liệu SDMX không có các tương ứng trực tiếp ở trên, vì chúng là các biểu diễn hỗn hợp:

• Timespan (Thời gian, ngày tháng bắt đầu + khoảng thời gian)

• ObservationalTimePeriod (khoảng thời gian quan sát) (một kiểu ngày tháng, thời gian, thời gian ngày tháng và một tập các mã về các khoảng thời gian thông thường – xem phần tiêu chuẩn Hướng dẫn người thực thi).

Như đã trình bày ở trên, miền giá trị của một Type được thể hiện bởi một Representation. Representation này được chứa trong các Facet, mỗi Representation truyền thông tin đặc điểm liên quan đến định nghĩa một miền giá trị. Thông thường một tập các Facet cần thiết để truyền ngữ nghĩa yêu cầu. Ví dụ, một trình tự được xác định bởi tối thiểu hai khía cạnh: một để xác định giá trị bắt đầu và một để xác định sự tăng lên. Các kết hợp đúng về ngữ nghĩa của các Facet phụ thuộc vào kiểu mà chúng giới hạn, nhưng được lựa chọn từ bảng các facetType sau đây:

Kiểu Facet

Giải thích

isSequence (trình tự)

Nếu đúng, phép biểu diễn là một trình tự tăng lên của các giá trị số nguyên (dải giá trị) hoặc các giá trị ngày tháng/thời gian (dải thời gian). Các khía cạnh startValue (giá trị bắt đầu) và interval (khoảng) hoặc timeInterval (khoảng thời gian) cũng phải được quy định cho một trình tự.

isInclusive (bao gồm)

Nếu đúng, các giá trị hợp lệ đối với phép biểu diễn đó nằm trong dải giá trị/thời gian cho trước, nếu không thì nằm ngoài dải giá trị/thời gian đó.

minLength (độ dài tối thiểu)

Quy định số ký tự tối thiểu cho một giá trị.

maxLength (độ dài tối đa)

Quy định số ký tự tối đa cho một giá trị.

minValue (giá trị nhỏ nhất)

Quy định giá trị số nhỏ nhất.

maxValue (giá trị lớn nhất)

Quy định giá trị số lớn nhất.

startValue (giá trị bắt đầu)

Quy định giá trị bắt đầu cho một trình tự (dải thời gian hoặc giá trị)

endValue (giá trị kết thúc)

Quy định giá trị kết thúc cho một trình tự(dải thời gian hoặc giá trị)

Increment (trị số gia tăng)

Được sử dụng để quy định các bước gia tăng của một dải giá trị. Bắt đầu từ startValue (giá trị bắt đầu) và gia tăng một increment (trị số gia tăng) đến khi đạt endValue (giá trị kết thúc). Sau đó trình tự lại bắt đầu từ startValue (giá trị bắt đầu). Nếu không có giá trị endValue (giá trị kết thúc) được quy định thì chuỗi tiếp tục vô hạn.

timeInterval (khoảng thời gian)

Được sử dụng để quy định các bước gia tăng (các giai đoạn) của một dải thời gian. Bắt đầu từ startValue (giá trị bắt đầu) và gia tăng bằng timeInterval (khoảng thời gian) đến endValue (giá trị kết thúc) đạt được. Sau đó trình tự lại bắt đầu từ startValue (giá trị bắt đầu). Nếu không có giá trị endValue (giá trị kết thúc) được quy định thì chuỗi sẽ tiếp tục một cách vô hạn định.

Decimals (số thập phân)

Biểu diễn có một số lượng các số thập phân theo lý thuyết

Pattern (mẫu)

Biểu diễn là một biểu thức có quy tắc (xem XSD) được diễn đạt như một chuỗi

Enumeration (liệt kê)

Biểu diễn là việc liệt kê các mục trong lược đồ cụ thể, ví dụ như danh sách mã được định danh

4.4.4.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

ConceptScheme

kế thừa từ

ItemScheme

Thông tin mô tả đối với một sắp xếp hoặc phân chia các khái niệm thành các nhóm dựa trên các đặc điểm chung cho các đối tượng đó.

 

/items

Liên kết khái niệm.

Concept

kế thừa từ

Item

Khái niệm là một đơn vị kiến thức được tạo ra bởi việc kết hợp duy nhất các đặc điểm.

 

/hierarchy

Liên kết khái niệm cha và con.

 

coreType

Liên kết một kiểu dữ liệu.

 

coreRepresentation

Liên kết một biểu diễn.

Type

type

Quy định như trí nhớ, định dạng hợp lệ của nội dung được báo cáo như: chữ alpha, số, thời gian.

Representation

Các lớp con của lớp trừu tượng:

ItemScheme

DataRange

NumericRange

Pattern

Quy định nội dung của khái niệm khi báo cáo trong một tập dữ liệu hoặc siêu dữ liệu.

DateRange

 

Dải dữ liệu và tính chu kỳ của ngày tháng trong dải đó.

 

startDate

Ngày bắt đầu của dải ngày tháng

 

endDate

Ngày kết thúc của dải ngày tháng.

 

periodicity

Chu kỳ thời gian trong đó một tập ngày tháng được bao hàm bởi việc gia tăng chu kỳ từ thời gian bắt đầu đến thời gian kết thúc.

NumericRange

 

Dải chữ số và trị số gia tăng của các số đó.

 

maxValue (giá trị lớn nhất)

Giá trị lớn nhất trong dải.

 

minValue (giá trị nhỏ nhất)

Giá trị nhỏ nhất trong dải

 

increment (trị số gia tăng)

Việc gia tăng tập giá trị có thể được bao hàm bằng cách gia tăng từ giá trị bắt đầu đến giá trị nhỏ nhất.

Pattern

 

Cách biểu diễn theo một biểu mẫu có thể được trình bày như một biểu thức.

 

regularExpression

Biểu thức xác định định dạng nội dung dữ liệu hoặc siêu dữ liệu.

Sequence

 

Trình tự tất cả các số.

 

startValue (giá trị bắt đầu)

Giá trị bắt đầu trong trình tự các giá trị

 

increment (trị số gia tăng)

Việc gia tăng tập các giá trị được ám chỉ bằng cách gia tăng từ giá trị bắt đầu hoặc giá trị nhỏ nhất.

4.5. Lược đồ phân loại

4.5.1. Ngữ cảnh

Gói này xác định cấu trúc hỗ trợ định nghĩa và các quan hệ giữa các loại trong Lược đồ phân loại. Điều này tương tự với gói đối với lược đồ khái niệm. Ví dụ về Lược đồ phân loại là lược đồ để phân loại dữ liệu – đôi khi được hiểu như một lược đồ về lĩnh vực chủ đề hoặc Lược đồ phân loại dữ liệu. Một ví dụ khác là lược đồ quy tắc phân loại báo cáo xác định cấu trúc khái niệm của lược đồ báo cáo trong các nhánh, nhiều “tập” riêng về dữ liệu được mô tả bởi cấu trúc cụ thể (đây là một báo cáo trong báo cáo đầu tiên). Các nút riêng trong lược đồ (“loại”) có thể được liên kết tới các luồng dữ liệu thực tế, lần lượt kết nối với định nghĩa của cấu trúc luồng dữ liệu (ví dụ KeyFamily).

4.5.2. Sơ đồ lớp

Hình 17 Sơ đồ lớp của Lược đồ phân loại

4.5.3. Giải thích sơ đồ

4.5.3.1. Diễn giải

Các loại được mô hình hóa như ItemScheme phân cấp. CategoryScheme kế thừa từ ItemScheme. Và

Category kế thừa từ Item, do đó cả hai đều có các thuộc tính sau:

• id

• uri

urn

version

validFrom

• validTo

Cả hai cùng liên kết với InternationalString để hỗ trợ tên đa ngôn ngữ, mô tả đa ngôn ngữ tùy chọn và liên kết với Annotation để hỗ trợ các chú giải (không được hiển thị trên mô hình).

CategoryScheme có thể có một hoặc nhiều Category. Category có thể không có hoặc có một Category con, do đó hỗ trợ một hệ thống phân cấp của các Category. Chú ý rằng một Category có thể chỉ có một Category cha trong liên kết này. Một CodeSet phức tạp hơn cho phép nhiều hệ thống phân cấp hoặc lớp cha được mô hình hóa sau đó.

4.5.3.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

CategoryScheme

kế thừa từ

ItemScheme

Thông tin mô tả đối với việc sắp xếp và phân chia các loại thành các nhóm dựa trên các đặc điểm, mà các đối tượng đó có các đặc điểm chung.

 

/items

Liên kết loại.

Category

kế thừa từ

Item

Mục ở bất kỳ mức nào trong một phân loại, các loại sắp xếp thành bảng, các phần, các phần nhỏ, các nhóm, các nhóm nhỏ, các lớp, các lớp con.

 

hierarchy

Liên kết với loại cha và con.

4.6. Lược đồ kiểu đối tượng

4.6.1. Ngữ cảnh

Lược đồ này cần thiết trong tài liệu SDMX để định danh kiểu đối tượng trong mô hình SDMX. Ví dụ của một tài liệu như vậy là định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu, quy định tài liệu đính kèm của siêu dữ liệu vào một luồng dữ liệu, một tập khóa hoặc danh sách mã v.v. Đây là một điều cần thiết để định danh kiểu đối tượng và phải được lấy từ “danh sách” hợp lệ của các kiểu đối tượng. Lớp ObjectTypeScheme là một danh sách.

4.6.2. Sơ đồ lớp

Hình 18 Sơ đồ lớp của lược đồ kiểu đối tượng

4.6.3. Giải thích sơ đồ

4.5.3.1. Diễn giải

Các kiểu đối tượng được mô hình hóa như một ItemScheme. ObjectTypeScheme kế thừa từ ItemScheme và IdentifiableObjectType kế thừa từ Item, do đó cả hai điều có các thuộc tính sau:

• id

• uri

urn

version

validFrom

• validTo

Cả hai cũng có liên kết với InternationalString để hỗ trợ tên đa ngôn ngữ, một mô tả đa ngôn ngữ tùy chọn và một liên kết với Annotation hỗ trợ các chú giải (không hiển thị trên mô hình).

ObjectTypeScheme có thể có một hoặc nhiều IdentifiableObjectType

4.6.3.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

ObjectTypeScheme

kế thừa từ

ItemScheme

Tập hợp các kiểu đối tượng định danh (được hiểu như các lớp hoặc các thực thể) được chứa trong mô hình dữ liệu hay việc xác định sản phẩm hoặc mô tả kiểu đối tượng

 

/items

Liên kết với kiểu đối tượng có thể định danh

IdentifiableObject

Type

kế thừa từ

Item

Mô tả một tập đối tượng chia sẻ cùng các thuộc tính, thao tác, phương pháp, quan hệ, và ngữ nghĩa, có định danh để kiểu đối tượng(ví dụ. đối tượng riêng lẻ) có thể được tham chiếu.

4.7. Lược đồ về kiểu

4.7.1. Ngữ cảnh

Đây là một lược đồ về kiểu ví dụ như kiểu dữ liệu. Nó được sử dụng để liên kết một kiểu với sản phẩm khác như ExpressionNode trong đó một kiểu xác định kiểu dữ liệu về kết quả của biểu thức được xác định trong ExpressionNode (xem PHÉP BIẾN ĐỔI VÀ BIỂU THỨC).

4.7.2. Sơ đồ lớp

Hình 19 Sơ đồ lớp của lược đồ về Kiểu

4.7.3. Giải thích sơ đồ

4.7.3.1. Diễn giải

Các kiểu được mô hình hóa như ItemScheme. Lớp TypeScheme được kế thừa từ ItemScheme và Type được kế thừa từ Item, do đó cả hai đều có các thuộc tính sau:

• id

• uri

urn

version

validFrom

• validTo

Cả hai lớp này cùng có liên kết với InternationalString để hỗ trợ tên đa ngôn ngữ, một mô tả đa ngôn ngữ tùy chọn và một liên kết với Annotation để hỗ trợ các chú giải (không được hiển thị trên mô hình).

TypeScheme có thể có một hoặc nhiều Type.

4.7.3.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

TypeScheme

kế thừa từ

ItemScheme

Tập hợp các mục xác định định dạng hợp lệ của dữ liệu để dữ liệu này có thể được xử lý bởi hệ thống máy tính.

 

/items

Liên kết với các kiểu trong lược đồ.

Type

kế thừa từ

Item

Quy định một định dạng dữ liệu do đó có thể được xử lý trong một hệ thống máy tính, ví dụ như số hoặc chuỗi.

 

type

Định danh kiểu.

4.8. Lược đồ tổ chức

4.8.1. Sơ đồ lớp

Hình 20 Sơ đồ lớp của tổ chức

4.8.2. Giải thích sơ đồ

4.8.2.1. Diễn giải

Organisation kế thừa từ Item và cũng có định danh, thông tin về phiên bản và được duy trì trong OrganisationScheme (mà bản thân nó là lớp con của lớp ItemScheme). Organisation có thể vận hành một số OrganisationRole. Hiện tại có ba vai trò được định danh: DataProvider; DataConsumer; MaintenanceAgency. Các lớp được liên kết với các vai trò này được xác định trong (các) gói liên quan tới chúng. Chú ý rằng vai trò của DataProvider và DataConsumer cũng bao quát hoạt động của việc sử dụng và cung cấp siêu dữ liệu.

Mô hình cho phép OrganisationScheme được điều hướng bởi Tổ chức và OrganisationRole hoặc một trong hai. Tuy nhiên, trong khi Organisation có thể thực hiện nhiều OrganisationRole thì Organisation được khuyến cáo rằng bất kỳ OrganisationScheme nào chỉ bao gồm OrganisationRole (ví dụ một trong DataProvider, DataConsumer, MaintenanceAgency ).

Siêu dữ liệu được đính kèm với OrganisationRole bởi các phương tiện của cơ chế đính kèm siêu dữ liệu. Cơ chế này được giải thích trong Siêu dữ liệu Tham chiếu (xem điều 7). Điều này có nghĩa là mô hình không quy định siêu dữ liệu cụ thể mà được đính kèm với một DataProvider hoặc MaintenanceAgency, như thông tin liên hệ, điều này có thể được cung cấp theo hình thức động sử dụng cơ chế đính kèm siêu dữ liệu.

Tập thông tin Contact giới hạn có thể được đính kèm ở mức OrganisationScheme. Nếu nhiều thông tin liên hệ được yêu cầu thì điều này có thể đạt được thông qua Siêu dữ liệu Tham chiếu.

MaintenanceAgency có thể duy trì nhiều MaintainableArtefact. MaintainableArtefact là một lớp trừu tượng và các lớp cụ thể chỉ được ra tại lúc bắt đầu khi chúng được mô tả ở đó.

4.8.2.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

OrganisationScheme

kế thừa từ

ItemScheme

Tập hợp được duy trì của các tổ chức.

 

contact

Liên kết với thông tin liên hệ trong lược đồ.

 

/items

Liên kết với các tổ chức trong lược đồ.

 

/items

Liên kết với các vai trò của tổ chức trong lược đồ.

Contact

 

Thể hiện vai trò của cá nhân hoặc tổ chức (cá nhân hoặc bộ phận của tổ chức) mà (các) mục thông tin, (các) đối tượng tài liệu và/hoặc cá nhân có thể gửi đến hoặc từ một ngữ cảnh.

 

name

Thiết kế Thông tin liên hệ cá nhân bằng biểu thức ngôn ngữ.

 

department

Thiết kế cấu trúc tổ chức bằng một biểu thức ngôn ngữ, trong các công việc liên quan đến thông tin liên hệ cá nhân.

 

role

Trách nhiệm của cá nhân đối với đối tượng mà cá nhân này là một liên lạc

 

telephone

Số điện thoại để liên lạc

 

fax

Số fax để liên lạc

 

email

Địa chỉ email để liên lạc.

Organisation

kế thừa từ

Item

Tổ chức là khuôn khổ duy nhất của cơ quan có thẩm quyền nơi cá nhân làm việc hoặc được thiết kế để hoạt động và đạt được các mục đích.

 

/hierarchy

Liên kết giữa hai tổ chức trong quan hệ cha/con

 

+role

Liên kết với vai trò của tổ chức

OrganisationRole

kế thừa từ

Chức năng và hoạt động của tổ chức, trong xử lý bằng thống kê như là tập hợp, việc xử lý và phổ biến.

 

+organisation

Liên kết với tổ chức.

MaintenanceAgency

kế thừa từ

OrganisationRole

Cơ quan có trách nhiệm về duy trì các sản phẩm như phân loại bằng thống kê, các định nghĩa cấu trúc của tập khóa và các định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu.

DataProvider

kế thừa từ

OrganisationRole

Tổ chức mà sản xuất ra dữ liệu hoặc siêu dữ liệu tham chiếu.

DataConsumer

kế thừa từ

OrganisationRole

Tổ chức sử dụng dữ liệu như một đầu vào để xử lý thêm.

MaintainableArtefact

 

Xem điều về định danh, xác định phiên bản và duy trì

 

+Maintainer

Liên kết với cơ quan duy trì.

4.9. Liên kết lược đồ mục

4.9.1. Ngữ cảnh

ItemSchemeAssociation được sử dụng để liên kết các Item trong hai ItemScheme khác nhau. Đây là cơ chế chung có thể sử dụng để ánh xạ các Item. Các mô hình cụ thể tồn tại để ánh xạ các sơ đồ trong đó các Item trong ItemScheme tương đương với nhau về ngữ nghĩa. Các mô hình hiện có:

• CodeList

• ConceptScheme

• CategoryScheme

Chi tiết thêm xem điều 9 – ÁNH XẠ VÀ TẬP CẤU TRÚC.

4.9.2. Sơ đồ lớp

Hình 21 Sơ đồ lớp về liên kết lược đồ mục

4.9.3. Giải thích sơ đồ

4.9.3.1. Diễn giải

ItemSchemeAssociation kế thừa từ ItemScheme và ItemAssociation kế thừa từ item do đó cả hai kế thừa khả năng có được đặc tính liên kết – vì vậy, phải chú ý đến định nghĩa của siêu dữ liệu bổ sung được đính kèm với ItemSchemeAssociation và ItemAssociation. AssociationType xác định vai trò của ItemSchemeAssociation và ItemAssociation. Chú ý rằng Item được liên kết bởi associationType – nó nằm trong lược đồ cụ thể (danh sách mã) của các vai trò.

4.9.3.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc tính

Mô tả

ItemSchemeAssociation

kế thừa từ

ItemScheme

Liên kết hai lược đồ mục theo cách được xác định bởi vai trò liên kết.

 

/source

Liên kết lược đồ mục nguồn.

 

/target

Liên kết lược đồ mục đích.

 

/items

Liên kết các liên kết mục mà mỗi liên kết kết nối với một mục nguồn và đích.

 

+associationType

Đây là một kết nối với mục trong lược đồ mục mà xác định vai trò của liên kết lược đồ mục.

 

/properties

Liên kết đặc tính với liên kết lược đồ mục.

ItemAssociation

kế thừa từ

Item

 

 

/source

Liên kết mục nguồn

 

/target

Liên kết mục đích

 

+associationType

Đây là một kết nối với mục trong lược đồ mục mà xác định vai trò của liên kết mục

 

/properties

Liên kết đặc tính với liên kết mục

5. Tập khóa (Định nghĩa cấu trúc dữ liệu) và tập dữ liệu

5.1. Giới thiệu

KeyFamily là tên lớp của định nghĩa cấu trúc dữ liệu. Nhiều tổ chức hiểu định nghĩa này là “Định nghĩa cấu trúc dữ liệu” vì vậy hai tên đó là đồng nghĩa với nhau. Thuật ngữ tập khóa được sử dụng trong tiêu chuẩn này.

Nhiều kết cấu trong lớp này của mô hình kế thừa từ lớp SDMX cơ sở. Do đó, cần phải nghiên cứu cả tính kế thừa lẫn các sơ đồ quan hệ để hiểu được chức năng của các gói riêng lẻ. Ở các mô hình con đơn giản, chúng chỉ ra trong cùng một sơ đồ, nhưng được loại bỏ khỏi các lớp con phức tạp để đảm bảo tính rõ ràng. Trong các trường hợp này, sơ đồ dưới đây chỉ ra biểu đồ hình cây về các lớp liên quan đến các định nghĩa cấu trúc dữ liệu.

Có rất ít lớp bổ sung trong mô hình con này, thay vì đó chúng được chỉ ra trong sơ đồ kế thừa dưới đây. Nói cách khác, SDMX cơ sở chỉ ra hầu hết cấu trúc của mô hình con này trong cả các thuật ngữ về tính liên kết lẫn các thuật ngữ về thuộc tính. Các sơ đồ quan hệ chỉ ra trong điều này chỉ rõ khi các liên kết này được kế thừa từ SDMX cơ sở ( xem Phụ lục “Hướng dẫn ngắn về UML trong Mô hình thông tin SDMX” để xem xét ký pháp bằng sơ đồ sử dụng để mô tả).

Kết cấu thực tế của SDMX cơ sở trong đó các lớp cụ thể kế thừa nhờ các yêu cầu của lớp:

• Chú thích – AnnotableArtefact

• Định danh – IdentifiableArtefact

• Xác định phiên bản – VersionableArtefact

• Duy trì – MaintainableArtefact

5.2. Tổng quan về tính kế thừa

5.2.1. Sơ đồ lớp

Hình 22 Lớp kế thừa trong tập khóa và các gói tập dữ liệu

5.2.2. Giải thích sơ đồ

5.2.2.1. Diễn giải

Các lớp trong siêu mô hình SDMX mà yêu cầu các chú thích kế thừa từ AnnotableArtefact. Đó:

IdentifiableArtefact

Các lớp trong siêu mô hình SDMX mà yêu cầu các chú thích, định danh toàn cầu, tên và mô tả ở đa ngôn ngữ được tạo từ IdentifiableArtefact. Đó:

VersionableArtefact

Các lớp trong siêu mô hình SDMX mà yêu cầu các chú thích, định danh toàn cầu, tên và mô tả ở đa ngôn ngữ và xác định bằng phiên bản được tạo từ: VersionableArtefact. Đó:

MaintainableArtefact

Item

Các lớp trừu tượng biểu diễn thông tin, được duy trì bởi các cơ quan duy trì, tất cả kế thừa từ MaintainableArtefact, chúng cũng kế thừa tất cả các đặc trưng của VersionableArtefact, đó:

StructureUsage

Structure

ItemScheme

Tất cả các lớp trên là trừu tượng, điều quan trọng cần hiểu về các lược đồ lớp trong điều này là các lớp cụ thể kế thừa từ các lớp trừu tượng này.

Các lớp cụ thể trong các gói siêu mô hình về tập dữ liệu và tập khóa SDMX, yêu cầu được duy trì bởi các cơ quan duy trì, tất cả kế thừa (qua các lớp trừu tượng khác) từ MaintainableArtefact, đó:

• DataflowDefinition

• KeyFamily

Các cấu trúc thành phần là các danh sách của các danh sách, kế thừa trực tiếp từ Structure. Structure chứa một vài danh sách các phần tử (ví dụ. KeyFamily chứa danh sách các chiều kích thước, danh sách các đo lường và các thuộc tính). Về tập khóa (các định nghĩa cấu trúc dữ liệu) lớp (cấu trúc) cụ thể về các định nghĩa cấu trúc dữ liệu:

• KeyFamily

Các lớp trừu tượng kế thừa từ ComponentList và các thành phần phụ của KeyFamily:

• KeyDescriptor

• GroupKeyDescriptor

• MeasureDescriptor

• AttributeDescriptor

Các lớp kế thừa từ Component (ví dụ: chúng là các thành phần cụ thể của các lớp trên):

Measure

Dimension

Attribute

Thuộc tính có thêm một lớp trừu tượng của:

DataAttribute

Các lớp cụ thể mà kế thừa từ các lớp trừu tượng Measure DataAttribute:

• CodedMeasure

• UncodedMeasure

• CodedDataAttribute

• UncodedDataAttribute

Hơn nữa, các sản phẩm không được mã hóa (UncodedDataAttribute và UncodedMeasure) kế thừa từ UncodedArtefact và các sản phẩm được mã hóa (CodedDataAttribute và CodedMeasure) kế thừa từ CodedArtefact. Sự khác nhau giữa CodedArtefact UncodedArtefact (được trình bày chi tiết hơn trong đoạn giải thích các cấu trúc cơ sở):

CodedArtefact có một liên kết với ItemScheme, trong ngữ cảnh của KeyFamily là lớp CodeList con.

UncodedArtefact không có liên kết này nhưng nó lại có các thuộc tính bổ sung để mô tả kiểu và định dạng của nó.

Các đo lường phần giao là các lớp con của các đo lường chuỗi thời gian, của lớp XSMeasure trừu tượng

• UncodedXSMeasure kế thừa từ UncodedMeasure và XSMeasure

CodedMeasure kế thừa từ CodedMeasure và XSMeasure

Cuối cùng, MeasureTypeDimension là lớp con của Dimension khi nó có các liên kết cụ thể về bản thân Dimension (xem sơ đồ quan hệ bên dưới). Ngoại trừ MeasureTypeDimension vai trò cụ thể được thể hiện bởi các Dimension được hỗ trợ bởi liên kết với vai trò và không được mô tả như các lớp con.

Các lớp cụ thể được định danh ở trên là toàn bộ các lớp được yêu cầu để xác định siêu mô hình về KeyFamily. Các sơ đồ và giải thích trong đoạn còn lại của điều này chỉ ra cách các lớp cụ thể hỗ trợ chức năng yêu cầu.

5.3. Tổng quan về Quan hệ tập khóa

5.3.1. Sơ đồ lớp

Hình 23 Sơ đồ lớp về quan hệ tập khóa bao gồm biểu diễn

Hình 24 Sơ đồ lớp về quan hệ của việc biểu diễn tập khóa

5.3.2. Giải thích các sơ đồ

5.3.2.1. Diễn giải

KeyFamily xác định các Dimension, DataAttribute, Measure và liên kết Representation bao gồm cấu trúc dữ liệu và siêu dữ liệu hợp lệ liên quan có trong DataSet, được xác định bởi DataflowDefinition.

DataflowDefinition liên kết KeyFamily với một hoặc nhiều Category (từ các CategoryScheme khác nhau) thông qua lớp cha của DataflowDefinition – StructureUsage. Nó chi ra một hệ thống có khả năng chỉ rõ các DataSet có thể được báo cáo/phổ biến đối với Category cho trước và các DataSet có thể được báo cáo sử dụng định nghĩa KeyFamily. DataflowDefinition cũng có thể có các siêu dữ liệu bổ sung mà xác định thông tin có chất lượng và các ràng buộc khi sử dụng KeyFamily ví dụ như tập con của các Code sử dụng trong một Dimension ( nó được nhắc đến sau – xem điều 9 ” Sự cung cấp và các ràng buộc về Dữ liệu”). Mỗi DataflowDefinition phải có một KeyFamily xác định cấu trúc của bất kỳ DataSet nào được báo cáo/phổ biến.

Dimension, DataAttribute Measure mỗi cái được kết nối với Concept xác định tên và ngữ nghĩa của nó. Các giá trị hợp lệ về một Dimension, Measure hoặc DataAttribute, khi được sử dụng trong KeyFamily này, được xác định bởi Representation. Representation được lấy ra từ định nghĩa Concept (coreRepresentation) nếu nó không được ghi đè trong KeyFamily (localRepresentation).

Dimension có thể được nhóm theo hai cách:

1. Sẽ luôn luôn có một nhóm KeyDescriptor định danh tất cả Dimension bao gồm khóa đầy đủ.

2. Có thể tùy chọn nhiều GroupKeyDescriptor mỗi GroupKeyDescriptor định danh nhóm các Dimension mà có thể tạo khóa từng phần. GroupKeyDescriptor phải được định danh (GroupKeyDescriptor.id) và được sử dụng trong GroupKey của DataSet để nhóm các tập khóa tới DataAttribute được đính kèm.

Measure là hiện tượng quan sát và một tập các Measure trong KeyFamily được nhóm bởi MeasureDescriptor đơn lẻ. Một Measure có thể được mã hóa (CodedMeasure) hoặc không mã hóa (UncodedMeasure) – các lớp con cụ thể của Measure này không được chỉ ra trên sơ đồ.

DataAttribute xác định một đặc điểm của dữ liệu mà được tập hợp hoặc phổ biến và được nhóm trong KeyFamily bởi một AttributeDescriptor đơn lẻ. DataAttribut có thể được quy định là bắt buộc, điều kiện hoặc tùy chọn (khi xác định trong usageStatus – kế thừa từ lớp Attribute cha).

DataAttribute là lớp trừu tượng và còn là một CodedDataAttribute hoặc UncodedDataAttribute.

DataAttribute được quy định “có thể đính kèm với” một phần của cấu trúc KeyFamily. DataAttribute có thể được quy định có thể đính kèm với một tập bắt buộc của các IdentifiableArtefact. Tập bắt buộc đó:

• Measure (Phép đo)

DataSet (Tập dữ liệu)

XSDataSet (Tập dữ liệu XS)

KeyDescriptor (Mô tả khóa)

GroupKeyDescriptor (Mô tả Khóa mật mã)

Điều này quy định rằng DataAttribute được đính kèm với tập con chuỗi khóa hoặc tập con các giá trị mà thành phần có thể mang (ví dụ như Dimension). Điều này được quy định bằng việc công bố trong GroupKeyDescriptor rằng có một AttachmentConstraint (isAttachmentConstraint) quy định tập con này. Id của AttachmentConstraint giống với Id của GroupKeyDescriptor. Các AttachmentContraint được mô tả trong điều 10.3. Nếu có AttachmentConstraint thì GroupKeyDescriptor không quy định bất kỳ Dimension nào, khi chiều kích thước ràng buộc được xác định trong AttachmentConstraint.

Các cấu trúc hợp lệ về định nghĩa KeyFamily trong đó DataAttribute được quy định có thể đính kèm và cấu trúc thực tế trong DataSet trong đó AttributeValue được đính kèm:

• DataSet và XSDataSet – AttributeValue đính kèm với DataSet hoặc XSDataSet

• GroupKeyDescriptor(định danh thêm bởi GroupKeyDescriptor.id) AttributeValue

đính kèm với GroupKey,Group, Section

• KeyDescriptor – AttributeValue đính kèm với TimeSeriesKey

Measure-AttributeValue đính kèm với Observation hoặc XSObservation

Nếu có yêu cầu gắn siêu dữ liệu với các sản phẩm của KeyFamily khác như Dimension hoặc thậm chí với KeyFamily hoặc tới các lát cắt của khối dữ liệu trong đó không có AttachmentConstraint nào được quy định trong KeyFamily, thì các lớp này được quy định trong định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu, điều này sẽ được giải thích sau.

Các Concept được sử dụng cho mỗi Dimension, Measure DataAttribute đóng vai trò cụ thể trong KeyFamily và liên kết với ConceptRole. Các vai trò được quy định trong kiểu dữ liệu ConceptRoleType và mỗi kiểu thành phần được quy định bởi vai trò thể hiện trong bảng dưới đây

Vai trò

Mô tả

Hợp lệ với kiểu thành phần

Vai trò được thực hiện bởi nhiều thành phần

frequency

định danh concept đóng vai trò thường xuyên

DimensionDataAtribute

No

count

định danh concept đóng vai trò của thẻ định danh trong đó thẻ định danh được lấy từ hệ thống đếm

DimensionDataAtribute

Yes

measureType

định danh concept đóng vai trò của việc định danh phép đo

Dimension

Yes

entity

định danh concept đóng vai trò đối tượng cho người tham khảo dữ liệu (ví dụ: đại lý có báo cáo chính, quốc gia có báo cáo thứ cấp)

DimensionDataAtribute

No

time

định danh concept quy định thời gian quan sát của primaryMeasure

Dimension

No

nonObsTime

định danh concept đóng vai trò thẻ định danh ngày tháng trong KeyFamily mà không liên quan tới thời gian quan sát

DimensionDataAtribute

Yes

primaryMeasure

định danh concept đóng vai trò quan sát chuỗi thời gian

Measure

No

identity

định danh concept đóng vai trò thẻ định danh được lấy từ lược đồ định danh đã biếtn

DimensionDataAtribute

Yes

Mỗi Dimension, Measure và DataAttribute có thể có một Type và Representation quy định (sử dụng các liên kết localType và localRepresentation). Nếu Type Representation không được quy định trong định nghĩa KeyFamily thì Type Representation được lấy từ liên kết xác định với Concept (các liên kết coreType và coreRepresentation). Sơ đồ lớp ở hình 24 đã mô tả hiệu quả điều đó.

1. Concept có một liên kết với Representation (coreRepresentation) và với Kiểu (coreType)

2. Component có một liên kết với Representation (localRepresentation) và với Kiểu (localType).

3. Dimension, DataAttribute và Measure tất cả kế thừa từ Component do đó kế thừa các liên kết localRepresentation và localType – chỉ ra trong sơ đồ như các liên kết kế thừa (/localRepresentation, /localType)

Định nghĩa của các Facet và Type có thể được tìm thấy trong điều 4.4.

MeasureTypeDimension liên kết với CodeList, các Code của MeasureTypeDimension sẽ trở thành các XSMeasure trong tập khóa của phần giao và hỗ trợ sự biến đổi của tập dữ liệu phần giao thành chuỗi thời gian và ngược lại: các Concept là các XSMeasure trong tập khóa của phần giao là các Code trong CodeList liên kết với MeasureTypeDimension. Mỗi XSMeasure có một hướng liên kiết với MeasureTypeDimension và Code. Code này được chứa trong CodeList liên kết với MeasureTypeDimension. Có thể có nhiều hơn một MeasureTypeDimension trong KeyFamily.

Hơn nữa, CodeList được đính kèm với mỗi CodedDataAttribute xác định các đặc điểm của phép đó (ví dụ như đơn vị đo lường) của mỗi XSMeasure trong tập dữ liệu phần giao được nối với nhau thành CodeList đơn lẻ để xác định các đặc điểm về đo đạc của Measure liên quan trọng chuỗi thời gian tương ứng.

Ví dụ, nếu có ba XSMeasure Concept gọi là Cân nặng(Weight), Giá trị(Value), Âm lượng (Volume) thì khi biến đổi thành chuỗi thời gian XSMeasure Concept trở thành Dimension bổ sung (MeasureTypeDimension) với ba giá trị trong CodeList liên kết (cân nặng, giá trị, âm lượng). Measure đơn lẻ trong chuỗi thời gian có thể có Đơn vị đo lường CodedAttribute được liên kết với CodeList: CodeLis này phải có tất cả giá trị của ba CodeList sử dụng cho ba XSMeasure

Định nghĩa KeyFamily có thể được mở rộng để tạo ra một KeyFamily. Việc mở rộng của KeyFamily được giới hạn cho:

• Bổ sung các Dimension, DataAttribute Measure

• Quy định việc bổ sung của các GroupDescriptor

Thay đổi usageStatus với một DataAttribute

Thay đổi CodeList được sử dụng cho một Dimension hoặc DataAttribute

• Thay đổi DataAttribute từ CodedDataAttribute thành UncodedDataAttribute hoặc ngược lại

5.3.2.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

StructureUsage

 

Xem “SDMX Cơ sở”.

 

classify

Liên kết với một hoặc nhiều loại trong các lược đồ, xác định việc phân loại dữ liệu theo các thuật ngữ của dữ liệu được báo cáo hoặc phổ biến

Category

 

Xem “Lược đồ phân loại”.

DataflowDefinition

kế thừa từ

StructureUsage

Khái niệm trừu tượng(ví dụ: cấu trúc không có dữ liệu) của một luồng dữ liệu mà các nhà cung cấp cung ứng các giai đoạn tham chiếu khác nhau.

 

structure

Liên kết định nghĩa luồng dữ liệu với một tập khóa.

KeyFamily

 

Tập hợp các khái niệm siêu dữ liệu, cấu trúc của chúng và việc sử dụng khi thu thập và phổ biến dữ liệu.

 

/grouping

Liên kết với tập các khái niệm siêu dữ liệu có vai trò cấu trúc định danh trong tập khóa.

 

classify

Liên kết loại được thực hiện bởi luồng dữ liệu phân loại này.

GroupKeyDescriptor

kế thừa từ

ComponentList

Tập các khái niệm siêu dữ liệu, xác định một khóa từng phần được tạo từ mô tả khóa trong tập khóa.

 

isAttachment

Constraint

Quy định xem liệu có Ràng buộc Đính kèm quy định tập con Chiều kích thước, Đo lường hoặc các giá trị Thuộc tính trong đó Thuộc tính có thể được đính kèm.

 

/components

Liên kết với thành phần trong tập các thành phần.

KeyDescriptor

kế thừa từ

ComponentList

Tập các khái niệm siêu dữ liệu kết hợp, phân loại một chuỗi thống kê, ví dụ chuỗi thời gian và giá trị của nó, khi kết hợp, ví dụ như một tập dữ liệu, định danh duy nhất một chuỗi cụ thể.

 

/components

Liên kết với một thành phần trong tập các thành phần.

AttributeDescriptor

kế thừa từ

componentList

Tập các khái niệm siêu dữ liệu định nghĩa các thuộc tính của tập khóa.

 

/components

Liên kết với thành phần trong một tập các thành phần.

MeasureDiscriptor

kế thừa từ

ComponentList

Tập các khái niệm siêu dữ liệu xác định các đo lường của tập khóa.

 

/components

Liên kết với thành phần trong một tập các thành phần

Demension

kế thừa từ

Component

Các lớp con:

MeasureTypeDimension

Một khái niệm thống kê được sử dụng (cùng với hầu hết các khái niệm thống kê khác) để định danh chuỗi thống kê, như chuỗi thời gian, ví dụ: một khái niệm thống kê bao gồm hoạt động kinh tế nào đó hoặc một khu vực tham chiếu địa lý

 

conceptIdentity

Liên kết với khái niệm siêu dữ liệu mà xác định ngữ nghĩa của thành phần

 

/localType

Liên kết một Kiểu (kiểu dữ liệu) mà ghi đè bất kỳ kiểu lõi quy định cho khái niệm đó

 

/localRepresentation

Liên kết với một biểu diễn mà ghi đè bất kỳ biểu diễn chính quy định cho Khái niệm đó

MeasureTypeDimension

kế thừa từ

Dimension

Một khái niệm siêu dữ liệu được sử dụng để đề cập tới và định danh một chiều kích thước trong chuỗi thời gian, xác định các khái niệm về đo lường khi dữ liệu phần giao được biểu diễn trong chuỗi thời gian

DataAttribute

Lớp trừu tượng

Các lớp con:

Đặc điểm của một đối tượng hoặc một mục

 

/localType

Liên kết một Kiểu (kiểu dữ liệu) ghi đè bất kỳ kiểu lõi quy định cho khái niệm đó)

 

/localRepresentation

Liên kết với một biểu diễn mà ghi đè bất kỳ biểu diễn chính nào quy định cho Khái niệm đó

UncodedDataAttribute

kế thừa từ

DataAttribute

Đặc điểm của một đối tượng hoặc thực thể có một biểu diễn bằng bản tự do.

CodedDataAttribute

Kế thừ từ

DataAttribute

Đặc điểm của một đối tượng hoặc thực thể lấy giá trị từ danh sách mã

Measure

kế thừa từ

Component

Các lớp con:

CodedMeasure

UncodedMeasure

Khái niệm là một hiện tượng được đo ở tập dữ liệu về chuỗi thời gian. Trong một tập dữ liệu thì trường hợp đo này thường được gọi là quan sát

 

/localType

Liên kết một Kiểu (kiểu dữ liệu) ghi đè bất kỳ kiểu lõi nào quy định cho khái niệm đó

 

/localRepresentat ion

Liên kết với một biểu diễn mà ghi đè bất kỳ biểu diễn chính quy định nào quy định cho Khái niệm đó

CodedMeasure

kế thừa từ Measure Các lớp con:

CodedXSMeasure

Đo lường về chuỗi thời gian được mã hóa.

UncodedMeasure

kế thừa từ Measure Các lớp con:

UncodedXSMeasure

Đo lường về chuỗi thời gian không được mã hóa

CodedXSMeasure

kế thừa từ

CodedMeasure

Đo lường phần giao được mã hóa.

UncodedMeasure

kế thừa từ

Measure

Đo lường phần giao không được mã hóa

 

XSMeasure

 

XSMeasure

 

Hiện tượng được đo trong tập dữ liệu phần giao

ConceptRole

 

Quy định vai trò mà một khái niệm thực hiện khi sử dụng trong thành phần cấu trúc, ví dụ như một chiều kích thước trong tập khóa

 

role

Định danh vai trò cụ thể

5.4. Quan điểm về quan hệ theo chuỗi thời gian – tập dữ liệu

5.4.1. Ngữ cảnh

Tập dữ liệu bao gồm tập hợp các giá trị dữ liệu và siêu dữ liệu liên kết, được tập hợp hoặc phổ biến theo định nghĩa tập khóa đã biết.

5.4.2. Sơ đồ lớp

Hình 25 Sơ đồ lớp về tập siêu dữ liệu chuỗi thời gian

5.4.3. Giải thích sơ đồ

5.4.3.1. Diễn giải

Ghi nhớ rằng DataSet phải phù hợp với định nghĩa KeyFamily, liên kết với DataflowDefinition trong đó DataSet là “trường hợp của dữ liệu”. Trong khi mô hình biểu diễn việc liên kết với các lớp của KeyFamily, điều này được dùng cho các mục đích về khái niệm để chỉ ra kết nối với KeyFamily. Trong DataSet hiện tại khi trao đổi phải có, tuy nhiên, nó là một tham chiếu với DataflowDefinition, định nghĩa KeyFamily không cần thiết trao đổi với dữ liệu. Do đó, các lớp KeyFamily được biểu diễn trong các vùng xám, khi chúng không phải là một phần của DataSet.

Một tổ chức trong vai trò của DataProvider có thể có trách nhiệm cho một hoặc nhiều DataSet. DataProvider có thể có một DataflowAgreement mà kết nối với DataflowDefinition trong đó DataSet này đang được cung cấp. DataflowAgreement và DataflowDefinition được mô tả sau đó trong đoạn về Việc cung cấp Dữ liệu.

Chuỗi thời gian của DataSet là một tập hợp của các Observation mà chia sẻ cùng một chiều kích thước, được quy định bởi một tập Dimension duy nhất xác định trong KeyDescriptor của KeyFamily, cùng kết hợp với các AttributeValue xác định các đặc điểm cụ thể về Observation, Key hoặc DataSet.

Về chuỗi thời gian, mỗi kết hợp duy nhất của KeyValue (TimeseriesKey) kết hợp với một TimePeriod, định danh một Observation.

Observation là một giá trị của biến được đo cho Concept, liên kết với Measure trong MeasureDescriptor của KeyFamily. Observation có thể liên quan tới CodedMeasure – đây là CodedObservation – hoặc một UncodedMeasure – đây là UncodedObservation.

GroupKey là một đơn vị con của Key có cùng chiều kích thước như TimeseriesKey, nhưng xác định một tập con của các KeyValue của TimeseriesKey. Cấu trúc chiều kích thước phụ của nó được xác định trong GroupKeyDescriptor của KeyFamily định danh bởi cùng một id như GroupKey. Id định danh một “kiểu” nhóm và mục đích của GroupKey là định danh một tập TimeseriesKey riêng để một hoặc nhiều AttributeValue có thể gán với nhóm này. Có thể có nhiều kiểu nhóm trong một DataSet.

Mỗi DataSet, TimeseriesKey, GroupKey và Observation có thể không có hoặc có nhiều AttributeValue mà xác định một vài siêu dữ liệu về đối tượng mà nó liên kết. Các Concept và các đối tượng cho phép mà các siêu dữ liệu này được liên kết, xác định trong KeyFamily. Việc kết nối với đối tượng trong DataSet được biểu diễn bởi sự liên kết với AttachableArtefact. Sơ đồ dưới đây chỉ ra hai kiểu đối tượng mà AttributeValue được đính kèm.

Hình 26 Giá trị thuộc tính đính kèm với tập dữ liệu theo chuỗi thời gian

Do đó AttributeValue kết nối với kiểu đối tượng (DataSet, TimeseriesKey, GroupKey, CodedObservation, UncodedObservation)và đối tượng hiện tại được định danh bởi khóa của nó (ví dụ. DataSet, các KeyValue của TimeseriesKey hoặc GroupKey, hoặc Observation (timeseriesKey cộng với TimePeriod).

5.4.3.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

DataSet

 

Tập hợp dữ liệu có tổ chức.

 

reportingPeriod

Khoảng thời gian cụ thể trong hệ thống hệ thống khoảng thời gian được biết định danh giai đoạn của một báo cáo.

 

dataExtractionDate

Khoảng thời gian cụ thể định danh ngày tháng và thời gian mà dữ liệu được trích từ nguồn dữ liệu.

 

describedBy

Liên kết một định nghĩa luồng dữ liệu và liên quan tới tập khóa của tập dữ liệu

Key

Lớp trừu tượng

Các lớp con

TimeseriesKey

GroupKey

Bao gồm sản phẩm về giá trị của các chiều kích thước trong đó định danh duy nhất một chuỗi thống kê ví dụ như chuỗi thời gian

 

keyValues

Liên kết các giá trị khóa riêng bao gồm khóa.

KeyValue

 

Giá trị của thành phần khóa ví dụ như giá trị của trường hợp Chiều kích thước trong cấu trúc đa chiều kích thước, giống như việc mô tả khóa trong tập khóa.

 

value

Giá trị của thành phần khóa.

 

valueFor

Liên kết một chiều kích thước với Giá trị khóa và với Khái niệm là ngữ nghĩa của Chiều kích thước.

GroupKey

kế thừa từ

Key

Tập các giá trị khóa bao gồm khóa từng phần, của cùng chiều kích thước như Khóa của Chuỗi Thời gian và cùng nhóm một tập các khóa của chuỗi (ví dụ. phạm vi của các khóa của chuỗi Thời gian được định danh bởi tập khóa xác định bằng cách sử dụng cùng chiều kích thước như Khóa của Chuỗi Thời gian)

 

valueFor

Liên kết mô tả nhóm khóa xác định trong tập khóa.

 

groups

Liên kết một tập các khóa của

Chuỗi Thời gian.

TimeseriesKey

kế thừa từ

Key

Bao gồm sản phẩm của các giá trị về các chiều kích thước định danh duy nhất một chuỗi thời gian.

TimePeriod

 

Một khoảng thời gian trong một hệ thống các gian đoạn thời gian đã biết.

 

timeValue

Giá trị của một khoảng thời gian.

Observation

Lớp trừu tượng

Các lớp con

UncodedObservation

CodedObservation

Giá trị ở giai đoạn riêng của một biến riêng.

UncodedObservation

kế thừa từ

Observation

Quan sát có giá trị nguyên bản.

 

value

Giá trị nguyên bản của quan sát.

 

valueFor

Liên kết đo lường không được mã hóa xác định trong tập khóa.

CodedObservation

kế thừa từ

Observation

quan sát lấy giá trị từ một mã trong danh sách mã.

 

valueFor

Liên kết đo lường được mã hóa xác định trong tập khóa.

 

+value

Liên kết với mã, là giá trị của quan sát.

AttributeValue

Các lớp con của lớp trừu tượng

UncodedAttributeValue

CodedAttributeValue

Giá trị của thuộc tính, ví dụ như trường hợp của thuộc tính được mã hóa hoặc của thuộc tính không mã hóa trong cấu trúc như tập khóa.

 

attachesTo

Liên kết thuộc tính với đối tượng được đính kèm.

AttachableArtefact

 

Đối tượng mà giá trị thuộc tính được đính kèm.

UncodedAttributeValue

kế thừa từ

AttributeValue

Giá trị thuộc tính mà có giá trị nguyên bản.

 

value

Giá trị nguyên bản của thuộc tính.

 

valueFor

Liên kết thuộc tính dữ liệu được mã hóa xác định trong tập khóa.

CodedAttributeValue

kế thừa từ

AttributeValue

Thuộc tính mà lấy giá trị từ một mã trong danh sách mã.

 

valueFor

Liên kết thuộc tính dữ liệu không được mã hóa xác định trong tập khóa.

 

+value

Liên kết với mã, đó là giá trị của quan sát.

5.5. Quan điểm quan hệ của tập dữ liệu phần giao

5.5.1. Sơ đồ lớp

Hình 27 Sơ đồ lớp về tập dữ liệu phần giao

5.5.2. Giải thích sơ đồ

5.5.2.1. Diễn giải

Tập dữ liệu phần giao – XSDataSet – khác với DataSet chuỗi thời gian theo các cách sau đây:

1. Không có “khóa đầy đủ” được quy định vì vậy không có khái niệm của “khóa phần giao” khi có khái niệm của một khóa của chuỗi thời gian trong chuỗi thời gian của tập khóa: dữ liệu phần giao được định danh bởi một hoặc nhiều khóa từng phần bao gồm cùng với “khóa đầy đủ”

2. Ý nghĩa của “nhóm” khác với chuỗi thời gian: trong một chuỗi thời gian GroupKey nhóm chuỗi thời gian riêng để các thuộc tính chung có thể được đính kèm. Vai trò của Group trong tập dữ liệu phần giao: nó mô tả khóa từng phần (phải được kết hợp với các khóa trong các thành phần phụ để định danh đầy đủ việc quan sát); và nó là một cấu trúc mà các thuộc tính có thể được đính kèm.

3. Các giá trị Dimension (KeyValue) có thể được diễn đạt ở một trong ba mức trong cấu trúc: GroupKey, Section và XSObservation. Do đó, các khóa từng phần có thể được biểu thị ở mỗi mức trong các mức này, cùng tạo ra khóa đầy đủ.

4. Tương tự, các AttributeValue có thể được liên kết ở bất kỳ mức nào trong ba mức, công với mức của bản thân XSDataSet.

5. Nếu giờ hiện hữu trong XSDataSet thì nó được biểu thị ở bất kỳ mức nào của Group.

Chú ý rằng định nghĩa KeyFamily không cần bắt buộc Dimension hoặc Attribute riêng được báo cáo ở mức riêng: nó là bản chất của nhiều chuỗi liên lĩnh vực cho khía cạnh này. Điều kiện tối thiểu trong định nghĩa KeyFamily để hỗ trợ tập dữ liệu miền liên lĩnh vực:

• Biểu thị GroupKeyDescriptor chứa tất cả Dimension

• Tạo ra tất cả MetadataAttribute có thể đính kèm ở mức này.

Rõ ràng, định nghĩa KeyFamily có thể mang tính quy tắc hơn và xác định các nội dung chính xác của mỗi Group, Section và XSObservation bằng cách biểu thị nhiều GroupKeyDescriptor, mỗi GroupKeyDescriptor riêng được định danh bởi GroupKeyDescriptor.id.

Định danh XSObservation lấy từ Code trong CodeList được MeasureTypeDimension sử dụng trong định nghĩa KeyFamily. Có thể có nhiều XSObservation trong một Section, mỗi XSObservation chứa giá trị báo cáo về một trong nhiều Code (chú ý rằng mỗi Code cũng định danh các KeyValue và AttributeValue đã đề cập ở trên).

Liên kết với các kết cấu KeyFamily được biểu diễn bởi các lớp trong hộp mầu xám. Với chuỗi thời gian của DataSet, sẽ có một tham chiếu tới DataFlowDefinition trong XSDataSet.

5.5.2.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

XSComponent

Lớp trừu tượng

Các lớp con:

DataSet

Group

 

KeyValue

 

Giá trị thành phần của một khóa như giá trị của trường hợp một chiều kích thước trong cấu trúc đa chiều kích thước, giống mô tả khóa của tập khóa.

XSDataSet

 

Tập hợp có tổ chức của dữ liệu miền liên lĩnh vực.

Group

kế thừa từ

XSComponent

Tập các giá trị khóa mà bao gồm một khóa từng phần, cùng chiều kích thước như khóa đầy đủ, nhóm cùng với một tập các phần (ví dụ, phạm vi của đoạn này được nhóm lại bởi Nhóm xác định bằng cách sử dụng một tập thành phần các chiều kích thước giống nhau khi xác định trong khóa đầy đủ).

 

valueFor

Liên kết mô tả nhóm khóa mà xác định khóa từng phần.

Section

kế thừa từ

XSComponent

Tập các giá trị khóa mà bao gồm một khóa từng phần, của cùng chiều kích thước như khóa đầy đủ và cùng nhóm với một tập các quan sát chéo (ví dụ, phạm vi của quan sát XS nhóm bởi đoạn được xác định sử dụng một tập thành phần của các chiều kích thước khác nhau khi xác định trong khóa đầy đủ).

 

valueFor

Liên kết GroupKeyDescriptor xác định khóa từng phần.

XSObservation

kế thừa từ

XSComponent

Quan sát trong tập dữ liệu phần giao xác định tùy ý một tập các giá trị khóa, của cùng chiều kích thước như khóa đầy đủ.

 

valueFor (XSMeasure)

Liên kết XSMeasure (đo lường XS) trong đó đo lường XS là khái niệm của quan sát.

 

valueFor

(GroupKeyDescriptor)

Liên kết GroupKeyDescriptor (mô tả Khóa mật mã) trong đó mô tả Khóa mật mã xác định khóa từng phần.

6 .Khối hộp

6.1. Ngữ cảnh

Một vài hệ thống thống kê hình thành các dạng dữ liệu dựa trên cấu trúc “khối hộp”. Thực chất, khối hộp là đối tượng có n chiều kích thước trong đó giá trị mỗi chiều kích thước có thể được tạo từ danh sách mã phân cấp. Tiện ích của các hệ thống khối hộp này có khả năng “mở rộng” hoặc “thu hẹp” mỗi mức của hệ thống phân cấp về chiều kích thước quy định mức yêu cầu đưa ra “dạng “dữ liệu – một vài chiều kích thước có thể được mở rộng, số khác thu hẹp. Các hệ thống này đưa ra một cách nhìn thoáng về dữ liệu, với các giá trị tổng về các vị trí chiều kích thước mở rộng. Ví dụ, các quốc gia riêng có thể mở rộng thành vùng kinh tế như EU hoặc vùng địa lý như Europe, chiều kích thước khác, như “kiểu đường” có thể thu hẹp thành mức thấp hơn. Đo lường kết quả (như “số vụ tai nạn”) do đó có thể là tổng giá trị về mỗi quốc gia riêng đối với kiểu đường cụ thể.

Các hệ thống khối hộp này không dựa vào các danh sách mã đơn giản mà dựa vào các tập mã phân cấp (xem điều 8).

6.2. Hỗ trợ khối hộp trong Mô hình thông tin

Dữ liệu báo cáo sử dụng một cấu trúc tập khóa (nơi mà mỗi giá trị về chiều kích thước, nếu mã hóa, sẽ lấy từ một danh sách mã phẳng) có thể được mô tả bởi định nghĩa khối hộp và xử lý bởi các hệ thống nhận biết khối hộp. SDMX-IM cung cấp định nghĩa của các khối hộp này theo cách sau đây:

• HierachicalCodeScheme xác định các hệ thống phân cấp (thường phức tạp) của các mã

• StructureSet

o nhóm KeyFamily mô tả khối hộp

o cung cấp cơ chế ánh xạ giữa các mã trong danh sách mã phẳng được sử dụng KeyFamily và HierarchicalCodeScheme

7. Định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu và tập siêu dữ liệu

7.1. Ngữ cảnh

Siêu mô hình SDMX cho phép siêu dữ liệu:

1. Được trao đổi mà không cần gắn nó vào đối tượng mà nó đang mô tả.

2. Để được lưu trữ riêng biệt với đối tượng mà nó mô tả, được kết nối với nó ( ví dụ, một tổ chức có một kho chứa siêu dữ liệu hỗ trợ cho việc phổ biến siêu dữ liệu do các yêu cầu về siêu dữ liệu được tạo ra bởi các hệ thống hoặc dịch vụ dẫn tới đối tượng mà siêu dữ liệu liên quan đến).

3. Được chỉ mục để hỗ trợ việc tìm kiếm (ví dụ: một dịch vụ đăng ký có thể xử lý một báo cáo siêu dữ liệu và trích dẫn thông tin về cấu trúc cho phép nó ghi vào danh mục siêu dữ liệu theo cách đảm bảo cho người sử dụng có thể truy vấn về nó).

4. Được báo cáo theo cấu trúc xác định

Để đạt được điều này, các cấu trúc sau đây được mô hình hóa

• Định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu có các thành phần sau đây:

o Các kiểu đối tượng mà siêu dữ liệu được liên kết (đính kèm)

o Các linh kiện, bao gồm một khóa duy nhất của kiểu đối tượng

o Cấu trúc báo cáo bao gồm các thuộc tính siêu dữ liệu có thể được đính kèm với các kiểu đối tượng khác nhau (các thuộc tính này có thể là cấu trúc trong một hệ thống phân cấp), cùng với bất kỳ ràng buộc nào có thể áp dụng (ví dụ. liên kết với danh sách mã chứa các giá trị hợp lệ về thuộc tính khi báo cáo trong tập siêu dữ liệu)

• Tập siêu dữ liệu, chứa siêu dữ liệu báo cáo

7.2. Tính kế thừa

7.2.1. Giới thiệu

Với các định nghĩa cấu trúc, nhiều cấu trúc trong lớp mô hình này kế thừa từ lớp SDMX cơ sở. Do đó, cần nghiên cứu cả tính kế thừa lẫn các sơ đồ quan hệ để hiểu chức năng của các gói riêng lẻ. Sơ đồ dưới đây chỉ ra một sơ đồ hình cây về tính kế thừa đầy đủ về các lớp liên quan tới MetadataStructureDefinition và the MetadataSet. Sơ đồ không bao gồm các lớp đã mô tả rồi nhưng được sử dụng trong các mô hình siêu dữ liệu tham chiếu (xem 8.3.2).

Có rất ít các lớp bổ sung trong gói MetadataStructureDefinition mà không tự kế thừa từ các lớp trong SDMX cơ sở. Nói cách khác, SDMX cơ sở đưa ra hầu hết cấu trúc của mô hình con này kể cả trong các thuật ngữ của các liên kết lẫn các thuật ngữ của các thuộc tính. Các sơ đồ quan hệ được trình bày trong Điều này chỉ rõ khi các liên kết được kế thừa từ SDMX cơ sở (xem phụ lục”Hướng dẫn ngắn gọn về UML trong Mô hình thông tin SDMX” để thấy ký pháp bằng sơ đồ được sử dụng để mô tả điều này. Điều quan trọng cần chú ý là các cấu trúc SDMX cơ sở sử dụng cho MetadataStructureDefinition giống với các cấu trúc sử dụng cho KeyFamily, thậm chí cách sử dụng không khác nhau là mấy, cách xác định một MetadataStructureDefinition là tương tự với cách xác định một KeyFamily.

Kết cấu SDMX cơ sở trong đó các lớp cụ thể kế thừa nhờ các yêu cầu của lớp về:

Chú giải – AnnotableArtefact

Định danh – IdentifiableArtefact

Xác định phiên bản – VersionableArtefact

Duy trì – MaintainableArtefact

Khả năng có các siêu dữ liệu bổ sung được xác định đính kèm – AttachableArtefact

7.2.2. Sơ đồ về lớp kế thừa

Hình 28 Lớp kế thừa trong định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu và các gói Tập Siêu dữ liệu

7.2.3. Giải thích sơ đồ

7.2.3.1. Diễn giải

Điều quan trọng là phải nắm được các lược đồ về lớp quan hệ thể hiện trong điều này để định danh các lớp cụ thể kế thừa từ các lớp trừu tượng.

Các lớp cụ thể trong đoạn này yêu cầu được duy trì bởi các cơ quan duy trì, tất cả kế thừa

MaintainableArtefact, chúng:

StructureUsage (lớp cụ thể là MetadataflowDefinition)

Structure (lớp cụ thể là MetadataStructureDefinition)

Các lớp này cũng kế thừa các khía cạnh về định danh và xác định phiên bản của IdentifiableArtefact VersionableArtefact.

Một Structure chứa một vài danh sách các thành phần. Các lớp cụ thể kế thừa từ ComponentList và bản thân là các thành phần phụ của MetadataStructureDefinition:

• TargetIdentifier

• PartialTargetIdentifier

• ReportStructure

ComponentList chứa các Component. Các lớp mà kế thừa từ Component

• IdentifierComponent

MetadataAttribute

Lớp kế thừa lớp trừu tượng Attribute mà liên quan đến siêu dữ liệu tham chiếu và các mô hình tập siêu dữ liệu:

MetadataAttribute

MetadataAttribute là một lớp trừu tượng và có hai lớp cụ thể con:

• CodedMetadataAttribute

• UncodedMetadataAttribute

Thêm vào sự kế thừa từ MetadataAttribute CodedMetadataAttribute kế thừa từ CodedArtefact và UncodedMetadataAttribute kế thừa từ UncodedArtefact.

7.3. Định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu

7.3.1. Giới thiệu

Chỉ với một ngoại lệ, các lớp cụ thể định danh ở trên có thể có nhiều lớp hơn được yêu cầu xác định siêu mô hình về các định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu. Các sơ đồ và giải thích trong đoạn còn lại của điều này chỉ ra cách các lớp cụ thể này hỗ trợ chức năng yêu cầu. Trường hợp ngoại lệ này là AttributeProperty không kế thừa từ bất kỳ lớp SDMX cơ sở nào.

7.3.2. Các cấu trúc đã được mô tả

MetadataStructureDefinition sử dụng các cấu trúc ItemScheme khi các lớp cụ thể trong mô hình hoặc các danh sách bao gồm miền giá trị của một IdentifierComponent.

• CategoryScheme

• ConceptScheme

• CodeList

• organisationScheme

7.3.3. Sơ đồ lớp

Hình 29 Sơ đồ lớp quan hệ của định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu

7.3.4. Giải thích sơ đồ

7.3.4.1. Diễn giải

Nói ngắn gọn, một MetadataStructureDefinition xác định:

• Kiểu đối tượng mà siêu dữ liệu có thể được liên kết (IdentfiableArtefactType).

• Các thành phần (IdentifierComponent)bao gồm thẻ định danh đối tượng của của đối tượng đích (FullTargetidentifier và PartialTargetIdentifier).

• ReportStructure bao gồm các MetadataAttribute mà có thể được liên kết với kiểu đối tượng và cấu trúc phân cấp của các thuộc tính.

FullTargetIdentifier bao gồm nhiều IdentifierComponent, bao gồm phạm vi của MetadataStructureDefinition trong các thuật ngữ kiểu đối tượng có thể được định danh bằng cách sử dụng định nghĩa này. Mỗi IdentifierComponent phải được liên kết với một IdentifiableArtefactType mà bản thân lấy từ lược đồ duy trì của các ObjectType. Trong ngữ cảnh của mô hình thông tin này các ObjectType sẽ là bất kỳ lớp hoặc nhóm các lớp (được xác định bởi các IdentifierComponent) trong mô hình có sự định danh, nó là các trường hợp của các kiểu đối tượng hoặc các nhóm của chúng mà siêu dữ liệu có thể được đính kèm trong một MetadataSet.

Các trường hợp của IdentifierComponent (ví dụ. IdentifierComponentValue thực tế xác định trong MetadataSet) được duy trì trong ItemScheme (hoặc, chính xác hơn, một sản phẩm cụ thể được tạo từ ItemScheme ví dụ như CodeList, ConceptScheme, CategoryScheme hoặc OrganisationScheme). Ví dụ nếu targetClass của IdentifierComponent là DataProvider thì sự chuyên môn hóa của (ví dụ. kiểu của) ItemScheme phải là OrganisationScheme chứa danh sách các DataProvider. Thông thường, ItemScheme này có thể được quy định trong MetadataStructureDefinition. Tuy nhiên, có các trường hợp trong đó điều này không có khả năng xảy ra. Một ví dụ về nó trong đó IdentifierComponent là Dimension trong KeyFamily – khi các Dimension riêng có thể sử dụng các Concept từ các ConceptScheme khác nhau, điều đó cần thiết cho ứng dụng đọc định nghĩa KeyFamily để làm cho nó hợp lệ, Concept chính xác được tham chiếu trong IdentifierComponentValue của MetadataSet.

PartialTargetIdentifier định danh một tập con các IdentifierComponent của FullTargetIdentifier. Mục tiêu ở đây là đảm bảo rằng MetadataStructureDefinition đơn có thể được xác định cho một tập các kiểu đối tượng cụ thể liên quan: do đó, ví dụ, định nghĩa đơn có thể được xây dựng để xác định siêu dữ liệu mà có thể được đính kèm với bất kỳ phần nào của tập khóa hoặc điều đó có thể được đính kèm với bất kỳ sản phẩm liên quan tới việc báo cáo chất lượng siêu dữ liệu (ví dụ như nhà cung cấp dữ liệu và loại dữ liệu). FullTargetIdentifier định danh tất cả các kiểu đối tượng liên quan có trong phạm vi định nghĩa, trong khi đó PartialTargetIdentifier định danh tập con của các dữ liệu này, chúng tạo nên “khóa” của targetClass về PartialTargetIdentifier. Ví dụ, trong một tập khóa targetClass có thể là một chiều kích thước, do đó chúng là các IdentifierComponent mà định danh duy nhất một chiều kích thước (ngẫu nhiên, là tập khóa và khái niệm).

Cấu trúc Báo cáo bao gồm một tập các MetadataAttribute được xác định như một hệ thống phân cấp. Mỗi MetadataAttribute định danh Concept được báo cáo hoặc phổ biến trong MetadataSet sử dụng MetadataStructureDefinition này. Concept phải là Concept hợp lệ duy trì trong một ConceptScheme. Nó không bắt buộc tất cả MetadataAttribute được kết nối với các Concept từ ConceptScheme.

MetadataAttribute có thể được quy định là bắt buộc, có điều kiện hoặc tùy chọn (assignmentStatus – kế thừa từ Attribute).

MetadataAttribute là lớp trừu tượng và còn là CodedMetadataAttribute hoặc UncodedMetadataAttribute. CodedMetadataAttribute được liên kết với CodeList chứa tập các giá trị hợp lệ có thể được báo cáo về CodedMetadataAttribute trong MetadataSet.

Nó có khả năng xác định cấu trúc phụ về MetadataAttribute bằng việc sử dụng AttributeProperty. AttributeProperty cho phép MetadataAttribute có một văn bản có thể định danh (như là URL). Tuy nhiên, không có hỗ trợ về trình tự và các ứng dụng để biết cách hợp nhất giá trị của thuộc tính đã gửi trong MetadataSet với bất kỳ giá trị đã gửi trong tổ chức của UncodedMetadataAttribute hoặc CodedMetadataAttribute.

MetadataAttribute có thể được quy định có thể đính kèm với một hoặc nhiều IdentifiableArtefact. Sơ đồ dưới đây chỉ ra các lớp kế thừa từ IdentifiableArtefact trong ngữ cảnh của siêu dữ liệu tham chiếu.

Hình 30 Định nghĩa đính kèm thuộc tính siêu dữ liệu

Có thể thấy rằng đặc tả về các kiểu đối tượng trong đó MetadataAttribute có thể được đính kèm là gián tiếp: MetadataAttribute được đính kèm với một hoặc nhiều FullTargetIdentifier hoặc PartialTargetIdentifier và đối tượng thực tế được định danh bởi targetClass ở đó hoặc PartialTargetIdentifier FullTargetIdentifier được liên kết. Điều này đưa ra một cơ chế linh hoạt trong đó các kiểu đối tượng thực tế không cần được xác định trong MetadataStructureDefinition, trong cùng một cách như các khóa trong đó việc quan sát dữ liệu được “đính kèm” trong một định nghĩa KeyFamily. Theo cách này MetadataStructureDefinition có thể được sử dụng để xác định tập các MetadataAttribute và tập đối tượng chúng được đính kèm.

MetadataAttribute có thể có một Type và Representation được quy định (sử dụng các liên kết localType và localRepresentation). Nếu không được quy định trong MetadataStructureDefinition thì Type và Representation được lấy từ lớp xác định về Concept (các liên kết coreType và coreRepresentation).

Định nghĩa các kiểu khác nhau của Representation và Type có thể được tìm thấy trong điều 4.4.

MetadataStructureDefinition được kết nối với một MetadataflowDefinition. MetadataflowDefinition không có bất kỳ thuộc tính cụ thể nào nhưng lại có siêu dữ liệu bổ sung đính kèm sử dụng bản thân có chế siêu dữ liệu tham chiếu.

Thực tế, MetadataflowDefinition liên kết MetadataStructureDefinition với một hoặc nhiều Category (có thể từ cácCategoryScheme khác nhau). Điều này đưa ra một hệ thống có khả năng chỉ rõ các MetadatataSet được báo cáo/phổ biến về Category cho trước và các MetadataSet có thể được báo cáo bằng cách sử dụng MetadataStructureDefinition.

7.3.4.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

StructureUsage

 

Xem “SDMX cơ sở”.

 

classify

Liên kết một hoặc nhiều loại trong các lược đồ trong đó chúng định việc phân loại siêu dữ liệu, dữ liệu trong các thuật ngữ của siêu dữ liệu được báo cáo hoặc phổ biến.

Category

 

Xem “Lược đồ phân loại”.

Metadataflow

Definition

kế thừa từ

StructureUsage

Khái niệm trừu tượng (ví dụ: cấu trúc không có siêu dữ liệu) của dòng siêu dữ liệu mà các nhà cung cấp cung cấp các giai đoạn tham chiếu khác nhau.

 

/structure

Liên kết một định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu.

MetadataStructure

Definition

 

Tập hợp các khái niệm siêu dữ liệu, cấu trúc và cách sử dụng của nó khi được sử dụng để tập hợp hoặc phổ biến siêu dữ liệu tham chiếu.

 

/grouping

Liên kết với tập các khái niệm siêu dữ liệu mà có một vai trò cấu trúc được định danh trong định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu.

FullTarget

Identifier

kế thừa từ

ComponentList

Tập các thành phần xác định khóa của một kiểu đối tượng mà siêu dữ liệu có thể được đính kèm.

 

/components

Liên kết các thành phần thẻ định danh trong đó nó xác định một khóa.

 

targetClass

Liên kết với kiểu đối tượng có thể được định danh mà thẻ định danh Đích định danh.

PartialTarget

Identifier

kế thừa từ

ComponentList

Tập các thành phần mà xác định khóa của kiểu đối tượng mà siêu dữ liệu có thể được đính kèm và là một khóa từng phần của đối tượng định danh trong thẻ định danh đích đầy đủ.

 

/components

Liên kết các thành phần thẻ định danh mà xác định khóa từng phần.

 

targetClass

Liên kết với kiểu đối tượng có thể định danh mà thẻ định danh đích từng phần định danh.

IdentifierComponent

 

Khái niệm được sử dụng đề cập và định danh một phần của thẻ định danh trong một định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu.

 

targetClass

Liên kết với kiểu đối tượng có thể định danh mà thẻ định danh từng phần định danh

 

codelist

Liên kết lược đồ mục, ví dụ như: Danh sách mã, lược đồ khái niệm và lược đồ phân loại.

IdentifierComponent

 

Khái niệm được sử dụng đề cập và định danh một phần của thẻ định danh trong một định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu.

 

targetClass

Liên kết với kiểu đối tượng có thể định danh mà thẻ định danh từng phần định danh

 

codelist

Liên kết lược đồ mục, ví dụ như: Danh sách mã, lược đồ khái niệm và lược đồ phân loại.

ItemScheme

Các lớp con:

CodeList ConceptScheme

CategoryScheme

OrganisationScheme

Danh sách các giá trị xác định miền giá trị của Thành phần Thẻ định danh.

ConceptDescriptor

kế thừa từ

ComponentList

Tập các khái niệm siêu dữ liệu xác định các thuộc tính siêu dữ liệu của định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu.

 

/components

Liên kết với các thuộc tính siêu dữ liệu liên quan tới Định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu.

MetadataAttribute

Lớp trừu tượng

Các lớp con:

CodedMetadataAttribute

UncodedMetadataAttribut

Giá trị của một thuộc tính, như là trường hợp của thuộc tính được mà hóa hoặc không được mã hóa trong một định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu.

 

/conceptIdentity

Liên kết với khái niệm.

 

properties

Cho phép một hoặc nhiều đặc tính Thuộc tính mà xác định ngữ nghĩa của thuộc

tính.

 

/localType

Liên kết kiểu (kiểu dữ liệu) ghi đè mọi kiểu chính quy định về khái niệm đó.

 

/localRepresentation

Liên kết một biểu diễn (kiểu dữ liệu) mà ghi đè bất kỳ Sự biểu diễn chính quy định về khái niệm đó.

Concept

kế thừa từ

Item

Khái niệm siêu dữ liệu mà xác định ngữ nghĩa của Thuộc thính Siêu dữ liệu trong định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu

AttributeProperty

 

Đặc tính cụ thể của cấu trúc được định danh với tên và kiểu của nó.

 

name

Tên của đặc tính thuộc tính

 

type

Quy định kiểu dữ liệu về đặc tính thuộc tính. Kiểu là một danh sách được liệt kê trong liệt kê kiểu dữ liệu.

Identifiable

Artefact

 

Quy định các sản phẩm mà thuộc tính siêu dữ liệu có thể được đính kèm. Điều này là bắt buộc cho thẻ định danh đích đầy đủ hoặc thẻ định danh đích từng

CodedMetadata

Attribute

kế thừa từ MetadataAttribute

CodedArtefact

Thuộc tính siêu dữ liệu mà lấy các giá trị của nó từ một danh sách mã.

 

/codelist

Liên kết một danh sách.

UncodedAttribute

kế thừa từ

MetadataAttribute

UncodedArtefact

Thuộc tính siêu dữ liệu mà nội dung của nó không được mã hóa.

7.4. Tập siêu dữ liệu

7.4.1. Sơ đồ lớp

Hình 31 Tập siêu dữ liệu

7.4.2. Giải thích sơ đồ

7.4.2.1. Diễn giải

Các lớp trong các hộp đậm mầu ở sơ đồ lớp bao gồm các lớp trong MetadataStructureDefinition. Các lớp chứa trong sơ đồ này chỉ ra liên kết giữa các nội dung của MetadataSet và các cấu trúc trong MetadataStructureDefinition. Nhờ vào việc các cấu trúc thực hiện, nó có thể bao gồm một tham chiếu đến MetadataflowDefinition trong trường hợp MetadataSet (khi MetadataflowDefinition chỉ sử dụng một MetadataStructureDefinition).

MetadataSet bao gồm một tập các MetadataAttributeValue đưa ra ý nghĩa bổ sung tới đối tượng được định danh bởi FullTargetKey hay PartialTargetKey. Cấu trúc thành phần của khóa được quy định trong FullTargetIdentifier hoặc PartialTargetIdentifier được xác định ở MetadataStructureDefinition.

Tập IdentifierComponentValue về TargetIdentifier được xác định trong TargetKey và về PartialTargetIdentifier chúng được xác định trong PartialTargetKey.

MetadataSet chứa các MetadataAttributeValue, mỗi cái được liên kết với (đính kèm với ) một each AttachableArtefact. AttachmentKey là một sự chuyên môn hóa của AttachableArtefact, như các lớp cụ thể, FullargetKey và PatialTargetKey. Do đó một MetadataAttributeValue có thể được đính kèm với một hoặc cả hai FullTargetKey và PartialTargetKey. Giá trị nguyên bản đơn giản về thuộc tính sử dụng UncodedAttributeValue, lớp con của MetadataAttributeValue trong khi đó một giá trị được mã hóa sử dụng lớp con CodedAttributeValue.

Siêu dữ liệu báo cáo về một MetadataAttributeValue có thể có một hoặc nhiều AttributePropertyValuee, nếu AttributeProperty được quy định như đã cho phép về MetadataAttribute trong MetadataStructureDefinition.

7.4.2.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

MetadataSet

 

Mọi tập hợp siêu dữ liệu được tổ chức.

 

effectiveDate

Ngày tháng có hiệu lực của toàn bộ siêu dữ liệu.

 

instanceOf

Liên kết định nghĩa siêu dữ liệu mà tập siêu dữ liệu này là một ví dụ.

 

attachmentKey

Liên kết các khóa đối tượng mà siêu dữ liệu được đính kèm.

 

metadata

Liên kết các giá trị thuộc tính siêu dữ liệu được liên kết với đối tượng hoặc các đối tượng được định danh bởi một khóa.

AttachableArtefact

Lớp trừu tượng

Lớp con: AttachmentKey

Kết nối với đối tượng mà các siêu dữ liệu được đính kèm.

AttachmentKey

Lớp trừu tượng

Các lớp con: TargetKey

PartialTargetKey

Định danh khóa của đối tượng mà siêu dữ liệu được đính kèm.

FullTargetKey

kế thừa từ

AttachmentKey

Khóa của một đối tượng của kiểu riêng quy định trong thẻ định danh đích đầy đủ của định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu.

 

keyValues

Liên kết các giá trị thành phần thẻ định danh của thẻ định danh đích.

 

valueFor

Liên kết thẻ định danh đích trong đó thẻ định danh đích này định danh kiểu đối tượng và cấu trúc thành

phần của khóa.

PartialTargetKey

kế thừa từ

AttachmentKey

Khóa của một đối tượng của kiểu riêng quy định trong thẻ định danh đích từng phần của định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu.

 

valueFor

Liên kết Thẻ định danh đích từng phần mà định danh kiểu đối tượng và cấu trúc thành phần của khóa đích từng phần.

 

keyValues

Liên kết các giá trị của thành phần thẻ định danh của thẻ định danh đích.

IdentifierComponent Value

 

Giá trị một thành phần riêng của thẻ

định danh đích hoặc Thẻ định danh đích từng phần. Sự móc nối của các giá trị thẻ định danh bao gồm khóa của một đối tượng riêng.

MetadataAttribute Value

Lớp trừu tượng

Các lớp con:

UncodedAttributeValue

CodedAttributeValue

Giá trị của một thuộc tính siêu dữ liệu

 

valueFor

Liên kết với thuộc tính siêu dữ liệu trong định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu mà định danh khái niệm, danh sách mã, các đặc tính và kiểu dữ liệu của thuộc tính.

 

properties

Liên kết với một hoặc nhiều giá trị thuộc tính.

 

attachesTo

Liên kết với sản phẩm có thể đính kèm (ví dụ. Khóa đích và khóa đích từng phần) trong đó giá trị thuộc tính siêu dữ liệu liên quan đến.

AttributeProperty Value

 

Giá trị của đặc tính đưa ra siêu dữ liệu bổ sung cho giá trị thuộc tính siêu dữ liệu.

 

value

Nội dung của siêu dữ liệu đặc tính.

 

valueFor

Liên kết với đặc tính về thuộc tính siêu dữ liệu trong định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu mà định danh tên và kiểu của giá trị đặc tính.

UncodedAttribute Value

kế thừa từ

MetadataAttributeValue

Lớp con:

XMLAttributeValue

Nội dung văn bản của thuộc tính.

CodedAttributeValue

Inherits from

MetadataAttributeValue

Nội dung được mã hóa của thuộc tính.

 

+value

Liên kết với mã trong danh sách mã, trong đó mã là giá trị của thuộc tính

8. Lược đồ mã phân cấp

8.1. Phạm vi

CodeList được mô tả trong điều này là các định nghĩa cấu trúc hỗ trợ một hệ thống phân cấp đơn giản về các Code và giới hạn Code con chỉ có một Code cha. Cấu trúc này có lợi cho việc hỗ trợ các yêu cầu cần thiết của KeyFamily và MetadataStructureDefinition, nó không đủ để cung cấp nhiều liên kết phức tạp giữa các mã được tìm thấy trong các lược đồ mã như đồ phân loại. Thông thường, CodeList sử dụng trong KeyFamily được tạo từ một lược đồ mã phức tạp hơn. Liên kết với lược đồ mã này có thể hỗ trợ các ứng dụng, như các ứng dụng OLAP, đưa ra nhiều dạng dữ liệu hơn là với CodeList đơn giản sử dụng trong KeyFamily.

Chú ý rằng một danh sách mã phân cấp không cần thiết phải là sơ đồ cây. Một sơ đồ cây trong đó các mức được xác định trước và cố định, (ví dụ, một mức luôn luôn có cùng tập mã và bất kỳ mã nào cũng có một quan hệ cha và con cố định với các mã khác). Một phân loại thống kê là ví dụ của một sơ đồ cây và hỗ trợ cho một hệ thống phân cấp là một tập con và trường hợp đặc biệt của danh sách mã phân cấp.

Một số đặc trưng của lược đồ Mã Phân cấp:

1. Mã con có có thể có nhiều hơn một mã cha.

2. Có thể có nhiều hơn một mã mà không có mã cha (ví dụ. nhiều hơn một nút gốc )

3. Có thể có nhiều hệ thống phân cấp (hay “các dạng”) xác định, trong các thuật ngữ của các liên kết giữa các mã. Mỗi hệ thống phân cấp đáp ứng một mục đích riêng trong báo cáo, phân tích hoặc phổ biến dữ liệu.

8.2. Tính kế thừa

8.2.1. Sơ đồ lớp

Hình 32 Sơ đồ lớp về tính kế thừa tập mã

8.2.2. Giải thích sơ đồ

8.2.2.1. Diễn giải

[Chú thích chung: Các ràng buộc về liên kết kế thừa (ví dụ: giữa CodeAssociation và Code) được chỉ ra trong ngữ cảnh về chức năng của HierarchicalCodeScheme. Điều này không có nghĩa là các vai trò liên kết không thể được đặt trên một Code trong HierarchicalCodeScheme (như đã được xác định trong Bản đồ Mã – xem điều 9). Sơ đồ lớp chỉ giới hạn hoặc quy định các liên kết mà việc sử dụng yêu cầu hỗ trợ chức năng của HierarchicalCodeScheme.]

HierarchicalCodeScheme kế thừa từ ItemScheme do đó MaintainableArtefact với việc định danh, xác định phiên bản và cơ quan duy trì. CodeAssociation kế thừa từ CodeMap (xem điều 9) do đó là VersionableArtefact. Hierarchy kế thừa trực tiếp từ VersionableArtefact. Hai lớp này có định danh và xác định phiên bản. Level là một IdentifiableArtefact do đó có một Id, tên đa ngôn ngữ và mô tả đa ngôn ngữ.

Điều quan trọng phải hiểu rằng các Code trong HierarchicalCodeScheme không chứa trong lược đồ – chúng được tham chiếu từ lược đồ và được duy trì trong một hoặc nhiều CodeList. Điều này được giải thích trong sơ đồ lớp quan hệ dưới đây.

Các liên kết giữa CodeAssociation và Code được tạo từ các liên kết giữa CodeMap và Code. Tuy nhiên, các liên kết kế thừa được quy định như sau:

• Liên kết xác định quan hệ giữa các mã nguồn và đích được giới hạn tới quan hệ “cha ”(ví dụ. Code đích là cha)

Chú ý rằng Code được liên kết bằng associationType không cùng CodeList cũng như mã nguồn hoặc mã đích – đó là một CodeList cụ thể của các vai trò.

8.2.2.2. Định nghĩa

Các định nghĩa về các lớp, các thuộc tính và các liên kết khác nhau được biểu diễn trong đoạn dưới đây:

8.3. Quan hệ

8.3.1. Sơ đồ lớp

Hình 33 Sơ đồ lớp quan hệ của lược đồ mã phân cấp

8.3.2. Giải thích sơ đồ

8.3.2.1. Diễn giải

Các liên kết và khả năng điều hướng của các liên kết trong HierarchicalCodeScheme được quy định để đảm bảo cho biểu diễn nhất quán của HierarchicalCodeScheme trong các thuật ngữ về chức năng cơ bản của khóa:

HierarchicalCodeScheme là một đặc tả của các code bao gồm lược đồ và đặc tả về cấu trúc của các code trong lược đồ theo các thuật ngữ của một hoặc nhiều hierarchy.

Các code trong HierarchicalCodeScheme bản thân chúng không phải là một phần của lược đồ, chúng là các tham chiếu tới các code trong một hoặc nhiều codelist bên ngoài.

Các code này có thể tham gia vào một hoặc nhiều hierarchy và một hoặc nhiều codeComposition để đưa ra cấu trúc cho HierarchicalCodeScheme.

Các liên kết giữa bất kỳ hai mã nào được quy đinh trong một CodeAssociation. Liên kết được giới hạn để định danh một code và code cha của nó.

Các quan hệ

Các quan hệ giữa các mã được xác định trong CodeComposition, bao gồm một số CodeAssociation. CodeAssociation kết nối một Code (source) với một Code (target)cha. Quy định là mã cha trong mỗi CodeAssociation của CodeComposition phải cùng một Code. CodeAssociation có thể có một hoặc nhiều Property mà công nhận định nghĩa các đặc tính, ví dụ. một trình tự số hoặc trọng lượng liên quan về một Code (con) đối với sự phân tích Code cha của nó.

Code có thể tham gia vào một hoặc nhiều CodeAssociation, đóng vai trò source (con) or target (cha). Một mã có thể đóng cả hai vai trò nhưng CodeAssociation khác nhau được kết nối với các CodeComposition khác nhau.

Các hệ thống phân cấp

Có khả năng xác định các hệ thống phân cấp chính thức của các Code và một HierarchicalCodeScheme có thể có nhiều hơn một Hierarchy này. Mỗi Hierarchy có thể định danh Code gốc. Có hai kiểu Hierarchy – giá trị cơ sở và mức cơ sở.

Một ValueBasedHierarchy bao gồm một tập prises CodeComposition (bất kỳ kết hợp nào cũng có thể được cho phép theo nguyên tắc).

Một LevelBasedHierarchy hỗ trợ yêu cầu trong đó các mức chính thức cần được xác định. Mỗi Level bao gồm một tập CodeComposition. Ràng buộc của LevelBasedHierarchy là mỗi Code trong Level có một và chỉ một mã cha trong Level cao hơn. Chú ý rằng các phân loại thống kê thường được cấu trúc như một LevelBasedHierarchy.

Level kế thừa từ IdentifiableArtefact do đó có một Id, name đa ngôn ngữ, description đa ngôn ngữ, Annotation.

[Chú ý rằng các tổ chức mong muốn tuân theo các mô hình về các phân loại thống kê để bảo đảm rằng Id là số kết hợp với Level, trong đó các Level được đánh số liên tiếp bắt đầu với mức 1 cho tới Level cao nhất].

ItemProperty chấp nhận một hoặc nhiều đặc tính tùy chọn được xác định cho CodeAssociation. Trong ngữ cảnh của HierarchicalCodeScheme, một đặc tính có thể là trình tự trong đó mã nguồn tham gia vào CodeComposition.

8.3.2.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

HierarchicalCode

Scheme

kế thừa từ

ItemScheme

Tập hợp có tổ chức của các mã mà có thể tham gia vào các quan hệ cha/con với các mã khác trong lược đồ, được xác định bởi một hoặc nhiều hệ thống phân cấp của lược đồ.

 

groups

Liên kết với các nhóm của các mã.

 

hierarchies

Liên kết với các hệ thống phân cấp của các mã.

CodeComposition

 

Nhóm các mã trong đó tất cả các mã trong nhóm có một liên kết với cùng một mã cha.

 

associations

Liên kết với một liên kết của hai Mã.

CodeAssociation

kế thừa từ

Liên kết giữa hai Mã.

 

+source

Liên kết với mã nguồn

 

+target

Liên kết với mã đích.

 

+associationType

Vai trò của sự liên kết giữa Mã nguồn và Mã đích. Điều này được quy định cho

Code

 

Mã nguồn hoặc đích

 

/items

Liên kết với Danh sách mã chứa Mã.

CodeList

 

Danh sách mã chứa Mã.

Hierarchy

Lớp trừu tượng

Các lớp con:

LevelBasedHierar

Cấu trúc phân loại được sắp xếp theo các mức chi tiết từ mức rộng nhất đến mức chi tiết nhất.

 

+root

Liên kết với mã có mức cao trong hệ thống phân cấp.

LevelbasedHierarchy

kế thừa từ

Hierarchy

Cấu trúc của hệ thống phân cấp trong đó cấu trúc được sắp xếp theo các mức chi tiết từ mức rộng nhất đến mức chi tiết nhất. Mỗi mức được xác định trong các thuật ngữ của các loại ở mức hệ thống phân cấp thấp hơn tiếp theo

 

levels

Liên kết với các mức trong hệ thống phân cấp.

Level

 

Nhóm các mã được mô tả bởi sự mã hóa đồng nhất, trong đó lớp cha của mỗi Mã trong nhóm có cùng mức cao hơn của hệ thống phân cấp.

 

codingType

Chỉ ra liệu các mã ở mức đó có theo thứ tự abc, số hoặc vừa có chữ vừa có số

 

codeLength

Số các ký tự mà các mã ở mức này có.

 

levelStructure

Liên kết các nhóm mã bao gồm mức.

ValueBasedHierarchy

kế thừa từ

Hierarchy

Cấu trúc của hệ thống phân cấp trong đó các thuật ngữ trong hệ thống phân cấp không có cấu trúc ở mức chính thức.

 

valueStructure

Liên kết với các nhóm mã bao gồm hệ thống phân cấp.

9. Tập cấu trúc và các ánh xạ

9.1. Phạm vi

StructureSet cho phép các thành phần trong một cấu trúc được ánh xạ tới các thành phần trong cấu trúc khác của cùng một kiểu cấu trúc. Trong ngữ cảnh này thuật ngữ “cấu trúc” được sử dụng để bao gồm các kiểu ItemScheme, Structure StructureUsage. Các cấu trúc cho phép được ánh xạ, các thành phần được ánh xạ trong các cấu trúc này:

Kiểu Cấu trúc

Kiểu Thành phần

Danh sách mã

Lược đồ phân loại

Loại

Lược đồ khái niệm

Khái niệm

Định nghĩa cấu trúc dữ liệu (Tập khóa)

Chiều kích thước, Thuộc tính Dữ liệu, Phép đo

Định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu

Thành phần thẻ định danh, thuộc tính siêu dữ liệu

Định nghĩa luồng dữ liệu

Định nghĩa cấu trúc dữ liệu (Tập khóa)

Định nghĩa Dòng Siêu dữ liệu

Định nghĩa luồng dữ liệu

StructureSet có thể chứa một hoặc nhiều “bản đồ” và có thể xác định một hệ thống phân cấp của các bản đồ mà nhóm các bản đồ thành phần phụ liên quan. Một ví dụ:

Định nghĩa luồng dữ liệu Î Định nghĩa cấu trúc dữ liệu Î [Chiều kích thước, Thuộc tính Dữ liệu, Phép đo] Î Danh sách mã Î mã.

9.2. Tập cấu trúc

9.2.1. Sơ đồ lớp

MaintainableArtefact

Giới hạn đặc tả về các sản phẩm liên quan đến: Định nghĩa cấu trúc đinh nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu , dòng dữ liệu và dòng siêu dữ liệu

Hình 34 Sơ đồ lớp của Tập Cấu trúc

9.2.2. Giải thích sơ đồ

9.2.2.1. Diễn giải

StructureSet là MaintainableArtefact. Nó bao gồm:

1. Tập các tham chiếu tới các lớp con cụ thể của Structure StructureUsage (KeyFamily, MetadataStructureDefinition,DataflowDefinition hoặc MetadataflowDefinition) để chỉ ra rằng có một quan hệ về ngữ nghĩa tồn tại giữa chúng. Ví dụ có thể là nhóm của KeyFamily cùng tạo ra định nghĩa khối hộp, mỗi KeyFamily xác định một phần của khối hộp.

2. Tập các StructureMap xác định các thành phần của một cấu trúc tương đương với các thành phần của cấu trúc khác.

3. Tập các CodeListMap xác định cách các Code được ánh xạ giữa các CodeLists hoặc Hierarchy.

4. Tập các CategorySchemeMap xác định cách các Category được ánh xạ giữa các CategoryScheme

5. Tập các ConceptSchemeMap xác định cách các Concept được ánh xạ giữa các ConceptScheme.

9.2.2.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

StructureSet

 

Tập hợp các bản đồ cấu trúc kết nối các thành phần với nhau trong quan hệ nguồn/đích trong đó có sự tương đương về ngữ nghĩa giữa các thành phần nguồn và đích.

 

+relatedStructure

Liên kết với một: tập khóa (Định nghĩa cấu trúc dữ liệu); Định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu; Định nghĩa luồng dữ liệu; Định nghĩa dòng siêu dữ liệu.

 

structureMaps

Liên kết với các bản đồ cấu trúc.

 

codeListMaps

Liên kết với các bản đồ danh sách mã.

 

categorySchemeMaps

Liên kết với Lược đồ phân loại

 

conceptSchemeMaps

Liên kết với các lược đồ khái niệm

9.3. Bản đồ cấu trúc

9.3.1. Sơ đồ lớp

Hình 35 Sơ đồ lớp của bản đồ cấu trúc

9.3.2. Giải thích sơ đồ

9.3.2.1. Diễn giải

StructureMap tham chiếu các Structure hoặc StructureUsage. Trong các thuật ngữ cụ thể các tham chiếu này sẽ là các DataStructureDefinition, MetadataStructureDefinition, DataflowDefinition hoặc MetadataflowDefinition. StructureMap chứa một tập ComponentMap, mỗi ComponentMap chỉ ra sự tương đương giữa các thành phần của Structure hoặc StructureUsage được tham chiếu. ComponentMap có thuộc tính toTextFormat, lấy các giá trị: id, name, description. Điều này chỉ ra các công cụ ánh xạ sử dụng id, tên hoặc mô tả một thành phần được mã hóa để xác định sự tương đương với một giá trị của thành phần không được mã hóa. Với mỗi sự tương đương về Component được chỉ ra (đây là sự tương đương Concept), một CodeListMap có thể được xác định.

Ví dụ về ComponentMap kết nối với Component nguồn, đó là một Dimension trong KeyFamily nguồn (được định danh trong StructureMap) tới Component đích tương đương, đó là một Dimension trong KeyFamily đích.

CodeListMap tham chiếu hai CodeList và Hierarchy (trong HierarchicalCodeScheme). CodeListMap chứa các tập CodeMap, mỗi CodeMap chỉ ra sự tương đương giữa các Code của CodeList được tham chiếu. Một lần nữa, thuộc tính bí danh có thể cung cấp tên cho tất cả các mã tương đương trong các CodeList “liên kết đôi một” để thuận lợi cho việc truy vấn. CodeListMap có thể được kết nối phân cấp với ComponentMap hoặc nó có thể được quy định độc lập với một ComponentMap.

Mỗi bản đồ kế thừa từ Association do đó kế thừa liên kết với Property, vì vậy cho phép xác định các đặc tính bổ sung đối với bản đồ.

9.3.2.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc tính

Mô tả

StructureMap

kế thừa từ

Association

Kết nối một cấu trúc nguồn và đích trong đó có sự tương đương về ngữ nghĩa giữa các cấu trúc nguồn và đích.

 

+source

Liên kết với cấu trúc nguồn.

 

+target

Liên kết với cấu trúc đích.

 

/hierarchy

Liên kết với các bản đồ thành phần.

ComponentMap

 

Kết nối một thành phần nguồn và đích trong đó có sự tương đương về ngữ nghĩa giữa các thành phần nguồn và đích.

 

+source

Liên kết với thành phần nguồn.

 

+target

Liên kết với thành phần đích.

 

/hierarchy

Liên kết với các bản đồ danh sách mã.

CodeListMap

 

Kết nối một danh sách mã hoặc hệ thống phân cấp nguồn với danh sách mã hoặc hệ thống phân cấp đích trong đó có sự tương đương về ngữ nghĩa giữa danh sách mã hoặc hệ thống phân cấp nguồn và đích.

 

+source

Liên kết với hệ thống phân cấp hoặc danh sách mã nguồn.

 

+target

Liên kết với hệ thống phân cấp hoặc danh sách mã đích.

 

/hierarchy

Liên kết với các bản đồ mã.

CodeMap

 

Kết nối một mã nguồn và đích trong đó có sự tương đương về ngữ nghĩa giữa các mã nguồn và đích.

 

+source

Liên kết với mã nguồn.

 

+target

Liên kết với mã đích.

9.4. Lược đồ khái niệm và lược đồ phân loại

9.4.1. Sơ đồ lớp

Hình 36 Sơ đồ lớp của lược đồ khái niệm và lược đồ phân loại

9.4.2. Giải thích sơ đồ

9.4.2.1. Diễn giải

ConceptSchemeMap cung cấp một cơ chế cho việc quy định sự tương đương về ngữ pháp giữa các khái niệm. ConceptSchemeMap định danh hai ConceptScheme trong đó các Concept của nó được ánh xạ. Chú ý rằng nhiều lược đồ có thể cùng tham gia thông qua một tập các ánh xạ theo cặp. ConceptMap chỉ rõ các Concept tương đương về ngữ nghĩa và một bí danh được quy định liên quan đến tập các khái niệm ánh xạ để tạo thuận lợi cho việc truy vấn.

CategorySchemeMap tương tự với ConceptSchemeMap, ngoại trừ cách sử dụng của nó nhằm vào việc diễn đạt sự tương đương về ngữ nghĩa trong các CategoryScheme như lược đồ lĩnh vực chủ đề.

9.4.2.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

ConceptSchemeMap

 

Liên kết một lược đồ khái niệm nguồn và đích trong đó có sự tương đương về ngữ nghĩa giữa các lược đồ nguồn và đích.

 

+source

Liên kết với lược đồ khái niệm nguồn.

 

+target

Liên kết với lược đồ khái niệm đích.

 

/hierarchy

Liên kết với các bản đồ khái niệm.

Concept Map

 

Liên kết một Khái niệm nguồn và đích trong đó có sự tương đương về ngữ nghĩa giữa các Khái niệm nguồn và đích.

 

+source

Liên kết với khái niệm nguồn.

 

+target

Liên kết với khái niệm đích.

CategorySchemeMap

 

Liên kết một Lược đồ phân loại nguồn và đích trong đó có sự tương đương về ngữ nghĩa giữa các lược đồ nguồn và đích.

 

+source

Liên kết với Lược đồ phân loại nguồn.

 

+target

Liên kết với Lược đồ phân loại đích.

 

/hierarchy

Liên kết với các bản đồ phân loại.

Concept Map

 

Liên kết một phân loại nguồn và đích trong đó có sự tương đương về ngữ nghĩa giữa các phân loại nguồn và đích.

 

+source

Liên kết với phân loại nguồn.

 

+target

Liên kết với phân loại đích

10. Các ràng buộc về dữ liệu và việc cung cấp

10.1. Phạm vi

Điều này mô tả hỗ trợ trong siêu mô hình về việc quy định truy cập và nội dung của nguồn dữ liệu. Thông tin có thể được lưu trữ trong nguồn ví dụ như sổ đăng ký sử dụng các ứng dụng để định vị dữ liệu và siêu dữ liệu có sẵn thông qua Internet.

Chú ý rằng trong siêu mô hình này thuật ngữ nguồn dữ liệu liên quan đến cả nguồn dữ liệu và siêu dữ liệu, người cung cấp dữ liệu liên quan đến cả người cung cấp dữ liệu và siêu dữ liệu.

Nguồn dữ liệu có thể là một tệp dữ liệu hoặc siêu dữ liệu đơn giản ( trong định dạng SDMX-ML ) hoặc kho chứa siêu dữ liệu hoặc cơ sở dữ liệu. Một nguồn dữ liệu có thể chứa dữ liệu về nhiều dữ liệu hoặc nhiều dòng siêu dữ liệu (được gọi là DataflowDefinition, CubeDefinition và MetadataflowDefinition trong mô hình) và các cơ chế mô tả trong điều này cho phép DataProvider quy định phạm vi về nội dung của nguồn dữ liệu.

Bản thân các DataflowDefinition, MetadataflowDefinition và CubeDefinition có thể được quy định khi chỉ chứa một tập tất cả các khóa được tạo từ KeyFamily, MetadataStructureDefinition hoặc CubeStructure. DataProvider có thể chứa thêm tập các khóa này bằng cách mô tả tập con có sẵn trong nguồn dữ liệu hoặc siêu dữ liệu. Các đặc tả này được gọi là Constraint trong mô hình này.

10.2. Kế thừa

10.2.1. Sơ đồ lớp về tính kế thừa của sản phẩm có thể ràng buộc và việc cung cấp

Hình 37 Sơ đồ lớp về tính kế thừa của các sản phẩm có tính ràng buộc và cung cấp

10.2.2. Giải thích sơ đồ

10.2.2.1. Diễn giải

Mọi sản phẩm được tạo từ ConstrainableArtefact có thể có các ràng buộc được xác định. Các sản phẩm mà có siêu dữ liệu ràng buộc đính kèm:

• DataflowDefinition

• ProvisionAgreement

• DataProvider

• MetadataflowDefinition

• CubeDefinition

10.3. Ràng buộc

10.3.1. Sơ đồ lớp quan hệ của siêu dữ liệu ràng buộc

Hình 38 Sơ đồ lớp về quan hệ biểu diễn siêu dữ liệu ràng buộc

10.3.2. Giải thích sơ đồ

10.3.2.1. Diễn giải

Cơ chế ràng buộc cho phép các ràng buộc cụ thể được đính kèm với một ConstrainableArtefact. Ngoại trừ ReleaseCalendar, các ràng buộc này quy định tập con của toàn bộ tập giá trị hoặc khóa có trong DataSet hoặc MetadataSet. Toàn bộ tập giá trị được kết luận từ định nghĩa cấu trúc liên quan (KeyFamily, MetadataStructureDefinition và CubeStructure ).

Ví dụ KeyFamily quy định về mỗi Dimension, danh sách các giá trị mã cho phép. Tuy nhiên, DataflowDefinition cụ thể sử dụng KeyFamily có thể chứa một tập con các dải khóa mà có thể thực hiện được về mặt lý thuyết từ định nghĩa KeyFamily (tổng số khả năng đôi khi được gọi là sản phẩm của các giá trị về chiều kích thước ). Thêm vào đó, DataProvider có khả năng cung cấp dữ liệu theo DataflowDefinition có ProvisionAgreement và DataProvider có thể cung cấp siêu dữ liệu ràng buộc mà quy định thêm các khả năng để mô tả dữ liệu các nhà cung cấp có thể cung ứng.

ConstrainableArtefact có thể có hai kiểu Constraint:

1. ContentConstraint – được sử dụng duy nhất như một cơ chế để quy định một tập khóa có sẵn (KeySet) hoặc tập các giá trị thành phần (CubeRegion) trong một DataSource ví dụ như DataSet hoặc cơ sở dữ liệu (QueryDatasource). Chỉ có ràng buộc này có thể hiện diện cho ConstrainableArtefact.

2. AttachmentConstraint – được sử dụng như một cơ chế để xác định các khoanh của tập dữ liệu đầy đủ và các kiểu đối tượng khác trong mô hình ( ví dụ như CubeComponent – sẽ thấy dòng chữ Error! Reference source not found. ) được đính kèm. Các khoanh này có thể xác định như một tập các khóa (KeySet) hoặc một tập các giá trị thành phần (CubeRegion). Có thể có nhiều AttachmentConstraint quy định về AttachableArtefact cụ thể.

Constraint là một IdentifiableArtefact do đó có thể được liên kết với một hoặc nhiều AttachableArtefact. Tuy nhiên, vì Constraint có thể quy định một tập con các giá trị thành phần bao hàm Structure cụ thể (ví dụ như KeyFamily và CubeStructure cụ thể ) do đó toàn bộ AttachableArtefact phải được liên kết với cùng Structure cụ thể.

Một Constraint có hai cách quy định các tập con về giá trị:

1. Khi tập các khóa (KeySet) có mặt trong DataSet hoặc MetadataSet. KeySet quy định số lượng các Key trong các thuật ngữ của các KeyValue của chúng. Mỗi KeyValue là giá trị mà có thể hiện diện cho Component ( đặc biệt Dimension or IdentifierComponent) của cấu trúc khi chứa trong DataSet hoặc MetadataSet.

2. Khi tập các vùng khối hộp, trong đó mỗi vùng khối hộp xác định một “khoanh” của toàn bộ cấu trúc trong các thuật ngữ của một hoặc nhiều giá trị mà có thể hiện diện cho một Thành phần ( có thể là bất kỳ kiểu Thành phần nào) của cấu trúc khi chứa trong Tập dữ liệu hoặc tập siêu dữ liệu.

Sự khác biệt giữa (1) and (2) ở trên: trong (1) khóa hoàn thiện được xác định trong khi ở (2) CubeRegion xác định danh sách các giá trị có khả năng cho mỗi Component nhưng không quy định các sự kết hợp cụ thể. Thêm vào đó, trong (1) liên kết giữa Component và KeyValue bị ràng buộc với các thành phần bao gồm khóa và thẻ định danh, trong khi ở (2) nó có thể chứa các thành phần khác (ví dụ như các thuộc tính). Giá trị trong KeyValue.value và MemberValue.value phải nhất quán với Representation biểu thị về Component trong KeyFamily hoặc MetadataStructureDefinition kết nối với DataflowDefintion hoặc MetadataflowDefinition. Chú ý rằng trong tất cả trường hợp “toán tử” về value được cho rằng là “ngang bằng”

Có khả năng xác định về KeySet, CubeRegion và MemberSelection. Liệu một tập được bao gồm (isIncluded = “đúng”) hoặc loại trừ (isIncluded=”sai”) từ định nghĩa ràng buộc hoặc không. Thuộc tính này có ích nếu chỉ có một tập con các giá trị có khả năng xảy ra được bao gồm trong tập, lúc đó tập con nhỏ hơn có thể được xác định và loại trừ khỏi sự ràng buộc.

Thêm vào đó các KeySet hoặc CubeRegion, Constraint có thể có:

• ReferencePeriod xác định một hoặc nhiều dải (ValidityPeriod) quy định các khoảng thời gian về các dữ liệu và siêu dữ liệu có sẵn.

• ReleaseCalendar quy định giai đoạn ấn bản dữ liệu và siêu dữ liệu.

ReleaseCalendar xác định kế hoạch về việc ấn bản dữ liệu được sắp xếp trong các thuật ngữ định kỳ và đưa ra thông tin đầy đủ để tính toán kế hoạch ấn bản. Khoảng trống được tính từ thời gian bắt đầu như đã được xác định ở ISO 8601 ví dụ: tất cả giai đoạn bắt đầu từ ngày liên quan đầu tiên hoặc sau ngày 1 tháng 1 vì vậy một phần tư giai đoạn sẽ bắt đầu ngày 1 tháng 1, ngày 1 tháng 4, ngày 1 tháng 7, ngày 1 tháng 10 và chu kỳ theo tuần sẽ bắt đầu từ tuần mà có ngày thứ 5 là ngày đầu tiên của năm.

10.3.2.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

Constrainable

Artefact

Lớp trừu tượng

Các lớp con:

DataflowDefinition

Metadataflow Definition

CubeDefinition

ProvisionAgreement

DataProvider

Một sản phẩm mà có các ràng buộc được quy định.

 

content

Liên kết siêu dữ liệu mà ràng buộc nội dung được tìm thấy trong nguồn dữ liệu hoặc siêu dữ liệu kết nối với Sản phẩm Ràng buộc

 

attachment

Liên kết siêu dữ liệu mà ràng buộc nội dung hợp lệ của tập dữ liệu hoặc siêu dữ liệu trong đó một sản phẩm ràng buộc (ví dụ như Mục Khối hộp với vai trò “thuộc tính”) có thể được đính kèm

Constraint

Lớp trừu tượng.

Các lớp con:

AttachmentConstraint

ContentConstraint

Quy định một tập con của định nghĩa nội dung tập dữ liệu hoặc siêu dữ liệu cho phép trong các thuật ngữ nội dung về dữ liệu, trong các thuật ngữ của tập các kết hợp chính trong đó các thuộc tính cụ thể (được xác định bởi Cấu trúc) có thể được đính kèm

 

availableDates

Liên kết với tập các khoảng thời gian mà định danh các dải thời gian mà dữ liệu có sẵn trong nguồn dữ liệu.

 

permittedContentKeys

Liên kết với một tập các khóa (ví dụ. sự kết hợp giá trị) mà có thể được tạo từ định nghĩa Cấu trúc trong đó Sản phẩm Ràng buộc được kết nối.

 

permittedContent

Region

Liên kết với một tập các giá trị thành phần (ví dụ: sự kết hợp giá trị) mà có thể được tạo từ định nghĩa Cấu trúc trong đó Sản phẩm Ràng buộc được kết nối.

 

calendar

Liên kết với lịch biểu xác định ngày tháng mà sản phẩm có hiệu lực.

ContentConstraint

kế thừa từ

Constraint

Xác định một Ràng buộc trong các thuật ngữ của nội dung được tìm thấy ở các tập dữ liệu và siêu dữ liệu kết nối với Sản phẩm Ràng buộc trong đó ràng buộc này được liên kết.

Attachment

Constraint

kế thừa từ

Constraint

Xác định Ràng buộc trong các thuật ngữ của sự kết hợp các giá trị thành phần được tìm thấy trong tập dữ liệu, Sản phẩm Ràng buộc có thể được liên kết trong một định nghĩa cấu trúc.

KeySet

 

Tập các khóa.

 

isIncluded

Chỉ ra liệu tập khóa được bao gồm trong định nghĩa ràng buộc hoặc có bị loại khỏi định nghĩa ràng buộc hoặc không.

 

keys

Liên kết các khóa.

Key

 

Tập các giá trị khóa bao gồm khóa.

 

values

Liên kết các giá trị khóa.

KeyValue

 

Giá trị của thành phần bao gồm một phần của khóa.

 

structureComponent

Liên kết Thành phần trong Cấu trúc mà Sản phẩm Ràng buộc được kết nối, xác định Biểu diễn hợp lệ cho Giá trị khóa.

Component

 

Xem 3.5.3.2

CubeRegion

 

Tập các thành phần và giá trị của nó mà xác định một tập con hoặc “khoanh” của toàn bộ nội dung có thể thực hiện trong Cấu trúc trong đó Sản phẩm Ràng buộc được kết nối.

 

isIncluded

Chỉ ra liệu Khu vực Khối hộp được bao gồm trong định nghĩa ràng buộc hoặc có bị loại khỏi định nghĩa ràng buộc hoặc không.

 

members

Liên kết tập các thành phần mà xác định tập con của các giá trị.

MemberSelection

 

Tập các giá trị cho phép về một thành phần của trục.

 

isIncluded

Chỉ ra liệu Lựa chọn Thành viên được bao gồm trong định nghĩa ràng buộc hoặc có bị loại khỏi định nghĩa ràng buộc

 

structureComponent

Liên kết với Thành phần trong Cấu trúc mà Sản phẩm Ràng buộc được kết nối, xác định Biểu diễn hợp lệ về các Giá trị Thành viên.

MemberValue

 

Giá trị của thành phần của một tập Thành viên.

 

value

Giá trị của Thành phần.

ReleaseCalendar

 

Xác định kế hoạch ấn bản trong các thuật ngữ của chu kỳ và thời gian.

 

periodicity

Chu ký của các ấn bản trong các thuật ngữ của danh sách các chu kỳ thời gian được biết tới (ví dụ, hàng tháng, hàng quý)

 

offset

Khoảng trống trong các ngày từ lúc bắt đầu khoảng thời gian.

 

tolerance

Số ngày được chấp nhận mà ấn bản có thể trước hoặc sau ngày ngoại lệ.

ReferencePeriod

 

Tập các ngày mà ràng buộc nội dung có thể được tìm thấy trong tập dữ liệu hoặc siêu dữ liệu.

 

dateRange

Liên kết với các Giai đoạn

Hợp lệ.

ValidityPeriod

 

Một khoảng thời gian xác định giá trị hợp lệ.

 

startDate

Thời gian bắt đầu giai đoạn.

 

endDate

Thời gian cuối của giai đoạn.

10.4. Cung cấp dữ liệu

10.4.1. Sơ đồ lớp

Hình 39 Sơ đồ lớp về tính kế thừa và quan hệ của việc cung cấp dữ liệu

10.4.2. Giải thích sơ đồ

10.4.2.1. Diễn giải

Mô hình phụ này kết nốt rất nhiều sản phẩm trong SDMX-IM và còn là mấu chốt của sổ đẳng ký siêu dữ liệu trong SDMX, khi tất cả các sản phẩm trong mô hình phụ này có thể truy cập tới một ứng dụng mà có trách nhiệm về việc đăng ký dữ liệu và siêu dữ liệu hoặc về ứng dụng mà yêu cầu truy cập tới dữ liệu và siêu dữ liệu.

Trong khi đó một sổ đăng ký có thể chứa tất cả siêu dữ liệu được mô tả trong sơ đồ trên, các lớp nằm trong vùng mầu xám đặc trưng cho sổ đăng ký dựa trên kịch bản trong đó các nguồn dữ liệu (các tập dữ liệu hoặc siêu dữ liệu tự nhiên hoặc các kho chứa siêu dữ liệu và cơ sở dữ liệu) được đăng ký. Có nhiều chi tiết hơn về cách sử dụng các lớp này trong sổ đăng ký có thể được tìm thấy trong Giao diện Tài liệu Đăng ký của SDMX.

ProvisionAgreement kết nối tất cả các sản phẩm mà xác định cách các dữ liệu và siêu dữ liệu được sắp xếp và phân loại (StructureUsage) cho DataProvider và nó kết nối với Datasource, liệu đây có phải là tệp SDMX có trên website hoặc không (SimpleDatasource) hoặc một dịch vụ cơ sở dữ liệu có khả năng hỗ trợ, truy vấn SDMX và giáp đáp các tài liệu SDMX(QueryDatasource) hoặc không.

StructureUsage có các lớp DataflowDefinition, MetadataflowDefinition và CubeDefinition cụ thể định danh KeyFamily, MetadataStructureDefinition hoặc CubeStructure tương ứng, nó kết nối với một hoặc nhiều Category trong CategoryScheme ví dụ như một lược đồ lĩnh vực chủ đề, trong đó StructureUsage có thể được phân loại (ví dụ, để giúp cho việc thu hẹp các lĩnh vực chủ đề để tìm ra dữ liệu hoặc siêu dữ liệu liên quan ).

ReportingTaxonomy cho phép tổ chức xác định lược đồ báo cáo trong đó lược đồ báo cáo xác định nhiều gói dữ liệu riêng lẻ, mỗi gói có kết cấu khác nhau, sau đó kết hợp trong một tập báo cáo. Bản thân ReportingTaxonomy không có Structure chi tiết, đúng hơn nó có một mức cao xác định trong CategoryScheme. Các lược đồ này phổ biến trong báo cáo đầu tiên và được môt tả sau đó (xem 10.5).

SimpleDatasource kết nối với DataSet hoặc MetadataSet trên website (điều này được chỉ rõ trên sơ đồ và được gọi là “các tham chiếu”). sourceURL đạt được trong suốt quá trình đăng ký DataSet hoặc MetadataSet. Siêu dữ liệu về nội dung của SimpleDatasource được lưu trữ ở sổ đăng ký trong các thuật ngữ của ContentConstraint (xem10.3) về Registration.

QueryDatasource kết nối với kho chứa dữ liệu và siêu dữ liệu mà chứa các dữ liệu và siêu dữ liệu. sourceURL đạt được trong suốt quá trình đăng ký QueryDatasource. Siêu dữ liệu về nội dung của QueryDatasource được lưu trữ ở sổ đăng ký trong các thuật ngữ của ContentConstraint (xem 10.3) về ProvisionAgreement. Trong một số trường hợp về DataProvider. Trường hợp sau không được mong đợi nhiều bởi vì cơ sở dữ liệu thực tế giống hầu hết ProvisionAgreement về DataProvider, nó có thể là ContentConstraint về ProvisionAgreement rõ ràng hơn cho ứng dụng truy vấn sổ đăng ký về nguồn dữ liệu để hoàn thiện phạm vi truy vấn.

Có hai kiểu QueryDatasource, RestDatasource được yêu cầu sử dụng HTTP “get” và WebServiceDatasource phù hợp với hiện trạng của ngôn ngữ xác định dịch vụ web (WSDL) có sẵn từ wsdURL.

10.4.2.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

StructureUsage

Lớp trừu tượng:

Các lớp con là:

Định nghĩa luồng dữ liệu

Định nghĩa dòng siêu dữ liệu

Định nghĩa khối hộp

Nguyên tắc phân loại báo cáo

Xem 3.5.3.2

 

controlledBy

Liên kết các Thỏa thuận cung cấp bao gồm siêu dữ liệu liên quan tới việc cung cấp dữ liệu.

DataProvider

 

Xem 4.8.2.2.

 

hasAgreement

Liên kết với Thỏa thuận cung cấp mà Nhà cung cấp cung ứng dữ liệu và siêu dữ liệu.

 

source

Liên kết với nguồn dữ liệu hoặc siêu dữ liệu mà xử lý truy vấn dữ liệu hoặc siêu dữ liệu.

ProvisionAgreement

 

Kết nối nhà cung cấp dữ liệu với Việc sử dụng Cấu trúc liên quan (ví dụ. Định nghĩa luồng dữ liệu hoặc Dòng siêu dữ liệu) mà nhà nhà cung cấp cung ứng dữ liệu hoặc siêu dữ liệu. Sự thỏa thuận có thể ràng buộc phạm vi của dữ liệu hoặc siêu dữ liệu được cung cấp.

 

source

Liên kết với nguồn dữ liệu hoặc siêu dữ liệu mà có thể xử lý truy vấn dữ liệu hoặc siêu dữ liệu.

Datasource

Lớp trừu tượng:

Các lớp con:

QueryDatasource

Định danh vị trí hoặc dịch vụ từ nơi dữ liệu hoặc siêu dữ liệu có thể đạt được.

 

sourceURL

URL của nguồn dữ liệu hoặc siêu dữ liệu.

QueryDatasource

Lớp trừu tượng:

kế thừa từ

Datasource

Nguồn dữ liệu hoặc siêu dữ liệu mà có thể xử lý truy vấn dữ liệu hoặc siêu dữ liệu.

RestDatasource

 

Nguồn dữ liệu có thể truy cập thông qua giao diện Rest

WebService

Datasource

 

Một nguồn dữ liệu phù hợp với giao diện web.

 

wsdlURL

URL của hiện trạng ngôn ngữ xác định dịch vụ web.

Registration

 

Lớp này không được thể hiện chi tiết ở đây nhưng được chỉ ra như một kết nối giữa SDMX-IM và Dịch Vụ Đăng ký API. Nó biểu thị tài liệu đăng ký dữ liệu và siêu dữ liệu.

10.5. Nguyên tắc phân loại báo cáo

10.5.1. Sơ đồ lớp

Hình 40 Sơ đồ lớp về nguyên tắc phân loại báo cáo

10.5.2. Giải thích sơ đồ

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

ReportingTaxonomy

 

Một lược đồ xác định cấu trúc tổng hợp của một báo cáo dữ liệu trong đó mỗi thành phần có thể được mô tả bởi một Định nghĩa luồng dữ liệu độc lập.

10.5.2.1. Diễn giải

Trong một vài môi trường báo cáo dữ liệu và các môi trường riêng trong báo cáo đầu tiên, báo cáo có thể bao gồm nhiều dữ liệu không đồng nhất, mỗi dữ liệu được mô tả bởi Cấu trúc khác nhau. Định nghĩa của tập các báo cáo phụ được hỗ trợ bởi ReportingTaxonomy.

ReportingTaxonomy là một dạng chuyên môn hóa của CategoryScheme. Mỗi Category của ReportingTaxonomy có thể kết nối với StructureUsage mà bản thân nó có thể là DataflowDefinition hoặc MetadataflowDefinition. Trong một ReportingTaxonomy cụ thể mỗi Category sẽ được kết nối với cùng một lớp ( ví dụ: tất cả Category trong lược đồ sẽ kết nối với DataflowDefinition). Chú ý rằng Category có thể có Category con và theo cách này nó có khả năng xác định ReportingTaxonomy phân cấp. Trong nguyên tắc phân loại này một vài Category được xác định để đưa ra cấu trúc báo cáo.

Ví dụ:

Phần 1

DatafowDefinition_1

DatafowDefinition_2

Phần 2

DatafowDefinition_3

DatafowDefinition_4

Ở đây, các nút của phần 1 và phần 2 không được kết nối với DataflowDefinition nhưng ở phần khác thì có thể kết nối được (và sau đó là KeyFamily).

10.5.2.2. Định nghĩa

11. Quá trình và sự chuyển tiếp

11.1. Giới thiệu

Trong bất kỳ hệ thống xử lý dữ liệu và siêu dữ liệu, bản thân hệ thống là chuỗi các quá trình và mỗi quá trình xử lý dữ liệu hoặc siêu dữ liệu phải trải thông qua một chuỗi chuyển tiếp. Đây là một hướng đi đúng từ dữ liệu thô tới dữ liệu và siêu dữ liệu công bố. Mô hình quá trình được thể hiện ở đây là mô hình chung có thể lấy được thông tin chính về các giai đoạn này theo cách nguyên bản và chính thức bằng cách sử dụng các biểu thức, khả năng kết nối với các đối tượng định danh cụ thể.

11.2. Quan điểm kế thừa – Mô hình

11.2.1. Sơ đồ lớp

Hình 41 Sơ đồ lớp về tính kế thừa của quá trình và chuyển tiếp

11.2.2. Giải thích sơ đồ

11.2.2.1. Diễn giải

Process là ItemScheme, ProcessStep là Item, do đó Process là các ProcessStep hình cây. Điều này ngụ ý rằng bất kỳ ProcessStep có thể bao gồm số lượng ProcessStep phụ tùy ý. ExpressionNode cũng là t Item và được sử dụng để mô tả các tính toán chứa trong ProcessStep và để xác định sự điều hướng từ Process đến Process.

Định nghĩa về các lớp này có thể được tìm thấy dưới đây.

11.3. Tổng quan về quan hệ mô hình

11.3.1. Sơ đồ lớp

Hình 42 Sơ đồ lớp về quan hệ của quá trình và chuyển tiếp

11.3.2. Giải thích sơ đồ

11.3.2.1. Tường thuật

Process là lược đồ của các ProcessStep phân cấp. Mỗi ProcessStep có thể lấy hoặc không lấy nhiều ProcessStep như đầu ra và đầu vào. Thông thường, chúng là các DataflowDefinition, Hierarchy và CodeList-nhưng cũng có thể là bất kỳ cái gì trong mô hình. Việc tính toán được biểu diễn bởi ProcessStep mô tả tùy ý bởi ExpressionNode, có thể biểu diễn một biểu thức liên quan đến bất kỳ đối tượng mô hình định danh nào. ProcessStep cũng có thể được mô tả nguyên bản trong đa ngôn ngữ. Transition điều chỉnh việc thực hiện của các ProcessStep từ ProcessStep nguồn đến ProcessStep đích dựa trên việc đánh giá điều kiện xác định trong ExpressionNode. Sự chuyển tiếp có thể được sử dụng cho vòng lặp và việc thực hiện có điều kiện của các ProcessStep.

Nội dung của điều về CÁC BIỂU THỨC VÀ CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI giải thích cấu trúc của ExpressionNode và TransformationScheme.

Thao tác biểu diễn bằng dữ liệu để kế thừa thông tin mới theo một tập quy tắc cho trước.

11.3.2.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

process

kế thừa từ

ItemScheme

Một lược đồ xác định hoặc tài liệu hóa các thao tác được trình diễn bằng dữ liệu để làm hợp lệ dữ liệu hoặc để kế thừa thông tin mới theo tập các quy tắc cho trước

 

/items

Liên kết các Các bước Quá trình

 

contains

Liên kết các chuyển tiếp

ProcessStep

 

Một thao tác cụ thể, trình diễn bằng dữ liệu để làm hợp lệ hoặc để kế thừa thông tin mới theo một tập các quy tắc cho trước

 

+input

Liên kết các Sản phẩm Có thể định danh mà là các đầu vào dẫn đến Bước Quá trình

 

+output

Liên kết các Sản phẩm Có thể định danh mà là các đầu ra của Bước Quá trình

Transition

 

Một biểu thức theo cách nguyên bản hoặc chính thức của sự biến đối dữ liệu dữ giữa hai thao tác cụ thể được trình diễn bằng dữ liệu.

 

/source

Liên kết Bước Quá trình mà là nguồn của Sự chuyển tiếp

 

/target

Liên kết Bước Quá trình mà là đích của Sự chuyển tiếp

 

+condition

Liên kết một Nút của Biểu thức

12. Phép biến đổi và biểu thức

12.1. Phạm vi

Mục đích của gói này trong mô hình là khả năng kiểm tra sự kế thừa của dữ liệu. Điều này tương tự như ở khái niệm về dòng dõi trong kho dữ liệu – ví dụ: dữ liệu thu được hoặc được tạo.

Chức năng của phần này cho phép việc định danh và tài liệu hóa các chức năng biểu diễn (các chức năng được tự động hóa một cách thông thường, lập trình các chức năng ), cũng như xác định các cấu trúc hỗ trợ biểu thức cú pháp trung tính “ngữ pháp” có thể quy định các chức năng ở mức hình hột để một chương trình có thể “đọc” siêu dữ liệu và soạn chức năng được yêu cầu ở mọi ngôn ngữ máy tình phù hợp.

Cần chú ý rằng mô hình được biểu diễn ở trên tương tự với phạm vi và nội dung của siêu mô hình Biểu thức trong Kho Siêu Mô hình Chung (CWM) được xây dựng bởi Nhóm Quản lý Đối tượng (OMG). Đặc tả này có thể được tìm thấy ở: http://www.omg.org/cwm

Siêu mô hình Biểu thức được mô tả ở Điều 8.5 Phần 1 của đặc tả về CWM. Sơ đồ lớp được biểu diễn dưới đây là một giải thích siêu mô hình Biểu thức CWM được trình bày trong các lớp cơ sở của SDMX- IM.

12.2. Tổng quan về kế thừa mô hình

12.2.1. Sơ đồ lớp

Hình 43 Sơ đồ lớp về tính kế thừa của các lớp biến đổi

12.2.2. Giải thích sơ đồ

12.2.2.1. Diễn giải

Có ba kiểu ItemScheme liên quan tới mô hình này.

1. TransformationScheme bao gồm một hoặc nhiều ExpressionNode.

2. OperatorScheme bao gồm một hoặc nhiều Operator mà các Operand của nó là các Item con của Operator.

3. Lược đồ Type bao gồm các Type, biểu diễn kết quả của biểu thức.

12.3. Quan niệm về quan hệ – Mô hình

12.3.1. Sơ đồ lớp

Hình 44 Sơ đồ lớp về quan hệ của các biểu thức

12.3.2. Giải thích sơ đồ

12.3.2.1. Diễn giải

Mô hình được thể hiện ở đây là một khung tổng quát sử dụng cho các biểu thức và các phép biến đổi, nhưng yêu cầu nhiều công đoạn để hợp nhất mô hình và việc sử dụng thực tế trong mô hình. Đây sẽ là một ấn bản tiêu chuẩn trong tương lai và có thể yêu cầu sự hài hòa về nội dung của OperatorScheme và TypeScheme.

Khái niệm biểu thức trong SDMX-IM mang đến một cái nhìn tổng quan về hàm của các sơ đồ hình cây của biểu thức, dẫn đến khả năng vài biểu thức quan hệ biểu diễn một dải các biểu thức. Mỗi hàm, toán tử hoặc toán hạng xuất hiện trong một biểu thức được biểu diễn bởi +operator vai trò liên kết với Operator (có các mục con là các Operand). Ví dụ phép cộng số học “a+b” được hiểu bởi hàm “sum (a+b)”. “Sum” là Operator và a, b là các Operand. Các ngữ nghĩa thực tế của hàm hoặc thao tác cụ thể được phó mặc các công cụ thực hiện cụ thể và không bị SDMX-IM giữ lại.

Tính chất phân cấp về việc biểu diễn các biểu thức của SDMX-IM đạt được bởi tính chất đệ quy của liên kết ExpressionNode. Liên kết này cho phép các hệ thống phân cấp phụ trong biểu thức được xử lý như các thông số thực của các nút cha.

Mô hình được sử dụng để xác định các việc kế thừa dữ liệu và xác định việc kiểm tra tính toàn vẹn (ví dụ: Tổng của A+B phải bằng C).

Định danh về kết quả của biểu thức (ví dụ: sự biểu diễn) được hỗ trợ bởi liên kết với Type xác định trong lược đồ gồm nhiều kiểu. Mặc dù mô hình xác định các cấu trúc dữ liệu được sử dụng để chứa biểu thức cú pháp trung tính, bản thân mô hình không quy định ngữ pháp của biểu thức cú pháp trung tính. Hàm có thể được mô tả trong dạng văn bản như một sự giải thích ko có cấu trúc của hàm hoặc ngôn ngữ chính thức hơn như BNF2. Định nghĩa hoặc mô tả nguyên bản được hỗ trợ bởi ExpressionNode là VersionableArtefact (khi nó kế thừa từ Item), do đó có thể có nhiều mô tả.

Các cấu trúc dữ liệu hoạt động như sau:

Các hàm toán học thực tế cần được biểu diễn (ví dụ: tổng, nhân, chia, gán (=, <,>)v.v) và các thông số của chúng được xác định trong OperatorScheme bao gồm một hoặc nhiều Operator,mỗi Operator là một toán tử trong đó các Operand của nó là các mục con của Operator, cùng với Operator xác định các nội dung của biểu thức.

Các biểu thức được xác định trong TransformationScheme bao gồm các ExpressionNode.

ExpressionNode tham chiếu Operator trong OperatorScheme. Số lượng các Operand con mà Operator có, xác định số lượng và thứ tự của các thông số chính thức mà Operator mang đến. Khi ExpressionNode đề cập tới Operator, nó phải xác định các ExpressionNode tương ứng với mỗi thông số của các Operand trong một trình tự đúng. Các thông số chính thức và các đối số tương ứng có thể là các kết cấu tổng ví dụ như định nghĩa khóa nhiều chiều kích thước mà có ngữ nghĩa về KeyDescriptor (of KeyFamily).

ExpressionNode (con) có thể có thêm các ExpressionNode xác định (đệ quy), mỗi ExpressionNode có thể là Constant hoặc là một tham chiếu tới IdentifiableArtefact (ReferenceNode) hoặc ExpressionNode khác. Tất cả IdentifiableArtefact trong SDMX-IM có urn duy nhất bao gồm các giá trị của các đối tượng riêng mà định danh nó. Cấu trúc của urn này được xác định trong Đặc tả Sổ đăng ký. Một ví dụ về urn của mã bao gồm cơ quan: code-list-id.code-id – ví dụ thực tế là “urn:sdmx:org.sdmx.infomodel.codelist.Code=TFFS:CL_AREA.1A”.

Chú ý rằng nó có khả năng sử dụng ReferenceNode để định danh một khóa hoàn thiện của giá trị đo lường (bằng cách tham chiếu KeySet cụ thể quy định trong Constraint(xem đoạn sau)).

Sơ đồ sau đây chỉ ra việc biểu diễn một sơ đồ biểu thức hình cây của SDMX-IM về phương trình Einstein đã được biết đến E = mc2. Để hiểu rõ hơn cách phương trình được ánh xạ thành sơ đồ hình cây, công thức có thể được viết lại trong một ký pháp hàm như sau:

Gán (E, Multiply(m, Power(c, 2)))

Phương trình này được ánh xạ thành một tập các trường hợp ExpressionNode được biểu diễn ở hình sau:

Hình 45 Sơ đồ hợp tác biểu diễn biểu thức E=mc2

12.3.2.2. Định nghĩa

Lớp

Đặc trưng

Mô tả

Transformation

Scheme

kế thừa từ

ItemScheme

Một lược đồ xác định hoặc tài liệu hóa các

phép biến đổi được yêu cầu để kế thừa hoặc làm hợp lệ dữ liệu từ dữ liệu khác.

OperatorScheme

kế thừa từ

ItemScheme

Mô hình xác định các toán tử và các toán

hạng.

ExpressionNode

kế thừa từ

Item

Nút trong hệ thống phân cấp gồm nhiều nút trong đó cùng xác định hoặc tài liệu hóa một biểu thức.

 

expressionType

Liên kết với một Kiểu trong đó định danh định dạng kết quả của biểu thức.

 

+operator

Liên kết với Toán tử và các Toán hạng con của nó trong đó xác định toán tử của Nút Biểu thức.

 

+arguments

Các đối số toán học của Nút Biểu thức.

Constant

kế thừa từ

ExpressionNode

Kiểu cụ thể của Nút Biểu thức chứa một giá trị không thay đổi.

ReferenceNode

kế thừa từ

ExpressionNode

Kiểu cụ thể của Nút Biểu thức mà tham chiếu một đối tượng cụ thể.

 

references

Liên kết với sản phẩm có thể định danh trong đó nó là đối tượng tham chiếu.

Operator

 

Toán tử trong Lược đồ Toán tử.

 

/hierarchy

Liên kết với các Toán hạng của Toán tử.

Operand

 

Toán hạng trong Lược đồ Toán tử.

13. Phụ lục 1: Hướng dẫn về UML theo mô hình thông tin SDMX

13.1. Phạm vi

Phạm vi của tiêu chuẩn này đưa ra một cái nhìn tổng quan về ký pháp sơ đồ được sử dụng trong UML. Các ví dụ sử dụng trong tiêu chuẩn này được lấy từ mô hình SDMX UML.

13.2. Trường hợp sử dụng

Để xây dựng các mô hình dữ liệu, điều cần thiết là phải hiểu các chức năng yêu cầu được hỗ trợ. Chúng được xác định trong một mô hình trường hợp sử dụng. Mô hình trường hợp sử dụng bao gồm các tác nhân và các trường hợp sử dụng, chúng được xác định dưới đây:

Tác nhân có thể được định nghĩa như sau:

Một tác nhân xác định một tập các vai trò rõ ràng của người sử dụng hệ thống khi tương tác với nó. Một tác nhân có thể được thể hiện là một cá nhân hoặc một hệ thống ngoài.”

Một tác nhân được mô tả như hình dưới đây:

Nhà công bố dữ liệu

Hình 46 Tác nhân

Trường hợp sử dụng có thể được định nghĩa như sau:

“Một Trường hợp sử dụng xác định một tập các trường hợp các trường hợp sử dụng, trong đó mỗi trường hợp là các hoạt động trình tự được thực hiện bởi hệ thống để đạt được một kết quả có giá trị cho một tác nhân nào đó”

Công bố dữ liệu

Hình 47 Trường hợp sử dụng

Hình 48 Tác nhân và trường hợp sử dụng

Hình 49 Các trường hợp sử dụng mở rộng

Trường hợp sử dụng mở rộng là trường hợp sử dụng có thể được mở rộng tùy ý bởi trường hợp sử dụng độc lập với việc sử dụng trường hợp sử dụng. Mũi tên ở các điểm liên kết đóng vai trò sở hữu trường hợp sử dụng mở rộng. Trong ví dụ trên trường hợp sử dụng “Sử dụng dữ liệu” được mở rộng bởi trường hợp sử dụng “Sử dụng siêu dữ liệu”

13.3. Lớp và thuộc tính

13.3.1. Tổng quát

Lớp là vấn đề được người sử dụng quan tâm. Tên gọi tương đương trong mô hình quan hệ thực thể (E- R model) là thực thể và thuộc tính. Thực tế, nếu UML được sử dụng như các phương tiện của dữ liệu mô hình hóa, thì có một sự khác biệt nhỏ giữa một lớp và một thực thể.

Hình 50 Lớp và các thuộc tính của nó

Hình 50 chỉ ra một lớp được biểu diễn bởi hình chữ nhật chia làm ba phần. Phần trên cùng là tên lớp, phần thứ hai là các thuộc tính và phần cuối cùng là các thao tác. Chỉ có phần đầu tiên là bắt buộc. Tên của lớp là Annotation và nó thuộc về gói SDMX cơ sở. Annotation Thông thường để nhóm các sản phẩm liên quan (các lớp, các trường hợp sử dụng, v.v) trong các gói. Annotation có ba thuộc tính “Chuỗi” – name, type, and url. Định danh đầy đủ của thuộc tính bao gồm các lớp của nó, ví dụ: tên thuộc tính là Annotation.name.

Theo quy ước tên lớp sử dụng UpperCamelCase – các từ được ràng buộc với nhau và chữ cái đầu của mỗi từ được viết hoa. Thuộc tính sử dụng lowerCamelCase – chữ cái đầu tiên của từ đầu tiên không được viết hoa, các từ còn lại viết hoa chữ đầu tiên.

13.3.2. Lớp trừu tượng

Lớp trừu tượng là một cách hữu ích của việc nhóm các lớp, tránh đưa ra sơ đồ phức tạp với nhiều dòng liên kết, nhưng nó không biết trước được rằng lớp còn đáp ứng được các mục đích khác (ví dụ: lớp trừu tượng luôn được thực hiện như một trong các lớp con của nó). Trong sơ đồ này lớp trừu tượng được mô tả với tên dưới dạng in nghiêng và có mầu trắng.

Hình 51 Các lớp trừu tượng và các lớp cụ thể

13.4. Liên kết

13.4.1. Tổng quát

Trong một mô hình E-R, các liên kết được hiểu là các quan hệ. Mô hình UML có thể đưa ra nhiều ý nghĩa cho các liên kết hơn là được đưa ra trong quan hệ E-R. Ngoài ra, ký pháp UML là cố định (không thay đổi trong các liên kết). Trong sơ đồ E-R, có nhiều công nghệ sơ đồ hóa và nó là quan hệ trong một sơ đồ E- R trong đó có nhiều dạng, phụ thuộc vào ký pháp E-R cụ thể được sử dụng.

Hình 52 Liên kết đơn giản

13.4.2. Liên kết đơn giản

Lớp Dimension trong hình 52 có một liên kết với lớp Concept. Sơ đồ chỉ ra rằng Dimension có thể có một liên kết với Concept (1) và Concept có thể kết nối với nhiều Dimension (0..*). Đôi khi liên kết được đặt tên để đưa ra nhiều ngữ nghĩa hơn.

Trong UML, các liên kết có khả năng quy định nhiều quy tắc. Các quy tắc thông thường nhất:

• 0 hoặc 1 (0..1)

• 0 hoặc nhiều (0..*)

• 1 hoặc nhiều (1..*)

• Nhiều (*)

• Không quy định (bỏ trống)

13.4.3. Tập hợp

Tập hợp đơn giản

Hình 53 Tập hợp đơn giản

Liên kết với một quan hệ tập hợp chỉ ra rằng một lớp là một lớp con (hoặc một phần) của lớp khác. Trong quan hệ tập hợp này, lớp con có thể nằm ngoài lớp cha của nó. Để biểu diễn quan hệ tập hợp, vẽ ra một đường kẻ liền từ lớp cha tới lớp con và một hình con rô rỗng trên liên kết cuối của lớp cha. Hình 53 chỉ ra ví dụ của quan hệ tập hợp giữa ItemScheme và Item.

Tập hợp ghép

Quan hệ tập hợp ghép chỉ là dạng khác của quan hệ tập hợp, nhưng vòng đời của lớp con phụ thuộc vào vòng đời của lớp cha. Trong hình 54, chỉ ra quan hệ tập hợp ghép giữa lớp ComponentStructure và lớp ComponentList, để ý rằng quan hệ ghép được đưa ra giống với quan hệ tập hợp, nhưng ở đây hình con rô được phủ kín.

Hình 54 Tập hợp ghép

13.4.4. Tên liên kết và các tên giới hạn liên kết

Điều này hữu ích cho việc đặt tên các liên kết khi đưa ra một vài ngữ nghĩa về mô hình, ví dụ: mục đích của việc liên kết. Hai lớp có khả năng nối lại với nhau bởi hai hoặc nhiều liên kết và trong trường hợp này các lớp này hữu ích cho việc đặt tên mục đích của liên kết. Hình 55 chỉ ra tập hợp đơn giản giữa CategoryScheme và Category được gọi là /items ( điều này có nghĩa là /items được tạo từ liên kết giữa các lớp trên – trong trường hợp này giữa ItemScheme Item và giữa Category được gọi là

Hình 55 Các tên liên kết và các tên giới hạn liên kết

Hơn nữa, tên liên kết có khả năng đưa các tên vai trò cho các giới hạn liên kết nhằm mục đích cho ra nhiều ngữ nghĩa hơn – ví dụ như cha và con trong liên kết cấu trúc hình cây. Vai trò được chỉ ra với “+” đặt trước tên vai trò (ví dụ: sơ đồ về ngữ nghĩa của liên kết trong đó Category có thể có hoặc không có Category cha và có hoặc có không nhiều Category con).

13.4.5. Khả năng điều hướng

Các liên kết có khả năng điều hướng cả hai phía. Với mô hình dữ liệu thì không cần thiết đưa ra nhiều ngữ nghĩa hơn. Tuy nhiên, nếu có ý định thực hiện mô hình trong cơ sở dữ liệu hoặc cấu trúc thông điệp, thì liên kết này có lợi ích để đặt tên khi liên kết không có khả năng điều hướng (ví dụ: không có ý định hoặc sự cần thiết thực hiện một điều hướng theo một hướng riêng).

Hình 56 Liên kết một chiều

Ở đây liên kết một chiều có khả năng điều hướng từ A sang B, nhưng không có yêu cầu (ví dụ: không có yêu cầu về chức năng) để điều hướng từ B sang A sử dụng liên kết này.

13.4.6. Kế thừa

Đôi khi tính kế thừa hữu ích cho việc nhóm các thuộc tính và liên kết thông thường với nhau trong một lớp trên. Điều này hữu ích nếu nhiều lớp sử dụng chung các liên kết với các lớp khác và có nhiều (nhưng không cần thiết phải tất cả) thuộc tính chung. Sự kế thừa được biểu diễn bằng một hình tam giác ở lớp trên.

Hình 57Kế thừa

Ở đây tổ chức được tạo từ IdentifiableArtefact, là lớp trên trừu tượng. Lớp này kế thừa từ các thuộc tính và liên kết của lớp trên. Lớp trên này có thể là lớp cụ thể (ví dụ: nó thực sự tồn tại) hoặc lớp trừu tượng.

13.4.7 Liên kết được tạo

Liên kết này thường hữu ích trong một sơ đồ quan hệ để chỉ ra các liên kết giữa các lớp con được tạo từ các liên kết của các lớp trên mà các lớp con kế thừa. Các liên kết được tạo được biểu diễn bởi dấu “/” ở trước tên liên kết ví dụ. / name.

Hình 58 Các liên kết được tạo

Chú ý rằng vô số các giới hạn liên kết được tạo ra hạn chế hơn trong liên kết được tạo. Trong ví dụ trên các liên kết grouping là 1..* trong khi đó liên kết /grouping là 1.

13.5. Sơ đồ hợp tác

Sơ đồ hợp tác biểu diễn một ví dụ về các lớp (trường hợp lớp được gọi là đối tượng). Trường hợp về lớp có một tên duy nhất.

Hình 59 Sơ đồ hợp tác

Ở đây có đối tượng của lớp Organisation gọi là IMF. Trong vai trò của MaintenanceAgency khi IMF duy trì MetadataConceptScheme gọi là SDDS và ConceptFamily gọi là BOP_CF.

Đôi khi sơ đồ hợp tác không hữu ích cho việc đưa ra tên cho đối tượng. Ở đây đối tượng vẫn là một trường hợp của lớp ( ví dụ: MaintenanceAgency) nhưng không có tên – vì vậy đối tượng có nghĩa là “bất kỳ” hoặc nó không có ý nghĩa với một tên”

Các đối tượng được nối lại với nhau sử dụng một kết nối đối tượng.

14. Phụ lục 2: Tập khóa – Hướng dẫn

14.1. Giới thiệu

Tiêu chuẩn này giải thích các “tập khóa” cho người chưa quen với khái niệm này. Các tập khóa là một phần quan trọng của bộ tiêu chuẩn SDMX về việc trao đổi dữ liệu thống kê và chúng được mô hình hóa và giải thích chi tiết hơn trong các tài liệu khác. Tuy nhiên, các tài liệu đó không nhằm mục đích giải thích các điều cơ bản, điều đó sẽ tạo khó khăn cho người chưa quen với khái niệm này. Tiêu chuẩn này cung cấp một hướng dẫn cơ bản giúp cho người đọc hiểu được bộ tiêu chuẩn này.

14.2. Khái niệm tập khóa

Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần xem lại các dữ liệu thống kê. Dữ liệu thống kê được biểu diễn với các số, ví dụ:

17369

Nếu thể hiện bằng số như trên – không hiểu được số đó biểu diễn gì. Bạn nên biết rằng nó là một phần của dữ liệu thống kê, do đó là đo lường của một vài hiện tượng – cũng được hiểu là một “quan sát” – nhưng bạn không thể tự khẳng định nó là đo lường của cái gì. Trong đầu bạn xuất hiện ngay các câu hỏi sau:

• chủ đề đo?

• Đơn vị đo?

• quốc gia hoặc khu vực áp dụng?

• Thời điểm tiến hành đó?

Danh sách các câu hỏi là không giới hạn. Đằng sau mỗi câu hỏi này là một khái niệm cụ thể, được sử dụng để mô tả dữ liệu. Trong các câu hỏi ở trên, các khái niệm mô tả là chủ đề, Đơn vị của phép đo, Quốc gia và Thời gian. Nếu tôi nói với bạn các câu trả lời của câu hỏi này, dữ liệu sẽ bắt đầu tạo ra:

• chủ đề là “tổng dân số”

• Đơn vị của đo lường “Hàng nghìn người”

• Quốc gia là “Quốc gia ABC”

• Thời gian là “1 /1/ 2001”

Đây là một ví dụ hư cấu và được đơn giản hóa, nhưng không giải thích cách chúng ta nắm bắt dữ liệu thống kê như thế nào với một tập các khái niệm mô tả. Giờ đây chúng ta biết rằng con số biểu diễn tổng dân số của Quốc gia ABC vào ngày 1 tháng 1 năm 2001, là 17,369,000.

Giải thích đơn giản nhất của một tập khóa: tập khóa là một tập các khái niệm mô tả, liên kết với tập dữ liệu, cho phép chúng ta hiểu được dữ liệu là gì.

14.3. Dữ liệu nhóm

Các số thường được nhóm với nhau theo nhiều cách khác nhau, đáp ứng các gói thông tin hữu ích. Phương pháp tiếp cận thông thường nhất là tập các quan sát – được hiểu như “chuỗi” hoặc “chuỗi thời gian ” – được tạo ra trên một khoảng thời gian. Điều này cho phép chúng ta thấy được các xu hướng về hiện tượng đang được tính toán. Do đó, nếu tôi tính tổng dân số ở Quốc gia ABC vào ngày 1 tháng 1 năm mỗi năm, tôi có thể thấy dân số tăng hoặc giảm. Chuỗi thời gian luôn luôn có một “tần suất”. Đây là một khái niệm mô tả, trong đó mô tả các khoảng thời gian giữa các quan sát. Thông thường, đây là khoảng thời gian chuẩn mực, để tần suất có thể được trình bày như “hàng năm” hoặc “hàng tháng” hoặc “hàng tuần”. Đôi khi, các khoảng thời gian là không chuẩn mực. Chú ý rằng một quan sát đơn lẻ không có tần suất – chỉ có chuỗi các quan sát mới có tần suất. Tần suất là một ví dụ của khái niệm mô tả mà chỉ áp dụng cho chuỗi dữ liệu.

Có một số nhóm dữ liệu ở mức cao hơn. Số lượng chuỗi thường được nhóm với nhau thành một “Nhóm”. Nói theo cách truyền thống, Nhóm được hiểu là “Sibling Group” và chứa tập Chuỗi không kể chúng được tính với các các tần suất khác nhau. Do đó, hiện tượng được đưa ra sẽ được tính như: hàng ngày, hàng tháng và hàng năm, các Chuỗi này được lấy ra cùng với nhau, gọi là “Sibling Group”.

Có khả năng có các Nhóm trong đó có các giá trị thay đổi về các khái niệm mô tả hơn là tần suất, tuy nhiên: nếu tôi muốn trình bày một tỉ giá US hàng ngày về tiền tệ thế giới thông qua một năm, tôi có một loại nhóm khác nhau. Tất cả mô tả “tần suất” sẽ là giống nhau – “hàng ngày” – nhưng khái niệm mô tả đưa ra “ngoại tệ” sẽ khác nhau với mỗi chuỗi.

Cũng có một mức gói cao hơn được hiểu là “Tập dữ liệu”. Gói này biểu diễn tập dữ liệu trong đó có thể bao gồm một vài nhóm. Điển hình, nó được duy trì và công bố bởi một cơ quan, để trở thành một nguồn dữ liệu thống kê được biết đến.

Cấu trúc cơ bản: Có các quan sát được nhóm thành chuỗi, thành các nhóm và thành các tập dữ liệu.

CHÚ THÍCH Có một cách đóng gói các quan sát khác, mà chúng ta gọi là dữ liệu “phần giao”. Trong dữ liệu phần giao, số lượng lớn các quan sát liên quan được thể hiện cho điểm riêng hoặc khoảng thời gian. Tổ chức dữ liệu này tương tự với dữ liệu Chuỗi Thời gian theo cách một tập các khái niệm mô tả có thể được liên kết với nó. Tập khóa có thể được sử dụng để mô tả cả dữ liệu phần giao và dữ liệu chuỗi thời gian. Với mục đích của phần hướng dẫn này, chúng ta sẽ tập trung vào dữ liệu chuỗi thời gian. Chúng ta mô tả tập khóa về dữ liệu chuỗi thời gian, sau đó quay lại và tìm hiểu dữ liệu phần giao được tổ chức như thế nào.

Tập khóa là gì? (Câu trả lời thứ 1)

Tập khóa là cách liên kết một tập các khái niệm mô tả với tập các dữ liệu thống kê cụ thể, cũng như kỹ thuật đóng gói hoặc tổ chức tập dữ liệu đó thành các nhóm hoặc các nhóm nhỏ. Đây chỉ đơn thuần là một cách hiểu cấu trúc và ý nghĩa các dữ liệu thống kê, nhưng cách này cung cấp cho chúng ta một mô hình chung.

14.4. Mức đính kèm

Một vài khái niệm mô tả không có ý nghĩa ở mức quan sát, nhưng lại có ý nghĩa ở mức cao hơn. Một ví dụ: tần suất, không có ý nghĩa đơn, nhưng có ý nghĩa khi áp dụng cho chuỗi các quan sát. Bởi vì nó biểu diễn khoảng thời gian giữa các quan sát. Thời gian, nói cách khác, có ý nghĩa ở mức quan sát – mỗi quan sát được liên kết với một thời điểm hoặc một khoảngThời gian cụ thể. Các tập khóa cung cấp thông tin về mức trong đó một khái niệm mô tả riêng được đính kèm: ở mức quan sát, mức chuỗi, mức nhóm hoặc mức tập dữ liệu. Điều này được hiểu như “mức đính kèm”của khái niệm mô tả.

Nếu chúng ta đề cập tới các Nhóm, đặc biệt, chúng ta muốn biết nó làm việc thế nào. Trong một nhóm, một vài khái niệm mô tả có các giá trị giống với tất cả các chuỗi trong Nhóm, trong khi các khái niệm mô tả khác luôn thay đổi. Đối với nhóm được mô tả ở trên, toàn bộ tỉ giá hối đoái ở Mỹ hàng ngày về tiền tệ thế giới, các khái niệm mô tả của chủ đề (“tỉ giá hối đoái ở Mỹ”) và tần suất (“hàng ngày”) sẽ giống với các thành phần của nhóm. Khái niệm mô tả “ngoại tệ”, tuy nhiên, sẽ thay đổi mỗi chuỗi trong nhóm: sẽ có một chuỗi về “Francs Thụy sĩ, “Chuỗi về “châu Âu,” Chuỗi về “đô la New Zealand” v.v…

Quy tắc: các khái niệm mô tả được “đính kèm” với mức nhóm trong đó chúng trở thành biến số. Do đó, nếu trong tập dữ liệu đơn, tất cả nội dung của Chuỗi chia sẻ giá trị đơn về khái niệm mô tả thì khái niệm mô tả đó nên được đính kèm ở mức chuỗi. Quy tắc này cũng giả thiết một điều: mức được lựa chọn là mức có cấu trúc cao nhất trong đó tất cả các nhóm phụ sẽ chia sẻ cùng một giá trị. (Trong khi thực tế là tất cả chuỗi trong Nhóm trong đó quốc gia “Thụy sĩ” chia sẻ một giá trị đơn, nếu mỗi Nhóm trong Tập dữ liệu luôn có giá trị “Thụy sĩ” với quốc gia, thì mức đính kèm là tập dữ liệu, chứ không phải là Nhóm.)

Các mức đính kèm của các khái niệm mô tả luôn luôn là các mức ít nhất mà khái niệm có ý nghĩa: đo đó, bạn không thể đính kèm tần suất khái niệm mô tả ở mức quan sát, bởi vì khi là một khái niệm thì chỉ điều hành ở mức chuỗi (với nhiều Quan sát tạo ra trên một khoảng thời gian).

14.5. Khóa

Tên gọi “tập khóa” được tạo ra bởi thuật ngữ “khóa”. “Khóa” đề cập đến các giá trị về khái niệm mô tả mà mô tả và định danh một tập dữ liệu riêng. Xem ví dụ sau:

Có một tập dữ liệu thống kê sử dụng các khái niệm mô tả sau đây:

• Thời gian

• Tần suất

• chủ đề

• Quốc gia

Thời gian luôn được gắn ở mức quan sát – giá trị về Thời gian là thời điểm tạo ra Quan sát đó. Thời gian là một khái niệm đối với tất cả dữ liệu thống kê – không cấu thành một đoạn của khóa. Các khái niệm mô tả khác – tần suất, chủ đề và quốc gia – tất cả được đính kèm ở mức chuỗi. Với bất kỳ Chuỗi Quan sát được đưa ra, chúng sẽ có tất cả giá trị đơn.

Nếu Chuỗi dữ liệu là phép tính tổng dân số hàng tháng của Quốc gia ABC, thì chúng ta sẽ có một khóa bao gồm các giá trị về mỗi khái niệm mô tả sau đây:

• Tần suất = “hàng tháng”

• chủ đề = “tổng dân số”

• Quốc gia = “Quốc gia ABC”

Tập các giá trị này – “Hàng tháng” – tổng dân số – Quốc gia ABC “ là “khóa” về Chuỗi dữ liệu này: nó định danh dữ liệu gì.

Các khóa được liên kết hầu hết với dữ liệu ở mức chuỗi, nhưng chúng cũng tồn tại ở các mức khác. Ví dụ, chúng ta có thể mở rộng ví dụ như sau: một nhóm bao gồm dữ liệu về tổng số dân của các quốc gia trên thế giới được thống kê hàng tháng. Ở mức nhóm, tần suất có giá trị “hàng tháng” và chủ đề có giá trị “tổng dân số”, nhưng không quy định khái niệm mô tả quốc gia, bởi vì nó thay đổi từ chuỗi này sang chuỗi khác. Đối với nhóm khóa được hiểu là một “Khóa mật mã”- nó định danh nhóm, hơn là định danh chuỗi. (Nhằm hiểu đầy đủ nhóm, tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết các khái niệm mô tả thay đổi thế nào – trong trường hợp quốc gia.)

Các giá trị khóa được đính kèm ở mức chuỗi và được đưa ra trong trình tự cố định. Tần suất là một khái niệm mô tả đầu tiên và các khái niệm khác được gán theo thứ tự cho tập dữ liệu riêng đó. Điều này giúp cho việc chia sẻ và hiểu dữ liệu thống kê dễ dàng hơn nhiều.

Nếu bạn nhìn lại cách sử dụng ban đầu, bạn sẽ thấy rằng chúng ta đang thảo luận về khái niệm mô tả “Đơn vị đo”. Bởi “khóa” chỉ chứa các giá trị về các khái niệm mô tả mà định danh dữ liệu. Nếu chúng ta có các đo lường hàng nghìn hoặc hàng triệu, dữ liệu cũng giống như vậy – chúng có thể tạo từ một dữ liệu khác bằng cách tăng gấp bội số lượng dữ liệu bởi một thừa số biến đổi thích hợp.

Điều này chỉ ra một khác biệt lớn giữa hai kiểu khái niệm mô tả: một kiểu định danh và mô tả dữ liệu gọi là “các chiều kích thước”, còn kiểu kia cái chỉ mô tả gọi là “các thuộc tính”. Không chỉ “các chiều kích thước” mà các khái niệm mô tả cũng định danh dữ liệu – được sử dụng trong “khóa”, bởi vì “khóa” là cách định danh cơ bản một tập dữ liệu.

14.6. Danh sách mã và các biểu diễn khác

Để trao đổi và hiểu dữ liệu, một tập khóa cho biết các giá trị có khả năng xảy ra cho mỗi chiều kích thước. Danh sách các giá trị có khả năng xảy ra này được hiểu như một “danh sách mã”. Mỗi giá trị trong đó danh sách được đưa ra chữ viết tắt của một ngôn ngữ nào đó – “ mã ” và mô tả cụ thể về ngôn ngữ nào đó. Điều này giúp chúng ta tránh được các vấn đề về thông dịch trong việc mô tả dữ liệu: mã có thể được dịch thành các mô tả ở bất kỳ ngôn ngữ nào mà không phải thay đổi mã liên kết với dữ liệu đó. Bất cứ nơi nào có thể, các giá trị về danh sách mã được lấy ra từ các chuẩn quốc tế, như đã được ISO cung cấp về quốc gia và tiền tệ.

Các chiều kích thước luôn luôn được biểu diễn với các mã. Các thuộc tính đôi khi được biểu diễn với các mã, nhưng đôi khi được biểu diễn bởi số hoặc các giá trị văn bản tự do.

Điều này được cho phép bởi các thuộc tính không đáp ứng được một chức năng định danh, mà chỉ mô tả dữ liệu.

Tập khóa là gì? (Câu trả lời thứ 2)

Chúng ta có thêm một cách hiểu nữa về tập khóa: tập khóa quy định một tập các khái niệm mô tả và định danh tập dữ liệu. Tập khóa cho chúng ta thấy được các danh sách mã cung cấp các giá trị đối với các chiều kích thước như thế nào và các giá trị đối với các thuộc tính, các danh sách mã, số hoặc các trường văn bản tự do.

14.7. Cấu trúc dữ liệu phần giao

Đưa ra giải thích về các tập khóa, chúng ta phải hiểu rằng tp Khóa liên kết các khái niệm mô tả với dữ liệu, một vài trong số đó cũng đáp ứng việc định danh dữ liệu – các khái niệm “chiều kích thước” tạo ra Khóa.

Các cấu trúc dữ liệu phần giao không áp dụng các tập khái niệm khác nhau cho các dữ liệu: các khái niệm giống nhau vẫn áp dụng trong việc mô tả và định danh dữ liệu. Dữ liệu phần giao đính kèm các khái niệm với dữ liệu một cách khác biệt, để tạo ra các diễn dữ liệu khác nhau. Quay lại ví dụ trước, chúng ta có các khái niệm sau:

• Thời gian

• Tần suất

• chủ đề

• Quốc gia

Nếu bạn muốn lấy một tập dữ liệu được mô tả và định danh bởi tập các khái niệm này và thể hiện chúng theo dạng “phần giao”, chúng ta sẽ không thay đổi các khái niệm này – mà chỉ thay đổi cách chúng được biểu diễn – đó là đính kèm với cấu trúc dữ liệu.

Theo ví dụ trên, tổng dân số của mỗi quốc gia trên thế giới vào ngày 1, tháng 1 năm 2001 là tập dữ liệu. Trong ví dụ đó, chúng ta tính dân số của Quốc gia ABC thông qua giai đoạn các năm. Thời gian là khái niệm chúng ta sử dụng để tổ chức dữ liệu trong một trình tự các quan sát.

Nếu chúng ta tổ chức dữ liệu để phản ánh chỉ một điểm thời gian đơn lẻ – trong trường hợp này, ngày 1 tháng 1, 2001 – tổ chức dữ liệu trên một khoảng thời gian sẽ làm giảm ý nghĩa. Đó vẫn là cách tổ chức dữ liệu, nhưng chúng ta có thể coi như một phần giao.

Đề cập tới thuật ngữ “phần giao” – nó được hiểu là một nhóm chuỗi song song diễn ra trong khoảng thời gian, trong đó một phần được lấy ra. Vì thế, phần giao được tạo ra trong thời điểm đó.

Trong ví dụ, chúng ta dễ dàng nhận thấy cách nó áp dụng: thay vì tổ chức dữ liệu trên một khoảng thời gian – đó là sử dụng khái niệm thời gian- chúng ta chọn cách tổ chức dữ liệu thông qua khái niệm Quốc gia. Do đó, thay vì có một dữ liệu đơn về Tần suất, chủ đề và Quốc gia về toàn bộ Quan sát trong chuỗi, với một giá trị thời gian liên kết với mỗi quan sát, chúng ta sẽ có một giá trị quốc gia liên kết với mỗi quan sát và giá trị đơn về Tần suất, chủ đề và Thời gian. Thay vì việc gọi nhóm các quan sát “Chuỗi”, hiện tại chúng ta sử dụng thuật ngữ “Phần”

Ở ví dụ trước, chúng ta có một khóa tồn tại ở hầu hết mức chuỗi:

Tần suất = “hàng tháng”

chủ đề = “tổng dân số”

Quốc gia = “Quốc gia ABC”

Thời gian – khái niệm còn lại, được liên kết với các quan sát, với giá trị khác nhau. Do đó, có thể có một chuỗi như sau:

1 tháng 1, 2001 – 17369

1 tháng 2, 2001 – 17370

1 tháng 3, 2001 – 17405

Với việc thể hiện phần giao, có thể có hầu hết khóa ở mức phần (hoặc ở mức nhóm):

Tần suất = “hàng tháng”

chủ đề = “tổng dân số”

Thời gian = “1 tháng 1, 2001”

Với mỗi quan sát, chúng ta có giá trị quốc gia, thay vì giá trị thời gian:

Quốc gia ABC = “17369”

Quốc gia XYZ = “24982”

Quốc gia HIJ = “37260”

Trong phần thể hiện “phần giao” về tập dữ liệu này, chúng ta chọn cách thể hiện mỗi quan sát ghép đối với giá trị quốc gia, được lấy từ Danh sách mã của các giá trị về khái niệm Quốc gia. Các chiều kích thước khác có thể dễ dàng đem lại một cách nhìn về phần giao, bằng cách đính kèm giá trị của chúng ở mức quan sát, thay vì giá trị về Quốc gia, như trong ví dụ.

Bởi vì bản thân các khái niệm không thay đổi, nên chỉ có một cách là chúng được đính kèm với cấu trúc dữ liệu, tập khóa đơn có thể được sử dụng để mô tả cả chuỗi thời gian lẫn sự thể hiện phần giao.

Trong phiên bản 1.0, các định dạng có khả năng thể hiện dữ liệu phần giao về các khái niệm chiều kích thước đơn lẻ, cũng giống việc thể hiện dữ liệu như một chuỗi thời gian. Nhà sáng tạo tập khóa có nhiệm vụ lựa chọn khái niệm phi thời gian, được sử dụng như một chiều kích thước để tổ chức việc biểu diễn phần giao. Các phiên bản tương lai có khả năng hỗ trợ phần giao hoàn thiện hơn cho tập khóa.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Tổng quan

1.1. Tài liệu liên quan

1.2. Kỹ thuật mô hình hóa và chú thích bằng sơ đồ

1.3. Chức năng tổng thể

1.3.1. Các gói mô hình thông tin

1.3.2. Phiên bản 1.0

1.3.3. Phiên bản 2.0

2. Tác nhân và trường hợp sử dụng

2.1. Tác nhân và trường hợp sử dụng

2.2. Sơ đồ trường hợp sử dụng

2.2.1. Duy trì các định nghĩa cung cấp và cấu trúc

2.2.2. Công bố và sử dụng dữ liệu và siêu dữ liệu

3. Gói SDMX cơ sở

3.1. Giới thiệu

3.2. Định danh, xác định phiên bản và duy trì

3.2.1. Sơ đồ lớp

3.2.2. Giải thích sơ đồ

3.3. Kiểu dữ liệu

3.3.1. Sơ đồ lớp

3.3.2. Giải thích sơ đồ

3.4. Mẫu lược đồ mục

3.4.1. Ngữ cảnh

3.4.2. Sơ đồ lớp

3.4.3. Giải thích sơ đồ

3.5. Mẫu cấu trúc

3.5.1. Ngữ cảnh

3.5.2. Sơ đồ lớp

3.5.3. Giải thích sơ đồ

3.6. Mẫu liên kết

3.6.1. Ngữ cảnh

3.6.2. Sơ đồ lớp

3.6.3. Giải thích sơ đồ

3.7. Tính kế thừa

3.7.1. Sơ đồ lớp

3.7.2. Giải thích sơ đồ

4. Lược đồ mục cụ thể

4.1. Giới thiệu

4.2. Quan điểm tính kế thừa

4.3. Danh sách mã

4.3.1. Sơ đồ lớp

4.3.2. Giải thích sơ đồ

4.4. Lược đồ khái niệm

4.4.1. Sơ đồ lớp kế thừa

4.4.2. Giải thích sơ đồ

4.4.3. Sơ đồ lớp quan hệ

4.4.4. Giải thích sơ đồ

4.5. Lược đồ phân loại

4.5.1. Ngữ cảnh

4.5.2. Sơ đồ lớp

4.5.3. Giải thích sơ đồ

4.6. Lược đồ kiểu đối tượng

4.6.1. Ngữ cảnh

4.6.2. Sơ đồ lớp

4.6.3. Giải thích sơ đồ

4.7. Lược đồ về kiểu

4.7.1. Ngữ cảnh

4.7.2. Sơ đồ lớp

4.7.3. Giải thích sơ đồ

4.8. Lược đồ tổ chức

4.8.1. Sơ đồ lớp

4.8.2. Giải thích sơ đồ

4.9. Liên kết lược đồ mục

4.9.1. Ngữ cảnh

4.9.2. Sơ đồ lớp

4.9.3. Giải thích sơ đồ

5. Tập khóa (Định nghĩa cấu trúc dữ liệu) và tập dữ liệu

5.1. Giới thiệu

5.2. Tổng quan về tính kế thừa

5.2.1. Sơ đồ lớp

5.2.2. Giải thích sơ đồ

5.3. Tổng quan về Quan hệ tập khóa

5.3.1. Sơ đồ lớp

5.3.2. Giải thích các sơ đồ

5.4. Quan điểm về quan hệ theo chuỗi thời gian – tập dữ liệu

5.4.1. Ngữ cảnh

5.4.2. Sơ đồ lớp

5.4.3. Giải thích sơ đồ

5.5. Quan điểm quan hệ của tập dữ liệu phần giao

5.5.1. Sơ đồ lớp

5.5.2. Giải thích sơ đồ

6. Khối hộp

6.1. Ngữ cảnh

6.2. Hỗ trợ khối hộp trong Mô hình thông tin

7. Định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu và tập siêu dữ liệu

7.1. Ngữ cảnh

7.2. Tính kế thừa

7.2.1. Giới thiệu

7.2.2. Sơ đồ về lớp kế thừa

7.2.3. Giải thích sơ đồ

7.3. Định nghĩa cấu trúc siêu dữ liệu

7.3.1. Giới thiệu

7.3.2. Các cấu trúc đã được mô tả

7.3.3. Sơ đồ lớp

7.3.4. Giải thích sơ đồ

7.4. Tập siêu dữ liệu

7.4.1. Sơ đồ lớp

7.4.2. Giải thích sơ đồ

8. Lược đồ mã phân cấp

8.1. Phạm vi

8.2. Tính kế thừa

8.2.1. Sơ đồ lớp

8.3. Quan hệ

8.3.1. Sơ đồ lớp

8.3.2. Giải thích sơ đồ

9. Tập cấu trúc và các ánh xạ

9.1. Phạm vi

9.2. Tập cấu trúc

9.2.1. Sơ đồ lớp

9.2.2. Giải thích sơ đồ

9.3. Bản đồ cấu trúc

9.3.1. Sơ đồ lớp

9.3.2. Giải thích sơ đồ

9.4. Lược đồ khái niệm và lược đồ phân loại

9.4.1. Sơ đồ lớp

9.4.2. Giải thích sơ đồ

10. Các ràng buộc về dữ liệu và việc cung cấp

10.1. Phạm vi

10.2. Kế thừa

10.2.1. Sơ đồ lớp về tính kế thừa của sản phẩm có thể ràng buộc và việc cung cấp

10.2.2. Giải thích sơ đồ

10.3. Ràng buộc

10.3.1. Sơ đồ lớp quan hệ của siêu dữ liệu ràng buộc

10.3.2. Giải thích sơ đồ

10.4. Cung cấp dữ liệu

10.4.1. Sơ đồ lớp

10.4.2. Giải thích sơ đồ

10.5. Nguyên tắc phân loại báo cáo

10.5.1. Sơ đồ lớp

10.5.2. Giải thích sơ đồ

11. Quá trình và sự chuyển tiếp

11.1. Giới thiệu

11.2. Quan điểm kế thừa – Mô hình

11.2.1. Sơ đồ lớp

11.2.2. Giải thích sơ đồ

11.3. Tổng quan về quan hệ mô hình

11.3.1. Sơ đồ lớp

11.3.2. Giải thích sơ đồ

12. Phép biến đổi và biểu thức

12.1. Phạm vi

12.2. Tổng quan về kế thừa mô hình

12.2.1. Sơ đồ lớp

12.2.2. Giải thích sơ đồ

12.3. Quan niệm về quan hệ – Mô hình

12.3.1. Sơ đồ lớp

12.3.2. Giải thích sơ đồ

13. Phụ lục 1: Hướng dẫn về UML theo mô hình thông tin SDMX

13.1. Phạm vi

13.2. Trường hợp sử dụng

13.3. Lớp và thuộc tính

13.3.1. Tổng quát

13.3.2. Lớp trừu tượng

13.4. Liên kết

13.4.1. Tổng quát

13.4.2. Liên kết đơn giản

13.4.3. Tập hợp

13.4.4. Tên liên kết và các tên giới hạn liên kết

13.4.5. Khả năng điều hướng

13.4.6. Kế thừa

13.4.7. Liên kết được tạo

13.5. Sơ đồ hợp tác

14. Phụ lục 2: Tập khóa – Hướng dẫn

14.1. Giới thiệu

14.2. Khái niệm tập khóa

14.3. Dữ liệu nhóm

14.4. Mức đính kèm

14.5. Khóa

14.6. Danh sách mã và các biểu diễn khác

14.7. Cấu trúc dữ liệu phần giao

 


1 OLAP: Việc xử lý phân tích theo dòng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *