Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7981-4:2009

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN7981-4:2009
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7981-4:2009 (ISO/TS 17369-4:2005) về Trao đổi siêu dữ liệu và dữ liệu thống kê – Phần 4: Cú pháp và tài liệu SDMX-EDI


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7981 – 4:2009

ISO/TS 17369 -4:2005

TRAO ĐỔI SIÊU DỮ LIỆU VÀ DỮ LIỆU THỐNG KÊ – PHẦN 4: CÚ PHÁP VÀ TÀI LIỆU SDMX-EDI

Statistical data and metadata exchangeSection 4: SDMX-EDI: Syntax and documentation

Lời nói đầu

TCVN 7981 – 4: 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 17369 – 4: 2005

TCVN 7981 – 4: 2009 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 154 Quá trình, các yếu tố dữ liệu và tài liệu trong thương mại, công nghiệp và hành chính biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 7981 (ISO 17369) gồm các phần sau:

TCVN 7981-1: 2008 (ISO/TS 17369 – 1: 2005); Phần 1:Khung tổng quát về các tiêu chuẩn SDMX.

TCVN 7981-2: 2008 (ISO/TS 17369 – 2: 2005); Phần 2: Mô hình thông tin: Thiết kế khái niệm UML.

TCVN 7981-3: 2009 (ISO/TS 17369 – 3: 2005); Phần 3: Lược đồ và tài liệu SDMX-ML.

TCVN 7981-4: 2009 (ISO/TS 17369 – 4: 2005); Phần 4: Cú pháp và tài liệu SDMX-EDI.

TCVN 7981-5: 2009 (ISO/TS 17369 – 5: 2005); Phần 5: Hướng dẫn thực thi các tiêu chuẩn định dạng SDMX.

TCVN 7981-6: 2009 (ISO/TS 17369 – 6: 2005); Phần 6: Hướng dẫn SDMX sử dụng dịch vụ web.

 

TRAO ĐỔI SIÊU DỮ LIỆU VÀ DỮ LIỆU THỐNG KÊ – PHẦN 4: CÚ PHÁP VÀ TÀI LIỆU SDMX-EDI

Statistical data and metadata exchangeSection 4: SDMX-EDI: Syntax and documentation

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này là hướng dẫn để lập tài liệu SDMX-EDI; bao gồm việc sử dụng toàn bộ thông điệp GESMES của UN/EDIFACT và cách sử dụng các thông điệp này để đáp ứng yêu cầu cụ thể.

Mục đích của tiêu chuẩn này là:

· Giải thích các chức năng của SDMX-EDI;

· Định nghĩa cú pháp và quy tắc cho các đoạn khác nhau của phiên bản EDIFACT của thông điệp GESMES;

· Đưa ra nguyên tắc phát triển các ứng dụng cần thiết.

2. Sự phù hợp

Điều 9 và 10 của tiêu chuẩn này mang tính quy định; cung cấp các quy tắc về cách sử dụng thông điệp SDMX-EDI để phù hợp với SDMX. Tất cả các điều và phụ lục khác mang tính tham khảo.

3. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

Thông điệp GESMES được định nghĩa trong UN/EDIFACT UNTDID D.99B và D.02A (URL: http://www.unece.org/trade/untdid/), UN/ECE.

4. Tài liệu tham khảo cơ bản

Độc giả tiêu chuẩn này phải hiểu mô hình thông tin SDMX.

Trao đổi siêu dữ liệu và dữ liệu sử dụng SDMX-EDI dựa trên một tập các định nghĩa cấu trúc thống kê, các khái niệm thống kê và danh sách mã chứa giá trị của các khái niệm thống kê được mã hóa. Các định nghĩa cấu trúc này được trung tâm quản trị các trao đổi dữ liệu SDMX-EDI tạo sẵn. Ví dụ, trong khung cơ cấu về trao đổi dữ liệu ở hệ thống ngân hàng trung tâm châu Âu (ESCB), ngân hàng trung tâm châu Âu (ECB) truyền tới các đối tác tệp tin SDMX-EDI bao gồm các định nghĩa cấu trúc ECB (ví dụ: các định nghĩa tập khóa, danh sách các khái niệm thống kê và các danh sách mã).

Tương tự, ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) truyền tới các đối tác các định nghĩa cấu trúc cho các trao đổi dữ liệu của họ. Các cộng đồng người sử dụng SDMX-EDI (ví dụ: BIS, ECB, Eurostat và tất cả đối tác của họ) đồng ý sử dụng một tập các danh sách mã cơ bản. Do đó, các thông điệp SDMX-EDI được trao đổi càng giống nhau càng tốt, không chỉ quan điểm về cú pháp mà còn việc mở rộng về ngữ nghĩa. Ví dụ, các danh sách mã chung được sử dụng cho các khái niệm thống kê “đơn vị”, “phép nhân đơn vị”, “trạng thái quan sát” (mẫu thông tin “giải thích” trong định dạng được mã hóa, định dạng của các quan sát đơn) và “tính bảo mật quan sát”. Tương tự vậy, thẻ định danh về khái niệm “tần suất” được các cơ quan trung tâm quy định là “FREQ”. Các cơ quan sử dụng SDMX-EDI phải sử dụng tiêu chuẩn này kết hợp với tập các định nghĩa cấu trúc: sử dụng các định nghĩa cấu trúc đã được cơ quan trung tâm tạo ra hoặc nếu liên quan tới luồng dữ liệu mới, thì cần tạo ra các định nghĩa cấu trúc mới (hoặc bổ sung). Khi tạo ra các định nghĩa cấu trúc mới, khuyến cáo kiên quyết đầu tiên là phải xem xét kỹ toàn bộ các tệp định nghĩa cấu trúc hiện có của các cơ quan trung tâm để tránh việc tạo ra các khái niệm hoặc các danh sách mã hoàn toàn mới.

Độc giả tiêu chuẩn này không cần phải biết rõ về GESMES hay EDIFACT mặc dù GESMES và EDIFACT cung cấp các công cụ cú pháp để “mô tả” các nội dung thông điệp dựa trên mô hình dữ liệu SDMX-EDI. Tuy nhiên, để hiểu đầy đủ phiên bản EDIFACT của SDMX-EDI, thì cần phải nắm vững kiến thức về các nguyên tắc EDIFACT: các nguyên tắc này được giải thích trong phần Phụ lục tương ứng. Ngoài ra, để thu được kiến thức rộng và khái quát về GESMES thì độc giả có thể tham khảo tài liệu GESMES chính thức (GESMES phiên bản 2.1: Hướng dẫn cho người sử dụng và GESMES phiên bản 2.1: Hướng dẫn tham khảo).

5. Cấu trúc tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn này cung cấp tham chiếu kỹ thuật để giải thích các chức năng và quy tắc của SDMX-EDI. Các nội dung được minh họa theo các cách sau:

Lý thuyết và các ví dụ chỉ ra cấu trúc chung của thông điệp;

Lý thuyết và các ví dụ trong Điều về hướng dẫn tham chiếu từng đoạn; Điều này chỉ ra các biến thể luân phiên (về mỗi đoạn) có thể xuất hiện trong thông điệp;

Các ví dụ hoàn thiện về thông điệp hướng tới việc thực hành thực tế.

6. Thông điệp trao đổi siêu dữ liệu và dữ liệu thống kê SDMX-EDI

SDMX-EDI là thông điệp được thiết kế cho việc trao đổi thông tin thống kê giữa các tổ chức theo cách độc lập với nền tảng.

Thông điệp thực hiện mô hình trao đổi dữ liệu (mô hình thông tin SDMX) cung cấp cho việc trao đổi chuỗi thời gian được định danh qua khóa đa miền dữ liệu và nhiều siêu dữ liệu liên kết. Nó sử dụng hiện trạng GESMES thích hợp và cú pháp EDIFACT cho phiên bản được mô tả trong tiêu chuẩn này. Mặc dù GESMES là mô hình dữ liệu thống kê chung, tạo ra tính linh hoạt để mô tả mọi mô hình dữ liệu thống kê về mặt cú pháp, SDMX-EDI vẫn có cú pháp cố định. Điều này cho phép các cơ quan đối tác thiết kế và xây dựng các ứng dụng để “đọc” và “ghi” các thông điệp SDMX- EDI, tránh các tệp tin trung gian và bộ chuyển đổi đặc biệt; thiết kế của các ứng dụng đọc/ghi được đơn giản hóa bằng cách loại trừ đặc điểm chung không cần thiết khi trao đổi dữ liệu chuỗi thời gian. Do cú pháp cố định nên trong hầu hết các trường hợp, các quy tắc được sử dụng trong SDMX-EDI đều bền vững và có giới hạn hơn các quy tắc trong GESMES chung. Tuy nhiên, thiết kế hiện hành cho phép khả năng nâng cao trong tương lai và tăng dần tính khái quát, nếu điều này được các bên liên quan thống nhất.

SDMX-EDI có các chức năng sau đây:

Thích nghi dễ dàng với mọi miền kinh tế và bao hàm tất cả dữ liệu thống kê về kinh tế;

Các kỹ thuật biểu diễn hiện đại: về mặt khái niệm, các khóa đa miền dữ liệu làcân đối’;

Hiệu quả: tránh sao chép thông tin không cần thiết;

Các khóa chuỗi thời gian không giới hạn độ dài;

Các thuộc tính ở các mức khác nhau (quan sát, chuỗi thời gian và “mức cao hơn”);

Trao đổi siêu dữ liệuphong phú’, được tổ chức theo cách linh hoạt và hiệu quả;

Phù hợp với trao đổi chuỗi thời gian hai chiều: ví dụ: báo cáo và phổ biến;

· Phổ biến điện tử toàn bộ cơ sở dữ liệu thống kê: dữ liệu, siêu dữ liệu, các định nghĩa, cấu trúc khóa và danh sách mã có thể được phổ biến bằng điện tử từ trung tâm đến các cơ quan khác;

Phù hợp với việc thực hiện từng giai đoạn: có thể bắt đầu với các phần lõi (mang dữ liệu quản trị và dữ liệu số) sau đó có thể sử dụng toàn bộ thông điệp;

Thực hiện dễ dàng không cần mua phần mềm đặc biệt;

· Nhất quán với các tiêu chuẩn quốc tế (EDIFACT);

· Nhóm người sử dụng rộng rãi: các ngân hàng trung tâm quốc gia (NCBs) và các cơ quan thống kê quốc gia (NSIs), ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), OECD, EUROSTAT, ngân hàng trung tâm châu Âu (ECB);

Nhất quán với các mục đích lâu dài của các cơ quan quốc tế liên quan trong trao đổi dữ liệu thống kê.

6.1. Các tiêu chuẩn UN/EDIFACT và GESMES chung

Mục đích tiêu chuẩn hóa của UN/EDIFACT cung cấp cho các đối tượng dòng trao đổi một cấu trúc trong đó các phần tử của nó có thể được hiểu và xử lý bởi các ứng dụng phần mềm mà không cần đến sự can thiệp của con người. Các thông điệp đầu tiên được tạo ra cho các môi trường trao đổi dữ liệu thương mại và liên quan đến các kiểu dữ liệu tĩnh và đơn giản hơn ví dụ như: các hóa đơn, đơn đặt hàng v.v. Từ đó, các lĩnh vực mới ví dụ như khoa học thống kê, với các cấu trúc dữ liệu khác nhau và phức tạp hơn gắn với kỹ nghệ, kiểu thông điệp nào đó sẽ được tạo ra để thỏa mãn các yêu cầu của người sử dụng mà không làm ảnh hưởng đến số lượng các thông điệp.

· GESMES là một từ viết tt có nghĩa là thông điệp thống kê chung. Thông điệp này được phát triển bởi nhóm tổ chức thống kê châu Âu, nhóm này làm việc trong tổ chức tiêu chuẩn quốc tế UN/EDIFACT. GESMES có tất cả chức năng được yêu cầu để trao đổi các mảng đa miền dữ liệu và dữ liệu chuỗi thời gian, bao gồm siêu dữ liệu (ví dụ như các thuộc tính và chú thích cuối trang). Sử dụng GESMES có ích hơn là định dạng dữ liệu độc quyền, đó là tiêu chuẩn quốc tế được thỏa thuận có chức năng đầy đủ và không giới hạn. GESMES không bị trói buộc với định dạng và các ràng buộc của ứng dụng riêng. Cụ thể, GESMES hỗ trợ trao đổi:

Siêu dữ liệu;

Các mảng đa miền dữ liệu;

Chuỗi thời gian;

Dữ liệu quản trị.

Theo dạng chung, GESMES cho phép cơ quan gửi sử dụng cấu trúc tập dữ liệu mà thông điệp này mong muốn.

GESMES được chấp nhận như các thông điệp Status 1 của UN/EDIFACT năm 1995 và được công bố trong danh mục UN/D95A. Trụ sở thống kê của liên minh châu Âu, EUROSTAT, nơi đứng đầu về sự phát triển của các thông điệp UN/EDIFACT, sử dụng GESMES trong các luồng dữ liệu giữa EUROSTAT và các nước thành viên của EEA (khu vực kinh tế châu Âu) và thúc đẩy việc sử dụng các thông điệp này bởi các tổ chức quốc tế và khu vực khác.

Mô tả cú pháp EDIFACT được cung cấp trong phần Phụ lục. Đối với độc giả không quen với cú pháp và thuật ngữ EDIFACT, họ có thể làm quen với Phụ lục cung cấp kiến thức cơ bản về ch đề này/

7. Chức năng của SDMX-EDI và các hoạt động trao đổi dữ liệu

SDMX-EDI cung cấp các kiểu chức năng khác nhau được yêu cầu cho trao đổi dữ liệu thống kê bằnghai chiều’; ví dụ: giữa ngân hàng trung tâm quốc gia (NCB) hoặc cơ quan thống kê quốc gia (NSI) và cơ quan trung tâm (ví dụ BIS, IMF, Eurostat, ECB, OECD) hoặc giữa bất kỳ hai cơ quan nào miễn là chúng hiểu ngữ nghĩa thông tin được trao đổi (các định nghĩa cấu trúc) của nhau. Tất nhiên, NCB hoặc NSI có thể đóng vai trò “trung tâm” đối với các cơ quan khác bằng cách đưa ra các định nghĩa cấu trúc thích hợp (ví dụ các khái niệm thống kê, danh sách mã, tập khóa) cho các trao đổi dữ liệu nó quản trị.

7.1. Chức năng SDMX-EDI

Mức chức năng khác nhau cho phép các cơ quan đối tác thực hiện SDMX-EDI theo phương pháp từng gia đoạn:

· Cập nhật dữ liu: Chỉ trao đổi các quan sát (bao gồm thuộc tính bắt buộc “trạng thái quan sát”).

· Cập nhật thuộc tính và dữ liệu: Ngoài các quan sát và trạng thái quan sát, trao đổi cũng bao gồm các thuộc tính mã hóa và không mã hóa liên kết với dữ liệu trên tập dữ liệu, nhóm quan hệ, chuỗi thời gian và mức quan sát.

· Xóa: Gửi thông điệp xóa của các quan sát và trạng thái quan sát;

Ngoài các quan sát và trạng thái quan sát, gửi các thông điệp xóa cho các thuộc tính mã hóa và không mã hóa liên kết với dữ liệu trên tập dữ liệu, nhóm quan hệ, chuỗi thời gian và mức quan sát.

· Trao đổi các định nghĩa cấu trúc: Trao đổi các danh sách mã, danh sách các khái niệm thống kê và các khái niệm tập khóa.

7.2. Báo cáo và phổ biến

Thông điệp cập nhật dữ liu được định nghĩa để định danh yêu cầu tối thiểu cho việc báo cáo dữ liệu đến cơ quan trung tâm (rất cần thiết). Bên cạnh đó, cơ quan đối tác còn phát triển khả năng cung cấp các thuộc tính mã hóa và không mã hóa liên quan đến chuỗi mà họ báo cáo, ví dụ: để cung cấp thông điệp cập nhật thuộc tính và dữ liệu được xem xét khi cần thiết. Nếu họ báo cáo sai các quan sát (và các thuộc tính) thì các cơ quan đối tác sẽ phải gửi dữ liệu (và thuộc tính) dữ liệu xóa (các dữ liệu xóa rất giống với các dữ liệu xóa được dùng để cập nhật).

Việc phổ biến từ cơ quan trung tâm có thể thông qua các cơ sở dữ liệu đầy đủ1 (ví dụ: trên CD- ROM), hoặc đầu ra được chọn, hay điều khoản chuẩn mực của các sửa đổi và cập nhật net:

Các cơ sở dữ liệu đầy đủ:

Theo cơ sở dữ liệu đầy đủ, cơ quan nhận tìm trong định dạng SDMX-EDI:

· (Các) thông điệp cập nhật thuộc tính và dữ liệu với các giá trị quan sát và giá trị của các thuộc tính mã hóa và không mã hóa;

· Thông điệp định nghĩa cấu trúc, đưa ra thông tin về các khái niệm thống kê, các danh sách mã và cá tập khóa được sử dụng trong (các) thông điệp dữ liệu;

Không chứa các thông điệp xóa như trong trường hợp thay thế hoàn toàn bản sao trước của cơ sở dữ liệu được cung cấp.

Các cập nhật và sửa đổi từ trung tâm:

Các cập nhật và sửa đổi được phổ biến bởi trung tâm, cho phép các cơ quan nhận chỉ nhận thông tin về các quan sát và thuộc tính đã thay đổi trong cơ sở dữ liệu từ ngày tháng cụ thể. Điều này cũng bao gồm việc phổ biến chuỗi mới (hoặc các nhóm quan hệ) được bổ sung cho cơ sở dữ liệu, các hành động xóa ở nhóm quan hệ, chuỗi và mức quan sát. Để tận dụng đầy đủ lợi ích của tùy chọn này các cơ quan nhận phải có khả năng dịch các thông điệp xóacập nhật thuộc tính và dữ liệu.

Việc sử dụng các thông điệp2 khác nhau dự kiến cho SDMX-EDI được tóm tắt trong bảng sau đây, bảng này cũng chỉ ra “hoạt động” (ví dụ: ghi hoặc đọc) mà các cơ quan đối tác hoặc trung tâm thực hiện trên thông điệp cho các kiểu sử dụng khác nhau.

Bảng 1. Hoạt động và kiểu thông điệp

Hoạt động

Kiu thông điệp

Đối tác

Trung tâm

Báo cáo đơn giản đến trung tâm

Thông điệp cập nhật dữ liệu

W

R

Thông điệp xóa dữ liệu

W

R

Báo cáo “cao cấp” đến trung tâm bao gồm thông tin về các thuộc tính mã hóa và không mã hóa

Thông điệp cập nhật dữ liệu/thuộc tính

W

R

Thông điệp xóa dữ liệu/thuộc tính

W

R

Phổ biến cơ sở dữ liệu đầy đủ từ trung tâm

Thông điệp định nghĩa cấu trúc

R

W

Thông điệp cập nhật dữ liệu/thuộc tính

R

W

Kết quả sửa đổi/cập nhật từ trung tâm, đặc biệt hoặc được lập biểu

•Thông điệp cập nhật dữ liệu/thuộc tính

R

W

•Thông điệp xóa dữ liệu/thuộc tính

R

W

Chú giải: W: ghi, R: đọc.

8. Cấu trúc của SDMX-EDI

Trao đổi SDMX-EDI (tệp tin) có thể chứa vài thông điệp; mỗi thông điệp bao gồm một trình tự các đoạn, mỗi đoạn phản ánh một phần logíc nhỏ của thông điệp. Mỗi đoạn bắt đầu với thẻ định danh gồm ba ký tự. Các thẻ định danh đoạn bắt đầu với UN được gọi là các đoạn dịch vụ và được định nghĩa như một phần của cú pháp EDIFACT (ISO 9735). Các đoạn khác được gọi là đoạn dữ liệu người sử dụng và được định nghĩa trong danh mục các đoạn trong danh mục trao đổi dữ liệu thương mại của Liên hiệp quốc (UNTDID).

8.1. Sơ đồ nhánh SDMX-EDI

Cách thông thường nhất để thể hiện nội dung của thông điệp GESMES là sử dụng sơ đồ nhánh. Sơ đồ nhánh chỉ ra các đoạn trong thông điệp (qua các thẻ đoạn của chúng), trạng thái của chúng (bắt buộc hay điều kiện) và số lần xuất hiện lớn nhất được cho phép; khi sơ đồ nhánh mô tả một thông điệp và không phải là tệp tin trao đổi, thì không chỉ ra tiêu đề và đuôi trao đổi. Phần giải thích sơ đồ nhánh điển hình trong Phụ lục. Đây là sơ đồ nhánh của một thông điệp SDMX-EDI bao gồm tất cả các đoạn được nhóm trong các phần; mỗi phần phản ánh một chức năng:

Trạng thái “điều kiện” của đoạn đầu tiên ở mỗi phần (ví dụ: VLI trong Nhóm 4, DSI trong Nhóm 13, FNS trong Nhóm 20) có thể chuyển thành “bắt buộc” nếu phương tiện tương ứng được sử dụng.

8.2. Các phần đoạn, chức năng và việc thực hiện theo từng bước

Các đoạn của sơ đồ trên có thể được nhóm theo các loại, mỗi loại biểu diễn một nhiệm vụ logic. Danh sách dưới đây cũng bao hàm tiêu đề và đuôi trao đổi (các dòng 1 và 10). Các phần logic của thân thông điệp chính được biểu diễn từ dòng 2 đến 9:

Quản trị trao đổi (các đoạn UNA và UNB)

Quản trị thông điệp (các đoạn NNH, BGM, NAD+Z02, NAD+MR, NAD+MS)

Các danh sách mã (các đoạn VLI, CDV, FTX)

Định nghĩa khái niệm thống kê (các đoạn STC, FTX)

Định nghĩa tập khóa (các đoạn ASI, SCD, ATT, IDE)

Quản trị tập dữ liệu (các đoạn DSI, STS, DTM)

Cấu trúc mảng (IDE, GIS, GIS)

Dữ liệu (đoạn ARR)

Các thuộc tính (FNS, REL, ARR, IDE, FTX, CDV)

Kết thúc quản trị thông điệp (đoạn UNT)

kết thúc quản trị thông điệp”, nhiều thông điệp [lặp lại trình tự các mục từ 2 đến 9] có thể có mặt trong cùng một trao đổi>

Kết thúc quản trị trao đổi (đoạn UNZ)

Bảng dưới đây chỉ ra các đoạn nào ở trên là cần thiết (và thứ tự của chúng) trong thông điệp, theo chức năng của thông điệp3

Bảng 2. Các thông điệp cập nhật thuộc tính và dữ liệu

Kiểu trao đổi dữ liệu/thông điệp:

TUYỆT ĐỐI
CẦN THIẾT

Thông điệp cập nhật dữ liệu

Thông điệp cập nhật dữ liệu

Thông điệp cập nhật thuộc tính và dữ liệu

Phần

Các phần phải có mặt (có thứ tự)

Các đoạn quản trị trao đổi

Các đoạn quản trị thông điệp

Các danh sách mã

 

 

 

Các khái niệm thống kê

 

 

 

Các tập khóa

 

 

 

Các đoạn quản trị tập dữ liệu

Các đoạn cấu trúc mảng

(Các) đoạn dữ liệu

 

Các thuộc tính

 

Kết thúc quản trị thông điệp

Kết thúc quản trị trao đổi

VÍ DỤ 1:

Thông điệp cập nhật dữ liệu phải có các phần: (1) quản trị trao đổi, (2) các đoạn quản trị thông điệp, (3) các đoạn quản trị tập dữ liệu, (4) cấu trúc mảng, (5) (các) đoạn dữ liệu, (6) kết thúc quản trị thông điệp và (7) kết thúc quản trị trao đổi.

VÍ DỤ 2:

Thông điệp cập nhật thuộc tính và dữ liệu (khi nó chứa thuộc tính), phải bao gồm phần các thuộc tính (trước khi kết thúc quản trị thông điệp).

Khi mục đích của thông điệp là chỉ ra các đối tượng xóa cho cơ quan nhận, thì theo đối tượng bị xóa, các phần sau đây được sử dụng:

Bảng 3. Các thông điệp xóa thuộc tính và dữ liệu

Kiểu trao đổi dữ liệu/thông điệp:

Thông điệp xóa dữ liệu

Thông điệp xóa thuộc tính

Thông điệp xóa thuộc tính và dữ liệu

Phần

Các phần bắt buộc

Các đoạn quản trị trao đổi

Các đoạn quản trị thông điệp

Các danh sách mã

 

 

 

Các khái niệm thống kê

 

 

 

Các tập khóa

 

 

 

Các đoạn quản trị tập dữ liệu

Các đoạn cấu trúc mảng

(Các) đoạn dữ liệu

 

Các thuộc tính

 

Kết thúc quản trị thông điệp

Kết thúc quản trị trao đổi

Danh sách các đoạn chỉ ra trong bảng về nguyên tắc là giống với phần trước. Nhưng khi xóa các thuộc tính, không phải tất cả các đoạn trong phần các thuộc tính đều được sử dụng (xem thêm thông tin trong phần Các thông điệp xóa).

Bảng sau đây chỉ ra các phần được sử dụng để chuẩn bị cho các thông điệp cu trúc (chỉ dành cho việc phổ biến từ trung tâm đến các đối tác khác):

Bảng 4. Các thông điệp cấu trúc

Kiểu trao đổi dữ liệu/thông điệp:

Danh sách mã

Định nghĩa khái niệm thống kê

Định nghĩa tập khóa

Phần

Các phần bắt buộc

Các đoạn quản trị trao đổi

Các đoạn quản trị thông điệp

Các danh sách mã

 

 

Các khái niệm thống kê

 

 

Các tập khóa

 

 

Các đoạn quản trị tập dữ liệu

 

 

 

Các đoạn cấu trúc mảng

 

 

 

(Các) đoạn dữ liệu

 

 

 

Các thuộc tính

 

 

 

Kết thúc quản trị thông điệp

Kết thúc quản trị trao đổi

Lưu ý:

Thực tế, sự khác biệt trong các kiểu thông điệp là nhân tạo, chỉ để tạo thuận lợi cho việc biểu diễn và sự tương quan đối với các chức năng logic: kiểu thông điệp (ví dụ: cập nhật dữ liệu, cập nhật thuộc tính, cập nhật thuộc tính và dữ liệu, xóa dữ liệu v.v.) được xác định bởi việc có hoặc không có các phần cụ thể (và việc thiết lập một vài thông số).

Trong các phần tiếp theo, mỗi kiểu thông điệp (ví dụ: thông điệp cập nhật thuộc tính và dữ liệu) được minh họa bằng cách thể hiện chức năng của các đoạn sử dụng trong mỗi phần.

Các sơ đồ nhánh thể hiện trong phần còn lại của điều này mô tả các kiểu thông điệp cụ thể, do đó chúng phản ánh các tập con của thông điệp đầy đủ. Hơn nữa, chúng nhấn mạnh cách hỗ trợ các hoạt động và đáp ứng các chức năng cụ thể, trạng thái đoạn được chỉ ra (bắt buộc/điều kiện) có thể khác với một vài đoạn (đối với các thông điệp đầy đủ) để chỉ ra đoạn thật sự cần thiết với hoạt động và chức năng.

Qua các bảng này, độc giả có thể dễ dàng tham khảo (về mỗi đoạn) cách thực hiện việc phân tích các phần thông điệp và các đoạn của Điều tiếp theo; theo cách này, các chi tiết về mỗi đoạn trình bày trong Điều (“hướng dẫn tham chiếu từng đoạn”) được trình bày ngắn gọn (nhưng bao quát) trong Điều này. Đây là cách hiệu quả nhất để hiểu được toàn bộ hướng dẫn.

5.2.1. Mục đích và cấu trúc đoạn của thông điệp cập nhật dữ liệu

Khi mục tiêu là chỉ trao đổi các quan sát (và các thuộc tính ô mảng liên kết của chúng), thì các đoạn thuộc phần cấu trúc (định nghĩa tập khóa) và không sử dụng phần các thuộc tính.

Do đó, sơ đồ nhánh hoàn thiện được rút gọn như sau:

Sơ đồ này mô tả các phần thiết yếu nhất của thông điệp mà mỗi cơ quan có thể quản lý (ghi và đọc) ở giai đoạn thực thi đầu tiên. Tất cả các đoạn (ngoại trừ các đoạn ở đường chấm) bắt buộc có mặt ở đây bởi vì tất cả chúng cần thiết để phục vụ chức năng này.

Để rõ ràng hơn, ba đoạn NAD (NAD+Z02, NAD+MR, NAD+MS) được thể hiện riêng rẽ.

Bảng sau đây đưa ra giải thích ngắn gọn về các đoạn được sử dụng (và cần) trong thông điệp đơn giản:

Bảng 5. Thông điệp cập nhật dữ liệu

Các phần và đoạn thông điệp

Mục đích

Quản tr trao đổi

 

UNAservice-characters

UUB+syntax-identifier.syntax-version+sender-identification+receiver-identification+date-of-preparation:time-of-preparation+interchange-reference++application-reference(++++test indicator)’

Xác định các ký tự dịch vụ

Tiêu đề trao đổi

Quản tr thông đip

 

UNH+message-reference-number+messagetype:message-type-version.message-type-release:controlling-agency’

Định danh thông điệp

BGM+message-function’

Chức năng thông điệp (=74 đối với dữ liệu/ thuộc tính)

NAD+Z02+organisation-id’

NAD+MR+organisation-id’

NAD+MS+organisation-id’

Cơ quan duy trì danh sách mã

Định danh bên nhận

Định danh bên gửi

Quản trị tập dữ liệu

 

DSI+data-set-identifier’

STS+3+status-code’

Thẻ định danh lập dữ liệu

Cập nhật/thay thế(mã trạng thái= 7)

DTM+date-time-type:date-time:date-time-format

DTM+date-time-type:date-time:date-time-format

Ngày tháng-thời gian của tập dữ liệu (và khoảng thời gian báo cáo -điều kiện-)

Dữ liệu và cu trúc mảng

 

IDE+5+identifier’

Thẻ định danh tập khóa

GIS+AR3′

Phương pháp gửi dữ liệu trong đoạn ARR

GIS+1:::symbol-used-for-missing-values’

Ký hiệu sử dụng cho các giá trị thiếu

ARR++key:period:date-format:observation:obs- status:obs-confid’

ARR++key:period:date-format:observation:obs-status:obs-confid’

etc.

or:

Chứa dữ liệu số, sử dụng hai phương pháp là:

quan sát đơn lẻ mỗi đoạn ARR…

ARR++key:start_date_end_date:time_range_format:obse rvation:

obs-status:obs-confid. + observation: obs-status:obs- confid.+…

+observation: obs-status:obs- confid.’

hoặc một dải thời gian với các quan sát tương ứng:

ARR++key:start_date-end_date:time_range_format:observation:obs-status:obs- confid. + observation:obs-status:obs-confid. +… +observation: obs- status:obs-confid.’

…etc

Đoạn ARR có thể xuất hiện đến 999000 lần.

Kết thúc đon quản tr thông điệp(đuôi thông điệp)

UNT+number-of-segments+message-reference-number’

Kết thúc dữ liệu kiểm soát thông điệp

Kết thúc đoan quản trị trao đổi (đuôi trao đổi)

UNZ+number-of-messages+interchange-reference‘

Kết thúc dữ liệu kiểm soát trao đổi

VÍ DỤ:

Giả thiết rng ngân hàng quốc gia Bỉ đang gửi chuỗi thời gian M:BE:PROD:GN:NS và Q:BE:PROD:GN:NS (thuộc tập khóa được gọi là ECB_TESTPRICES) tới ECB.

Đối với chuỗi thời gian hàng tháng M:BE:PROD:GN:NS các quan sát sau đây (cùng với “trạng thái”) được báo cáo

Sep95

Oct95

Nov95

Dec95

Jan96

 

Feb96

Mar96

 

99.10 A

98.10 A

98.40 A

99.50 A

100.00 A

99.20 A

99.80 E C

Các cờ A (<=>n”) and E (= “ước lượng”) là các giá trị về thuộc tính trạng thái quan sát ở đó trạng thái này được gắn cho mỗi quan sát tiếp theo. Cờ C (= mật) là giá trị về thuộc tính bảo mật quan sát, có thể được gắn cho trạng thái quan sát tiếp theo để cung cấp thông tin về trạng thái bảo mặt của quan sát. Chi tiết về cách sử dụng các danh sách mã này, tham khảo trong Phụ lục về các danh sách mã tương ứng.

Đối với chuỗi theo quý Q:BE:PROD:GN:NS. phải gửi dữ liệu sau đây:

95q4

96q1

98.67 A

99.67 A

 

Khi sử dụng SDMX-EDI, ngân hàng trung tâm Bỉ phải gửi các dữ liệu này trong tệp tin sau đây:

Trong ví dụ này, các phần tử không cố định được gạch chân hiển nhiên là từng phần tử dữ liệu thực, chủ yếu, chúng cung cấp thông tin quản trị (ví dụ. BE2= ngân hàng trung tâm Bỉ, 4FO= ECB, ECB_TESTPRICE= thẻ định danh tập khóa). Để biết thêm về các đoạn này xem các điều về hướng dẫn tham chiếu trong tiêu chuẩn này.

8.2.2. Mục đích và cấu trúc đoạn của thông điệp cập nhật thuộc tính và dữ liệu

Cơ quan báo cáo dữ liệu có thể gửi từng phần tử các quan sát và thông tin bổ sung giúp người sử dụng các chuỗi thời gian được trao đổi hiểu rõ hơn bản chất hoặc các đặc điểm của chúng (nhan đề, phương pháp luận, v.v.). Các mu thông tin này được gọi là các thuộc tính và chúng có thể được mã hóa hoặc không được mã hóa. Chúng còn được trao đổi bằng cách sử dụng đoạn FNS và các đoạn theo sau nó. Sơ đồ nhánh trong phần này được mở rộng hơn so với phần trước, bao gồm tập các đoạn mang thuộc tính:

• Nhóm 13 ở đây là bắt buộc: nếu không có nhóm này thì sẽ không thể trao đổi các quan sát và/hoặc các thuộc tính được;

• Nhóm 14 cũng bắt buộc: đối với việc báo cáo các quan sát (với các cờ quan sát được liên kết của chúng) thì nhóm đó rất cần thiết (nó cung cấp thông tin về cấu trúc trong đoạn ARR theo sau nhóm này); nếu thông điệp được sử dụng để báo cáo thuộc tính thì nhóm 14 nên được sử dụng (ch có đoạn ARR theo sau nhóm 14 là không cần thiết trong trường hợp này).

• Nhóm 20 cũng bắt buộc khi Nhóm chứa các thuộc tính.

• Nếu có yêu cầu trao đổi cả quan sát lẫn thuộc tính ngoại trừ các nhóm 13, 14 thì đoạn ARR mà theo sau Nhóm 14 và 20 phải được thể hiện.

Bảng sau đây nêu rõ việc sử dụng các đoạn khi cả dữ liệu lẫn thuộc tính được sử dụng

Bảng 6. Thông điệp cập nhật thuộc tính và dữ liệu

VÍ DỤ:

Để biết thêm về việc sử dụng các đoạn liên quan đến thuộc tính, độc giả có thể tham khảo trong các hướng dẫn tham khảo từng đoạn.

8.2.3. Thông điệp xóa thuộc tính và dữ liệu

Bảng và cu trúc đã giới thiệu trong điều trước cũng được sử dụng để xóa các đối tượng (được tạo sẵn cho cơ quan nhận trong quá khứ) ngoại trừ việc gửi dữ liệu và thuộc tính. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng cùng một cấu trúc (như trong thông điệp Cập nhật Dữ liệu và Thuộc tính) và…

· Dựng cờ thông điệp sử dụng thông số khác trong đoạn STS;

· Để xóa dữ liệu:

Đoạn ARR theo sau Nm 14 không chứa các quan sát: các tham chiếu của nó được sử dụng đơn giản để hướng tới (được báo cáo trước đó qua một trao đổi trong quá khứ) các quan sát b xóa.

VÍ DỤ 1:

Các đoạn…

STS+3+6′

….

ARR++M:BE:PROD:GN:NS:199509199603:710′

….

Thông báo với cơ quan nhận rằng nên xóa hàng tháng các quan sát chuỗi M:BE:PROD:GN:NS từ tháng 9 năm 95 đến tháng 3 năm 96.

VÍ DỤ 2

Các đoạn…

STS+3+6’

….

ARR++:BE:PROD:GN:NS

Thông báo với cơ quan nhận rằng nên xóa nhóm quan hệ (giả thiết rằng miền dữ liu thứ hai là tần suất) :BE:PROD:GN:NS và tất cả thuộc tính liên kết ở mức này và các mức thấp hơn.

· hoặc, để xóa các thuộc tính:

FTX và CDV sau Nhóm 23 không được sử dụng (xem sơ đồ bên phải) và đoạn ARR (nhóm 22) được sử dụng để hướng tới các thuộc tính bị xóa.

VÍ DỤ:

Các đoạn

            …

            STS+3+6′

            …

            FNS+Attributes:10′

            REL+Z01+4

            ARR+5+:ABB:A:DE:02′

            IDE+Z11+COVERAGE’

Thông báo với cơ quan nhận rằng nên xóa thuộc tính đang tham chiếu tới Coverage của nhóm quan hệ:ABB:A:DE:02.

Một thảo luận chi tiết và rộng hơn về các vấn đề liên quan đến việc xóa được giới thiệu trong Điều riêng (xem trang 112)

8.2.4. Mục đích và cấu trúc đoạn của thông điệp trao đổi định nghĩa cấu trúc

Hệ thống trao đổi dữ liệu thống kê có thể được trao đổi thông qua các phương tiện điện tử, khi trung tâm phổ biến tất cả dữ liệu cấu trúc (các khái niệm, định nghĩa tập khóa và danh sách mã) sử dụng SDMX-EDI. Để giúp cho thông điệp này được hiểu rõ ràng thì chỉ có các đoạn cấu trúc mới được bao hàm, xem trong thông điệp dưới đây:

Dữ liệu cấu trúc có thể chứa một, hai trong ba phần hoặc cả ba (ví dụ: các danh sách mã, định nghĩa khái niệm thống kê, tập khóa). Thông thường, cả ba phần này đều được sử dụng (trong một hoặc nhiều thông điệp) để cung cấp cho các trung tâm thống kê khả năng phổ biến tới các đối tác của họ tất cả định nghĩa cấu trúc cần thiết theo dạng điện tử.

8.2.5. Danh sách mã

Các đoạn liên quan đến danh sách mã (VLI, CDV, FTX) cung cấp phương tiện phổ biến các danh sách mã cho các khái niệm thống kê mã hóa; chúng được sử dụng như các miền dữ liệu trong tập khóa cụ thể hoặc như các thuộc tính mã hóa.

8.2.6. Định nghĩa khái niệm thống kê

Các đoạn liên quan đến định nghĩa các khái niệm thống kê (STC, FTX) được sử dụng để cung cấp kết nối giữa thẻ định danh khái niệm thống kê và tên thực tế của chúng.

8.2.7. Định nghĩa tập khóa

Các đoạn liên quan đến định nghĩa cấu trúc tập khóa đáp ứng các mục đích sau:

· Gán thẻ định danh tập khóa và mô tả tới tập khóa;

· Xác định các khái niệm thống kê được sử dụng như các miền dữ liệu trong cấu trúc khóa (thông tin được cung cấp: vị trí mỗi khái niệm trong khóa, độ dài giá trị mã và danh sách mã liên quan)

· Xác định cấu trúc chính xác của đoạn ARR (chứa các giá trị số của thông điệp) về tập khóa riêng này.

· Xác định các thuộc tính mã hóa và không mã hóa được sử dụng trong tập khóa (thẻ định danh khái niệm, độ dài trường, trạng thái sử dụng và mức đính kèm; ngoài ra, danh sách mã trong trường hợp thuộc tính mã hóa).

Bảng 7. Thông điệp trao đổi dữ liệu cấu trúc

VÍ DỤ

Ví dụ trên chỉ ra cách các trung tâm (ví dụ ECB, được mã hóa là 4F0) phổ biến dữ liệu cấu trúc đến ngân hàng trung tâm (ví dụ ngân hàng quốc gia B, được mã hóa là BE2). Việc phổ biến định nghĩa khái niệm (các đoạn bắt đầu với STC) và các danh sách mã (các nhóm bắt đầu với VLI) cung cấp cho bên nhận một vài siêu dữ liệu cơ bản; sau đó khi các miền dữ liệu được đưa ra (nhóm đầu tiên của đoạn bắt đầu với ASI) bên nhận có thể thiết lập cấu trúc chính của tập khóa ((BAL_OF_PAYM_TEST):

 

FREQ:REF_AREA:BOP_ITEM:DATA_TYPE

độ dài giá trị miền dữ liệu::

1

2

3

 1

 

Đây là cấu trúc chuỗi thời gian của tập khóa. Ví dụ: chuỗi thời gian có thể là chuỗi hàng tháng (FREQ= M) tham chiếu tới hàng hóa (BOP_ITEM=100) bảng cân đối (type:net= 4) của B (REF_AREA= BE); giá trị khóa là

M:BE:100:4

Thông tin bổ sung được cung cấp bởi các thuộc tính TITLE (không mã hóa), UNIT (mã hóa) và UNIT_MULT (mã hóa) của tập khóa giúp cho chuỗi này có thể lấy các giá trị

TITLE= bảng cân đối mua bán hàng hóa, UNIT= BEF, UNIT_MULT= 9

9. Hướng dẫn tham chiếu từng đoạn

9.1. Tổ chức hướng dn

Các đoạn được thể hiện trong các phần riêng biệt giống với các đoạn đã giới thiệu ở Bảng 2. Mỗi phần phản ánh một kiểu chức năng (ví dụ quản trị thông điệp). Tất cả đều được mô tả theo cách sau:

Phạm vi

Xác định phạm vi của tiện ích.

Các đoạn GESMES được sử dụng

Chỉ ra sơ đồ nhánh của GESMES với các đoạn được tô sáng.

Các chức năng và hướng dẫn sử dụng

Giải thích cách các đoạn được sử dụng để thực hiện tiện ích.

Đối với mỗi đoạn

· Chuỗi của phần tử dữ liệu

Chỉ ra chuỗi của các phần tử dữ liệu trong đoạn.

· Các quy tắc sử dụng phần tử d liu

Đây là một bảng xác định:

· Các quy tắc sử dụng đối với phần tử dữ liệu, bao gồm các trạng thái sau:

Bắt buc: phần tử dữ liệu phải xuất hiện;

Điều kin: sự có mặt của phần t dữ liệu có điều kiện; các quy tắc được giải thích trong bảng;

– Tùy chọn: phn tử dữ liệu không được xử lý, nếu được gửi thì nó ch dành cho các mục đích tài liệu.

Định dạng của nó (từ quan điểm mà cú pháp GESMES chung cho phép): ký pháp được sử dụng là: an= cả số lẫn chữ, n= số, “..” = không nhiều hơn; ví dụ an4= bốn ký tự bao gồm cả số lẫn chữ. Điều này thuận lợi cho việc kiểm tra cú pháp đối với các quy tắc GESMES chung.

Các mã hợp lệ và ý nghĩa của chúng (và/hoặc các đặc tả định dạng cụ thể) trong ngữ cảnh SDMX-EDI, Bất cứ khi nào có các tham chiếu tới danh sách mã trong mô tả các đoạn, thì các mã hợp lệ này sẽ tham chiếu đến danh sách mã đã mô tả trong các tệp tin hoặc tài liệu liên quan được cung cấp bởi cơ quan trao đổi dữ liệu, (xem đoạn “Danh sách mã” dưới đây).

Ni dung và các quy tắc sử dụng của đon

Cung cấp mô t vai trò của đoạn và các quy tắc trong ngữ cảnh SDMX-EDI.

· Sự phụ thuộc: mô tả sự phụ thuộc vào các đoạn khác, ngoại trừ các đoạn trong nhóm.

Danh sách mã

Trong một vài đoạn đã thể hiện có các tham chiếu tới “danh sách mã”. Thực chất, các phần tử mã hóa cần lấy các giá trị thích hợp từ các danh sách mã đã xác định trước. Chúng được đưa ra dưới dạng các danh sách mã cụ thể hoặc các danh sách mã mẫu.

9.2. Quản trị trao đổi

9.2.1. Phạm vi

Dữ liệu quản trị ở mức trao đổi bao gồm định danh phiên bản cú pháp và tập ký tự được sử dụng, định danh bên gửi, bên nhận và thời gian, ngày tháng của trao đổi.

Quản trị trao đổi phải có mặt trong mọi tệp tin của SDMX-EDI.

9.2.2. Đoạn GESMES được sử dụng

Điều này bao gồm các đoạn UNA và UNB. Các đoạn này không phải một phần của cấu trúc thông điệp, chúng thay thế tiêu đề phong bì nhằm mục đích trao đổi, mà có thể chứa nhiều thông điệp GESMES.

9.2.3. Chức năng và hướng dẫn sử dụng

Một hoặc nhiều thông điệp GESMES có thể được gửi trong một trao đổi.

9.2.4. Cấu trúc đoạn quản trị trao đổi

Kiểu đoạn:

UNA

Tên kiểu đoạn:

Đặc tả ký tự cú pháp

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

Bắt buộc

Chuỗi Phần tử dữ liệu

Các ký tự cú pháp UNA

Các quy tắc phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Các giá tr

Các ký tự cú pháp

Bắt buộc

an6 (bao gồm ký tự kết thúc đoạn)

Trong SDMX-EDI các ký tự này phải là

:+.?’

Ni dung và các quy tắc sử dụng:

UNA bao gồm đặc tả của các ký tự kết thúc đoạn và ký tự phân cách được sử dụng. Kho ký tự về SDMX-EDI là UNOC (xem trong mô tả đoạn tiếp theo). Để sử dụng tập kí tự dịch vụ với kho ký tự UNOC, cần quy định các ký tự dịch vụ trong đoạn UNA được mô tả chi tiết dưới đây. Trong SDMX- EDI đoạn UNA có cú pháp cố định và luôn được viết là UNA:+?

(= UNA theo sau bởi dấu hai chấm, dấu cộng, dấu chấm, dấu hỏi chấm, khoảng trống và dấu nháy đơn; dấu nháy đơn là ký tự tương ứng với ANSI/ASCII ký tự 39). Đoạn UNA, được giới thiệu ở trên có nghĩa là:

Phân cách thành phần được sử dụng là: (dấu hai chấm), phân cách phần tử dữ liệu là + (dấu cộng), dấu thập phân. (dấu chấm), chỉ báo lỗi ? (dấu hỏi chấm), khoảng trống dành cho việc sử dụng trong tương lai và (dấu nháy; ASCII/ANSI 39) được sử dụng như ký tự kết thúc đoạn.

Các ứng dụng đọc và ghi được biểu diễn bằng thông số các ký tự này (ít nhất là các ký tự dịch vụ: dấu hai chấm, dấu cộng, chỉ báo lỗi). Muốn biết rõ hơn việc sử dụng ký tự báo lỗi xem trong Phụ lục về cú pháp EDIFACT và phần về văn bản chứa trong các thuộc tính không mã hóa (ký tự báo lỗi không cần thiết ở trước dấu chấm nếu dấu chấm không phải là ký tự dịch vụ EDIFACT).

VÍ DỤ

Đoạn quản trị trao đổi được viết là: UNA:+.?’

Chú ý!

(1) Có một khoảng trống giữa ? và ‘.

(2) Trong SDMX-EDI ch có dấu chấm (.) được sử dụng cho ký pháp thập phân.

(3) Ký tự cuối cùng (‘) là một phần của đoạn (và ký tự kết thúc đoạn do trùng hợp).

Kiểu đoạn:

UNB

Tên kiểu đoạn:

Đặc tả ký tự cú pháp

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

Bắt buộc

Chuỗi phần tử dữ liệu

Các quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Các giá trị mã

Thẻ định danh cú pháp

Bắt buc

Thẻ này định danh tập ký tự sử dụng trong trao đổi

an4

UNOC-(ISO 8859-1)

Hỗ trợ các ký tự nhấn mạnh và văn bản trong mọi ngôn ngữ của các nước Châu Âu trừ Hy lạp

Phiên bản cú pháp

Bắt buộc

Đây là phiên bản thứ ba, cũng là cú pháp mới nhất

n1

3

Định danh bên gửi

Bắt buộc

Định danh bên gửi

an..35

Cơ quan trung tâm quản trị trao đổi dữ liệu cung cấp danh sách mã thích hợp để định danh các tổ chức đối tác

Định danh bên gửi

Bắt buộc

Định danh bên nhận

an..35

Như trên

Ngày tháng

Bắt buộc

Thời gian cục bộ của trao đổi, định dạng là YYMMDD

n6

Ví dụ 970525

(chú ý! Nếu là năm 2000 thì YY sẽ là 00)

Thời gian

Bắt buộc

Thời gian cục bộ của trao đổi, định dạng là HHMM

n4

Ví dụ 0950

Số tham chiếu trao đổi

Bắt buộc

Một tham chiếu duy nhất định danh trao đổi, incl.

Số tăng theo từng chuỗi (cũng xem các quy tắc sử dụng ở trên)

an..14

Trong SDMX-EDI định dạng là: IREFnnnnnn

Ví dụ IREF000001

Tham chiếu ứng dụng

Bắt buộc

an..14

SDMX-EDI

Chỉ báo kiểm tra

Điều kin

Nếu được tìm thấy thì các nội dung không được sử dụng để cập nhật hoặc sử đổi các cơ sở dữ liệu, khi trao đổi chỉ đáp ứng các mục đích kiểm tra.

n1

1

Nội dung và các quy tắc sử dụng

Đoạn này là tiêu đề phong bì cho một hoặc nhiều thông điệp chứa thông tin định tuyến và quản trị được sử dụng bởi dịch vụ truyền thông điệp. UNOC:3 là thẻ định danh cú pháp tham chiếu đến tập ký tự được sử dụng trong trao đổi (trong SDMX-EDI nó được thiết lập ngang bằng với UNOC:3 cho phép việc sử dụng các ký tự cao hoặc thấp hơn trong thông điệp, bao gồm các ký tự la tinh)

Ngày tháng và thời gian (định dạng cố định cho cả hai: YYMMDD:hhmm) tham chiếu tới ngày tháng và thời gian cục bộ mà trao đổi tệp tin do hệ thống bên gửi tạo ra.

Số tham chiếu dùng trong trao đổi là một số nguyên trong chuỗi số (với bước tăng là 1) do bên gửi tạo ra. Đặc biệt lưu ý đối với mọi đơn vị khi gửi tệp tin cho một bên nhận cụ thể phải tăng bộ đếm này lên 1 (trong mỗi đơn vị gửi (cần) nắm giữ các bộ đếm khác nhau đối với từng đơn vị nhận khác nhau); đây là cách an toàn để tìm ra không chỉ các trao đổi giống hệt nhau mà còn tìm ra các trao đổi bị thiếu được gửi tới trung tâm. Một phần số (định dạng đầy đủ: IREFnnnnnn) là sáu ký tự độ dài, bắt đầu với 000001, 000002, v.v; giá trị IREF999999 được nối tiếp bởi IREF000000 và sau đó là IREF000001(bắt đầu lại từ lúc bt đầu). Trao đổi thử nghiệm nên được đánh dấu bng cờ với số tham chiếu tăng lên 1 có quan hệ với trao đổi trước đó với cùng cơ quan nhận.

Nhn xét quan trng: Khi một tệp tin chứa dữ liệu hiện có, được sử dụng để cập nhật các cơ sở dữ liệu hiện có của bên nhận, các đoạn UNB kết thúc với phần tử “++SDMX-EDI”. Tuy nhiên, đối với các tệp tin mà không được bên nhận sử dụng để cập nhật các cơ sở dữ liệu hiện có (ví dụ các tệp tin kiểm tra), đoạn phải được kết thúc với thành phần chỉ báo kiểm tra (++++1).

Sự phụ thuộc

Số tham chiếu trao đổi giống nhau phải xuất hiện lúc kết thúc thông điệp, trong đoạn UNZ.

VÍ DỤ 1 – trao đổi dữ liệu hiện có

9.3.3. Các chức năng và hướng dẫn sử dụng

UNH định danh kiểu thông điệp và phiên bản.

BGM định danh mục đích của thông điệp là chứa tập dữ liệu (hay các tham chiếu tới tập dữ liệu) hoặc dữ liệu cấu trúc.

NAD ba lần xuất hiện, một cho việc định danh cơ quan duy trì danh sách mã (NAD+Z02), một cho việc định danh bên nhận (NAD+MR) và một cho định danh bên gửi (NAD+MS). Lần xuất hiện cuối cùng khởi động một đoạn IDE và/hoặc Nhóm 3 (CTA và COM). Đoạn IDE cung cấp thông điệp cung cấp định danh thông điệp (được gán bởi bên gửi) và Nhóm 3 có thể được nhắc trên ba lần, cung cấp thông tin liên lạc chi tiết về bên gửi (nếu được sử dụng bởi bên gửi thì cơ quan gửi sẽ chọn một, hai hoặc ba người liên lạc liên quan).

Nhóm quản trị thông điệp là cần thiết trong các kiểu thông điệp (ba đoạn NAD là bt buộc).

Trao đổi có thể bao gồm nhiều thông điệp do đó mỗi thông điệp trong trao đổi nên chứa Nhóm quản trị thông điệp.

9.3.4. Cấu trúc đoạn quản trị thông điệp

Kiểu đoạn:

UNH

Tên kiểu đoạn:

Đoạn đầu thông điệp

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

Bắt buộc

Chuỗi phần tử dữ liệu

UNH+message-reference-number+message-type:message-type-version:message-type-release:controlling-agency’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá tr mã SDMX-EDI

Số tham chiếu thông điệp

bắt buộc

tham chiếu phải là duy nhất trong trao đổi sử dụng số nguyên dương chuỗi (với bước tăng là 1) do người gửi tạo ra (xem các quy tắc dưới đây)

an..14

Định dạng:

MREFnnnnnn

Kiểu thông điệp

bắt buộc

an..6

GESMES

Phiên bản kiểu thông điệp

bắt buộc

an..3

2

Công bố kiểu thông điệp

bắt buộc

an..3

1

Cơ quan kiểm soát

bắt buộc

an..2

E6

Nội dung và các quy tắc sử dụng

Đoạn này bắt đầu bằng thông điệp, chứa dữ liệu định danh kiểu thông điệp và một tham chiếu duy nhất được sử dụng để đánh giá tính toàn vẹn của thông điệp. Trong SDMX-EDI, chỉ có phần tử không cố định đó là số tham chiếu thông điệp, số tham chiếu thông điệp (định dạng: MREFnnnnnn) là một số nguyên dương trong chuỗi (với bước tăng là 1) do bên gửi tạo ra cho mỗi thông điệp trong trao đổi hiện hành (một trao đổi có thể bao gồm nhiều hơn một thông điệp). Một phần của số thuần túy (nnnnnn) gồm sáu ký tự độ dài, bắt đầu với MREF000001, MREF000002,v.v; trong trao đổi không bao hàm nhiều hơn 999,999 thông điệp, số tham chiếu thông điệp đầu tiên nên là 000001.

Sự phụ thuộc

Số tham chiếu thông điệp giống nhau phải xuất hiện ở cuối của thông điệp, trong đoạn UNT.

VÍ DỤ

UNH+MREF000001+GESMES:2:1:E6’

Kiểu đoạn:

BGM

Tên kiểu đoạn:

Bắt đầu thông điệp

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

Bắt buộc

Chuỗi phần tử dữ liệu

BGM+message-name’

Các quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Các quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá tr mã SDMX-EDI

Tên thông điệp

bắt buộc

73– các định nghĩa thống kê

Được sử dụng nếu thông điệp ch bao gồm các định nghĩa thống kê (ví dụ: các định nghĩa cấu trúc các danh sách mã) và không có các tập dữ liệu trong thông điệp (ví dụ: không xuất hiện nhóm DSI)

an..3

73-các định nghĩa thống

74 – dữ liệu thống kê

Được sử dụng để chỉ ra rằng dữ liệu và/hoặc các thuộc tính được gửi trong thông điệp hoặc thông điệp chứa các tham chiếu xóa; do đó thông điệp chứa nhóm DSI.

74– dữ liệu thống kê DSL- danh sách tập dữ liệu

DSL – danh sách tập dữ liệu

Thông điệp chỉ chứa danh sách các thẻ định danh tập dữ liệu và các định nghĩa tập khóa mà mô tả cấu trúc của chúng

DSL – danh sách tập dữ liệu

Nội dung và các quy tắc sử dụng

Đoạn này định danh chức năng của thông điệp.

Sự phụ thuộc

Nếu tên thông điệp được đặt là 74 thì phần quản trị tập dữ liệu phải xuất hiện và không có phần cấu trúc nào được bao gồm trong thông điệp. Trong thông điệp này, các ứng dụng đọc nên là các thuộc tính hoặc dữ liệu dạng số. Mặt khác, nếu tên thông điệp được đặt là 73 thì phần quản trị tập dữ liệu không nên hiện diện, kết luận rằng thông điệp chứa các định nghĩa cấu trúc (các danh sách khái niệm hoặc danh sách mã hoặc định nghĩa tập khóa).

VÍ DỤ 1:

BGM+74′

Thông điệp này chứa hoặc chỉ liên quan tới dữ liệu (các quan sát) và/hoặc các thuộc tính.

VÍ DỤ 2:

BGM+73′

Thông điệp này chỉ chứa các danh sách mã và/hoặc các định nghĩa khái niệm thống kê và/hoặc các định nghĩa tập khóa.

Nhóm đoạn:

Nhóm 2 (NAD)

            Số lần xuất hiện lớn nhất:

3

            Trạng thái:

Bắt buộc

Nội dung và quy tắc

Nhóm NAD được sử dụng để cung cấp:

(1) định danh tổ chức duy trì các danh sách mã và định nghĩa tập khóa,

(2) định danh tổ chức nhận và

(3) định danh tổ chức gửi (có th nhiều thông tin được cung cấp bởi bên gửi).

Mỗi mu thông tin được cung cấp bởi đoạn NAD đơn giản (NAD+Z02+…, NAD+MR+… và NAD+MS+…). Đoạn thứ ba (NAD+MS+…) có thể theo sau bởi một đoạn IDE và/hoặc trên ba lần xuất hiện của Nhóm 3(CTA-COM) trong đó đưa ra thông tin thêm liên quan đến bên gửi.

Kiểu đoạn: NAD lần xuất hiện thứ nhất – tham chiếu tới cơ quan quản trị danh sách mã

Tên kiểu đoạn:

Tên và địa chỉ

Số lần xut hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

Bắt buộc

Chuỗi phần tử dữ liệu

NAD+party-type+organisation-id’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Bên tham gia

bắt buộc

Z02 chỉ ra rằng đoạn NAD liên quan đến bên duy trì các danh sách mã mặc định này.

an..3

Z02 (cố định)

Cơ quan duy trì các danh sách mã và các định nghĩa tập khóa

Id của tổ chức

Bắt buộc

id của cơ quan duy trì danh sách mã được đưa ra ở đây

an..35

Các ví dụ:

BIS

ECB

EUROSTAT

IMF

OECD

Nội dung và quy tắc

Kiểu đoạn này được sử dụng để cung cấp việc định danh tổ chức duy trì danh sách mã và định nghĩa tập khóa sử dụng trong thông điệp. Cơ quan gửi chọn thông số này theo các hướng dẫn của trung tâm mà các khái niệm thống kê, danh sách mã và cấu trúc được sử dụng trong thông điệp. Đối với cuộc thảo luận về vai trò thực hành và sử dụng khái niệm “cơ quan duy trì”, độc giả nên tham khảo đoạn về các cơ quan trung tâm.

VÍ DỤ 1:

NAD+Z02+EUROSTAT’

Chỉ ra cách đoạn được viết như thế nào nếu thông điệp sử dụng /tham chiếu tới các định nghĩa cấu trúc được quản trị bởi Eurostat.

VÍ DỤ 2:

NAD+Z02+BIS’

VÍ DỤ 3:

NAD+Z02+ECB’

Kiểu đoạn:

NAD lần xuất hiện thứ 2 – tham chiếu tới bên nhận thông điệp

Tên kiểu đoạn:

Tên và địa chỉ

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

Bắt buộc

Chuỗi phần tử dữ liu

NAD+party-type+organisation-id

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Đnh dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Bên tham gia

Bắt buộc

bên tham gia là MR

an..3

MR – người nhận thông điệp

ID của tổ chức

Bắt buộc

người nhận thông điệp

an..35

Giá trị mã về định danh tổ chức nhận; được cung cấp bởi trung tâm thống kê quản trị trao đổi dữ liệu.

Nội dung và quy tắc sử dụng

Kiểu đoạn này được sử dụng để cung cấp việc định danh cơ quan nhận.

VÍ DỤ

NAD+MR+4F0′

đây, thông điệp được gửi tới ngân hàng trung tâm Châu Âu (được mã hóa là 4F0).

Kiểu đoạn:

NAD lần xuất hiện thứ 3; tham chiếu tới bên nhận thông điệp

Tên kiểu đoạn:

Tên và địa chỉ

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

bắt buộc (khởi động)

Chuỗi phần tử dữ liệu

NAD+party-type+organisation-id

Quy tắc sử dụng phn tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Bên tham gia

bắt buộc

bên tham gia là MS

an..3

MS – người gửi thông điệp

Id của tổ chức

bắt buộc

người gửi thông điệp

an..35

Giá trị mã để định danh tổ chức nhận; danh sách mã cơ sở được cung cấp bởi trung tâm thống kê quản trị trao đổi dữ liệu.

Nội dung và quy tắc

Kiểu đoạn này được sử dụng để cung cấp việc định danh tổ chức gửi.

VÍ DỤ:

NAD+MS+BE2′

Thông điệp được gửi bởi ngân hàng quốc gia Bỉ (được mã hóa là BE2).

Kiểu đoạn:

IDE

Tên kiểu đoạn:

Định danh thông điệp

Số lần xuất hiện ln nhất:

1

Trạng thái:

điều kiện

Chuỗi phần tử dữ liệu

IDE+object-type+message-identity’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMD-EDI

Kiểu đối tượng

bắt buộc

kiểu đối tượng là 10

an..3

10 – ngữ cnh thông điệp

Định danh thông điệp

bắt buộc

định danh thông điệp được ấn định bởi người nhận thông điệp (xem quy tắc dưới đây)

an..35

(cũng xem các quy tắc dưới đây)

Văn bản tự do

Ví dụ cập nhật hàng ngày, báo cáo hàng tháng v.v.

Nội dung và quy tắc sử dụng

Định danh thông điệp được cung cấp bởi bên gửi. Đó là văn bản tự do và có thể lên tới 35 ký tự độ dài (ví dụ: “cập nhật hàng ngày”, “đánh dấu hàng tháng”).

VÍ DỤ 1

IDE+10+Quarterly BoP reporting’

Bên gửi đã định danh thông điệp này như “báo cáo BoP hàng quý”

Nhóm đoạn:

Nhóm 3 (CTA-COM)

Số lần xuất hiện lớn nhất: 3

Trạng thái:

điều kiện

Nội dung và quy tắc

Nhóm này cung cấp các chi tiết về thông tin liên lạc liên quan đến tổ chức gửi được định danh trong đoạn NAD+MS trước đó. Các chi tiết này bao gồm tên của liên lạc, các số liên lạc như điện thoại, fax, thư điện tử.

Đây là nhóm điều kiện. Các mạch trao đổi dữ liệu nhận thấy được sự hữu ích của nhóm này nên đã thống nhất sử dụng trong các thông điệp trao đổi.

Nhóm 3 được nhắc lại ba lần, nếu bên gửi sử dụng nó, thì có thể lựa chọn tối đa ba người liên quan mà các thông tin về họ có ích cho bên nhận.

Kiểu đoạn:

CTA

Tên kiểu đoạn:

Thông tin liên lạc

Số lần xuất hiện lớn nhất: 1

Trạng thái:

bắt buộc (khởi động)

Chuỗi phần tử dữ liệu

CTA+contact-function+contact-id:contact-name’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Chức năng liên lạc

Bắt buộc

nó định danh chức năng của con người (bên gửi)

an..3

CC – người có trách nhiệm cung cấp thông tin

CP – người có trách nhiệm xử lý dữ liệu máy tính

CF – tiêu đề của đoạn đầu đơn vị cung thông tin

CE – tiêu đề của đoạn đầu đơn vị xử lý thông tin

Id liên lạc

tùy chọn

định danh liên lạc (dept. id) được hiểu là bên phía người gửi

an..17

dụ.BoP, M&B, EDP, ICSD

v.v.

Tên liên lạc

bắt buộc

tên người liên lạc

an..35

Ví dụ John Smith

Nội dung và quy tắc

Đoạn này định danh tên liên lạc tại cơ quan gửi

VÍ DỤ 1

CTA+CC+:Mr John Smith’

John Smith là người có trách nhiệm biên soạn và đưa ra dữ liệu tại cơ quan gửi.

VÍ DỤ 2

CTA+CP+IS/BoP:Mr John Smith’

John Smith là người có trách nhiệm xử lý dữ liệu tại đơn vị IS/BoP trong cơ quan gửi.

Kiểu đoạn:

COM

Tên kiểu đoạn:

Số truyền thông và kiểu

Số lần xuất hiện lớn nhất: 5

Trạng thái:

điều kiện

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Số truyền thông

bắt buộc

số điện thoi, số fax hoặc địa chỉ thư điện tử v.v.

an..

512

Ví dụ. 0049 69 1344 0

Kênh truyền thông

bắt buộc

an..3

EM – thư điện tử

TE – số điện thoại

FX – số fax

XF – X.400

Nội dung và quy tắc

Cung cấp số liên lạc về một cá nhân được nhắc tới trong đoạn CTA và định danh kiểu số này (kênh truyền thông)

VÍ DỤ 1:

COM+0049 69 13440:TE’

VÍ DỤ 2:

Liên kết với các đoạn sau::

Ví dụ này chỉ ra cách sử dụng toàn bộ nhóm NAD+MS. ECB (= F0) cung cấp thông tin về các nội dung thông điệp (đoạn IDE) và đối tượng để liên lạc.

9.4. Danh sách mã

9.4.1. Phạm vi áp dụng

Việc phổ biến danh sách mã từ trung tâm cho phép cơ quan nhận lập các bảng gồm các giá trị về khái niệm thống kê được mã hóa (các miền dữ liệu được sử dụng trong các tập khóa và các thuộc tính được mã hóa). Các tham chiếu tới danh sách mã có thể được sử dụng bởi mọi tập dữ liệu gửi trong các thông điệp SDMX-EDI khác.

9.4.2. Các đoạn GESMES được sử dụng

Trong SDMX-EDI, dữ liệu và các thuộc tính (Nhóm DSI) không thể xuất hiện cùng nhau trong một thông điệp với các nhóm đoạn mang định nghĩa cấu trúc (ví dụ các danh sách mã -VLI, các khái niệm thống kê-STC, các định nghĩa tập khóa-ASI). Do đó, sơ đồ nhánh sau đây biểu diễn thông điệp cấu trúc SDMX-EDI điển hình mang các danh sách mã, các định nghĩa khái niệm thống kê và các định nghĩa tập khóa. Một số hộp trong được sử dụng cho việc trao đổi các danh sách mã thảo luận trong điều này; đó là lý do tại sao Nhóm 4 được dựng cờ ở đây là bắt buộc.

9.4.3. Các chức năng và hướng dẫn sử dụng

Danh sách được gửi trong Nhóm 4. Bản thân danh sách phải được coi như thẻ định danh duy nhất và được gửi trong đoạn CDV (một mã trong mỗi lần xuất hiện của đoạn CDV) và phần mô tả bằng văn bản của chúng được đưa ra trong đoạn FTX (một phần mô tả bằng văn bản cho mỗi lần xuất hiện của đoạn CDV).

9.4.4. Cấu trúc đoạn của danh sách mã

VLI+code-list-id+++code-list-name

CDV+code-value’

FTX+ACM+++textual-description’

Nhóm đoạn:

Nhóm 4 (VLI-Nhóm 7)

Số lần xuất hiện lớn nhất: 9999

Trạng thái:

điều kiện

Nội dung và quy tắc sử dụng

Nhóm các đoạn chứa một danh sách mã. Danh sách mã này có thể được bên nhận lưu trữ sở dữ liệu siêu dữ liệu (xem các cách tổ chức định nghĩa cấu trúc trong điều 3.4.1)

Kiểu đoạn:

VLI

Tên kiểu đoạn:

Định danh danh sách giá trị

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

Bắt buộc (khởi động)

Chuỗi phần tử dữ liệu

VLI+code-list-id+++code-list-name’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Id danh sách mã

bắt buộc

định danh danh sách mã

an..18

Thẻ định danh danh sách mã được cung cấp bởi cơ quan trung tâm,

ví dụ: CL_UNIT

Tên danh sách mã

bắt buộc

tên danh sách mã

an..70

Mô tả ngắn danh sách mã được cung cấp bởi cơ quan trung tâm,

ví dụ.: các đơn vị danh sách

Nội dung và quy tắc sử dụng

Đoạn này được sử dụng để cung cấp thẻ định danh duy nhất và tên danh sách mã.

VÍ DỤ 1

VLI+CL_ADJUSTMENT+++điều chỉnh danh sách mã’

Danh sách mã CL_ADJUSTMENT được đưa ra qua các đoạn (CDV, FTX) tiếp theo.

DỤ 2

VLI+CL_ORGANISATION+++tổ chức danh sách mã’

Danh sách mã CL_ORGANISATION được đưa ra qua các đoạn (CDV, FTX) tiếp theo.

Nhóm đoạn:

Nhóm 7 (CDV-FTX)

Số lần xuất hiện lớn nhất:

9999

Trạng thái:

bắt buộc

Nội dung và quy tắc sử dụng

Một nhóm các đoạn chứa các giá trị mã trong danh sách mã và các mô tả của chúng. Đoạn CDV xuất hiện một lần đối với mỗi mã và đoạn FTX xuất hiện một lần đối với mỗi CDV.

Kiểu đoạn:

CDV

Tên kiểu đoạn:

giá trị mã

Số tần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

bắt buộc (khởi động)

Chuỗi phần tử dữ liệu

CDV+code-value’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Giá trị mã

bắt buộc

giá trị mã

an..18

Giá trị mã từ danh sách mã được cung cấp bởi cơ quan trung tâm.

Ni dung và quy tắc

Đoạn này được sử dụng để cung cấp danh sách mã.

VÍ DỤ

CDV+DK2′

Đây là giá trị mã từ danh sách CL_ORGANISATION (được đề cập trong ví dụ trước khi biểu diễn đoạn VLI).

Kiểu đoạn:

FTX

Tên kiểu đoạn:

văn bản tự do (mô tả bằng văn bản giá trị mã)

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

bắt buộc

Chuỗi phần tử dữ liệu

FTX+text-subject+++code-value-description’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Chủ đề văn bản

Bắt buộc

Trong SDMX-EDI: “mô t thống

an..3

ACM (= mô tả thống kê)

Mô tả giá trị mã

Bắt buộc

Văn bản giá trị mã

an..350

Mô tả bằng văn bản ý nghĩa của giá trị mã. Biểu diễn độ dài lớn nhất: text:text:text:text:text

đó mỗi “text” có thể lên tới 70 ký tự độ dài

Nội dung và quy tắc sử dụng

Đoạn này cung cấp mô tả giá trị mã.

Đoạn này cung cấp một mô tả giá trị mã. Nó có thể lên tới 350 ký tự độ dài. Tuy nhiên, nếu mô tả dài hơn 70 ký tự (giới hạn cao hơn về phần tử thành phần đơn), do đó văn bản nên được chia thành văn bản phần tử thành phần (mỗi văn bản không được dài hơn 70 ký tự và phân chia bởi dấu phân cách thành phần). Các ứng dụng đọc nên đọc các thành phần văn bản nhận và xem xét quá trình tạo ra một chuỗi ký tự trong đó chuỗi này là kết quả của các chuỗi ký tự con. Các ứng dụng ghi chia văn bản nhiều phần nhỏ gồm 70 ký tự hoặc ngắn hơn; một câu hỏi đặt ra là liệu một từ có bị phá hỏng giữa hai phần tử thành phần hay không (xem trong Phụ lục về cú pháp EDIFACT).

Nói ngắn gọn, mô tả giá trị mã có thể được đưa ra dưới dạng free-text:free-text:free-text:free- text:free-text ở đó free-text có thể lên tới 70 ký tự độ dài và nhắc lại trên năm lần. Cũng xem điều 6.9.9.

VÍ DỤ:

FTX+ACM+++Danmarks Nationalbank’

Đoạn này giải thích giá trị mã được chỉ ra trong ví dụ về việc biểu diễn đoạn CDV.

9.5. Định nghĩa khái niệm thống kê

9.5.1. Phạm vi

Điều này cung cấp một danh sách các khái niệm thống kê được các bên tham gia sử dụng với các tên khác nhau.

9.5.2. Các đoạn GESMES chung

Trong sơ đồ nhánh SDMX-EDI sau đây, có một số hộp được sử dụng trong định nghĩa các khái niệm. Nhóm 9 được biểu diễn ở đây là bắt buộc, nếu thiếu nó thì sẽ không thể phổ biến các định nghĩa khái niệm thống kê.

9.5.3. Chức năng và hướng dẫn sử dụng

Một cặp đoạn được sử dụng, đoạn đầu tiên (STC) cung cấp thẻ định danh khái niệm thống kê và thẻ thứ hai (FTX) cung cấp tên của nó.

9.5.4. Cấu trúc đoạn của định nghĩa khái niệm thống kê

Nhóm đoạn:

 Nhóm 9 (STC-FTX)

Số lần xuất hiện lớn nhất: 9999

Trạng thái:

điều kiện

Nội dung và quy tắc sử dụng

Một cặp đoạn mô tả khái niệm thống kê.

Kiểu đoạn:

STC

Tên kiểu đoạn:

Khái niệm thống kê

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

Bắt buộc (khởi động)

Chuỗi phần tử dữ liệu

STC+concept-identifier’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Thẻ định danh khái niệm

Bắt buộc

Thẻ định danh khái niệm thống kê

an..18

Thẻ định danh khái niệm thống kê được cung cấp bởi cơ quan trung tâm

Ví dụ: UNIT

Nội dung và quy tắc sử dụng

Đoạn này định danh khái niệm thống kê.

VÍ DỤ:

STC+SOURCE_AGENCY’

Đây là tên của khái niệm mà thẻ định danh của nó là SOURCE_AGENCY, sẽ đưa ra trong đoạn FTX tiếp theo.

Kiểu đoạn:

FTX

Tên kiểu đoạn:

 văn bản tự do (tên của khái niệm)

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

bắt buộc

Chuỗi phần tử dữ liệu

FTX+text-subject+++code-label’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Chủ đề văn bản

Bắt buộc

Trong SDMX-EDI: “mô tả thống kê”

an..3

ACM (= stat.description)

Nhãn mã

Bắt buộc

Tên của khái niệm thống kê

an..70

Tên về khái niệm được quy định trong đoạn STC

Nội dung và quy tắc

Đoạn này được sử dụng để cung cấp tên khái niệm thống kê đã trình bày trong đoạn trước(STC).

VÍ DỤ

FTX+ACM+++Source agency’

Đây là tên của khái niệm được biểu diễn trong ví dụ trước (xem mô tả về STC).

9.6. Định nghĩa tập khóa

9.6.1. Phạm vi

Điều này cho phép tổ chức nhận thông điệp cấu trúc tương ứng để biểu diễn các định nghĩa tập khóa (các miền dữ liệu và các vị trí) và các danh sách thuộc tính liên quan. Rõ ràng định nghĩa tập khóa không chứa các thành phần cấu trúc (ví dụ khái niệm thống kê) mà không được mô tả trong các khái niệm “trao đổi” (ví dụ qua Nhóm 8): mỗi id khái niệm được sử dụng trong định nghĩa tập khóa nên được hiểu là các cơ quan đối tác.

9.6.2. Các đoạn GESMES được sử dụng

Khi các bên tham gia trao đổi các định nghĩa tập khóa thì họ phải sử dụng; đó là lý do tại sao nhóm này là bắt buộc.

9.6.3. Chức năng và hướng dẫn sử dụng

Định nghĩa tập khóa được phản ánh ở một lần xuất hiện của đoạn ASI. Đoạn FTX cung cấp tên của tập khóa. Mỗi thành phần cấu trúc được định đanh như một lần xuất hiện của đoạn SCD, dưới dạng thẻ định danh khái niệm thống kê (và vị trí của miền dữ liệu trong cấu trúc khóa nếu khái niệm là một miền dữ liệu). Nói chung, một định nghĩa tập khóa đầy đủ bao gồm:

Định danh tất cả miền dữ liệu của tập khóa này và các phần tử thành phần quan sát liên quan khác (thông tin cấu trúc này cần thiết cho việc giải thích đoạn ARR theo sau Nhóm 14 mà không được biểu diễn ở đây, nhóm này mang dữ liệu được trao đổi).

Định danh tất cả các thuộc tính (bắt buộc hoặc không bắt buộc) đang sử dụng tập khóa này (đoạn SCD), định nghĩa về tháng thái và mức đính kèm của chúng, mô tả định dạng các giá trị của khái niệm thống kê (đoạn ATT) và định danh danh sách mã tương ứng (IDE) nếu khái niệm thống kê được mã hóa.

9.6.4. Cấu trúc đoạn của định nghĩa tập khóa

Nhóm đoạn:

Nhóm 10 (ASI-Nhóm 11)

Số lần xuất hiện lớn nhất:

9999

Trạng thái:

 điều kiện

Nội dung và quy tắc sử dụng

Mục đích của nhóm này là cung cấp định nghĩa tập khóa (các miền dữ liệu và thuộc tính). Tập khóa có thể là mới hoặc có thể đã tồn tại trên cơ sở dữ liệu của bên nhận, trong trường hợp này định nghĩa có thể đổi chỗ cơ sở dữ liệu siêu dữ liệu hiện có.

Kiểu đoạn:

ASI

Tên kiểu đoạn:

Định danh cấu trúc mảng

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

Bắt buộc (khởi động)

Nội dung và quy tắc sử dụng

Đoạn này được sử dụng để định danh cấu trúc tập dữ liệu (ví dụ cấu trúc mảng).

Chuỗi phần tử dữ liệu

ASI+data-set-structure-identifier’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Thẻ định danh cấu trúc tập dữ liệu

Bắt buộc

an..18

Thẻ định danh tập khóa

Nội dung và quy tắc

Đoạn này được sử dụng để cung cấp cấu trúc tập dữ liệu: trong SDMX-EDI định danh cấu trúc tập dữ liệu được cung cấp bởi “thẻ định danh tập khóa”.

VÍ DỤ:

ASI + ESCB_BAL_OF_PAYM01′

Kiểu đoạn:

FTX

Tên kiểu đoạn:

Văn bản tự do (tên của tập khóa)

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

Bắt buộc

Chuỗi phần tử dữ liệu

FIX+text-subject+++code-label’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Chủ đề văn bản

Bắt buộc

Trong SDMX-EDI: “mô tả thống kê”

an..3

ACM (= stat.description)

Nhãn mã

Bắt buộc

Tên của khái niệm thống kê

an..70

tên (mô tả ngắn)của tập khóa được quy định ở đoạn ASI.

Nội dung và quy tắc

Đoạn này được sử dụng để cung cấp tên của tập khóa được biểu diễn ở đoạn ASI.

VÍ DỤ:

FTX+ACM+++ECB kf for BoP data’

Đây là tên của tập khóa được biểu diễn ở ví dụ trước (xem mô tả về ASI).

Nhóm đoạn:

Nhóm 11 (SCD-ATT-Nhóm 12)

Số lần xuất hiện lớn nhất:

999

Trạng thái:

điều kiện

Nội dung và quy tắc sử dụng

Nhóm đoạn này định danh các khái niệm thống kê của tập khóa và xác định chúng là các miền dữ liệu hay các thuộc tính. Các miền dữ liệu phải được mã hóa trong khi các thuộc tính thì có thể không. Ngoài ra, nó cung cấp thông tin được yêu cầu để giải thích đoạn ARR theo sau nhóm 14:

Các miền dữ liệu thời gian: “chu kỳ thời gian” (“các chu kỳ mà dữ liệu trong đoạn ARR liên quan đến? “) và “định dạng thời gian (“dữ liệu trong đoạn ARR có liên quan đến chu kỳ đơn lẻ hoặc đến dẫy và tần suất là gì”)

Các ô mảng: giá trị quan sát, trạng thái quan sát của thuộc tính ở mức quan sát (bắt buộc), quan sát trước dừng và tính bảo mật về việc quan sát các thuộc tính ở mức quan sát (cả hai điều kiện).

Các phân loại định nghĩa được trình bày thêm dưới đây:

Miền dữ liệu: Đối với mỗi miền dữ liệu của tập khóa, (1) vị trí của nó trong cấu trúc khóa, (2) việc biểu diễn (độ dài của các giá trị mã dù cho chúng là dạng s hay cả số lẫn chữ) và (3) tên của danh sách mã liên quan được cung cấp.

Chu kỳ thời gian, định dng thời gian, giá trị quan sát và các thuộc tính “mảng”: Chúng được xác định bằng cách biểu diễn và v trí của chúng trong cấu trúc mảng. Thêm nữa, đối với ba thuộc tính mức quan sát (“các thuộc tính mảng”: trạng thái quan sát, tính bảo mật quan sát và giá trị quan sát trước khi dừng), cũng giống như mức đính kèm, trạng thái sử dụng của chúng (không áp dụng cho “quan sát trước khi dừng”) và các danh sách mã liên quan được cung cấp.

Các định nghĩa thuộc tính: Tất cả các thuộc tính về tập khóa được xác định với thông tin về:

· Liệu chúng có được mã hóa hay không

· Trạng thái sử dụng của chúng (bắt buộc hoặc điều kiện)

· Mức đính kèm của chúng (tập dữ liệu, chuỗi quan hệ, chuỗi thời gian và quan sát)

· Việc biểu diễn: độ dài trường (độ dài tối đa) và thông tin về việc chúng là dạng số hay cả số lẫn chữ.

· Danh sách mã liên quan (đối với các thuộc tính mã hóa).

Khi đoạn ATT được sử dụng với ba mục đích khác nhau (đó là lý do tại sao trong sơ đồ nhánh chỉ ra rằng đoạn ATT có thể được nhắc lại trên ba lần), đối với mỗi cách sử dụng được thể hiện một cách riêng biệt. Sơ đồ dưới đây cung cấp một cái nhìn “phóng đại” về nhóm:

Cấu trúc đoạn

CHÚ THÍCH

Các ví dụ về các đoạn khác nhau được sử dụng trong phần định nghĩa tập khóa bắt nguồn từ tập khóa mẫu định nghĩa trong đoạn kế tiếp. Các ví dụ được thiết lập theo cách này giúp cho độc giả có cái nhìn tổng quát về toàn bộ nhóm. Phần hoàn thiện với các đoạn yêu cầu được giới thiệu trong phần thể hiện đoạn IDE(nhóm 12) sau đây:

Kiểu đoạn:

SCD

Tên kiểu đoạn:

Định nghĩa thành phần cấu trúc

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

Bắt buộc (khởi động)

Chuỗi phần tử dữ liệu

SCD+concept-type+concept-identifier++++:position-in-key-structure’

Quy tắc sử dụng Phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Kiểu khái niệm

Bắt buộc

an..3

1 – thời gian

3 – ô mảng

13 – miền dữ liệu miền dữ liệu “tần suất” trong cấu trúc của tập khóa

4 – miền dữ liệu trong cấu trúc của tập khóa (trừ “tần suất”)

Z09 – thuộc tính

Thẻ định danh khái niệm

Bắt buộc

Thẻ định danh của khái niệm thống kê

an..18

Được cung cấp bởi cơ quan trung tâm.

Vị trí trong cu trúc khóa

Bắt buộc

Đưa ra vị trí của khái niệm thống kê (miền dữ liệu) trong cấu trúc tập khóa (ví dụ: giá trị 1 là vị trí đầu tiên), nếu khái niệm là miền dữ liệu hoặc phần t của cấu trúc ARR

an..6

1 – vị trí đầu tiên

2 – vị trí thứ hai

… v.v.

Nội dung và quy tắc

Đoạn này được sử dụng để định danh các khái niệm thống kê sử dụng trong tập khóa, kiểu (miền dữ liệu hoặc thuộc tính) và trường hợp các miền dữ liệu định danh vị trí của chúng trong cấu trúc khóa. Ngoài ra, đoạn này còn định danh vị trí ô mảng trong các đoạn ARR của phần tử bổ sung, ví dụ: miền dữ liệu thời gian, định dạng thời gian, quan sát, trạng thái quan sát (tính bảo mật và quan sát trước khi dừng, nếu được sử dụng trong tập khóa).

VÍ DỤ

Cùng xem định nghĩa của tập khóa (ví dụ) sau đây:

Khái niệm thống kê

Thẻ định danh

alphanum.(an)

Vai trò khái niệm

Vị trí trong khóa/vị trí cấu trúc mảng

CÁC CHIỀU:

Tần suất

Vùng tham chiếu

Khoản mục BOP

Kiểu dữ liệu

 

FREQ

REF_AREA

BOP_ITEM

DATA_TYPE

 

an1

an2

an3

an1

 

miền dữ liệu

miền dữ liệu

miền dữ liệu

miền dữ liệu

 

1

2

3

4

Chu kỳ thời gian

TIME_PERIOD

an..35

thời gian miền dữ liệu

5

Định dạng thời gian

TIME_FORMAT

an3

thời gian

6

Quan sát

OBS_VALUE

an..15

miền dữ liệu quan sát

7

Trạng thái quan sát

OBS_STATUS

an1

ô mảng

8

Tính bảo mật quan sát

OBS_CONF

an1

ô mảng

9

Giá trị quan sát trước khi dừng

OBS PRE BREAK

an..15

ô mảng

10

CÁC THUỘC TÍNH:

Nhan đề

Đơn vị

Số nhân đơn vị

 

TITLE

UNIT

UNIT_MULT

 

an..70

an..12

an..2

 

thuộc tính

thuộc tính

thuộc tính

 

(Trong tập khóa này, giả thiết rằng tính bảo mật quan sát và tính quan sát trước dừng được bao hàm trong cấu trúc mảng của tập khóa; thì đoạn này không phải là trường hợp cho các tập khóa khác)

Các đoạn về định nghĩa cấu trúc tập khóa:

SCD+13+FREQ++++:1’…                      (có các đoạn ATT và IDE tương ứng theo sau) …

SCD+4+REF_AREA++++:2’…               (có các đoạn ATT và IDE tương ứng theo sau) …

SCD+4+BOP_ITEM++++:3’…                (có các đoạn ATT và IDE tương ứng theo sau) …

SCD+4+DATA_TYPE++++:4′                (có các đoạn ATT và IDE tương ứng theo sau) …

Các phần tử thành phần khác (miền dữ liệu thời gian và các ô mảng) giới thiệu trong các đoạn ARR về tập khóa này:

SCD+1+TIME_PERIOD++++:5′

(có đoạn ATT tương ứng theo sau)

SCD+1+TIME_FORMAT++++:6′

…(có đoạn ATT tương ứng theo sau)…

SCD+3+OBS_VALUE++++:7′

…(có đoạn ATT tương ứng theo sau)…

SCD+3+OBS_STATUS++++:8′

…(có các đoạn ATT và IDE tương ứng theo sau)…

SCD+3+OBS_CONF++++:9′

…(có các đoạn ATT và IDE tương ứng theo sau)…

SCD+3+OBS_PRE_BREAK++++:10′

…(có các đoạn ATT và IDE tương ứng theo sau)…

Các thuộc tính được sử dụng trong tập khóa (chú ý rằng chỉ có kiểu khái niệm và thẻ định danh khái niệm mới được sử dụng ở đây)

SCD+Z09+TITLE’

…(có đoạn ATT tương ứng theo sau)…

SCD+Z09+UNIT’

… (có các đoạn ATT và IDE tương ứng theo sau)…

SCD+Z09+UNIT_MULT’

… (có các đoạn ATT và IDE tương ứng theo sau)…

Kiểu đoạn:

ATT

lần xuất hiện đầu tiên – tham chiếu đến định dạng biểu diễn

Tên kiểu đoạn:

Thuộc tính

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

Bắt buộc

Chuỗi phn tử dữ liệu

ATT+domain+type+:::format-specification’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

miền

Bắt buộc

an..3

3 – liên quan tới định nghĩa tập khóa

kiểu

Bắt buộc

an..3

5 – biểu diễn

đặc tả định dạng

Bắt buộc

đưa ra định dạng (số hoặc cả số lẫn chữ và độ dài) của các giá trị mã (Ann= exact, AN..n= trên n ký tự độ đài)

an..35

Ví dụ

AN2 (= cả số lẫn chữ, 2 ký tự độ dài)

AN..3 (= trên 3 ký tự độ dài)

v.v.

Nội dung và quy tắc

DỤ:

Xem lại ví dụ trước:

Khái niệm thống kê

Thẻ định danh

Số hoặc c số lẫn chữ

(n)

Vai trò khái niệm

Vị trí trong khóa/vị trí cấu trúc mảng

Tần suất

FREQ

an1

Miền dữ liệu

1

Vùng tham chiếu

REF_AREA

an2

Miền dữ liệu

2

Khoản mục BOP

BOP_ITEM

an3

Miền dữ liệu

3

Kiu dữ liệu

DATA_TYPE

an1

Miền dữ liệu

4

Chu kỳ thời gian

TIME_PERIOD

an..35

thời gian miền dữ liệu

5

Định dạng thời gian

TIME_FORMAT

an3

thời gian

6

Quan sát

OBS_VALUE

an..15

miền dữ liệu quan sát

7

Trạng thái quan sát

OBS_STATUS

an1

ô mảng

8

Tính bảo mật quan sát

OBS_CONF

an1

ô mảng

9

Giá trị quan sát trước khi dừng

OBS_PRE_BEAK

an..15

ô mảng

10

Nhan đề

TITLE

an..70

Thuộc tính

Các đơn vị

UNIT

an..12

Thuộc tính

Số nhân đơn v

UNIT_MULT

an..2

Thuộc tính

Các đoạn về định nghĩa cấu trúc (SCD và việc biểu diễn định nghĩa trong đoạn ATT) như sau:

SCD+13+FREQ++++:1’

 

ATT+3+5+:::AN1’

 

….

Đoạn IDE theo sau

SCD+4+REF_AREA++++:2′

 

ATT+3+5+:::AN2′

 

….

Đoạn IDE theo sau

SCD+4+BOP_ITEM++++:3’

 

ATT+3+5+:::AN3′

 

….

Đoạn IDE theo sau

SCD+4+DATA_TYPE++++:4′

 

ATT+3+5+:::AN1

 

….

Đoạn IDE theo sau

SCD+1 +TIME_PERIOD++++:5′

 

ATT+3+5+:::AN..35′

Không có thêm các đoạn liên quan đến TIME_PERIOD

SCD+1+TIME_FORMAT++++:6′

 

ATT+3+5+:::AN3′

Không có thêm các đoạn liên quan đến TIME_FORMAT

SCD+3+OBS_VALUE++++:7′

 

ATT+3+5+:::AN..15′

Không có thêm các đoạn liên quan đến OBS_VALUE

SCD+3+OBS_STATUS++++:8′

 

ATT+3+5+:::AN1′

 

….

Các đoạn ATT và IDE theo sau

SCD+3+OBS_CONF++++:9′

 

ATT+3+5+:::AN1′

 

….

Các đoạn ATT và IDE theo sau

SCD+3+OBS_PRE_BREAK++++:10′

 

ATT+3+5+:::AN..15′

 

….

Các đoạn ATT và IDE theo sau

SCD+Z09+TITLE’

 

ATT+3+5+:::AN..70′

 

….

Các đoạn ATT và IDE theo sau

SCD+Z09+UNIT’

 

ATT+3+5+:::AN..12′

 

…..

Các đoạn ATT và IDE khác theo sau

SCD+Z09+UNIT_MULT’

 

ATT+3+5+:::AN..2′

 

…..

Các đoạn ATT và IDE khác theo sau

 

Kiểu đoạn:

ATT

lần xuất hiện thứ 2 – tham chiếu tới trạng thái sử dụng

Tên kiểu đoạn:

Thuộc tính

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

Điều kiện

Chuỗi Phần tử dữ liệu

ATT+domain+type+code:code-list-qualifier‘

Quy tắc sử dụng Phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Miền

Bắt buộc

an..3

3 – liên quan tới định nghĩa tập khóa

Kiểu

Bắt buộc

an..3

35 – trạng thái sử dụng

Bắt buộc

Đưa ra trạng thái sử dụng của thuộc tính, nếu là bắt buộc thì nó luôn có một giá trị

an..3

1 – điều kiện

2 – bắt buộc

Từ hạn định danh sách mã

Bắt buộc

Đưa ra danh sách mã mà các giá trị trước được lấy ra từ đó

an..3

USS – trạng thái sử dụng

Nội dung và quy tắc

Đoạn này phải được sử dụng cho tất cả thuộc tính. Áp dụng cho các thuộc tính được trao đổi trong cấu trúc ARR chính (đính kèm với quan sát) và cho các thuộc tính sử dụng nhóm FNS. (Vì vậy, nó không áp dụng cho định nghĩa giá trị quan sát, điều này hoàn toàn bắt buộc)

VÍ DỤ:

Xem lại ví dụ trước, các đoạn về định nghĩa cấu trúc (SCD, sự biểu diễn và định nghĩa trạng thái sử dụng trong ATT) liên quan tới các thuộc tính dưới đây:

SCD+3+OBS_STATUS++++:8′

ATT+3+5+:::AN1′

ATT+3+35+2-.USS’

Trạng thái sử dụng cho OBS_STATUS là bắt buộc

Các đoạn IDE và ATT theo sau

SCD+3+OBS_CONF++++:9′

 

ATT+3+5+:::AN1′

 

ATT+3+35+1:USS’

Trạng thái sử dụng cho OBS_CONF là điều kiện

….

Các đoạn IDE và ATT theo sau

SCD+3+OBS_PRE_BREAK++++:10′

 

ATT+3+5+:::AN..15′

 

ATT+3+35+1:USS’

Trạng thái sử dụng cho OBS_PRE_BREAK là điều kiện

 

 

Đoạn ATT khác theo sau

SCD+Z09+TITLE’

 

ATT+3+5+:::AN..70′

 

ATT+3+35+2:USS’

Trạng thái sử dụng cho TITLE là bắt buộc

….

Đoạn ATT khác theo sau

SCD+Z09+UNIT’

 

ATT+3+5+:::AN..12′

 

ATT+3+35+2:USS’

Trạng thái sử dụng cho UNIT là bắt buộc

Các đoạn IDE và ATT theo sau

SCD+Z09+UNIT_MULT’

 

ATT+3+5+:::AN..2′

 

ATT+3+35+2:USS’

Trạng thái sử dụng cho UNIT_MULT là bắt buộc

Các đoạn IDE và ATT theo sau

 

Kiểu đoạn:

ATT

lần xuất hiện thứ 3 – tham chiếu tới mức đính kèm

Tên kiểu đoạn:

Thuộc tính

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

Điều kiện

Chuỗi phần t dữ liệu

ATT+domain+type+code:code-list-qualifier’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Miền

Bắt buộc

an..3

3 – liên quan đến định nghĩa tập khóa

Kiểu

Bắt buộc

an..3

32 – kiểu kết nối đối tượng (mức đính kèm)

Bắt buộc

Đưa ra mức đính kèm của thuộc tính

an..3

1 – tập dữ liệu

4 – chuỗi thời gian

5 – quan sát

9 – nhóm quan hệ

Từ hạn định danh sách mã

Bắt buộc

Đưa ra danh sách mã mà các giá trị trước được lấy ra từ đó

an..3

ALV – mức đính kèm

Ni dung và quy tắc

Đoạn này được sử dụng cho các thuộc tính (và chỉ cho các thuộc tính). Điều này áp dụng cho các thuộc tính được trao đổi trong cấu trúc ARR chính (được đính kèm cạnh quan sát) và cho các thuộc tính được trao đổi sử dụng nhóm FNS. (Vì vậy, nó không áp dụng cho định nghĩa giá trị quan sát, mà liên quan tới mức quan sát)

VÍ DỤ:

Sử dụng lại ví dụ trước, ta giả thiết rằng trong tập khóa:

· “trạng thái quan sát”, “tính bảo mật quan sát” và quan sát trước khi dừng được xác định ở mức quan sát;

· “nhan đề” được xác định ở mức nhóm quan hệ

· đơn vị và “số nhân đơn vị” ở mức chuỗi thời gian.

Các đoạn định nghĩa cấu trúc (SCD và sự biểu diễn nó, trạng thái sử dụng và định nghĩa mức đính kèm ở đoạn ATT) chỉ liên quan tới các thuộc tính được đưa ra như sau (các miền dữ liệu và miền dữ liệu thời gian không chứa đựng mức đính kèm).

SCD+3+OBS_STATUS++++8′

ATT+3+5+:::AN1’

ATT+3+35+2:USS’

ATT+3+32+5:ALV’

Đính kèm OBS_STATUS -mức quan sát

 

 

Đoạn IDE (định danh danh sách mã liên quan) theo sau

SCD+3+OBS_CONF++++:9’

 

ATT+3+5+:::AN1’

 

ATT+3+35+1:USS’

 

ATT+3+32+5:ALV’

Đính kèm OBS_CONF ở mức quan sát

 

 

….

Đoạn IDE theo sau

SCD+3+OBS_PRE_BREAK++++:10’

ATT+3+5+:::AN..15′

 

ATT+3+35+1:USS’

 

ATT+3+32+5:ALV’

Đính kèm OBS_PRE_BREAK ở mức quan sát.

 

 

SCD+Z09+TITLE’

 

ATT+3+5+:::AN..70′

 

ATT+3+35+2:USS’

 

ATT+3+32+9:ALV’

Đính kèm TITLE ở mức quan hệ

SCD+Z09+UNIT’

 

ATT+3+5+:::AN..4′

 

ATT+3+35+2:USS’

 

ATT+3+32+4:ALV’

Đính kèm UNIT ở mức chuỗi thời gian

Đoạn IDE theo sau

 

 

SCD+Z09+UNIT_MULT

 

ATT+3+5+:::AN..2′

 

ATT+3+35+2:USS’

 

ATT+3+32+4:ALV’

Đính kèm UNIT_MULT ở mức chuỗi thi gian

Đoạn IDE theo sau

 

Nhóm đoạn:

Nhóm 12 (IDE)

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

điều kiện

Nội dung và quy tắc sử dụng

Nhóm này được sử dụng để định danh danh sách mã được sử dụng bởi khái niệm thống kê mã hóa.

Kiểu đoạn:

IDE

Tên kiểu đoạn:

định danh

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

bắt buộc

Chuỗi phần t dữ liệu

IDE+object-type+identifier’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Đnh dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Kiểu đối tượng

Bắt buộc

an..3

1 – danh sách mã

Thẻ định danh

Bắt buộc

an..18

Cung cấp bởi cơ quan trung tâm.

Thẻ định danh danh sách mã

Nội dung và quy tắc

Đoạn này chứa thẻ định danh danh sách mã của khái niệm thống kê được quy định trong đoạn SCD trước đó nếu khái niệm này được mã hóa.

VÍ DỤ 1:

IDE+1+CL_FREQ’

Chú ý rằng đoạn IDE này nên được đề cập đến trước bởi một đoạn SCD liên quan (và một hoặc ba đoạn ATT phụ thuộc vào việc khái niệm là một miền dữ liệu hay thuộc tính). Ví dụ. để đưa ra đoạn trước, thì cần đề cp tới các đoạn sau đây:

SCD+13+FREQ++++:1

ATT+3+5+:::AN1’

Rõ ràng, đoạn IDE không được sử dụng nếu khái niệm thống kê liên quan không được mã hóa.

VÍ DỤ 2:

Tham khảo ví dụ được giới thiệu ở các trang trước, phần về định nghĩa cấu trúc đầy đủ (SCD và sự biểu diễn nó, trạng thái sử dụng và định nghĩa mức đính kèm trong đoạn ATT và đoạn IDE điều kiện) về các miền dữ liệu, các ô mảng và các thuộc tính được đưa ra như sau:

SCD+13+FREQ++++:1’

 

ATT+3+5+:::AN1′

 

IDE+1+CL_FREQ’

 

SCD+4+REF_AREA++++:2’

Khái niệm: REF_AREA (= vùng tham chiếu)

ATT+3+5+:::AN2′

 

IDE+1+CL_AREA_EE’

Danh sách mã CL_AREA_EE được sử dụng cho REF_AREA

SCD+4+BOP_ITEM++++:3‘

ATT+3+5+:::AN3’

IDE+1+CL_BOP_ITEM’

SCD+4+DATA_TYPE++++:4′

ATT+3+5+:::AN1′

IDE+1 +CL_BOP_DATA_TYPE’

SCD+1+TIME_PERIOD++++:5′

ATT+3+5+:::AN..35′

SCD+1+TIME_FORMAT++++:6′

ATT+3+5+:::AN3′

SCD+3+OBS_VALUE++++:7′

ATT+3+5+:::AN..15′

SCD+3+OBS_STATUS++++:8′

ATT+3+5+:::AN1’

ATT+3+35+2:USS’

ATT+3+32+5:ALV

IDE+1+CL_OBS_STATUS’

SCD+3+OBS_CONF++++:9′

ATT+3+5+:::AN1

ATT+3+35+1:USS’

ATT+3+32+5:ALV’

IDE+1+CL_OBS_CONF’

SCD+3+OBS_PRE_BREAK++++:10′

ATT+3+5+:::AN..15′

ATT+3+35+1:USS’

ATT+3+32+5:ALV’

SCD+Z09+TITLE’

ATT+3+5+:::AN..70′

ATT+3+35+2:USS’

Không có đoạn IDE về TITLE, khi nó được mã hóa

ATT+3+32+9:ALV’

SCD+Z09+UNIT’

ATT+3+5+:::AN..4′

ATT+3+35+2:USS’

ATT+3+32+4:ALV’

IDE+1+CL_UNIT’

SCD+Z09+UNIT_MULT’

ATT+3+5+:::AN..2’

ATT+3+35+2:USS’

ATT+3+32+4:ALV’

IDE+1+CL_UNIT_MULT’

9.7. Quản trị tập dữ liệu

9.7.1. Phạm vi

Phần quản trị tập dữ liệu bao gồm định danh tập dữ liệu, hoạt động được thực hiện (cập nhật/thay thế hoặc xóa), và ngày tháng, thời gian của việc tách các giá trị thuộc tính và dữ liệu được bao hàm.

9.7.2. Các đoạn GESMES được sử dụng

Trong sơ đồ nhánh này, việc biểu diễn Nhóm 13 là bắt buộc

9.7.3. Hướng dẫn sử dụng các đoạn

Thẻ định danh tập dữ liệu được biểu thị trong đoạn DSI. Nó luôn có mặt trong các thông điệp mang dữ liệu và/hoặc thuộc tính (hoặc chứa các hướng dẫn cho việc xóa dữ liệu và/hoặc thuộc tính). Nhóm này không được sử dụng trong “các thông điệp cấu trúc” (ví dụ: các định nghĩa tập khóa hoặc danh sách mã). Do đó, nếu Nhóm 13 được bên nhận sử dụng thì thông điệp cũng nên chứa dữ liệu (hoặc các tham chiếu đến dữ liệu xóa) và/hoặc các thuộc tính (hoặc các tham chiếu để xóa thuộc tính)

Trong ngữ cảnh SDMX-EDI, nó được thỏa thuận rằng:

Một thông điệp cập nhật hoặc xóa có thể chứa dữ liệu hoặc các tham chiếu đến một tập khóa hoặc một tập dữ liệu. Do đó, đoạn DSI có thể chỉ xuất hiện một lần trong thông điệp;

· Nếu thông điệp chứa Nhóm 12 thì nó sẽ không chứa bất kỳ dữ liệu cấu trúc nào (các nhóm từ 4 đến 12 không có mặt ở đây)

9.7.4. Cấu trúc đoạn của quản trị tập dữ liệu

[Nếu nhóm 13 được sử dụng:]

DSI-I data-set-identifier’                                      (định đanh tập dữ liệu: bắt buộc)

STS+status-type+status-code’                      (trạng thái của thông điệp: bắt buộc)

DTM+date-time-type:date-time:date-time-format’ (1 st DTM – tem thời gian của sự tách tập dữ liệu (data set extraction time stamp): bắt buộc:

DTM+date-time-type:date-time:date-time-format (2nd DTM – khoảng thời gian báo cáo: điều kiện)

Nhóm đoạn:

 Nhóm 13 (DSI-STS-DTM)

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

điều kiện

Nội dung và quy tắc sử dụng

Trong SDMX-EDI, nhóm này chỉ được phép xuất hiện một lần trong thông điệp; Nhóm 13 bao gồm các đoạn:

· DSI (định danh tập dữ liệu)

· STS (trạng thái)

· DTM (lần xuất hiện đầu tiên: ngày tháng-thời gian của việc tách tập dữ liệu)

· DTM (lần xuất hiện thứ hai: khoảng thời gian báo cáo; đoạn có điều kiện)

Khi nhóm này được sử dụng trong thông điệp, thì thông điệp này cũng chứa:

· Thông tin đầy đủ (ví dụ: nhóm 14) về định danh

· Các quan sát và/hoặc các thuộc tính

hoc

trong trường hợp “thông điệp xóa”,

· Các tham chiếu đến các quan sát và/hoặc các thuộc tính

Kiểu đoạn:

DSI

Tên kiểu đoạn:

Định danh tập dữ liệu

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

 Bắt buộc (khởi động)

Chuỗi phần tử dữ liệu

DSI+data-set-identifier’

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Thẻ định danh tập dữ liệu

Bắt buộc

an..18

Thẻ định danh tập dữ liệu được quy định và thỏa thuận giữa các đối tác trao đổi dữ liệu trong ngữ cảnh thỏa thuận trao đổi dữ liệu.

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Nội dung và quy tắc sử dụng

Thẻ định danh đoạn DSI mô tả ngữ cảnh thống kê cụ thể mà bao gồm dữ liệu và/hoặc các giá trị thuộc tính thuộc về nó. Các hướng dẫn liên quan đến việc sử dụng tập dữ liệu được cung cấp bằng cách quản trị trao đổi dữ liệu (xem Hộp 1 ở trang bên).

Nhn xét việc thực thi

Đoạn này được giới thiệu đến các đối tác để xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu và các bộ lọc về “tập dữ liệu”, dựa trên thiết kế của chúng (khi các tệp tin dữ liệu được nhận) trên thẻ định danh đoạn DSI của thông điệp nhận. Tương tự áp dụng cho hệ thống tách: tốt hơn hết là dựa vào sự phát triển của các thủ tục “xuất ra” trên khái niệm của tập dữ liệu (nhìn chung, tập con của chuỗi thuộc cùng một tập khóa) mà yêu cầu được tách và không tách các chuỗi thuộc cùng tập khóa. Một hoặc nhiều tập dữ liệu (thẻ định danh của tập dữ liệu được cung cấp bởi đoạn DSI) có thể theo sau các định nghĩa cấu trúc về cùng một tập khóa (thông tin được cung cấp bởi thẻ định danh tập khóa trên đoạn IDE). Xem trong Hộp 1.

VÍ DỤ 1:

DSI+ECB_BOP1′

Dữ liệu báo cáo thuộc tập dữ liệu ECB_BOP1.

VÍ DỤ 2:

DSI+BIS_MACRO*

Dữ liệu báo cáo trong thông điệp thuộc tập dữ liệu BIS_MACRO.

 

HỘP 1. ĐỊNH DANH TẬP DỮ LIỆU, SỰ KHÁC BIỆT CỦA CÁC BÁO CÁO ĐC BIỆT VÀ CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐÍCH

Trong SDMX, cấu trúc của dữ liệu được cung cấp bởi định nghĩa tập khóa. Tập dữ liệu bao gồm chuỗi dựa trên cùng định nghĩa tập khóa. Và tập dữ liệu cũng có thể bao gồm tất cả chuỗi thời gian sau cùng một tập khóa: nhìn chung các sắp xếp trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan có thể quy định việc “gom nhóm” các nhóm quan hệ và chuỗi thời gian thành các tập dữ liệu khác nhau như được ch dẫn dưới đây. Chú ý rằng các tập dữ liệu khác nhau hoặc “các nhóm” này có thể loại tr hoặc không loại trừ ln nhau (cho phép trong trường hợp trao đổi dữ liệu và thuộc tính loại cũ)

Nếu không yêu cầu bất kỳ sự khác biệt nào thì thẻ định danh thông thường có thể được sử dụng trong đoạn DSI (thẻ định danh tập dữ liệu) và đoạn IDE (thẻ định danh tập khóa trong Nhóm IDE-GIS-GIS), nhưng điều này không bắt buộc. Nhìn chung, các đối tác trao đổi dữ liệu phải thống nht về định nghĩa mỗi tập dữ liệu.

Đây là một vài ví dụ về việc trao đổi nhiều tập dữ liệu (ví dụ: các thẻ định danh tập dữ liệu liên quan) dựa trên cùng tập khóa (ví dụ: sử dụng thẻ định danh khóa đơn lẻ)

· Người nhận muốn nhận các tập dữ liệu được sắp xếp thành bảng hay các báo cáo (một thông điệp khác cho mỗi báo cáo, ví dụ: báo cáo hàng tháng với dữ liệu của bảng cân đối hàng tháng và báo cáo háng quý với dữ liệu của bảng cân đối hàng quý. Đây là ví dụ về các tập dữ liệu loại trừ lẫn nhau ở mức chuỗi thời gian.

· Hai bên tham gia thống nhất sử dụng cùng một tập khóa cho nhiều dự án trao đổi dữ liệu: ví dụ: định nghĩa tập khóa có thể liên quan tới hai hay ba miền kinh tế nhỏ và một sự khác biệt về “miền” được yêu cầu để người nhận có thể gửi các tập dữ liệu đến cơ sở dữ liệu hoặc các đơn vị sản xuất nếu được yêu cầu.

· Có thể yêu cầu trao đổi chuỗi thời gian và/hoặc các thuộc tính sử dụng các hệ phương pháp, bộ định thời, hoặc các nguồn khác nhau.

· Dòng dữ liệu dựa trên tập khóa được thực hiện đúng mức. Tuy nhiên, dựa trên cùng định nghĩa tập khóa, dự án trao đổi dữ liệu thử nghiệm có thể được thỏa thuận bao gồm các nhóm quan hệ bổ sung. Trong trường hợp này, các đối tác không muốn kết hợp dòng dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu giống nhau đáp ứng trao đổi dữ liệu thử nghiệm mới với các dòng dữ liệu thuộc các sắp xếp sản lượng đúng mức.

· Các tập dữ liệu hàng tháng và hàng quý có thể được tuân theo và cập nhật trong các bộ định thời khác nhau do đó dẫn đến việc cần phân biệt các tập dữ liệu không thể so sánh được.

Để minh họa cho trường hợp này, giả sử rằng một tập khóa gọi là «MACRO_VARS_KF» được xác định theo cách mà nó được sử dụng cho các dữ liệu tài khoản quốc gia và dữ liệu tài chính công cộng. Cơ quan nhận có hai đơn vị sản xuất riêng rẽ, một cho các tài khoản tài chính, một cho dữ liệu tài chính công cộng, và mỗi cái chỉ nhận thông điệp mà nó chịu trách nhiệm. Chúng ta giả sử rng có một nhóm chuỗi báo cáo cần cho cả hai lĩnh vực, do vậy không có cách nào để phân chia chúng thành các nhóm khác biệt dựa vào việc chọn lựa hướng vào mỗi đơn vị theo tiêu chuẩn khóa của chuỗi thời gian(hai tập dữ liệu không loại trừ lẫn nhau). Thỏa thuận sử dụng hai thông điệp như sau:

 

Message 1

Message 2

 

 

 

 

DSI+MACRO_NAT_ACCS

DSI+MACRO_PUB_FIN’

 

 

 

 

IDE+5+MACRO_VARS_RF

 

 

IDE+5+MACRO_VARS_K

 

 

Do đó, hệ thống nhận nên nhận ra và phân biệt các thông điệp đến, gửi chúng đến cơ sở dữ liệu của đơn vị có trách nhiệm tương ứng

 

Kiểu đoạn:

STS

Tên kiểu đoạn:

Báo cáo trạng thái

Số lần xuất hiện nhiều nhất:

1

Trạng thái:

Bắt buộc

Chuỗi phần tử dữ liệu

STS+status-type+status-code’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Kiểu trạng thái

Bắt buộc

Đặc tả kiểu mã trạng thái được sử dụng

an..3

3 – các nội dung dữ liệu

Mã trạng thái

Đặc tả trạng thái được định danh bởi kiểu trạng thái

an..3

7 – cập nhật và đổi chỗ

6 – xóa

Nội dung và quy tắc sử dụng

Đoạn này mô tả hành động được biểu diễn trên các nội dung của thông điệp. Trong SDMX-EDI chỉ có một đoạn DSI (một tham chiếu tới tập dữ liệu) được phép cho mỗi thông điệp, thông điệp có thể được sử dụng để hướng dẫn bên nhận xóa hoặc cập nhật cơ sở dữ liệu nhận (cả hai hành động này có thể được kết hợp với nhau trong cùng một thông điệp): hành động được khai báo bởi mã trạng thái này ảnh hưởng đến toàn bộ thông điệp:

Nếu đoạn được viết là STS+3+7′ thì thông điệp (cập nhật) chứa dữ liệu (trong đoạn ARR theo sau Nhóm 14) hoặc các thuộc tính (trong các nhóm 20-24) hoặc cả hai;

Nếu đoạn được viết là STS+3+6′ thì thông điệp (xóa) chứa các tham chiếu tới dữ liệu xóa (trong đoạn ARR theo sau Nhóm 14) hoặc các tham chiếu tới các thuộc tính xóa (trong các nhóm từ 20 đến 23)

VÍ DỤ:

· STS+3+7′

Các nội dung của thông điệp được sử dụng để cập nhật các cơ sở dữ liệu của bên nhận và/hoặc để đổi chỗ các giá trị hiện có (giả sử rằng ch báo kiểm tra trao đổi không được sử dụng).

· STS+3+6′

Các tham chiếu trong các đoạn ARR của thông điệp là các điểm xóa mà được biểu diễn trong cơ sở dữ liệu của bên nhận (tt nhiên giới hạn nhận có thể thực hiện các cơ chế kiểm soát và an ninh thỏa đáng, để kiểm tra hoặc ngăn ngừa các hành động xóa tự động).

Kiểu đoạn:

DTM (lần xuất hiện đầu tiên: tem thời gian của việc tách tập dữ liệu)

Tên kiểu đoạn:

ngày tháng/thời gian/chu kỳ

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

bắt buộc

Chuỗi phần tử dữ liệu

DTM+date-time-type:date-time:date-time-format

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Kiểu ngày tháng- thời gian

Bắt buộc

an..3

242 – ngày tháng của tập dữ liệu

Ngày tháng-thời gian

Bắt buộc

Ngày tháng và thời gian cục bộ của việc tách tập dữ liệu, định dạng của nó được xác định bởi định dạng ngày tháng-thời gian

an..35

Định dạng (trong SDMX-EDI: CCYYMMDDhhmm

Định dạng ngày tháng-thời gian

Bắt buộc

an..3

203(= định dạng: CCYYMMDDhhmm)

Nội dung và quy tắc

Nhìn chung, DTM được sử dụng để thể hiện các chu kỳ ngày tháng/thời gian. Lần xuất hiện đầu tiên của DTM trong SDMX-EDI được sử dụng để thể hiện tập dữ liệu “ngày tháng, thời gian”(= 242). Định dạng ngày tháng sử dụng luôn luôn giống nhau (CCYYMMDDhhmm được mã hóa là 203 trong EDIFACT). Các cơ quan gửi cung cấp cho đoạn này ngày tháng, thời gian mà tập dữ liệu báo cáo trong thông điệp được tách khỏi hệ thống cơ sở dữ liệu bên trong (ngày tháng và giờ địa phương của bên gửi).

Nếu đoạn STS được đưa ra trước đó ch báo rằng thông điệp được sử dụng cho các hành động xóa thì ngày tháng/thời gian này sẽ là ngày tháng/thời gian của thông điệp.

VÍ DỤ

DTM+242:199702241345:203′

Tập dữ liệu báo cáo được tách từ cơ sở dữ liệu của bên gửi lúc 13:45 (giờ địa phương) vào ngày 24 tháng 2 năm 1997.

Kiểu đoạn:

DTM (lần xuất hiện thứ 2: khoảng thời gian báo cáo)

Tên kiểu đoạn:

ngày tháng/thời gian/chu kỳ

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

điều kiện

Chuỗi phần tử dữ liệu

DTM+date-time-type:date-time:date-time-format’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Kiểu ngày tháng-thời gian

Bắt buộc

an..3

Z02 – khoảng thời gian báo cáo

Ngáy tháng-thời gian

Bắt buộc

an..35

Chu kỳ hoặc dải với định dạng phthuộc vào giá trị phần tử sau đây.

date-time-format

Bắt buộc

an..3

Với các chu kỳ cụ thể:

102 cho CCYYMMDD

602 – cho CCYY

604 – cho CCYYS

608 cho CCYYQ

610 cho CCYYMM

616 – cho CCYYWW đối với các dải chu kỳ:

711 – cho CCYYMMDD-CCYYMMDD

702 – cho CCYY-CCYY

704 – cho CCYYS-CCYYS

708 – cho CCYYQ-CCYYQ

710 – cho CCYYMM-CCYYMM

716 – cho CCYYWW-CCYYWW

ở đó:

CC – thế kỷ

YY – năm

S – nửa năm (1, 2)

Q – quý (1, 2, 3, 4)

MM – tháng từ 01-12

ww – tuần theo khoảng từ 1 -53

DD – ngày trong tháng từ 01-31

Nội dung và quy tắc

Lần xuất hiện thứ hai của DTM là có điều kiện và được sử dụng để khai báo xem đâu là khoảng thời gian báo cáo (nếu liên quan và/hoặc được yêu cầu bởi cơ quan trung tâm). Rõ ràng, nếu đoạn này được sử dụng thì chu kỳ hoặc dải chu kỳ được đưa ra trong đoạn này sẽ nhất quán với các nội dung (dữ liệu) ghi trong thông điệp.

VÍ DỤ 1

Đoạn sau đây cho biết thông điệp chứa dữ liệu về năm 1992 (chu kỳ đơn lẻ):

DTM+Z02:1992:602′

VÍ DỤ 2

Đoạn sau đây cho biết thông điệp chứa dữ liệu từ năm 1992 đến 1993 (dải chu kỳ)

DTM+202:19921993:702′

DỤ 3

Đoạn sau đây cho biết thông điệp chứa dữ liệu từ quý 1 năm 1995 đến quý 4 năm 1995 (dải chu k)

DTM+Z02:1995119954:708’

9.8. Dữ liệu và cấu trúc mảng

9.8.1. Phạm vi

Dữ liệu mảng bao gồm định đanh cấu trúc tập dữ liệu (IDE), định danh phương pháp được sử dụng để đặt các giá trị dữ liệu trong đoạn ARR (lần xuất hiện đầu tiên của GIS), một chỉ báo về ký tự được sử dụng cho các giá trị thiếu (lần xuất hiện thứ hai của GIS) và các giá trị (hoặc các tham chiếu cho hành động xóa) trong đoạn ARR.

9.8.2. Cách sử dụng đoạn GESMES

Trong sơ đồ nhánh này, các hộp (Nhóm 14 và ARR) liên quan tới cấu trúc mảng và chứa dữ liệu (hoặc các tham chiếu). Nhóm 14 và đoạn ARR được biểu diễn sau đáy là bắt buộc để chỉ ra rằng dữ liệu và cấu trúc mảng luôn hiện diện.

9.8.3. Chức năng và hướng dẫn sử dụng

Đoạn IDE cung cấp cấu trúc tập dữ liệu nhằm xác định chuỗi các giá trị dữ liệu trong đoạn ARR. Trong SDMX-EDI thẻ định danh tập khóa cho biết cấu trúc tập dữ liệu. Đoạn GIS (lần xuất hiện đầu tiên)cho biết một trong bốn cách sắp xếp dữ liệu tại đoạn ARR được sử dụng (trong SDMX- EDI giống với: AR3). Lần xuất hiện thứ hai của GIS cho biết ký tự giá trị thiếu được sử dụng. Trong SDMX-EDI đoạn ARR chứa khóa, các giá trị số và các cờ trạng thái tương ứng của chúng.

9.8.4. Cấu trúc đoạn của dữ liệu và cấu trúc mảng

Cu trúc mảng

IDE+object-type+identity-number’

GIS+processing-indicator:list-qualifier:code-maintenance-agency:processing-value’

(GIS phải có mặt hai lần)

Dữ liệu mng

ARR++array-cell-data:array-cell-data:array-cell-data:array-cell-data:array-cell-data:array-cell-data:etc.

(chuỗi trên là sự biểu diễn chung, thông tin thêm xem trang 88 và các trang tiếp theo)

Nhóm đoạn:

Nhóm 14 (IDE-GIS-GIS)

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

bắt buộc

Nội dung và quy tắc sử dụng

Nhóm 14 bao gồm các đoạn:

· IDE – định danh cấu trúc mảng

· GIS – chỉ báo xử lý thông điệp

· GIS – chỉ báo giá trị thiếu

Nhóm này phải có mặt trong tất cả các thông điệp chứa hoặc tham chiếu đến dữ liệu và/hoặc các thuộc tính (bao gồm trường hợp thông điệp xóa hoặc cập nhật thuộc tính thuần túy; đoạn ARR mà theo sau Nhóm 14 không có mặt trong trường hợp này).

 

Kiểu đoạn:

IDE

Tên kiểu đoạn:

định danh

Số lần xuất hiện lớn nhất:

 1

Trạng thái:

bắt buộc (khởi động)

Chuỗi phần tử dữ liệu

IDE+object-type+identity-number’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Kiểu đối tượng

Bắt buộc

an..3

5 – cấu trúc tập dữ liệu

Số định danh

Bắt buộc

Định danh cấu trúc tập dữ liệu

an..35

Thẻ định danh tập khóa

Nội dung và quy tắc

Đoạn này được sử dụng để chỉ ra cấu trúc của tập dữ liệu (ví dụ: có bao nhiêu miền dữ liệu và đó là các miền dữ liệu nào). Thông tin này được cung cấp bởi thẻ định danh tập khóa.

VÍ DỤ 1:

IDE+5+ECB_BOP1′

VÍ DỤ 2:

IDE+5+BIS_MACRO’

Kiểu đoạn:

GIS (lần xuất hiện đầu tiên)

Tên kiểu đoạn:

chỉ báo chung

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

bắt buộc

Chuỗi Phần tử dữ liệu

GIS+processing-indicator

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Chỉ báo xử lý

Bắt buộc

an..3

AR3 – quy tắc sử dụng ARR 3

Nội dung và quy tắc sử dụng

Đoạn này (lần sử dụng đầu tiên) xác định cách các phần tử dữ liệu được sử dụng trong đoạn ARR. Trong SDMX-EDI nó luôn là AR3.

VÍ DỤ

GIS+AR3′

Trong SDMX-EDI đoạn phải được viết trong định dạng cố định.

Kiểu đoạn:

GIS (lần xuất hiện thứ 2)

Tên kiểu đoạn:

chỉ báo chung

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

bắt buộc

Chuỗi phần tử dữ liệu

GIS+processing-indicator:::processing-value’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Chỉ báo xử lý

Bắt buộc

an..3

1 – không có dữ liệu sẵn có

Giá trị xử lý

Bắt buộc

an..17

dấu gạch ngang; ký hiệu về các giá trị thiếu trong SDMX-EDI.

Nội dung và quy tắc sử dụng

Đoạn này (lần xuất hiện thứ hai) được sử dụng trong SDMX-EDI để xác định xem ký tự được sử dụng cho các giá trị thiếu trong đoạn ARR. Các ứng dụng đọc đọc ra ký tự này và thông số hóa nó, dựa vào điều này, chúng có thể nhận ra các giá trị thiếu trong đoạn ARR.

VÍ DỤ:

GIS+1:::-‘

Trong SDMX-EDI đoạn này được viết ở định dạng cố định.

Kiểu đoạn:

ARR

Tên kiểu đoạn:

thông tin mảng

Số lần xuất hiện lớn nhất:

999000

Trạng thái:

điều kiện

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Khóa của chuỗi thời gian

Bắt buộc

Khóa của chuỗi thời gian đã báo cáo;

Các quy tắc được trình bày chi tiết dưới đây

Các phần tử thành phần được phân cách bằng các dấu phân cách

Các giá trị về miền dữ liệu của khóa chuỗi thời gian được giới hạn bởi các dấu phân cách phần tử thành phần

Chu kỳ

(hoặc dải chu kỳ)

Bắt buộc

Chu kỳ (hoặc dải chu kỳ) phù hợp với các quan sát được báo cáo trong đoạn ARR, các quy tắc được trình bày chi tiết dưới đây

an..35

Chu kỳ hoặc dải các chu kỳ được viết ở một trong các định dạng biết trước. Xem bảng 8. các mã định dạng chu kỳ và dải chu kỳ

Định dạng thời gian

Bắt buộc

Các quy tắc được trình bày chi tiết dưới đây

an3

Danh sách mã về các giá trị được thể hiện ở bảng dưới đây

Quan sát

Bắt buộc cập nhật

[không được sử dụng trong thông điệp xóa” ]

Các quy tắc được trình bày chi tiết dưới đây

an..15

Quan sát số hoặc chỉ báo giá trị thiếu

Trạng thái quan sát

Bắt buộc cập nhật

[không được sử dụng trong các thông điệp xóa]

Các quy tắc được trình bày dưới đây

an..35

Giá trị lấy từ danh sách mã về thực trạng quan sát (ví dụ. CL_OBS_STATUS với định dng an1)

Tính bảo mật quan sát

Điều kiện

[không được sử dụng trong thông điệp xóa ]

Các quy tắc được trình bày dưới đây

an..35

Giá trị từ danh sách mã về tính bảo mt quan sát (VÍ DỤ: CL OBS CONF với định dạng an1)

Quan sát trước khi dừng

Điều kiện

Điều kiện

[không được sử dụng trong thông điệp xóa” ]

an..15

Quan sát số hoặc chỉ báo giá trị thiếu

Các quy tắc và giải thích sau đây chỉ liên quan đến việc báo cáo dữ liệu (các hành động cập nhật). Vai trò và việc sử dụng đoạn ARR trong các hành động xóa được thảo luận ở phần riêng biệt.

Nội dung và quy tắc sử dụng khi báo cáo dữ liệu (xem trang 112)

· Khóa chuỗi thời gian

Một khóa chuỗi thời gian được soạn bởi các giá trị tạo ra các miền dữ liệu (đã sắp xếp) bao gồm cấu trúc khóa của tập khóa. Các miền dữ liệu được phân chia bởi dấu phân cách “:”(dấu hai chấm), ví dụ:

Q:BE:100:4.

Trong đoạn ARR chỉ một khóa chuỗi thời gian có thể hiện diện (sau các ký tự ARR++), không xem xét đến kỹ thuật sử dụng (quan sát đơn l hoặc dải thời gian). Trong một thông điệp, tất cả khóa chuỗi thời gian sử dụng trong đoạn ARR phải thuộc cùng một tập khóa.

· Các dải, dải chu kỳ, định dng thời gian và danh sách mã về định dng thời gian

Chu kỳ và định dạng thời gian luôn được đưa ra ở dạng “cặp đôi” phân chia bởi dấu phân cách thành phần “:” (dấu hai chấm).

VÍ DỤ: chu kỳ hàng tháng đơn lẻ:            199505:610       (= tháng 5 năm1995)

Dải chu kỳ (hàng quý)):  1994119962:708            (= quý 1 năm 1994 Q1 đến quý 2 năm 1996)

Bảng dưới đây ch ra các định dạng về đặc tả chu kỳ và các mã định dạng thời gian

Bảng 8 Chu kỳ và các mã định dạng dải chu kỳ

Kiểu ngày tháng và các chu kỳ cụ thể

Định dạng

Giải thích

Các ví dụ về ngày tháng và chu kỳ cụ thể

203

CCYYMMDDhh mm

(đối với chuỗi có tn suất cao hơn hàng ngày)

Năm/tháng/ngày/giờ/phút

199511210850= 21/11/1995 (08:50)

Ngày tháng và mã định dạng 199511210850:203

102

CCYYMMDD

(đối với chuỗi giao dịch hàng ngày)

Năm/tháng/ngày

19951121= 21/11/1995

Ngày tháng và mã định dạng 19951121:102

616

CCYYWW

(đối với chuỗi hàng tuần)

Năm/tuần

199252= tuần thứ 52 của năm 1992

Ngày tháng và mã định dạng: 199252:616

610

CCYYMM

(đối với chuỗi hàng tháng)

Năm/tháng

199511= 11/1995

Ngày tháng và mã định dạng: 199511:610

608

CCYYQ

(đối với chuỗi theo quý)

Năm/quý

19953= quý 3 năm 1995

Ngày tháng và mã định dạng: 19953:608

604

CCYYS

(đối với chuỗi nửa năm)

Ngày tháng và mã định dạng: 19951:604

602

CCYY

(đối với chuỗi hàng năm)

Ngày tháng và mã định dạng: 1995:602

Kiểu dải chu kỳ

Định dạng

Giải thích

ví dụ về các dải chu kỳ

711

CCYYMMDD

CCYYMMDD

(đối với chuỗi giao hàng ngày), từ năm/tháng/ngày

Đến năm/tháng/ngày

1992110419930124= 4/92-24/1993

Ngày tháng và mã định dạng:

1992110419930124:711

716

CCYYWW

CCYYWW

(đối với chuỗi hàng tuần)

Từ năm/tuần đến năm/tuần

199227199550= từ tuần 27 của năm 1992 đến tuần 50 của năm 1995

Ngày tháng và mã định dạng: 199227199550:716

710

CCYYMM

CCYYMM

(đối với chuỗi hàng tháng)

Từ năm/tháng đến năm/th

199208199511= từ 8/92 đến 11/95

Ngày tháng và mã định dạng 199208199511:710

708

CCYYQCCYYQ

(đối với chuỗi theo quý)

Từ năm/quý đến năm/quý

1992319954= từ quý 3/1992 đến quý 4/1995; ngày tháng và mã định dạng:

1992319954:708

704

CCYYSCCYYS

(đối với chuỗi nửa năm)

Từ nửa năm đến nửa năm

1995219961= từ nửa năm 1995 đến nửa năm 1996; ngày tháng và mã định dạng:

1995219961:704

702

CCYYCCYY

(đối với chuỗi hàng năm)

Từ năm này đến năm khác

19951996= từ năm 1995 đến năm 1996

Ngày tháng và mã định dạng: 19951996:702

Quan sát và thuộc tính mức quan sát của các phần tử dữ liệu

Khóa chuỗi thời gian, chu kỳ thời gian và chỉ dẫn về định dạng các quan sát thực được báo cáo như các phần tử dữ liệu. Mỗi phần tử dữ liệu bao gồm ít nhất hai thành phần: thành phần tự quan sát và thuộc tính bt buộc “Trạng thái quan sát” (mức quan sát). Sự phụ thuộc vào tập khóa phần tử thành phần thứ ba hoặc thứ tư có thể được bổ sung: thuộc tínhTính bảo mật quan sát” (mức quan sát) và “quan sát trước khi dừng”. Trong phần tử dữ liệu, các thành phần được phân cách bằng các dấu phân cách (dấu hai chấm).

VÍ DỤ: phần tử dữ liệu với 2 thành phần:

1234.5:A ( chỉ có trng thái Quan sát)

Phần tử dữ liệu với 3 thành phần:

1234.5:A:C (trạng thái quan sát + tính bảo mt)

Phần tử dữ liệu với 4 thành phần:

1234.5:B::1230.5 (trạng thái quan sát, tính bảo mật không được đưa ra, quan sát trước khi dừng)

Phần tử dữ liệu với 4 thành phần:

1234.5:B:C: 1230.5 (trạng thái quan sát, tính bảo mật và quan sát trước khi dừng)

Ch dẫn định dạng thời gian với một quan sát phải được phân cách bởi dấu phân cách “:” Các phần tử dữ liệu riêng lẻ được phân cách bởi dấu phân cách “+” (dấu cộng), theo sau mỗi phần tử dữ liệu. Do các quy tắc lược bỏ dấu phân cách phần tử dữ liệu của GESMES, phần tử cuối cùng trong đoạn bị bỏ qua và được thay thế bởi dấu kết thúc đoạn (‘, trích dẫn đơn), số các phần tử dữ liệu tối đa trong đoạn ARR là 9999, ví dụ: toàn bộ dấu phân cách phần tử dữ liệu (“+”) là 10,000 bao gồm 2 đoạn ARR. Chuỗi thời gian với nhiều hơn 9999 quan sát phải được phân chia thành hơn 1 đoạn ARR. Nó được khuyến cáo rằng các ứng dụng sử dụng số các phần tử dữ liệu tối đa như một thông số.

VÍ DỤ…+1234.5:A+234.6:B+3456.7:A’         (ký tự kết thúc đoạn theo sau 3 phần tử dữ liệu)

Các nhn xét, quy tắc, trường hợp đặc biệt và các khuyến cáo liên quan tới việc quản lý các Phần tử quan sát

Trong SDMX-EDI độ dài lớn nhất của phần tử thành phần này nắm giữ 15 vị trí quan sát. Số các con số quan trọng tối đa về quan sát là:

Þ 15 đối với số nguyên dương

Þ 14 đối với số nguyên âm và số thập phân âm

Þ 13 đối với số thập phân âm

Dấu chấm được sử dụng làm dấu phân cách thập phân.

Ký pháp có thể được sử dụng cho cả quan sát và quan sát trước khi dừng, nếu được các bên liên quan thống nhất. Để biểu diễn một số trong ký pháp: loại bỏ mọi dấu cộng, khi “+” là một ký tự dành riêng trong GESMES, ký tự này dễ bị hiểu sai; sử dụng “E” trước số mũ; giá trị của số trước ký tự “E” ở giữa -10 và 10; để biểu diễn các số giữa một số âm và một số mũ với dấu âm.

VÍ DỤ: số 1,230,000 được viết là 1.23E6. số 0.000001 được viết là 1.0E-6

Trong SDMX-EDI, tổng độ dài của trường không nên vượt quá 15 ký tự. Các quan sát trước khi dừng không có trạng thái quan sát.

Giá trị thiếu được chỉ ra bằng cách sử dụng dấu gạch (ví dụ…+-:H+…).giải thích sự vắng mặt của dữ liệu được đưa ra bởi thực trạng quan sát mà theo sau nó. (Các ứng dụng nên được thể hiện bằng thông số ký tự “quan sát thiếu” này, ly giá trị của nó từ lần xuất hiện thứ hai của đoạn GIS.)

Nếu có các giá trị không đổi hoặc không được báo cáo trong dải chu kỳ báo cáo, thì các dấu phân cách tương ứng phải được ghi; do đó chuỗi “++” nghĩa là quan sát giữa hai dấu cộng là không được báo cáo hoặc không thay đổi liên quan đến giá trị báo cáo cuối cùng (xem trong các ví dụ dưới đây khi tho luận về dải thời gian)

Các quan sát luôn được báo cáo cùng nhau với giá trị trạng thái quan sát. Nếu một quan sát thay đổi và trạng thái không thay đổi thì cả hai thành phần phải được báo cáo. Tương tự như vậy, nếu trạng thái quan sát thay đổi và quan sát còn lại thì không thay đổi, thì cả hai thành phần phải được báo cáo lại; cũng áp dụng như vậy nếu trạng thái tính bảo mật quan sát thay đổi (liên quan tới các tập khóa mà thuộc tính này có thể được sử dụng): cả ba thành phần này phải được báo cáo lại. Cũng như vậy, nếu trạng thái tính bảo mật quan sát hoặc quan sát trước khi dừng thay đổi, thì tất cả các thành phần phải được báo cáo lại. Đối với một quan sát nào đó, không phải là thuộc tính bảo mật quan sát hay giá trị quan sát trước khi dừng, bên nhận giả thiết rằng các giá trị chu kỳ này không bao giờ tồn tại hoặc chúng chấm dứt việc tồn tại ngay lúc này.

VÍ DỤ 1

Vào ngày 10 tháng 3 năm 1999 đoạn ARR++M:YY:ZZ:199902:610:-7.9:E:C‘ được báo cáo.

Vào ngày 15 tháng 3 năm 1999 đoạn ARR++M:YY:ZZ:199902:610:-7.9:A:F‘ được báo cáo.

Lần thứ hai, bên nhận gửi lại quan sát bởi trạng thái (từ Estimate đến normal) và tính bảo mật quan sát (từ “Confidential” đến “Free”) bị sửa đổi.

VÍ DỤ 2

Vào ngày 10 tháng 3 năm 1999 đoạn ARR++M:YY:ZZ:199902:610:-7.9:E:C’ được báo cáo.

Vào ngày 15 tháng 1999 đoạn ARR++M:YY:ZZ:199902:610:-7.9:A: được báo cáo.

Lần thứ hai bên gửi đã gửi đoạn không có giá trị về tính bảo mật quan sát; trong trường hợp này bên nhận cần quyết định cách giải thích việc thuộc tính bảo mật không được thông báo: bên nhận có thể xóa giá trị hiện có (C) hoặc để nó không đổi (ví dụ: tiếp tục đánh dấu quan sát một cách kín đáo).

VÍ DỤ 3

Vào ngày 10 tháng 4 năm 1999 đoạn ARR++M:FG:T1:199902:610:10:B:F:12′ được báo cáo.

Vào ngày 15 tháng 4 năm 1999 đoạn ARR++M:FG:T1:199902:610:10:A:F’ được báo cáo.

Giả thiết rng trong quá trình truyền đầu tiên (10-4-1999) cơ quan gửi báo cáo tín hiệu ngắt trong chui cùng với giá trị trước khi dừng. Trong quá trình truyền th hai, giả sử rằng cơ quan nhận xem xét lại tt cả dữ liệu cũ, xây dựng chuỗi không có các tín hiệu ngắt và báo cáo lại cùng một quan sát không có cờ “ngắt” và quan sát trước khi dừng.

Kỹ thuật quan sát đơn và dải thời gian

Đối với dải thời gian, đặc tả định dạng thời gian và chu kỳ trong đoạn ARR được thiết lập để xác định các dải chu kỳ, sau đó được theo sau bởi số phần tử dữ liệu phù hợp với các chu kỳ số trong dải thời gian xác định.

Cũng như vậy, khi nó được thảo luận trước đó (xem đoạn mô tả các phần tử dữ liệu của đoạn ARR):

· không nhiều hơn 9,999 quan sát có thể được báo cáo trong cùng đoạn ARR;

· quan sát đầu tiên và cuối cùng của dải thời gian nên được ghi rõ ràng trong đoạn: theo cách này, số các quan sát báo cáo trong đoạn ARR luôn bằng với số chu kỳ được chỉ ra bởi dải thời gian (cách khác, các quy tắc lược bỏ của EDIFACT cho phép có sự sai lệch với nguyên tắc này).

DỤ 1. – dải thời gian

ARR++M:YY:ZZ:199301199304:710:39.9:A+21.5:A+23.4:A+43.0:E’

Đoạn này chứa bốn quan sát (với trạng thái tương ứng của chúng) về chuỗi M:YY:ZZ. Quan sát 39.9 (trạng thái A) đối với tháng 1 năm 93, 21.5 đối với tháng 3 năm 93 và quan sát 43.0(E) đối với tháng 4 năm 93.

Þ với kỹ thuật quan sát đơn đặc tả định dạng thời gian và chu kỳ được thiết lập để xác định chu kỳ thời gian đơn sau đó được theo sau bởi phần tử dữ liệu thành phần đơn về quan sát và (các) thuộc tính của nó.

VÍ DỤ 2. – kỹ thuật giai đoạn đơn

ARR++M:YY:ZZ:199301:610:39.9:A’

ARR++M:YY:ZZ: 199302:610:21.5:A’

ARR++M:YY:ZZ:199303:610:23.4:A’

ARR++M:YY:ZZ: 199304:610:43.0:E’

Bốn đoạn này chứa một quan sát, chúng tương đương với đoạn đơn được biểu diễn trong ví dụ trước.

Hai kỹ thuật có thể kết hợp với nhau trong cùng một thông điệp (tất nhiên, không trong cùng một đoạn ARR)

VÍ DỤ 3

Tập các đoạn sau đây là hợp lệ (và tương đương với các đoạn biểu diễn ở các ví dụ 1 và 2)

ARR++M:YY:ZZ: 199301:610:39.9: A’

ARR++M:YY:ZZ: 199302199304:710:21.5:A+23.4:A+43.0:E’

ví dụ 4 sau đây cũng là hợp lệ và là một dạng tương đương của tập các đoạn trước:

VÍ DỤ 4

ARR++M:YY:ZZ:199301199302:710:39.9:A+21.5:A’

ARR++M:YY:ZZ:199303:610:23.4:A’

ARR++M:YY:ZZ:199304:610:43.0:E’

Các ví dụ dưới đây (5, 6 và 7) chỉ ra cách sử dụng hai kỹ thuật khi “báo cáo”, các quan sát không được báo cáo hoặc thay đổi và cờ của chúng (được thảo luận ở trang trước); nó liên quan đến báo cáo của các quan sát không đổi khi sử dụng dải thời gian.

VÍ DỤ 5

Giả thiết rằng cơ quan phải báo cáo chuỗi M:YY:ZZ chỉ có dữ liệu cho tháng 11 năm 92, tháng 1 năm 93 và tháng 4 năm 93 khi các dữ liệu này được sửa đổi và cập nhật (quan sát cho tháng 4 năm 1993 là một ước lượng và nó nên được xử lý một cách kín đáo); đối với tháng 12 năm 92, tháng 2 năm 93 và tháng 3 năm 93 dữ liu phải được báo cáo trong quá khứ với điều kiện vẫn hợp lệ:

Series: M:YY:ZZ

Nov92

Dec93

Jan93

Feb93

Mar93

Apr93

-7.9 (A)

không đổi

37.8(A)

không đổi

không đổi

43 (E, C)

Khi sử dụng dải thời gian, tất cả dấu phân cách (bao gồm các dấu phân cách liên quan đến các quan sát không đổi) nên được viết rõ ràng; chuỗi ở trên được báo cáo như sau:

ARR++M:YY:ZZ: 199211199304:710:-7.9:A++37.8:A+++43:E:C’

VÍ DỤ 6

Ba đoạn sau đây sử dụng kỹ thuật quan sát, tương đương với đoạn được biu diễn ở trên (ví dụ 4)

ARR++M:YY:ZZ:199211:610:-7.9:A’

ARR++M:YY:ZZ:199301:610:37.8:A’

ARR++M:YY:ZZ:199304:610:43:E:C’

VÍ DỤ 7

Trong các đoạn sau đây, có một cách khác được dùng để báo cáo cùng một dữ liệu bằng cách kết hợp hai kỹ thuật:

ARR++M:YY:ZZ:199211199301:710:-7.9:A++37.8:A’

ARR++M:YY:ZZ: 199304:610:43:E:C’

ng dụng thực tế của hai kỹ thuật:

Nhìn chung, trong quá trình loại bỏ thông tin dư thừa, di thời gian là phương pháp được ưa thích nhất để trao đổi các cơ sở dữ liệu hoặc chuỗi thời gian đầy đủ: ví dụ: trong báo cáo đầu tiên của chuỗi mới đến cơ quan trung tâm hoặc khi cơ quan trung tâm phổ biến cơ sở dữ liệu đầy đủ đến các cơ quan khác.

Kỹ thuật quan sát đơn là kỹ thuật đơn giản và hiệu quả để báo cáo một quan sát đơn cho mỗi chuỗi, ví dụ trong các ngữ cảnh cập nhật và sửa đổi. Nó có ích trong trường hợp chuỗi với các quan sát thưa thớt; ví dụ: một vài chuỗi với các quan sát cho mỗi năm, nó chỉ báo cáo các quan sát này (ví dụ sử dụng tần suất hàng ngày với kỹ thuật quan sát đơn). Thông thường, đây là vấn đề được trung tâm quản lý (ví dụ: nếu các quan sát không quá thưa thớt, thì nó là điều kiện thích hợp để giữ lại rãnh ghi chuỗi trao đổi kề nhau sử dụng các giá trị thiếu cùng chung trạng thái quan sát không thể tồn tại”)

Nhìn chung, cả dải thời gian và quan sát đơn đều hợp lệ.

Các ví dụ về việc sử dụng thuộc tính của giá trị trước khi dừng

Các ví dụ sau đây tương ứng với ví dụ 1 và 2 được biểu diễn trước đó. Điều khác nhau là chúng bao gồm giá trị trước khi dừng.

VÍ DỤ 1 dải thời gian

ARR++M:YY:ZZ: 199301199304:710:39.9:A+21.5:B::20.1+23.4:A+43.0:E’

Quan sát cho tháng 2 năm 93, là một dấu hiệu ngắt, cùng bao gồm quan sát trước khi dừng 20.1.

VÍ DỤ 2 kỹ thuật chu kỳ đơn

ARR++M:YY:ZZ:199301:610:39.9:A’

ARR++M:YY:ZZ:199302:610:21.5:B::20.1’

ARR++M:YY:ZZ:199303:610:23.4:A’

ARR++M:YY:ZZ:199304:610:43.0:E’

Tương tự như trước đó sử dụng kỹ thuật chu kỳ đơn.

9.9. Thuộc tính

9.9.1. Phạm vi

Thuộc tính là một đối tượng liên quan đến (i) một quan sát hay (ii) chuỗi thời gian hoặc (iii) nhóm chuỗi quan hệ hoặc (vi) tập dữ liệu. Nó cung cấp thông tin về dữ liệu tương ứng (ở mức đó), ví dụ như đơn vị đó hoặc trạng thái bảo mật. Thuộc tính có thể được mã hóa (lấy các giá trị t danh sách mã) hoặc không được mã hóa (văn bản tự do). Mục đích của các đoạn trong phần “các thuộc tính” là cho phép trao đổi các thuộc tính ở các mức được biết trước.

9.9.2. Sử dụng đoạn GESMES

Các thuộc tính này bao gồm tất cả các nhóm từ Nhóm 20 đến 24 (chúng được biểu diễn trong sơ đồ dưới đây). Các nhóm này được sử dụng để trao đổi các thuộc tính (đó là lý do Nhóm 20 được biểu diễn ở đây là bắt buộc). Không quan tâm đến việc thông điệp có mang các quan sát hay không (trong trường hợp đoạn ARR theo sau Nhóm 14 được sử dụng), các Nhóm 13 và 14 cần được sử dụng khi chúng cung cấp thông tin về tập dữ liệu và tập khóa liên quan.

Hướng dẫn sử dụng

Nhóm 20 luôn được sử dụng trong thông điệp Thuộc tính và Dữ liệu (hoặc thông điệp cập nht “chỉ thuộc tính”). Nhóm này cũng được sử dụng khi các thuộc tính cụ thể cần được xóa.

Các thuộc tính bao gồm trong một tập được giới thiệu bởi đoạn FNS.

Đoạn REL được sử dụng để xác định phạm vi của thuộc tính dưới dạng kiểu đối tượng mà các thuộc tính liên quan.

Đoạn ARR xác định các đối tượng thống kê mà các thuộc tính liên quan.

Đoạn IDE xác định khái niệm thống kê.

Nếu khái niệm thống kê được mã hóa, thì đoạn CDV sẽ cung cấp giá trị của nó;

Nếu khái niệm thống kê không được mã hóa, thì đoạn FTX sẽ chứa giá trị nguyên bản.

9.9.3. Cấu trúc đoạn của thuộc tính

FNS+set-identifier:identity-number-type’

REL+relationship-type+array-scope’

ARR+last-dimension-position+array-cell-data:array-cell-data:array-cell-data:etc.’

IDE+object-type+identifier

CDV+code-value’ hoặc

FTX+text-subject+++text’

Nhóm đoạn:

Nhóm 20 (FNS-Nhóm 21)

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

điều kiện

Nội dung và quy tắc sử dụng

Nhóm này bao gồm một tập các thuộc tính liên quan đến tập dữ liệu được quy định và theo sau định nghĩa tập khóa đang sử dụng trong thông điệp này.

Các ví dụ được sử dụng cho các đoạn liên quan đến nhóm FNS về các thuộc tính được xây dựng theo cách này trong đó với mỗi đoạn bổ sung, độc gi có cái nhìn toàn diện hơn về toàn bộ nhóm.

Các ví dụ được giới thiệu sau mô tả về đoạn CDV (Nhóm 24).

Kiểu đoạn:

FNS

Tên kiểu đoạn:

Tập ghi chú cuối trang

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

Bắt buộc (khởi động)

Chuỗi phần tử dữ liệu

FNS+set-identifier:identity-number-type’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Thẻ định danh tập

Bắt buộc

Định danh tập các thuộc tính

an..35

(mọi văn bản)

Ví dụ: các thuộc tính

Số định danh

Bắt buộc

Đối tượng là “thuộc tính” (= 10)

an..3

10 – các thuộc tính

Nội dung và quy tắc sử dụng

Đoạn này được sử dụng để định danh tập thuộc tính. Theo nguyên tắc, các ứng dụng đọc sẽ sử dụng đoạn FNS để xác nhận rằng phần thuộc tính bắt đầu, nhưng chúng có th bỏ qua thẻ định danh thuộc tính trong đoạn (điều đó đ để biết được sự tồn tại của đoạn FNS).

VÍ DỤ

FNS+Attributes:10′

Trong các ví dụ ở các phần tiếp theo, đoạn FNS không được biểu diễn thêm nữa, bởi định dạng của nó không thay đổi.

Nhóm đoạn:

Nhóm 21 (REL-Nhóm 22)

Số lần xuất hiện lớn nhất:

9999

Trạng thái:

điều kiện

Nội dung và quy tắc sử dụng

Nhóm này chứa đặc tả về phạm vi của (các) thuộc tính (REL), được theo sau bởi các thuộc tính (nhóm 22).

Kiểu đoạn:

REL

Tên kiểu đoạn:

mối liên hệ

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

bắt buộc (khởi động)

Chuỗi phần tử dữ liệu

REL+relationship-type+array-scope’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Kiểu liên hệ

Bắt buộc

an..3

Z01 – mối liên hệ với mảng thống kê

Phạm vi mảng

Bắt buộc

Phạm vi mảng cung cấp thông tin về phạm vi của các thuộc tính theo sau; các thuộc tính đề cập tới:

tập dữ liệu định danh trong đoạn DSI (= 1);

mức chuỗi hoặc chuỗi quan hệ (= 4);

mức quan sát (= 5)

an..3

1 – tập dữ liệu.

4 – sự kết hợp cụ th các giá trị miền dữ liệu

5 – quan sát

Nội dung và quy tắc sử dụng

Đoạn này được sử dụng để cung cấp phạm vi của (các) ghi chú cuối trang hoặc (các) thuộc tính

Sự phụ thuộc

Phạm vi mảng nhất quán với các nội dung của Nhóm 22-theo sau là đoạn ARR (đến khi đoạn REL mới được tìm ra). Nếu phạm vi mảng = 4 thì trong các đoạn ARR (theo sau đoạn REL) các tham chiếu là các giá trị miền dữ liệu cụ thể, định danh chuỗi thời gian hoặc nhóm quan hệ (trong trường hợp sau tần suất sẽ được thay thế bằng ký tự). Nếu phạm vi = 5 thì các tham chiếu về các thuộc tính sẽ chỉ ra các phần đính kèm ở mức quan sát (tất cả các miền dữ liệu + tham chiếu thời gian + định dạng thời gian). Nếu phạm vi mảng = 1 thì các đoạn ARR theo sau sẽ không chứa các giá trị miền dữ liệu, tuy nhiên các miền dữ liệu nên được thay thế bằng ký tự (các thuộc tính đính kèm ở mức tập dữ liệu).

VÍ D 1 – thuc tính về tp dữ liệu:

DSI+ECB_TEST’

đoạn DSI giống hệt đoạn IDE và định danh tập dữ liệu ECB_TEST

 

IDE+5+ECB_TEST_KF’

Tập khóa: ECB_TEST_KF

 

REL+Z01+1′

mối liên hệ với tập dữ liệu

VÍ DỤ 2 – các thuộc tính về chuỗi quan h:

REL+Z01+4′

phạm vi mảng là “sự kết hợp các giá trị miền dữ liệu”

 

các đoạn ARR theo sau

VÍ DỤ 3 – các thuộc tính về chuỗi thời gian:

REL+Z01+4′

phạm vi mảng làsự kết hợp của các giá trị miền dữ liệu”

 

các đoạn ARR theo sau

VÍ DỤ 4 – thuộc tính về quan sát riêng l:

REL+Z01+5

phạm vi mảng là”quan sát”

 

các đoạn ARR theo sau

Nhóm đoạn:

Nhóm 22 (ARR-Nhóm 23)

Số lần xuất hiện lớn nhất:

9999

Trạng thái:

điều kiện

Nội dung và quy tắc sử dụng

Nhóm này chứa đoạn ARR, đoạn ARR định danh các đối tượng thống kê mà các thuộc tính theo sau đề cập tới.

Sau đó, tên (thẻ định danh) của các thuộc tính theo sau (trong đoạn IDE) và giá trị của nó có thể là:

Văn bản (đoạn FTX)

Hoặc giá trị từ danh sách mã (nhóm 24, CDV)

Các ví dụ được giới thiệu trong phần này cũng bao gồm các đoạn liên quan (ví dụ: REL) trong đó các đoạn này biết trước sự xuất hiện của các đoạn trong nhóm.

Kiểu đoạn:

ARR

Tên kiểu đoạn:

thông tin mảng

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

bắt buộc (khởi động)

Chuỗi phần tử dữ liệu

ARR+last-dimension-position+array-cell-data:array-cell-data:array-cell-data:etc.’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Đinh dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Vị trí miền d liệu cuối cùng

Bắt buộc

Phần tử này được sử dụng để chỉ ra số miền dữ liệu liên quan tới việc phần đính kèm của thuộc tính:

(a) nếu thuộc tính nói rõ nhóm quan hệ hoặc chuỗi thời gian, thì vị trí chỉ ra số miền dữ liệu trong tập khóa.

(b) nếu thuộc tính nói rõ mức quan sát thì vị trí chỉ ra số các miền dữ liệu trong tập khóa

(các miền dữ liệu bổ sung: chu kỳ, định dạng thời gian).

(c) nếu thuộc tính nói rõ toàn bộ tập dữ liệu

(được đưa ra bởi thẻ định danh tập dữ liệu trong đoạn DSI, thì vị trí được đặt là bằng 0.

an..12

Giá trị này có thể là:

(a)

Số các miền dữ liệu trong tập khóa (về các thuộc tính ở nhóm quan hệ hoặc mức chuỗi thời gian)

(b)

Số các miền dữ liệu trong tập khóa được tăng thêm 2 (đối với thuộc tính OBS_COM)

(c)

0 – đối với các thuộc tính được đính kèm ở mức tập dữ liệu (được định danh bởi đoạn DSI)

Dữ liệu ô mảng

Điều kiện

Dữ liệu ô mảng này chứa các giá trị miền dữ liệu quy định vị trí trong mảng trong đó thuộc tính liên quan tới:

việc thay thế một miền dữ liệu bằng một ký tự là hợp lệ đối với mức nhóm quan hệ

nếu dữ liệu ô mảng liên quan đến giá trị miền dữ liệu thời gian (trường hợp một quan sát), thì cả chu kỳ lẫn tính chu kỳ phải được quy định trong chuỗi chu kỳ: định dạng thời gian

an..35

Xem các ví dụ;

(không được sử dụng cho các thuộc tính được đính kèm ở mức tập dữ liệu)

Nội dung và quy tắc sử dụng

Đoạn này được sử dụng để quy định các giá trị trong tập dữ liệu mà (các) thuộc tính liên quan.

Đi với các thuộc tính ở mức quan sát, vị trí miền dữ liệu cuối cùng là số các miền dữ liệu cộng 2: lý do là thời gian của miền dữ liệu khái niệm (cần thiết để hướng đến mức quan sát) được biểu diễn trong GESMES bởi hai miền dữ liệu: chu kỳ và định dạng thời gian (cũng xem các ví dụ).

Đối với các thuộc tính ở mức tp dữ liệu. vị trí miền dữ liệu cuối cùng phải được đặt bằng 0: đây là phương pháp để thay thế bằng ký tự cho các giá trị miền dữ liệu.

Đoạn ARR này đóng vai trò quan trọng trong việc xóa các thuộc tính (xem trang 112).

VÍ DỤ 1 – thuộc tính về tập dữ liệu:

DSI+ECB_TEST’

Nó định danh tập dữ liệu ECB_TEST

 

IDE+5+ECB_TEST_KF’

Tập khóa: ECB_TEST_KF

….

 

REL+Z01+1′

Mối liên hệ với tập dữ liệu

ARR+0′

Đính kèm ở mức tập dữ liệu

Các đoạn IDE theo sau

 

 

VÍ DỤ 2 – các thuộc tính về chuỗi quan hệ:

REL+Z01 +4’

phạm vi mảng là “sự kết hợp của các giá trị miền dữ liệu

ARR+4+:XX:ZZ:CC’

gắn với nhóm quan hệ:XX:ZZ:CC

các đoạn IDE theo sau

VÍ DỤ 3 – các thuộc tính về chuỗi thời gian:

REL+Z01+4′

phạm vi mảng là “sự kết hợp của các giá trị miền dữ liệu”

ARR+4+M:XX:ZZ:CC’

gắn với chuỗi thời gian M:XX:ZZ:CC

….

các đoạn IDE theo sau

VÍ DỤ 4 – thuộc tính về quan sát riêng lẻ:

REL+Z01+5′

phạm vi mảng là “quan sát”

ARR+6+M:XX:Z2:CC:199606:610′

gắn vài quan sát vào tháng 6 năm 1996 của chuỗi M:XX:ZZ:CC

các đoạn IDE theo sau

Các đoạn thuộc tính này liên quan đến quan sát vào tháng 6 năm 1996 của chuỗi M:XX:ZZ:CC.

Rõ ràng, trong trường hợp này ta phải ghi ARR+6, bởi ngoại trừ các miền dữ liệu tập khóa (=4) các ứng dụng đọc mong đợi nhiều hơn hai tham chiếu miền dữ liệu liên quan đến chu kỳ cụ thể (“199606”- thành phần ngày tháng – và “610” – thành phần định dạng). Đây là điểm quan trọng được tính đến khi thiết kế các ứng dụng đọc và ghi.

Nhóm đoạn:

Nhóm 23 (IDE-FTX-Nhóm 24)

Số lần xuất hiện lớn nhất:

9999

Trạng thái:

điều kiện

Nội dung và quy tắc sử dụng

Nhóm này được sử dụng để định danh thuộc tính liên quan đến đối tượng được quy định trong đoạn ARR cho trước. Sự có mặt của thuộc tính trong đoạn IDE có thể được gán như một giá trị: văn bản (đoạn FTX) về thuộc tính không mã hóa hoặc giá trị từ danh sách mã (nhóm 24, CDV) về giá trị mã hóa.

Kiểu đoạn:

IDE

Tên kiểu đoạn:

định danh

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

bắt buộc (Khởi động)

Chuỗi phần tử dữ liệu

IDE+object-type+identifier’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Kiểu đối tượng

Bắt buộc

Nó chỉ ra kiểu đối tượng

an..3

Z10 – thuộc tính mã hóa

Z11 thuộc tính không mã hóa

Thẻ định danh

Bắt buộc

Định danh đối tượng

an..35

Thẻ định danh thuộc tính

Nội dung và quy tắc

Đoạn này được sử dụng để định danh thuộc tính liên quan đến đối tượng quy định trong đoạn ARR cho trước.

Thẻ định danh trong đoạn này chỉ tới văn bản trong đoạn FTX hoặc giá trị mã trong Nhóm 24 (CDV) theo sau.

VÍ DỤ 1 – thuộc tính về tập d liu:

DSI+ECB_TEST’

Định danh tập dữ liệu ECB_TEST

 

IDE+5+ECB_TEST_KF’

Tập khóa: ECB_TEST_KF

 

REL+Z01+1′

mối liên hệ với tập dữ liệu

ARR+0′

đính kèm ở mức tập dữ liệu

IDE+Z10+UNIT’

thuộc tính mã hóa UNIT

….

đoạn CDV theo sau

VÍ DỤ 2 – các thuộc tính về nhóm quan hệ:

REL+Z01+4′

phạm vi mảng là “sự kết hợp của các giá trị miền dữ liệu”

ARR+4+:XX:ZZ:CC’

gắn với nhóm quan hệ:XX:ZZ:CC

IDE+Z10+AVAILABILITY’

thuộc thính mã hóa AVAILABILITY

đoạn CDV theo sau

IDE+Z11+TITLE’

thuộc tính không mã hóa TITLE

…..

đoạn FTX theo sau

D 3 – các thuộc tính về chuỗi thời gian:

REL+Z01+4′

phạm vi mảng “sự kết hợp của các giá trị miền dữ liệu”

ARR+4+M:XX:ZZ:CC’

gắn với chuỗi thời gian M:XX:ZZ:CC

IDE+Z10+COLLECTION’

thuộc tính mã hóa COLLECTION

….

đoạn CDV theo sau

IDE+Z11+COLL_DETAIL’

giá trị không mã hóa COLL_DETAIL

….

đoạn FTX theo sau

VÍ DỤ 4 – thuộc tính về quan sát riêng l:

REL+Z01 +5′

phạm vi mảng là “quan sát”

ARR+6+M:XX:ZZ:CC:199606:610′

gắn với quan sát vào tháng 6 năm 1996 của chuỗi M:XX:ZZ:CC

IDE+Z11+OBS_COM’

thuộc tính không mã hóa OBS_COM

đoạn FTX theo sau

 

Kiểu đoạn:

FTX

Tên kiểu đoạn:

văn bản tự do

Số lần xuất hiện lớn nhất:

20

Trạng thái:

điều kiện

Chuỗi phần tử dữ liệu

FTX+text-subject+++text:text:text:text:text’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Chủ đề văn bản

Bắt buộc

an..3

ACM – mô tả thống kê

văn bản

Bắt buộc

an..70

Giá trị văn bản (của một thuộc tính không mã hóa); nó tiếp tục với trên bốn phần tử thành phần (trên 5 cả thảy)

văn bản

(2nd comp.element)

điều kiện

an..70

(văn bản có thể tiếp tục)

văn bản

(3rd comp.element)

điều kiện

an..70

(văn bản có thể tiếp tục)

văn bản

(4th comp.element)

điều kiện

an..70

(văn bản có thể tiếp tục)

văn bản

(5th comp.element)

điều kiện

an..70

(văn bản có thể tiếp tục chỉ sử dụng đoạn FTX mới)

Nội dung và quy tắc sử dụng

Đoạn này được sử dụng để cung cấp giá trị văn bản của thuộc tính không mã hóa. Toàn bộ độ dài cho phép của văn bản phụ thuộc vào đặc tả thuộc tính tương ứng trong định nghĩa tập khóa. Nếu độ dài cho trước dài hơn 70 ký tự (giới hạn trên của bản gốc trong phần tử thành phần đơn, không tính các ký t phát hành thì văn bản được chia thành 5 văn bản phần tử thành phần (mỗi một văn bản phần tử thành phần không được dài hơn 70 ký tự và được phân cách giữa chúng bởi dấu phần tách thành phần). Các ứng dụng đọc nên đọc các thành phần văn bản nhận và xem xét quá trình tạo ra một chuỗi ký tự trong đó chuỗi này là kết quả của các chuỗi ký tự con. Các ứng dụng ghi ngắt văn bản gốc thành các mẩu gồm 70 ký tự hoặc ngắn hơn (không quan trọng việc một từ có bị ngắt thành hai phần tử thành phần hay không), làm cho các ký tự trống thành các ký tự quan trọng và bổ sung các ký tự phát hành khi được yêu cầu sau này.

Nhiều đoạn FTX có thể được gửi (trên 20, một đoạn ở dưới đoạn khác) và các ứng dụng đọc xem chúng như một chuỗi các phần được sắp xếp của cùng một văn bản. Trước đây, việc sử dụng một FTX mới không chỉ ra rằng đoạn này được hiu là một tín hiệu xuống dòng.

Văn bản tự do trong FTX nên tuân theo các quy tắc của EDIFACT về việc xử lý các ký tự được sử dụng trong cú pháp (xem trong điều nói về việc sử văn bản trong các thuộc tính không mã hóa).

VÍ DỤ 1 – thuộc tính hóa về tập dữ liệu:

DSI+ECB_TEST’

 Định danh tập dữ liệu ECB_TEST

 

IDE+5+ECB_TEST_KF’

Tập khóa: ECB_TEST_KF

 

REL+Z01+1′

mối liên hệ với tập dữ liệu

ARR+0’

đính kèm ở mức tập dữ liệu

IDE+Z10+UNIT’

thuộc tính mã hóa UNIT

….

đoạn CDV theo sau

VÍ DỤ 2 – các thuộc tính về chuỗi quan hệ:

REL+Z01+4′

phạm vi mảng là “sự kết hợp của các giá trị miền dữ liệu “

ARR+4+:XX:ZZ:CC’

gắn với chuỗi quan hệ:XX:ZZ:CC

IDE+Z10+AVAILABILITY’

thuộc tính mã hóa AVAILABILITY

đoạn CDV theo sau

IDE+Z11+TITLE’

thuộc tính không mã hóa TITLE

PTX+ACM+++MONETARY AGGREGATE

giá trị văn bản thuộc tính

M1’

VÍ DỤ 3 -các thuộc tính về chuỗi thời gian:

REL+Z01+4′

phạm vi mảng là “sự kết hợp của các giá trị miền dữ liệu”

ARR+4+M:XX:ZZ:CC’

gắn với chuỗi thời gian M:XX:ZZ:CC

IDE+Z10+COLLECTION’

thuộc tính mã hóa COLLECTION

đoạn CDV theo sau

IDE+Z11+COLL_DETAIL’

thuộc tính không được mã hóa COLL_DETAIL

FTX+ACM+++COLLECTED ON 2 LAST

giá trị văn bản thuộc tính

WORKING DAYS OF THE MONTH’

 

VÍ DỤ 4 – thuộc tính về quan sát đơn:

REL+Z01 +5′

phạm vi mảng mà “quan sát”

ARR+6+M:XX:ZZ:CC:199606:610′

gắn với quan sát vào tháng 6 năm 1996 của chuỗi M:XX:ZZ:CC

IDE+Z11 +OBS_COM’

thuộc tính không mã hóa OBS_COM

FTX+ACM+++NEW ACCOUNTING

giá trị văn bản thuộc tính

METHOD’

Nhóm đoạn:

Nhóm 24 (CDV)

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

điều kiện

Nội dung và quy tắc sử dụng

Nhóm này cung cấp giá trị về thuộc tính mã hóa.

Kiểu đoạn:

CDV

Tên kiểu đoạn:

giá trị mã

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

bắt buộc

Chuỗi phần tử dữ liệu

CDV+code-value’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Giá trị mã

Bắt buộc

Giá trị mã

an..18

Giá trị mã thuộc tính

Nội dung và quy tắc

Đoạn này được sử dụng để gán giá trị cho thuộc tính quy định trong đoạn IDE cho trước.

VÍ DỤ 1 – thuộc tính về tập dữ liệu

DSI+ECB_TEST’

nó định danh tập dữ liệu ECB_TEST

 

IDE+5+ECB_TEST_KF’

tập khóa: ECB_TEST_KF

 

REL+201+1′

mối liên hệ với tập dữ liệu

ARR+0′

đính kèm ở mức tập dữ liệu

IDE+Z10+UNIT’

thuộc tính mã hóa UNIT

CDV+USD’

giá trị mã cho đôla mỹ

VÍ DỤ 2 – các thuộc tính về chuỗi quan h

REL+Z01+4′

phạm vi mảng “sự kết hợp của các giá trị miền dữ liệu”

ARR+4+:XX:ZZ:CC’

 gắn với chuỗi quan hệ:XX:ZZ:CC

IDE+Z10+AVAILABILITY’

thuộc tính mã hóa AVAILABILITV

CDV+A’

giá trị mã:A ( giả sử tính sẵn có= “free”)

IDE+Z11+TITLE’

 thuộc tính không mã hóa TITLE

FTX+ACM+++MONETARY AGGREGATE M1′

giá trị văn bản thuộc tính

VÍ DỤ 3 – các thuộc tính về chuỗi thời gian

REL+Z01+4’

phạm vi mảng là “sự kết hợp của các giá trị miền dữ liệu”

ARR+4+M:XX:ZZ:CC’

gắn với chuỗi thời gian M:XX:ZZ:CC

IDE+Z10+COLLECTION’

thuộc tính mã hóa COLLECTION

CDV+A’

giá trị mã hóa của tập hợp là A = “trung bình của chu kỳ”

IDE+Z11+COLL_DETAIL’

giá trị không mã hóa COLL_DETAIL

FTX+ACM+++ giá trị trung bình số học

giá trị văn bản thuộc tính

đơn giản của các giá trị hàng ngày’

VÍ DỤ 4 – thuộc tính về quan sát riêng lẻ:

REL+Z01+5′

phạm vi mảng là “quan sát”

ARR+6+M:XX:ZZ:CC:199606:610′

gắn với quan sát vào tháng 6 năm 1996 của chuỗi M:XX:ZZ:CC

IDE+Z11+OBS_COM’

thuộc tính không mã hóa OBS_COM

FTX+ACM+++NEW ACCOUNTING

giá trị văn bản thuộc tính

METHOD’

 

9.10. Kết thúc phần quản trị thông điệp

Đoạn UNT là đoạn cuối của thông điệp, đoạn này chứa dữ liệu điều khiển được sử dụng để kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu đã nhận.

 

Kiểu đoạn:

UNT

Tên kiểu đoạn:

đuôi thông điệp

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

 bắt buộc

Chuỗi phần tử dữ liệu

UNT+number-of-segments+message-reference-number

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Số đoạn

Bắt buộc

Đây là tổng số đoạn chứa trong thông điệp, bao gồm đoạn UNH và các đoạn UNT

n..6

 

Số tham chiếu thông điệp

Bắt buộc

Có cùng giá trị với số tham chiếu thông điệp UNH vào lúc bắt đầu thông điệp

an..14

Định dạng trong

SDMX-EDI: MREFnnnnnn

Ni dung và quy tắc sử dụng

Đây là đoạn kết thúc của thông điệp, đoạn này chứa dữ liệu điều khiển được sử dụng để xác nhận tính toàn vẹn của dữ liệu.

VÍ DỤ:

UNT+59+MREF000001’

Thông điệp này chứa 59 đoạn và đoạn bắt đầu thông điệp UNH có số tham chiếu thông điệp là MREF000001.

9.11. Kết thúc phần quản trị trao đổi

Đoạn UNZ là đoạn kết thúc trao đổi và đoạn này chứa dữ liệu điều khiển được sử dụng để kiểm tra tính toàn vẹn của các thông điệp đã nhận.

 

Kiểu đoạn:

UNZ

Tên kiểu đoạn:

đuôi trao đổi

Số lần xuất hiện lớn nhất:

1

Trạng thái:

bắt buộc

Chuỗi phần tử dữ liệu

UNZ+number-of-messages+interchange-reference’

Quy tắc sử dụng phần tử dữ liệu

Tên cục bộ

Quy tắc sử dụng

Định dạng

Giá trị mã SDMX-EDI

Số thông điệp

Bắt buộc

Đây là hành động đếm các thông điệp

(ví dụ: các cặp UNH/UNT) có trong trao đổi

n..6

 

Tham chiếu trao đổi

Bắt buộc

Tham chiếu này phải có cùng một giá trị mà giá trị này được đặt trong tham chiếu trao đổi ở đoạn UNB vào lúc bắt đầu trao đổi

an..14

Định dạng: IREFnnnnnn

Nội dung và quy tắc sử dụng

Đây là đoạn kết thúc trao đổi, đoạn này được đặt sau đoạn UNT cuối cùng của thông điệp cuối cùng trong trao đổi. Đoạn này chứa hành động đếm các thông điệp trong trao đổi và số tham chiếu được sử dụng để xác nhận tính toàn vẹn của trao đổi.

VÍ DỤ:

UNZ+3+IREF000006’

Đây là ba thông điệp trong trao đổi và giá trị của tham chiếu trao đổi trong UNB liên quan đến đoạn UNZ này là IREF000006.

10 Các thông điệp xóa

Thông điệp SDMX-EDI thành thông điệp chứa các chỉ thị xóa khi đoạn STS được viết như sau:

STS+3+6′

Trước đây, thông điệp được coi là thông điệp xóa khi đoạn này được tìm thấy. Tất cả đoạn ARR của nó chứa các tham chiếu duy nhất tới các giá trị của đối tượng được xóa; các tham chiếu xóa tham chiếu duy nhất đến các đối tượng thống kê hoặc liên quan đến tập dữ liệu được đưa ra bởi đoạn DSI của thông điệp này.

10.1. Các quy tắc và kỹ thuật xóa

Các tham chiếu xóa có thể xuất hiện ở hai phần khác nhau của thông điệp “xóa” và chúng được thảo luận riêng biệt dưới đây:

10.1.1. Xóa các quan sát, chuỗi thời gian, nhóm quan hệ và tập dữ liệu

Các hành động xóa này được kích hoạt thông qua các tham chiếu xuất hiện trong tập các đoạn ARR chính (theo sau nhóm 14) của thông điệp.

Quy tắc: các quan sát dạng số không thể có mặt trong các đoạn ARR của thông điệp.

Việc xóa các quan sát cụ thể và các cờ quan sát tương ứng (trạng thái quan sát, tính bảo mật quan sát, quan sát trước khi dừng);

Khuyến cáo: nên tránh các hành động xóa tạo ra “lỗ hổng” không thể lý giải về mặt khái niệm trong chuỗi thời gian bao gồm các quan sát liên tục;

Ví dụ: nếu M:XXX:YYY và M:XXX:ZZZ là các khóa của hai chuỗi, thì các đoạn

ARR++M:XXX:YYY:199201:610′ và

ARR++M:XXX:ZZZ:199203:610′

chỉ ra việc xóa quan sát vào tháng 1 năm 92 (và các cờ quan sát tương ứng) được chuỗi M:XXX:YYY và việc xóa quan sát vào tháng 3 năm 92 (và các cờ quan sát tương ứng) được chuỗi M:XXX:ZZZ

Việc xóa các quan sát cụ thể và các c quan sát tương ứng (trạng thái quan sát, tính bảo mật quan sát, quan sát trước khi dừng);

Khuyến cáo: nên tránh các hành động xóa tạo ra “lỗ hổng” không thể lý giải về mặt khái niệm trong chuỗi thời gian bao gồm các quan sát liên tục;

Ví dụ: nếu M:XXX:YYY là khóa của chuỗi thì đoạn ARR++M:XXX:YYY:199201199205:710’ chỉ ra việc xóa các quan sát của chuỗi (và các thuộc tính của nó) từ tháng 1 năm 1992 đến tháng 5 năm 1992.

Xóa chuỗi thời gian cụ thể;

Quy tắc: các dải ngày tháng/chu kỳ/thời gian không có mặt trong đoạn;

Ví dụ: nếu M:BE:XXX:YYY là khóa của chuỗi thì đoạn ARR++M:BE:XXX:YYY’ chỉ ra việc xóa chuỗi này và tất cả giá trị thuộc tính của nó ở các mức không cao hơn mức chuỗi thời gian (bao gồm các giá trị thuộc tính mã khóa và không mã hóa)

Xóa một nhóm của chuỗi quan hệ;

Quy tắc: các quan sát dạng số không có mặt trong đoạn;

Ví dụ: nếu:BE:XXX:YYY là khóa của nhóm quan hệ (vị trí thứ hai: tần suất được được thay thế bằng ký tự) thì đoạn ARR++:BE:XXX:YYY’ chỉ ra việc xóa tất cả giá trị thuộc tính ở các mức không cao hơn mức nhóm quan hệ (bao gồm các giá trị thuộc tính mã hóa và không mã hóa).

Xóa toàn bộ tập dữ liệu;

Quy tắc: các dải ngày tháng/chu kỳ/thời gian không có mặt trong đoạn;

Trong trường hợp này, đoạn ARR nên được viết theo cách sau đây: ARR+0′

Đoạn này chỉ ra việc xóa tất cả chuỗi và giá trị thuộc tính của tập dữ liệu đưa chỉ ra bởi đoạn DSI của thông điệp

10.1.2. Xóa các thuộc tính

Các hành động xóa này được kích hoạt thông qua tham chiếu trong tập các đoạn ARR-Nhóm 21.

Quy tắc: các đoạn ARR và IDE nên có mặt trong thông điệp xóa, nhưng các đoạn CDV hoặc FTX (theo sau trong thông điệp cập nhật thông thường) không có mặt trong trường hợp này.

Xóa các chú thích quan sát cụ thể (Obs_Com) ở mức quan sát

Ví dụ: các đoạn

ARR+7+M:ABB:A:DE:S1:199606:610′

IDE+Z11 + OBS_COM’

Ch ra việc xóa giá trị chú thích quan sát vào tháng 6 năm 96 được chuỗi M:ABB:A:DE:S1.

Xóa các thuộc tính cụ thể ở mức chuỗi;

Ví dụ: các đoạn

ARR+5+M:ABB:A:DE:S1′

IDE+Z11+COVERAGE’

Ch ra việc xóa giá trị của thuộc tính COVERAGE được chuỗi M:ABB:A:DE:S1.

Xóa các thuộc tính cụ thể ở mức nhóm quan hệ;

Ví dụ: nếu trong tập khóa này, thuộc tính COVERAGE được xác định ở mức nhóm quan hệ và tần suất là miền dữ liệu đầu tiên của tập khóa, thì các đoạn

ARR+5+:ABB:A:DE:S1′

IDE+Z11+COVERAGE’

ch ra việc xóa giá trị của thuộc tính COVERAGE được nhóm quan hệ :ABB:A:DE:S1.

Xóa các thuộc tính cụ thể ở mức tập dữ liệu;

Ví dụ: nếu trong tập khóa, thuộc tính OTHER_METH_EXPL được xác định mức tập dữ liệu thì các đoạn

ARR+0′

IDE+Z11+OTHER_METH_EXPL’

chỉ ra việc xóa văn bản được thuộc tính OTHER_METH_EXPL.

Nhn xét: giả thiết rằng, trước khi viết các cặp ARR/IDE, việc sắp đặt thích hợp được sử dụng cho đoạn REL: REL+Z01+4’ để xóa chuỗi thời gian và các thuộc tính của chuỗi quan hệ, REL+Z01+5’ để xóa các chú thích quan sát và REL+Z01+1’ đối với việc xóa các thuộc tính tập dữ liệu.

10.2. Chú thích về các hành động xóa

Các hành động xóa ảnh hưởng đến:

· Các đối tượng được định danh bởi đoạn ARR, đoạn này ở ngay sau Nhóm 14 (để xóa các quan sát, chuỗi, nhóm quan hệ và tập khóa);

· Các giá trị thuộc tính cụ thể được định danh thông qua các tham chiếu trong đoạn ARR của Nhóm 22 (chung với thẻ định danh thuộc tính tương ứng).

Xóa các quan sát hoặc các dải quan sát không tạo ra “các lỗ hổng” trong chuỗi chứa các quan sát liên tiếp hoặc nếu như các lỗ hổng này không được lý giải về mặt khái niệm. Thông thường, một hành động xóa được mong đợi ở lúc bắt đầu hoặc kết thúc của chuỗi. Ví dụ, xóa tạm thời một quan sát ở giữa chuỗi gồm các quan sát liên tiếp (ví dụ: nếu giá trị là sai và giá trị đúng thì chưa được biết), một chỉ dẫn “cập nhật” được sử dụng để thay thế: “một giá trị thiếu” được gửi với cờ giải thích về giá trị thiếu thích hợp (giá trị của thuộc tính OBS_STATUS tương ứng chỉ ra cách lập luận về giá trị thiếu được báo cáo)

Xóa toàn bộ tập dữ liệu được khởi đầu bởi trung tâm, trung tâm này thông báo trước các giới hạn nhận, sử dụng các phương tiện qun trị khác, cung cấp một thời gian biểu và mô tả các hành động cụ thể diễn ra. Việc xóa tập dữ liệu bao hàm việc xóa tất cả các chuỗi trong tập dữ liệu và việc xóa các giá trị thuộc tính tương ứng ở tất cả các mức (quan sát, chuỗi thời gian, quan hệ, tập dữ liệu). Tập khóa mà tập dữ liệu ly cấu trúc từ đó, không b ảnh hưởng bởi việc xóa tập dữ liệu.

Xóa các định nghĩa cấu trúc (ví dụ: các tập khóa) sử dụng các phương tiện tự động không biết trước. Nếu yêu cầu ny sinh thì hướng dẫn về quản trị sẽ được cung cấp bởi trung tâm quản trị trao đổi dữ liệu tương ứng (nếu cơ quan quản trị trao đổi dữ liệu khác với cơ quan phát minh ra các định nghĩa cấu trúc, thì cần phải có một cuộc thảo luận giữa hai cơ quan trung tâm này).

11. Tin báo nhận thông điệp

SDMX-EDI không hỗ trợ các tin báo nhận thông điệp

Các dịch vụ tin báo nhận thông điệp được cung cấp bởi một trung tâm, ở các trung tâm khác nhau các dịch vụ có thể khác nhau.

12. Các quy tắc và xem xét văn bản trong các thuộc tính không mã hóa

12.1. Tập ký tự

Trong thông điệp SDMX-EDI tập ký tự la tinh chữ hoa, các ký tự dịch vụ (:’? +), dấu gạch (được sử dụng trong các số âm và biểu thị các giá trị thiếu) và dấu chấm (dấu chấm thập phân trong các số) được sử dụng; văn bản đưa ra giá trị cho thuộc tính không mã hóa cũng sử dụng mọi ký tự của tập ký tự chuẩn (ví dụ: các ký tự chữ thường) và các ký tự của tập mở rộng (160 đến 255), ví dụ: é, ñ, ê, ö,ç. Tuy nhiên, việc sử dụng tập ký tự mở rộng cần được đánh giá trước khi được đưa vào chế tạo, khi nó tạo ra các vấn đề mang tính liên tác giữa các ứng dụng của các đối tác.

Khi có một yêu cầu sử dụng tập ký tự khác ngoài bộ ký tự Latinh (ví dụ: Hy lạp, Kirin, Nhật Bản) thì các ký tự Latinh được lựa chọn.

12.2. Các ký tự đặc biệt

Nên thận trọng khi sử dụng các ký tự không chữ số trong các thuộc tính không mã hóa: ngoài mã ANSI/ASCII số 126, đặc biệt chỉ có các ký tự nhấn mạnh được phép sử dụng, các ký tự điều khiển (được mã hóa trong các vị trí từ 128 đến 159) phải được sử dụng bên trong thông điệp SDMX-EDI, khi chúng gây ra một số vấn đề cho các ứng dụng.

Ký tự phát hành (“? “ trong SDMX-EDI) phải đứng trước các ký tự dịch vụ SDMX-EDI (+’:? ), nhưng không đứng trước các dấu chấm thập phân; xem Phụ lục về cú pháp EDIFACT. Ký tự phát hành không được bao hàm trong ký tự về các phần tử thành phần.

12.3. Các giá trị thuộc tính không mã hóa: độ dài lớn nhất của văn bản

Độ dài của văn bản có thể được sử dụng trong giá trị thuộc tính không mã hóa quy định trong định nghĩa tập khóa, vấn đề này được thảo luận rộng ở trang 53 và 105 (cung cấp các ví dụ): Đoạn FTX có thể chứa trên 350 ký tự (chia thành năm phần tử thành phần, mỗi phần tử có tối đa 70 ký tự của văn bản gốc). Khuyến cáo rằng các thuộc tính mã hóa không nên sử dụng nhiều hơn một đoạn FTX ở mỗi thuộc tính không mã hóa, do đó, chuỗi kết quả không vượt quá 350 ký tự của văn bản gốc.

13. Các thông điệp mẫu

13.1. Thông điệp cập nhật dữ liệu

Giả sử rằng dữ liệu sau đây được ngân hàng quốc gia Bỉ gửi tới ECB:

Tập khóa: PRICES_TEST_DATA – Dữ liệu hàng tháng về 5 chuỗi thời gian

 

M:BE:PROD:

M:BE:CONS:

M:BE:WHOL:

M:BE:WHOL:

M:BE:WHOL

 

GN:NS

GN:NS

GN:NS

RM:NS

: RM:SA

Sep.95

99.10 A

112.20 A

111.80 A

110.20 A

102.90 A

Oct.95

98.10 A

112.30 A

112.10 A

110.10 A

103.00 A

Nov.95

98.40 A

112.40 A

111.90 A

110.00 A

104.60 A

Dec.95

99.50 A

112.50 A

112.10 A

110.10 A

106.30 A

Jan.96

100.00 A

112.70 A

112.40 A

110.80 A

109.00 A

Tập khóa: PRICES_TEST_DATA – dữ liệu hàng quý về 5 chuỗi thời gian

Series key:

Q:BE:PROD:
G N:NS

Q:BE:CONS:
G N:NS

Q:BE:WHOL:
GN:NS

Q:BE:WHOL:
RM:NS

Q:BE:WHOL:
RM:SA

95q4

98.67 A

112.40 A

112.03 A

110.07 A

104.63 A

96q1

99.67 A

113.20 A

112.23 A

110.63 A

109.97 A

Tập khóa: INT_RATES_KF, chuỗi: D:BE:IR:MM:THRM (211 quan sát hàng ngày: từ 1/9/95 đến 29/3/96)

01. Sep.95

4.31

A

11. Sep.95

4.22

A

 

• • •

 

• • •

 

02. Sep.95

(na)

H

12. Sep.95

4.23

A

 

etc.

 

03. Sep.95

(na)

H

13. Sep.95

4.17

A

 

• • •

 

• • •

 

04. Sep.95

4.30

A

14. Sep.93

4.16

A

23. Mar.96

(na)

H

05. Sep.95

4.32

A

15. Sep.93

4.16

A

24. Mar.96

(na)

H

06. Sep.95

4.25

A

16. Sep.95

(na)

H

25. Mar.96

3.31

A

07. Sep.95

4.25

A

17. Sep.95

(na)

H

26. Mar.96

3.31

A

08. Sep.95

4.23

A

13. Sep.95

4.16

A

27. Mar.96

3.31

E

09. Sep.95

(na)

H

• • •

• • •

 

28. Mar.96

3.32

F  C

10. Sep.95

(na)

H

• • •

• • •

 

29. Mar.96

3.33

F  C

Khi tập khóa được biểu diễn ở bảng trên, thì hai quan sát hàng ngày cuối cùng được dựng cờ.

Đối với chuỗi M:BE:IR:MM:THRM quan sát 4.10:A vào tháng 2 năm 1994 cần được sửa đổi và báo cáo.

Đối với chuỗi hàng tháng M:BE:IR:MM:THRM các quan sát sau đây phải được gửi:

Sep.95

Oct.95

Nov.95

Dec.95

Jan.96

Feb.96

Mar.96

 

4.24 A

 

4.22 A

 

3.98 A

 

3.84 A

 

3.53 A

 

3.32 A

 

3.31 A

Trình tự các đoạn sau đây là một trao đổi đy đủ chứa hai thông điệp (một cho mỗi tập khóa) và biểu diễn báo cáo được yêu cầu:

Trong kịch bản thực tế, các ký tự tín hiệu xuống dòng không được yêu cầu ở cuối mỗi đoạn và toàn bộ trao đổi có thể được truyền trong một dòng duy nhất. Điều này được biểu diễn trong trao đổi sau đây:

13.2. Thông điệp cập nhật thuộc tính và dữ liệu

Thông điệp ở trên chứa các dữ liệu và thuộc tính:

· Một vài giá trị dạng số (phần dữ liệu và thuộc tính mảng) đưa ra chuỗi M:BE:N:2:269:1, M:BE:S:3:982:2 và M:BE:N:4:379:3.

· Đoạn văn bản “Test values title” được gán là TITLE cho nhóm quan hệ “:BE:N:1:379:3” ( đây, “tần suất” được giả thiết là miền dữ liệu đầu tiên và được thay thế bằng ký tự); với cùng một nhóm quan hệ, giá trị “BEF” được gán cho giá trị UNIT và giá trị “6” cho thuộc tính UNIT_MULT (số nhân đơn vị).

· Giá trị C được gán cho thuộc tính COLLECTION với chuỗi M:BE:S:2:379:3 và cùng một giá trị thuộc tính với chuỗi M:BE:N:2:379:2.

· Văn bản “ghi chú quan sát ảo thử nghiệm” được gán là OBS_COM (ghi chú quan sát) cho quan sát vào tháng 5 năm 1995 với chuỗi M:BE:N:4:379:3.

13.3. Thông điệp định nghĩa tập khóa

Trong ví dụ trước, các đối tượng được sử dụng tham chiếu tới chuỗi thuộc tập khóa. Vì vậy, giả sử rằng định nghĩa của tập khóa này được phản ánh trong bảng sau đây:

Tập khóa: tham chiếu tập khóa tới dữ liệu của bảng cân đối

Tập khóa MNEMONIC: EMI_TEST_BOP

Phát hành: 1.0 ngày 26 tháng 9 năm 1997

 

 

Khái niệm
(m nemonic)

Tên Khái niệm

Danh sách mã
(m nemonic)

Tên danh sách mã

Giá trị mã: N/AN

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ tự

CÁC CHIẾU TẬP KHÓA

 

1

FREQ

Tần suất

CL_FREQ

Danh sách mã tần suất

AN1

 

2

REF_AREA

Khu vực tham chiếu

CL_AREA_EE

Danh sách mã khu vực (EUROSTAT BoP/EMI)

AN2

 

3

ADJUSTMENT

Chỉ báo điều chỉnh

CL_ADJUSTMENT

Danh sách mã chỉ báo điều chỉnh

AN1

 

4

DATA_TYPE

Kiểu/Vị trí BoP

CL_DATA_TYPE

Danh sách mã về Kiểu/Vị trí BoP

AN1

 

5

BOP.ITEM

Mục BoP

CL_BOP_ITEM

Danh sách mã về Mục BoP

AN3

 

6

BASIS

Cơ sở dữ liệu

CL_BASIS

Danh sách mã về Cơ sở dữ liệu

AN1

Mức đính kèm

t.thái

 

 

 

 

 

I. Các thuộc tính (gắn với quan sát trong thông điệp)

Quan sát

M

OBS_STATUS

Trạng thái quan sát

CL_OBS_STATUS

Danh sách mã về trạng thái quan sát

AN1

Quan sát

C

OBS_CONF

Tính bo mật quan sát

CL_OBS_CONF

Danh sách mã về tính bảo mật quan sát

AN1

II. Các thuộc tính(sử dụng trong nhóm FNS)

Quan h

M

TITLE

Nhan đề

AN..70

Quan h

M

UNIT

Đơn vị

CL_UNIT

Danh sách mã đơn vị

AN..12

Quan h

M

UNIT_MULTIPLIER

S nhân đơn vị

Cl_UNIT_MULT

Danh sách mã số nhân đơn vị

AN..2

Quan h

M

DECIMALS

Thập phân

CL_DECIMALS

Danh sách mã thập phân

AN1

Chuỗi thời gian

M

COLLECTION

Chỉ báo thu thập

CL_COLLECTION

Danh sách chỉ báo thu nhập

AN1

Chuỗi thời gian

M

AVAILABILITY

Tính sẵn có

CL_AVAILABILI TY

Danh sách mã về tính sẵn có

AN1

Quan h

M

COMPILATION

Giải thích biên soạn

AN..70

Quan sát

C

OBS_COM

Chú thích quan sát

AN..70

Chui thời gian

C

BREAKS

Giải thích về việc ngắt

AN..70

Quan h

C

AGG_EQUN

Phương trình kết hợp được sử dụng

AN..70

 

 

Các khái niệm khác sử dụng trong các thông điệp báo cáo/ph biến (phần quản trị thông điệp)

 

ORGANISATION

T chức

CL_ORGANISATION

Danh sách mã của tổ chức

A

N

Các khái niệm khác sử dụng trong thông điệp phổ biến tập khóa Gesmes/CB (sử dụng nâng cao)

Cách dùng tiên tiến (nhóm ASI)

USAGE STATUS

Trạng thái sử dụng

USS

Danh sách mã về trạng thái sử dụng

A

Cách dùng tiên tiến (nhóm ASI)

ATTACHMENT_LEVEL

Mức đính kèm

ALV

 

N

 

 

 

 

Danh sách mã về mức đính kèm

1

 

 

 

 

 

A

Mỗi thông điệp tham chiếu đến một tập khóa, giống với tập khóa được giới thiệu ở ví dụ trước, nó phải tuân theo định nghĩa tập khóa tương ứng.

Bảng định nghĩa tập khóa giới thiệu ở trên được phổ biến từ trung tâm (ví dụ: ECB= 4F0) đến các đối tác (ZZZ= không chỉ rõ) sử dụng SDMX-EDI. Trong trường hợp này, sử dụng nhóm các đoạn ASI. Gi thiết rằng cơ quan duy trì các định nghĩa cấu trúc được biu diễn bởi mã EMI thì thông điệp dưới đây là phiên bản được mã hóa của bảng trước:

Các đối tác thiết lập đầy đủ hệ thống tự động bằng cách đọc trực tiếp các định nghĩa tập khóa từ các thông điệp SDMX-EDI, giống như ở trên.

Thực tế, cả ba phần cấu trúc SDMX-EDI (mỗi phần có thể ở trong thông điệp khác nhau), được biểu diễn ở đồ thị dưới đây, cho phép trung tâm phổ biến định nghĩa dữ liệu trong SDMX-EDI và các cơ quan nhận biết rõ về dữ liệu chuỗi thời gian nhận được.

Hệ thống của bên nhận có thể được tự động hóa bằng cách đọc danh sách các khái niệm thống kê, các danh sách mã liên quan và kết nối chúng trong ngữ cảnh thông điệp định nghĩa tập khóa. Hai ví dụ tiếp theo có th tự hoàn thiện chúng bằng cách cung cấp danh sách các khái niệm thống kê và danh sách mã.

13.4. Thông điệp phổ biến danh sách các khái niệm

Thông điệp mẫu biểu diễn dưới đây chứa các khái niệm được sử dụng trong việc thiết lập tập khóa trước đó.

13.5. Thông điệp phổ biến danh sách mã

Thông điệp mẫu biểu diễn dưới đây chứa các danh sách mã. Các danh sách này được sử dụng để đưa ra các giá trị cho khái niệm thống kê được mã hóa của tập khóa (theo định nghĩa của nó). Thông điệp dưới đây chỉ dành cho các mục đích chng minh: các danh sách mã được biểu diễn ngn hơn độ dài thực của nó rất nhiều (ví dụ: các quốc gia hoặc các mã thiếu khác).

14. Phụ lục: Cú pháp UN/EDIFACT

14.1. Giới thiệu

Đặc tả cú pháp EDIFACT trong tài liệu TCVN ISO 9735, số tham chiếu TCVN ISO 9735: 2004 (ISO 9735: 1988(E) phiên bn mới nhất được ban hành ngày 1-11-1990).

Giải thích dưới đây là một phiên bản được đơn gin hóa về một số điều của TCVN ISO 9735. Mục đích của giải thích này là nêu bật các điều của TCVN ISO 9735 trong đó chúng liên quan đến việc sử dụng GESMES trong tiêu chuẩn này. Nhìn chung, nếu một tổ chức muốn xử lý trực tiếp thông điệp GESMES từ một ứng dụng (hơn là sử dụng một máy dịch thương mại EDIFACT), thì cần đưa ra chú ý cụ th cho các quy tắc lược bỏ của EDIFACT (mặc dù các quy tắc “cố định” của SDMX- EDI hợp nhất và đưa ra các quy tắc lược bỏ này).

Nếu muốn hiểu đầy đủ hơn cú pháp EDIFACT thì các tổ chức nên đọc TCVN ISO 9735.

14.2. Cấu trúc thông điệp và trao đổi EDIFACT

Cấu trúc trao đổi của EDIFACT được biểu diễn dưới đây

Trao đổi EDIFACT bao gồm một trình tự các đoạn. Mỗi đoạn bao gồm 3 thẻ định danh ký tự duy nhất. Các thẻ định danh bắt đầu với UN được gọi là “các đoạn dịch vụ” và được xác định như một phần của cú pháp EDIFACT (TCVN ISO 9735). Các đoạn khác được gọi là các đoạn dữ liệu người sử dụng và được xác định trong Hướng dẫn Trao đổi Dữ liệu Thương mại UN(UNTDID).

14.3. Mục đích của các đoạn về phong bì thông điệp và trao đổi

UNA – Li khuyên khi sử dụng chuỗi dịch vụ

Nhìn chung, đây là đoạn có điều kiện và chỉ được sử dụng nếu bên gửi muốn xác định các ký tự dịch vụ sử dụng trong trao đổi. Việc sử dụng sẽ được thông báo nếu tập ký tự giới hạn không được yêu cầu (ví dụ: chỉ có chữ hoa). Trong SDMX-EDI đoạn này là bắt buộc và tập quy định là:+.?

UNB – Đon đầu trao đổi

Đoạn này chứa thông tin định danh trao đổi, bên gửi, bên nhận, ngày tháng-thời gian và các dữ liệu tùy chọn khác. Một trao đổi có thể chứa nhiều thông điệp.

UNH – Đon đầu thông điệp

Đoạn này chứa thông tin định danh kiểu và số phiên bản của thông điệp theo sau.

Các đon xác định người sử dụng

Đoạn này chứa một hoặc nhiều đoạn được thết kế để hỗ trợ chức năng thương mại được yêu cầu của thông điệp (ví dụ: DTM, NAD, DSI v.v).

UNT – Đuôi thông điệp

Đoạn này chỉ ra phần kết thúc của thông điệp được định danh trong UNH và chứa dữ liệu hỗ trợ cho việc kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu trong thông điệp.

UNZ – Đuôi trao đổi

Đoạn này chỉ ra phần kết thúc của trao đổi được định danh trong UNB và chứa dữ liệu hỗ trợ cho việc kiểm tra tính toàn vẹn của trao đổi.

14.4. Biểu diễn sơ đồ nhánh

Thông điệp EDIFACT có thể được biểu diễn dưới dạng sơ đồ được gọi là sơ đồ nhánh. Một phần lấy ra từ sơ đồ nhánh SDMX-EDI được biểu diễn dưới đây:

Nhóm 22 là tập hợp các đoạn được sử dụng để gán giá trị cho (các) thuộc tính trong đó thuộc tính được đính kèm ở một mức hoặc đối tượng xác định trong đoạn ARR (nhóm 22); (các) thuộc tính được định danh trong đoạn IDE và (các) giá trị của nó được đưa ra ở đoạn FTX (nếu thuộc tính không được mã hóa) hoặc đoạn CDV (nếu thuộc tính được mã hóa). Nhóm 22 có thể xuất hiện trên 9,999 lần.

14.4.1. Biểu diễn sơ đồ

Sơ đồ được biểu theo kiểu phân cấp. Số nhóm không được gửi đi trong thông điệp, sự tồn tại của nhóm trong đường truyền cụ thể được chỉ ra bởi đoạn đầu tiên của nhóm – được gọi là đoạn “khởi động”. Đây là đoạn là bắt buộc nếu nhóm được sử dụng và chỉ xuất hiện một lần ở mỗi lần xuất hiện của nhóm. Đoạn khởi động của nhóm 22 là đoạn ARR. Đoạn này ở giữa lần xuất hiện thứ 1 và 9999 của nhóm 23. Nhóm 23 ở giữa các lần xuất hiện từ 1 đến 20 của đoạn FTX hoặc lần xuất hiện thứ 1 của nhóm 24 ( đây, nhóm 24 không phải là một nhóm “thật khi chỉ bao gồm một đoạn; trong SDMX-EDI, nó được biểu diễn như một nhóm nhằm thể hiện tính nhất quán với GESMES, trong SDMX-EDI Nhóm 24 bao gồm nhiều đoạn hơn.

VÍ DỤ

Trình tự các đoạn theo thứ tự sau đây có mặt trong thông điệp:

ARR, IDE, FTX, IDE, CDV, IDE, FTX, FTX, FTX, FTX, ARR, IDE, CDV.

Thông điệp này chứa 2 lần xuất hiện của Nhóm 21; lần đầu tiên chứa ba lần xuất hiện của Nhóm 22 và lần xuất hiện thứ hai chỉ chứa một lần xuất hiện của Nhóm 22. Chuỗi các nhóm và đoạn (khi đọc /viết thông điệp này) được minh họa rõ hơn dưới đây:

14.5. Thông điệp dịch vụ EDIFACT

(Thảo luận liên quan đến việc sử dụng các ký tự điều khiển xem trong Hộp 2, phần cuối của Phụ lục này)

Tập ký tự dịch vụ:

Các ký tự dịch vụ sau được sử dụng trong EDIFACT:

· Ký tự kết thúc đoạn

· Dấu phân cách phần tử dữ liệu

· Dấu phân cách thành phần

· Chỉ báo phát hành

Các ký tự được sử dụng như các dấu phân cách được quy định trong đường truyền (sử dụng đoạn UNA, đoạn đầu tiên của đường truyền). Nếu chúng không được quy định thì các ký tự mặc định được sử dụng như đã quy định trong cú pháp EDIPACT. Các ký tự mặc định này phụ thuộc vào kho ký tự được sử dụng. Các ký tự mặc định cho kho ký tự mức A là:

+          Dấu phân cách phần tử dữ liệu

:           Dấu phân cách thành phần

           Ký tự kết thúc đoạn

?          Chỉ báo phát hành

Các ký tự dịch vụ này được quy định trong đoạn UNA của SDMX-EDI.

Các dấu phân cách phần tử dữ liệu và đoạn:

Một đoạn được kết thúc bởi ký t kết thúc đon.

Mỗi phần tử dữ liệu được kết thúc bởi du phân cách phần tử dữ liệu, ngoại trừ phần tử dữ liệu cuối cùng trong đoạn, phần tử này được kết thúc bởi ký t kết thúc đon. Thẻ đoạn được phân cách từ phần tử dữ liệu đầu tiên trong đoạn bởi du phân cách phần tử dữ liệu.

Một phần tử dữ liệu thành phần được kết thúc bởi du phân cách thành phần, ngoại trừ thành phần cuối cùng trong bảng tổng hợp mà được kết thúc bởi du phân cách phần t dữ liệu. Nếu phần tử dữ liệu thành phần là phần tử dữ liệu cuối cùng trong đoạn thì nó sẽ được kết thúc bởi ký t kết thúc đon.

Ch báo phát hành:

Ch báo phát hành được sử dụng khi truyền một trong các ký tự kết thúc, ký tự phát hành hoặc ký tự phân cách. Nó được gửi tức thì trước khi ký tự được phát hành và hợp lệ cho ký tự sau đây.

ví dụ: xem xét văn bản sau đây:

Is today’s temperature more than +10 degrees?

Văn bản này được gửi trong thông điệp EDIFACT như sau:

Is today?’s temperature more than ?+10 degrees??

14.6. Các quy tắc lược b của EDIFACT

Cú pháp EDIFACT sử dụng các quy tắc lược bỏ để loại trừ các dữ liệu dư thừa. Các quy tắc này rất cần thiết cho phần mềm tạo các thông điệp. Để giải thích chúng cn sử dụng đoạn sau đây:

TAG+DE1+CE1:CE2:CE3:CE4+DE3+DE4

TAG thẻ đoạn (ví dụ: NAD)

DE

phần tử dữ liệu

CE

phần tử thành phần

+

dấu phân cách phần tử dữ liệu

:

dấu phân cách thành phần

ký tự kết thúc đoạn

Các quy tắc lược bỏ

i) Các số 0 đứng đầu bị loại bỏ khỏi các phần tử thành phần / dữ liệu số được xác định là đ dài biến.

ii) Nếu không có ký tự nào tồn tại cho phần tử thành phần / dữ liệu thì dấu phân cách liên quan sẽ theo sau dấu phân cách cho phần tử thành phn / dữ liệu trước đó

iii) Phần tử tổng hợp được kết thúc sau phần tử thành phần cuối cùng mà có dữ liệu cho bng tổng hợp

Hộp 2. Ký tự điều khiển trong thông điệp EDIFACT

· Thông điệp EDIFACT là các tệp tin văn bản phẳng và đơn giản

· Toàn bộ thông điệp hoặc trao đổi (chứa vài thông điệp) được viết trong một dòng đơn giản (khi một thông điệp gồm một chuỗi ký tự dài) mà không có bt kỳ một ký tự chuyển dòng hay các ký tự điều khiển khác.

· Tuy nhiên, khi không có bất kỳ ký tự chuyển dòng nào thì các thông điệp thì mắt người thường khó mà đọc được, vì vậy nên một số cơ quan đã chèn thêm ký tự chuyển động ở đoạn cuối của mỗi đoạn.

· Chú ý rằng trong các thông điệp EDIFACT, các ký tự điều khiển không mấy quan trọng và chúng không ảnh hưởng đến việc đọc hay hiểu một thông điệp.

(danh sách các ký tự điều khiển: {từ 0 đến 0x1f và 0x7f to 0x9f})

· Các ứng dụng “đọc” các thông điệp EDIFACT phải bỏ qua tất cả ký tự điều khiển, không quan tâm đến vị trí các ký tự này được định vị bên trong tệp tin đến.

15. Phụ lục: Danh sách mã về trạng thái quan sát và tính bảo mật quan sát

Giống như một tham chiếu, hai bảng sau đây giới thiệu các danh sách mã của thuộc tính trạng thái quan sát và thuộc tính bảo mật quan sát. Hai danh sách mã này được khuyến sử dụng trong các thực thi SDMX-EDI để bảo đảm tính liên tác khi biểu diễn phần giữa của các đoạn ARR chính.

Giá trị mã

Mô tả mã

A

Giá trị thường (Normal value)

B

Ngt (Break)

E

Giá trị ước lượng (Estimated value)

F

Giá trị dự đoán (Forecast value)

H

Giá trị thiếu (Missing value); ngày lễ hoặc cuối tuần (holiday or weekend)

L

Giá trị thiếu (Missing value); dữ liệu tồn tại nhưng không được thu thập

M

Giá trị thiếu (Missing value); dữ liệu không tồn tại

P

Giá trị tạm thời (Provisional value)

S

Gõ (Strike)

Khi nhiều hơn một “điều kiện” xảy ra ở cùng một quan sát thì sẽ sử dụng bảng sau đây: bảng này chỉ ra mức quan trọng của mỗi “sự kiện” cụ th (ví dụ: quan sát là “một ngắt” thì quan trọng hơn là một “ước lượng” và cờ B nên được sử dụng hơn là cờ E).

Hệ đẳng cấp về trạng thái quan sát

Cùng chung…

 

Giá trị số

Giá trị thiếu

B / ngt

M / không xác định, dữ liệu không tồn tại

 

L / dữ liệu không được thu thập

 

H / ngày lễ hoặc cuối tuần

 

S/

F / giá trị dự đoán

 

E / giá trị ước lượng

 

p / giá trị dự phòng

 

A / giá trị thường

 

Danh sách mã về thuộc tính về tính bo mật quan sát (CL_OBS_CONF)

Giá trị mã

Mô tả mã

C

Không thể công bố và bảo mật

F

Tự do

N

Không thể công bố, nhưng không bảo mật

R

Thông tin thống kê bảo mật nhờ các hồi đáp được định danh

16. Phụ lục: Các hỏi đáp về SDMX-EDI

Các hạn chế về “số lượng” quan trọng nhất áp dụng cho thông điệp là gì?

Các thông điệp (UNH/UNT) có thể xuất hiện ở cùng một tệp tin/trao đổi (UNB/UNZ).

Nếu thông điệp chứa dữ liệu thống kê và/hoặc các thuộc tính, thì chỉ một Nhóm DSI (nhóm số 13) có thể được viết bên trong thông điệp này. Nếu thông điệp chứa các định nghĩa thống kê thì DSI không thể có mặt và việc nhắc lại một hoặc nhiều lần các Nhóm VLI (số 4), STC (số 9), và ASI (số 10) có thể xảy ra trong cùng một thông điệp. Xem đoạn về các kiểu thông điệp dưới đây.

Thông điệp có thể là một thông điệp xóa (thông số “6” trong STS, xem trang 79) hoặc một thông điệp cập nhật (thông số “7” trong STS).

Thông điệp có thể là (chỉ có thể là một trong ba kiểu sau đây):

Thông điệp “cấu trúc” (thông số trong đoạn BGM bằng “73”) chứa các danh sách mã (VLI), các khái niệm (STC) và /hoặc các định nghĩa tập khóa (ASI); một thông điệp thường chứa các dữ liệu/thuộc tính hoặc các hướng dẫn về việc xóa (thông số trong đoạn BGM bằng “DSL”).

Độ dài tối đa của trường (các giới hạn của SDMX-EDI):

· Các danh sách mã. Các thẻ định danh: an..18, các tên danh sách mã: an..70, các giá trị mã: an..18, các mô tả giá trị mã: an..350

· Các khái niệm thống kê. Các thẻ định danh: an..18, các tên khái niệm: an..70.

· Các tập khóa và tập dữ liệu. Các thẻ định danh: an..18. các tên tập khóa và tập dữ liệu: an..70.

Thực tế, các cơ quan trung tâm rất cố gắng để giữ độ dài của các khóa chuỗi thời gian không dài hơn 35 ký tự.

Trên 999,000 đoạn ARR (theo sau Nhóm 14) có thể được viết trong cùng một thông điệp.

Trong mỗi đoạn ARR chỉ có một khóa của chuỗi thi gian có mặt.

Trên 9,999 phần tử dữ liệu được viết trong cùng một đoạn ARR, ví dụ: chuỗi thời gian với nhiều hơn 9,999 quan sát cần được chia thành 2 đoạn ARR hoặc nhiều hơn.

Trên 15 vị trí (n..15) có thể được sử dụng bên trong phần tử dữ liệu để viết giá trị số (bao gồm vị trí được yêu cầu cho dấu trữ biểu thị các giá trị âm và /hoặc dấu chấm thập phân; dấu cộng biểu thị các số dương chưa được sử dụng).

Các thuộc tính có mặt trong các đoạn ARR chính là trng thái quan sát (thuộc tính mã hóa bắt buộc), tính bảo mật quan sát (thuộc tính mã hóa có điều kiện) và quan sát trước khi dừng (trường số có điều kiện).

Thông điệp “cập nhật” và “xóa” có thể xuất hiện trong cùng một trao đổi hay không?

Có cách nào phản biệt giữa “việc báo cáo dữ liệu mới” và “ việc báo cáo các hiệu chỉnh trong dữ liệu được báo cáo trước đó không”?

Vấn đ này, SDMX-EDI không được trang bị cơ cấu cụ thể và nó được truyền lại cho các ứng dụng nhận cách xử lý thông tin chứa trong trao đổi SDMX-EDI. Các ứng dụng nhận có thể kiểm tra trước khi viết vào các cơ sở dữ liệu tiếp nhận – điều này đặt ra câu hỏi liệu mỗi quan sát/thuộc tính/chuỗi thời gian/nhóm quan hệ có phải là mới không hay là vật thay thế của quan sát/thuộc tính/chuỗi thời gian/nhóm quan hệ hiện có. Tuy nhiên, nếu một mạch trao đổi dữ liệu cụ thể được yêu cầu thì sự khác biệt có thể được đoạn DTM th hai đáp ứng, đoạn này mang thông tin về “khoảng thời gian báo cáo”:ví dụ: nó có thể được sử dụng trong thông điệp chứa dữ liệu mới (trong trường hợp này, khoảng thời gian báo cáo có liên quan nhiều hơn).

Các ký tự trống có thể được sử dụng ở phần cuối của chuỗi trong đoạn FTX không?

Không, điều này có thể gây ra một số vấn đề: theo quy tắc của EDIFACT, các ký tự trống ở cuối đoạn không quan trọng sẽ bị loại bỏ khỏi các phần tử thành phần chữ hoặc chữ số.

Ví dụ, đoạn:

FTX+ACM+++Test kf for BoP Statistics

Đoạn trên là không chuẩn xác vì nó có các ký tự dư thừa ở phần cuối của chuỗi.

Các thuật ngữ “bắt buộc” và “điều kiện” là các thuật ngữ khó hiểu.

Thực chất, các thuật ngữ này không tham chiếu đến ngữ cảnh cụ thể, nó không có khả năng giải thích nghĩa các tính từ: bắt buộc và điều kiện: nghĩa của chúng phụ thuộc vào ngữ cảnh sử dụng. Bảng sau đây cung cấp tổng quan về nghĩa cụ thể của hai thuật ngữ trên trong mỗi trường hợp.

Ngữ cảnh

Thuộc tính”bắt buộc”

Thuộc tính”điều kiện”

Nhn xét

Mô hình dữ liệu

Các giá trị của thuộc tính “bắt buộc” phải tr nên quen thuộc với các đối tác. Từ quan điểm thống kê chúng có thể được coi như các mu thông tin cốt lõi để biểu diễn dữ liệu.

Các giá trị của thuộc tính điều kiện phải luôn quen thuộc với các đi tác, nếu chúng luôn sẵn có. Từ đó chúng có thể được coi như các mu thông tin quan trọng để biểu diễn dữ liệu.

Định nghĩa về giá trị mà thuộc tính của nó là bắt buộc và các giá trị mà thuộc tính của chúng là điều kiện được cung cấp bởi định nghĩa tập khóa.

Trao đổi: các thuộc tính được trao đổi sử dụng nhóm FNS

Các giá trị thuộc tính được trao đổi lần đầu tiên và sau đó chúng lại trao đổi lần nữa (nguyên tắc “cập nhật và sửa đổi”).

 

Trao đổi: các thuộc được trao đổi như các phần tử của đoạn ARR (và được xác định ở mức quan sát):

Trạng thái quan sát

Tính bảo mật quan sát

Giá trị trước khi dừng

Giá trị về thuộc tính trạng thái quan sát (OBS_STATUS) được đưa ra với việc trao đổi mỗi quan sát đơn, thậm chí khi giá trị của nó không đổi. Một yêu cầu cập nhật giá trị quan sát hoặc trạng thái quan sát (hoặc cả hai) phải bao hàm (ít nhất) báo cáo quan sát và trạng thái quan sát.

Giá trị về tính bảo mật quan sát và/hoặc các thuộc tính quan sát trước khi dừng được đưa ra khi:

nó liên quan đến việc cung cấp (các) giá trị này

giá trị quan sát hoặc trạng thái quan sát thay đổi và giá trị liên quan về tính bảo mật quan sát và/hoặc quan sát trước khi dừng nên giữ lại

các giá trị của tính bảo mật quan sát và/hoặc quan sát trước khi dừng cần được cập nhật

Giá trị về thuộc tính trạng thái quan sát (OBS_STATUS) được đưa ra với việc trao đổi mỗi quan sát đơn, thậm chí nếu giá trị của nó không đổi.

Các đoạn SDMX-EDI

Một đoạn là bắt buộc nếu nó được sử dụng trong thông điệp.

Một đoạn là điều kiện nếu có lựa chọn không sử dụng nó. Ví dụ, đối với thông điệp bao gồm dữ liệu số (DSI và ARR), có lựa chọn bao gồm hoặc không bao gồm các đoạn mang các thuộc tính (đoạn FNS và các đoạn khác của cùng một nhóm).

 

Các đoạn EDIFACT

Đôi khi, điều này phụ thuộc vào việc liệu đoạn hoặc nhóm trước đó có mặt hay không. Tuy nhiên, có một vài đoạn phải có mặt trong thông điệp (ví dụ: UNB, BGM).

17. Phụ lục: Bản đồ ISO 8859-1 (UNOC) Tập ký tự (Latinh 1 hoặc “Western”)

Tập dữ liệu chuẩn (mã ký tự thập phân từ 32-126):

 

!

#

$

%

&

(

)

*

+

,

.

/

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

:

;

<>

=

?

@

A

B

C

D

E

F

G

H

I

J

K

L

M

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

W

X

Y

Z

[

]

^

_

a

b

c

d

e

f

g

h

i

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

t

u

v

w

x

y

z

{

|

}

~

 

Tập ký tự mở rộng (các mã ký tự thập phân từ 160-255):

Các vị trí mã từ 128 – 159 được dự trữ để sử dụng cho các mục đích điều khiển (chúng không được sử dụng trong thông điệp).

18. Phụ lục: Các danh sách mã EDIFACT sử dụng trong SDMX-EDI

Bảng dưới đây chứa các giá trị danh sách mã EDIFACT được sử dụng trong các đoạn SDMX-EDI.

Chú ý rằng các danh sách mã được đưa ra ở đây chưa phải là danh sách đầy đủ, chúng chỉ liệt kê các giá trị sử dụng trong SDMX-EDI. Toàn bộ được phân loại bởi đoạn và sắp xếp theo bảng chữ

Đoạn ATT

9017 -Từ hạn định thuộc tính (miền)

 

3 thành phần cấu trúc mảng

Đoạn ATT

Từ hạn định thuộc tính (kiểu)

 

5 trình bày

 

35 trạng thái sử dụng

 

32 kiểu kết nối đối tượng (mức đính kèm)

Đoạn ATT

Mã mức đính kèm

 

1 tập dữ liệu

 

4 chuỗi thời gian

 

5 quan sát

 

9 nhóm quan hệ

Đoạn ATT

Từ hạn định danh sách mã

 

ALV mức đính kèm

 

USS trạng thái sử dụng

Đoạn ATT

Trạng thái thuộc tính

 

1 điều kiện

 

2 bắt buộc

Đoạn BGM

Chức năng thông điệp

 

73 các định nghĩa thống kê

 

74 dữ liệu thống kê

 

DSL danh sách các tập dữ liệu

Đoạn COM

3155 – Từ hạn định kênh truyền thông

 

EM thư điện tử

 

TE điện thoại

 

FX fax

 

XF X.400

Đoạn CTA

3139 – Chức năng liên lạc, được mã hóa

 

CP Người chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu máy tính

 

CF Đứng đầu đơn vị cung cấp thông tin

 

CC Người chịu trách nhiệm cung cấp thông tin

 

CG Đứng đầu đơn vị phổ biến thông tin

Đoạn DTM

2005 – Từ hạn định ngày tháng/thời gian/chu kỳ

 

242 ngày tháng

 

Z02 khoảng thời gian báo cáo

Đoạn DTM

2379 – từ hạn định định dạng ngày tháng/thời gian/chu kỳ

 

101 YYMMDD

 

102 CCYYMMDD

 

201 YYMMDDHHMM

 

203 CCYYMMDDHHMM

 

602 CCYY

 

604 CCYYS

 

608 CCYYQ

 

610 CCYYMM

 

616 CCYYWW

 

702 CCYY-CCYY

 

704 CCYYS-CCYYS

 

708 CCYYQ-CCYYQ

 

710 CCYYMM-CCYYMM

 

711 CCYYMMDD-CCYYMMDD

 

716 CCYYWW-CCYYWW

Đoạn FTX

4451 – Từ hạn định chủ đề văn bản

 

ACM mô tả thống kê

Đoạn IDE

Từ hạn định định danh

 

1 danh sách giá trị

 

4 giá trị mã

 

5 cấu trúc tập giá trị

 

10 ngữ cnh văn bản

 

Z10 thuộc tính được mã hóa

 

Z11 thuộc tính không mã hóa

Đoạn NAD

Bên tham gia

 

MS Bên gửi thông điệp

 

MR Bên nhận thông điệp

 

Z02 Cơ quan duy trì các mã

Đoạn REL

9141 – Từ hạn định mối liên hệ

 

Z01 Mối liên hệ với mảng thống kê

Đoạn SCD

7497 – Từ hạn định chức năng thành phần

 

1 miền dữ liệu thời gian của mảng

 

3 ô mảng

 

4 miền dữ liệu mảng (khác miền dữ liệu thời gian)

 

13 miền dữ liệu là “tần suất”

 

Z09 thuộc tính

Đoạn STS

9011 – Trạng thái, được mã hóa

 

6 xóa

 

7 bổ sung và thay thế

Đoạn VLI

 

 

3 Danh sách được mã hóa

 

MỤC LỤC

Li nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Sự phù hợp

3. Tài liệu viện dẫn

4. Tài liệu cơ bản

5. Cấu trúc của tiêu chuẩn

6. Thông điệp trao đổi siêu dữ liệu và dữ liệu thống kê SDMX-EDI

6.1. Các tiêu chuẩn UN/EDIFACT và GESMES chung

7 Chức năng của SDMX-EDI và các hoạt động trao đổi dữ liệu

7.1 Chức năng SDMX-EDI

7.2. Báo cáo và phổ biến

8. Cấu trúc của SDMX-EDI

8.1 Sơ đồ nhánh SDMX-EDI

8.2. Các phần đoạn, chức năng và việc thực hiện theo từng bước

8.2.1. Mục đích và cấu trúc đoạn của thông điệp cập nhật dữ liệu

8.2.2. Mục đích và cấu trúc đoạn của thông điệp cập nhật thuộc tính và dữ liệu

8.2.3. Thông điệp xóa thuộc tính và dữ liệu

8.2.4. Mục đích và cấu trúc đoạn của thông điệp trao đổi định nghĩa cấu trúc

8.2.5. Danh sách mã

8.2.6. Định nghĩa khái niệm thống kê

8.2.7. Định nghĩa tập khóa

9. Hướng dẫn tham chiếu từng đoạn

9.1.Tổ chức hướng dẫn

9.2. Quản trị trao đổi

9.2.1. Phạm vi

9.2.2. Đoạn GESMES được sử dụng

9.2.3. Chức năng và hướng dẫn sử dụng

9.2.4. Cấu trúc đoạn quản trị trao đổi

9.3. Quản trị thông điệp

9.3.1. Phạm vi

9.3.2. Các đoạn GESMES được sử dụng

9.3.3. Các chức năng và hướng dẫn sử dụng

9.3.4. Cấu trúc đoạn quản trị thông điệp

9.4. Danh sách mã

9.4.1. Phạm vi áp dụng

9.4.2. Các đoạn GESMES được sử dụng

9.4.3. Các chức năng và hướng dẫn sử dụng

9.4.4. Cấu trúc đoạn của danh sách mã

9.5. Định nghĩa khái niệm thống kê

9.5.1. Phạm vi

9.5.2. Các đoạn GESMES chung

9.5.3. Chức năng và hướng dẫn sử dụng

9.5.4. Cấu trúc đoạn của định nghĩa khái niệm thống kê

9.6. Định nghĩa tập khóa

9.6.1. Phạm vi

9.6.2. Các đoạn GESMES được sử dụng

9.6.3. Chức năng và hướng dẫn sử dụng

9.6.4. Cấu trúc đoạn của định nghĩa tập khóa

9.7. Quản trị tập dữ liệu

9.7.1. Phạm vi

9.7.2. Các đoạn GESMES được sử dụng

9.7.3. Hướng dẫn sử dụng các đoạn

9.7.4. Cấu trúc đoạn của quản trị tập dữ liệu

9.8. Dữ liệu và cấu trúc mảng

9.8.1. Phạm vi

9.8.2. Cách sử dụng đoạn GESMES

9.8.3. Chức năng và hướng dẫn sử dụng

9.8.4. Cấu trúc đoạn của dữ liệu và cấu trúc mảng

9.9. Thuộc tính

9.9.1. Phạm vi

9.9.2. Sử dụng đoạn GESMES

9.9.3. Cấu trúc đoạn của thuộc tính

9.10. Kết thúc phần quản trị thông điệp

9.11. Kết thúc phần quản trị trao đổi

10. Các thông điệp xóa

10.1. Các quy tắc và kỹ thuật xóa

10.1.1. Xóa các quan sát, chuỗi thời gian, nhóm quan hệ và tập dữ liệu

10.1.2. Xóa các thuộc tính

10.2. Chú thích về các hành động xóa

11. Tin báo nhận thông điệp

12. Các quy tắc và xem xét văn bản trong các thuộc tính không mã hóa

12.1. Tập ký tự

12.2. Các ký tự đặc biệt

12.3. Các giá trị thuộc tính không mã hóa: độ dài lớn nhất của văn bản

13. Các thông điệp mẫu

13.1. Thông điệp cập nhật dữ liệu

13.2. Thông điệp cập nhật thuộc tính và dữ liệu

13.3. Thông điệp định nghĩa tập khóa

13.4. Thông điệp phổ biến danh sách các khái niệm

13.5. Thông điệp phổ biến danh sách mã

14. Phụ lục: Cú pháp UN/EDIFACT

14.1. Giới thiệu

14.2. Cấu trúc thông điệp và trao đổi EDIFACT

14.3. Mục đích của các đoạn về phong bì thông điệp và trao đổi

14.4. Biểu diễn sơ đồ nhánh

14.4.1. Biểu diễn sơ đồ

14.5. Thông điệp dịch vụ EDIFACT

14.6. Các quy tắc lược bỏ của EDIFACT

15. Phụ lục: Danh sách mã về trạng thái quan sát và tính bảo mật quan sát

16. Phụ lục: Các hỏi đáp về SDMX-EDI 138

17. Phụ lục: Bản đồ ISO 8859-1 (UNOC) Tập ký tự (Latinh 1 hoặc “-”Western”)

18. Phụ lục: Các danh sách mã EDIFACT sử dụng trong SDMX-EDI


1 Cơ sở dữ liệu đầy đủ: toàn bộ ETS (bao gồm dữ liệu, các thuộc tính, các định nghĩa cấu trúc) hoặc tập con của nó.

2 Thực tế, chúng là các thông điệp nhỏ của SDMX-EDI; mỗi thông điệp phản ánh một lựa chọn của các đoạn SDMX-EDI thích hợp để đáp ứng các hoạt động mong muốn và hỗ trợ các chức năng tương ứng. Trong bản này không xét đến việc trao đổi các danh sách tập dữ liệu.

3 Trong bảng này, việc trao đổi danh sách các tập dữ liệu không được đề cập đến.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *